Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ NGUY cơ TRƯỢT lở đất dọc QUỐC lộ 6 ở TỈNH hòa BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.33 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ
-------&------

Nguyễn Văn Long

ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƯỢT LỞ ĐẤT
DỌC QUỐC LỘ 6 Ở TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ
-------&------

Nguyễn Văn Long

ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƯỢT LỞ ĐẤT
DỌC QUỐC LỘ 6 Ở TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH MINH

Hà Nội, 2018




Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, đầy đủ và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc nghiên cứu thực tế tại địa
phương để thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Long

1


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long
LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Đình Minh, Khoa Địa lý,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt
thời gian thực hiện đề tài
Tác giả xin cám ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo tại Khoa
Địa lý, các cán bộ Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc

Gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin cám ơn những người thân trong gia đình và đồng
nghiệp đã khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình thực
hiện đề tài này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Long

2


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
LỜI CÁM ƠN.....................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH............................................................................................6
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................8
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................9
MỞ ĐẦU............................................................................................................10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỢT LỞ ĐẤT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................12
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu....................................................................12

1.1.1 Các khái niệm liên quan.........................................................................12
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trượt lở đất trên thế giới và VN..........................16
1.1.3 Cơ sở ứng dụng GIS trong đánh giá TLĐ..............................................20
1.2 Phương pháp nghiên cứu:............................................................................21


1.2.1 Thu thập và xử lý dữ liệu.......................................................................21
1.2.2 Phương pháp phân tích thứ bậc AHP.....................................................22
1.2.3 Phương pháp tích hợp AHP vào GIS để xây dựng bản đồ nguy cơ trượt
lở đất
......................................................................................................25
1.3 Quy trình thành lập bản đồ nhạy cảm trượt lở đất......................................25

CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT DỌC
QUỐC LỘ 6 Ở TỈNH HÒA BÌNH..................................................................29
2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình.....................................29

2.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................29
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình................................................30
2.1.3 Khu vưc nghiên cứu...............................................................................31
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trượt lở đất dọc quốc lộ 6 ở tỉnh Hòa
Bình........................................................................................................................ 34

2.2.1 Yếu tố độ dốc.........................................................................................34
2.2.2 Yếu tố thạch học....................................................................................37
2.2.3 Yếu tố lượng mưa..................................................................................39
3


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

2.2.4 Yếu tố khoảng cách đến đường giao thông............................................41
2.2.5 Yếu tố các loại đất..................................................................................43

2.2.6 Yếu tố sử dụng đất.................................................................................45
2.2.7 Yếu tố hướng sườn dốc..........................................................................47
2.2.8 Yếu tố khoảng cách tới đứt gãy.............................................................49
2.2.9 Yếu tố khoảng cách tới sông suối..........................................................51
CHƯƠNG 3: NGUY CƠ TRƯỢT LỞ ĐẤT DỌC QUỐC LỘ 6 Ở TỈNH
HÒA BÌNH........................................................................................................53
3.1 Thành lập bản đồ kiểm kê trượt lở đất dọc quốc lộ 6 ở tỉnh Hòa Bình......53
3.2 Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến trượt lở đất...59

3.2.1 Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của độ dốc đối với trượt lở đất. 59
3.2.2 Thành lập bản đồ ảnh hưởng của hướng dốc đến trượt lở đất KVNC...62
3.2.3 Thành lập bản đồ ảnh hưởng của thạch học đến trượt lở đất KVNC.....64
3.2.4 Thành lập bản đồ ảnh hưởng của sử dụng đất đến trượt lở đất KVNC..66
3.2.5 Thành lập bản đồ ảnh hưởng của các loại đất đến trượt lở đất KVNC..69
3.2.6 Thành lập bản đồ ảnh hưởng của lượng mưa đến trượt lở đất KVNC...72
3.2.7 Thành lập bản đồ ảnh hưởng của giao thông đến trượt lở đất KVNC...74
3.2.8 Thành lập bản đồ ảnh hưởng của sông suối đến trượt lở đất KVNC.....76
3.2.9 Thành lập bản đồ ảnh hưởng của đứt gãy đến trượt lở đất KVNC.......78
3.3 Thành lập bản đồ nhạy cảm trượt lở đất dọc quốc lộ 6 tỉnh Hòa Bình......80

3.3.1 Xác định và tính trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến trượt lở đất KVNC..
......................................................................................................80
3.3.2 Bản đồ nhạy cảm trượt lở đất dọc quốc lộ 6 tỉnh Hòa Bình...................83
3.4 Đánh giá nguy cơ trượt lở đất dọc quốc lộ 6 ở khu vực tỉnh Hòa Bình......86
3.5 Các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ trượt lở đất.....................91

3.5.1 Biện pháp kỹ thuật.................................................................................91
3.5.2 Biện pháp quy hoạch..............................................................................92
3.5.3 Biện pháp quản lý..................................................................................92
3.5.4 Biện pháp truyền thông, giáo dục..........................................................93


4


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................96

DANH MỤC HÌN

5


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

Hình 1.1. Hình ảnh các kiểu trượt lở đất minh họa ...........................................14
Hình 2.1. Bản đồ vị trí tỉnh Hòa Bình.................................................................29
Hình 2.2. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu.......................................................30
Hình 2.3 Mô hình DEM khu vực nghiên cứu.....................................................32
Hình 2.4 Bản đồ độ dốc khu vực nghiên cứu.....................................................33
Hình 2.5: Bản đồ thạch học khu vực nghiên cứu................................................35
Hình 2.6 Bản đồ lượng mưa khu vực nghiên cứu...............................................37
Hình 2.7 Bản đồ khoảng cách đến đường giao thông.........................................39
Hình 2.8 Bản đồ phân bố các nhóm đất khu vực nghiên cứu.............................41
Hình 2.9 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu............................43

Hình 2.10. Bản đồ hướng dốc khu vực nghiên cứu............................................45
Hình 2.11. Bản đồ khoảng cách đến đứt gãy trong khu vực nghiên cứu............47
Hình 2.12 Bản đồ khoảng cách đến sông suối khu vực nghiên cứu...................49
Hình 3.1 Quy trình thành lập bản đồ nhạy cảm trượt lở đất ..............................28
Hình 3.2. Trượt lở ngày 12/10/2017 tại xã Phú Cường- Tân Lạc.......................54
Hình 3.3. Điểm trượt lở đất tại xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu.......................54
Hình 3.4. Điểm trượt lở đất tại xã Trung Minh, Thành phố Hòa Bình...............55
Hình 3.5. Điểm trượt lở đất tại thị trấn Mai Châu..............................................55
Hình 3.6. Bản đồ kiểm kê trượt lở đất khu vực nghiên cứu...............................58
Hình 3.7. Bản đồ MĐAH của độ dốc đến trượt lở đất KVNC...........................61
Hình 3.8. Bản đồ MĐAH của hướng dốc đến trượt lở đất KVNC.....................63
Hình 3.9. Bản đồ MĐAH của thạch học đến trượt lở đất KVNC.......................65
Hình 3.10. Biểu đồ diện tích đất KVNC.............................................................66
Hình 3.11. Bản đồ MĐAH của SDĐ đến trượt lở đất KVNC............................68
Hình 3.12 Biều đồ diện tích các loại đất KVNC................................................69
Hình 3.13 Bản đồ ảnh hưởng các loại đất đến trượt lở đất KVNC.....................71
Hình 3.14 Biểu đồ diện tích các lượng mưa (mm) KVNC.................................72
Hình 3.15 Bản đồ MĐAH của lượng mưa đến trượt lở đất KVNC....................73
6


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

Hình 3.16. Bản đồ MĐAH của khoảng cách giao thông đến trượt lở đất KVNC
............................................................................................................................75
Hình 3.17. Bản đồ MĐAH của sông suối đến trượt lở đất KVNC.....................77
Hình 3.18 Bản đồ MĐAH của đứt gãy đến trượt lở đất KVNC.........................79
Hình 3.19 Bản đồ nhạy cảm trượt lở đất dọc quốc lộ 6 khu vực tỉnh Hòa Bình 85

Hình 3.20. Biểu đồ tỉ lệ phần trăm trượt lở đất theo các cấp..............................86
Hình 3.21. Biểu đồ diện tích nguy cơ trượt lở đất theo các cấp.........................86
Hình 3.22. Xây dựng các tường chống xói lở bằng bêtông cốt thép..................92
Hình 3.23. Sử dụng cọc thép gia cố bề mặt taluy...............................................92

7


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

DANH MỤC BẢN

8


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

Bảng 1. Phân loại trượt lở theo Varnes D.J ........................................................13
Bảng 2. Bảng phân loại tầm quan trọng tương đối của Saaty ............................22
Bảng 3. Ma trận so sánh cặp tầm quan trọng giữa các yếu tố tác động .............23
Bảng 4. Các MĐAH của các yếu tố thành phần đến trượt lở đất.......................26
Bảng 5. Bảng thống kê các điểm trượt lở đất.....................................................56
Bảng 6. Đánh giá ảnh hưởng của độ dốc với trượt lở đất...................................60
Bảng 7. Đánh giá ảnh hưởng của hướng sườn dốc với trượt lở đất KVNC.......62
Bảng 8. Đánh giá ảnh hưởng của thạch học với trượt lở đất KVNC..................64
Bảng 9. Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng đất đến trượt lở đất KVNC..............66

Bảng 10. Đánh giá ảnh hưởng của lượng mưa đến trượt lở đất KVNC.............72
Bảng 11. Đánh giá ảnh hưởng của giao thông đến trượt lở đất KVNC..............74
Bảng 12. Đánh giá ảnh hưởng của sông suối đến trượt lở đất KVNC...............76
Bảng 13. Đánh giá ảnh hưởng của đứt gãy đến trượt lở đất KVNC...................78
Bảng 14. Bảng ma trận tương quan giữa các yếu tố gây trượt...........................80
Bảng 15. Ma trận xác định trọng số của các yếu tố............................................82
Bảng 16. Bảng phân cấp nguy cơ trượt lở đất theo chỉ số nhạy cảm trượt lở
(LSI)....................................................................................................................86
Bảng 17. Bảng thống kê sự phân bố nguy cơ trượt lở đất các cấp theo các xã
trong khu vực nghiên cứu...................................................................................87
Bảng 18. Thống kê tỉ lệ nguy cơ trượt lở đất trong các xã.................................90

9


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt/kí hiệu

Cụm từ đầy đủ

AHP

GIS

Analytic Hierarchy Process
Quy trình phân tích thứ bậc

Degital Elevalation Model
Mô hình số độ cao
Geographic Information System

HTTDL

Hệ thống thông tin địa lý

SDĐ

Sử Dụng Đất

LSI
MĐAH

Landslide Susceptibility Index
Chỉ số nhạy cảm trượt lở đất
Mức độ ảnh hưởng

CĐAH

Cấp độ ảnh hưởng

KVNC

Khu vực nghiên cứu

HTĐHB - SL

Hồ thủy điện Hòa Bình – Sơn La


TB-ĐN

Tây Bắc – Đông Nam

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

DEM

10


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long
MỞ ĐẦU

Trượt lở đất là dạng tai biến thiên nhiên phổ biến gây ra những tổn thất vô
cùng to lớn cả về người và tài sản. Trong lịch sử có rất nhiều trận trượt lở đất
lớn đã được ghi nhận. Hàng năm tai biến trượt lở đất xảy ra trên thế giới gây ra
thiệt hại ước tính mỗi năm hàng tỉ đô la. Ở Việt Nam trượt lở đất xảy ra ở nhiều
nơi rất nghiêm trọng, tai biến trượt lở này xảy ra thường xuyên ở các tỉnh miền
núi phía Bắc, trong đó dọc tuyến quốc lộ 6 là khu vực điển hình về khả năng
xảy ra trượt lở. Vào những năm 2007, 2008, 2010, 2012 và 2017 đã xảy ra trượt
lở lớn gây ùn tắc giao thông trong nhiều ngày. Không những thế, các vụ trượt
đất tháng 2/2012 tại Đồng Bảng làm thiệt mạng 2 người và gần đây nhất là
trượt đất vào tháng 10/2017 tại Phú Cường vùi lấp 4 hộ gia đình, gây tử vong
tới 18 người.

Quốc lộ 6 là con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc Việt
Nam chiều dài quốc lộ 6 là 504 km đi qua 4 tỉnh và thành phố (Hà Nôi, Hòa
Bình, Sơn La, Điện Biên). Quốc lộ 6 là con đường trọng yếu giúp phát triển nền
kinh tế nông - lâm nghiệp, du lịch, xây dựng các nhà máy thủy điện, an ninh
quốc phòng... Từ đó cho thấy tầm quan trọng của quốc lộ 6, phải quản lí để khai
thác những ưu điểm và khắc phục các khuyết điểm vẫn còn tồn tại như các thiên
tai, tai biến, sử dụng đất không đúng.
Hệ thống thông tin địa lý - Geographic Information System (GIS) đã hình
thành từ những năm 60 của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong những năm
gần đây. GIS được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian
gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ quy hoạch và quản lý các hoạt động
theo lãnh thổ. Ứng dụng GIS giúp chúng ta có thể tích hợp các dữ liệu không
gian, thuộc tính của nhiều yếu tố, khai thác thông tin tốt hơn. Từ đó phân tích
dữ liệu để trả lời các câu hỏi về trượt lở đất trên quốc lộ 6, phục vụ cho các hoạt
động quản lí hay nghiên cứu tiếp theo.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu: “Ứng
dụng GIS đánh giá nguy cơ trượt lở đất dọc quốc lộ 6 ở tỉnh Hòa Bình”.
Mục tiêu.
Đánh giá được nguy cơ của trượt lở đất dọc Quốc lộ 6 ở khu vực tỉnh Hòa
Bình trên cơ sở phân tích không gian bằng GIS.
Nhiệm vụ nghiên cứu

11


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đã thực hiện các nhiệm vụ chính như

sau:
 Tổng quan về đánh giá nguy cơ trượt lở đất bằng GIS
 Thu thập dữ liệu về trượt lở đất và các dữ liệu liên quan ở khu vực nghiên
cứu
 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về trượt lở đất và các nhân tố phát sinh dọc
quốc lộ 6 ở tỉnh Hòa Bình
 Phân tích nguy cơ trượt lở đất bằng GIS dọc quốc lộ 6 ở tỉnh Hòa Bình
 Trình bày các kết quả phân tích trượt lở đất bằng GIS dọc quốc lộ 6 ở tỉnh
Hòa Bình
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
Phương pháp kế thừa, phương pháp khảo sát thực địa, thu thập và xử lý dữ liệu,
phương pháp phân tích thứ bậc (AHP), phương pháp tích hợp AHP vào GIS
thành lập bản đồ nhạy cảm trượt lở đất.
Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Các xã dọc quốc lộ 6 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
 Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung vào đánh giá tai biến trượt lở đất dọc
quốc lộ 6 trên khu vực tỉnh Hòa Bình bằng công nghệ GIS
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học: Đề tài khẳng định khả năng ứng dụng GIS trong phân
tích địa lý nói chung và đánh giá tai biến trượt lở đất dọc quốc lộ 6 ở khu vực
tỉnh Hòa Bình nói riêng
 Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp dữ liệu và thông tin hữu ích phục vụ
quy hoạch và quản lý hiệu quả trượt lở đất dọc quốc lộ 6 ở khu vực nghiên cứu.
Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỢT LỞ ĐẤT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRƯỢT LỞ ĐẤT DỌC
QUỐC LỘ 6 Ở TỈNH HÒA BÌNH

CHƯƠNG 3. NGUY CƠ TRƯỢT LỞ ĐẤT DỌC QUỐC LỘ 6 Ở TỈNH HÒA
BÌNH

12


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỢT LỞ ĐẤT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1.1 Trượt lở đất
Định nghĩa: Trượt lở là sự chuyển động của một khối đá, mảnh vỡ, hay
đất xuống bờ dốc (Cruden D.M.1991) [23]
Trượt lở đất là sự di chuyển đất đá xuống bề mặt địa hình ở những chỗ
sườn dốc, ta luy đường, thung lũng sông, vách bờ các hồ và biển dưới tác dụng
của trọng lực. Trượt lở bao gồm: Trượt, chảy và đổ lở, dưới tác dụng của trọng
lực cả khối vật liệu di chuyển xuống dưới chân chen lấn vào các khối đất đá
khác, tạo cấu tạo rối (turbidit) [12].
Trượt lở đất là dạng chuyển động khối ở các vùng đất dốc mà nguyên
nhân là khi trọng lực của các khối đất đá thắng sức kháng cắt của chúng.Trượt
lở xảy ra khi có sự mất cân bằng trong khối trượt để hình thành trạng thái cân
bằng, ổn định mới. Trượt lở đất thường xảy ra ở những nơi sườn dốc của đồi,
núi, vách đá. Có thể xảy ra chậm rãi hoặc đột ngột. [12]
Phân loại: Để phân loại trượt lở đất thường dựa vào một số tiêu chí sau:

Hình thái mặt trượt (mặt trượt phẳng, cong, nêm); kiểu trượt (đổ, trượt, chảy);
các kiểu vật liệu (đá gốc, vật liệu vụn, vật liệu rời); tốc độ dịch chuyển (trượt
nhanh, trượt chậm)
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn phân loại trượt lở đất khác
nhau. Trong khuôn khổ đề tài này tác giả sử dụng tiêu chuẩn phân loại của
Varnes năm 1978 (Bảng 1). Dựa vào loại hình dịch chuyển và vật liệu trượt, ta
có các loại trượt lở đất sau (Hình 1.1).

13


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

Bảng 1. Phân loại trượt lở theo Varnes D.J [29]

14


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

Kiểu vật liệu
Kiểu
chuyển

dịch


Đất
Đá gốc

Chủ yếu vật liệu Chủ yếu vật liệu
vụn
mịn
Rơi (sụp đổ) khối Rơi (sụp đổ) khối
Rơi (sụp đổ)
Rơi (sụp đổ) đá
vụn
đất
Lật
(nghiêng Lật (nghiêng đổ) Lật (nghiêng đổ) Lật (nghiêng đổ)
đổ)
khối đá
khối vụn
khối đất
Xoay
Trượt

Trượt đá

Trượt khối vụn

Trượt khối đất

Chảy tràn

Chảy đá tràn


Chảy vụn tràn

Chảy đất tràn

Chảy

Chảy đá

Chảy vụn

Chảy đất

Trượt hỗn hợp

Kết hợp của hai hoặc nhiều kiểu trượt

Thẳng

15


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

Hình 1.1. Hình ảnh các kiểu trượt lở minh họa [29]
1.1.1.2 Hệ thống thông tin địa lý
Định nghĩa: Thuật ngữ GIS được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Địa lý, kỹ thuật tin học, quản lý môi trường và tài nguyên, khoa học xử lý về dữ
liệu không gian…Sự đa dạng trong các lĩnh vực ứng dụng dẫn đến có rất nhiều

định nghĩa về GIS. Một số định nghĩa tiêu biểu về GIS có thể kể đến như: Theo
Burrough (1986) cho rằng GIS là “Một tập hợp các công cụ thu thập, lưu trữ,
trích xuất, chuyển đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực để phục vụ
16


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

cho một mục đích nào đó”. Chi tiết hơn, Aronoff (1989) định nghĩa GIS là “Một
hệ thống dựa trên máy tính cung cấp bốn khả năng về dữ liệu không gian: Nhập
dữ liệu, quản lý dữ liệu, xử lý và phân tích, xuất dữ liệu”. Theo ESRI: “Một hệ
thống thông tin địa lý (GIS) cho phép chúng ta hình dung, câu hỏi, phân tích và
diễn giải dữ liệu để hiểu các mối quan hệ, mô hình và xu hướng”. [19; 22; 25]
Thành phần của GIS:
GIS có 4 thành phần cơ bản như sau:
Phần cứng: Bao gồm bộ xử lý trung tập (CPU), thiết bị nhập dữ liệu, lưu
dữ liệu và xuất dữ liệu.
Phần mềm: Một hệ thống phần mềm xử lý hệ thông tin địa lý yêu cầu
phải có 2 chức năng sau: tự động hóa bản đồ và quản lý cơ sở dữ liệu.
Dữ liệu: Có hai thành phần quan trọng của dữ liệu địa lý: Dữ liệu không
gian (nó ở đâu?) và dữ liệu thuộc tính (nó là gì?).
- Dữ liệu không gian xác định vị trí của một đối tượng theo một hệ tọa độ.
- Dữ liệu thuộc tính thể hiện một hay nhiều thuộc tính của thực thể không
gian, bao gồm dữ liệu định tính và định lượng.
Dữ liệu định tính xác định loại đối tượng (ví dụ, nhà cửa, rừng núi, sông
ngòi); trong khi dữ liệu định lượng chia thành dữ liệu tỉ lệ (dữ liệu được đo
lường từ điểm gốc là 0), dữ liệu khoảng (dữ liệu được chia thành các lớp), dữ
liệu dạng chữ (dữ liệu được thể hiện dưới dạng chữ). Dữ liệu thuộc tính còn gọi

là dữ liệu phi không gian vì bản thân chúng không thể hiện thông tin không gian
(Basanta Shrestha, 2001). [21]
Người điều hành: Được đào tạo và có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực
vì HTTDL là một hệ thống tổng hợp của nhiều công việc kỹ thuật
Chức năng của GIS:
GIS có 4 chức năng cơ bản (Basanta Shrestha, 2001), đó là:
Thu thập dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn
khác nhau, có nhiều dạng và được lưu trữ theo nhiều cách khác nhau. GIS cung
cấp công cụ để tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung để so sánh và phân
tích. Nguồn dữ liệu chính bao gồm số hóa thủ công, quét ảnh hàng không, bản
đồ giấy và dữ liệu số có sẵn. Ảnh vệ tinh và Hệ thống Định vị toàn cầu (GPS)
cũng là nguồn dữ liệu đầu vào. [21]
Quản lý dữ liệu: Sau khi dữ liệu được thu thập và tích hợp, GIS cung cấp
chức năng lưu trữ và duy trì dữ liệu. Hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả phải
17


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

đảm bảo các điều kiện về an toàn dữ liệu, toàn vẹn dữ liệu, lưu trữ và trích xuất
dữ liệu, thao tác dữ liệu [21]
Phân tích không gian: Đây là chức năng quan trọng nhất của GIS làm cho
nó khác với các hệ thống khác. Phân tích không gian cung cấp các chức năng
như nội suy không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp. [15]
Hiển thị kết quả: Một trong những khía cạnh nổi bật của GIS là có nhiều
cách hiển thị thông tin khác nhau. Phương pháp truyền thống bằng bảng biểu và
đồ thị được bổ sung với bản đồ và ảnh ba chiều. Hiển thị trực quan là một trong
những khả năng đáng chú ý nhất của GIS, cho phép người sử dụng tương tác

hữu hiệu với dữ liệu. [21]
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trượt lở đất trên thế giới và VN
1.1.2.1 Nghiên cứu trượt lở đất trên trên thế giới
Hướng nghiên cứu tai biến trượt lở đất trên thế giới đã được các nhà khoa
học quan tâm với các hướng nghiên cứu liên quan đến vùng núi Himalaya, Anpơ, các vùng khí hậu lục địa khô hạn như Trung Á, các vùng hoang mạc Bắc Phi
và Bắc Mỹ, Trung Mỹ.
Trên cơ sở các công trình công bố, những kết luận ban đầu về cơ chế hoạt
động cũng như những nguyên nhân phát sinh. Nhiều hành động đã được thực
hiện trong thời gian vừa qua nhằm giảm thiểu thiệt hại do trượt lở đất gây ra. Từ
thực tế đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng nhiều giải pháp và ứng
dụng công nghệ vào nghiên cứu tai biến trượt lở để giảm thiểu thiệt hại. Trong
đó vào năm 2010, NASA đã phát hành một bản đồ về tình trạng trượt lở trên
toàn cầu. Cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ các báo cáo về tình trạng trượt lở đất
khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả vị trí của nơi xảy ra trượt lở đất và cả loại
mưa xảy ra tại khu vực đó. Với dữ liệu bản đồ này, NASA hy vọng các nhà dự
báo thời tiết địa phương có thể đưa ra được những cảnh báo chính xác và kịp
thời nhất tới người dân để hạn chế tối đa thiệt hại. Trong dữ liệu bản đồ thể
hiện, các khu vực xảy ra trượt lở thường tập trung chủ yếu ở Châu Á, nơi có
mùa mưa kéo dài và hay chịu tác động từ các cơn bão nhiệt đới. Tại hội nghị
Châu Á về Cơ học Đất và Địa kĩ thuật Công trình ở Seoul – Hàn Quốc (8/1999)
đã có một tiểu ban chuyên đề về phòng tránh thiên tai bảo vệ mái dốc, bảo vệ
trượt lở đất bờ sông và chống động đất. Thực tế, các công trình nghiên cứu đều
đề cập đến các phương pháp tiếp cận bản chất của hiện tượng trượt lở đất để từ
đó tìm ra nguyên nhân trực tiếp và đề xuất các giải pháp phòng chống nhằm hạn
chế thiệt hại do trượt lở đất gây ra. Ở một số nước như Nga đã thành lập một
loạt các bản đồ đánh giá dự báo, phân vùng tai biến môi trường cho toàn quốc
18


Luận Văn Thạc Sĩ


Học Viên: Nguyễn Văn Long

và xuất bản một hệ các tác phẩm rất có giá trị, tổng kết nghiên cứu đánh giá tai
biến môi trường nói chung và trượt lở đất nói riêng. Tại Trung Quốc cũng đã
thành lập bộ bản đồ tai biến môi trường toàn quốc trong đó có bản đồ trượt lở
đất cho từng tỉnh và từng khu vực quan trọng.
Cho đến gần đây công nghệ GIS đã được sử dụng như một công cụ đắc
lực, đem lại hiệu quả cao trong việc đánh giá và phân tích dữ liệu. Hiện nay, có
rất nhiều các phần mềm GIS đã được thương mại hóa và bán trên thị trường,
chúng khác nhau về những đòi hỏi đối với phần cứng của máy tính, khả năng
(các hàm toán học), phân tích không gian, quản lý cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu
dùng để phân tích là raster hay vecter. Việc sử dụng mô hình dữ liệu vecter hay
raster có ảnh hưởng rất lớn đến việc tính toán, phân tích cũng như biểu diễn các
lớp thông tin khác nhau của mỗi hệ thống. Chính vì vậy trong một số trường
hợp thay cho việc đáp ứng những yêu cầu về mặt khoa học kĩ thuật, lại chỉ quan
tâm đến việc lựa chọn đặc điểm của các phần mềm GIS cho việc đánh giá tai
biến trượt lở đất.
1.1.2.2 Nghiên cứu trượt lở đất ở Việt Nam
Việt Nam với phần lớn địa hình là đồi núi, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm,
mưa nhiều thường xuyên xảy ra tai biến trượt lở đất gây ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế – xã hội. Tai biến trượt lở đất tập trung chủ yếu ở khu vực vùng cao
phía Bắc và miền Trung điển hình ở: Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên,
Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam…Tai
biến trượt lở đất ở Việt Nam thường xảy ra với quy mô nhỏ, riêng lẻ tuy không
gây thiệt hại lớn nhưng tính tổng tổng thiệt hại do trượt lở đất mỗi năm thì lại
rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với một số loại tai biến khác (lũ lụt, bão, hạn hán,
xói mòn). [4]
Tai biến trượt lở đất ở Việt Nam cũng mới được quan tâm nghiên cứu từ
những năm 1990. Viện Địa chất, Viện Địa lý, Trung tâm Dự báo Khí tượng

Thủy văn Quốc gia, Viện Địa chất và Khoáng sản, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Trường Đại học Mỏ Địa chất,... là những trung tâm hàng đầu trong
nghiên cứu lĩnh vực này. [4]
Trong nửa cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI trên cả nước đã thực hiện
nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về tai biến trượt lở đất trên phạm vi toàn quốc và
một số khu vực cụ thể với nhiều cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, đánh
giá, dự báo, phòng tránh và giảm thiểu khác nhau. Các công trình khoa học với
quy mô lớn được kể ra như: Nghiên cứu đánh giá trượt lở – lũ bùn đá một số
19


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

vùng nguy hiểm miền núi Bắc Bộ, kiến nghị giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ
thiệt hại do Nguyễn Trọng Yêm chủ trì năm 2006; Đánh giá tính dễ bị tổn
thương do trượt lở đất ở Việt Nam; Cơ sở nhận thức và phương pháp nghiên cứu
đề xuất của Nguyễn Kim Lợi (2012); Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại
hình tai biến địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng tránh do
Trần Trọng Huệ làm chủ nhiệm đề tài; Báo cáo tóm tắt Nghiên cứu thiên tai
trượt lở ở Việt Nam (2000) của Vũ Cao Minh; Đề án Điều tra, đánh giá và phân
vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng núi Việt Nam (2012) của Bộ Tài
nguyên Môi trường… Các kết quả nghiên cứu đã đạt được những thành tựu
đáng kể: thành lập các bản đồ kiểm kê trượt lở và phân loại các khu vực trượt lở
với quy mô khác nhau, đánh giá cụ thể tác động của trượt lở đến các công trình
xây dựng quan trọng giao thông, thủy điện, các cụm dân cư… Trong nhiều công
trình đã khoanh vùng dự báo nguy cơ tiềm ẩn trượt lở, đưa ra biện pháp phòng
tránh và đánh giá rủi ro nếu trượt lở xảy ra nhằm phục vụ sự phát triển bền vững
cho nền kinh tế – xã hội nước ta. [1;9;10;18]

1.1.2.3 Nghiên cứu trượt lở đất ở dọc quốc lộ 6
Vào mùa mưa, trượt lở đất luôn là tai biến thường trực ở vùng núi nói
chung và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Khu vực đường 6 tỉnh Hòa Bình là một trong những khu vực điển hình
chịu ảnh hưởng của trượt lở đất, đã có nhiều đề tài nghiên cứu trượt lở đất ở khu
vực tỉnh Hòa Bình, Các kết quả nghiên cứu đã đạt được những thành tựu đáng
kể: thành lập các bản đồ kiểm kê trượt lở đất và phân loại các khu vực trượt lở
đất với quy mô khác nhau, đánh giá cụ thể tác động của trượt lở đất đến các
công trình xây dựng quan trọng giao thông, thủy điện, các cụm dân cư song để
lập bản đồ chi tiết, chính xác vẫn luôn là cần thiết.
Mai Thành Tân, Ngô Văn Liêm, Đoàn Anh Tuấn, Nguyễn Việt Tiến
(2015); “Phân tích tương quan giữa trượt lở đất và lượng mưa khu vực Mai
Châu - Hòa Bình”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái Đất và
Môi trường tập 31 số 4 (51-63). Trượt lở đất khu vực huyện Mai Châu - tỉnh
Hòa Bình được đánh giá trên cơ sở phân tích lượng mưa trong 25 năm (19902014) tại trạm Mai Châu và số liệu điều tra thống kê trượt lở đất trong khu vực.
Phân tích đồ thị quan hệ giữa tập hợp số liệu mưa có và không xảy ra trượt lở
đất đối với mưa ngày và mưa 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày và 15 ngày trước
20


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

đó cho thấy trượt lở đất có thể đánh giá theo quan hệ giữa ngưỡng mưa ngày (P)
và lượng mưa 10 ngày trước đó (P10), thể hiện bằng biểu thức: P = 128,410,076P10. Xác suất trượt lở đất theo thời gian được đánh giá theo phân phối
Poisson là 66%; 96,1% và 99,5% đối với các chu kỳ lặp tương ứng 1 năm, 3
năm và 5 năm. [13]
Đề tài: “Điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:
50.000. Khu vực tỉnh Hòa Bình”. Trong khuôn khổ đề án: Điều tra, đánh giá và

phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở Đất đá các vùng miền núi việt nam. Sản
phẩm của công tác này bộ bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 khu
vực miền núi tỉnh Hòa Bình, bao gồm 11 tờ bản đồ các loại được thành lập cho
11 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hòa Bình. Công tác điều tra đã ghi
nhận được khoảng 68 vị trí có biểu hiện trượt lở đất đá giải đoán từ ảnh máy
bay và phân tích địa hình trên mô hình lập thể số, và 194 vị trí được xác định đã
và đang xảy ra trượt lở đất đá từ khảo sát thực địa. Trong số 194 vị trí trượt lở
đất đá đã được xác định, có 5 điểm trượt xoay, 176 điểm trượt hỗn hợp, 01 điểm
trượt tịnh tiến, 01 điểm trượt dạng dòng và 11 điểm trượt kiểu rơi, đổ lật. Quy
mô các điểm trượt nhỏ 81 điểm, trung bình 86 điểm, trượt lớn 27 điểm. Bên
cạnh đó còn ghi nhận được các vị trí đã xảy ra các tai biến địa chất liên quan
như 07 vị trí lũ quét, lũ ống, 07 vị trí xói lở bờ sông, suối và 43 vị trí liên quan
đến khai thác khoáng sản. Trên cơ sở đánh giá đặc điểm hiện trạng trượt lở đất
đá trong mối quan hệ với thực trạng các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của
các khu vực miền núi tỉnh Hòa Bình, Đề án đã khoanh định được 48 vùng có
nguy cơ trượt lở cao, 4 khu vực có nguy cơ gây lũ quét, phục vụ công tác cảnh
báo sơ bộ với chính quyền và nhân dân địa phương, và đề xuất 02 diện tích xin
điều tra chi tiết ở các tỷ lệ 1:25.000 và 1:10.000. [3]
Phạm Văn Hùng, Phạm Quang Sơn, Phạm Văn Dũng (2015): “Nghiên
cứu cảnh báo trượt lở ở khu vực hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La bằng phân
tích hệ thông tin địa lý”. Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, phân tích viễn thám
phân giải cao (VNREDSat-1, SPOT-5 và Landsat-8), khảo sát thực địa,… đã
xác lập được 828 khối trượt lớn nhỏ, phân bố thành những dải chạy theo các
phương TB-ĐN: Phong Thổ-Tam Đường, Sìn Hồ-Mường La, Tủa Chùa-Thuận
Châu và á kinh tuyến dọc thung lũng Nậm Na-Nậm Lay. Bản đồ cảnh báo nguy
cơ TLĐ ở HTĐHB - SL được xây dựng trên cơ sở tích hợp 11 bản đồ thành
phần bằng phân tích không gian trong môi trường GIS và thể hiện 5 cấp: Rất
thấp, Thấp, Trung bình, Cao và Rất cao. Trên địa phận HTĐHB-SL, vùng có
21



Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

nguy cơ TLĐ rất thấp chiếm 4%, thấp chiếm 36%, trung bình chiếm 33%, cao
chiếm 24%, và rất cao chiếm 3% diện tích tự nhiên khu vực nghiên cứu. Các
vùng có nguy cơ trượt lở đất rất cao và cao cần được chú trọng đầu tư các giải
pháp phòng chống, phòng tránh gồm các huyện: Mường Lay, Mường Chà,
Mường La, Đà Bắc và thành phố Sơn La. [8]
Đề Tài “Nghiên cứu hiện trạng, lịch sử và tác động của trượt lở đến
đường giao thông dọc tuyến quốc lộ 6” Chương trình SRV-10/0026 đã có những
kết luận khối trượt lớn tập chung ở huyện Tân Lạc và Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Thể tích trung bình các khối trượt thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình là 37.674 m3
(lớn nhất: 164.850 m3 tại Đồng Bảng, Mai Châu và nhỏ nhất: 5511 m3 tại Phú
Cường, Tân Lạc), các khối trượt thuộc địa phận tỉnh Sơn La là 9297 m3 (lớn
nhất: 18.480 m3 tại Chiềng Hắc, Yên Châu và nhỏ nhất 628 m3 tại Yên Châu).
[9]
Đề tài: “Áp dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) để nghiên cứu và
dự báo tai biến thiên nhiên ở tỉnh Hòa Bình” Nguyễn Ngọc Thạch (chủ nhiệm).
Đề tài đã khẳng định hướng mới trong việc áp dụng kết hợp giữa Viễn thám và
hệ thông tin địa lý để nghiên cứu lập bản đồ tai biến lũ lụt và trượt lở cho một
vùng núi có địa hình đa dạng và có quá trình khai thác sử dụng lãnh thổ tương
đối điển hình cho tình trạng chung ờ các tỉnh vùng núi ở Việt Nam. Xử lý hệ
thông tin địa lý là quá trình tích hợp nhiều lớp thông tin theo các mô hình và
bằng các hàm toán cụ thể. Trong quá trình đó có thể kế thừa nhiều nguồn tư liệu
đã có, bổ sung nhiểu lớp thông tin mới trong một cơ sở dữ liệu thống nhất với
sự trợ giúp của các phần mềm ứng dụng đa chức năng. [15]
1.1.3 Cơ sở ứng dụng GIS trong đánh giá TLĐ
Việc sử dụng công nghệ GIS trong nghiên cứu trượt lở được đưa ra từ thế

kỉ XX trước bởi Soeters và Van Westen (1996), Carrara và Guzzetti (1995) và
được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới (Colombia, Cuba, Philippines, Trung
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia và một số nước Châu Âu). Trong những năm
gần đây, ứng dụng công nghệ GIS đang dần phổ biến và có ý nghĩa quan trọng
trong nghiên cứu trượt lở đất ở Việt Nam. Các dữ liệu không gian liên quan đến
trượt lở đất bao gồm địa hình, địa mạo, địa chất, kiến tạo, khí hậu, thủy văn, sử
dụng đất… có thể tạo lớp dữ liệu chuyên đề và tiến hành phân tích nhờ công
nghệ GIS. Ngày nay, việc áp dụng công nghệ GIS trong nghiên cứu trượt lở đất
đang trở nên phổ biến và chiếm ưu thế. Các dữ không gian liên quan có thể
được mô hình hoá như DEM, hướng sườn, địa chất, thực vật… Để cung cấp
22


Luận Văn Thạc Sĩ

Học Viên: Nguyễn Văn Long

thông tin cho việc xác định sự phân bố cũng như tần suất trượt lở đất. Ứng dụng
GIS là xu thế trong nghiên cứu hiện nay nhưng cũng phải nhận rằng sự không
đồng nhất và mức độ chính xác của các lớp thông tin là - những khó khăn mà
các tác giả đã gặp phải. Bởi vậy, bất kỳ sự phân tích không gian nào trên nền
tảng GIS đều cần phải được kiểm tra lại trên thực địa. [26]
Áp dụng phương pháp viễn thám và GIS để phân tích thống kê các điểm
trượt lở đất cũng như các tác nhân gây nên trượt lở đất, phương pháp này sẽ
cung cấp các kết quả nghiên cứu có tính chất định lượng. Việc phân tích định
lượng yêu cầu xác định rõ về mặt không gian của sự phân bố, nghĩa là có một
lớp thông tin chính xác về tọa độ, diện tích, thuộc tính của các loại hình trượt
trọng lực. Để đơn giản có thể thay thế việc phân tích này bằng cách áp dụng
viễn thám và khái quát hóa bằng phương pháp bản đồ để tạo nên lớp thông tin
dạng vector cho các loại hình tai biến trượt lở đất. Một trong những yêu cầu cần

thiết của việc phân tích là xác định tính chất đồng nhất về khả năng nhạy cảm
với trượt lở đất của các đơn vị trên một lớp thông tin. Để thực hiện, phải có sự
tiếp cận hoàn chỉnh về địa lý, đặc biệt là kiến thức địa mạo và địa lý tự nhiên.
Việc tách hoặc gộp nhóm các đơn vị của lớp thông tin trong cơ sở để phục vụ
cho nghiên cứu trượt lở đất là một trong những công việc cần thiết.
1.2 Phương pháp nghiên cứu:
1.2.1 Thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu phục vụ cho việc thành lập bản đồ nhạy cảm trượt lở đất dọc
quốc lộ 6 ở khu vực tỉnh Hòa Bình bao gồm:
-

Dữ liệu địa hình tỉnh Hòa Bình, tỉ lệ (1: 50000),

- Dữ liệu DEM độ phân giải không gian 30m từ dữ liệu ảnh Aster trên
USGS.
-

Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình ( xã, huyện, tỉnh).

-

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Hòa Bình, tỉ lệ 1:50000;

-

Bản đồ phân bố đất tỉnh Hòa Bình, tỉ lệ 1:100000;

-

Bản đồ địa chất tỉnh hòa bình, tỉ lệ 1:200000;


-

Dữ liệu lượng mưa theo mùa của Viện khí tượng thủy văn Việt Nam.

-

Dữ liệu về hiện trạng trượt lở đất tỉnh Hòa Bình.
23


×