Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

PHÚC TRÌNH thực tập kỹ thuật phân tích và thiết bị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.83 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

BÀI PHÚC TRÌNH
THỰC TẬP KỸ THUẬT PHÂN TÍCH VÀ THIẾT BỊ
MSHP: CS127

Cần Thơ 30/ 11/2019


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

Nhóm C7 (Tổ 3)

PHẦN I: PHÚC TRÌNH KẾT QUẢ THỰC HÀNH
BÀI 1:
ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN TRONG THỰC
VẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC
Dụng cụ vật liệu và hóa chất
Dụng cụ
- Ống nghiệm
- Kẹp ống nghiệm
- pipet
- Đèn cồn
- Găng tay cao su
Vật liệu và hóa chất
2.1 Vật liệu
- Mẫu cao chiết từ thực vật ( nhóm 3: Cao cải trời)
2.2 Hóa chất
-Thuốc thử Wagner


- Chì acetate (Pb(OAc)4 10%)
- Clorofom
- (CH3CO)2O
- FeCl3 5%
-NaOH 10%
II. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
1. Thí nghiệm 1: Định tính Alkaloid
I.
1.

2.

-Tiến hành: cho 1mL cao chiết vào ống nghiệm.
Sau đó nhỏ 2-4 giọt thuốc thử wagner
-Kết quả: Có kết tủa đỏ nâu xuất hiện
-Kết luận: Có alkaloid trong cao cải trời

2. Thí

nghiêm 2: Định tính Coumarins

-Tiến hành: Cho 2mL cao chiết vào ống nghiệm
và thêm 3mL NaOH 10%
-Kết quả: Xuất hiện màu vàng
2

-Kết luận: Có Coumarins hiện diện trong cao
chiết

CS 127



TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị
3. Thí

nghiệm 3: Định tính Flavonoid

-Tiến hành: Cho 1mL cao chiết vào ống nghiệm
và thêm 1mL chì acetate vào
-Kết quả: Có kết tủa màu vàng xuất hiện.
-Kết luận: Có Flavonoid trong mẫu cao chiết

4. Thí

nghiệm 4: Định tính Phenol

-Tiến hành: Cho 2mL cao chiết vào ống nghiệm
và thêm 4 giọt FeCl3 5% vào
-Kết quả: Xuất hiện màu xanh dương sẫm đen
(hoặc màu đen)
-Kết luận: Có Phenol trong mẫu cao chiết

5. Thí

nghiệm 5: Định tính Saponin

-Tiến hành: Cho 2mL cao chiết và 4mL nước
cất vào ống nghiệm. Đun nóng nhẹ và lắc mạnh
khoảng 1-2 phút
-Kết quả: Không xuất hiện bọt.

-Kết luận: Không có Saponin trong cao chiết

3

CS 127

Nhóm C7 (Tổ 3)


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị
6. Thí

Nhóm C7 (Tổ 3)

nghiệm 6: Định tính Steroid

-Tiến hành: Cho 1mL cao chiết vào ống nghiệm và
thêm 2mL Clorofom và. Tiếp tục cho vào H2SO4
đậm đặc. Thực hiện trong tủ hút.
-Kết quả: Xuất hiện vòng đỏ nâu giữa hai lớp.
-Kết luận: Trong mẫu cao chiết có Steroid

7. Thí

nghiệm 7: Định tính Terpenoid

-Tiến hành: Cho 2mL cao chiết vào ống nghiệm và
thêm 2mL anhydric vào, nhỏ 2-3 giọt H 2SO4 đậm đặc
vào. Thự hiện trong tủ hút.
-Kết quả: Có màu đỏ nâu xuất hiện

-Kết luận: Có Terpenoid hiện diện trong mẫu cao
chiết

8. Thí

nghiệm 8: Định tính Tannin

-Tiến hành : Cho 2mL cao chiết vào ống nghiệm và
thêm 2mL nước cất vào. Sau đó, thêm 2-3 giọt FeCl 3
5% vào.
-Kết quả: Xuất hiện kết tủa xanh lá hoặc xanh lá hơi
nâu
-Kết luận: Có Tannin trong mẫu cao chiết
4

Nguyên tắc của việc định tính các hợp chất ở thí nghiệm trên là: Dựa vào sự thay đổi
màu sắc, hiện tượng hóa học của mẫu ban đầu với các thuốc thử. Từ đó xác định được các
hợp chất hóa học tồn tại trong mẫu cao chiết.

CS 127


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

Nhóm C7 (Tổ 3)

BÀI 3
PHÂN TÍCH MỘT SỐ HỢP CHẤT BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG
(TLC)
I. Dụng cụ, vật liệu và hóa

1. Dụng cụ
2. Vật Liệu và hóa chất
2.1 Vật

-

-

-

-

chất.

liệu
-Mẫu phân tích
-Mẫu chuẩn
2.2 Hóa chất
-Sodium phosphate
-Acetone
-Ethyl acetate
-Petroleum ether
-Nước cất
II. Tiến hành và kết quả thí nghiệm
1. Tiến hành sắc ký
Chuẩn bị bình sắc ký: bình săc ký là những bình thủy tinh có nắp đậy kín, chuẩn bị bình hút
ẩm nhỏ có nắp đậy kín bên trong bình chứa được cốc thủy tinh có dung tích
100 mL.
Chuẩn bị dung môi: Sử dụng hỗn hợp dung môi gồm: Ethyl acetate : Petroleum ether (Tỷ lệ
3:1) được chứa trong cốc thủy tinh, sau đó cho cốc chứa hỗn hợp dung môi vào bình sắc ký,

để yên khoảng 30 phút đến 1 giờ đến khi dung môi bão hòa
Chuẩn bị bản mỏng TLC: sử dụng bản mỏng TLC có tráng silica gel kích thước
20x20cm. Cắt tấm bản mỏng thành tấm với kích thước 2,5x10cm. Từ mép trên kẻ đường chỉ
mảnh, với khoảng cách 1cm, để làm dừng quá trình phân tích sắc ký. Từ mép dưới, kẻ
đường chỉ mảnh cách 1,5cm, sao cho các vết chấm không bị ngập vào dung môi. Trên
đường chỉ chấm 4 điểm mỗi điểm cách nhau 0,4 cm, để nhỏ chất phân tích.
Chấm dung dịch phân tích lên bản mỏng: dùng ống mao quản (được kéo nhọn một đầu bằng
kẹp và ngọn lửa đèn cồn) . Chấm nhiều lần và mỗi lần chấm dung dịch chất cần được sấy
khô rồi mới được chấm tiếp.
Phân tích sắc ký: đặt thẳng đứng tấm bản mỏng vào cốc dung môi, để yên đến khi dung môi
chạy đến đường chỉ ở mép trên, lấy tấm bản mỏng ra, sấy ở 500C , trong 3-5 phút.
Quan sát kết quả và tính giá trị Rf: Rf được tính bằng tỉ số của khoảng cách chất cần phân
tích di chuyển và khoảng cách của dung môi di chuyển.
2. Kết quả

5

CS 127


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

Nhóm C7 (Tổ 3)

Hình: Sắc ký lớp mỏng
-Trong những điều kiện nhất định (dung môi, nhiệt độ…), mỗi chất được đặc trưng bởi
một trị số nhất định gọi là hệ số Rf.
Rf = A/B
Trong đó:
- A: là khoảng cách di chuyển của chất phân tích.

- B: là khoảng cách di chuyển của dung môi.
Từ kết quả thí nghiệm ta tính ra được giá trị Rf của mẫu phân tích và mẫu chuẩn
Mẫu phân tích (Tảo)
Rf= 4.45/4.65 = 0.957
Mẫu chuẩn (β- Carotene)
Rf= 4.5/4.65 = 0.967
 Kết luận: Điều này chứng tỏ β- Carotene tan nhiều trong pha di động, hay tan nhiều
trong dung môi hữu cơ nên có tốc độ di chuyển nhanh. Chất có trong tảo có giá trị Rf
gần bằng với β- Carotene, nếu bỏ qua sai số ta có thể nhận định đó là β- Carotene.
 Tại sao phải tín giá trị Rf.
-Giá trị Rf là đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích, được tính bằng
tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển của dung môi.
-Giá trị Rf có sự tương quan chặt chẽ với hệ số phân bố của chúng trong 2 pha dung môi.
Giá trị Rf càng lớn cho thấy chất phân tích càng ít tan trong pha cố định (nước) nhưng lại
tan nhiều trong pha di động (dung môi hữu cơ), điều đó cũng chứng tỏ tốc độ di chuyển
6
trong
bản mỏng càng nhanh hơn. Ngược lại, giá trị Rf càng nhỏ thì chứng tỏ chất phân tích
càng tan nhiều trong pha cố định (nước) nhưng nó sẽ tan ít trong pha di động, thì tốc độ di
chuyển trong bản mỏng càng chậm hơn.

CS 127


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

Nhóm C7 (Tổ 3)

BÀI 4:
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN TINH BỘT – IOD

BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ HẤP THU QUANG PHỔ
4.1 Ghi nhận kết quả và xây dựng đường chuẩn tinh bột – iod bằng phần mềm exel

Hình 1: Mẫu sau khi pha loãng với nồng độ từ 0 – 1 mg/mL.
Bảng 1: Kết quả đo độ hấp thu quang phổ

Lần đo OD

7

Lặp lại

Nồng độ
(mg/mL)

Trung bình
R1

R2

R3

Ống 1

0

0,024

0,016


0,019

0,020

Ống 2

0.2

0,074

0,098

0,188

0,120

Ống 3

0.4

0,185

0,197

0,188

0,190

Ống 4


0.6

0,19

0,188

0,189

0,189

Ống 5

0.8

0,277

0,281

0,294

0,284

Ống 6

1

0,311

0,324


0,338

0,324

CS 127


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

Nhóm C7 (Tổ 3)

Hình 2: Kết quả xây dựng đường chuẩn tinh bột – Iod bằng phần mềm exel.
4.2 Nguyên lí hoạt động máy quang phổ
- Nguyên lý hoạt động : dựa vào hiện tượng phản xạ ánh sáng. Nguồn sáng tới là ánh sáng
trắng gồm các tia sáng đơn sắc với các màu và bước sóng khác nhau. Khi các nguồn sáng
chiếu vào hệ thống thấu kính hội tụ tạo ra chùm sáng trắng đi qua khe hẹp vào bộ phận tán
sắc. Khi chùm sáng trắng chiếu vào lăng kính sẽ bị tán sắc thành các tia sáng đơn sắc chiếu
về mọi phía. Tia sáng phản xạ qua các thấu kính gương phẳng ra khỏi buồng tán sắc đến bộ
phận phân chia chùm sáng, bộ phận này sẽ hướng chùm sáng đến các cuvet chứa mẫu
nghiên cứu. Detector sẽ tiếp nhận và phân tích các chùm sáng qua cuvet, chuyển tín hiệu
ánh sáng thành tín hiệu điện và cho hiện lên máy tính kết quả đo.

8

CS 127


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

Nhóm C7 (Tổ 3)


BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP PHÂN LẬP VI SINH VẬT
I.
1.

2.
3.

II.


III.
1.

9

2.

CS 127

DỤNG CỤ, VẬT LIỆU VÀ HÓA CHẤT
Dụng cụ
- Bình tam giác 250 ml
- Ống nghiệm và khay đựng ống nghiệp
- Đĩa petri
- Đèn cồn, que cấy trải
- Đầu cone các loại
Vật liệu
Mẫu cần phân lập ( mẫu đất)
Hóa chất

- Hóa chất sử dụng để pha môi trường
- Nước cất khử trùng
TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
-1
-5
- Chuẩn bị mẫu đất đã pha loãng ở các nồng độ khác nhau từ 10 đến 10
Hút 0,1 ml dung dịch mẫu đã pha loãng cho vào đĩa petri có môi trường thích
hợp.
- Dùng que cấy trải phân phối dịch mẫu trải đều khắp mặt thạch.
- Đặt các đĩa petri đã cấy trãi ở nhiệt độ thích hợp sau một thời gian nhất định tùy
giống vi sinh vật ta sẽ nhận được các khuẩn lạc riêng lẻ. Sau đó, tiến hành chọn
các khuẩn lạc riêng lẻ để tách ròng các dòng vi sinh vật.
- Kiểm tra hình thái khuẩn lạc trên kính hiển vi sao cho chỉ có một loại tế bào có
hình thái giống nhau là chọn được dòng vi khuẩn thuần.
Lưu ý: Trong thao tác tạo khuẩn lạc đơn cần lưu ý hạn chế thấp nhất nguy cơ bị
nhiễm bằng cách thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của thao thao tác vô trùng.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Trình bày phương pháp phân lập vi sinh vật trong đất:
- Hơ xung quanh đĩa petri trên ngọn lửa đèn cồn để tiêu duyệt vi sinh vật bên ngoài
đĩa để tránh bị nhiễm.
- Mở nắp ống nghiệm chứa mẫu đã pha loãng bằng cách dùng ngón giữa mở mà
giữ nắp ống nghiệm. Dùng pipet hút 0,1mL dung dịch mẫu đã pha loãng cho vào
đĩa petri có môi trường thích hợp.
- Lấy que cấy đã ngâm trong cồn ra và hơ trên lửa cho nóng, diệt vi sinh vật.
- Đợi que cấy nguội, dùng que cấy phân phối dịch mẫu trải đều khắp mặt thạch.
- Hơ xung quanh đĩa petri lần nữa rồi đóng nắp đĩa. Cố định nắp đĩa thật kín rồi
dán nhãn.
- Đặt các đĩa petri đã cấy trãi ở nhiệt độ thích hợp sau một thời gian nhất định tùy
giống vi sinh vật ta sẽ nhận được các khuẩn lạc riêng lẻ. Sau đó, tiến hành chọn
các khuẩn lạc riêng lẻ để tách ròng các dòng vi sinh vật.

- Kiểm tra hình thái khuẩn lạc trên kính hiển vi sao cho chỉ có một loại tế bào có
hình thái giống nhau là chọn được dòng vi khuẩn thuần.
Nêu nguyên lý hoạt động của tủ cấy và các bước cơ bản trong thao tác cấy
- Không khí trong phòng đi vào từ phía trên cùng của tủ qua bộ lọc trước (ở đây
các hạt lớn được giữ lại, việc này gia tăng tuổi thọ cho lọc chính. Vì bộ lọc chính
không cần phải lọc các hạt lớn nữa)
- Không khí bị ép đồng đều trên toàn bộ màng lọc ULPA cho dòng khí sạch thống
nhất. Làm loãng và làm sạch chất ôi nhiễm không khí từ bên trong.


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

Nhóm C7 (Tổ 3)

Vận tốc bề mặt lọc 0-45m/s(90FPM) đảm bảo đủ số lượng thay đổi không khí để
duy trì sạch trong khu vực làm việc.
- Không khí đi xuống khu vực thao tác làm việc theo một dòng chảy chiều thẳng
đứng, và thoái khỏi khu vực làm việc trên toàn bộ diện tích mở ra trước tủ sau khi
làm việc chệch hướng khỏi bề mặt làm việc,
- Lỗ ở tường phía sau được thiết kế để làm giảm thiểu biến động bề mặt làm việc
và giảm thiếu khả năng không khí góc chết trong vừng làm việc.
Các bước cơ bản trong thao tác cấy
- Sát trùng tay bằng dung dịch cồn 70%, sát trùng mặt bàn làm việc trước và sau
khi làm việc.
- Vô trùng que cấy, que trang
- Vô trùng pipet
- Chuẩn bị, pha loãng dịch huyền phù
- Cấy truyền dịch huyền phù lên môi trường thạch trong đĩa petri
- Đậy nắp hộp lồng, dán nhãn cho hộp lồng gồm ngày thực hiện, nồng độ pha loãng
của dịch huyền phù, tên môi trường

- Gói hộp lồng và đưa vào tủ ấm
Báo cáo kết quả phân lập
-



3.

-

10

CS 127

Sau khoảng 48 giờ cấy mẫu, chỉ phân lập
được một dòng vi khuẩn. Nó có dạng chấm
nhỏ, màu trắng, có dạng hình tròn. Phân lập
ở nồng độ 10-5 cho kết quả khuẩn lạc rời rạc,
dễ nhìn thấy.


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

Nhóm C7 (Tổ 3)

BÀI 6: KỸ THUẬT PCR
DỤNG CỤ, VẬT LIỆU VÀ HÓA CHẤT
Dụng cụ
Eppendorf 100µl
Pipet các loại ( từ 0,5 đến 10 µl)

Khay đựng ống nghiệm eppendorf
Vật liệu
Mẫu DNA vi khuẩn hay thực vật
3. Hóa chất
- Master mix của công ty Sinh Hóa Phù Sa
- Mồi xuôi 27F ( 27F: 5’- GAG AGT TTG ATC CTG GTC CAG – 3’) đối với vi
khuẩn.
- Mồi ngược 1495R(1495R 5’ – CTA CGG CTA CCT TGT TAC GA – 3’) đối với
vi khuẩn.
- Nước cất thanh trùng.
II.
TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
Thành phần hỗn hợp chuẩn bị cho PCR (50 µL):
- 25 µl master mix của công ty Sinh Hóa Phù Sa.
- 1 µl mồi xuôi (27F) 10µM
- 1 µl mồi ngược (1495R) 10µM
- 3 µl mẫu DNA ( nồng độ - 100 µL)
- 20 µL nước cất thanh trùng.
Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR
I.
1.
2.





95oC
2m


95oC

72oC

1m

3m

50oC
2m

72oC
7m

4oC


35 chu kỳ
III.
-

11

-

CS 127

TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Nêu các bước trong phản ứng PCR
Bước 1: Khởi đầu. Đun hỗn hợp ở 95°C trong vòng 2 phút để đảm bảo sợi DNA

cũng như mồi được làm nóng. DNA-Polymerase có thể có trong giai đoạn khởi
đầu, hoặc nó có thể được thêm vào ngay sau bước này.
Bước 2: Biến tính (Melting). 95°C trong 1 phút. Đối với mỗi chu kì thì lượng thời
gian này là đủ để biến tính DNA.
Bước 3: Gắn mồi (Annealing). 50°C trong 2 phút.
Bước 4: Kéo dài (Elongation).72°C trong 3 phút.
Bước 5: Các bước từ 2 đến 4 được lặp lại 35 lần, tuy nhiên với mồi và polymerase
tốt, có thể có ít chu kì hơn.


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị
-

-

-

-

12

CS 127

Nhóm C7 (Tổ 3)

Bước 6: Giữ hỗn hợp ở 4°C. Tại nhiệt độ này DNA sẽ không bị hư hại trong vòng
1 đêm.
2. Tại sao có sự khác biệt về nhiệt dộ trong quá trình PCR?
Sự khác biệt về nhiệt độ trong quá trình PCR do trong quá trình PCR cần khuếch
đại đoạn gen nên cần có những nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn để đoạn gen

thực hiện các quá trình khác nhau như tháo xoắn, kéo dài, khuếch đại một cách
thích hợp, đáp ứng được yêu cầu cần thiết của người thực hiện
3. Master mix phù sa gồm những thành phần nào?
PHUSA Master Mix 2X là hỗn hợp dung dịch có nồng độ 2X của Taq DNA
Polymerase, dNTPs và các thành phần cần thiết cho PCR ngoại trừ DNA template
và mồi.
Sản phẩm Master Mix 2X Tracking dye có chứa thêm chất có tỉ trọng cao và màu
chỉ thị giúp load trực tiếp sản phẩm sau khi PCR vào gel agarose mà không phải
phối trộn thêm với bất kì loading buffer khác.
Thành phần Buffer sử dụng: 10 mM Tris-HCl, 75 mM KoAC, 2 mM MgCl 2 (pH
8,5).


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

Nhóm C7 (Tổ 3)

BÀI 8: KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ĐIỆN DI
1. Ghi

nhận hình chụp gel và phân tích kết quả thu được

Hình 1: Kết quả điện di trên gel (giếng 4)
-Giếng 1: mẫu DNA chuẩn
-Giếng 4: mẫu DNA nhóm 3
Nhận xét: Dựa vào band DNA chuẩn, ban DNA của nhóm 3 nằm trong khoảng 1000bp, nằm
trong khoảng của vi khuẩn. Band khá rõ và dễ nhìn.
Safeview có tác dụng gì trong phân tích điện di?
Dùng để nhuộm acid nhân giúp ADN phát sáng dưới đèn UV, giúp dễ quan sát sau khi điện
di. Hơn hết Safeview ít độc hại và được thay thế cho Ethidium Bromide (trước kia gây ung

thư) nên phù hợp với sinh viên trong công tác học tập.


Tại sao phải chọn nồng độ agarose thích hợp cho mỗi đoạn gene có kích thước
khác nhau?
-Vì khi thực hiện quá trình điện di Gel agarose, tốc độ di chuyển của mỗi đoạn gen là khác
nhau. Tốc độ di chuyển của DNA phụ thuộc vào một số thồng số sau:
-Kích thước DNA: các phân tử DNA thẳng có kích thước lớn khi di chuyển qua lỗ gel sẽbị
cản trở nên chậm so với DNA có kích thước nhỏ
-Nồng độ agarose: tùy kích thước DNA muốn phân tích mà ta chọn nồng độ agarose thích
hợp. Kích thước DNA càng nhỏ muốn dễ phân tích thì nên sử dụng nồng độ agarose phải
càng cao và ngược lại.
-Tùy kích thước DNA muốn phân tích mà ta chọn nồng độ agarose thích hợp. Kích thước
DNA càng nhỏ muốn dễ phân tích thì nên sử dụng nồng độ agarose phải càng cao và ngược
lại.
13
 Nêu nguyên lý của kỹ thuật phân tích điện di?
-Điện di là một kĩ thuật để phân tích các phân tử DNA, RNA, Protein dựa trên các đặc điểm
vật lý của chúng như kích thước, hình dạng hay điểm đẳng điện.


CS 127


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

Nhóm C7 (Tổ 3)

-Kĩ thuật này sử dụng một dung dịch đệm để dẫn diện và tạo điện trường đều, một bản gel
(thường là agarose hay polyacrylamide) làm nền để phân tách các phân tử, và các chất

nhuộm khác nhau (ethidium bromide, bạc, xanh Coomassie) để phát hiện vị trí các phân tử
trên gel sau khi điện di.
-Kĩ thuật điện di hoạt động nhờ vào lực kéo của điện trường tác động vào các phân tử tích
điện và kích thước lỗ của thể nền gel.
-Gel cấu tạo bởi các chuỗi cao phân tử polymer được liên kết chéo với nhau tạo thành một
hệ thống mạng lưới với kích thước các mắc lưới tùy thuộc vào nồng độ chất cao phân tử
(agarose, polyacrylamide) và phản ứng tạo liên kết chéo. Các phân tử được phân tách khi di
chuyển trong gel với vận tốc khác nhau nhờ vào sự khác nhau của lực của điện trường tác
động lên chúng, kích thước của phân tử so với kích thước lỗ của gel và hình dạng, độ cồng
kềnh của phân tử.
PHẦN II: TRẢ LỜI CÂU HỎI
1./ Những lưu ý khi sử dụng cân điện tử hay cân phân tích:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng cân điện tử hay cân phân tích.
- Không được đặt vật /mẫu cần cân lên cân phân tích/điện tử đột ngột hoặc thả mạnh
vật/mẫu lên mặt bàn cân khi cân. Để vật/mẫu lên bàn cân một cách nhẹ nhàng.
- Không đặt trực tiếp vật/mẫu, chất lỏng, bột trực tiếp tiếp xúc lên mặt bàn cân phân
tích điện tử mà phải dùng chén, lọ,đĩa, giấy cân để đựng mẫu khi cân.
- Không cân mẫu nặng quá mức giới hạn quy định của nhà sản xuất cân.
- Điều kiện môi trường khi cân: ẩm độ không khí: 45-55%, nhiệt độ 25-350C.
- Không thực hiện cân trong môi trường quá khô (< 25%) hoặc quá ẩm (>70%) hoặc ở
mẫu có nhiệt độ cao (> 650C).
- Khi vệ sinh mặt bàn cân phân tích/điện tử cần phải tắt nguồn điện của cân và lấy mặt
bàn cân ra khỏi đế đỡ mặt bàn cân rồi mới thực hiện việc lau chùi. Yêu cầu tuyệt đối
nhẹ nhàng và cẩn thận.
- Khi không dùng cân điện tử phân tích, tuyệt đối không để bất kỳ trọng lượng nào lên
mặt bàn cân làm cân phải chịu tải liên tục. Cân cần được che bụi bằng hộp mica hoặc
tương đương nhưng không được phủ lên mặt bàn cân vải hay tấm nylon. Cân không
được phơi trực tiếp dưới ánh nắng hoặc chịu tác động liên tục bởi gió, quạt gió.
- Trong quá trình cân, cần tắt, đóng hay cách ly tất cả các thiết bị có ảnh hưởng gián
tiếp lên mặt bàn cân như quạt, máy lạnh, cửa sổ…

- Khi cân, không thực hiện thao tác khuấy, gõ lên chén cốc đựng mẫu. Các thao tác nói
trên và tương tự cần phải được thực hiện bên ngoài cân hoặc thay thế bằng các thao
tác khác không gây tác động trực tiếp lên mặt bàn cân.
- Để cân phân tích trên vị trí bằng phẳng.
- Mỗi khi di dời cân phân tích, cần kiểm tra và hiệu chỉnh độ thăng bằng của mặt bàn
cân. Tùy theo loại cân phân tích, chúng ta có thể kiểm tra độ lệch khỏi vị trí trung
tâm của giọt nước .
2./ Mô tả cách sử dụng máy đo pH, cách chỉnh pH chuẩn, nêu các loại pH chuẩn và
khoản pH của các pH chuẩn?
14 -

CS 127

Các bước tiến hành chuẩn lần lượt như sau:
Gắn điện cực vào máy đo rồi bật công tắc bên hông máy về vị trí pH. Tháo vỏ nhựa
bao đầu điện cực (lưu ý bên trong có chứa dung dịch KCl 3M. Rửa điện cực bằng
nước cất. Dùng giấy thấm để thấm bớt nước đầu điện cực.


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị
-

-

-

-

-


-

-

15

-

-

CS 127

Nhóm C7 (Tổ 3)

Chỉnh núm nhiệt độ chỉ nhiệt độ dung dịch chuẩn (thường là nhiệt độ phòng khỏang
25-30oC)
Cho điện cực vào dung dịch đệm pH 7, chờ cho trị số ở mặt hiển thị ổn định, chỉnh
núm pH 7 sao cho số đọc về trị số 7,00. Lấy điện cực ra và rửa bằng nước cất. Thấm
bớt nước đầu điện cực bằng giấy thấm.
Cho điện cực vào dung dịch đệm pH X ( pH 4 hay pH 10). Nếu số đọc không phải là
4,00 (hay 10,00), dùng vít nhỏ chỉnh núm pH X sao cho số hiển thị trên máy đo là
4,00 (hay 10,00). Lấy điện cực ra và rửa điện cực bằng nước cất. Thấm bớt nước đầu
điện cực.
Thực hiện lại bước 3 và 4 cho đến khi trị số hiển thị trên máy đo đúng với trị số của
các dung dịch đệm ở cả pH 7 và pH 4 (hay pH10). Sau khi chuẩn, dùng máy để đo trị
số pH của dung dịch muốn đo. Lưu ý: khi cho điện cực vào dung dịch, chờ trị số đo
ổn định rồi mới đọc
Để chuẩn máy đo
Hiệu chuẩn hai điểm – Trong phương pháp này, một máy đo pH dựa trên bộ vi xử lý
tính toán độ dốc thực và sai số bù cho điện cực pH. Dựa trên thông tin này, phương

trình mV / pH của đồng hồ được điều chỉnh để phù hợp với các đặc tính của điện cực
pH được sử dụng.
Hiệu chuẩn nhiều điểm – Với một số mét pH, hiệu chuẩn có thể được thực hiện cho
hơn hai giá trị pH trên cả hai mặt của điểm zero, trong trường hợp này là pH 7,00.
Hiệu chuẩn ở ba hoặc nhiều giá trị pH làm tăng phạm vi đo của thiết bị mà không cần
hiệu chuẩn lại.
Cần dùng 2 dung dịch đệm có trị số là pH 7 và pH X
Khi dung dịch cần đo có pH < 7, chọn pH X là pH 4
Nếu dung dịch cần đo có pH > 7, chọn pH X là pH 10, phép đo sẽ chính xác hơn
Các loại pH chuẩn:
Quỳ tím
Máy đo pH
Bút đo pH: Bút đo pH đất, bút đo pH nước
Test sera
3./ Những lưu ý khi sử dụng máy cô quay chân không (rotatory evaporator)?
Đọc hoặc tìm hiểu kỹ các bước vận hành sử dụng trước khi sử dụng máy.
Tìm hiểu trước về đặc tính (ví dụ: nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy,...) của các chất,
các dung môi đem đi cô quay.
Cô quay các hợp chất có tính ổn định trong quá trình cô quay.
Kiểm tra các bộ phận của thiết bị đảm bảo trạng thái hoạt động bình thường (ví dụ:
bình thủy tinh chứa mẫu và dung môi, ống sinh hàn không bị rạn nứt, máy hoạt động
bình thường)
Cẩn thận nâng và đặt bình chứa và bình bay hơi vào máy, giữ bình chứa mẫu cho đến
khi bật máy hút chân không và cảm thấy bình mẫu đã bị hút chặt vào vị trí lắp . Phải
cẩn thận để tránh làm vỡ bình.
Khi lắp hệ thống xong, cần kiểm tra lại độ kín của hệ thống cô quay.
Điều chỉnh độ mạnh của chân không một cách từ từ (hoặc nhiệt cung cấp từ nồi nước
nóng) để điều chỉnh tốc độ bay hơi, hoặc thêm hóa chất như boiling chíp (để hỗ trợ
quá trình bay hơi).
Cài đặt tốc độ quay vừa đủ.

Cài đặt máy cô quay theo bảng dung môi phù hợp với từng nhiệt độ. Nếu dung môi
không bay hơi sẽ không gặp hệ thống sinh hàn, không thực hiện tách dung môi được.


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị
-

-

-

-

Nhóm C7 (Tổ 3)

Người sử dụng các thiết bị bay hơi quay phải thận trọng để tránh tiếp xúc với các bộ
phận quay, đặc biệt là sự vướng víu quần áo, tóc, hoặc dây chuyền.
Khi cô quay xong ta muốn lấy các bình chứa ra khỏi hệ thống thì phải thực hiên thao
tác xả chân không bằng cách mở khóa chân không để làm cân bằng áp suất trong hệ
thống với môi trường bên ngoài.
Tuân thủ theo hướng dẫn của giáo viên hoặc cán bộ quản lý phòng thí nghiệm.
4/. Những lưu ý khi sử dụng thiết bị Soxhlet?
Các hợp chất chiết được trữ trong bình cầu, đến một lúc nào đó nồng độ của chất đạt
đến mức bảo hòa thì cần phải thay dung môi mới.
Tùy trường hợp, việc chiết có thể kéo dài vài ngày. Muốn nghỉ, cần phải tắt bếp
trước, chờ thêm khoảng 30 phút mới tắt ống nước làm lạnh ống sinh hàn.
Khi thực hiện sự chiết với dung môi có nhiệt độ sôi thấp, phòng thí nghiệm ở xứ
nóng, cần lưu ý xem ống sinh hàn có đủ sức làm ngưng tụ hơi hay không, nếu không,
sẽ thấy bốc khí ra khỏi hệ thống từ đầu trên cao của ống sinh hàn, trong trường hợp
đó cần tìm cách nối dài thêm hệ thống sinh hàn. Lưu ý đây là hệ thống hở, phần bên

trong của hệ thống thông với không khí bên ngoài nhờ ống sinh hàn, vì thế khi nối
dài ống sinh hàn không được làm ống bị bít.
Sau khi chiết kiệt với một loại dung môi, muốn tiếp tục chiết với dung môi có tính
phân cực cao hơn thì ta phải rút bao chứa nguyên liệu ra khỏi ống, mở miệng bao cho
dung môi bay hết, rồi cho bao trở lại ống, rót dung môi mới vào và bắt đầu quy trình
chiết mới.
5./ Những lưu ý khi sử dụng tủ cấy?
Cần phải vệ sinh sạch sẽ tủ trước và sau khi sử dụng bằng dung dịch ethanol 70%,
calcium hypochloride 10%,...
Sắp xếp dụng cụ, vật liệu cần thiết (trừ mẫu thí nghiệm) cho quy trình theo trật tự
hợp lý và phải làm sạch với chất khử nhiểm (ethanol 70%),…
Bật UV đủ thời gian cần thiết để đảm bảo vô trùng tủ trước khi sử dụng (thường 30 –
50 phút) và tránh tiếp xúc với tủ khi đang bật UV.
Không để giấy, thiết bị,… chặn các lỗ khí phía trước tủ (có thể gây xáo trộn không
khí, mang nguồn không khí ô nhiễm vào tủ) và thực hiện cách các lỗ khí này ít nhất
10cm.

6/. Những lưu ý khi sử dụng sắc ký bản mỏng (TLC)?
-

16 -

Chú thích bằng viết chì lên bản sắc ký. Khi chú thích nhớ vạch nhẹ đừng đè mạnh,
tránh làm hỏng lớp silica gel trên sắc kí
Khi cầm bản sắc kí tránh dùng tay trực tiếp lên lớp silica gel, sẽ ảnh hưởng đến kết
quả của quá trình sắc ký.
Sử dụng máy sấy hoặc đợi cho khô rồi mới được chấm tiếp tục mẫu lên bản sắc ký.
Sau khi sắc ký xong nhớ dùng đánh dấu lại vạch màu, mực nước tránh khi bản sắc ký
khô sẽ bay mất.
Khi đặt bản sắc ký vào dung môi thì cần chú ý đặt thẳng đứng nhất có thể tránh

nghiên ngã ảnh hưởng đến kết quả.
Trong quá trình làm cần theo dõi, quan sát mẫu đang chạy đến đâu để dừng lại đúng
lúc thời gian và đúng thời điểm, tránh để quá lâu.

7/. Những lưu ý khi sử dụng máy đo quang phổ?
-

CS 127

Chỉ sử dụng khi được sự cho phép và hướng dẫn sử dụng của cán bộ phòng thí
nghiệm.


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị
-

Nhóm C7 (Tổ 3)

Cần tìm hiểu rõ cách vận hành, các thao tác với máy trước khi sử dụng
Dung dịch mẫu phải đồng nhất
Chọn loại cuvet phù hợp với mẫu.
Đặt cuvet đúng cách vào máy đo quang phổ.
Cần chọn bước sóng phù hợp.
Cầm cuvet, vệ sinh cuvet đúng cách.

8/. Những lưu ý khi sử dụng nồi hấp thanh trùng?
-

-


Chỉ sử dụng khi được sự cho phép và hướng dẫn sử dụng của cán bộ phòng thí
nghiệm.
Cần tìm hiểu rõ cách vận hành, các thao tác sử dụng nồi hấp thanh trùng đúng cách
Đặt nồi hấp trên nền phẳng, cân bằng và giữ khoảng cách hơn 6cm giữa tường và vỏ
máy.
Kiểm tra gioăng cao su đã được đặt đúng vị trí chưa. Trước khi sử dụng cần dùng
khăn ẩm sạch lau phía bên ngoài và bề mặt tiếp xúc với nồi của gioăng để tránh có
vật thể lạ làm thoát hơi trong quá trình tiệt trùng
Chú ý: thao tác mở nắp nồi cần nhẹ nhàng, sau khi mở nắp không nên bỏ tay ra ngay
khỏi tay nắm để tránh trường hợp hỏng lò xo đàn hồi của nắp nồi
Đợi áp suất trong nồi về 0 mới được mở nắp nồi
Khi mở nắp cần thực hiện đúng để tránh bị thương
Kiểm tra nguồn điện trước khi sử dụng. Ngắt điện sau khi sử dụng.
Sau khi mở nắp nồi, lấy rổ lưới và các phụ kiện ra khỏi nồi sau đó dùng khăn sạch
tiến hành lau bên trong nồi.
Trước khi bật nồi, cần kiểm tra lượng nước trong nồi có cạn quá không ( tránh việc
cháy role trong nồi)
Nhớ canh thời gian khử trùng.

9/. Những lưu ý khi sử dụng máy cất nước và máy lọc nước RO?

-

Máy cất nước
Phải khoá vòi khi không có nước.

Máy lọc nước RO

-


Phải đăng kí sổ khi sử dụng. Đối với máy lọc nước RO chỉ cần đăng ký sổ. Đối với
máy nước cất thì khi đăng ký sổ phải có xác nhận của cán bộ quản lý mới được sử
dụng.

-

Máy nước cất có 2 khoá: khoá đỏ (khoá nguồn - nước nguồn) và khoá xanh (khoá an
toàn - chỉnh mức nước). Khi được phép sử dụng thì số liệu trên máy đã được điều
chỉnh với lượng nước phù hợp, do đó chỉ được mở khoá đỏ, không được dùng khoá

17

CS 127


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

xanh

18

CS 127

Nhóm C7 (Tổ 3)


TT. Kỹ thuật phân tích thiết bị

19


CS 127

Nhóm C7 (Tổ 3)



×