Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

MIEG DAN HA SOT VA NGUY CO GAY KICH UNG CHO BE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.31 KB, 1 trang )

Miếng dán hạ sốt và nguy cơ gây kích ứng cho bé
Gửi lúc 09:53 - Wed, 27/05/2009
Miếng dán hạ sốt là một sản phẩm rất được các bậc phụ huynh ưa chuộng. Tuy nhiên, theo DS Nguyễn Thị
Bích Nga, BV Nhi đồng 1 TP HCM thì không phải lúc nào miếng dán hạ sốt cũng an toàn cho bé.
Các bậc phụ huynh thường cho rằng, miếng dán hạ sốt rất an toàn và không gây dị ứng thuốc cho các em bé.
Tuy nhiên, điều đó chưa thực sự chính xác. Một số bé vẫn có thể bị dị ứng do các thành phần có trong miếng
dán như bạc hà (có tính kích ứng mạnh, đôi khi có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở bé sơ sinh).
Miếng dán hạ sốt không có chứa paracetamol và chỉ dùng dán ngoài da nên khả năng hạ sốt là rất hạn chế.
Ngoài ra, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh được miếng
dán hạ sốt có thể thay được thuốc trong điều trị sốt ở các bé.
Nếu trẻ bị sốt bình thường, nhiệt độ không quá cao, chỉ cần dùng khăn để lau mát.
Cách lau mát hạ sốt:
- Nhúng khăn vào nước ấm (thấp hơn nhiệt độ cơ thể của bé 2ºC, đảm bảo nước luôn luôn ấm trong suốt
quá trình lau mát.
- Vắt khăn hơi ráo.
- Đặt 2 khăn ở 2 hõm nách, 2 khăn ở 2 bên bẹn, 1 khăn lau khắp cơ thể bé.
- Dùng khăn ướt lau liên tục vào các vị trí có nhiều mạch máu như đã kể ở trên.
- Sau 2-3 phút, thay khăn 1 lần và đo nhiệt độ cơ thể bé (ở nách), khoảng 15-30 phút một lần.
- Ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5ºC.
Trong trường hợp bé đang sốt từ 38ºC trở lên nên được hạ sốt bằng thuốc. Thuốc hạ sốt thường được sử
dụng là paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng/lần, uống mỗi 6 giờ cho đến khi hết sốt. Không nên sử
dụng aspirin để hạ sốt ở trẻ em.
Theo:
Mẹ và bé

×