Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài viết về tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.34 KB, 5 trang )

Đảng bộ : huyện Gò Quao ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chi bộ : trường THPT Định An
Cơ quan : trường THPT Định An Gò Quao, ngày 15 tháng 06 năm 2008
BÀI THU HOẠCH
Tự liên hệ và phương hướng phấn đấu, rèn luyện
của đảng viên, công chức thực hiện cuộc vận động “ học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” năm 2008
--------------------
Họ và tên : Nguyễn Đăng Ánh
Sinh hoạt tại chi bộ : trường THPT Định An
Đảng bộ : huyện Gò Quao
Cơ quan : trường THPT Định An
Qua học tập, nghiên cứu chuyên đề “ tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham
ô, lãng phí, quan liêu ” và tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân tôi thu hoạch được
những vấn đề sau:
Về nhận thức :
Chuyên đề về “ tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan
liêu”
Những nội dung cơ bản về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham ô “là trộm cướp, là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội”.
Đối với cán bộ, tham ô là “ăn cắp của công làm của tư”; “đục khoét của nhân dân”; “ăn bớt của bộ đội”; “tiêu ít mà
khai nhiều, lợi dụng của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình...”.
Đối với nhân dân, tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế.
Những nguyên nhân dẫn đến tham ô là:
Thiếu lương tâm. “Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ,
có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”.
Là thiếu tinh thần trách nhiệm. Đứng núi này trông núi nọ, làm việc chậm chạp, không hoàn thành nhiệm vụ là “ăn
cắp (thời) giờ của Chính phủ, của nhân dân”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh lãng phí được biểu hiện cụ thể qua 3 nội dung sau:
Một là lãng phí sức lao động: Khi công việc ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người. Hoặc do tính toán
không sát, điều động hàng trăm người đến công trường, nhưng chưa có việc làm hay người nhiều việc ít. Bố trí nhân


sự không đúng, “người quản lý quá nhiều, người trực tiếp sản xuất lại ít”...
Hai là lãng phí thì giờ: Công việc có thể làm trong một ngày, một buổi cũng kéo dài đến mấy ngày.
Ba là lãng phí tiền của của Nhà nước, cơ quan và bản thân mình. Cụ thể là:
“Ăn tiêu xa xỉ, liên hoan, sắm sửa lu bù, xài tiền như nước”, sử dụng vật liệu một cách phí phạm.
Trong hoạt động của mình làm cản trở sản xuất. Ví dụ, như Ngân hàng sử dụng tiền bạc không khéo, để tiền ứ
đọng, không góp ích cho sản xuất; cơ quan kinh tế làm kế hoạch không thiết thực, không sát với hoàn cảnh, để Chính
phủ lỗ vốn.
Lãng phí là tiêu xài không hợp lý. Bộ đội không biết quý trọng, giữ gìn quân trang, quân dụng. Nhân dân bỏ
hoang ruộng đất, đốt vàng mã, bán trâu, cầm ruộng để làm đám cưới, đám ma.
Lãng phí là mắc phải bệnh “Phô trương hình thức”, gây tốn kém không cần thiết.
Lãng phí có khi còn tai hại nhiều hơn tham ô, vì “lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả rất tai hại cho
nhân dân, cho Chính phủ”.
Quan liêu là “xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng”. Bệnh quan liêu là nguy
cơ của Đảng cầm quyền, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác nhau.
Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, Bác Hồ chỉ rõ, bệnh quan liêu thể hiện qua 3 mối quan hệ sau:
Một là, đối với người: “Chỉ biết dùng mệnh lệnh, không biết giải thích, tuyên truyền, không sát công việc thực
tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng”. Không xây dựng, phát động được lòng tự giác, tự
nguyện trong nhân dân
Hai là, đối với công việc: Chỉ trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. “Chỉ
biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn”.
Ba là, đối với mình: Là chậm chạp, làm cho qua chuyện. Chỉ biết lo cho mình, không quan tâm đến nhân dân,
đến đồng chí.
Nói một đường, làm một nẻo. Tham ô, hủ hóa.
Trước mặt dân chúng thì lên mặt “quan cách mạng”. Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì theo lối “quan”
chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, còn thực tế thì “chỉ biết ăn sang, mặc diện; chẳng những không lo phụng
sự nhân dân, mà còn muốn nhân dân phụng sự mình”.
Là làm trái với lợi ích của quần chúng, trái với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ.
Hậu quả của bệnh quan liêu:
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Bệnh quan liêu mệnh lệnh chỉ đưa đến một kết quả là hỏng việc”.

Gây tác hại lớn đến tổ chức: “thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà
không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng
phí”.
Nguyên nhân của bệnh quan liêu là: do “xa nhân dân; khinh nhân dân; sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân; không
hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân”.
Tác hại của tham ô, lãng phí, quan liêu :
Trước hết phải khẳng định: Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của quân đội và của Chính phủ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là “kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng, mà nó nằm trong
các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”.
Tham ô, lãng phí, quan liêu là “bạn đồng minh của thực dân và phong kiến. Vì nó làm chậm trễ công cuộc kháng
chiến và kiến quốc của ta. Nó làm hỏng tinh thần đấu tranh và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách
mạng của ta”.
Tham ô, lãng phí, quan liêu là tội ác:
Bác viết: “Chiến sỹ thì hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi nước mắt để đóng góp. Mà những kẻ
tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và nhân dân”.
Tham ô, lãng phí quan liêu là một tội lỗi nặng. Người nói, “tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật
thám”.
Tham ô, lãng phí, quan liêu làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống
nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, bệnh quan liêu ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí, nuôi dưỡng
cho tham ô, lãng phí nảy nở. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu.
Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu:
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng.
Tham ô, lãng phí, quan liêu là nọc độc xấu xa của chế độ cũ. Muốn xây dựng một xã hội mới phải tẩy cho sạch
hết những thói xấu của xã hội cũ.
Bác viết: có những người trong lúc tranh đấu thì trung thành, hăng hái, không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ,
không sợ quân địch, nghĩa là có công với cách mạng. Song đến khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu
ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng. “Chúng ta
phải cứu vãn họ, giúp họ khôi phục đạo đức cách mạng”; “giáo dục họ, đưa họ vào con đường cách mạng”.
Cách mạng là để xây dựng xã hội mới. Đó là một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính.

Cho nên phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ, phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ.
Tất cả mọi người, từ bộ đội đến đồng bào ủng hộ Chính phủ, Đoàn thể để kháng chiến kiến quốc là một hình
thức dân chủ tập trung. Không ai có thể lợi dụng quyền lực, vị trí công tác để tham ô, lãng phí của công, quan liêu,
hách dịch với người khác.
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là để xây dựng tổ chức, đoàn thể vững mạnh. Cán bộ được giao quyền điều
khiển bộ đội, chăm nom chiến sĩ... Đồng thời chiến sĩ và đồng bào có quyền đòi hỏi cán bộ phải làm tròn nhiệm vụ, có
quyền chỉ trích những cán bộ nào không làm tròn nhiệm vụ đó.
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu phải dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. “Cho
nên phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu, ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công”.
Phải thực hành dân chủ để động viên được quần chúng tham gia và nhiệm vụ của quần chúng là phải hăng hái
tham gia phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu. “Tham ô, lãng phí, quan liêu là giặc ở trong lòng. Nếu chiến sỹ
và nhân dân ra sức chống ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”. Quần
chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng.
Chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta hoàn thành đầy đủ kế hoạch.
Thắng lợi trong cuộc chiến chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta đoàn kết hơn nữa, nâng cao
năng suất hơn nữa.
Giúp cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi
đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, để nâng cao đời sống của nhân dân.
Giúp cán bộ cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật thà phụng sự bộ đội và
nhân dân.
Giúp chính quyền ta thành một chính quyền trong sạch, vững mạnh xứng đáng với lòng tin tưởng và sự hy sinh
của chiến sĩ và đồng bào.
Tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc ”:
Vào cuối năm 1947, đầu năm 1948 là lúc cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp diễn ra được một
năm. Nhân dân ta ở thành thị đã thực hiện tản cư, tiêu thổ để kháng chiến. Cả thành thị và nông thôn đã tự phá hoại
cầu đường để ngăn bước quân thù. Quân dân Thủ đô đã chiến đấu oanh liệt. Quân viễn chinh Pháp đã thất bại ở Bắc
Cạn, ở sông Lô. Chiến thắng Thu Đông 1947 của ta ở Việt Bắc đang vang dội, cổ vũ tinh thần kháng chiến của quân
dân cả nước... Chừng ấy thời gian cùng những sự kiện đã xảy ra cũng đủ để nhân dân ta nhận thức rằng, cuộc kháng
chiến phải tiến hành trường kỳ, gian khổ, toàn dân, toàn diện, nhưng nhất định thắng lợi. Chừng ấy thời gian cũng đủ

thể hiện tinh thần yêu nước, căm thù giặc, quyết tâm kháng chiến và tin tưởng ở thắng lợi của nhân dân ta. Tuy chưa
trở lại công khai, nhưng hằng ngày, hằng giờ, Đảng ta - đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, vẫn tổ chức và lãnh đạo
cuộc kháng chiến trường kỳ. Khác với thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám 1945, lúc này Đảng và nhân dân ta đã có
chính quyền, chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Hành chính các cấp sang Ủy ban Kháng chiến hành chính.
Thông qua đó, Đảng ta phải tổ chức và lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn gian khổ để trường
kỳ kháng chiến nhưng nhất định thắng lợi. Đó cũng là đường lối chính trị, là chiến lược cách mạng của Đảng ta lúc
bấy giờ. Thời điểm này đặt ra cuộc rèn luyện mới, thử thách mới đối với mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng. Đáp số là ở
ngay chất lượng, trình độ của Đảng, mà Đảng không phải là cái gì trừu tượng; trái lại, phải biểu hiện, được biểu hiện ở
mỗi đảng viên, mọi đảng viên. Thời cuộc đang bức xúc, đặt ra yêu cầu mỗi đảng viên phải biết nêu cao đạo đức cách
mạng, biết hy sinh gian khổ, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết; ra sức học hỏi quần chúng,
khêu gợi và tổng kết những sáng kiến của quần chúng, tổ chức quần chúng trong những phong trào thiết thực để đủ
sức tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện. Thời cuộc đang đặt ra gay gắt đối với cán bộ là, quyết
định tổ chức nhân dân thành một lực lượng hùng hậu. Trong vai trò tổ chức nhân dân, hơn lúc nào hết, Đảng phải liên
hệ chặt chẽ với quần chúng, sống trong phong trào quần chúng. Chính cuộc kháng chiến đặt ra yêu cầu thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, xa rời dân, đòi hỏi gay gắt mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước phải thiết thực, có lợi cho nhân dân, cho kháng chiến. Chính cuộc sống kháng chiến gian khổ nhất của
những năm 1948, 1949 đang đòi hỏi gay gắt chống thói ba hoa, lý luận suông, những lời hô hào rỗng tuếch. Cuộc đấu
tranh cách mạng, vai trò xung phong, gương mẫu của đảng viên đòi hỏi đảng viên phải chống các chứng bệnh của chủ
nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các
thứ bệnh nguy hiểm" như bệnh chủ quan, kiêu ngạo, bệnh tham lam, bệnh lười biếng, óc hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc
hẹp hòi, kéo bè kéo cánh, óc địa phương, óc lãnh tụ, bệnh cận thị, không trông xa thấy rộng... Cán bộ, đảng viên phải
biết phê bình, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó". Đấy
là bối cảnh mà dưới bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", như là đặt ra một
cuộc vận động lớn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho "Sửa đổi lối làm việc" có ý nghĩa cách mạng sâu sắc, giúp
xây dựng nhân sinh quan mới, phục vụ đắc lực cho cuộc đấu tranh dân tộc và tiến bộ xã hội.
Nội dung tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” gồm sáu phần: Phê bình và sửa chữa; mấy vấn đề kinh nghiệm; tư cách và
đạo đức cách mạng; vấn đề cán bộ; cách lãnh đạo; chống thói ba hoa. Cách viết đơn giản, lập luận chặt chẽ, ý tứ sâu
sắc, bất cứ tầng lớp xã hội nào cũng hiểu được và cũng đều lấy đó làm căn cứ để rèn luyện và tác phẩm đó đã trở thành
sách gối đầu giường của cán bộ, đảng viên. Nội dung cốt lõi của tác phẩm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cho

chế độ xã hội mới chưa từng có trong lịch sử. Tác phẩm đã thể hiện điều đó ở 3 vấn đề cơ bản: Các loại khuyết điểm
và phương pháp sửa chữa khuyết điểm.
Cả 6 phần của tác phẩm đều nêu những khuyết điểm của cán bộ đảng viên, tập trung nhất là ở phần I, III và VI,
Người chỉ rõ 3 khuyết điểm lớn: Khuyết điểm về tư tưởng là bệnh chủ quan, khuyết điểm về quan hệ trong Đảng là
bệnh hẹp hòi; khuyết điểm về cách nói và cách viết là bệnh ba hoa. Về bệnh chủ quan, nguyên nhân là hoặc kém lý
luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông. Vì kém lý luận nên thiếu biện chứng trong nhận thức sự vật. Gặp mọi
việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo... nên rơi vào sai lầm chủ quan, kết quả thường thất
bại. Lý luận phải được thực hành, và thực hành phải theo lý luận là một phương châm được Người đúc kết để khắc
phục bệnh chủ quan. Từ đó Người khuyên cán bộ, đảng viên phải học lý luận nghiêm túc để vận dụng vào thực tiễn.
Đồng thời Người cũng đề phòng bệnh giáo điều, dập khuôn. Về bệnh hẹp hòi, Người chỉ rõ sẽ dẫn tới hai hậu quả
nghiêm trọng: trong thì ngăn cản đoàn kết trong Đảng, ngoài thì phá hoại đoàn kết toàn dân. Thế là rơi vào thế cô độc
và thất bại. Trong Đảng bệnh hẹp hòi là chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng
tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hóa v.v...vì bệnh hẹp hòi mà có những lủng củng giữa bộ phận
và toàn cục, đảng viên với Đảng, cán bộ địa phương và cán bộ phái đến, cán bộ mới và cán bộ cũ, cơ quan này với cơ
quan khác, địa phương này với địa phương khác... Phải tẩy sạch những khuyết điểm đó Đảng mới hoàn toàn nhất trí,
hoàn toàn đoàn kết.
Trong quan hệ Đảng với quần chúng, bệnh hẹp hòi là tự tôn tự đại, không muốn học hỏi kinh nghiệm người
khác, không hợp tác với người ngoài Đảng. Không biết dùng nhân tài, không biết xử trí khôn khéo với đồng bào tôn
giáo, dân tộc, trí thức, quan lại cũ. Điều đó dẫn tới tình trạng không đoàn kết được nhân dân. Nếu không có nhân dân
giúp sức thì Đảng không làm được việc gì hết. Phải khắc phục bệnh hẹp hòi thì mới thực hiện được chính sách đại
đoàn kết toàn dân tộc. Về bệnh ba hoa, Người giải thích nguồn gốc là do học chữ Hán, chữ Pháp trước đây lâu dài. Từ
đó cách nói và cách viết mắc bệnh hay nói chữ, khó hiểu, nên dân không hiểu, không nắm được đường lối chủ trương
của Đảng. Cần phải nói và viết sao cho quần chúng hiểu, tin tưởng và quyết tâm thực hiện. Ngoài ra, Người còn nhấn
mạnh tới chủ nghĩa cá nhân. Vì chủ nghĩa cá nhân rất độc hại, nó sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm: tham lam, lười
biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, vô kỷ luật, hẹp hòi, cục bộ địa phương, óc lãnh tụ. Người rất cương quyết chống chủ
nghĩa cá nhân. Về sau Người phân tích đầy đủ hơn trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa
cá nhân”. Sau khi nêu rất nhiều thứ bệnh mà cán bộ, đảng viên thường mắc phải, Người kết luận: "Mỗi chứng bệnh là
một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên
trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết
những chứng bệnh đó”. Người đã đề ra bốn phương pháp cơ bản để chữa cho tất cả các thứ bệnh:

Thực hiện tự phê bình và phê bình, phải ráo riết tự phê bình hàng ngày như việc phải rửa mặt; phải lấy lòng
thân ái, thành thật mà ráo riết phê bình đồng chí mình, mục đích là để sửa chữa chứ không phải công kích.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Phải tập trung để chọn lọc các ý kiến đóng góp, ý kiến xây dựng, loại
bỏ những ý kiến không xây dựng. Phải phát huy dân chủ thì cấp dưới và nhân dân mới tích cực đóng góp ý kiến.
Không dựa vào dân thì không khắc phục được khuyết điểm. Phải tăng cường học tập và có quyết tâm khắc phục
khuyết điểm. Phải đề cao “những kiểu mẫu tốt”.
Phải luôn luôn thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát đối với cán bộ.
Ý nghĩa và giá trị của tác phẩm
Thoạt nhìn bề ngoài và nếu mới đọc chứ chưa nghiên cứu sâu thì tưởng như tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc"
của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nói về tác phong, phương pháp công tác của cán bộ, của cơ quan. Nhưng thật ra, nếu
đào sâu nghiên cứu, nhất là đối chiếu với thực tiễn các thời kỳ cách mạng của nước ta, có thể nhận thấy nội dung của
tác phẩm vượt xa tên gọi của nó.
Nghiên cứu kỹ tác phẩm, có thể thấy rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, nhưng vẫn tập trung vào một chủ đề
sâu rộng, chẳng những quan trọng đối với 60 năm về trước mà vẫn vô cùng quan trọng đối với thời điểm hiện nay. Đó
là, xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Trước khi nói đến chủ đề đó, thiết nghĩ, nên đề cập đến một số vấn đề quan trọng mà
Bác Hồ đã nói đến trong tác phẩm này:
Về tầm quan trọng của lý luận và tổ chức thực tiễn; về nâng cao hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn; về mối
quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, Bác Hồ viết: "Có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt
sáng một mắt mờ", và "Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế... Dù xem được hàng vạn quyển lý luận nếu
không biết đem ra thực hành thì khác nào một cái hòm đựng sách". Người cán bộ phải ra sức học tập lý luận, đồng thời
luôn luôn biết tổng kết kinh nghiệm trong công tác. Phê bình và tổng kết kinh nghiệm công tác là quy luật tiến bộ trong
sự nghiệp cách mạng.
Về tầm quan trọng quyết định của cán bộ và công tác cán bộ, Bác Hồ viết: "Muôn việc thành công hoặc thất
bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Riêng với người cán bộ lãnh đạo, Bác chỉ rõ: "Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: khi
thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết kiên quyết, gan góc không sợ
khó khăn", và "Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo".
Về vai trò và nội dung của đạo đức cách mạng trong người cán bộ, trong sự nghiệp vận động nhân dân làm
cách mạng, trong sự nghiệp tổ chức và lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có
đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Bác Hồ đã đặt vấn đề đạo đức cách mạng liên quan

đến thắng lợi hay thất bại của cách mạng. Chúng ta có thể nhận biết những đặc trưng của đạo đức Hồ Chí Minh và
cũng chính là đặc trưng của đạo đức cách mạng mang đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc Việt Nam, đó là "nhân,
nghĩa, trí, dũng, liêm", là "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư", đương nhiên được biểu hiện và phát huy tác dụng
trong điều kiện mới. Điều kiện mới ở đây là thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là thời đại Hồ Chí
Minh.
Về phong cách, phương pháp lãnh đạo của cán bộ, đảng viên, của các tổ chức đảng, nhìn rộng ra là cách lãnh
đạo, mà trong ngôn từ hiện đại thường nói là phương thức lãnh đạo của Đảng - một vấn đề to lớn và hệ trọng được Hội
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) quan tâm và ra nghị quyết.
Về phương pháp tuyên truyền vận động quần chúng, trước hết là nói, viết sao cho có hiệu quả, Bác Hồ đã dành
cả một phần đáng kể của tác phẩm cho cán bộ đảng nói chung và cán bộ tuyên huấn nói riêng.
Như vậy, rõ ràng là những vấn đề, những khía cạnh nêu trên của tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" đều nhất
quán theo một chủ đề sâu sắc là "xây dựng, chỉnh đốn Đảng". Cụm từ "chỉnh đốn Đảng" được Bác Hồ dùng nhiều lần
trong tác phẩm của Người.
Đặt vào bối cảnh lúc viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" (tháng 10-1947 và in ấn, phát hành lần đầu vào đầu
năm 1948) mới thấy ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm, tính thời sự và cả tính cơ bản của nó. Chỉ riêng việc tái bản hàng
chục lần ở nước ta cũng đủ nói lên tính vừa cơ bản, vừa luôn luôn thời sự . Ngày nay, sau hơn 60 năm, chúng ta lại bàn
luận, nghiền ngẫm về tác phẩm, càng chứng tỏ nhận thức của chúng ta về giá trị lâu dài của tác phẩm, về tính thời sự
và cơ bản của nó. Chính nhờ tính cơ bản mà nó luôn luôn mang tính thời sự; ngược lại, nhờ tính thời sự nóng hổi hôm
nay mà chứng tỏ nó rất cơ bản.
Có thể nói “Sửa đổi lối làm việc" liệt kê không sót loại bệnh nào mà cán bộ, đảng viên có thể mắc phải. Nên có
thể coi tác phẩm này như một cẩm nang về khắc phục sai lầm và khuyết điểm. Tác giả như một thầy thuốc lão luyện
vừa bắt đúng bệnh vừa chỉ rõ nguyên nhân và tác hại vừa cho cách chữa hiệu nghiệm. Đây là "bảo bối gia truyền"
trong suốt quá trình xây dựng chế độ mới.
Trong cuộc vận động lớn "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", chúng ta cần làm sống lại
và vận dụng tốt những quan điểm, tư tưởng, những phương pháp được chỉ dẫn trong "Sửa đổi lối làm việc" của Người
để thúc đẩy có hiệu quả cuộc đấu tranh chống tiêu cực; đồng thời, góp phần tích cực và thiết thực xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, làm cho Đảng ta luôn luôn xứng đáng là Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện.
Căn cứ vào vai trò, nhiệm vụ được phân công, bản thân tự liên hệ có những ưu điểm, khuyết điểm gì về thực
hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và về lối làm việc :
Ưu điểm :

Về ý thức và thực hành tiết kiệm :
Bản thân luôn ý thức cao về thực hành tiết kiệm, chi tiêu hợp lý trong gia đình và luôn tuân theo quy định về
thực hành tiết kiệm trong đơn vị công tác. Luôn tuyên truyền, giáo dục học sinh cũng như các thành viên trong gia
đình phải biết tiết kiệm. Luôn biết tận dụng và sử dụng tối đa thời gian trong công việc.
Về chống tham ô, lãng phí, quan liêu:
Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của quân đội và của Chính phủ. Tham ô, lãng phí, quan
liêu là tội ác. Do đó, bản thân luôn tham gia các ý kiến đóng góp trong việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Về lối làm việc của bản thân :
Bản thân luôn luôn phê bình và tự phê bình, biết lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người để sửa chữa và dần
hoàn thiện mình. Bản thân luôn trao dồi đạo đức để xứng đáng là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Luôn
thực hiện quan điểm “ nói đi đôi với làm ”.
Khuyết điểm, nhược điểm về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và về lối làm việc của
bản thân :
Chưa sử dụng hoàn toàn thời gian một cách triệt để và khoa học để có thể thu hoạch được những kết quả tốt
nhất. Có những lúc đóng góp ý kiến phê bình và tự phê bình còn chưa được mạnh dạn.
Phương hướng phấn đấu về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và về lối làm việc:
Bản thân là giáo viên nên việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn luôn là công việc
thường xuyên, suốt đời. Ngoài việc học tập và rèn luyện cho bản thân thì tôi còn tuyên truyền và giáo dục cho học sinh
những phẩm chất tốt đẹp của Người. Cụ thể là tuyên truyền về việc tiết kiệm trong đám cưới, đám ma, lễ, tết,…Tích
cực tham gia đóng góp ý kiến để cùng với Ban Giám Hiệu nhà trường đưa ra các biện pháp thiết thực để chống căn
bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu. Luôn học tập và làm theo tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp tục
tuyên truyền mọi người học tập và làm theo tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người viết
Nguyễn Đăng Ánh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×