Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

Nghiên cứu tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ của phương pháp kéo giãn bằng nẹp không khí kết hợp phác đồ điều trị bảo tồn (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐỖ DANH THẮNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ
ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ CỦA PHƯƠNG PHÁP
KÉO GIÃN BẰNG NẸP KHÔNG KHÍ KẾT HỢP
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà nội - 2019


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.
Sơ lược giải phẫu, chức năng cột sống cổ
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cột sống cổ
1.1.2. Đĩa đệm
1.1.3. Dây chằng
1.1.4. Tuỷ sống đoạn cổ


1.1.5. Sự phân bố thần kinh ở cột sống cổ
1.1.6. Giải phẫu chức năng cột sống cổ
1.2.
Bệnh sinh, bệnh căn thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
1.2.1. Bệnh sinh
1.2.2. Bệnh căn
1.3.
Phân loại thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
1.3.1. Phân loại theo liên quan với rễ thần kinh, tủy sống
1.3.2. Phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau
1.4.
Triệu chứng lâm sàng
1.4.1. Hội chứng chèn ép rễ đơn thuần
1.4.2. Hội chứng chèn ép tủy đơn thuần
1.4.3. Hội chứng rễ tủy phối hợp
1.4.4. Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật
1.5.
Triệu chứng cận lâm sàng
1.5.1. Chụp Xquang cột sống cổ thường qui
1.5.2. Chụp cắt lớp vi tính
1.5.3. Chụp cộng hưởng từ
1.5.4. Ghi điện cơ
1.5.5. Ghi điện thần kinh
1.6.
Điều trị
1.6.1. Điều trị bảo tồn
1.6.2. Điều trị can thiệp tối thiểu
1.6.3. Điều trị phẫu thuật

1

3
3
3
4
6
7
7
8
8
8
10
11
11
11
13
13
16
18
18
19
19
19
20
24
24
28
28
33
34



CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....
2.1.
Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.2.
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Cỡ mẫu
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
2.2.4. Các bước tiến hành
2.2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.
Xử lý số liệu
2.4.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.
Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu
3.2.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng ở các đối tượng nghiên cứu.
3.3.
Kết quả nghiên cứu cận lâm sàng
3.3.1. Kết quả đo điện thần kinh
3.3.2. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ
3.3.3. Mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng với hình ảnh CHT ở

37
37

37
37
38
38
38
38
40
48
56
57
60
60
61
68
68
73

nhóm nghiên cứu trước điều trị.
3.4.
Kết quả nghiên cứu điều trị
3.4.1. Kết quả sau 2 tuần điều trị
3.4.2. Kết quả điều trị ở nhóm nghiên cứu sau 6 tháng
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1.
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng
4.1.1. Đặc điểm về tuổi
4.1.2. Đặc điểm về giới
4.2.
Đặc điểm lâm sàng, đặc điểm dẫn truyền thần kinh và hình ảnh


77
81
82
91
99
99
99
101

cộng hưởng ở 2 nhóm bệnh nhân.
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng
4.2.2. Đặc điểm điện thần kinh
4.2.3. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ
4.3.
Hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ của phương pháp

101
101
110
113

kéo giãn bằng nẹp không khí kết hợp phác đồ điều trị bảo tồn.
4.3.1. Đặc điểm lâm sàng sau điều trị
4.3.2. Đặc điểm điện thần kinh sau điều trị
4.3.3. Đặc điểm cộng hưởng từ sau điều trị
4.3.4. Mức độ cải thiện triệu chứng chung
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ

121

121
124
125
125
129
132


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang



DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TT Chữ viết tắt Phần viết đầy đủ tiếng Anh
1
APCR
Anteroposterio compression
ratio
2
BN
3
CG
4
CHT
5
CLVT
6
CMAP
Compound muscle action
potential
7
CSC
8
DML
Distal motor latency
9

DSL

Distal sensory latency

10

11
12

EMG
ENMG
MAw

Electromyography
Electroneuromyography
Motor Amplitude wrist

13

MAe

Motor Amplitude elbow

14
15
16

MCV
MSU
NCV

Motor Conduction Velocity
Michigan State University
Nerve conduction velocity

Phần viết đầy đủ tiếng Việt

Tỷ lệ chèn ép trước sau
Bệnh nhân
Cảm giác
Cộng hưởng từ
Cắt lớp vi tính
Điện thế hoạt động của cơ
Cột sống cổ
Thời gian tiềm vận động
ngoại vi
Thời gian tiềm cảm giác
ngoại vi
Điện cơ ký
Điện thần kinh cơ
Biên độ vận động khi kích
thích điện ở cổ tay
Biên độ vận động khi kích
thích điện ở khuỷu tay
Tốc độ dẫn truyền vận động
Trường đại học Michigan
Tốc độ dẫn truyền của dây
thần kinh


17

NDI

18
RLTKTV
19

SCV
20
SSI
21 Torg
22
TVĐĐ
23
TVĐĐCSC
24 VAS

Neck Disability Index
Sensory conduction velocity
Segmental Stenotic Index
Torg-Ratio
Visual Analog Scale

Chỉ số giảm chức năng cột
sống cổ
Rối loạn thần kinh thực vật
Tốc độ dẫn truyền cảm giác
Chỉ số hẹp khoanh đoạn
Tỷ lệ Torg
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thang điểm cường độ đau
dạng nhìn


7
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh lý khá phổ biến, trong đó thoát
vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐCSC) có tỷ lệ mắc cao, đặc biệt ở những người
trên 50 tuổi [1], nghiên cứu tại Bắc Mỹ cho thấy tần suất gặp hàng năm là
83/100.000 dân [2]. Các nghiên cứu dịch tễ học về TVĐĐCSC trong cộng
đồng còn rất ít và thường nằm trong các nghiên cứu chung về thoái hóa cột
sống cổ.
TVĐĐCSC là bệnh lý thoái hóa và thoát vị đĩa đệm, trên nền tảng thoái
hóa đốt sống, hình thành các gai xương gây kích thích, chèn ép các rễ thần
kinh hoặc hẹp đường kính ngang ống sống gây chèn ép tủy cổ theo các mức
độ khác nhau. Bệnh lý này thường biểu hiện bằng đau cổ, đau cổ-vai, đau cổvai-cánh tay, cổ-vai-bàn tay, giảm cảm giác hoặc dị cảm, yếu hoặc liệt vận
động chân tay…[3] dẫn đến giảm khả năng làm việc, giảm chất lượng cuộc
sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh khá phổ biến
ở độ tuổi lao động, liên quan đến nghề nghiệp, nên gây ảnh hưởng nhiều đến
kinh tế, xã hội. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về lâm sàng, chẩn
đoán và điều trị ở trong nước cũng như trên thế giới nhưng vẫn cần phải được
tiếp tục nghiên cứu nhằm giúp điều trị hiệu quả hơn căn bệnh này.
Hiện nay, nhờ áp dụng trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán, đặc biệt
là chụp cộng hưởng từ (CHT), nên việc chẩn đoán TVĐĐCSC trở nên an
toàn, chính xác, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhờ đó có thể phát hiện được
TVĐĐCSC ở tất cả các vị trí, thể thoát vị,mức độ và các giai đoạn của bệnh.
Bên cạnh việc đánh giá tổn thương trên hình ảnh CHT, việc đánh giá
tổn thương thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân TVĐĐCSC là hết sức cần thiết.
Hiện nay, tổn thương thần kinh ngoại vi được chẩn đoán chủ yếu thông qua
hai kỹ thuật ghi điện cơ (electromyography) và đo dẫn truyền thần kinh (nerve
conduction studies) để xác định những biến đổi sớm các chỉ số dẫn truyền


8
thần kinh ngay cả khi bệnh nhân còn chưa có biểu hiện lâm sàng đã và đang
được áp dụng tại một số cơ sở chuyên khoa thần kinh trong nước.

Việc điều trị bệnh lý TVĐĐCSC nhằm mục đích phục hồi các chức
năng thần kinh, giảm đau, đưa bệnh nhân về với cuộc sống bình thường có
chất lượng. Đã có nhiều phương pháp hiệu quả như: vật lý trị liệu, kéo giãn
cột sống cổ, thuốc giảm đau, kháng viêm,giãn cơ, phong bế rễ thần kinh cổ
hoặc phẫu thuật lấy bỏ đĩa đệm thoát vị... tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đáp
ứng với điều trị bảo tồn [4].
Kéo giãn cột sống cổ là một biện pháp có hiệu quả trong điều trị bảo
tồn do tác động trên cơ chế bệnh sinh của TVĐĐCSC [5], [6]. Kéo giãn bằng
giá kéo hoặc giường kéo có nhược điểm là bệnh nhân phải đến cơ sở điều trị
có trang thiết bị, trong quá trình kéo giãn phải nghỉ ngơi, phải có đai cố định
cổ sau kéo giãn. Để khắc phục nhược điểm này, thiết bị kéo giãn bằng đai
bơm khí đã được đưa vào sử dụng và bước đầu chứng tỏ có nhiều ưu điểm
như linh động, nhẹ nhàng,được sử dụng bởi một thiết bị kéo giãn cá nhân,
thuận lợi, có thể tiến hành tại nhà mà vẫn đảm bảo được tác dụng điều trị.
Tuy nhiên, những vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách có hệ
thống. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và một số
chỉ số dẫn truyền thần kinh ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
2. Đánh giá tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ của
phương pháp kéo giãn bằng nẹp không khí kết hợp phác đồ điều trị bảo tồn
ở nhóm nghiên cứu.


9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược giải phẫu, chức năng cột sống cổ
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cột sống cổ
- Cột sống cổ gồm 7 đốt sống và 5 đĩa đệm, gồm đốt sống cổ trênC1
(đốt Đội), C2 (đốt Trục), đốt sống cổ dưới (C3-C7): Là trụ cột chính để giữ và

vận động đầu[7].Có sự khác biệt giữa nam và nữ về thông số hình thái của các
đốt sống cổ [8], [9].

Hình 1.1. Cột sống cổ
* Nguồn: theo Netter F.H (2012) [10]


10
Đốt sống cổ 1 (C1) hay đốt đội không có thân đốt sống, chỉ có hai cung:
cung trước và cung sau.
Đốt trục (C2) có hình dạng và chức năng rất đặc biệt, nó có hình con
rùa, phía trước, mặt trên giữa thân đốt trục nhô lên mỏm răng. Đốt trục và đốt
đội tạo ra một trục quay của đầu, giữa đốt đội và đốt trục không có đĩa đệm.
Ống sống cổ có đặc điểm là rộng ở trên từ C 1-C3 và hẹp ở dưới[11],
[12], [13]. Từ C3-C7các thân sống có hình trụ ngắn, chắc, đường kính ngang
lớn hơn đường kính trước sau[14], [15].Đường kính trước sau của thân đốt
sống nhỏ nhất ở C 3 và C5 vào khoảng 15,6 mm [16]. Các mỏm ngang từ C3C6tách thành hai củ: củ trước và củ sau. Củ trước của C 6 to gọi là củ cảnh
hay củ chassargnac. Củ cảnh là mốc của động mạch cảnh chung, động
mạch giáp dưới và động mạch sống. Lỗ mỏm ngang từ C3-C6chứa động
mạch sống, trái lại lỗ mỏm ngang C 7 chứa tĩnh mạch sống phụ. Có hai mỏm
khớp hướng lên trên và xuống dưới xuất phát từ chỗ giao nhau giữa bản
sống, cuống cung và gặp mỏm khớp của đốt sống còn lại để tạo nên các
khớp nối. Mặt trên và dưới của thân đốt sống lõm chứa đĩa đệm.
Bình thường các rễ thần kinh cổ nằm ở nửa phía dưới của lỗ ghép, nửa
phía trên có mỡ và các tĩnh mạch nhỏ. Khi khớp móc đốt sống và khớp gian
đốt sống thoái hóa, các gai xương của các mỏm khớp này thường nhô vào lỗ
ghép, chèn vào rễ thần kinh và động mạch đốt sống.
1.1.2. Đĩa đệm
Giữa hai đốt sống kế cận (từ cổ 2 đến cổ 7) là đĩa đệm. Các đĩa này dày
ở phía trước, mỏng ở phía sau. Đĩa đệm đóng vai trò hấp thụ chấn động. Độ

dày của chúng cùng với thân đốt sống tạo nên đường cong của cột sống cổ.
Giữa cổ 1 và cổ 2 không có đĩa đệm, do đó cột sống cổ gồm 7 đốt sống nhưng
chỉ có 5 đĩa đệm [4]. Ngày nay người ta dùng phương tiện cộng hưởng từ để
khảo sát hình dạng đĩa đệm, rất an toàn và chính xác. Đĩa đệm có hình thấu
kính hai mặt lồi, được cấu tạo bởi tổ chức liên kết, dày khoảng 3mm, gồm hai


11
phần: Vòng sợi ở phía ngoài và nhân nhầy ở phía trong [17]. Vòng sợi gồm các
tấm sụn sợi đồng tâm, chúng trượt lên nhau nhẹ nhàng. Nửa chu vi phía sau của
vòng sợi yếu hơn nửa phía trước. Đĩa đệm đoạn cột sống cổ và cột sống thắt
lưng dày hơn ở phía trước, tạo đường cong ưỡn sinh lý ở hai đoạn này.
+ Nhân nhầynằm ở trung tâm của đĩa đệm, hơi lệch ra sau vì vòng sợi
ở phía sau mỏng hơn phía trước. Nhân nhầy chứa chất gelatin dạng sợi có đặc
tính ưa nước, trong đó có chất keo glucoprotein chứa nhiều nhóm sulphat có
tác dụng hút và ngậm nước, đồng thời ngăn cản sự khuếch tán ra ngoài nên
nhân nhầy có tỷ lệ nước rất cao, lên đến 80% ở người trẻ[17]. Do đó nhân
nhầy có độ căng phồng và giãn nở rất tốt. Nhân nhầy giữ vai trò hấp thu chấn
động theo trục thẳng đứng và di chuyển như một viên bi nửa lỏng trong các
động tác gấp, duỗi, nghiêng và xoay của cột sống.
+ Vòng sợibao gồm những sợi sụn rất chắc và đàn hồi đan ngược vào
nhau theo kiểu xoắn ốc, xếp thành lớp đồng tâm tạo thành đường tròn chu vi của
đĩa đệm[18]. Các lá sợi ngoại vi xếp sát nhau và thâm nhập vào phần vỏ xương
của đốt sống; các lá sợi trung tâm được xếp lỏng dần vòng quanh nhân nhày.
+ Mâm sụn là hai tấm sụn trong được cấu tạo bằng hợp chất sụn
hyaline. Mâm sụn gắn chặt vào phần trung tâm của mặt trên và mặt dưới của
hai thân đốt sống liền kề. Mặt kia của mâm sụn gắn vào nhân nhầy và vòng
sợi. Mâm sụn có các lỗ nhỏ giống như lỗ sàng có tác dụng nuôi dưỡng đĩa
đệm (theo kiểu khuếch tán) và bảo vệ đĩa đệm khỏi bị nhiễm vi khuẩn từ
xương đi tới.

-

Thần kinh và mạch máu của đĩa đệm
+ Thần kinh đĩa đệm được các nhánh màng tủy phân bố cảm giác và
được gọi là dây quặt ngược Luschka, khi dây này bị kích thích sẽ gây ra triệu
chứng đau.
+ Mạch máu nuôi đĩa đệm chủ yếu thấy ở xung quanh vòng sợi (trong
nhân nhầy không có mạch máu). Trước 2 tuổi, đĩa đệm được nuôi dưỡng trực


12
tiếp bởi các mạch máu từ phần xốp của đốt sống kế cận. Từ 13 tuổi, các mạch
máu trong đĩa đệm bị tắc dần do sự canxi hóa của đĩa sụn tận cùng và sau 27
tuổi, đĩa đệm được nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu các chất dinh dưỡng qua
mâm sụn. Sự thẩm thấu này phụ thuộc vào yếu tố cơ học: khi đĩa đệm bị ép,
dịch lỏng phân tán ra ngoài, khi hết đè ép dịch lại tự thấm vào [17]. Sự thay
đổi ép và phồng của nhân nhày cùng với sự đàn hồi của vòng sợi đảm bảo cho
sự thẩm thấu chất dinh dưỡng.
Chức năng của đĩa đệm là nối các đốt sống, phục vụ cho khả năng vận
động của các đốt sống kế cận, và của toàn bộ cột sống, chức năng chống đỡ
cho trọng lượng của đầu và giảm sóc chấn động[18].
1.1.3. Dây chằng
Trong các loại dây chằng quan trọng nhất là dây chằng dọc.
-

Dây chằng dọc trước: Phủ mặt trước thân đốt sống, kéo dài từ mặt trước
xương cùng đến lồi củ trước đốt sống

-


C1và

đến lỗ chẩm lớn. Nó ngăn cản sự

ưỡn quá mức của cột sống.
Dây chằng dọc sau: Phủ mặt sau thân đốt sống, chạy trong ống sống, từ nền
xương chẩm đến mặt sau xương cùng, nó ngăn cản sự gấp quá mức của cột
sống. Dây chằng dọc sau được phân bố nhiều tận cùng thụ thể đau nên nó rất

-

nhạy cảm với đau[7].
Dây chằng vàng là tổ chức sợi đàn hồi màu vàng phủ phần sau của ống sống,
bám từ lá đốt sống phía dưới đến lá đốt sống phía trên của các cung đốt sống
liền kề và tạo thành thành sau của ống sống[4]. Dây chằng vàng có khả năng
đàn hồi mạnh và rất bền vững để duy trì đường cong sinh lý của cột sống và

-

giúp cho cột sống duỗi thẳng sau khi cúi.
Dây chằng liên gai và dây chằng trên gai: Dây chằng liên gai nối các mỏm gai
với nhau, dây chằng trên gai là dây mỏng chạy qua các đỉnh mỏm gai, góp
phần gia cố phần sau của đoạn vận động cột sống khi đứng thẳng và khi gấp
cột sống tối đa.


13
1.1.4. Tuỷ sống đoạn cổ
- Có tám khoanh tủy cổ, từ mỗi khoanh tủy tách ra một đôi rễ thần kinh.
Rễ C1 thoát ra phía trên đốt sống C1, rễ C8 thoát ra giữa C7 và D1. Ở vùng cổ

các rễ chạy ngang sang bên nên mức của tủy sống và của rễ ngang nhau. Do đó
thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây chèn ép cả tủy sống rễ thần kinh ở cùng
một mức (ở đoạn cột sống thắt lưng, thoát vị gây chèn ép rễ thấp hơn). Khi
thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thể trung tâm sẽ chèn ép vào sừng trước tủy sống,
gây ra hội chứng tủy. Nếu thoát vị cạnh trung tâm sẽ chèn ép cả tủy lẫn rễ thần
kinh, gây ra hội chứng rễ tủy kết hợp. Thoát vị lỗ ghép thìđặc trưng bởi triệu
chứng rễ. Trong số tám đôi rễ thần kinh cổ, có một số rễ hay bị tổn thương
trong thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là: Rễ C4, C5, C6, C7, C8.
- Sự tưới máu của tủy cổ: Đoạn cột sống cổ được cung cấp máu chủ
yếu do động mạch đốt sống [19]. Động mạch tủy sống trước cấp máu cho 2/3
trước tủy, động mạch tủy sống sau cấp máu cho phần còn lại. Khi thoát vị đĩa
đệm thể trung tâm, sẽ chèn ép vào động mạch tủy sống trước gây thiếu máu
cục bộ ở vùng tủy tương ứng tạo nên hội chứng chèn ép tủy trên lâm sàng.
1.1.5. Sự phân bố thần kinh ở cột sống cổ
Tủy cổ bắt đầu từ lỗ chẩm tiếp theo hành tủy. Tủy cổ rộng ra ở C3 và
rộng nhất ở C6 với chu vi 38mm. Ở mỗi tầng tủy, tủy cho ra các rễ vận động và
cảm giác. Rễ vận động ở sừng trước, rễ cảm giác ở sừng sau. Mỗi rễ gồm từ 6 8 nhánh. Rễ vận động và cảm giác chui qua màng cứng, hợp nhất thành rễ thần
kinh ở mỗi tầng, chui vào lỗ tiếp hợp ở giữa các đốt sống và chui ra ngoài [20].
Riêng có ngoại lệ là rễ thần kinhC8thoát ra bên dưới đốt sống C7[21].
Có hai hoặc ba đôi hạch giao cảm cổ: Hạch giao cảm cổ trên, hạch giao
cảm cổ giữa và hạch giao cảm cổ ngực (hạch sao). Hạch giao cảm cổ trên chia
nhánh vào các rễ từ C1 đến C4, hạch giao cảm cổ giữa chia nhánh cho rễC 5,
C6, hạch sao chia nhánh cho các rễ từ C7 đến D2. Các hạch này còn cho các
nhánh đến tim, đám rối giao cảm quanh động mạch và các cơ quan nội tạng


14
khác. Do đó khi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, ngoài các triệu chứng ép rễ và
ép tủy còn có các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
1.1.6. Giải phẫu chức năng cột sống cổ

Cột sống cổ có khả năng vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng do
có sự quay quanh C2 của C1, sự trượt của khớp gian đốt sống trên góc nghiêng
phù hợp và khả năng đàn hồi của đĩa đệm [19]. Ở cột sống cổ, các mỏm khớp
và các khớp đốt sống không chỉ thực hiện chức năng vận động, mà còn thực
hiện chức năng chịu tải trọng. Các thân đốt sống cổ nhỏ và khớp với đĩa đệm
không phải trên toàn bộ bề mặt. Do đó, tải trọng tác động lên đĩa đệm cột
sống cổ lớn hơn tải trọng lên các phần khác của cột sống.

Hình 1.2. Tải trọng phần đầu cơ thể tác động lên cột sống cổ
*Nguồn: theo Alizada M. và cộng sự (2018)[22]

Đoạn giữa và đoạn dưới của cột sống cổ rất di động do đó dễ sinh ra
các rối loạn cơ học như viêm khớp - xương và thoát vị đĩa đệm. Hiện nay
nhiều tác giả sử dụng Xquang để xác định mức độ di động này và đưa ra
ngưỡng di động để xác định tình trạng viêm khớp xương cột sống cổ [22].
1.2. Bệnh sinh, bệnh căn thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
1.2.1. Bệnh sinh
Về mặt chức năng, đĩa đệm đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các thân
đốt sống, đóng vai trò hấp thụ chấn động và phục vụ chức năng chịu tải trọng


15
của cột sống [23]. Ngoài ra, nó còn tham gia vào chức năng vận động cột
sống. Khi đĩa đệm bị thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu tải trọng của
các đốt sống [24].
Về cấu trúc giải phẫu, có thể đánh giá đĩa đệm như một bán khớp, trong
đó nhân nhày chứa gelatin, tương tự như khoang dịch khớp; Mặt trên và mặt
dưới thân đốt sống gắn hai tấm sụn trong hyalin ví như hai chỏm khớp; Các
vòng sợi và dây chằng coi như một bao khớp. Do đó, đĩa đệm cũng bị thoái
hóa như tất cả các khớp khác [25].

Cột sống cổ có chức năng chống đỡ trọng lượng của đầu và hấp thụ
một mức độ đáng kể các chấn động và rung xóc tác động lên não và tủy sống.
Chức năng này được đảm bảo bởi các đĩa đệm và ưỡn sinh lý của cột sống cổ.
Khi đĩa đệm bình thường, nếu có một tải trọng tác động lên cột sống
theo trục dọc thì nhân nhày bẹt xuống, các vòng sợi phình ra. Tải trọng đó
được chia đều theo tất cả các hướng, tạo ra các áp lực bằng nhau trên các
vòng sợi và các tấm sụn trong. Do đó, tải trọng truyền xuống đốt sống bên
dưới đã giảm đi nhiều.
Thoát vị đĩa đệm là hậu quả của quá trình thoái hóa bắt đầu từ nhân
nhày, tiếp sau đến bao sợi của đĩa đệm, thường xảy ra sau các chấn thương
lớn hoặc các vi chấn thương [23]. Quá trình thoái hóa tiến triển theo tuổi và
thường phát triển ở nhiều khoang gian đốt. TVĐĐCSC là tình trạng bệnh lý
trong đó nhân nhày đĩa đệm thoái hóa di lệch khỏi vị trí sinh lý [26] và xảy ra
như một biến chứng của quá trình thoái hóa cột sống cổ [27].
Khi đĩa đệm thoái hóa, nhân nhày bị thoái hóa đầu tiên, với giảm thành
phần nước và glycoprotein, do đó giảm độ căng phồng, giảm tính đàn hồi co
giãn và giảm tính bền vững của đĩa đệm. Nhân nhày bị thoái hóa mất khả
năng hấp thụ lực, dẫn đến thoái hóa vòng sợi. Vòng sợi trở nên mỏng manh dễ
đứt rách, xuất hiện các đường nứt kiểu nan hoa với các độ dài khác nhau (có
thể xảy ra ngay dưới những tải trọng bình thường). Nếu sự căng phồng của


16
nhân nhày còn được duy trì ở một mức độ nào đó, mà các vòng sợi đã đứt
rách nhiều thì thoát vị nhân nhày sẽ xảy ra. Tiếp đó, phần đĩa đệm bị thoát vị
được bao quanh bằng tổ chức sợi có mạch máu. Các mạch máu này sẽ đi tiếp
vào các chỗ nứt rách của vòng sợi và hình thành sẹo.
Nếu nhân nhày đã thoái hóa nặng thì vòng sợi bị đè ép bẹt ra, vượt quá
giới hạn của thân xương và chiều cao của đĩa đệm giảm xuống. Các tấm sụn
trong phải chịu đựng các chấn động liên tục cũng bị thoái hóa và thay thế

bằng sụn sợi [28]. Các thân đốt sống liền kề bị xơ hóa các cột xương, dẫn đến
sự tăng sinh xương tạo thành các gai xương. Các khớp gian đốt sống và khớp
mỏm móc- đốt sống cũng bị thoái hóa, làm cho các khớp bị phì đại và xuất
hiện gai xương. Các gai xương này đều hướng về phía lỗ ghép, làm hẹp lỗ
ghép, chèn ép vào rễ thần kinh và động mạch đốt sống [29].
Dây chằng dọc sau bị đĩa đệm thoát vị đẩy tách ra khỏi thân đốt sống
cạnh chỗ thoát vị, kéo theo màng xương gây ra phản ứng tăng sinh xương, tạo
ra các gai xương và vôi hoá dây chằng. Khi dây chằng này bị kéo giãn và vôi
hóa dễ đứt rách, tạo điều kiện cho loại thoát vị qua dây chằng dọc sau xuất
hiện [30]. Ngoài ra, dây chằng vàng cũng bị kéo giãn, giảm khả năng đàn hồi
và thoái hóa phì đại gây hẹp ống sống [29].
1.2.2. Bệnh căn
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu tìm nguyên nhân và cơ chế gây ra
TVĐĐCSC. Đa số các tác giả nhấn mạnh hai cơ chế thoái hóa cột sống cổ và
chấn thương, trong đó thoái hóa cột sống đóng vai trò chính [31]. Quá trình
thoái hóa đang tiến triển theo tuổi, được các yếu tố vi chấn thương thúc đẩy
và một chấn thương tác động trên cơ địa một thoái hóa cột sống sẽ là cơ hội
xảy ra thoát vị đĩa đệm. Có nhiều kiểu chấn thương có thể gây ra thoát vị đĩa
đệm cấp tính như gấp cổ quá mức trong lúc húc đầu, thợ lặn khi lao đầu
xuống nước, chấn thương cột sống cổ do đụng xe, bấm nắn cột sống cổ không
đúng kỹ thuật. Các chấn thương này có thể gây rách dây chằng dọc sau, dẫn


17
đến thoát vị đĩa đệm ra sau [32]. Sự tổn thương dây chằng dọc sau ở cột sống
cổ và các biến chứng thần kinh liên quan đến tổn thương dây chằng dọc sau
không phải là hiếm gặp [33]. Ngoài ra, còn một số yếu tố liên quan là vi chấn
thương và bệnh nghề nghiệp như thường xuyên phải nâng vác nặng, thợ lặn,
tư thế lao động phải ngồi nhiều, quay cổ thường xuyên như thợ may, thợ đánh
máy chữ, các nghệ sỹ (piano, đánh trống, xiếc nhào lộn), vận động viên thể

thao [34], và các yếu tố khác như dị dạng cột sống cổ, vai trò của stress oxy
hóa...
Ngoài ra, các tác giả còn nêu một số yếu tố khác có liên quan như rối
loạn chuyển hóa, dị dạng cột sống cổ, bệnh lý tự miễn, sự tham gia của nitric
oxide, interleukin- beta 1, prostaglandin E2, matrix metalloproteinases, vai trò
của stress oxy hóa và hiện tượng tăng kháng nguyên nhân tế bào trong bệnh lý
thoát vị đĩa đệm[35], [36]. Nói chung, có sự phối hợp của nhiều yếu tố trên
một bệnh nhân. Hiện nay, việc nghiên cứu bệnh sinh, bệnh căn vẫn đang được
tiếp tục tiến hành.
1.3. Phân loại thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
1.3.1. Phân loại theo liên quan với rễ thần kinh, tủy sống
Theo phân loại này thoát vị đĩa đệm ra sau được chia thành ba loại [21]:
- Thoát vị trung tâm chủ yếu chèn ép tủy sống, gây ra bệnh lý tủy.
- Thoát vị cạnh trung tâm chèn ép cả tủy sống và rễ thần kinh, gây ra
bệnh lý rễ tủy.
- Thoát vị bên còn gọi là thoát vị lỗ ghép chủ yếu chèn ép vào rễ thần
kinh, gây ra bệnh lý rễ.
Cách phân loại này cóý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán và điều trị.
1.3.2. Phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau
-Theo Wood II G.W.[37]thoát vị đĩa đệm được chia làm bốn loại, theo
sự tương quan giữa khối thoát vị của nhân nhày với vòng sợi và dây chằng
dọc sau:


18
+ Loại 1: Phồng đĩa đệm (Normal bulge), vòng sợi chưa bị rách hết,
nhân nhày vẫn còn nằm trong vòng sợi nhưng lệch vị trí.
+ Loại 2: Lồi đĩa đệm hay dạng tiền thoát vị (Protrusion), khối thoát
vịđã xé rách vòng sợi, nằm ở trước dây chằng dọc sau.
+ Loại 3: Thoát vị đĩa đệm thực sự (Extrusion), là khối thoát vị đã chui

qua dây chằng dọc sau, nhưng vẫn còn dính liền với phần nhân nhày nằm
trước dây chằng dọc sau.
+ Loại 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời (Sequestration), là có một phần
khối thoát vị tách rời ra khỏi phần đĩa đệm nằm trước dây chằng dọc sau, có
thể di trú đến mặt sau thân đốt sống. Mảnh rời này thường nằm ngoài màng
cứng, nhưng đôi khi xuyên qua màng cứng gây chèn ép tủy [38],[39].

Hình 1.3. Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm
*Nguồn: Theo Wood II G.W. (1992)[37]

Cách phân loại này liên quan chặt chẽ với chỉ định và kết quả điều trị.
Vì tỷ lệ bệnh nhân có phồng và lồi đĩa đệm tuy rất cao, nhưng không nhất
thiết phải điều trị phẫu thuật. Ngược lại, kết quả phẫu thuật lại đạt cao nhất ở
nhóm thoát vị có mảnh rời và tiếp đến nhóm thoát vị đĩa đệm thực sự [40].
Ngoài ra thoát vị còn được phân loại theo vị trí: Ra sau, ra trước, vào
thân đốt sống (thoát vị Schmorl).


19
1.4. Triệu chứng lâm sàng
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, phong
phú, thay đổi tùy thuộc vào vị trí, thể loại, mức độ thoát vị và các giai đoạn
của bệnh. Các hội chứng lâm sàng thường gặp là: Hội chứng chèn ép rễ đơn
thuần, hội chứng chèn ép tủy đơn thuần, hội chứng rễ- tủy kết hợp, hội chứng
rối loạn thần kinh thực vật. Đa số các tác giả chỉ mô tả ba hội chứng đầu tiên
[41]. Tuy nhiên, cũng có một số tác giả đề cập đến tất cả bốn hội chứng này.
Trong quá trình phát triển của bệnh, thường trên một bệnh nhân có biểu hiện
một hoặc nhiều hội chứng [41]. Các hội chứng có thể xuất hiện đồng thời, đan
xen với nhau, hoặc kế tiếp nhau, nhưng vẫn có một hội chứng chiếm ưu thế.
Bệnh có thể tiến triển cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính.

1.4.1. Hội chứng chèn ép rễ đơn thuần
1.4.1.1. Nguyên nhân
- Do thoát vị đĩa đệm vào lỗ ghép, hoặc thoát vị cạnh trung tâm làm hẹp
lối vào lỗ ghép, thường xảy ra cấp tính ở người trẻ, sau chấn thương [40].
- Ngoài ra, gai xương do thoái hóa mỏm móc, hoặc mỏm khớp trên của
khớp gian đốt sống làm hẹp lỗ ghép, thường xảy ra ở người nhiều tuổi, diễn
biến kéo dài hơn và đi kèm với thoái hóa cột sống [41]. Cũng có khi hội
chứng rễ xuất hiện đột ngột sau một cử động bất thường trên bệnh nhân đã có
gai xương đè ép rễ mạn tính nhưng không gây đau.
1.4.1.2. Sinh lý bệnh của hội chứng chèn ép rễ
Khi khối thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ và bao rễ, gây kích thích hoặc kéo
căng rễ, kèm theo phản ứng viêm xung quanh rễ và các tổn thương mạch máu
gây phù nề, thiếu máu thứ phát, làm cho rễ rất nhạy cảm với sự va chạm. Do
đó các rối loạn cảm giác xuất hiện trước các rối loạn vận động. Mặc dù phần
đĩa đệm thoát vị nằm ở phía trước rễ và trước hết chạm vào các sợi vận động,
nhưng do áp lực phản hồi, các sợi cảm giác sẽ bị đè ép vào dây chằng vàng.
Đè ép rễ mạn tính dẫn đến xơ hóa bao rễ, lâu ngày sẽ gây tổn thương sợi trục,


20
làm ngưng dẫn truyền, gây liệt các mức độ và mất cảm giác. Ngoài ra, thoát vị
đĩa đệm còn đè vào hoặc xuyên qua dây chằng dọc sau, là nơi có các tận cùng
cảm giác đau của dây thần kinh quặt ngược Luschka, cũng gây ra triệu chứng
đau trong hội chứng rễ.
1.4.1.3. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng rễ
Gồm có đau kiểu rễ, các rối loạn về cảm giác, vận động và phản xạ
theo sự phân bố của rễ bị tổn thương, teo cơ khi ép rễ kéo dài. Các triệu
chứng có thể thay đổi từ rất nhẹ đến mất cảm giác và liệt hoàn toàn.
- Đau kiểu rễ cổ: Đây là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất,
có các đặc điểm:

+ Khởi phát: Thường cấp tính, có thể liên quan đến chấn thương.
+ Vị trí đau: Thường xuất phát từ cổ gáy, lan xuống vùng liên sống bả
rồi xuống vai, cánh tay, cẳng tay và các ngón tay [20]. Đau gây hạn chế vận
động cổ các phía. Đau vùng cổ có tính định vị kém, thường không xác định
được điểm đau cột sống và điểm đau cạnh sống rõ như trong thoát vị đĩa đệm
cột sống thắt lưng.
+ Tính chất đau: Thường đau sâu trong cơ xương, cảm giác nhức nhối
khó chịu, có khi buốt nhói như dao đâm hoặc như bị điện giật. Đau thường
chiếm ưu thế ở gốc chi, kèm cảm giác tê bì và dị cảm ở đầu chi.
+ Đau tăng khi vận động hoặc kéo căng rễ, khi ngửa cổ quá mức hoặc
cúi đầu do làm hẹp lỗ ghép. Đau tăng khi ho hắt hơi là dấu hiệu đặc trưng do
chèn ép rễ (do tăng áp lực trong ngực và bụng).
+ Đau giảm khi nâng cánh tay và đưa tay ra sau đầu. Đau thường giảm
khi điều trị nội khoa, điều này khác với đau rễ do các căn nguyên chèn ép khác.
+ Tiến triển: Thường không liên tục, có thể đau tại cột sống cổ nhiều
đợt, sau đó mới đau lan xuống dưới, mỗi đợt lại lan xa hơn xuống chi. Các đợt
đau xuất hiện với cường độ khác nhau và thường đau rồi lại đỡ. Nếu đau tiến
triển từ từ và tăng dần, cần chẩn đoán phân biệt với u tủy.


21
+ Dấu hiệu Spurling: Đau rễ xuất hiện khi thầy thuốc tỳ lên đỉnh đầu
bệnh nhân, trong khi bệnh nhân nghiêng đầu sang bên đau do làm hẹp lỗ ghép
và có thể làm tăng thể tích phần đĩa đệm lồi ra [41].
+ Dấu hiệu Lhermitte: Có cảm giác như điện giật bất ngờ lan từ cột
sống cổ xuống lưng, xảy ra khi bệnh nhân cúi đầu [41].
+ Dấu hiệu bấm chuông: Khi ấn điểm cạnh sống tương ứng với đĩa
đệm thoát vị, sẽ xuất hiện đau từ cổ lan xuống vai và tay theo khoanh da
của rễ bị chèn ép. Dấu hiệu này đặc hiệu và giúp xác định mức của đĩa đệm
thoát vị.

+ Test kéo giãn cột sống cổ: Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc kéo
xương hàm dưới và xương chẩm bệnh nhân theo trục dọc với một lực khoảng
10- 15 kg, các triệu chứng rễ giảm hoặc mất là dấu hiệu dương tính.
+ Test dạng vai: Bệnh nhân ngồi, thầy thuốc nâng tay bệnh nhân lên
trên đầu. Khi các triệu chứng rễ giảm hoặc mất là dấu hiệu dương tính.
Thao tác này tương tự nhưđộng tác gấp gối trong dấu hiệu Lasegue.
- Rối loạn cảm giác kiểu rễ:
+ Thường đi kèm với triệu chứng đau. Bệnh nhân hay phàn nàn về cảm
giác tê bì hoặc kiến bò ở khoanh da của rễ bị chèn ép. Vị trí rối loạn cảm giác
có giá trị chẩn đoán định khu tốt khi xác định mức rễ bị tổn thương: Ngón cái
trong tổn thương rễ C6, ngón giữa trong tổn thương rễ C 7, ngón út trong tổn
thương rễ C8[23].
+ Khám cảm giác thấy giảm hoặc mất cảm giác nông kiểu khoanh da,
đôi khi có cả rối loạn cảm giác sâu, nhưng nhiều khi ranh giới không rõ ràng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng sơ đồ cảm giác của Keegan, là sơ đồ
được nhiều tác giả sử dụng và là tài liệu giảng dạy của Bộ môn Thần kinh
Học viện Quân y.
- Rối loạn vận động: Khám vận động có thể thấy: Tổn thương C 5 (yếu
dạng vai), tổn thương C6 (yếu gấp khuỷu), tổn thương C7 (yếu duỗi khuỷu),


22
tổn thương C8 (yếu gấp và dạng khép các ngón tay), thường gặp dạng bại,
hiếm khi bị liệt hoàn toàn và thường hay bị hạn chế vận động do đau [23].
- Rối loạn phản xạ: Khi khám có thể thấy giảm hoặc mất phản xạ gân
cơ nhị đầu trong tổn thương rễ C 5, phản xạ châm quay trong tổn thương rễ C 6,
phản xạ gân cơ tam đầu trong tổn thương rễ C7[23].
Các tác giả đều thống nhất: Việc nắm vững các triệu chứng đặc trưng
của tổn thương ở mỗi rễ, sẽ giúp ích cho việc chẩn đoán định khu tổn thương.
Tuy nhiên, các rối loạn cảm giác, vận động và phản xạ không phải lúc nào

cũng đầy đủ do đó phải chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán.
1.4.2. Hội chứng chèn ép tủy đơn thuần
1.4.2.1. Nguyên nhân
Thường do thoát vị trung tâm hoặc thoát vị cạnh trung tâm lớn xảy ra
trên nền một hẹp ống sống cổ bẩm sinh, hoặc hẹp ống sống cổ mắc phải (do
các gai xương bờ sau thân đốt sống, phì đại dây chằng dọc sau hoặc phìđại
dây chằng vàng, bán sai khớp cột sống). Theo một số tác giả đường kính
trước sau của ống sống trên ảnh chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính
dưới 12mm là hẹp ống sống [31].
1.4.2.2. Sinh lý bệnh của bệnh lý tủy
Các đĩa đệm thoát vị nhô vào trong ống sống gây phì đại dây chằng dọc
sau cục bộ, sau đó gây xơ hóa và dày dính màng tủy. Tiếp theo đè vào phía
trước tủy, chèn ép động mạch tủy sống trước và các động mạch rễ trước, gây
thiếu máu cục bộ [31]. Các thoát vị đĩa đệm trung tâm có thể chèn ép tủy cấp
tính gây phù tủy, hoặc chèn ép tủy mạn tính gây mất myelin, thoái hóa một
phần sợi trục tạo thành những kén nước khó hồi phục.
1.4.1.3. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng chèn ép tủy
- Bệnh hay gặp trong và sau tuổi trung niên; Khởi phát thường âm thầm
và tiến triển từ từ trong một thời gian dài.


23
- Rối loạn vận động: Là các triệu chứng nổi bật nhất, biểu hiện bằng sự
mất khéo léo của hai bàn tay và thay đổi dáng đi. Tê bì các đầu ngón tay làm
cho bệnh nhân cử động vụng về, không làm được các động tác chính xác.
Triệu chứng đầu tiên thường là đi bộ khó khăn, dễ mỏi, có thể ở cả hai chân
hay chỉ một chân. Dáng đi bộ điển hình là hai chân dang rộng và hay bị mất
thăng bằng. Khám lâm sàng thường thấy liệt ngoại vi hai tay và liệt trung
ương hai chân kèm tăng trương lực cơ ở hai chân [31].
- Rối loạn cảm giác: Thường gặp tê bì ngọn chi trên, kèm theo giảm

cảm giác kiểu dẫn truyền dưới mức tổn thương ranh giới là năm hoặc sáu đốt
sống bên dưới mức chèn ép tủy, gây nhầm lẫn với bệnh lý ở đoạn cột sống
ngực. Thường giảm cảm giác đau và nhiệt, có thể giảm cả cảm giác sâu và
cảm giác rung, nhưng cảm giác xúc giác sờ mó vẫn còn. Đôi khi gặp đau sâu
và cảm giác bỏng rát thân mình và tứ chi.
- Rối loạn phản xạ: Thường gặp hai kiểu: tăng phản xạ gân xương tứ
chi hoặc giảm phản xạ gân xương hai chi trên kèm tăng phản xạ gân xương
hai chi dưới, có thể có đa động, có phản xạ bệnh lý bó tháp.
- Rối loạn cơ tròn: Có thể có, biểu hiện là khó đi tiểu hoặc bí tiểu[41].
Các tác giả đã mô tả năm loại bệnh lý tủy cổ do TVĐĐCSC, dựa trên
các dấu hiệu thần kinh chiếm ưu thế.
- Hội chứng tủy cổ trước: Tổn thương chủ yếu bó vỏ gai và tế bào sừng
trước, thường sau chấn thương cúi quá mức, bị gai xương và mảnh đĩa đệm
thoát vị chèn vào động mạch tủy trước và phần trước tủy sống, biểu hiện là
liệt hoàn toàn và mất cảm giác nóng, lạnh, đau dưới mức tổn thương.
- Hội chứng tủy trung tâm: Tổn thương vùng trung tâm tủy sống gồm
cả chất xám và chất trắng, biểu hiện là bại tứ chi, rối loạn vận động và cảm
giác chi trên nhiều hơn chi dưới, mất cảm giác nóng, lạnh, đau ở hai tay tương
ứng với mức tổn thương, còn cảm giác sâu và cảm giác rung ở cả tứ chi.


24
- Hội chứng Brown- Séquard: Tổn thương nửa mặt ngang tủy, biểu hiện
là bên phía tổn thương liệt kiểu trung ương, mất cảm giác sâu và cảm giác
rung; bên đối diện mất cảm giác nóng, lạnh, đau ở một hoặc hai khoanh dưới
chỗ tổn thương, còn cảm giác sâu và cảm giác rung [42]. Đây là hội chứng
được mô tả đầy đủ lần đầu tiên vào năm 1840 bởi Charles-Édouard BrownSéquard thông qua các thí nghiệm cắt bỏ tủy sống trên mô hình động vật [43],
với nguyên nhân phổ biến là do chấn thương cột sống cổ hoặc u tủy cổ [44]
còn TVĐĐCSC hiếm khi gây ra hội chứng Brown- Séquard [45], [46] với
trường hợp được báo cáo đầu tiên năm 1928 [47], cần thăm khám kỹ lưỡng và

chụp cộng hưởng từ trước khi đưa ra chẩn đoán hội chứng này[42].
- Hội chứng tổn thương tủy cắt ngang: Các bó tháp, gai đồi thị và các
cột sau bị tổn thương, liệt tứ chi.
- Hội chứng tủy cổ sau: Tổn thương chủ yếu ở các cột sau tủy sống,
hiếm gặp, thường do chấn thương ngửa quá mức; mất cảm giác sâu, còn các
cảm giác khác và còn vận động, dáng đi loạng choạng, hai chân dang rộng.
1.4.3. Hội chứng rễ tủy phối hợp
Đây là hội chứng thường gặp trong TVĐĐCSC.Đợt cấp tính của hội
chứng rễ tủy có thể xảy ra sau một chấn thương nhẹ trên bệnh nhân có
thoáihóa cột sống cổ. Các bệnh nhân có hội chứng rễ tủy thường thể hiện các
triệu chứng tủy rõ hơn triệu chứng rễ. Các rối loạn về vận động và phản xạ rõ
hơn các rối loạn về cảm giác; giảm cảm giác đau hay gặp hơn mất cảm giác
và cũng gặp nhiều hơn mất cảm giác sâu.
1.4.4. Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật
1.4.4.1. Nguyên nhân và bệnh sinh
- Do thoát vị đĩa đệm đè vào dây chằng dọc sau, các màng tủy, mạch
máu, là những nơi có dây thần kinh đốt sống chi phối. Dây này đã được bổ
sung các sợi giao cảm từ các hạch giao cảm cổ và hạch sao, đồng thời từ các
hạch này có các nhánh đến mắt, đến tim và các cơ quan nội tạng khác.


25
- Khớp mỏm móc- đốt sống thoái hóa đè vào động mạch đốt sống.
- Cổ tham gia vào sự phối hợp của mắt, đầu, thân mình; Đồng thời
tham gia vào sự định hướng trong không gian và điều khiển tư thế.
1.4.4.2. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng rối loạn thần kinh thực vật
- Chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai.
- Mắt mờ từng cơn, đôi khi đau ở phần sau hốc mắt.
- Đỏ mặt đột ngột, cơn hạ huyết áp, vã mồ hôi và tăng nhu động ruột.
- Cơn đau ngực do căn nguyên cột sống cổ, hay gặp trong thoát vị đĩa

đệm C6-C7.
- Các gai xương phía trước hoặc thoát vị đĩa đệm ra trước gây khó nuốt
do chèn ép thực quản [48].
1.5. Triệu chứng cận lâm sàng
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm: chụp Xquang thường
qui, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, ghi điện cơ, điện thần kinh.
1.5.1. Chụp Xquang cột sống cổ thường qui
Phương pháp này cho thấy hình dáng chung của cột sống cổ, các thân
đốt sống, khe liên đốt, mỏm móc, lỗ ghép. Khi TVĐĐCSC có thể thấy: Mất
ưỡn sinh lý, gai xương trước sau, hẹp khe liên đốt trượt đốt sống, hẹp ống
sống, hẹp lỗ ghép do gai xương. Xquang thường có ưu điểm nhanh, ít tốn kém
nhưng không nhìn thấy trực tiếp đĩa đệm và sự đè ép tủy sống, rễ thần kinh
nên ít được chú trọng trong chẩn đoán TVĐĐCSC, chỉ dùng phối hợp với
chụp cộng hưởng từ để đánh giá tình trạng xương. Ngày nay người ta còn sử
dụng chụp X quang năng lượng kép.
1.5.2. Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá
trị, nó bổ xung thêm nhiều thông tin quý mà trên X quang thường quy, CHT
không thấy. CLVT cho thấy rõ cấu trúc xương cột sống và liên quan của nó với
ống sống, lỗ ghép. Trong bệnh lý hẹp ống sống, nó cho phép phân biệt nguyên


×