Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG LUCH I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.06 KB, 53 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
******************

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên Đề Tài:

QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG LUCH I

Giảng viên hướng dẫn : TH.S NGUYỄN THANH HÙNG
Học sinh thực hiện

: NGUYỄN VĂN THẠNH

MSHS

: 1300010222

Lớp

: XNK37D

TP. Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Học tập là một quá trình nghiên cứu kết hợp cả lý thuyết và thực tế. Nếu


những lý thuyết được học tại trường là nền tảng kiến thức cơ bản thì những kinh
nghiệm được học trong quá trình thực tập giúp chuyển hóa những lý luận đó trở
thành thực tế và áp dụng trong công việc. Hai năm học ở trường và hai tháng thực
tập ở công ty là quãng thời gian ý nghĩa và bổ ích đối với em. Để hoàn thành bài
báo cáo này em xin chân thành cảm ơn những người đã dìu dắt, dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp đỡ em trong công việc và học tập. Đặc biệt,
em xin chân thành cảm ơn đến:
Các thầy cô giảng dạy em ở trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại, những
người đã cho em những kiến thức nền tảng để áp dụng vào công việc. Đặc biệt là
thầy Nguyễn Thanh Hùng là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong
quá trình học tập và làm bài báo cáo này.
Ban lãnh đạo công ty TNHH Việt Thắng Luch I đã tạo điều kiện cho em áp
dụng những kiến thức đã học trong trường vào công việc. Nhất là đối với các anh
Trần Ngọc Châu đã tận tình chỉ dẫn em hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Thạnh


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khi xu thế toàn cầu hóa và hợp tác giữa các quốc gia trở thành một
xu thế tất yếu. Bất kể là nước lớn hay nước bé muốn phát triển kinh tế thì bắt buộc
phải hội nhập vào kinh tế toàn cầu. Là một nước nhỏ bé trải qua nhiều cuộc chiến
tranh khốc liệt và đau thương, kinh tế kiệt quệ sau đó lại hơn một thập kỹ đóng cửa
trong nền kinh tế bao cấp lạc hậu, kinh tế kém phát triển hàng hóa khan hiếm
Nhưng sau đó nhận thức rõ chỉ có hội nhập mới có thể phát triển nền kinh tế, nước
ta đã chủ động mở cửa nền kinh tế, tham gia vào các tổ chức lớn của thế giới như
APEC, WTO,… đưa nền kinh tế đất nước phát triển một cách vượt bật, uy tín của
đất nước ngày càng nâng cao trên thương trường quốc tế.

Trong những năm gần đây, ngành may mặc là một ngành phát triển mũi nhọn
tại Việt Nam. Nhiều công ty lớn ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, Nga,…
Lần lượt chọn Việt Nam làm điểm sản xuất, xuất khẩu ra thế giới. Chính điều đó đã
tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho ngành may mặc. Là một doanh nghiệp may
mới được thành lập nhờ liên doanh giữa công ty Cổ phần may Việt Thắng và một
doanh nghiệp Nga, công ty TNHH Việt Thắng Luch–I hoạt động được hơn 15 năm.
Trong thời gian đó công ty đã đạt được một số thành tựu cơ bản như: xây dựng đội
ngũ nhân viên có năng lực, chất lượng sản phẩm ổn định đạt tiêu chuẩn. Chính vì
mong muốn góp một phần nhỏ, nhằm hoàn thiện quy trình thông quan hàng gia
công của công ty, em đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Quy trình giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không tại công ty TNHH Việt Thắng
Luch I”.
Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu và đánh giá quy trình thông quan xuất nhập
khẩu hàng hóa gia công.Chúng ta có thể rút ra những điều tồn tại hiện nay tại công
tyViệt Thắng Luch– I. Từ đó, đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả cuả công
ty.
Phạm vi nghiên cứu: Đi sâu vào phân tích quy trình thông quan xuất nhập
khẩu hàng gia công qua hợp đồng số 05/VCL– BEZ– GC/2014 (nhập nguyên phụ
liệu và xuất thành phẩm). Từ đó, rút ra những tồn tại để khắc phục và nâng cao hiệu
quả hoạt động.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: quan sát từ các hoạt động thực tế diễn ra tại công
ty.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: thống kê số liệu từ các phòng ban,
tập hợp thông tin nghiên cứu từ sách báo, internet... sau đó phân tích rút
ra các kết luận.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, và
các anh chị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ.
- Phương pháp liên kết: vận dụng các kiến thức đã học phân tích tình hình
hoạt động kinh doanh của công ty nhằm dưa ra các giải pháp phù hợp với

thực tế.
Kết cấu của đề tài:


Ngoài lời cảm ơn, lời mở đầu và mục lục thì thì bài báo cáo tốt nghiệp gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Việt Thắng Luch I ( Vicoluch)
Chương 2: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
tại công ty TNHH Việt Thắng Luch I
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất nhập
khẩu tại côn ty TNHH Việt Thắng Luch I


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................


..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................

..............................................................................................................


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng…năm 2015
Ký tên


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.............................................................................5

1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Việt Thắng Luch I..............................1
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty....................................................1
1.2. Chức năng – nhiệm vụ của công ty..............................................................2
1.2.1. Các nghiệp vụ chủ yếu của công ty...........................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu của công ty..................................................................................................................2
1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty..........................................................................................3

1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của công ty...........................................4
1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.............................................................................................4
1.3.2. Chức năng - nhiệm vụ giữa các phòng ban...............................................................................4

1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty từ năm
2012 đến năm 2014...............................................................................................9
1.4.1 Cơ cấu mặt hàng.........................................................................................................................9
Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG LUCH I...........................................................................32

3.1 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Việt Thắng
Luch I.................................................................................................................. 32

3.1.1 Khó khăn...................................................................................................................................34
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của công ty khá dồi dào, đa số điều được đào
tạo có kinh nghiệm. Vì vậy, công ty cân phải chú trọng hơn trong việc bồi dưỡng, nâng cao trình
độ nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh các chính sách khuyến khích, nâng cao tinh thần
làm việc của nhân viên hơn................................................................................................................35
Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và công nghệ..............................................................................35
Chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.......................................................................35
Thuê ngoài dịch vụ làm thủ tục hải quan..........................................................................................36
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực....................................................................................................36
Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và công nghệ..............................................................................37
Chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.......................................................................38
Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý...........................................................................................39
Thiết lập mối quan hệ tốt với các bên liên quan...............................................................................39
Hạn chế và xử lý nhanh những sai sót, chuẩn bị tốt hồ sơ hải quan................................................40


DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ
Bảng 1.1 - Tình hình sử dụng nhân sự của công ty..................................................8
Bảng 1.2 :Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty qua các năm..............9
Bảng 1.3 - Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của công ty qua các năm............11
Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014.............................12
Bảng 1.5: Tình hình kim ngạch XNK của công giai đoạn 2012 – 2014..................13
Biểu đồ 1.1 - Thể hiện kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty qua các
năm.......................................................................................................................... 10
Biểu đồ 1.2 : - Thể hiện kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của công ty qua các
năm.......................................................................................................................... 11
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HQ
NK
TNHH

TP.HCM
XK
XNK

: Hải Quan.
: Nhập khẩu.
: Trách nhiệm hữu hạn.
: Thành phố Hồ Chí Minh.
: Xuất khẩu.
: Xuất nhập khẩu.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG LUCH - I

1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Việt Thắng Luch I
Công ty TNHH Việt Thắng Luch-I là doanh nghiệp nhà nước, là một đơn vị kinh
doanh hạch toán độc lập của Tổng Công ty dệt may Việt Nam (VIGATEX), hoạt
động theo luật doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhận đầy đủ, có con dấu
riêng và tài khoản riêng. Công ty là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất hoàn
chỉnh từ khâu kéo sợi đến khâu may mặc.
 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Việt Thắng Luch I
 Tên viết tắt: VICOLUCH
 Trụ sở chính: 127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành
phố Hồ Chí Minh
 Văn phòng đại diện: 12 Võ Văn Kiệt, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh
 Điện thoại: 8-974 426; Fax: 7-222 140
 Website:
 Email:
 Mã số thuế: 0300787331

 Tổng vốn kinh doanh: 60 007 000 000 vnđ, trong đó:
Vốn cố định: 35 368 000 000 vnđ
Vốn lưu động: 24 639 000 000 vnđ
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Thành lập vào năm 2007, Công ty TNHH Việt Thắng Luch I với tiền thân là công
ty Dệt Việt Thắng – một trong những công ty có lịch sử hoạt động trong lĩnh vực
may mặc và dệt may ở Việt Nam. Trên nền tảng đó, Công ty TNHH Việt Thắng
Luch I đã từng bước khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thời gian đầu khi mới thành lập, công ty chỉ có một nhà máy với hơn 400 công
nhân. Nhưng đến năm 2008, công ty đã có hai nhà máy với trên 700 công nhân, đáp
ứng nhu cầu chuyên môn sản xuất các mặt hàng áo sơ mi, quần tây, kaki, jacket theo
phong cách thời trang nam nữ. Công ty đã đầu tư phát triển các trang thiết bị hiện
đại nhằm phục vụ cho sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và nhận được sự
đánh giá cao của khách hàng trong nước và quốc tế.
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu sản phẩm công nghệ cao, làm khách hàng cảm
thấy thuận tiện, thoải mái và hài lòng, Công ty TNHH Việt Thắng Luch-I đã từng
bước đạt được uy tín trước các khách hàng trong nước và quốc tế. Với nhiều nổ lực

1


không ngừng nghĩ, công ty đã dành được những danh hiệu như:
 Danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao được khách hàng chấp thuận”
trong nhiều năm liền
 Danh hiệu “Top ten nhãn hiệu thương mại hàng đầu Việt Nam”
1.2. Chức năng – nhiệm vụ của công ty
1.2.1. Các nghiệp vụ chủ yếu của công ty
Kinh doanh xuất nhập khẩu:
Công ty chủ yếu nhập các sản phẩm chuyên phục vụ cho công nghiệp may mặc
như: nguyên phụ liệu, các thiết bị máy móc, phụ tùng gia công, vài thuốc nhuộm,

móc, khóa, dây kéo, nhãn mác,… từ Đức, Thụy Sĩ, Hồng Kông, Hàn Quốc. Bên
cạnh đó, công ty đã xuất sang các thị trường như EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Nga, Thụy Sỹ các mặt hàng như áo khoác, quần tây nam nữ các
loại, áo sơ mi nam nữ các loại, áo blouse, áo jacket,…
Gia công xuất khẩu:
Với dân số đông và trẻ của nước ta hiện nay, công ty đã khéo léo sử dụng nguồn
tài nguyên này một cách hiệu quả. Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ hơn so
với các nước trong khu vực cũng như thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty
ký kết các hợp đồng lớn với các đối tác nước ngoài, tạo ra nhiều việc làm cho nguồn
nhân lực của nước ta, cũng như từ đó công ty có thể học hỏi được những kỹ thuật
tiên tiến hiện đại của đối tác để ngày càng hoàn thiện và phát triển ngày càng vững
mạnh hơn.
Ủy thác:
Ngoài thực hiện các nhiệm vụ xuất nhập khẩu chủ yếu, công ty còn giúp đỡ các
doanh nghiệp khác qua hình thức ủy thác xuất nhập khẩu. Tuy nhiên đây là hoạt
động nhỏ lẻ, ít khi được công ty thực hiện vì lợi nhuận đem về cho công ty không
cao.
1.2.2. Mục tiêu của công ty
Ngành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu là sản xuất may mặc, đặc biệt là sản
xuất áo jacket chất lượng cao. Ngoài ra còn có mua bán nguyên phụ liệu, phụ tùng,
máy móc ngành dệt may.
Với mục tiêu sản xuất và cung ứng những sản phẩm dệt may có chất lượng tốt,
đa dạng và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước, đồng
thời mở rộng thị trường sang các nước khác như: EU, Nga, Hoa Kì, Nhật Bản,…
Đồng thời công ty còn chú trọng đến việc tìm kiếm liên doanh, liên kết sản xuất
và liên kết thương mại với các đối tác trong và ngoài nước nhằm đa dạng hóa hoạt

2



động của mình. Mặt khác, nâng cao hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều
kiện như hiện nay.
1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Căn cứ theo quyết định của Bộ Công Nghiệp, Công ty TNHH Việt Thắng Luch I
hoạt động với chức năng và nhiệm vụ như sau:
Chức năng:
 Là đơn vị thuộc bộ kế hoạch và đầu tư, công ty có chức năng chính là hoạt
động sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng may mặc cao cấp như áo
sơ mi, áo jacket, quần các loại, hóa chất, các nguyên phụ liệu, các máy móc, phụ
tùng và các thiết bị sản xuất.
 Nhận ủy thác xuất nhập khẩu, được phép xuất khẩu trực tiếp trong khuôn
khổ cho phép của Bộ Công Thương.
 Chuyên sản xuất gia công từ những mặt hàng vải sợi đến các sản phẩm may
mặc hoàn chỉnh, chuyển giao công nghệ mới dần nâng cao cải tiến sản phẩm ngày
càng đa dạng và phong phú về kiểu dáng, mẫu mã và cả chất lượng.
 Đầu tư liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
 Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ:
 Nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành các chỉ tiêu vĩ mô, mở rộng mối quan hệ
sản xuất, chuyển đổi công nghệ tiên tiến và góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả
kinh tế, thị phần, uy tín của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
 Giữ vững thị trường ở các nước và đồng thời mở rộng sang các thị trường
mới tiềm năng.
 Kiểm tra chặt chẽ số lượng và chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu hay
nhập khẩu một lô hàng.
 Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước như: thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi
trường (nêu có).
 Bảo tồn và phát huy vốn được giao, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng
cường duy trì, đầu tư điều kiện sản xuất cho doanh nghiệp nhằm tạo nền tảng vững

chắc và lâu dài cho doanh nghiệp.
 Tối đa hóa lợi ích xã hội, tập trung thu hút nguồn lao động trẻ, chăm lo cho
đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, tổ chức bồi dưỡng và
nâng cao tay nghề, trình độ kiến thức cho cán bộ công nhân viên.
 Phải thực hiện chính sách về tiền lương, tiền thưởng, quỹ phúc lợi một cách
công bằng.

3


1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của công ty
1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG KỸ
THUẬT

PHÒNG KD

GĐ KINH
DOANH

PHÒNG KẾ
TOÁN

PHÒNG
NHÂN SỰ

PHÒNG XNK


NHÀ MÁY 2

NHÀ MÁY 4

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty XNK Việt Thắng)
1.3.2. Chức năng - nhiệm vụ giữa các phòng ban
 Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người đại diện cho công ty, chịu mọi trách nhiệm về việc sản
xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật và cũng là đại diện pháp nhân ký kết
các văn bản pháp lý, phụ trách trực tiếp công tác tài chính, tổ chức hành chính, công
tác kỹ thuật an toàn. Ngoài ra, còn ký kết hợp đồng sản xất kinh doanh với các đối
tác và khách hàng trong và ngoài nước, duyệt các phương án đầu tư mở rộng và sửa
chữa lớn.
 Giám đốc kỹ thuật
Điều hành và quản lý mọi hoạt động của nhà máy theo đúng định hướng phát
triển của công ty.
Tham mưu cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị các vấn đề liên quan đến
kỹ thuật sản phẩm hay kỹ thuật sản xuất.

4


Chuẩn hóa các quy trình hoạt động, các thủ tục và quy định tại nhà máy theo
chủ trương và chính sách của công ty theo đúng quy định của địa phương và ban
quản lý khu công nghiệp.
Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm với chi phí và tỉ lệ phế phẩm thấp nhất.
 Giám đốc kinh doanh
Chịu trách nhiệm trước Ban Tổng giám đốc về mọi hoạt động của phòng kinh
doanh như: chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường và kênh phân

phối, chiến lược phát triển sản phẩm, doanh số,…
Hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh theo tháng/quý/năm
Xây dựng, phát triển, bình ổn hệ thống kênh phân phối và chính sách giá
Đề xuất chiến lược phiển sản phát triển sản phẩm, kế hoạch hàng hóa
Thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng
Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt
Tổ chức điều hành, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên kinh doanh
Tuyển dụng, đào tạo và đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên, lập
phương án kinh doanh nội địa, tiêu thụ sản phẩm trong nước
 Phòng kỹ thuật
Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ ngành dệt
may
Kết hợp cùng phòng kinh doanh nghiên cứu tạo mẫu dáng thương hiệu, bao bì,
nhãn mác sản phẩm theo yêu cầu của thị trường
Làm các thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu, kiểu dáng bao bì với cơ quan
nhà nước
Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ và các dự án nghiên cứu
triển khai thử nghiệm về lĩnh vực sản xuất

5


Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, xây dựng các quy trình sản xuất và
các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
Quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đối với máy móc thiết bị
và người lao động, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thành viê n trong sản xuất để đảm
bảo chất lượng đúng quy định
Quản lý và cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất cho các đơn vị theo kế
hoạch sản xuất của công ty. Nắm bắt các thông tin khoa học kỹ thuật về lĩnh vực sản
xuất hàng may mặc

 Phòng kinh doanh
Đứng đầu phòng này là Trưởng phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập phương án
kinh doanh nội địa, tiêu thụ sản phẩm trong nước. Thực hiện việc tìm kiếm khách
hàng, đàm phán ký kết hợp đồng mua nguyên phụ liệu, vật tư trong nước.
Thu thập thông tin từ các khách hàng thường xuyên của công ty hay qua các
nguồn khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng, báo chí hay hội chợ thương
mại và vạch ra mục tiêu sản xuất và tiêu thụ trong nước.
 Phòng xuất nhập khẩu
Đứng đầu phòng này là Trưởng Ban nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với khách hàng
Thực hiện các khâu trong kinh doanh xuất nhập khẩu từ việc tìm kiếm thị
trường, khách hàng, đàm phán ký kết hợp đồng, thu mua hàng cung ứng xuất khẩu,
tiêu thụ hàng hóa xuất nhập khẩu và các công việc liên quan khác với khách hàng
nước ngoài
Theo dõi các đơn hàng xuất nhập khẩu và lên kế hoạch nhập khẩu nguyên phụ
liệu
Thực hiện việc xuất nhập khẩu ủy thác
Thực hiện các đơn hàng xuất khẩu
Đảm bảo việc đối ngoại và tìm kiếm thị trường ở nước ngoài
Tìm kiếm quan hệ với các nhà cung cấp đảm bảo yêu cầu về giá cả và thời gian

6


giao hàng
Bộ phận chứng từ: Theo dõi, quản lý, lưu trữ chúng từ, công văn, soạn thảo
bộ hồ sơ hải quan, các công văn cần thiết cho bộ phận giao hàng hoàn thành tốt
công việc được giao. Đồng thời thường xuyên theo giỏi quá trình làm hàng, liên lạc,
tiếp xúc với khách hàng để được thông báo các thông tin cần thiết cho lô hàng.
Bộ phận giao hàng: Tiến hành thực hiện các thao tác nghiệp vụ giao nhận,

phối hợp với các đại lý giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng, thực hiện đăng
ký các phương tiện vận chuyển hàng hóa. Chịu trách nhiệm tiến hành các thủ tục
hải quan để tiến hành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu theo hoạt động mà công
ty được ủy thác từ khách hàng. Vận chuyển, trung chuyển hàng hóa từ kho của đơn
vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ra cảng, sân bay để giao hàng hóa và vận
chuyển ngược lại đối với hàng nhập khẩu, phục vụ theo yêu cầu của đơn vị xuất
nhập khẩu trong và ngoài nước.
 Phòng kế toán
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thống kê liên quan đến tài sản của công ty,
quản lý và thực hiện các chế độ thủ tục tài chính kế toán theo quy định hiện hành,
lập các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tài chính,… và được phụ trách bởi kế
toán trưởng, dưới sự lãnh đạo của Tổng giám đốc. Quản lý toàn bộ nguồn vốn của
công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về toàn bộ công tác kế toán, thống
kê về quản lý tài chính.
Cân đối các nguồn vốn, quyết toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh,
quyết toán lãi lổ của công ty theo các kỳ.
Phân tích hoạt động kinh tế, tính toán hiệu quả và thực hiện các chi tiêu giao
nộp ngân sách nhà nước.
 Ban nhân sự
Theo dõi và chỉ đạo các hoạt động kế toán, tiếp tân, đưa đón khách và quản
lý môi trường, hoạt động bảo vệ quân sự, phòng cháy chữa cháy trong công ty, trực
tiếp chỉ đạo các xí nghiệp dịch vụ đời sống, phòng y tế bảo vệ. Đây là phòng trực
tiếp tuyển nhân viên, ngoài ra, còn tổ chức đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho
công nhân.
Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố then chốt cho sự phát
triển bền vững của hầu hết các công ty. Vì vậy, Công ty TNHH Việt Thắng Luch I
luôn đặt mục tiêu bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động lên hàng đầu
trong chiến lược phát triển của mình.
 Nhà máy 2 và nhà máy 4


7


Ở tại mỗi nhà máy sẽ có các nhà thiết kế phục vụ cho việc thiêt kế mẫu mã
sản phẩm và sản xuất thành phẩm hoàn chỉnh để phục vụ khách hàng, các đơn đặt
hàng mà công ty nhận được từ các doanh nghiệp trong nước. Các nhà máy này chịu
sự quản lý trực tiếp từ Tổng giám đốc, đứng đầu mỗi nhà máy là các Tổ trưởng
quản lý nhà máy.
1.3.3 Tình hình nhân sự của công ty
Tính đến hết ngày 31/12/2014 tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 787
người, trong đó:
Cán bộ quản lý: 42 người
Nhân viên nghiệp vụ: 26 người
Công nhân trực tiếp: 719 người

Bảng 1.1 - Tình hình sử dụng nhân sự của công ty
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu

Tổng số
Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
Phân theo trình độ
- Đại học, cao đẳng
- Trung cấp
- LĐ phổ thông

Năm 2013
Năm 2014

Chênh lệch
Số lượng Tỉ trọng Số lượng Tỉ trọng Mức độ Tỉ trọng
(%)
(%)
(%)
747
100
787
100
40
5,35
407
340

54,49
45,51

427
360

54,25
45,75

20
20

4,91
5,88

34

22
691

4,55
2,95
92,5

42
5,34
8
23,53
26
3,30
4
18,18
719
91,36
28
4,05
(Nguồn: Phòng nhân sự cung cấp)

Nhận xét:

8


Dựa vào số liệu thống kê như trên, ta thấy đội ngũ lao động của công ty không
ngừng tăng lên qua các năm cả về số lượng lẫn chất lượng, năm 2014 tăng so với
năm 2013 là 40 người tương ứng với tốc độ tăng 5,35%. Trình độ đại học, cao đẳng
qua các năm đều tăng với tốc độ tăng năm 2014 so với năm 2013 đạt tới 23,53%.

Điều này chứng tỏ công ty rất quan tâm đến việc bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn và chú trọng tuyển chọn những người có trình độ, được đào tạo bài
bản. Do đặc tính kinh doanh chủ yếu là gia công, giao nhận và vận chuyển hàng hóa
nên số lượng lao động nam chiếm nhiều hơn số lao động nữ.
Ngoài ra, công ty còn sử dụng đội ngũ lao động theo hợp đồng ngắn hạn nhằm
phục vụ những công việc có tính chất mùa vụ như: bốc vác, phục vụ xếp dỡ hàng
hóa giao nhận xuất nhập khẩu.
Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp thì phải đảm bảo
có được một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao. Do đó công ty luôn tìm
hướng khắc phục bằng cách đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, tăng cường
năng lực, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức các
cuộc thi tay nghề cho công nhân.
Chính sách đối với người lao động của công ty:
Công ty luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như đã cam kết với người lao
động đã được quy định trong thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.
Người lao động trong công ty đều được ký hợp đồng lao động, được đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế và hướng các quyền lợi theo quy định pháp luật.
Thời gian làm việc của người lao động tại công ty luôn tuân thủ theo quy định
của Bộ luật lao động. Ngoài ra, công ty luôn đảm bảo quyền lợi cho người lao động
theo quy định của nhà nước và đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động khi có yêu cầu
về tiến độ sản xuất, tăng ca, làm thêm giờ,…
Ngoài ra, điều kiện và mội trường làm việc luôn được công ty đầu tư đúng
mức. Cụ thể như hệ thống văn phòng làm việc, nhà xưởng được xây dựng khang
trang, nhà ăn sạch sẽ thoáng mát nhằm cải tiện điều kiện làm việc cho người lao
động, lực lượng lao động trực tiếp luôn được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo
hộ lao động.
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty từ
năm 2012 đến năm 2014
1.4.1 Cơ cấu mặt hàng
Bảng 1.2 :Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty qua các năm


9


Mặt hàng

Năm 2012
Giá trị

Năm 2013

Đơn vị tính: USD
Năm 2014

Bông sợi

956.240

Tỷ
Giá trị
trọng
%
8,77
1.127.962

Tỷ
trọng
%
10.75


Giá trị

1.094.638

Tỷ
trọng
%
9,86

Chỉ sợi

28.035

0,26

40.238

0.38

41.413

0,37

Thuốc nhuộm

4.280.765 39,29

3.014.738

28.74


2.951.637

26,59

Hóa chất

2.280.675 20,93

2.687.738

25.63

2.748.923

Thiết bị

3.350.015 30,75

3.618.254

34.5

4.263.042

38,41

Tổng

10.895.73 100

0

10.488.930

100

11.099.653

100

24,77

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu cung cấp)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Biểu đồ 1.1 - Thể hiện kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của công ty qua cácnăm
Nhận xét:
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy rằng kim ngạch nhập khẩu các nguyên
liệu thay đổi qua các năm, cụ thể như sau:
Mặt hàng bông sợi có giá trị nhập năm 2013 tăng 171.722 USD so với năm 2012
nhưng đến năm 2014 lại giảm 33.324 USD hay giảm 2,96% so với năm 2013. Mặc
dù công ty đã tìm được nguồn cung cấp bông sợi trong nước nhưng vẫn không đủ
sản xuất, vì thế công ty vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, ngoài ra vì chất lượng

10


bông trong nước không đáp ứng nhu cầu của một số thị trường khó tính như Hoa
Kỳ, EU, Nhật Bản.
Mặt hàng chỉ sợi tăng đều qua các năm, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2012 đến

năm 2013 tăng 12.203 USD hay tăng đến 43,45%.
Mặt hàng thuốc nhuộm ở năm 2013 số lượng thuốc nhuộm của công ty nhập
khẩu sử dụng giảm rõ rệt so với năm 2012 là 1.266.027 USD tương ứng giảm
29,57%. Giai đoạn 2013 đến 2014 thì tiếp tục giảm thêm 2,15% nguyên nhân là do
mặt hàng thuốc nhuộm nước ta hiện nay khá đa dạng và phát triển nên công ty đã sử
dụng nguồn hàng trong nước giúp giảm bớt rất nhiều chi phí nhập khẩu và các chi
phí khác.
Mặt hàng hóa chất và thiết bị có chiều hướng tăng nhanh do nhu cầu của việc sản
xuất, thiết bị phải thường xuyên được đổi mới để tạo ra nhiều sản phẩm ngày càng
tốt hơn. Do vậy, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này năm 2013 so với năm 2012
tăng 675.302 USD tức tăng 25,86% và năm 2014 so với năm 2013 tăng 705.973
USD tức tăng 20,1%.

1.4.2 Cơ cấu thị trường
 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường
Bảng 1.3 - Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của công ty qua các năm
Đơn vị tính: USD
Thị trường
nhập khẩu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Giá trị

Tỷ
trọng

(%)

Giá trị

Tỷ
trọng
(%)

Giá trị

Tỷ
trọng
(%)

Nhật Bản

3.024.500

27,69

3.145.970

29,1

3.328.436

27,85

Hàn Quốc


2.520.340

23,07

2.687.577

24,87

2.843.456

23,80

Trung Quốc

2.211.030

20,24

2.392.650

22,13

2.339.238

19,55

Hồng Kông

1.725.000


15,8

1.048.562

9,7

1.825.050

15,3

Mỹ

820.000

7,5

870.400

8,05

912.179

7,6

Nước khác

622.639

5,7


664.460

6,15

702.998

5,9

Tổng

10.923.509 100

11.951.357

100

10.809.619 100

11


(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu cung cấp)

Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Biểu đồ 1.2 : - Thể hiện kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của công ty qua các
năm
Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy rằng:
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản, chiếm tỷ trọng cao nhất

trong các nước mà công ty nhập khẩu. Năm 2012 chiếm 27,69% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu các nước, năm 2013 là 29,1% và năm 2014 là 27,85%. Năm 2012
đạt mức 3.024.500 USD, năm 2013 tăng 121.470 USD với tốc độ tăng là 4,02% và
năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 là 182.466 USD với tỷ lệ là 5,8%.
Nước đứng thứ hai có kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất là Hàn Quốc, do thị hiếu
của người tiêu dùng hiện nay thích thời trang từ đất nước Hàn cho nên nguồn
nguyên liệu nhập từ đất nước này cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của công ty. Năm 2012 đạt 2.520.340 USD, mặc dù tình hình
kinh tế những tháng cuối năm 2012 gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh
tế nhưng kim ngạch nhập khẩu tại các nước vẫn tăng, năm 2013 tăng 167.237 USD
với tỷ lệ tăng là 6,63%, năm 2014 so với năm 2013 tỷ lệ tăng là 5,8% số tuyệt đối là
155.879 USD.
Thị trường NK đứng thứ ba của công ty là Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,24%
trong tổng kim ngạch NK theo thị trường của công ty năm 2012, năm 2013 tăng
181.620 USD với tỷ lệ tăng 8,21% và năm 2014 so với năm 2013 tỷ lệ giảm là
2,23% số tuyệt đối là 53.412 USD.
Ngoài những thị trường chủ đạo là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc thì công ty
còn nhập khẩu ở các nước Hồng Kông, Mỹ và các nước khác cũng chiếm một tỷ
trọng đáng kể.

12


1.4.3 Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty từ năm 2012 đến năm
2014
Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
Năm

Năm
So sánh 2013 So sánh 2014 với
2012
2013
2014
với 2012
2013
Tuyệt
Tươn Tuyệt
Tương
đối
g đối đối
đối
(%)
(%)
Tài sản
52,69
53,64
61,08
0,95
1,80
7,44
13,87
Tài sản cố định
34,27
34,85
41,28
0,58
1,69
6,43

18,45
Tài sản lưu động 18,42
18,79
19,80
0,37
2,01
1,01
5,38
Nguồn vốn kinh 52,69
53,64
61,08
0,95
1,80
7,44
13,87
doanh
14,85
17,39
18,21
2,54
17,10 0,82
4,72
Nợ phải trả
37,84
36,25
42,87
-1,59
-4,20 6,62
18,26
Vốn chủ sở hữu

Tổng doanh thu
118,66
123,96
126,53 5,3
4,47
2,57
2,07
Tổng chi phí

112,38

117,82

118,67

5,44

4,84

0,85

0,72

Lợi nhuận

6,28

6,14

7,86


-0,14

-2,23

1,72

28,01

Nhận xét:
Qua bảng số liệu 1.2 ta thấy, doanh thu của công ty tăng qua các năm từ 2012 –
2014.
Năm 2012 – một năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói
chung và cho công ty TNHH Việt Thắng Luch I nói riêng, khi mà khủng hoảng kinh
tế thế giới bao trùm, sức mua từ các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc,.. giảm mạnh dẫn đến hầu hết các doanh nghiệp bị thiếu đơn
hàng, đặc biệt vào giai đoạn thấp điểm, một số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô
sản xuất. Bước sang năm 2013, khi mà nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu
phục hồi trở lại, tình hình xuất khẩu ngành hàng may mặc của cả nước có những
chuyển biến tích cực hơn, trong tình hình đó, hoạt động kinh doanh của công ty
cũng khả quan hơn nhiều khi tổng doanh thu của công ty đạt 123,96 tỷ đồng tăng,
5,3 tỷ đồng so với năm 2012. Bên cạnh sự vực dậy của sức mua từ các thị trường
các thị trường, nhờ có sự đoàn kết, cố gắng nỗ lực lao động của toàn bộ cán bộ công
nhân viên, công ty đã khai thác tối ưu các thiết bị hiện có và đầu tư mới để sản xuất
có kết quả sản lượng và chất lượng đều tăng. Đồng thời, công ty còn tích cực tìm

13


kiếm thị trường xuất khẩu mới, có chính sách mua bán hợp lý và tạo được uy tín với

khách hàng, nhờ đó mà công ty đã vượt qua khó khăn sau khủng hoảng, đưa doanh
thu tăng 4,47% so với năm trước.
Đến năm 2014, tăng tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng, tuy nhiên mức tăng
đã có phần chững lại khi chỉ tăng 2,07% so với năm 2013, tương ứng với tăng 2,57
tỷ đồng, đưa doanh thu năm 2014 đạt 125,53 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong năm
2014 mặc dù công ty đã cố gắng hoàn thành tốt các đơn hàng xuất khẩu với các đối
tác hiện tại cũng như ký thêm được một số các hợp đồng gia công xuất khẩu mới
nhằm góp phần gia tăng doanh thu nhưng tại thị trường nội địa sức mua có phần
giảm sút, tình hình tiêu thụ khó khăn nên doanh thu của công ty có phần tăng chững
lại.
 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty
Bảng 1.5: Tình hình kim ngạch XNK của công giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị tính: USD
Năm
Kim ngạch XK
So với năm trước
Tuyệt đối
Tương đối (%)
2012
14.673.954
2013
16.867.279
2.193.325
14,95
2014
19.075.156
2.207.877
13,90
Nhận xét: Qua bảng số liệu 1.3 ta thấy rằng, tổng kim ngạch xuất khẩu sang các
thị trường của công ty tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2012 – 2014. Năm

2012, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 14.673.954 USD và con số này đã tăng
lên 16.867.279 USD vào năm 2013, tức là tăng 2.193.325 USD so với năm 2012,
tương ứng với mức tăng 14,95%. Sang năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của công ty
lại tăng lên thêm 2.207.877 USD đưa kim ngạch xuất khẩu lên 19.075.156 USD,
tương ứng với mức tăng 13,9%. Nhìn chung, có thể nói đây là một kết quả rất đáng
mừng của công ty khi luôn duy trì được mức tăng ổn định của kim ngạch xuất khẩu
qua các năm.
Xét về tình hình chung của ngành, ta thấy năm 2013 là một năm thắng lợi của
ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và nguyên phụ liệu
ngành dệt may đạt 17,95 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm 2012. Bước sang năm
2014, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành tiếp tục tăng 16,8% so với năm 2013,
đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 20,95 tỷ USD và trở thành ngành có
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam hiện nay. Có thể nói chính những tín hiệu
khởi sắc từ môi trường ngành là những nhân tố khách quan góp phần ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình kim ngạch xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó, nhờ sự nỗ

14


lực của công ty trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đàm phán ký kết những
hợp đồng xuất khẩu với các đối tác mới tuy có giá trị không quá lớn nhưng là những
hợp đồng vừa có tính quảng bá thương hiệu vừa giúp công ty mở rộng thị trường,
cũng như cố gắng tăng năng suất lao động để đáp ứng kịp thời các đơn hàng đã giúp
kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn tăng một cách ổn định qua các năm.

15


CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG LUCH I

2.1 Phân tích hợp đồng gia công
2.1.1 Hình thức của hợp đồng:
Hợp đồng gia công số 05/VCL– BEZ– GC/2014 được lập dưới dạng văn bản, hoàn
toàn phù hợp với các quy định về hình thức hợp đồng trong Thông tư số
13/2014/TT-BTC ngày 24/1/2014 của Bộ Tài Chính về “Hướng dẫn thủ tục Hải
quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài”.
2.1.2 Nội dung của hợp đồng:
Đây là hợp đồng được kí kết giữa công ty TNHH Việt Thắng Luch I (còn được gọi
là bên nhận gia công) và công ty TOBIZ ESHM INC Co., Ltd (còn được gọi là bên
đặt gia công) vào ngày 01/09/2014. Hợp đồng này có hiệu lực trong vòng một năm (
hết hạn ngày 01/09/2015). Hợp đồng này nêu rõ trách nhiệm của hai bên, trong đó
quy định các điều khoản cơ bản như tên mặt hàng, số lượng, giá gia công, thời gian
và phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao hàng,…Sau đây là các điều
khoản cụ thể của hợp đồng:
- Điều 1: quy định mặt hàng, số lượng, đơn giá gia công, trị giá gia công.
- Điều 2: quy định giá gia công bao gồm những việc gì, quy định trong trường
hợp có sự thay đổi về giá hay bất cứ thay đổi nào về mã, số lượng hàng hóa, tên
người nhận hàng sẽ được bổ sung bằng phụ kiện hợp đồng.
- Điều 3: quy định thời hạn và phương thức thanh toán, trong hợp đồng 05/VCL–
BEZ– GC/2014 này bên đặt gia công sẽ thanh toán cho công ty TNHH Việt Thắng
Luch I 100% tổng trị giá hóa đơn theo phương thức chuyển tiền bằng điện (TTR)
trước khi xuất hàng.
- Điều 4: quy định danh mục, số lượng, trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu, định
mức sử dụng, tỉ lệ hao hụt nguyên phụ liệu theo bảng chi tiết đính kèm.
- Điều 5: máy móc thiết bị phục vụ gia công (nếu có) bên đặt gia công sẽ cho bên
nhận gia công mượn, cho thuê hoặc tặng chi tiết sẽ được bổ sung bằng phụ kiện hợp
đồng.
- Điều 6: quy định thời gian và phương hướng giải quyết số nguyên phụ liệu thừa
sau khi kết thúc hợp đồng.
- Điều 7: quy định địa điểm và thời gian giao nhận nguyên phụ liệu cũng như

thành phẩm.
- Điều 8: quy định về nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa và trách
nhiệm pháp lý nếu vi phạm về sử dụng nhãn hiệu độc quyền.
- Điều 9: thời hạn hiệu lực hợp đồng
- Điều 10: điều khoản khác liên quan đến việc thay đổi, bổ sung hợp đồng hợp
đồng và phương hướng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra

16


×