Tiết 15 - Bài 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA
CƯ DÂN VĂN LANG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu:
Thời Văn Lang, người dân VN đã xây dựng được cho mình 1 cuộc
sống vật chất & tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai
2. Tư tưởng, tình cảm Gd về lòng yêu nước & ý thức về văn hóa dân
tộc
3. Kỹ năng Liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh, nhận xét
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh
III. Hoạt động dạy & học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới: Tiết học này tìm hiểu về đời sống vật chất &
tinh thần của cư dân Văn Lang để hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc.
3. Thực hiện bài học
* Nêu điều kiện thuận lợi cho cư dân Văn Lang
định cư và tiến hành đời sống của mình (khu vực
nhiệt đới gió mùa, nắng lắm nhiều mưa, đất đai,
màu mỡ..)
- H: Nghề nông trồng lúa ở nước ta ra đời ở
đâu? (đồng bằng, ven những con sông lớn...)
- H: Hãy nhìn vào công cụ lao động ở H33 bài
11, cư dân Văn Lang xới đất để gieo đất bằng
công cụ gì? (lưỡi cày đồng)
* GV: Là bước tiến dài trong lao động: từ dùng
cuốc --> cày
- H: Trong nông nghiệp cư dân Văn Lang biết
làm những nghề gì? (trồng trọt, chăn nuôi)
- H: Họ trồng những cây gì? Chăn nuôi gì?
1. Nông nghiệp & các
nghề thủ công
- Nông nghiệp:
+ Thóc lúa trở thành
lương thực chính, biết
trồng thêm khoai, đậu, cà,
bầu, bí, rau...
+ Chăn nuôi: gia súc,
gia cầm
- H: Cư dân Văn Lang biết làm những nghề thủ
công nào?
- H: Qua các H36, 37, 38 em nhận thấy nghề
- Nghề thủ công: biết
làm đồ gốm, dệt lụa, xây
nhà, đóng thuyền, làm đồ
trang sức, giỏi về luyện
nào được phát triển nhất thời bấy giờ?
- H: Người dân Văn Lang đã làm được những
loại đồ đồng nào? Trong số đó, loại nào thể hiện
rõ nhất tài năng của người thợ đúc?
kim (đúc vũ khí, lưỡi
cày,...trống đồng) bắt đầu
biết rèn sắt
- H: Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên
đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì?
(phát triển khắp đất nước...chứng tỏ sự giao lưu
kinh tế-văn hóa giữa nước ta với các nước khác
--> đã có sự trao đổi)
* GV giải thích
- H: Vật chất là gì? (ăn, ở, mặc, đi lại của con
người trong cuộc sống hàng ngày)
* HS đọc M2
2. Đời sống vật chất của
cư dân Văn Lang ra sao?
- H: Người dân Văn Lang ăn, ở ntn?
- H: Thức ăn chính của người Việc cổ và chúng
ta hiện nay là gì? (thóc lúa, các loại hoa màu...)
- H: Có điểm gì khác không? (ngày nay chế biến
phong phú, ăn ngon hơn, bổ dưỡng hơn...)
- Về ăn: Bữa ăn hàng ngày
là cơm-rau-cá-thịt. Ngày lễ
hội thì giết trâu bò, lợn, gà
để cúng tế & ăn chung.
Biết dùng mâm, bát, môi...
+ Biết làm bánh chưng,
bánh dầy
+ Biết ăn trầu, nhuộm
răng
- H: Em hãy giải thích vì sao cư dân Văn Lang
ở nhà sàn? Đi lại bằng thuyền? (nơi ở còn lầy
lội, cây cối um tùm, tránh thú dữ, rắn rết...)
- Về ở: nhà sàn bằng gỗ,
tre, nứa, lá
- Về đi lại: chủ yếu=
thuyền
- H: Người dân Văn Lang mặc ntn? (áo chui đầu
đơn giản, không mất công may vá. Không đẹp &
nhiều kiểu như ngày nay)
- H: Qua tìm hiểu về cách ăn ở mặc đi lại của
- Về mặc: đàn ông đóng
khố, đàn bà mặc váy các
kiểu, đi chân đất, thích
đeo trang sức.
người Văn Lang em có nhận xét gì? (cuộc sống
gắn bó với nông nghiệp, giản dị...)
* GV giải thích: tinh thần = ý nghĩ, tình
cảm...hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của
con người.
* HS đọc M3
- H: Xã hội Văn Lang chia thành mấy tầng lớp?
Địa vị của mỗi tầng lớp trong xã hội?
+ Vua, quan: quý tộc có quyền, giàu có
+ Dân tự do: lực lượng chủ yếu nuôi sống xã
hội
+ Nô tỳ: hầu hạ quý tộc
3. Đời sống tinh thần của
cư dân Văn Lang có gì
mới
- H: Ngoài những này lao động mệt nhọc, cư
dân Văn Lang có sinh hoạt gì chung?
- H: Nhìn vào H38 SGK em thấy gì?
* GV sơ kết: người dân Văn Lang có khiếu thẩm
mỹ khá cao
- Cư dân Văn Lang
thường tổ chức lễ hội,
thích ca hát, nhảy múa
với nhạc cụ: trống đồng,
chiêng, khèn. Đua
thuyền, giã gạo.
- H: Người dân Văn Lang có những tục lệ gì, thờ
các vị thần nào? Người chết được chôn trong
thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây.
- Về tín ngường: thờ lực
lượng tự nhiên như núi,
sông... Chôn người chết
xó kèm theo công cụ, đồ
trang sức.
4. Củng cố bài
- H: Điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của
cư dân Văn Lang?
- H: Mô tả trống đồng thời kỳ Văn Lang?
- H: Những yếu tố nào tạo nên tính chất cộng đồng của cư dân Văn
Lang?
5. Dặn dò: Học bài, nghiên cứu bài 14.