Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận THƯƠNG LƯỢNG KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.57 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA LAO ĐỘNG VÀ CÔNG ĐOÀN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN PHONG TRÀO THI ĐUA, CÔNG
ĐOÀN THAM GIA QUẢN LÝ, XÂY DỰNG THỎA ƯỚC VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP

Đề tài:
“THƯƠNG LƯỢNG KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ GÓP
PHẦN XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT
TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP”

Họ tên học viên: Ngô Quốc Khánh.
Đơn vị: Ban CSPL, Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang.
Lớp: K27-NVCĐ-Tiền Giang 3

Tiền Giang, tháng 4 năm 2019


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những thành viên của Tổ chức Thương m ại
Thế giới (WTO) có tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh. Quá trình
hội nhập quốc tế đã nhanh chóng mang lại cho người lao đ ộng và t ổ ch ức
công đoàn Việt Nam những thuận lợi và thách thức to lớn trong quá trình
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang một nền kinh tế th ị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuy ển đ ổi n ền kinh
tế này ở Việt Nam đã tạo ra một môi trường hoàn toàn khác trong quan hệ
việc làm ở cấp doanh nghiệp, cấp ngành và cấp quốc gia. Th ực tiễn quan
hệ lao động hiện nay đang có những biến đổi bởi s ự tác đ ộng c ủa ngu ồn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng, sự phát triển của khu v ực kinh


tế phi tư nhân… Trước những biến đổi đó, cả công đoàn cấp trên c ơ s ở và
công đoàn cơ sở đều đứng trước những thách thức trong việc đ ại di ện và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. Công đoàn
cấp trên cơ sở bị hạn chế trong việc hỗ trợ và hướng dẫn công đoàn c ơ sở,
trong khi đó công đoàn cơ sở thiếu năng lực đàm phán, th ương l ượng ký
kết thỏa ước lao động tập thể .
Thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể có thể giúp khắc
phục những mặt trái của cơ chế thị trường, không chỉ thông qua việc áp
dụng tiền lương và những điều kiện lao động bình đẳng giúp đ ạt đ ược s ự
phân phối thu nhập và lợi ích công bằng cho các bên, mà còn giúp bình ổn
sản xuất, tạo ra tính linh hoạt của thị trường lao động. Th ương l ượng ký
kết thỏa ước lao động tập thể là một trong những cơ chế pháp lý c ơ bản
để Nhà nước điều chỉnh mối quan hệ lao động trong nền kinh tế th ị
trường.
Xuất phát từ những thực tế trên, việc nghiên cứu: Công đoàn tham
gia thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp có
ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, là vấn đề rất cần nghiên cứu trong giai
đoạn hiện nay.
2. Thực trạng, tình hình nghiên cứu đề tài:
Thương lượng ký kết thỏa ước lao động là cơ s ở pháp lý quan tr ọng
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan h ệ
lao động; là công cụ quan trọng của Công đoàn trong vi ệc đại diện, b ảo v ệ
người lao động. Vì vậy, trong nhiều năm qua, các cấp Công đoàn trong t ỉnh
Tiền Giang đã quan tâm triển khai thực hiện việc xây dựng, th ương l ượng
ký kết thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp, đ ơn v ị. Qua


đó có 91,08% số doanh nghiệp có thỏa ước lao động. Việc th ương l ượng ký
kết thỏa ước lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp
Công đoàn tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2018-2022 là tri ển khai th ực

hiện chương trình “Nâng cao chất lượng th ương lượng, ký kết và th ực hiện
có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể” nhằm tăng số lượng và ch ất lượng
các thỏa ước lao động tập thể. Theo đánh giá của Liên đoàn Lao động t ỉnh,
trong năm 2018 có tổng số 258 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, có 235
doanh nghiệp đã ký kết được thỏa ước lao động tập th ể (đ ạt 91,08%). Qua
phân loại theo các tiêu chí của Tổng Liên đoàn Lao động Vi ệt Nam có 9 b ản
thoả ước đạt loại A, 61 bản đạt loại B, 110 bản đạt loại C, 54 bản đạt lo ại
D và 1 bản thỏa ước lao động tập thể không phân loại.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở của việc luận gi ải một
số vấn đề lý luận có liên quan, phân tích cụ th ể về th ương l ượng ký k ết
thỏa ước lao động tập thể, đánh giá thực tiễn thực hiện. T ừ đó đ ưa ra các
khó khăn, hạn chế và đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò của các cấp
Công đoàn trong thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập th ể, góp ph ần
xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển trong doanh
nghiệp.
4. Nội dung nghiên cứu
Thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể có th ể diễn ra ở
nhiều cấp độ khác nhau như cấp doanh nghiệp, cấp ngành.... Tuy nhiên
trên cơ sở nhận thấy thương lượng, ký kết thỏa ước lao đ ộng t ập th ể ở
cấp doanh nghiệp là hình thức được sử dụng nhiều nh ất, ph ổ bi ến nh ất,
có thể đem lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy c ơ phát
sinh mâu thuẫn, tranh chấp.
Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung hệ thống hóa và phân tích nh ững
vấn đề lý luận về thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể nh ư:
khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thương lượng và ký kết, trình t ự th ương
lượng và ký kết; nội dung, hình thức, phạm vi; nh ững lợi ích cao h ơn so v ới
sự quy định trong pháp luật cho người lao động; hiệu quả mà nó mang l ại
cho sự phát triển quan hệ lao động nói riêng và s ự ổn đ ịnh và phát tri ển
kinh tế, xã hội nói chung.

Nội dung nghiên cứu sẽ đề cập đến những giải pháp nhằm nâng cao
vai trò của các cấp Công đoàn trong thương lượng ký kết thỏa ước lao
động tập thể và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
5. Phương pháp nhiên cứu đề tài


Để đạt được mục đích nghiên cứu, nội dung chủ yếu dựa trên c ơ sở
phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp logic; ph ương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp đối chiếu, so sánh; ph ương pháp kh ảo
cứu thực tiễn... Các phương pháp này được sử dụng đan xen l ẫn nhau để có
thể xem xét một cách toàn diện các vấn đề lý luận và th ực tiễn về biện
pháp thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể góp phần xây d ựng
quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển trong doanh nghi ệp.
6. Ý nghĩa và tính ứng dụng
Nội dung nghiên cứu sẽ hệ thống hóa và phân tích những vấn đề như
khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc thương lượng và ký kết, trình t ự th ương
lượng và ký kết; nội dung, hình thức, phạm vi; hiệu quả mà nó mang l ại
cho sự phát triển quan hệ lao động nói riêng và s ự ổn đ ịnh và phát tri ển
kinh tế, xã hội nói chung.
Bên cạnh đó, cũng đã đánh giá thực tiễn th ực hiện trách nhi ệm của
cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên c ơ s ở
pháp luật lao động. Hơn thế nữa, nó còn tạo điều kiện để người lao động,
bằng sự thượng lượng, mặc cả, thông qua sức mạnh của cả tập th ể v ới
người sử dụng lao động để có thể hưởng những lợi ích cao h ơn so v ới s ự
quy định trong pháp luật.
Đề tài cũng đề cập đến những giải pháp nhằm nâng cao khả năng
thương lượng ký kết thỏa ước lao động của các cấp Công đoàn góp ph ần
điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh không cần thiết, tạo ra nh ững đi ều
kiện cho sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và người s ử dụng lao
động. Tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp lao

động tập thể, một khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra.
Thương lượng ký kết thỏa ước lao động đúng đắn, trên c ơ s ở bình
đẳng, tự do thương lượng, hợp tác sẽ là nguồn quy ph ạm thích h ợp t ại ch ỗ
bổ sung cho nội quy doanh nghiệp, tăng cường kỷ luật trong doanh nghiệp
và còn là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ký h ợp đ ồng
lao động với người lao động, phù hợp với điều kiện, kh ả năng c ủa doanh
nghiệp, đảm bảo quyền lợi của hai bên.
7. Kết cấu nội dung nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu đ ược chia làm ba
chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thương lượng ký kết thỏa ước lao
động tập thể và pháp luật về thương lượng tập thể


Chương 2: Thực trạng về thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập th ể
tại các doanh nghiệp trong tỉnh Tiền Giang
Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao về thương l ượng ký kết
thỏa ước lao động tập thể

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG LƯỢNG KÝ KẾT
THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
1. Khái niệm thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập th ể
Trước hết, nên phân tích hai khái niệm sau:
Thứ nhất, thương lượng tập thể là hình thức trao đổi, thảo luận,
đàm phán giữa tập thể lao động và một hoặc nhiều người sử d ụng lao
động ở các cấp khác nhau về điều kiện lao động, điều kiện s ử dụng lao
động hoặc giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc th ực hiện
quan hệ lao động nhằm đạt được những thỏa thuận chung thống nhất.
Thứ hai, thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập
thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao đ ộng v ới

những lợi ích cao hơn so với sự quy định trong pháp lu ật cho t ập th ể ng ười
lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập th ể.
Từ hai khái niệm này có thể thấy:
Thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể là một quá trình
thỏa thuận nhằm đạt tới sự thống nhất ý chí gi ữa NSDLĐ và NLĐ v ề các
điều kiện lao động với những lợi ích cao hơn so với sự quy định trong pháp
luật cho tập thể người lao động, bằng sự thượng lượng, m ặc cả, thông qua
sức mạnh của cả tập thể với người sử dụng lao động.
Thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể sẽ th ỏa thuận
những vấn đề quan trọng như: tiền lương, phụ cấp, tiền th ưởng, các vấn
đề về điều kiện lao động như bảo hiểm xã hội, an toàn, v ệ sinh lao đ ộng,
thời gian làm việc, nghỉ ngơi và các phương thức giải quy ết tranh ch ấp lao
động được sử dụng khi tranh chấp lao động tập thể xảy ra.
2. Đặc điểm thương lượng ký kết thỏa ước lao động
Chủ thể thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập th ể th ường
diễn ra giữa người sử dụng lao động (hoặc đại diện c ủa h ọ) và đ ại di ện


người lao động (do người lao động bầu hoặc cử ra). Sức mạnh của tập th ể
người lao động là sức mạnh to lớn hạn chế sự bất bình đ ẳng gi ữa ng ười
lao động và người sử dụng lao động trong suốt quá trình th ương l ượng và
ký kết.
Mục đích thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể là đ ể thiết
lập các thỏa thuận chung về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích
của các bên trong quan hệ lao động, hướng tới nh ững l ợi ích cao h ơn so v ới
sự quy định trong pháp luật cho tập thể người lao động và phòng ng ừa
mâu thuẫn trong quan hệ lao động thông qua việc thiết lập các th ỏa thuận
chung hoặc trực tiếp giải quyết các mâu thuẫn đã phát sinh dẫn đ ến s ự
tồn tại của tranh chấp lao động tập thể.
Phạm vi tiến hành thương lượng ký kết thỏa ước lao động t ập th ể

diễn ra ở hai cấp như: cấp doanh nghiệp, cấp ngành. T ương ứng sẽ hình
thành các bản thỏa ước tập thể các cấp nếu quá trình th ương l ượng t ập
thể thành công.
Phương thức tiến hành thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập
thể là một quá trình được tiến hành dưới nhiều hình th ức khác nhau. Các
bên có thể gặp nhau liên tục hoặc định kỳ hàng năm hoặc m ột khoảng th ời
gian nào đó để tiến hành thương lượng. Dù hình thức th ương lượng có th ể
khác nhau nhưng quá trình này đều được tiến hành theo m ột trình t ự
chung, bắt đầu từ việc đưa yêu sách, tranh luận, phản biện, nghiên c ứu
tính toán lợi ích và cân nhắc để đưa ra quyết định cuối cùng c ủa các bên.
3.Vai trò của thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập th ể
Thứ nhất, có thể giúp cân đối vị thế của người lao động trong quan
hệ lao động.
Thứ hai, tạo ra nền tảng vững chắc để duy trì, ổn định và phát triển
quan hệ lao động.
Thứ ba, biện pháp hữu hiệu để hạn chế các xung đột, tranh ch ấp
trong lao động, ngăn ngừa được những xung đột và tranh ch ấp trong quan
hệ lao động, tạo sự bình đẳng giữa những người lao động trong doanh
nghiệp.
Thứ tư, hạn chế tối đa sự áp đặt ý chí của người sử dụng lao đ ộng,
kiềm chế xu hướng lạm quyền đối với người lao động, đồng thời đảm bảo
cho họ quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, ổn định phát triển sản
xuất.
Thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể là kết quả và là
biện pháp pháp lý quan trọng để người lao động và NSDLĐ xây d ựng m ối


quan hệ lao động hài hòa, ổn định, cùng nhau hợp tác vì s ự phát tri ển b ền
vững của doanh nghiệp.
4 Nội dung của thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập

thể
Thứ nhất, nguyên tắc thương lượng ký kết thỏa ước lao động.
Trong đó, nguyên tắc cơ bản nhất là các nguyên tắc bình đẳng, thi ện chí,
nguyên tắc tự nguyện, công khai.
Thứ hai, về chủ thể tham gia thương lượng ký kết thỏa ước lao
động:
Về phía người lao động là đại diện NLĐ, tổ chức công đoàn th ường
là đại diện của NLĐ ở các cấp tương ứng: công đoàn doanh nghi ệp, công
đoàn ngành... Nếu ở nơi nào chưa có tổ chức công đoàn, ng ười lao đ ộng
cũng có thể cử đại diện tham gia thương lượng tập thể (n ếu có) để bảo v ệ
quyền lợi cho người lao động.
Về phía người sử dụng lao động là cá nhân người sử dụng lao đ ộng
hoặc đại diện hợp pháp của người sử dụng lao động.
Thứ ba, các quy định về trình tự, thủ tục th ương lượng ký kết th ỏa
ước lao động. Trình tự, thủ tục là nội dung quan trọng nhất vì nó là nh ững
nội dung quy định trược tiếp sự tương tác của các chủ thể tham gia vào
quá trình thương lượng và ký kết. Thông thường, gồm các b ước c ơ bản là
đề xuất yêu cầu và nội dung cần thương lượng, tiến hành th ương l ượng,
lấy ý kiến của tập thể về dự thảo thỏa ước lao động tập th ể, hoàn thiện
dự thảo thỏa ước và tiến hành ký kết
Thứ tư, về nội dung thương lượng ký kết thỏa ước lao động gồm
các vấn đề bên trong quan hệ lao động, những vấn đề tiền lương, ti ền
thưởng, trợ cấp, nâng lương cùng với đó là nh ững nội dung v ề đi ều ki ện
lao động, vấn đề việc làm hoặc những vấn đề khác mà theo h ướng có l ợi
hơn cho người lao động so với luât.
Thứ năm, các biện pháp bảo đảm thực hiện là những cơ chế để bảo
đảm hiệu quả quá trình thương lượng, ký kế và th ực hiện. Th ực hiện ký
thỏa ước lao động tập thể góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh
không cần thiết, tạo ra những điều kiện cho s ự g ắn bó ch ặt chẽ gi ữa ng ười
lao động và người sử dụng lao động

5. Ý nghĩa thương lượng ký kết thỏa ước lao động
Thương lượng ký kết thỏa ước lao động làm cho quan hệ lao động
phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, giúp cho các


đại diện thương lượng nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, trách nhi ệm,
nhằm tạo ra tiếng nói chung giữa các chủ thể tham gia quan hệ lao đ ộng.
Đây là yếu tố quan trọng tạo cho quan hệ lao động phát sinh, tồn t ại và
phát triển lành mạnh, sẽ phát huy hiệu quả trong việc bình ổn quan h ệ lao
động, góp phần quan trọng trong việc giúp các bên xác l ập nên đi ểm cân
bằng, hài hòa về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao đ ộng,
thông qua quá trình này cũng có thể khiến hai bên th ấu hiểu đ ược l ợi ích
của nhau, và cùng nhau hướng tới một lợi ích chung, giúp cho việc gi ải
quyết bất đồng phát sinh giữa các bên nhanh chóng, kịp thời bằng các biện
pháp hòa bình.
Thương lượng ký kết thỏa ước lao động tạo nên sự cộng đồng trách
nhiệm của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa v ụ phát sinh
trên cơ sở pháp luật lao động. Hơn thế nữa, nó còn tạo điều kiện để người
lao động, bằng sự thượng lượng, mặc cả, thông qua sức mạnh của cả t ập
thể với người sử dụng lao động để có thể hưởng những lợi ích cao h ơn so
với sự quy định trong pháp luật.
Việc thương lượng ký kết thỏa ước lao động được thực hiện m ột
cách đúng đắn, trên cơ sở bình đẳng, tự do thương lượng, hợp tác sẽ là
nguồn quy phạm thích hợp tại chỗ bổ sung cho nội quy doanh nghi ệp, tăng
cường kỷ luật trong doanh nghiệp và còn là cơ sở pháp lý quan tr ọng đ ể
doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng lao động v ới người lao đ ộng, phù h ợp
với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của hai bên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG LƯỢNG KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO
ĐỘNG TẬP THỂ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
TỈNH TIỀN GIANG

Theo đánh giá của Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang, trong năm
2018 có tổng số 258 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, có 235 doanh
nghiệp đã ký kết được thỏa ước lao động tập thể (đạt 91,08%). Qua phân
loại theo các tiêu chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có 9 bản tho ả
ước đạt loại A, 61 bản đạt loại B, 110 bản đạt loại C, 54 bản đạt lo ại D và
1 bản thỏa ước lao động tập thể không phân loại.
Theo thực tế, trong những năm gần đây việc thương lượng, ký kết
và thực hiện thỏa ước lao động tập thể không chỉ góp phần đảm bảo
quyền lợi, lợi ích chính đáng cho người lao động mà còn xây d ựng mối quan


hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghi ệp, giúp doanh
nghiệp phát triển bền vững.
Việc triển khai tốt thương lượng, ký kết và th ực hiện th ỏa ước lao
động tập thể tại các doanh nghiệp là một giải pháp quan trọng góp ph ần
chăm lo quyền lợi, lợi ích chính đáng cho người lao đ ộng, các c ấp Công
đoàn trong tỉnh luôn chú trọng triển khai công tác này v ới nhi ều gi ải pháp
tích cực như: Tham mưu, tư vấn, hỗ trợ Công đoàn cơ sở thương l ượng, xây
dựng, sửa đổi, bổ sung, tổ chức thương lượng ký kết thỏa ước lao đ ộng; t ổ
chức tập huấn cho cán bộ công đoàn các cấp về th ỏa ước lao đ ộng; t ổ ch ức
huấn luyện kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia th ương
lượng tập thể; cử cán bộ Công đoàn cấp trên đến dự phiên họp th ương
lượng tập thể…
Với các hoạt động tích cực, số đơn vị, doanh nghiệp có tổ ch ức Công
đoàn trong tỉnh thực hiện ký kết thỏa ước lao động tăng dần theo t ừng
năm. Đặc biệt, chất lượng các bản thỏa ước lao động đã h ạn ch ế việc sao
chép luật và có từ 5-8 điều khoản thỏa thuận có lợi hơn cho NLĐ so v ới
quy định của pháp luật như: Chế độ lương, th ưởng, bảo đảm việc làm, chế
độ nâng bậc lương, bồi dưỡng sức khỏe, trợ cấp khi chấm d ứt h ợp đ ồng
lao động, chất lượng bữa ăn ca, tặng quà sinh nhật, khen th ưởng và các ch ế

độ phúc lợi khác… Điển hình như Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken
Tiền Giang, Công ty cổ phần Nông Thủy sản Việt Phú, Công ty TNHH D ệt
len Eco-way, Công ty TNHH xuất nhập khẩu thực phẩm Á Châu. Qua t ổ
chức thương lượng, ký kết thỏa ước lao động, người lao động tại Công ty
được hưởng nhiều chế độ ưu đãi hơn so với quy định của pháp lu ật nh ư:
Công ty đảm bảo người lao động tham gia đóng BHXH, đ ược h ưởng các ch ế
độ về BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật, thu nhập bình quân 5,5
triệu đồng đến 6 triệu đồng/người/tháng, môi trường làm việc sạch sẽ,
bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, được h ỗ tr ợ ti ền ăn ca
trên 15.000 đổng/ngày/người. Cùng với đó, Công ty còn th ường xuyên t ổ
chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục-thể thao nhân các ngày
Quốc tế Phụ nữ 8-3, Quốc tế Lao động 1-5, tặng quà Trung thu, tổ ch ức
thăm quan, nghỉ mát... nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao
động.
Cũng như Công ty cổ phần muối và thương mại Tiền Giang và Công
ty TNHH MTV Công trình đô thị tổ chức ký kết TƯLĐTT với nh ững điều
kiện hết sức có lợi cho NLĐ như: Quy định cụ thể về lương, th ưởng trong
các ngày lễ, tết; hỗ trợ ăn ca; được tặng quà vào dịp sinh nh ật; đ ược tr ợ
cấp khi có việc hiếu, hỷ, khi sinh con; được tham gia đầy đ ủ BHXH, BHYT,
BHTN theo quy định; hỗ trợ tiền đi lại cho NLĐ vào ngày chủ nhật… Đây là


một tín hiệu đáng mừng để tổ chức Công đoàn tiếp tục v ận đ ộng, tri ển
khai ký kết TƯLĐTT tại các doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi, l ợi ích
cho NLĐ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai ký kết
thỏa ước lao động ở các doanh nghiệp trong tỉnh còn gặp một số khó khăn,
bất cập. Đến nay, các KCN tỉnh mới có 235/258 doanh nghi ệp có t ổ ch ức
Công đoàn tổ chức ký kết thỏa ước lao động tập th ể. Tỷ l ệ các doanh
nghiệp tổ chức thương lượng thực sự để mang lại lợi ích cho NLĐ tr ước

khi ký kết còn thấp, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; quy trình th ương
lượng, ký kết chưa theo đúng quy định của pháp luật lao đ ộng, còn mang
tính hình thức; chất lượng các bản thỏa ước lao động tập th ể có cải thi ện
nhưng chưa nhiều, chủ yếu vẫn tập trung vào các nội dung liên quan đ ến
phúc lợi cho người lao động, nội dung có lợi cho ng ười lao đ ộng v ề ti ền
lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi còn ít... người s ử dụng lao đ ộng, m ột s ố
DN chưa chủ động phối hợp với công đoàn cơ sở để xây dựng bản thỏa
ước lao động tập thể có chất lượng, gần như chỉ đưa các khoản hỗ trợ của
doanh nghiệp... Nguyên nhân của thực trạng trên là do quy đ ịnh c ủa pháp
luật về vấn đề này vẫn chưa rõ ràng. Việc thương lượng, xây d ựng và ký
kết thỏa ước lao động chưa thực sự là yêu cầu bắt buộc đối v ới doanh
nghiệp khiến hoạt động của tổ chức Công đoàn trong việc th ương l ượng,
thỏa thuận với chủ doanh nghiệp nhằm làm tăng quyền lợi cho ng ười lao
động còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền, ph ổ bi ến pháp lu ật,
đặc biệt là các quy định của pháp luật về thỏa ước lao động đến các doanh
nghiệp còn hạn chế, người sử dụng lao động và người lao động chưa nhận
thức được đầy đủ về sự cần thiết trong ký kết và th ực hiện thỏa ước lao
động. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ Công đoàn cơ s ở hiện nay là bán
chuyên trách và kiêm nhiệm, thiếu kiến thức về pháp luật lao động, đặc
biệt là kỹ năng tuyên truyền, vận động năng lực đàm phán, th ương l ượng
còn yếu…
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VỀ THƯƠNG
LƯỢNG KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Để xây dựng được những bản thỏa ước lao động tập thể thực sự có
lợi hơn cho người lao động, công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp đã khẳng
định được vai trò của tổ chức đại diện tập thể người lao đ ộng, cán b ộ Công
đoàn cơ sở đã tích cực học tập nâng cao trình độ nghiệp v ụ, kiến th ức pháp
luật lao động, chủ động xây dựng và thương lượng v ới đ ại di ện ng ười s ử
dụng lao động những nội dung có lợi hơn so với quy định pháp lu ật và yêu



cầu người sử dụng lao động thường xuyên có những thay đổi, bổ sung th ỏa
ước lao động tập thể phù hợp với tình hình thực tế.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nh ận th ức cho
người lao động và người sử dụng lao động về vai trò, ý nghĩa của việc ký
kết thỏa ước lao động; tổ chức thêm các lớp tập huấn cho cán bộ Công
đoàn cơ sở nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết đ ể tham gia
thương lượng với doanh nghiệp trong việc xây dựng thỏa ước lao động tại
đơn vị; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc th ực hiện th ỏa ước
lao động, đảm bảo quyền lợi tập thể và trách nhiệm gi ữa hai bên, góp
phần điều hoà lợi ích, ngăn ngừa mâu thuẫn, xung đột trong quan h ệ lao
động.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động theo dõi, rà soát tình
hình, đánh giá, phân loại ở những đơn vị đã ký thỏa ước nh ưng không đáp
ứng yêu cầu thì phải tiến hành xây dựng lại, đảm bảo nội dung, có nh ững
điều khoản có lợi hơn so với quy định pháp luật, đăng ký v ới c ơ quan qu ản
lý nhà nước về lao động;. Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ theo dõi, đôn đ ốc
thực hiện, phản ánh kịp thời lên cấp trên và người sử dụng lao động u ốn
nắn kịp thời những vi phạm thực hiện thỏa ước để bảo vệ quy ền và lợi ích
của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cần xây dựng các biểu mẫu tổng hợp những điều khoản có l ợi h ơn
so với luật mà đã được thương lượng, ký kết và th ực hiện. Nhân rộng các
bản thỏa ước lao động tập thể có nhiều điều khoản có l ợi h ơn so v ới quy
định của pháp luật cho các doanh nghiệp tham khảo, vận dụng.
Hàng năm, tổ chức giám sát; tham gia cùng các ngành ch ức năng
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghi ệp trong đó có nội dung thỏa ước lao động tập th ể; hỗ tr ợ Công đoàn c ơ s ở
giải quyết những khó khăn trong quá trình thương lượng với người s ử
dụng lao động.
Hướng dẫn các Công đoàn cơ sở phối hợp lãnh đ ạo doanh nghi ệp
tổ chức Hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc nhằm k ịp th ời

giải quyết những vướng mắc phát sinh giữa người lao động và ng ười s ử
dụng lao động.
Tăng cường nhiều lớp tập huấn về kỹ năng, phương pháp th ương
lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn các
địa phương



×