Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.42 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ ĐÌNH QUYỆN

TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ ĐÌNH QUYỆN

TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN VĂN ĐỘ

HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là đề tài luận văn của riêng tôi. Các nội dung
trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những thông tin, số liệu trong bảng phục vụ cho việc nghiên cứu,
phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau và có ghi rõ nguồn trích dẫn cũng như trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện bất kỳ gian lận nào tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung
đề tài luận văn của mình.
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Đình Quyện


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện tốt khóa học và bài Luận văn Thạc sĩ xin chân thành gửi
lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Học viện Khoa học xã hội cùng các bạn học
tập thân mến đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ truyền đạt kiến thức cũng như
kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận
văn Thạc sĩ tại đây.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn PGS TS
Trần Văn Độ đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn và tạo điều
kiện hết sức để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn của mình.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự góp
ý chân thành nhất từ quý thầy cô góp phần tốt hơn nưa cho bài luận văn này.
Người thực hiện

Lê Đình Quyện


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ........................................................ 7
1.1.

Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội môi giới mại dâm .......... 7

1.2.

Phân biệt tội môi giới mại dâm với các tội khác ............................. 13

1.3.

Đường lối xử lý với tội môi giới mại dâm ...................................... 14

1.4. Khái quát quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội môi giới mại
dâm trước khi ban hành bộ luật hình sự năm 2015 ..................................... 15
Chương 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................. 24
2.1.

Thực tiễn xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh ..................................................................................................... 24
2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt trong xét xử tội môi giới mại dâm ........ 36
2.3. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong xét xử (định tội,
quyết định hình phạt) tội môi giới mại dâm................................................ 39
Chương 3: BẢO ĐẢM ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN VỀ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM.................. 48
3.1. Sự hoàn thiện của các văn bản pháp luật ............................................. 48

3.2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án về tội môi giới mại dâm 48
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án về tội môi giới mại
dâm .............................................................................................................. 59
3.4. Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật................................................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

PGS. TS

Phó Giáo Sư Tiến sĩ

ThS

Thạc Sĩ

TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TW

Trung ương


XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm về tội môi giới mại dâm so
với các tội phạm nói chung trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm
(2014 – 2018) .................................................................................................. 25
Bảng 2.2. Tổng số vụ án và bị cáo về tội phạm xâm phạm trật tự an toàn công
cộng so với nhóm tội phạm mại dâm và nhóm tội phạm môi giới mại dâm .. 26
Bảng 2.3. Tình hình giải quyết tội môi giới mại dâm trên địa bàn TP. HCM
giai đoạn 2014 – 2018 ..................................................................................... 29
Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm về tội môi giới mại
dâm so với tội phạm chung trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm
(2014 -2018) .................................................................................................... 25
Biểu đồ 2.2. So sánh số vụ án xét xử sơ thẩm về nhóm tội phạm môi giới mại
dâm so với nhóm tội phạm mại dâm và tội phạm xâm phạm an toàn công cộng
trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 năm (2014 – 2018) ........................... 27
Biểu đồ 2.3. So sánh số bị cáo xét xử sơ thẩm về nhóm tội phạm môi giới mại
dâm so với nhóm tội phạm mại dâm và tội phạm xâm phạm an toàn công cộng
trên địa bàn TP. HCM trong thời gian 05 (2014 – 2018)................................... 28


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, sự gia tăng về dân số
cùng tốc độ gia tăng các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn môi giới mại dâm ở
Việt Nam hiện nay đang ngày càng báo động. Các tệ nạn xã hội nói chung và

tệ nạn mại dâm nói riêng đặc biệt là nghề môi giới mại dâm luôn là vấn nạn
khó giải quyết không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới.
Môi giới mại dâm là hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính chất phức tạp, tinh
vi và trá hình của nó trong khi đó những hệ lụy mà nó gây ra đối với xã hội
thì vô cùng nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, mại dâm nói chung và môi giới mại dâm là hành vi bất
hợp pháp. Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003 đã được công bố mục
đích đưa ra các quy định về phòng và chống mại dâm.
Nghề môi giới mại dâm gián tiếp làm trung gian cầu nối cho những
người hành nghề mại dâm, làm phát sinh các loại tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật khác. Đây là những nguyên nhân dẫn tới các loại tội phạm
khác như tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tội xâm hại trẻ em, hiếp dâm,
cưỡng dâm người chưa thành niên, đặc biệt là tội mua bán người. Vì phần lớn
người hành nghề mại dâm và môi giới mại dâm phần lớn là những người trình
độ học vấn thấp, thu nhập cao trong khi bản than họ lười lao động, sợ vất vả
nhưng lại thích ăn chơi đua đòi. Theo thống kê năm 2012 sau khi thực hiện
khảo sát tại 3 thành phố lớn ở Việt Nam thì người hành nghề môi giới mại
dâm luôn lý lí do là “nhà nghèo” nên phải đi hành nghề môi giới mại dâm.
Nhưng thực tế cho thấy đa phần là gia đình trung bình (42,2% nhà nghèo,
52.2% có gia cảnh trung bình, 2.4% gia đình khá giả) [10], 27,6% là do bạn
bè rủ rê, 63,9% là do lôi kéo bởi chính những người môi giới mại dâm khác,
chỉ có 6% là do bị lừa [5].
1


Tội phạm môi giới mại dâm thời gian gần đây “nở rộ” do nguồn lợi mà
nó mang lại cao cùng nhu cầu ngày một tăng. Tuy nhiên, để bắt giữ rất khó
khăn do hoạt động này thường ẩn núp dưới dạng hoạt động kinh doanh như:
môi giới hôn nhân, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động,… Hoạt động môi
giới mại dâm ngày càng lớn mạnh và gia tăng bang nhóm, tổ chức tội phạm

về ma túy, băng nhóm xã hội đen chuyên hoạt động bảo kê, bắt cóc, giữ người
trái phép, cố ý gây thương tích,… Như vậy, hoạt động môi giới mại dâm đang
đe dọa trực tiếp đến bản thân và gia đình của người tham gia, ảnh hưởng tới
cuộc sống bình yên của nhân dân và sự phát triển xã hội. Môi giới mại dâm là
tiền đề hình thành nên các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm khác.
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập với thế giới. Chính vì vậy để
triệt để hết các đường dây tệ nạn xã hội nói chung và môi giới mại dâm nói
riêng vô cùng khó khăn và không dễ dàng. Không những vậy, xu thế hướng
ngoại nên việc tiếp cận các công cụ tân tiến như internet với những phương
thức liên kết dễ dàng mang yếu tố tiêu cực tác động không nhỏ đến tâm lý
giới trẻ ngày nay, cùng với đó sự thay đổi về tư tưởng sống qua các thế hệ, sự
tha hóa về đạo đức, nhân cách. Chính những điều đó, mô hình chung đã tạo
điều kiện cho các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.
Trong những năm qua, các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt
Nam và mới đây là BLHS 2015 về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm đã
góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hiện nay, các quy định đó còn chưa cụ thể và
đầy đủ. Nhận thức về tội phạm này có nơi, có lúc còn chưa nhất quán với
nhau. Trong một số trường hợp, các cơ quan pháp luật còn lúng túng và thiếu
sót trong việc đưa ra các phán quyết xử phạt trong việc giải quyết các vụ án
về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm. Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực
2


tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm phòng chống, tiến tới đẩy lùi, đẩy mạnh
triệt xóa tội phạm chứa mại dâm, môi giới mại dâm là một trong những nhiệm
vụ quan trọng và vô cùng khó khăn, phức tạp đặt ra trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Cũng như đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự
Việt Nam về tội này.

2. Tình hình nghiên cứu
Môi giới mại dâm luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà
còn ở các quốc gia phát triển khác trên thế giới. Những hậu quả mà nó đem lại
rất lớn ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân và toàn xã hội làm mất trật
tự an toàn xã hội, phá vỡ hạnh phúc gia đình, đe dọa tương lai nòi giống dân
tộc, vi phạm pháp luật,… Do đó nghiên cứu về tội môi giới mai dâm và tội
phạm môi giới mại dâm ở Việt Nam đang trở thành mối quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Hiện nay, có nhiều công trình khoa học và nghiên cứu về vấn
đề môi giới mại dâm ở những mức độ khác nhau như:
 Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tòa án Nhân dân tối cao
về đề tài: “Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc đấu phòng và chống các
tội phạm về tình dục” của tác giả ThS. Nguyễn Quang Lộc.
 Luận văn Thạc Sĩ ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự đề tài: “Tội
môi giới mại dâm trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực
tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội) của tác giả ThS. Vũ Thị Hồng Hạnh.
 Luận văn Thạc Sĩ luật học chuyên ngành Tội phạm học và phòng
ngừa tội phạm đề tài: “Các tội mại dâm trên địa bàn TP. HCM: Tình hình,
nguyên nhân và phòng ngừa” của tác giả ThS. Nguyễn Quốc Tuân.
 Luận án tiến sĩ luật học: “Tệ nạn mại dâm – Thực trạng và giải pháp
nâng cao hiệu quả phòng ngừa” tác giả Trần Hải Âu bảo vệ đề tài năm 2004.
Đề tài luận án đưa các lý luận chung về các vấn đề mại dâm trong xã hội Việt
Nam hiện nay. Luận án đưa ra các phân tích về tình hình và thực trạng tệ nạn
3


mại dâm và các đặc điểm của tội phạm môi giới mại dâm. Nghiên cứu sâu vào
các vấn đề về mại dâm và hoạt động phòng ngừa môi giới mại dâm.
 Luận án tiến sĩ luật học: “Điều tra tội phạm về mại dâm có tổ chức”
tác giả Nguyễn Hoàng Minh bảo vệ đề tài năm 2010. Đề tài luận án đi sâu
nghiên cứu về cơ sở lý luận liên quan đến mại dâm có tổ chức, phân tích đưa

ra các số liệu làm rõ loại tội phạm này. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động điều tra cũng như đưa ra hướng giải quyết tốt nhất nhằm
triệt để các đường dây mại dâm có tổ chức.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích quy
định của pháp luật và đánh giá thực tiễn tố tụng, đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội môi giới mại dâm.
- Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
+ Tập trung nghiên cứu một cách khoa học và toàn diện có hệ thống
các vấn đề lý luận;
+ Phân tích quy định của pháp luật về tội môi giới mại dâm;
+ Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về tội môi giới mại dâm trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đưa ra các kiến nghị, đề xuất và đề ra các giải pháp thiết thực nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự về tội môi giới mại dâm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phần lớn môi giới mại dâm tập trung ở nam giới và có độ tuổi từ 18
đến 30 tuổi, làm các nghề để môi giới mại dâm như xe ôm, xích lô và có trình
độ thấp.
- Đối tượng nữ tập trung ở độ tuổi từ 30 tuổi trở lên có trình độ văn
hóa thấp.
4


- Đối tượng trẻ làm việc trong các dịch vụ thường được coi như nguy
cơ cao có thể tham gia tổ chức, làm trung gian giới thiệu nhằm thực hiện việc
mua bán mại dâm như tiếp viên nhà hàng, karaoke, massage,…
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn TP. HCM. Đây là thành phố có

lượng người hoạt động môi giới mại dâm tương đối cao so với các địa phương
khác trong cả nước, địa điểm nghiên cứu tập trung chủ yếu ở khu vực nội
thành trong thời gian 05 năm (từ 2014 đến năm 2018).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của đảng ta về Nhà
nước và pháp luật, về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, về quyền con
người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài áp dụng sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp
phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; điều tra tâm lý xã hội học, phương
pháp thống kê, khảo sát thực tiễn và vụ việc điển hình… Mục đích nhằm đưa
ra tình hình phân tích đề tài một cách khách quan và khoa học nhất về các quy
định luật hình sự và cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu mà đề tài đã đưa ra.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đề tài là một trong những công trình ít ỏi trong khoa học pháp lý
nghiên cứu về tội môi giới mại dâm. Luận văn góp tiếng nói khiêm tốn vào
việc hoàn thiện lý luận về đấu tranh phòng chống tội mại dâm.
Luận văn cũng là tài liệu để tham khảo trong hoàn thiện pháp luật hình
sự về tội mại dâm và trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm
này; đồng thời có thể được sử dụng trong nghiên cứu, học tập luật Hình sự.
5


7. Kết cấu của bài luận văn
Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn bao
gồm 3 chương:
 Chương 1 Những vấn đề lý luận về tội môi giới mại dâm trong luật
hình sự Việt Nam;

 Chương 2 Thực tiễn xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh;
 Chương 3 Đảm bảo áp dụng pháp luật và nâng cao hiệu quả xét xử
các vụ án về tội môi giới mại dâm.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội môi giới mại dâm
Môi giới là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian cho
các bên tiếp xúc, đàm phán và thiết lập các mối quan hệ để hưởng thù lao. Nội
dung của hoạt động môi giới thường chỉ gồm việc tìm kiếm khách hàng và
tiến hành một số đàm phán với họ, tổ chức cho người được môi giới tiếp xúc
với khách hàng và hỗ trợ các bên trong việc đàm phán và kí kết hợp đồng.
Khác với người đại diện, người môi giới không trực tiếp giao kết hợp đồng
với khách hàng [13]. Người môi giới được hiểu là người đóng vai trò trung
gian hoặc giới thiệu trong các hợp đồng kinh tế. Người này có nhiệm vụ giới
thiệu các sản phẩm, dịch vụ của bên bán cho bên mua. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp thì người này cung cấp thông tin về bên bán cho bên mua và
người lại.
Thuật ngữ mại dâm theo tiếng Latin là Prostituere, có nghĩa là “bày ra
để bán” là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người
mua dâm và người bán dâm để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hay một số
quyền lợi và ưu đãi nào đó [19]. Trong xã hội học và tội phạm học, theo nghĩa
rộng thì mại dâm có thể được định nghĩa như việc trao đổi sự thỏa thuận tình
dục để lấy tiền hoặc bất cứ giá trị vật chất nào do các bên tự thỏa thuận.
Tội phạm môi giới mại dâm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội

liên quan đến việc mua bán tình dục, được quy định trong BLHS do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến trật tự
công cộng, đạo đức xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa, đến sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, ảnh hưởng đến an ninh xã hội, cần
được xử lý nghiêm minh bằng pháp luật hình sự [11].
7


Môi giới mại dâm được hiểu là làm trung gian cho các hoạt động mua
bán dâm. Cũng như người mua bán dâm thì pháp luật hiện hành ở Việt Nam
cũng đưa ra các quy định cụ thể về mức phạt cũng như xử lý hành vi môi giới
mại dâm. Theo một cách hiểu khác thì người môi giới mại dâm có thể chủ
động tạo điều kiện cho người có nhu cầu bán dâm găp gỡ với người có nhu
cầu mua dâm hoặc ngược lại. Tiếp theo, các bên có thể tự thỏa thuận về giá
cả, địa điểm mua bán và thời gian. Tội môi giới mại dâm không chỉ trực tiếp
xâm phạm đến trật tự công cộng xã hội, còn xâm phạm đến đạo đức, nếp sống
văn minh, các thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Thông thường hành
vi môi giới mại dâm kèm theo yếu tố trục lợi. Theo Khoản 1 Điều 328 BLHS
2015 [12, Khoản 1 Điều 328] quy định về tội môi giới mại dâm thì chỉ cần có
hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm (gọi chung là môi giới) thì đã cấu
thành tội môi giới mại dâm mà không cần đến yếu tố người môi giới có thu
lợi hay không. Cũng có định nghĩa khác tại Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống
mại dâm ngày 17/03/2003 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định: “Môi
giới mại dâm là hành vị dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người trung gian để các bên
thực hiện việc mua, bán dâm.” [17, Điều 3]
Bên cạnh đó, dưới nhiều góc độ và quan điểm khoa học hình sự khác
nhau cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến môi giới mại
dâm.
- Quan điểm thứ nhất: Môi giới mại dâm là hành vi trung gian giữa
người bán dâm và người mua dâm. Môi giới mại dâm là hành vi nguy hiểm

cho xã hội, tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội là tệ nạn mại dâm, xâm phạm
nghiêm trọng trật tự công cộng.[14]
- Quan điểm thứ hai: Môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt
của người làm trung gian để các bên thực hiện mua dâm, bán dâm; do người
có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi hoặc 16 tuổi trở lên cố ý
thực hiện, xâm phạm đến trật tự nơi công cộng. [4]
8


Qua đó, ta thấy được mặc dù có những khái niệm khác nhau về môi
giới mại dâm nhưng nhìn chung các luồng quan điểm trên đưa ra được mặt
khách quan của tội môi giới mại dâm và các dấu hiệu khác đặc trưng cho tội
môi giới mại dâm gồm như khách thể của tội phạm, mặt chủ quan và chủ thể
của loại tội phạm này. Đặc biệt, các quan điểm trên đều có điểm chung đó là
môi giới mại dâm đều có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
Ý nghĩa về quy định tội phạm môi giới mại dâm trong quy định của
BLHS Việt Nam: Đứng trên phương diện đạo đức xã hội thì môi giới mại
dâm là vấn đề tiêu cực bị xã hội lên án khá gay gắt đối vơi hành vi này. Ngay
cả thời kỳ phong kiến thì hoạt động môi giới mại dâm đã được hình thành và
hoạt động còn khá đơn giản nhằm phục vụ cho các quan lại lớn mặc dù thời
kỳ này thì hành vi môi giới mại dâm chưa được xem là vi phạm pháp luật.
Nhưng nhìn chung, nghề môi giới mại dâm đã được tồn tại từ rất lâu. Tuy
nhiên, sớm nhận thấy tác hại vô cùng nghiêm trọng của ngành nghề này mang
lại thì ngay từ khi giành được chính quyền và độc lập năm 1945 thì nhà nước
ta đã có những chính sách và hoạt động giúp ngăn ngừa loại tội phạm này. Cả
nước lúc bấy giờ tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam, tội môi giới mại dâm được chính phủ cách mạng lâm
thời lúc bấy giờ quy định đây là loại tội phạm và cần có hình phạt xử lý đối
với người vi phạm. Trải qua từng giai đoạn của đất nước loại tội phạm môi
giới mại dâm tiếp tục được ghi nhận trong BLHS đầu tiên của Việt Nam vào

năm 1985 tại Điều 202 về tội môi giới mại dâm. Tiếp theo đó là BLHS 1999
quy định tại Điều 255 BLHS về tội môi giới mại dâm thuộc Chương XIX về
tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Tiếp theo đến
BLHS 2015 quy định tại điều 328 BLHS về tội môi giới mại dâm. Từ đó, ta
thấy được những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa các quy định trong BLHS
Việt Nam lúc bấy giờ. Việc đưa ra quy định về tội môi giới mại dâm trong
9


BLHS 2015 của Đảng và Nhà nước là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đấu
tranh chống lại hành vi xâm phạm an toàn công cộng, trật tự xã hội gây ảnh
hưởng tiêu cực đến các thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội đang trong xu
hướng ngày càng gia tăng. Qua đó, ta thấy được ý nghĩa của việc quy định các
điều khoản đối với tội môi giới mại dâm có ý nghĩa vô cùng quan trọng: Việc
quy định loại tội phạm này là sự ghi nhận và đảm bảo về phương diện pháp
luật Việc Nam đối với các chuẩn mực đạo đức xã hôi, lối sống, nhân phẩm
con người, danh sự, sức khỏe,… được thừa nhận bởi cộng đồng. Ngăn chặn
hành vi xâm phạm và biểu hiện xâm phạm bằng pháp luật quy định trong
BLHS là phương pháp đảm bảo hiệu quả nhất giúp răn đe và trừng trị kẻ
phạm tội. Quy định về tội môi giới mại dâm được quy định trong BLHS được
ghi nhận tại bộ luật này có sự bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ
nhân dân, bảo vệ bình đẳng và lợi ích hợp pháp của người dân, đồng thời còn
thể hiện sự quyền uy của nhà nước trong việc xử lý và xử phạt hành vi trái
pháp luật. Chính vì vậy, bảo vệ chuẩn mực đạo đức, các thuần phong mỹ tục,
đạo đức, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người là nhiệm vụ cơ bản và
hàng đầu mang lại ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.
- Khách thể của tội môi giới mại dâm
Tội môi giới mại dâm là các tội phạm xâm phạm đến an toàn trật tự
công cộng đạo đức, thuần phong mỹ tục, đến đời sống văn hóa, xã hội một
cách tiêu cực, gây thiệt hại vật chất. Khách thể của tội môi giới mại dâm là

các trật tự công cộng nguy cơ làm tăng thêm nhiều tệ nạn xã hội khác và các
bệnh xã hội nguy hiểm đến tín mạng con người.
- Mặt khách quan của tội môi giới mại dâm
Xét về mặt khách quan của tội môi giới mại dâm được thực hiện với
nhiều thủ đoạn khác nhau và ngày càng được biến tấu rất tinh vi như: dụ dỗ,
lôi kéo, dẫn dắt với vai trò là bên trung gian giữa bên bán và mua dâm bất kể
10


người mua/bán dâm là ai. Tội phạm được cấu thành tội kể từ thời điểm người
phạm tội thực hiện hành vi dụ dỗ, dẫn dắt, lôi kéo và bên mua, bán dâm nhận
lời hoặc đồng ý thỏa thuận. Xét về hậu quả thì hậu quả mà nó đem lại thì
không được xem là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Như vậy chỉ
cần có dấu hiệu dụ dỗ, dẫn dắt, lôi kéo và được sự thỏa thuận giữa các bên
mua, bán dâm thì hành vi đã cấu thành tội môi giới mại dâm. Mặt khách quan
của tội môi giới mại dâm có rất nhiều hình thức thực hiện như:
- Dụ dỗ hoặc dẫn dắt mối cho các bên mua bán dâm;
- Làm trung gian giao dịch trong việc mua bán dâm với các thỏa thuận
giữa các bên;
- Tổ chức cuộc gặp gỡ cho các bên mua dâm và bên bán dâm gặp
nhau;
- Đứng ra thu tiền mua dâm và phân chia lợi ích cho bên bán dâm,…
Xét về hành vi thì tội môi giới mại dâm bao gồm các hành vi sau đây:
Bên trung gian giao dịch giữa người bán và mua dâm, người phạm tội môi
giới mại dâm sẽ thực hiện việc giao dịch, thỏa thuận giá cả, địa điểm thực
hiện mua bán dâm và các điều kiện khác đi kèm. Dẫn dắt, dụ dỗ người khác
tham gia mua bán dâm. Người phạm tội môi giới mại dâm tổ chức để bên bán
và bên mua dâm gặp gỡ, giới thiệu lẫn nhau. Thực hiện việc thu tiền, phân
chia tiền, lợi ích thu được từ những hành vi môi giới mại dâm nếu trên.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A làm nghề vận chuyển và lái xe ôm, quen

biết chị Nguyễn Thị B hành nghề gái mại dâm. Vì thế anh A đã nhiều lần móc
nối và chở chị B đến nhà nghỉ hoặc khách sạn để bán dâm cho khách. A chỉ
biết chở chị B đến theo yêu cầu của chị B chứ không hề biết khách mua dâm
là ai. Như vậy, hành vi của A vẫn được xem là hành vi môi giới mại dâm, làm
trung gian thực hiện các việc mua bán dâm.

11


Trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy
hành vi môi giới mại dâm được thực hiện rất đa dạng, có thể bằng trực tiếp
hoặc thông qua trung gian để dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm, bon tội phạm còn thực
hiện nhiều thủ đoạn tinh vi hơn như dung máy nhắn tin, điện thoại di động….
để hoạt động nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng; người có
hành vi môi giới cũng đồng thời đứng ra tổ chức, chứa chấp mại dâm, nhưng
cũng có thể làm công việc dẫn dắt môi giới mại dâm. Tùy vào từng trường
hợp tính chất, hành vi, của người phạm tội cụ thể mà họ có thể chịu trách
nhiệm hình sự theo nguyên tắc phạm nhiều tội.
- Chủ thể của tội môi giới mại dâm
Chủ thể của tội môi giới mại dâm là người có đủ điều kiện chịu trách
nhiệm hình sự về tội này: đạt độ tuổi theo luật quy định và không ở trong tình
trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm.
Theo quy định tại Điều 12 và Điều 328 BLHS 2015, thì chủ thể của tôi
môi giới mại dâm là người từ đủ 16 tuổi trở lên và tại thời điểm mà họ thực
hiện hành vi môi giới mại dâm không ở trong tình trạng không có trách nhiệm
hình sự, tức tình trang đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất
đi khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình.
- Mặt chủ quan của tội môi giới mại dâm
Tội môi giới mại dâm được thực hiện với lỗi cố ý, động cơ mục đích là
vụ lợi hoặc động cơ mục đích khác, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Người môi giới mại dâm nhận thức rõ hành vi của mình có nguy hiểm đến xã
hội cũng như có thể làm gia tang các tệ nạn xã hội, bị cấm theo quy định của
BLHS, nhận thức rõ hậu quả của nó nhưng vẫn cố tình tìm mọi cách để thực
hiện hành vi môi giới mại dâm.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định động cơ của tội phạm của cực kỳ
quan trọng. Nó ảnh hưởng đến mức phạt, nếu động cơ người phạm tội càng
12


xấu và có tổ chức thì hình phạt dành cho người phạm tội càng nặng và ngược
lại. Người môi giới mại dâm nhận thức được rõ hành vi của mình là nguy
hiểm, vi phạm pháp luật theo BLHS và nhận thức được rõ mức độ và tính
chất nghiệm trọng nhưng vẫn tiến hành thực hiện dụ dỗ, dẫn dắt người mua
bán dâm để thực hiện việc mua bán dâm. Trong trường hợp nếu người đó
không hề biết hoặc không thể biết việc mua bán dâm thì người đó không
phạm tội.
1.2. Phân biệt tội môi giới mại dâm với các tội khác
- Phân biệt tội môi giới mại dâm với tội tổ chức mại dâm
Khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, tổ chức hoạt động
mại dâm quy định: “Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp
thực hiện việc mua dâm, bán dâm” .
Như vậy, tội tổ chức mại dâm và tội môi giới mại dâm khác nhau chủ
yếu về hành vi khách quan của tội phạm. Tổ chức mại dâm là việc thực hiện
các hoạt động bố trí điều kiện cho hoạt động mua bán dâm diễn ra ví dụ như
bố trí, sắp xếp phòng, nhà nghỉ, khách sạn để thực hiện hành vi mua bán dâm.
Còn môi giới mại dâm là hành vi là trung gian để người mua dâm và người
bán dâm thoả thuận, thống nhất về việc mua, bán dâm.
- Phân biệt tội môi giới mại dâm với tội chứa mại dâm
Trên thực tế hiện nay có nhiều khái niệm và quan điểm về tội chứa mại
dâm và được xem là hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội.

Theo Khoản 1 Điều 327 Bộ luật Hình sự 2015 như sau: Người nào chứa mại
dâm thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm [12, Khoản 1 Điều 327]. Tội chưa mại
dâm thông thường được hiểu là hành vi tạo điều kiện thuận lợi về mặt vật
chất, tinh thần cho hoạt động mua bán mại dâm được thực hiện tốt hơn như
việc cho sử dụng, thuê hoặc cho thuê, mượn hoặc cho mượn địa điểm hoặc
phương tiện như bố trí người canh gác, bảo vệ hoạt động mua bán dâm, nhận
13


gái mại dâm về làm thuê hoặc nhân viên để hòng che mắt các cơ quan chức
năng.
Như vậy, tội môi giới mại dâm cũng khác với tội chứa mại dâm ở mặt
khách quan của tội phạm. Tội chứa mại dâm được thể hiện ở hành vi như cho
thuê mượn địa điểm như nơi ở, nơi làm việc, quán trọ, địa điểm kinh doanh,
nơi làm việc, quán trọ làm nơi tụ tập để mua bán dâm; bố trí người canh gác,
bảo vệ hoạt động mua bán dâm... Qua thực tiễn đấu tranh đối với tội phạm
này cho thấy, người phạm tội thực hiện rất nhiều hành vi tinh vi xảo quyệt để
nhằm mục đích qua mắt che dấu sự phát hiện của các cơ quan chức năng như
núp bóng dưới các công ty, nhà hàng kinh doanh, quán karaoke… để hoạt
động mại dâm trá hình. Còn môi giới mại dâm không tạo điều kiện cho việc
mua bán dâm, mà chỉ là hành vi trung gian để các bên mua bán dâm thoả
thuận việc mua bán.
1.3. Đường lối xử lý với tội môi giới mại dâm
Đối với pháp luật Việt Nam hiện nay người môi giới mại dâm thực hiện
hành vi bán dâm vi phạm pháp luật Hình sự cụ thể quy định tại Điều 328
BLHS 2015 về tội môi giới mại dâm. Trên tinh thần quy định các khung hình
phạt khác nhau đối với mức độ phạt tội môi giới mại dâm. Chính vì vậy, việc
phân hóa một cách rõ rệt trong từng trường hợp cụ thể bao gồm hình phạt tù
và không phạt tù. Xét mặt tổng thể về chế tài quy định đường lối xử lý đối với
tội môi giới mại dâm quy định tại Điều 328 BLHS 2015 tương đối rõ ràng và

phù hợp hơn so với quy định tại Điều 255 BLHS 1999: Mức tối thiểu của
khung hình phạt là tội ít nghiêm trọng (Khoản 1) là 06 tháng đến 03 năm tù,
tội nghiêm trọng (Khoản 2) là từ 03 năm đến 07 năm và đặc biệt nghiêm trọng
(Khoản 3) phạt từ 07 năm đến 15 năm tù. Ngoài khung hình phạt chính, người
phạm tội còn bị phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung “từ 10 triệu đồng
đến 50 triệu đồng”.
14


- Chế tài ở khung cơ bản
Đối với tội phạm môi giới mại dâm nếu thuộc một trong các trường
hợp quy định theo Khoản 1 Điều 51 BLHS thì có thể xem xét và giảm mức
hình phạt. Như vậy, đối với tội phạm môi giới mại dâm sẽ căn cứ tính chất,
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự đối với bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự. Qua đó các
biện pháp xử lý sẽ là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước mục đích nhằm hạn
chế, răn đe người phạm tội môi giới mại dâm với các mức phạt, cũng như
giáo dục, cải tạo và nâng cao nhận thức người phạm tội môi giới mại dâm với
các hình phạt được xác định cụ thể bao gồm các hình phạt chính và hình phạt
bổ sung.
- Những trường hợp cần tăng nặng hình phạt
- Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất (Khoản 2 Điều 328 BLHS 2015)
có mức hình phạt từ 03 năm đến 07 năm tù.
- Khung hình phạt tăng nặng thứ hai (Khoản 3 Điều 328 BLHS 2015)
người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 328 BLHS
2015 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Đây là khung hình phạt cao nhất xử
lý người phạm tội môi giới mại dâm cũng chứng tỏ được quan điểm của các
nhà làm luật về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi này đối với xã hội.
1.4. Khái quát quy định pháp luật hình sự Việt Nam về tội môi giới
mại dâm trước khi ban hành bộ luật hình sự năm 2015

- Tội môi giới mại dâm theo pháp luật hình sự giai đoạn 1945 đến năm
1985
Sự hình thành và phát triển pháp luật hình sự Việt Nam sau cách mạng
tháng 8 đến khi phát điển lần thứ nhất giai đoạn 1945 – 1954 Đảng và Nhà
nước ta đã chú trọng đến việc bài trừ các tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn mại
dâm nhằm góp phần cải tạo, bảo vệ, giữ gìn trật tự xã hội, ổn định an ninh.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, tệ nạn mại dâm phát triển chưa mạnh, cũng chưa
15


xuất hiện nhiều đối tượng hành nghề môi giới mại dâm, và chiếm tỉ lệ thấp so
với tệ nạn xã hội nói chung. Chính vì vậy, Nhà nước chỉ đưa ra biện pháp xử
lý hành chính, giáo dục có cải tạo giúp họ hoàn lương. Thực tế, đã có rất
nhiều người từng làm mại dâm giai đoạn lúc này trở lại con đường chân
chính. Do đó, lúc này chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc chịu
trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm đối với tội phạm về mại dâm nói
chung và môi giới mại dâm nói riêng. Những quy định cụ thể của Nhà nước
về đấu tranh bài trừ tệ nạn mại dâm giai đoạn này như:
- Nghị quyết 49/TVQH ngày 20/06/1961 của Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có nguy hại cho xã hội.
- Thông tư số 121/CP ngày 09/08/1961 hướng dẫn thi hành nghị quyết
49/TVQH/1961.
- Nghị quyết 129/CP ngày 08/08/1964 của Hội đồng Chính phủ về công
tác bảo vệ trật tự an ninh nếu rõ: “Vấn đề bảo vệ trật tự an ninh xã hội thời
chiến, kiên quyết tập trung cải tạo hết những tên lưu manh chuyên nghiệp và
gái điếm chuyên nghiệp”.[7]
Qua các văn bản của Nhà nước quy định ta thấy được việc phân hóa đối
tượng về tệ nạn mại dâm và môi giới mại dâm chỉ tập trung cải tạo. Mặc dù
vậy thì chỉ dừng lại mức độ phạt hành chính, nhưng cũng rất kịp thời và đúng
đắn góp phần bài trừ tệ nạn mại dâm trong đời sống xã hội.

Ngày 15/03/1976 Hội đồng Chính phủ đã ban sắc lệnh số 03 quy định
về tội tổ chức mại dâm. Đây là văn bản pháp luật hình sự đầu tiên quy định về
hoạt động mại dâm, tạo cơ sở pháp lý nhằm đấu tranh, phòng và chống tệ nạn
xã hội nói chung và tội phạm mại dâm nói riêng. Tiếp tục vào tháng 04/1976
Bộ Tư pháp – Chính phủ đã ra Thông tư số 03/TT/BTP quy định về hình phạt
bổ sung áp dụng với bị cáo: “Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, kẻ phạm

16


tội có tính chất chuyên nghiệp còn bị quản chế hoặc cấm lưu trú ở một só địa
phương từ một đến năm năm sau khi mãn hạn tù”.[16]
Chỉ thị số 54/TATC ngày 06/07/1977 hướng dẫn việc thi hành thống
nhất trong cả nước: “Các tòa án thuộc các tỉnh, thành phố phía Bắc cũng có
thể áp dụng thống nhất điều khoản này tại Điều 9 Sắc lệnh 03 vì đối với một
số tội nói trên thì Tòa án phía Bắc cho đến nay chỉ căn cứ vào án lệ, vào
đường lối chính sách chung để xử lý.”[16]
Với việc ban hành các quy định đã nêu trên thì tệ nạn mại dâm đã được
quy định là tội phạm với tên gọi “tội tổ chức mại dâm” được xác định là đối
tượng làm xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe
nhân dân. Hình phạt áp dụng cho loại tội phạm này gồm hình phạt chính và
hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, những quy định này còn rất đơn giản và chung
chung. Mới chỉ quy định theo nhóm tội, chưa có quy định thành một tội danh
độc lập, cũng như các dấu hiệu pháp lý đặc trưng chưa được quy định trong
văn bản pháp luật nên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc phân hóa
trách nhiệm hình sự đối với từng loại tội phạm cụ thể.
Tóm lại, để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam đòi hỏi Nhà nước cần tăng cường trong công tác đấu tranh và góp phần
đảm bảo pháp chế quy định đối với loại tội phạm mại dâm nói chung và môi
giới mại dâm nói riêng.

- Tội môi giới mại dâm theo Bộ luật Hình sự 1985
Sắc lệnh 03 ngày 15/03/1976 đã được ban hành đã đóng vai trò quan
trọng trong công tác dấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội mại
dâm nói riêng. Tuy nhiên, hành vi mại dâm có tổ chức ngày càng có xu hướng
gia tăng nhanh và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng được gia tăng thì lúc
này đòi hỏi Nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn dành riêng cho loại
tội phạm này tại BLHS. Hơn nữa, nước ta giai đoạn này đang phát triển đi lên
xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp xây dựng
đất nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đặc biệt là pháp luật
hình sự. Vì vậy, sau thời gian dài nghiên cứu và soạn thảo, BLHS đã được
17


quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 9 đã được thông quá vào ngày 27/06/1985 và có
hiệu lực ngày 01/01/1986 với 280 điều. Tại Điều 202 BLHS 1985 quy định
hành vi môi giới mại dâm và chứa mại dâm được quy định với tội danh “Tội
chứa mãi dâm, tội môi giới mãi dâm”. Thuật ngữ “mãi” được phiên âm từ
tiếng Hán Việt nghĩa là “mua”, theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là “tiếp tục”.
Lần đầu tiên, hành vi môi giới mại dâm được quy định tại một điều riêng biệt
và độc lập thể hiện được bước tiến mới trong việc nhìn nhận và đánh giá của
các nhà làm luật đối với tính chất và mức độ nguy hiểm do tệ nạn mãi dâm
nói chung và hành vi môi giới mại dâm nói riêng. Tuy nhiên, những dấu hiệu
cấu thành tội quy định trong điều luật lúc bấy giờ về tội môi giới mãi dâm
chưa được quy định thành điều luật độc lập mà được quy định chung cùng với
tội chứa mãi dâm trong cùng một điều luật. Ngoài ra, cũng có nhiều văn bản
khác được ban hành nhằm mục đích đấu tranh, bài trừ các tệ nạn xã hội đặc
biệt là tệ nạn mại dâm như:
- Chỉ thị số 14 – CT ngày 16/01/1986 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng
về “Biện pháp giải quyết các vấn đề cứu tế xã hội và tệ nạn xã hội” yêu cầu
lập hồ sơ truy tố hoặc tập trung cải tạo đối tượng vi phạm mại dâm và người

môi giới mại dâm.
- Chỉ thị 135 – HĐBT ngày 14/05/1989 của Chủ tịch Hội đồng bộ
trường về “giải quyết vấn đề xã hội trong tình hình mới” nhằm nhấn mạnh:
“Đối với số gái mại dâm, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ ngày ở cơ sở, ủy
ban nhân dân các cấp phải phân loại có kế hoạch đưa đi chữa bệnh, tổ chức
các trường, trại phục vụ nhân phẩm do ngành lao động quản lý, có sự tham
gia của các cơ quan thanh niên, phụ nữ, y tế.”[6]
Từ khi ban hành cho đến khi hết hiệu lực, BLHS 1985 đã trải qua 4
lần sửa đổi, bổ sung qua các năm 1989, năm 1991, năm 1992 và năm 1997.
Trong đó, tội môi giới mại dâm từng bước được hoàn thiện. Qua các lần sửa
đổi, bổ sung BLHS 1985 đã dần hoàn chỉnh, khoa học, góp phần không nhỏ
trong công tác xét xử.
- Tội môi giới mại dâm theo Bộ luật Hình sự 1999
Trong giai đoạn này, để đáp ứng những bất cập trong quy định BLHS
1985 và đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ mới. Chính vì vậy, ngày 21/12/1999
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLHS
1999 có hiệu lực 01/07/2000. BLHS 1999 ra đời so với BLHS 1985 đã hoàn
thiện hơn rất nhiều thể hiện chính sách của nước ta đối với loại tội phạm nói
18


×