Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu á tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.04 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ HOÀNG ANH
TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA
CHÂU Á

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ HOÀNG ANH
TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA
CHÂU Á

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01


Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Ngọc Thạch

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Tăng trưởng kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên
thế giới. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội là
không thể bàn cãi. Tuy nhiên, các nguồn gốc, nhân tố và cơ chế (dựa chủ yếu vào
thị trường hay can thiệp nhà nước) của tăng trưởng kinh tế là vấn đề còn nhiều tranh
luận. Lịch sử các học thuyết kinh tế mặc dù đã công nhận những ưu thế của hệ
thống kinh tế thị trường tự do trước nền kinh tế kế hoạch tập trung nhưng vẫn nhận
định rằng hệ thống kinh tế thị trường tự do không thể giải quyết được nhiều vấn đề
hoặc giải quyết chúng với hiệu quả thấp. Đây gọi là những thất bại thị trường
(market fiasco). Vì vậy, cần phải có sự can thiệp của chính phủ vào thị trường nhằm
đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế (Keynes, 1936). Trong đó, chi tiêu công là
một công cụ quan trọng của chính sách tài khoá, thể hiện sự tác động chủ động của
nhà nước lên nền kinh tế.
Về mặt lý luận, trong nhiều thập kỷ qua, ảnh hưởng của chi tiêu công đến
tăng trưởng kinh tế đã được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện
(Alexiou, 2009; Anh, 2008; Gemmell, Kneller, & Sanz, 2014; Malek, 2014; Thon,
Hương, & Thủy, 2010; Yasin, 2000). Kết quả của các nghiên cứu cho thấy, tại hầu
hết các quốc gia, chi tiêu công được sử dụng như một công cụ của chính sách tài
khóa nhưng tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế vẫn là một vấn đề đang tranh
cãi. Hai lý thuyết đầu tiên về mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
là lý thuyết luật Wagner và lý thuyết của Keynes. Lý thuyết luật Wagner (1883) cho
rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công và thu nhập quốc gia. Tuy

nhiên, lý thuyết luật Wagner (1883) cho rằng chi tiêu công không phải là nguyên
nhân của sự phát triển kinh tế, mà là một biến nội sinh của tăng trưởng kinh tế. Cụ
thể, sự gia tăng của tăng trưởng kinh tế mới là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi
tiêu công. Trái với lý thuyết luật Wagner (1883), lý thuyết của Keynes (1936) lại
cho rằng sự gia tăng của chi tiêu công sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế. Như vậy, chi tiêu công là một lực ngoại sinh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế


2

(Loizides & Vamvoukas, 2005). Các nhà kinh tế ủng hộ lý thuyết của Keynes cho
rằng chính sách tài khóa chủ động là một công cụ quan trọng có sẵn cho các chính
phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Shafuda, 2015). Thêm vào hai lý thuyết này,
Solow (1956) trong mô hình tăng trưởng Tân cổ điển cho rằng không có ảnh hưởng
lâu dài của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế. Các mô hình tăng trưởng Tân
cổ điển chỉ ra rằng các chính sách tài khóa không thể mang lại sự thay đổi trong dài
hạn của tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế Tân cổ điển cho rằng tăng trưởng kinh
tế trong dài hạn là do tăng dân số, tăng lực lượng lao động, tiến bộ công nghệ và các
biến số này được xác định là ngoại sinh. Trái với các kết quả trên, Barro (1989)
trong mô hình tăng trưởng nội sinh lập luận rằng chi tiêu công có tác động tiêu cực
tới tăng trưởng kinh tế. Barro (1989) lý giải rằng chi tiêu công của chính phủ có thể
lấn áp đầu tư tư nhân, nhưng không cung cấp một kích thích bù đắp cho đầu tư và
tăng trưởng. Như vậy, một số nghiên cứu cho rằng chi tiêu công có tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế. Một số khác lại cho rằng chi tiêu công có tác động tiêu
cực hoặc không có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt hơn, tác động của chi
tiêu công đến tăng trưởng kinh tế có thể là phi tuyến, tức là gia tăng chi tiêu công sẽ
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng khi chi tiêu công vượt qua một ngưỡng nhất
định thì tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu giảm dần (Malek, 2014).
Về mặt thực tiễn, chi tiêu công cũng có những tác động khác nhau đến tăng
trưởng kinh tế. Tại các quốc gia đang phát triển như châu Á, quy mô chi tiêu công

có xu hướng tăng dần qua các năm, phản ánh nhu cầu ngày càng tăng của các dịch
vụ công cộng như giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng hay cở sở hạ tầng (IMF,
2014). Xu hướng tăng này bắt đầu từ giữa những năm 1990, gia tăng ở cả các khoản
chi tiêu xã hội và đầu tư công. Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng 2008-2009,
chi tiêu công tăng mạnh tại đa phần các quốc gia đang phát triển. Như Gemmell và
cộng sự (2014) nhận định, các gói kích thích tài khóa, mở rộng đáng kể các chương
trình chi tiêu công khác nhau, được ban hành ở nhiều quốc gia từ năm 2008 trở đi
nhằm chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mặc dù chi tiêu công luôn ở
mức cao nhưng hiệu quả sử dụng vốn chi tiêu công ở các quốc gia đang phát triển


3

hiện nay là rất đáng lo ngại (Cavallo & Daude, 2011; Gupta và cộng sự, 2014).
Theo nghiên cứu của Gupta và cộng sự (2014), mỗi đơn vị chi tiêu công tại các
quốc gia đang phát triển chỉ tạo ra được nửa đơn vị giá trị vật chất tương ứng.
Như vậy, cả bối cảnh lý thuyết lẫn thực tiễn đều cho thấy tác động không
nhất quán của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, trong nghiên cứu này,
tác giả đặt mục tiêu đánh giá lại tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế
để có thể rút ra được kết luận phù hợp với điều kiện của các quốc gia châu Á. Ngoài
ra, để có được bằng chứng toàn diện hơn, tác giả cũng tiến hành xem xét tác động
phi tuyến của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành tại các quốc gia và khu vực
khác nhau về điều kiện kinh tế vĩ mô, đã cho thấy chi tiêu công có tác động khác
nhau đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu của Zhuang và cộng sự (2010)
lại cho thấy chi tiêu công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại một số
quốc gia song lại có tác động tiêu cực tại một số quốc gia khác có cùng các điều
kiện về kinh tế vĩ mô. Kết quả này có thể lý giải là do đặc thù chính trị và chất
lượng thể chế (các khía cạnh của quản trị công). Các yếu tố đặc thù chính trị và chất
lượng thể chế đã tác động đến khả năng của một quốc gia trong việc thực thi chính

sách tài khóa hiệu quả (Brahmbhatt & Canuto, 2012).
Đến đầu những năm 1990, vấn đề quản trị công và tác động của nó đến tăng
trưởng kinh tế bắt đầu được thảo luận trong các cuộc tranh luận quốc tế. Các tổ
chức quốc tế cho rằng chi tiêu công cho hàng hóa và dịch vụ công sẽ không đạt
được hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như mong muốn nếu việc xây dựng,
thực hiện và giám sát ngân sách bị trục trặc (World Bank, 1992). Đề xuất này cho
thấy quản trị công đóng vai trò quan trọng trong tác động của chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy các yếu tố thuộc về quản trị
công có thể đã tạo ra thay đổi trong tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh
tế. Chẳng hạn, một trong những yếu tố của quản trị công được các nghiên cứu xem
xét gần đây là tham nhũng. Các nghiên cứu đều cho rằng tham nhũng có ảnh hưởng
tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia (Glaeser & Saks, 2004; Xu, Li, &


4

Zou, 2000). Đặc biệt, nghiên cứu của dAgostino và cộng sự (2016) cho thấy dưới
ảnh hưởng của tham nhũng các khoản chi tiêu công cho quốc phòng đã có tác động
tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của 106 quốc gia trong mẫu nghiên cứu.
Mặc dù có bằng chứng cho thấy quản trị công đóng vai trò hoặc là chất xúc
tác, kiểm soát tốt và hiệu quả hơn việc sử dụng chi tiêu công để từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế hoặc làm giảm tác động tích cực của chi tiêu công đến tăng trưởng
trong môi trưởng thể chế chất lượng thấp nhưng chưa có nghiên cứu nào xem xét
toàn diện các yếu tố cấu thành quản trị công ảnh hưởng đến tác động này. Bên cạnh
đó, một số nghiên cứu gần đây xem xét tác động riêng lẻ của quản trị công đến tăng
trưởng kinh tế nhưng cách thức đo lường chưa thống nhất (Siddiqui & Ahmed,
2013). Hầu hết các nghiên cứu trước đo lường quản trị công dựa trên hai bộ chỉ số
là chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators - WGI) và chỉ số
đánh giá rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide – ICRG). Mặc dù hai chỉ
số trên được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm đo lường chất lượng

quản trị công và tùy vào điều kiện nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có thể chọn
WGI hoặc ICRG nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số bất cập trong các
chỉ số này. Cụ thể, các nghiên cứu của Knoll & Zloczysti (2012), Langbein &
Knack (2010) đã cho thấy bằng chứng về sự chồng chéo của 6 nhóm chỉ tiêu cấu
thành hai bộ chỉ số này. Đồng thời, một số chỉ tiêu trong hai bộ chỉ số này khó tách
biệt nhau. Điều này hàm ý rằng một số chỉ tiêu trong hai bộ chỉ số này có thể cùng
đo lường một khái niệm. Đó là lý do một số nghiên cứu thực nghiệm khác như AlMarhubi (2004), Bjørnskov (2006), Easterly & Levine (2002) đã tính trung bình tất
cả sáu chỉ số WGI trong phân tích của họ. Tuy nhiên theo Siddiqui & Ahmed
(2013), việc tính trung bình này không mô tả được chính xác chất lượng quản trị
công.
Xuất phát từ những lý do phương pháp trên, trong xem xét tác động của
quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, để giải
quyết những bất cập khi sử dụng các bộ chỉ số đo lường quản trị công đã được nêu
ra ở trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá


5

(Exploratory Factor Analysis - EFA) dựa trên hai bộ chỉ số WGI và ICRG, nhằm
xác định các nhân tố đại diện đo lường quản trị công. Phương pháp này có thể giúp
nhóm các chỉ tiêu cùng đo lường một khái niệm lại với nhau để tạo thành một nhân
tố đại diện. Các nhân tố đại diện này sẽ tách biệt với nhau. Bằng cách làm này, tác
giả sẽ khắc phục được sự chồng chéo của 6 nhóm chỉ tiêu cấu thành hai bộ chỉ số
WGI và ICRG để hình thành các nhân tố thực sự đại diện cho quản trị công. Cuối
cùng, tác giả sử dụng các nhân tố đại diện đo lường quản trị công nhằm tìm kiếm
bằng chứng về tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu có mục tiêu chung là đánh giá tác động của chi tiêu công, quản
trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Trên cơ sở đó đề xuất một

số hàm ý chính sách phù hợp. Để đạt được mục tiêu chung, nghiên cứu có các mục
tiêu cụ thể sau:
-

Đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc

gia châu Á.
-

Đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc

gia châu Á
-

Đánh giá tác động của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công

và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án trả lời các câu hỏi sau:
-

Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu

Á như thế nào?
-

Các nhân tố nào đại diện cho các thành phần của quản trị công tại các

quốc gia châu Á?
-


Tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu

Á như thế nào?


6

-

Tác động của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng

trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á như thế nào?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á. Trong nội dụng luận án này, tác giả tiếp cận
quản trị công ở góc độ quản trị hoạt động chi tiêu công.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành tại 43 quốc gia châu Á.
Các quốc gia được lựa chọn dựa trên cơ sở sự có sẵn về dữ liệu của các biến số
trong mô hình nghiên cứu. Các quốc gia được chọn bao gồm 11 quốc gia có thu
nhập cao và 30 quốc gia có thu nhập trung bình và 2 quốc gia có thu nhập thấp theo
việc phân loại thu nhập của Ngân hàng thế giới (World Bank). Theo thống kê của
ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), châu Á bao gồm 50 quốc gia. Tuy nhiên, một
số quốc gia không có số liệu quan sát nên nghiên cứu được tiến hành với 43 quốc
gia, chiếm tỷ lệ 86% các quốc gia châu Á. Do đó, mẫu nghiên cứu vẫn đảm bảo tính
đại diện.
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn 2004 2017. Giai đoạn này được lựa chọn vì hầu hết các quốc gia có sẵn dữ liệu. Mặt
khác, giai đoạn này cũng bao gồm thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009.
Giai đoạn này được tác giả lựa chọn để thực hiện nghiên cứu vì nhiều lý do. Thứ
nhất, giai đoạn này đảm bảo 43 quốc gia đều có đủ số liệu để thực hiện nghiên cứu.

Thứ hai, giai đoạn nghiên cứu này bao gồm giai đoạn trước khủng hoảng 2004 –
2007, giai đoạn khủng hoảng 2008 – 2009, giai đoạn sau khủng hoảng 2010 – 2017.
Do đó, tác giả có thể xem xét toàn diện tác động của chi tiêu công, quản trị công
đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á trong điều kiện bình thường và
trong điều kiện đặc thù.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án sử dụng các phương
pháp ước lượng thích hợp nhằm khám phá tác động của chi tiêu công, quản trị công
đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á. Cụ thể:


7

Nhằm khám phá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia châu Á, tác giả phát triển mô hình từ các nghiên cứu của Alexiou (2009),
Cooray (2009). Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và đặc
biệt là hiện tượng nội sinh thường xảy ra trong các mô hình kinh tế vĩ mô, tác giả sử
dụng phương pháp GMM sai phân (Difference GMM – DGMM) của Arellano &
Bond (1991).
Nhằm khám phá các nhân tố đại diện cho các thành phần của quản trị công
tại các quốc gia châu Á, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis – EFA) với hai bộ chỉ số đánh giá quản trị công là chỉ
số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators - WGI) và chỉ số đánh giá
rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide – ICRG).
Để đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc
gia châu Á, tác giả phát triển mô hình từ nghiên cứu của Siddiqui & Ahmed (2013).
Phương pháp GMM sai phân (Difference GMM – DGMM) của Arellano & Bond
(1991) tiếp tục được sử dụng để ước lượng mô hình.
Để đánh giá tác động của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á, tác giả tiếp tục phát triển mô hình từ

các nghiên cứu của Alexiou (2009), Cooray (2009), Siddiqui & Ahmed (2013).
Phương pháp GMM sai phân (Difference GMM – DGMM) của Arellano & Bond
(1991) tiếp tục được sử dụng để ước lượng mô hình.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp định tính truyền thống
như phân tích tài liệu (content-analysis), mô tả thống kê, phân tích và tổng hợp, quy
nạp và suy diễn, khái quát hoá, trừu tượng hoá để phân tích riêng lẻ các hiện tượng
rồi kết hợp chúng ở cấp độ mới, tổng kết những sự kiện cụ thể thành các kết luận
khái quát và chứng minh những giả thuyết bằng các sự kiện thực tiễn và số liệu.
1.6. Những kết quả và đóng góp mới của luận án
Luận án hướng đến các mục tiêu cụ thể gồm: (1) Đánh giá tác động của chi
tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á; (2) Đánh giá tác động của
quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á; (3) Đánh giá tác động


8

của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các
quốc gia châu Á. So sánh với các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây luận án
có những đóng góp mới như sau:
Dựa vào nguồn dữ liệu tại 43 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2004 - 2017,
tác giả đã đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng chi tiêu tổng thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế. Đồng thời, nghiên cứu cũng không tìm thấy bằng chứng về tác động phi tuyến
của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu trước thường chỉ
đo lường tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế mà chưa xem xét tới
các yếu tố làm thay đổi tác động này. Khác với các nghiên cứu trước, luận án xem
xét tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng
kinh tế. Kết quả đã cho thấy, tại các quốc gia có chất lượng quản trị công tốt, chi
tiêu công tổng thể cũng như các thành phần của chi tiêu công sẽ có tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, một đóng góp mới của luận án thể hiện qua phương pháp đo lường
quản trị công. Cụ thể, hầu hết các nghiên cứu trước đo lường quản trị công dựa trên
hai bộ chỉ số là chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators - WGI)
và chỉ số đánh giá rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide – ICRG). Mặc
dù hai chỉ số trên được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm đo lường
chất lượng quản trị công và tùy vào điều kiện nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có
thể chọn WGI hoặc ICRG nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số bất cập
trong các chỉ số này. Cụ thể, các nghiên cứu của Knoll & Zloczysti (2012),
Langbein & Knack (2010) đã cho thấy bằng chứng về sự chồng chéo của 6 nhóm
chỉ tiêu cấu thành hai bộ chỉ số này. Đồng thời, một số chỉ tiêu trong hai bộ chỉ số
này khó tách biệt nhau. Điều này hàm ý rằng một số chỉ tiêu trong hai bộ chỉ số này
có thể cùng đo lường một khái niệm. Khác với các nghiên cứu trước, trong xem xét
tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh
tế, để giải quyết những bất cập khi sử dụng các bộ chỉ số đo lường quản trị công đã
nêu trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá


9

(Exploratory Factor Analysis - EFA) dựa trên hai bộ chỉ số WGI và ICRG, nhằm
xác định các nhân tố đại diện đo lường quản trị công. Phương pháp này có thể giúp
nhóm các chỉ tiêu cùng đo lường một khái niệm lại với nhau để tạo thành một nhân
tố đại diện. Các nhân tố đại diện này sẽ tách biệt với nhau. Các nhân tố đại diện đo
lường quản trị công sau đó sẽ được tác giả sử dụng để đánh giá tác động đến mối
quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á thông qua
việc ước lượng các mô hình bằng phương pháp DGMM của Arellano & Bond
(1991). Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các ước lượng dữ liệu bảng
động tuyến tính để khắc phục hiện tượng nội sinh thường xảy ra trong các mô hình
kinh tế vĩ mô. Do đó, các kết quả thu được đảm bảo độ tin cậy để rút ra các kết luận.
Bên cạnh đó, một vấn đề đặt ra đối với các phương pháp ước lượng là tính

vững của mô hình. Điều này xuất phát từ việc hệ số hồi quy của các biến trong mô
hình bị thay đổi giá trị khi số lượng biến giải thích trong mô hình thay đổi. Khi đó,
các kết luận rút ra từ kết quả ước lượng có thể bị ảnh hưởng. Do đó, một đóng góp
mới nữa của luận án là sau khi ước lượng các mô hình tác giả tiếp tục sử dụng phân
tích Bayesian Model Averaging (BMA) để kiểm định lại các hệ số hồi quy nhằm
đảm bảo tính vững của mô hình cũng như các kết luận được rút ra.
Cuối cùng, về mặt thực tiễn, xuất phát từ việc chi tiêu công ngày càng gia
tăng và không hiệu quả có thể góp phần làm suy giảm kinh tế, tác giả xem xét vai
trò của quản trị công như một chất xúc tác, kiểm soát tốt, hiệu quả hơn việc quản lý,
sử dụng chi tiêu công để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hiệu ứng ngược lại
trong điều kiện quản trị công kém. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch
định chính sách nắm bắt được tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi
tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á. Từ kết quả này, họ có thêm cơ
sở để đưa ra những điều chỉnh về hoạt động quản trị công nhằm quản lý, sử dụng
chi tiêu công tốt hơn để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.7. Kết cấu luận án.
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận án được kết cấu bao
gồm 5 chương:


10

-

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đóng góp mới của nghiên
cứu, kết cấu luận án.
-


Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của chi tiêu công, quản trị công

đến tăng trưởng kinh tế
Lược khảo các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu đã được thực hiện, trên
cơ sở đó hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu.
-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu tác động của chi tiêu công, quản trị

công đến tăng trưởng kinh tế
Phát triển giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp ước
lượng mô hình. Bên cạnh đó, chương 3 cũng trình bày dữ liệu nghiên cứu và cách
thức thu thập dữ liệu.
-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi tiêu

công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á
Trình bày thực trạng và kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chi
tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á.
-

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Trình bày các kết luận của nghiên cứu và đưa ra các hàm ý chính sách về
quản lý chi tiêu công nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tác
giả cũng đưa ra các hàm ý chính sách cải thiện quản trị công nhằm quản lý, sử dụng
chi tiêu công tốt hơn hướng đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.



11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI TIÊU CÔNG,
QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm chi tiêu công
Chi tiêu công là các khoản chi tiêu của nhà nước nhằm thực hiện các chức
năng vốn có của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh
tế- xã hội cho cộng đồng (Minh, 2005). Định nghĩa này xuất phát từ chức năng quản
lý toàn diện nền kinh tế xã hội của nhà nước.
Theo Minh (2005), chi tiêu công phản ánh các chính sách của chính phủ,
cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực thi các chính sách đó. Đặc trưng của chi
tiêu công là tính chất không hoàn trả hoặc không hoàn trả trực tiếp, thể hiện ở chỗ
kết quả của chi tiêu công không tương ứng với khoản chi cả về số lượng, chất
lượng, thời gian và địa điểm. Nhiều khoản chi tiêu công mà lợi ích của nó chỉ thu
được sau một thời gian dài, hoặc lợi ích thu được khó đo lường được bằng tiêu chí
giá trị tương ứng mà Chính phủ đã bỏ ra. Chi tiêu công là một công cụ của Chính
phủ nhằm cung cấp các hàng hóa công cho xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, phân bổ
nguồn lực, phân phối thu nhập, ổn định kinh tế vĩ mô và thu hút vốn đầu tư của khu
vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1.2. Khái niệm về quản trị công
Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu định nghĩa quản trị công, một
số nghiên cứu có thể kể đến như:
Schneider (1999) định nghĩa quản trị công là việc thi hành thẩm quyền hoặc
kiểm soát để quản lý hoạt động và tài nguyên của một quốc gia. Cơ quan Phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ (USAID, 2002) theo khía cạnh khác đã định nghĩa quản trị công là
chức năng và quy trình đặc trưng bởi giá trị của trách nhiệm giải trình, tính minh
bạch và sự tham gia. Zinnbauer (2002) định nghĩa quản trị công là phấn đấu vì quy
định của pháp luật, tính minh bạch, công bằng, hiệu quả, trách nhiệm và tầm nhìn

chiến lược trong việc thực thi quyền lực chính trị, kinh tế và hành chính.


12

2.1.3. Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Theo Samuelson & Nordhaus (1985) tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng GDP
hay sản lượng tiềm năng của một nước. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế diễn ra
khi đường giới hạn khả năng sản xuất của một nước (PPF) dịch chuyển ra phía
ngoài. Một khái niệm rất gần gửi với tăng trưởng kinh tế là mức tăng sản lượng tính
trên đầu người. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng,
tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Nói cách
khác, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.
2.2. Cơ sở lý thuyết về tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng
trưởng kinh tế
2.2.1. Cơ sở lý thuyết về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế
2.2.1.1. Các lý thuyết về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế
Một trong những lý thuyết đầu tiên nói về mối liên hệ giữa chi tiêu công và
tăng trưởng kinh tế là lý thuyết luật Wagner (1883). Trên cơ sở các nghiên cứu thực
nghiệm, lý thuyết luật Wagner (1883) cho rằng sự tăng trưởng trong chi tiêu công là
điều không thể tránh khỏi đối với một nền kinh tế tiến bộ bởi nó có liên quan trực
tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Theo lý thuyết luật Wagner (1883), mức tăng trưởng
trong chi tiêu công phải lớn hơn mức tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lý thuyết luật
Wagner (1883) lại cho rằng chính tăng trưởng kinh tế mới là nguyên nhân dẫn đến
tăng trưởng trong chi tiêu công.
Khác với lý thuyết luật Wagner (1883), trong thập niên 70, các nhà kinh tế
theo trường phái Keynes lại tin rằng chi tiêu chính phủ, đặc biệt là các khoản chi
tiêu thông qua vay nợ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ làm tăng sức mua
(tổng cầu) của nền kinh tế (Loizides & Vamvoukas, 2005). Các chính trị gia thường

ưa thích lý thuyết của Keynes bởi vì nó cho họ những lý do hợp lý để chi tiêu. Một
số nhà nghiên cứu đã ước lượng được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa chi tiêu chính
phủ và mức sản lượng của nền kinh tế. Tuy nhiên, các phương pháp ước lượng của
họ thường một số hạn chế do các hiện tượng nội sinh của dữ liệu nghiên cứu.


13

Những phương pháp ước lượng phức tạp hơn đã chỉ ra rằng, chi tiêu chính phủ
không thể thúc đẩy tăng trưởng. Lý thuyết của trường phái Keynes đã bỏ qua sự thật
là chính phủ không thể thúc đẩy sức mua của nền kinh tế trước khi làm giảm nó
thông qua thuế và vay nợ. Sau đó, lý thuyết của Keynes đã gặp thách thức lớn khi
nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái trong những năm 1970, và khi có sự bùng nổ
kinh tế nhờ cắt giảm thuế kết hợp với thắt chặt chi tiêu trong những năm 1980.
Ngày nay, mặc dù lý thuyết của Keynes về chi tiêu chính phủ không còn được các
nhà kinh tế trọng dụng nhưng nó vẫn được các chính trị gia thường xuyên nhắc đến
như là động lực để thúc đẩy tăng trưởng.
Sau lý thuyết luật Wagner (1883) và lý thuyết Keynes, các nhà kinh tế học
Barro (1990), Devarajan và cộng sự (1996), Davoodi & Zou (1998) bắt đầu mô hình
hóa tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế để tìm kiếm các bằng chứng
thuyết phục hơn.
2.2.1.2. Các mô hình về tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế
❖ Mô hình của Barro (1990)
❖ Mô hình của Devarajan và cộng sự (1996)
❖ Mô hình của Davoodi & Zou (1998)
2.2.2. Cơ sở lý thuyết về tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế
Mặc dù nghiên cứu chi tiết về vai trò của quản trị công đối với tăng trưởng
kinh tế là tương đối mới, nhưng tầm quan trọng của quản trị công đã được công
nhận từ thế kỷ trước được thể hiện qua các lý thuyết của Adam Smith (1755). Ông
cho rằng điều kiện tiên quyết để xây dựng một nhà nước thịnh vượng cao nhất từ

một nhà nước có sự thịnh vượng thấp nhất là hòa bình, thuế và một chính quyền của
công lý được chấp nhận.
Bên cạnh lý thuyết của Smith (1755), tầm quan trọng của quản trị công cũng
được khẳng định qua Lý thuyết của Buchanan (1987). Ông lập luận rằng các nhà
kinh tế nên nhìn vào Hiến pháp của chính thể chế kinh tế để kiểm tra các quy định
và những hạn chế mà trong đó các tác nhân chính trị đóng vai trò quan trọng.


14

Mặc dù các lý thuyết của Smith (1755), Buchanan (1987) đã cho thấy tầm
quan trọng của quản trị công nhưng vai trò của quản trị công đối với hoạt động kinh
tế của các quốc gia chỉ thực sự được quan tâm khi nghiên cứu tại khu vực Châu Phi
của Ndulu & O’Connell (1999) được công bố. Họ nhận thấy rằng độc tài gắn liền
với nền kinh tế yếu kém. Thể chế tốt cho phép công dân tham gia vào hoạt động
chính trị và các hoạt động liên quan đến sự trao quyền, do đó có thể nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng.
2.2.3. Cơ sở lý thuyết về tác động của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi
tiêu công và tăng trưởng kinh tế
2.2.3.1. Lý thuyết về Lựa chọn công và lý thuyết Kinh tế chính trị
2.2.3.2. Lý thuyết Kinh tế học thể chế mới
2.3. Khung phân tích về tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng
trưởng kinh tế
Các nghiên cứu tài chính công trước thường chỉ phân tích tác động của chi
tiêu công đến tăng trưởng kinh tế (Alexiou, 2009; Anh, 2008; Easterly & Rebelo,
1993; Gemmell et al., 2014; Malek, 2014; Thon et al., 2010; Yasin, 2000). Tác động
của quản trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế chưa
được chú trọng, bởi những khó khăn trong việc xây dựng khung phân tích luận giải
về mối quan hệ này một cách toàn diện. Nghiên cứu của Brahmbhatt & Canuto
(2012) là một trong số ít nghiên cứu thiết lập khung phân tích luận giải tác động của

chính sách tài khóa đến các mục tiêu phát triển kinh tế. Trong đó tác động của quản
trị công đến mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế được xem như
một rằng buộc quan trọng. Theo Brahmbhatt & Canuto (2012), khung phân tích như
sau:


15

Các mục tiêu phát triển
Tăng trưởng



kinh tế

Quản lý rủi ro



Công bằng

xã hội


Các nguyên nhân cần phải can thiệp bằng chính sách tài khóa
-

Ổn định kinh tế vĩ mô

-


Phân bổ nguồn lực: giải quyết thất bại thị trường

-

Phân phối


Các công cụ và thể chế




Các rằng buộc

-

Chính sách chi tiêu công

-

-

Chính sách thuế

và thể chế (các khía cạnh

-

Nguồn tài trợ chính sách


của quản trị công)

-

Quản lý tài chính công

-

Rằng buộc về chính trị

Rằng buộc về ngân sách
(chi phí thuế và nợ công)

Hình 2.1: Chính sách tài khóa và các mục tiêu phát triển kinh tế: vai trò ràng
buộc thể chế - chính trị và ràng buộc ngân sách
Nguồn: Brahmbhatt & Canuto (2012)
Như Brahmbhatt & Canuto (2012) luận giải, tác động của chi tiêu công đến
tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các ràng buộc về ngân sách và thể chế, chính trị
(các khía cạnh của quản trị công). Bên cạnh việc xác định nguyên nhân cần phải can
thiệp vào nền kinh tế thì các nguồn tài trợ (ràng buộc ngân sách) và điều kiện quản
trị công sẵn có là các yếu tố tác động đến việc thực thi chính sách chi tiêu công hiệu
quả. Chẳng hạn, để tăng chi tiêu công cần có tài chính tài trợ khoản chi này, từ thuế


16

hoặc nợ công. Tuy nhiên, thu thuế và vay nợ đều phát sinh chi phí. Do đó, tác động
thuần của khoản chi tiêu công này còn phụ thuộc vào cách thức nó được bù đắp
(Gemmell và cộng sự, 2012). Bên cạnh đó, hiệu quả của chính sách này còn phụ

thuộc vào chất lượng quản trị công. Theo Brahmbhatt & Canuto (2012), chính phủ
can thiệp vào nền kinh tế để giải quyết thất bại thị trường nhưng trong một số
trường hợp, chi phí thất bại chính phủ còn lớn hơn chi phí thất bại của thị trường. Vì
vậy, cùng với ràng buộc ngân sách, ràng buộc về quản trị công là yếu tố tác động
đến chính sách chi tiêu công của một quốc gia.
2.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan
Bảng 2.1. Lược khảo các nghiên cứu liên quan
Tác giả (năm)

Vấn đề nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

➢ Lược khảo các nghiên cứu về tác động của chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế
Yasin (2000)

Kiểm tra hiệu quả của Chi tiêu chính phủ, độ mở
chi tiêu chính phủ đối thương mại và chi đầu tư tư
với tăng trưởng kinh tế nhân, tất cả đều có tác động
bằng cách sử dụng dữ tích cực và đáng kể đến tăng
liệu

bảng

từ

Sub- trưởng kinh tế.

Saharan, Châu Phi.

Alexiou (2009)

Nghiên cứu này cung Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
cấp thêm bằng chứng về rằng bốn trong số năm biến
mối quan hệ giữa tăng được sử dụng trong dự toán
trưởng kinh tế và chi chi tiêu của chính phủ về sự
tiêu chính phủ tại bảy hình thành vốn, hỗ trợ phát
nền kinh tế quá độ ở triển, đầu tư tư nhân và độ
miền Nam Đông Âu mở thương mại, tất cả đều
(SEE) trong giai đoạn từ có tác động tích cực và đáng
1995 đến 2005.

Malek (2014)

Nghiên

cứu

kể đến tăng trưởng kinh tế.
sự

ảnh Kết quả nghiên cứu đã cho


17

hưởng của quy mô chi thấy rằng tác động của chi
tiêu chính phủ tới tăng tiêu tiêu dùng của chính phủ
trưởng kinh tế trong nền trên GDP tới tăng trưởng
kinh tế tự do được điều kinh tế không phải là tuyến

tra ở Iran, bằng cách sử tính. Ban đầu, tăng trưởng
dụng kỹ thuật GMM để kinh tế tăng lên cùng với
ước lượng và với các tăng chi tiêu tiêu dùng chính
biến: tỷ lệ thất nghiệp, tỷ phủ trên GDP. Cuối cùng,
lệ chi tiêu dùng của khi chi tiêu dùng chính phủ
chính phủ trên GDP, tỷ trên GDP tăng lên vượt
lệ chi đầu tư của chính ngưỡng nhất định thì tăng
phủ trên GDP, tổng chi trưởng kinh tế lại giảm.
tiêu chính phủ trên GDP,
tốc độ tăng trưởng của
đầu tư, đầu tư trên GDP,
độ mở thương mại, tỷ lệ
xuất khẩu không tính
đến xuất khẩu dầu và
năng suất.
Anh (2008)

Nghiên cứu phân tích cơ Nghiên cứu đã cho thấy các
cấu chi tiêu chính phủ và khoản chi đầu tư có tác động
tăng trưởng kinh tế ở tích cực hơn so với các
Việt Nam bằng việc tiến khoản chi thường xuyên
hành ước lượng mối trong các ngành nông, lâm,
quan hệ trên dựa vào thu thuỷ sản, giáo dục & đào
thập dữ liệu ở 61 tỉnh tạo, y tế, và ngành khác.
thành trong cả nước từ Đồng thời, cả chi đầu tư và
năm 2001 đến 2005.

thường xuyên cho ngành
giao thông vận tải, giáo dục



18

& đào tạo, và ngành khác có
vai trò tích cực lớn hơn đối
với tăng trưởng kinh tế trong
ngắn hạn so với các khoản
chi tương ứng cho ngành
nông, lâm, thuỷ sản và
ngành y tế.
Thon và cộng sự (2010)

Nghiên cứu nhằm đánh Bằng phương pháp ước
giá, phân tích chi tiêu lượng pooled OLS, kết quả
cấp tỉnh và cấp huyện nghiên cứu cho thấy nguồn
tác động như thế nào chi cho đầu tư cấp huyện
đến tăng trưởng của địa cần được tăng cường, trong
phương với bộ số liệu khi chi tiêu đầu tư cấp tỉnh
của 31 địa phương ở nên giảm để thúc đẩy tăng
Việt Nam trong năm trưởng kinh tế của địa
phương.

2004 và 2005

➢ Lược khảo các nghiên cứu về tác động của quản trị công đến tăng
trưởng kinh tế
Burkhart & Lewis-Beck Sử dụng dữ liệu chuỗi Tăng trưởng kinh tế tạo ra
(1994)

thời gian cho 131 quốc dân chủ nhưng dân chủ

gia

trong

1972-1989

giai
nhằm

đoạn không tạo ra phát triển kinh
tìm tế

kiếm bằng chứng về mối
quan hệ giữa dân chủ và
tăng trưởng kinh tế
Cooper & Barro (1997)

Tiến hành nghiên cứu Tồn tại mối quan hệ nhân
thực nghiệm tại nhiều quả phi tuyến đi từ dân chủ
quốc gia về các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế
quyết định tăng trưởng.


19

Campos

&

Nugent Kiểm tra ảnh hưởng của Quy định của pháp luật và

quản trị công đến tăng ổn định chính trị là cần thiết

(1999)

trưởng kinh tế của 29 để đảm bảo hệ thống pháp lý
quốc gia Mỹ Latinh và trong sạch, vững mạnh và
Đông Á trong giai đoạn loại bỏ những trở ngại trong
1972 – 1995

việc đầu tư nước ngoài, từ
đó góp phần vào tăng trưởng
kinh tế.

Kaufmann

&

Kraay Đánh giá tác động của Mối tương quan mạnh mẽ và
chất lượng quản trị công tích cực giữa thu nhập bình

(2004)

đến thu nhập bình quân quân đầu người và chất
đầu người tại 175 quốc lượng quản trị công.
gia trên thế giới trong
giai đoạn 2000 – 2001.
Thi (2016)

Ảnh hưởng của quản trị Cho thấy bằng chứng về ảnh
công đến tăng trưởng hưởng tích cực của quản trị

kinh tế được thực hiện công đến tăng trưởng kinh tế
với mẫu 31 quốc gia có của các quốc gia này
thu nhập trung bình
được phân loại bởi ngân
hàng Thế giới trong giai
đoạn 2005 – 2013

Cường (2016)

Tham nhũng, một trong Kết quả nghiên cứu đã cho
những yếu tố cấu thành thấy tham nhũng đóng vai
quản trị công, và tăng trò như một chất bôi trơn có
trưởng kinh tế tại các tác động tích cực đối với
quốc gia chuyển đổi

tăng trưởng kinh tế.

➢ Lược khảo các nghiên cứu về tác động của quản trị công đến mối quan
hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế


20

Kaufmann

&

Kraay Nghiên cứu phân tích xu Không có mối quan hệ giữa
hướng toàn cầu về chất chất lượng quản trị công và


(2004)

lượng quản trị công ở tăng trưởng kinh tế.
209 quốc gia từ năm
1996 đến năm 2003.
Afonso & Jalles (2016); Đánh giá tác động của Hầu hết các nghiên cứu đều
Baldacci et al. (2004); quản trị công, chi tiêu cho thấy tác động dương, có
Butkiewicz & Yanikkaya công cũng như sự tương ý nghĩa thống kê của quản
(2011); Cooray (2009); tác của hai yếu tố này trị công đến tăng trưởng
Dzhumashev (2014); P. đến tăng trưởng kinh tế

kinh tế, tuy nhiên, tác động

Kagundu (2006); Sen,

của chi tiêu công cũng như

(2014); Sunil Rajkumar

sự tương tác giữa hai yếu tố

&

này đến tăng trưởng kinh tế

Swaroop

(2002);

Juzhong Zhuang et al.


vẫn còn nhiều tranh luận.

(2010)
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu


21

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
CHI TIÊU CÔNG, QUẢN TRỊ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này áp dụng quy trình của Alexiou (2009), Cooray (2009), và
Siddiqui & Ahmed (2013) để thực hiện đánh giá tác động của chi tiêu công, quản trị
công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á thông qua các bước sau:
-

Bước 1: Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan, đề xuất mô hình thể hiện

tác động của chi tiêu công, quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia
châu Á.
-

Bước 2: Sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định các nhân

tố đại diện cho các cấu thành của quản trị công được đo lường trên cơ sở hai bộ chỉ
số là chỉ số quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators - WGI) và chỉ số
đánh giá rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide – ICRG).
-


Bước 3: Thu thập dữ liệu và ước lượng mô hình

-

Bước 4: Thực hiện các kiểm định cần thiết

-

Bước 5: Phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận tác động của chi tiêu công,

quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á dựa trên kết quả ước
lượng và các kiểm định.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án có 03 mục tiêu nghiên cứu là: thứ nhất, đánh giá tác động của chi
tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á; thứ hai, đánh giá tác động
của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á; thứ ba, đánh giá
tác động của quản trị công lên mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế
tại các quốc gia châu Á.
Với các mục tiêu nghiên cứu đã được đặt ra, tác giả xây dựng các phương
pháp nghiên cứu tương ứng để đạt được các mục tiêu này. Cụ thể như sau:


22

3.2.1. Phương pháp đánh giá tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh
tế
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đầu tiên, tác giả sử dụng mô hình thực
nghiệm cho các quốc gia châu Á như sau:
𝑙𝑛𝑦𝑖𝑡 − 𝑙𝑛𝑦𝑖(𝑡−1) = 𝜑0 + 𝜑1 𝑙𝑛𝑦𝑖(𝑡−1) + 𝜑2 𝑖𝑛𝑣𝑖𝑡 + 𝜑3 𝑙𝑖𝑡 + 𝜑4 𝑔𝑖𝑡 +
𝜑5 𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡 + 𝜑6 𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡

Đặt 𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ𝑖𝑡 = 𝑙𝑛𝑦𝑖𝑡 − 𝑙𝑛𝑦𝑖(𝑡−1) , ta có mô hình thực nghiệm sau:
𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ𝑖𝑡 = 𝜑0 + 𝜑1 𝑙𝑛𝑦𝑖(𝑡−1) + 𝜑2 𝑖𝑛𝑣𝑖𝑡 + 𝜑3 𝑙𝑖𝑡 + 𝜑4 𝑔𝑖𝑡 + 𝜑5 𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡 +
𝜑6 𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (11)
Các biến độ mở thương mại OPEN, lạm phát INF được đưa vào mô hình
(11) dựa trên nghiên cứu của Siddiqui & Ahmed (2013).
Mặt khác, bằng chứng về tác động phi tuyến của chi tiêu công đến tăng
trưởng kinh tế đã được tìm thấy trong nghiên cứu của Malek (2014), trong nghiên
cứu này tác giả cũng xem xét tác động giữa hai biến số này là tuyến tính hay phi
tuyến bằng cách đưa thêm vào mô hình (11) biến 𝑔𝑠𝑞𝑢𝑎𝑟𝑒𝑖𝑡 là bình phương của
biến chi tiêu công. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ𝑖𝑡 = 𝜑0 + 𝜑1 𝑙𝑛𝑦𝑖(𝑡−1) + 𝜑2 𝑖𝑛𝑣𝑖𝑡 + 𝜑3 𝑙𝑖𝑡 + 𝜑4 𝑔𝑖𝑡 + 𝜑5 𝑔𝑠𝑞𝑢𝑎𝑟𝑒𝑖𝑡 +
𝜑6 𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡 + 𝜑7 𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (12)
Bên cạnh đó, để xem xét tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế
tại các quốc gia châu Á trong điều kiện bình thường và trong điều kiện khủng
hoảng, tác giả đưa thêm vào mô hình biến giả CRISIS. Liên quan đến việc xác định
thời điểm khủng hoảng tại các quốc gia châu Á vẫn còn nhiều tranh luận. Trong
nghiên cứu này, tác giả xác định thời điểm khủng hoảng tại các quốc gia châu Á
dựa vào các nghiên cứu của Filardo (2011), Keat (2009). Theo Filardo (2011), tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia châu Á bắt đầu sụt giảm mạnh từ tháng 9/2008, sau
sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers. Sự sụt giảm này kéo dài đến tháng
3/2009. Còn theo Keat (2009), từ quý 4/2009 đến quý 1/2009, xuất khẩu của các
quốc gia châu Á đã giảm 85%, điều này kéo theo sự sụt giảm mạnh trong tăng
trưởng kinh tế. Như vậy, để đảm bảo bao hàm đầy đủ thời gian khủng hoảng tại các


23

quốc gia châu Á, biến CRISIS sẽ nhận giá trị là 1 thể hiện cho điều kiện khủng
hoảng vào những năm 2008 và 2009, nhận giá trị là 0 thể hiện cho điều kiện bình
thường vào những năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu, mô hình cụ thể như sau:

𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ𝑖𝑡 = 𝜑0 + 𝜑1 𝑙𝑛𝑦𝑖(𝑡−1) + 𝜑2 𝑖𝑛𝑣𝑖𝑡 + 𝜑3 𝑙𝑖𝑡 + 𝜑4 𝑔𝑖𝑡 + 𝜑5 𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡 +
𝜑6 𝐶𝑅𝐼𝑆𝐼𝑆 + 𝜑7 𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (13)
𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ𝑖𝑡 = 𝜑0 + 𝜑1 𝑙𝑛𝑦𝑖(𝑡−1) + 𝜑2 𝑖𝑛𝑣𝑖𝑡 + 𝜑3 𝑙𝑖𝑡 + 𝜑4 𝑔𝑖𝑡 + 𝜑5 𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖𝑡 +
𝜑6 𝑔𝑖𝑡 × 𝐶𝑅𝐼𝑆𝐼𝑆 + 𝜑7 𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (14)
3.2.3. Phương pháp đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh
tế
Trước khi đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế, luận
án tiến hành xác định các nhân tố đại diện cho quản trị công, trong nghiên cứu này
tác giả sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm SPSS 22.0.
Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá hai loại giá trị của thang đo
là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, ngoài ra còn nhằm rút gọn nhiều biến quan sát
lại thành từng nhóm nhân tố để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết
các nội dung thông tin của các biến ban đầu. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào
mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát (Hair, 1998).
Việc đánh giá tác động của quản trị công đến tăng trưởng kinh tế được tác
giả đánh gia thông qua mô hình được phát triển từ hàm Cobb-Douglas. Mô hình
được xây dựng dựa trên việc kết hợp các lý thuyết tăng trưởng được đề xuất bởi
Lucas (1988), Romer (1986), Solow (1956).
𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ𝑖𝑡 = 𝜑0 + 𝜑1 𝑙𝑛𝑦𝑖(𝑡−1) + 𝜑2 𝑖𝑛𝑣𝑖𝑡 + 𝜑3 𝑙𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡
Trong đó, các yếu tố về vốn nhân lực 𝑙𝑖𝑡 , vốn đầu tư tư nhân 𝑖𝑛𝑣𝑖𝑡 , năng suất
các nhân tố tổng hợp 𝜑0 sẽ quyết định tăng trưởng kinh tế 𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ𝑖𝑡 .
Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần đặt vấn đề trong chương 1 và lý luận
trong chương 2, khi các yếu tố này toàn dụng sẽ khiến cho tăng trưởng kinh tế chậm
lại hoặc giảm dần. Khi đó, các nghiên cứu thực nghiệm gần đây của Siddiqui &
Ahmed (2013) cho thấy quản trị công đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy


×