Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

bai hoan chinh nop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.32 MB, 47 trang )

LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian thực tập tại Trường Tiểu Học Tân Thành B2 em đã
nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của cô chú, anh chị cán bộ nhân viên
tại Trường và sự giúp đỡ của thầy Đỗ Văn Bàng nên em đã hoàn thành tốt bài
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý cơ quan đã cung cấp
tài liệu, giúp em có thêm những kiến thức phong phú những kinh nghiệm thực
tế để em có thể tự tin hơn trong công việc sau này.
Kính chúc Thầy Đỗ Văn Bàng cùng các Cô, Chú, Anh, Chị của
Trường Tiểu Học Tân Thành B2 được nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thăng tiến
trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp,ngày 02 tháng 6 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Xuân Toàn

1


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Đồng Tháp, ngày 02 tháng 6 năm
2018
Người thực hiện

Nguyễn Xuân Toàn


2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Xuân Toàn
Lớp: Đại học Kế toán, Khóa 2014-2018, Khoa: Kinh tế & QTKD trực thuộc
Trường Đại học Cần Thơ
Trong thời gian từ ngày 02 tháng 4 năm 2018 đến ngày 02 tháng 6 năm 2018
Tại: Trường Tiểu học Tân Thành B2
Địa chỉ: Ấp 1 – xã Tân Thành B – Tân Hồng – Đồng Tháp
Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét
đánh giá như sau :
1. Về ý thức tổ chức kỷ luật:
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
2. Về tinh thần thái độ học tập:
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
3. Về quan hệ, lối sống:
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
4. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
Đánh giá chung sau khi thực tập:
…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..
Tân Thành B, ngày 02 tháng 06 năm 2018
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký và ghi rõ họ và tên)
3


MỤC LỤC

Trang
Trang..............................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................5
Trang..............................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH........................................................................................5
Trang..............................................................................................................5
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.........................................................................6
1.1.Lý do chọn đề tài thực tập.........................................................................6
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................7
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................7
1.3.Phạm vi thực tập........................................................................................7
1.4.1.Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................8
1.4.2.Phương pháp nghiên cứu báo cáo thực tập........................................8
1.5. Lược khảo tài liệu.....................................................................................8
2.1 Khái quát về cơ sở lý luận chung..............................................................9
2.1.1 Lao động............................................................................................9
2.1.2. Tiền lương.......................................................................................10
Sơ đồ 1: Hình thức sổ kế toán của Trường tiểu Học Bình phú 1..................14
2.2. Khái quát về cơ sở thực tập....................................................................14
2.2.1. Khái quát chung về Trường Tiểu Học Bình Phú 1...........................14
2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại trường..................................19

2.3 Nghiên cứu thực tế quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Trường Tiểu Học Bình Phú 1.........................................................24
2.3.1. Kế toán tiền lương tại Trường Tiểu Học Bình Phú 1......................24
2.3.2. Kế toán các khoản trích theo lương tại Trường Tiểu Học Bình Phú 1
..................................................................................................................32
2.4. Nhận xét chung đối tượng nghiên cứu....................................................44
3.1. Giải pháp................................................................................................45
3.2. Kết luận..................................................................................................45
3.3. Tự đánh giá bản thân qua thời gian thực tập...........................................46

4


DANH MỤC BẢNG
Trang
Sơ đồ 1. Sơ đồ hạch toán thanh toán với công nhân viên

11

Sơ đồ 2. Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ

13

Sơ đồ 3. Sơ đồ tổ chức

16

Sơ đồ 4. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán trường

20


Bảng 1. Trình độ CB-GV-CNV

23

Sơ đồ 5. Sơ đồ luân chuyển chứng từ
Sơ đồ 6. Sơ đồ luân chuyển chứng từ

29

DANH MỤC HÌNH
Trang
Phụ lục 1. Giấy rút lương tháng 12 năm 2017

49

Phụ lục 2. Giấy chuyển khoản BHXH, BHYT, BHTN tháng 12 năm 2017

50

Phụ lục 3. Giấy chuyển khoản KPCĐ tháng 12 năm 2017

51

Phụ lục 4. Phiếu thu tháng 12 năm 2017

52

Phụ lục 5. Phiếu chi tháng 12 năm 2017


53

Phụ lục 6. Bảng lương tháng 12 năm 2017

54

Phụ lục 7. Sổ nhật ký chung tháng 12 năm 2017

56

5


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BHTN
BHXH
BHYT
KPCĐ
CB-GV-CNV
HCSN
KB
TNCN
SDĐK
SDCK
TK
ĐTN
CSHCM

Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Cán bộ - giáo viên - công nhân viên
Hành chính sự nghiệp
Kho bạc
Thu nhập cá nhân
Số dư đầu kỳ
Số dư cuối kỳ
Tài khoản
Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài thực tập
Mọi đơn vị, là doanh nghiệp hay đơn vị hành chính sự nghiệp, để hoạt động
đều cần một đội ngũ công nhân viên, người lao động. Họ làm việc, cống hiến
cho đơn vị và đơn vị có trách nhiệm trả công cho họ bằng một khoản tiền
tương xứng gọi là tiền lương. Chính đều này làm phát sinh chi phí lương và
công tác kế toán tiền lương tại đơn vị. Ngày nay, chính sách tiền lương mang ý
nghĩa sống còn đối với mọi đơn vị, làm thế nào để sở hữu chính sách lương
bổng đủ hấp dẫn để thu hút nhân tài và khuyến khích mọi người cống hiến,
làm thế nào cân đối và tiết kiệm chi phí lương để giúp đơn vị tối thiểu hóa chi
phí trong khi vẫn đạt được mục tiêu. Đây là một bài toán khó và mâu thuẫn
nhưng không phải không có lời giải.
Là một đơn vị hành chính sự nghiệp, Trường Tiểu học Bình Phú 1 có số
lượng 24 giáo viên và nhân viên chi phí lương trung bình hàng tháng là
208.954.725 đ nên công tác quản lí và kế toán tiền lương cũng gặp một số khó
6



khăn .
Thứ nhất do trường có số lượng nhà giáo đông nên việc quản lý tiền lương
cũng gặp nhiều khó khăn phải theo dõi số lượng nhân viên đông, theo dõi
bảng chấm công, quỹ lương cao, việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp phải đúng theo quy định và kịp thời.
Thứ hai do đặc thù Trường Tiểu Học Bình Phú 1 là trường thuộc xã biên
giới nên trường được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi cao do đó quỹ tiền lương
của trường cao vì vậy việc hạch toán cũng gặp không ít khó khăn.
Xuất phát từ những khó khăn trên. Để hiểu rõ thêm về công tác kế toán
tiền lương tại trường và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao công tác kế
toán tiền lương tại đơn vị. Tôi quyết định thực hiện đề tài “Kế toán tiền lương
và các khoản trích theo lương Trường Tiểu Học Bình Phú 1”.

1.2.Mục tiêu thực tập
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu và tái hiện lại công tác kế toán tiền lương, phát hiện ra những khó
khăn và đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác kế toán tiền
lương tại Trường Tiểu Học Bình Phú 1.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Một là tìm hiểu và tái hiện lại công tác kế toán tiền lương tại Trường Tiểu
Học Bình Phú 1.
Hai là phát hiện ra những khó khăn của công tác kế toán tiền lương tại đơn
vị.
Ba là đề xuất những giải pháp nâng cao tính hiệu quả của công tác kế toán
tiền lương tại đơn vị.

1.3.Phạm vi thực tập
7



- Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán tiền lương tại Trường Tiểu Học
Bình Phú 1.
- Thời gian dữ liệu nghiên cứu: Sử dụng số liệu trong tháng 11 năm 2015.
- Thời gian thực tập: 27/10-28/12/2015
- Nơi thực tập: Trường Tiểu Học Bình Phú 1.
1.4.Phương pháp nghiên cứu, thực tập

1.4.1.Phương pháp thu thập dữ liệu
- Quan sát, trao đổi, tìm hiểu, ghi chép
- Tổng hợp các số liệu đã ghi nhận để thực hiện bài tập thực tiễn
- Số liệu được lấy từ chứng từ chi lương và các khoản trích theo lương
của đơn vị tại bộ phận kế toán trong tháng 11 năm 2015.

1.4.2.Phương pháp nghiên cứu báo cáo thực tập
- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp mô tả nhằm tái hiện lại công tác kế
toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Trường Tiểu học Bình Phú 1
- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp đánh giá nhằm tìm hiểu và đưa ra
những khó khăn ảnh hưởng đến công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Trường Tiểu Học Bình Phú 1
- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp mô tả và đánh giá nhằm đưa ra một
số giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại Trường Tiểu Học Bình Phú 1.
1.5. Lược khảo tài liệu
Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này em đã có tham khảo qua một
số luận văn. Trên cơ sở những lý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu
đó vận dụng vào thực tiễn tại Trường Tiểu học bình phú 1
- Đầu tiên là đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác kế toán tiền lương tại trường Đại học A” của sinh viên Trần Văn Tập, lớp
Kế toán Khoá 2010-2014, Khoa đào tạo chính quy Trường Đại Đồng Tháp.

Nội dung đề tài nêu lên thực trạng kế toán tiền lương tại trường; đề ra một số
giải pháp nhằm nâng cao vai trò công tác kế toán tiền lương tại Trường.
- Đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo luong của VNPT
Đồng Tháp” của sinh viên Phạm Thị Kim Châu, lớp Kế toán Khoá 2019-2013,
Khoa đào tạo chính quy Trường Đại Đồng Tháp. Nội dung đề tài nghiên cứu
thực tế về quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Viễn
Thông Đồng Tháp;Tìm giải pháp để giải quyết các vấn đề cụ thể mà cơ sở
thực tập yêu cầu.
Những đề tài trên chủ yếu nêu lên công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương và đưa ra những giáp pháp nhằm hoàn thiện công tác
8


kế toán tiền lương như là việc chi trả lương thực hiện đúng theo quy định hiện
hành của nhà nước về các chế độ BHXH, BHYT , đảm bảo quyền lợi trực tiếp
của người lao động. Đơn vị cũng đã sử dụng đầy đủ những chứng từ kế toán
đã quy định trong chế độ kế toán tiền lương và thanh toán các chế độ BHXH,
BHYT, BHTN.

PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1 Khái quát về cơ sở lý luận chung
2.1.1 Lao động
2.1.1.1. Khái niệm về lao động
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối
tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Có người lao động
bằng trí óc, có người thì lao động bằng chân tay, nhưng mục đích cuối cùng
của họ là làm ra sản phẩm để phục vụ cho lợi ích của bản thân và xã hội. Do
đó, lao động luôn có mục đích và sáng tạo.
2.1.1.2. Sự cần thiết của lao động
Người lao động thể hiện vai trò rất to lớn trong xã hội đó là làm ra của

cải vật chất, thoả mãn tất cả các nhu cầu, các điều kiện về sinh hoạt, sinh tồn
và các thành quả của xã hội.
2.1.1.3. Phân loại lao động
Tuỳ theo công việc cũng như trình độ chuyên môn của người lao động
mà lao động được phân thành nhiều hình thức khác nhau.
Đó là:
- Phân loại lao động theo thời gian.
- Phân loại lao động theo trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc
quản lý và trả lương .
- Phân loại lao động theo bằng cấp chuyên môn và tay nghề.
- Phân loại lao động theo chức năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
được giao của một cơ quan đơn vị
9


2.1.2. Tiền lương
2.1.2.1. Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo
lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả sức
lao động được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và
người lao động. Hay nói cách khác, tiền lương là một sản phẩm thù lao lao
động mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo số lượng và
chất lượng công việc mà họ đã đóng góp. Trong nền kinh tế thị trường, tiền
lương được trả dưới nhiều hình thức. Đó là, trả lương theo năng suất lao động,
chất lượng lao động, hiệu quả công việc, trả lương theo thời gian và công việc
được giao v.v…
- Quỹ tiền lương là toàn bộ tiền lương mà người sử dụng lao động phải
trả cho người lao động bao gồm: Tiền lương tính theo thời gian, theo sản
phẩm, theo hệ số lương, phụ cấp theo lương, tiền lương trả cho người lao động
trong thời gian nghỉ phép

* Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một khoản tiền trích lập để bù đắp cho người lao
động ốm đau, thai sản, mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
hưu trí, tử tuất.v.v…
*Quỹ BHXH: Trích lập được quy định và được thực hiện theo từng
tháng theo chế độ hiện hành
* Quỹ BHYT: Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền
khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang....cho người lao động trong thời gian
ốm đau, thai sản,…
* Kinh phí công đoàn: Quỹ này được hình thành từ việc trích lập, tính
vào chi phí công đoàn. Theo chế độ thì hàng tháng phải trích theo tỷ lệ % trên
toàn bộ tổng số lương thực tế của công nhân viên.
* BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành
cho những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo luật định.
2.1.2.2. Sự cần thiết của tiền lương
Ai cũng biết rằng con người ta sống và làm việc đều có mục đích. Do vậy, tiền
10


lương rất cần thiết cho con người, họ làm việc vất vả, đổi lại họ được trả lương
và đây là khoản thu nhập chủ yếu. Nó bù đắp và đem lại cuộc sống về vật chất
cũng như tinh thần.
2.1.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.3.1. Vai trò của kế toán tiền lương
Công tác kế toán tiền lương có vị trí rất quan trọng vì tiền lương và lao
động là tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Tiền lương gắn với năng suất lao
động và từ đó để tạo ra sản phẩm cũng như của cải vật chất.
2.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
Hàng tháng, kế toán phải thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân
viên đầy đủ, kịp thời để động viên, khích lệ họ làm việc có hiệu quả hơn.

2.1.3.3. Hệ thống chứng từ
- Bảng chấm công:
Bảng chấm công là chứng từ cập nhật hằng ngày nhằm theo dõi chặt
chẽ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan.
- Bảng thanh toán tiền lương tháng:
Đây là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp
theo lương cho cán bộ công chức. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng
tháng. Kế toán căn cứ vào hệ số lương và các khoản phụ cấp theo lương, các
khoản khấu trừ vào lương để từ đó lập bảng lương.
2.1.3.4.Hệ thống tài khoản
Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ
thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và
theo trình tự thời gian. Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường
xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí
do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác cấp, thu, chi hoạt
động, kết quả hoạt động và các khoản khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung
kinh tế riêng biệt. Toàn bộ các tài khoản kế toán sử dụng trong đơn vị kế toán
hình thành hệ thống tài khoản kế toán. Bộ Tài chính quy định thống nhất hệ
11


thống tài khoản kế toán áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp
trong cảc nước. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị hành
chính sự nghiệp do Bộ Tài chính quy định thống nhất về loại tài khoản, số
lượng tài khoản, ký hiệu, tên gọi và nội dung ghi chép của từng tài khoản.
Hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp được xây dựng theo
nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt động của đơn vị hành chính sự
nghiệp có vận dụng nguyên tắc phân loại và mã hoá của hệ thống tài khoản kế
toán doanh nghiệp và hệ thống tài khoản kế toán nhà nước, nhằm:

+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ ngân sách
nhà nước, vốn, công quỹ, đồng thời thoả mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh
phí của từng lĩnh vực, của từng đơn vị hành chính sự nghiệp;
+ Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh của các
đơn vị hành chính sự nghiệp thguộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực, phù hợp với
mô hình tổ chức và hình thức hoạt động;
2.1.3.5. Phương pháp hạch toán
a) Tính tiền lương tháng phải trả cho cán bộ công chức, viên chức
Nợ TK 661
Có TK 334
b) Tính số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (Phần đơn vị sử dụng lao
động phải nộp)
Nợ TK 661
Có TK 332
c) Tính BHXH, BHYT, BHTN phải nộp (phần khấu trừ vào lương)
Nợ TK 334
Có TK 332
d) Thanh toán tiền lương cho cán bộ công chức, viên chức
Nợ TK 334
Có TK 111
2.1.3.6.Hình thức sổ kế toán
Hình thức sổ kế toán là công việc tổ chức hệ thống kế toán bao gồm số
12


lượng sổ, kết cấu loại sổ và mối liên hệ giữa các loại sổ dùng để tổng hợp chi
tiết, ghi chép hệ thống hoá số liệu kế toán chứng từ gốc, cung cấp các chỉ tiêu
cần thiết để lập báo cáo kế toán theo một trình tự và phương pháp nhất định.
- Trình tự ghi sổ:
+ Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp

chứng từ kế toán đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có
để ghi vào nhật ký sổ cái. Mỗi chứng từ (hoặc bảng tổng hợp) được ghi một
dòng đồng thời ở cả 2 phần nhật ký và sổ cái.
Bảng tổng hợp chứng từ được lập cho những chứng từ cùng loại, phát
sinh nhiều lần trong một ngày (như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập vật
liệu…)
+ Cuối tháng, sau khi phản ánh toàn bộ chứng từ gốc phát sinh trong
tháng vào nhật ký-sổ cái và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng nhật
ký-sổ cái ở cột phát sinh của phần nhật ký và cột nợ, cột có của từng tài khoản.
+ Các số thẻ kế toán chi tiết cũng phải cộng số phát sinh nợ, phát sinh
có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng chi tiết lập bảng tổng hợp,
chi tiết cho từng tài khoản, số liệu, trên bảng tổng hợp chi tiết từng tài khoản
được đối chiếu với số phát sinh nợ, phát sinh có và số dư của tài khoản đó trên
nhật ký sổ cái. Số liệu trên nhật ký-sổ cái, trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết và
bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp đúng được sử dụng để
lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính khác.

Chứng từ kế toán

Sổ
quỹ

Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chi
tiết

Nhật ký- Sổ cái
13

Báo cáo tài chính

Sổ, thẻ kế toán chi
tiết


Sơ đồ 1: Hình thức sổ kế toán của Trường tiểu Học Bình phú 1
2.2. Khái quát về cơ sở thực tập
2.2.1. Khái quát chung về Trường Tiểu Học Bình Phú 1...................
2.2.1.1. Quá trình thành lập Trường Tiểu Học Bình Phú 1
Xã Bình Phú là địa phương có bề dày truyền thống hiếu học, cần cù
chịu thương, chịu khó trong lao động sản xuất. Trong quá trình xây dựng, bảo
vệ và phát triển quê hương với tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau nhân dân xã Bình Phú đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, Nhìn
lại chặng dường phát triển của hệ thống giáo dục trên địa bàn xã Bình Phú nói
chung gặp muôn vàn khó khăn thách thức.
Năm 2006 Trường Tiểu học Bình Phú 1 được thành lập, Đảng bộ và
nhân xã Bình Phú đã biết dựa vào truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”
của nhân dân, lấy sức dân là chính để đầu tư nâng cấp cho việc dạy và học.
Phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” theo gương Bác đã được giáo viên trường
hưởng ứng rộng rãi có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục của trường học.
Bằng nguồn vốn của nhân dân đóng góp là chủ yếu cùng với sự hỗ trợ của
Nhà nước trường học được xây dựng kiên cố và mở rộng. Trường học giai
đoạn này vai trò lãnh đạo của ban giám hiệu và chi bộ đảng ở trường học luôn
được cũng cố và hoạt động có hiệu quả. Hội phụ huynh có nhiều đóng góp tích
cực cùng với nhà trường thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
2.2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà trường
Trường Tiểu Học Bình Phú 1 có Ban giám hiệu, trong đó có 01 Hiệu
trưởng và 02 hiệu phó. Hiệu trưởng phụ trách chung các hoạt động cùa nhà
trường và chịu trách nhiệm pháp lý nội dung quản lý, 03 hiệu phó được phân

công phụ trách công tác theo dõi việc giảng dạy và học tập.
14


Ngoài ra nhà trường còn phân chia ra thành 02 tổ, Tổ chuyên môn và tổ
văn phòng .
- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện,
thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng,
nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
+ Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
a)Xây dựng kếhoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các
thành viên trong tổtheo kế hoạch của nhà trường;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
- Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt
khác khi có nhu cầu công việc.
- Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm các viên chức làm công
tác y tế trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác. Tổ văn phòng
có tổ trưởng, tổ phó.
+ Nhiệm vụ của tổ văn phòng:
a) Xây dựng kếhoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm
nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động
giáo dục của nhà trường;
b) Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong
nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định;
c) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng,
hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

d) Tham giađánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
e) Lưu trữ hồ sơ của trường.
- Tổ văn phòng sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác
khi có nhu cầu công việc.
Sơ đồ 2:Bộ máy quản lý của trường
15


Hiệu trưởng

Phó hiệu
trưởng 2

Phó hiệu
trưởng 1

Chi
bộ

Công
đoàn

Tổ
chuyên
môn

Tổ văn
phòng

Nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí
các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng
phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công
nhận đối với trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận
Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.
.

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học
phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu
trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với
trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không
quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học.
Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học
được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công
tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực
16


hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn
trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển
dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân
viên theo quy định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
chính, tài sản của nhà trường;

e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường;
tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật,
phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ
chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh
trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;
tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ
cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức
chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục;
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực
lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà
trường đối với cộng đồng.
- Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách
nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối
với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm
hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học
có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc
công nhận thêm.
Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu
học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực
đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
Nhiệm vụvà quyền hạn của Phó Hiệu trưởng :
17


a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;
b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ
quyền;

c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;
tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ
cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
- Tổ chức Đảng: Nhà trường có 01 chi bộ Đảng gồm 19 đảng viên, Cấp
ủy chi bộ có 3 đồng chí trong đó đồng chí Bí thư chi bộ do đồng chí Hiệu
trưởng nhà trường kiêm nhiệm, Phó Bí thư chi bộ do đồng chí Phó hiệu trưởng
kiêm nhiệm và 1 cấp ủy viên phụ trách khối Công đoàn. Chi bộ điều hành hoạt
động công tác Đảng trong nhà trường, phát huy tính tiên phong tích cực trong
tổ chức thực hiện nhiệm vụ của từng đảng viên và của toàn chi bộ, hoạt động
theo Điều lệ Đảng cộng sản Việt nam và các quy định của Pháp luật Nhà nước.
- Công đoàn trường, có nhiệm vụ tham mưu cho Cấp ủy chi bộ, phối
hợp với Ban giám hiệu nhà trường để xây dựng quy chế phối hợp hoạt động
giữa Ban giám hiệu nhà trường và tổ chức Công đoàn trường, có nhiệm vụ
theo dõi, giám sát các hoạt động của nhà trường, giám sát việc thực hiện chế
độ chính sách của đoàn viên công đoàn, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của
đoàn viên, phát động các phòng trào thi đua lao động sáng tạo trong tổ chức
công đoàn và cán bộ công nhân viên lao động.
- Tổ chức ĐTN CSHCM và các tổ chức xã hội khác hoạt động theo
Điều lệ của tổ chức và quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường trong
việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của ngành, của địa phương và các hoạt động
giáo dục.
- Bảo vệ: có nhiệm vụ giữ công tác an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của
trường.
- Tổ trưởng chuyên môn: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động
chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ giáo
viên theo kế hoạch dạy học phân phối chương trình và các quy định của bộ
giáo dục và đào tạo, tổ chức, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, đánh
18



giá hiệu quả giảng dạy và giáo dục giáo viên theo kế hoạch của trường, đề
xuất khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên, giúp đỡ hiệu trưởng chỉ đạo các
hoạt động giáo dục khác.
2.2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của trường
Trường Tiểu học Bình Phú 1 là cơ quan chuyên môn, giúp UBND
Huyện Tân Hồng thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo
quy định của chính phủ. Đồng thời Tiểu học Bình Phú 1 chịu sự quản lý của
phòng GD Huyện Tân Hồng về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật
giáo dục và điều lệ trường học của Bộ giáo dục và đào tạo .
Nhiệm vụ chủ yếu của Tiểu học Bình Phú 1:
- Quản lý và chỉ đạo trực tiếp giáo viên và học sinh thuộc Tiểu học
Bình Phú 1 theo điều lệ trường học, chỉ đạo công tác dạy và học, thực hiện các
quy định về mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, chỉ đạo công tác xây
dựng đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị trường học, sử
dụng có hiệu quả sách giáo khoa và đồ dùng dạy học , hướng dẫn giáo viên sử
dụng tài liệu, thực hiện quy chế thi cử theo thẩm quyền .
- Trường Tiểu học Bình Phú 1 giúp địa phương xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Tân Hồng
bao gồm quy mô trường lớp, biên chế đội ngũ, ngân sách chi cho thường
xuyên và ngân sách chi cho mua sắm, sửa chữa, xây dựng... . Tham mưu với
UBND, phòng GD huyện Tân Hồng phối hợp với các ban ngành đoàn thể
trong Huyện Tân Hồng để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tổ chức và chỉ đạo việc bồi dưỡng đội ngũ. Tổ chức triển khai và
thực hiện các văn bản quy phạm về luật giáo dục, chỉ đạo thực hiện điều lệ nhà
trường phổ thông .
- Huy động , quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp
giáo dục của địa phương theo quy định của nhà nước .
- Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, đúc rút sáng kiến
kinh nghiệm, đẩy mạnh phong trào thi đua " Hai tốt " trong nhà trường, xét và
đề nghị khen thưởng cho tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong phong

trào thi đua , đề nghị xét tặng danh hiệu vinh dự cho những giáo viên có nhiều
công lao đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương.
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, việc thực hiện các
quy định của ngành, việc thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp giáo
dục, việc thực hiện quy chế chuyên môn... đối với đội ngũ của trường.
2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại trường..........................
2.2.2.1.Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị
- Kế toán: Giúp hiệu trưởng thu thập, phản ánh xử lý và tổng hợp thông
tin về các nguồn kinh phí và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, sử dụng
19


các khoản phụ phát sinh ở đơn vị; thực hiện việc kiểm soát, kiểm tra việc chấp
hành dự toán thu – chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các
tiêu chuẩn định mức của Nhà nước, kiểm tra việc quản lý sử dụng các loại vật
tư tài sản công của đơn vị; lập và nộp các báo cáo đúng hạn và báo cáo cho
các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo chế độ quy định.
- Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt của đơn vị trong việc
thu - chi theo chế độ; thủ quỹ và kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể
hiện ở việc thu - chi theo tiền, trên sổ sách của thủ quỹ phải khớp với số liệu
trên sổ sách của kế toán. Thủ quỹ và kế toán làm việc độc lập với nhau.
Sơ đồ 3: Tổ chức công tác kế toán trường
Phụ trách kế toán

Thủ quỹ

* Mối quan hệ giữa các bộ phận trong đơn vị với cán bộ kế toán
Trường Tiểu học Bình Phú 1 là đơn vị sự nghiệp có thu đơn thuần.
Trường hoạt động dưới sự quản lý của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Tân
Hồng. Hiệu trưởng điều hành chung và phân công nhiệm vụ cho hiệu phó tình

hình và kế hoạch hoạt động của trường tới các giáo viên, cán bộ công nhân
viên. Các tổ bộ môn lập kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất phục vụ chuyên môn
của tổ mình từ đầu năm trình hiệu trưởng phê duyệt và thực hiện.
Mọi hoạt động chi tiêu của trường phải chi tiêu theo đúng mục đích
trong phạm vi dự toán đã phê duyệt, từng nội dung chi tiêu theo tiêu chuẩn
định mức của Nhà nước quy định, do vậy cán bộ kế toán có trách nhiệm phổ
biến cho các nhân viên trong trường, biết rõ theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ
trong trường đã được hiệu trưởng, hiệu phó, phòng kế toán tính toán và được
cấp trên duyệt. Đặc biệt quan tâm đến nguồn thu tự nguyện của phụ huynh,
20


trường phải làm tốt công tác vận động tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân
sao cho mọi người dân, mọi phụ huynh học sinh phải thấu hiểu và tự nguyện
đóng nộp các khoản xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết, do đó nhà
trường phải làm tốt công tác tham mưu cho đảng ủy chính quyền địa phương
để cùng tập trung chỉ đạo tuyên truyền, vận động đóng góp quỹ tự nguyện.
Các bộ phận trong trường với cán bộ kế toán không chỉ đơn thuần là
quan hệ thu - chi mà kế toán còn là người cung cấp những thông tin kế toán
cần thiết cho đơn vị và các quyền lợi của nhân viên trong trường được hưởng.
Kế toán còn quản lý các khoản thu - chi và quản lý tài sản trong trường thông
qua các nhân viên trong trường. Kế toán có nhiệm vụ lập dự toán chi tiêu của
đơn vị dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng; các cán bộ công nhân viên, giáo viên
đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ của trường để tiến hành các khoản chi cho mọi
hoạt động hoạt động của nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch và tiết
kiệm.
2.2.2.2. Hình thức kế toán đơn vị áp dụng
- Nội dung: Nhà trường áp dụng hình thức hạch toán chứng từ sổ sách
bằng kế toán máy nên nhân viên kế toán cập nhật các nghiệp vụ phát sinh hàng
ngày máy sẽ tự động lần lượt vào. Đồng thời vào các sổ chứng từ gốc, vào

bảng tổng hợp chứng từ các loại, sổ chi tiết tài khoản máy sẽ vào sổ cái, từ sổ
cái lên bảng cân đối số phát sinh, nhân viên kế toán phải kiểm tra đối chiếu số
liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái:
Tổng số phát sinh sổ cái = Tổng
số phát
sinh;
Chứng
từ gốc
Nợ của tất cả các tài khoản = Tổng số phát sinh;

Sổ hạch
Có của tất cả các tài khoản + Tổng số dư nợ các TK = Tổng
toán
số chi
dư các
tiết
tài khoản
Sổ quỹ
Nhật ký
chung
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung

Sổ cái
21
Báo cáo kế
toán

Bảng
tổng hợp
chi tiết



Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra đối chiếu
* Những thuận lợi khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình hoạt động
hạch toán của đơn vị trong thời gian hiện nay:
- Thuận lợi
+ Có sự quan tâm hướng dẫn của Phòng Giáo dục và đào tạo, các
phòng ban liên quan cấp huyện.
+ Có sự quan tâm tạo điều kiện của của Đảng ủy, chính quyền địa
phương, các tổ chức hệ thống mặt trận tổ quốc việt nam xã Bình Phú và Cấp
ủy, Chi bộ, lãnh đạo nhà trường.
+ Trong qúa trình tổ chức thực hiện tất cả các bộ công nhân viên trong
nhà trường, các ban ngành trong trường đoàn kết thống nhất giúp đỡ lẫn nhau
vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Đội ngũ cán bộ bộ phận kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
nên công tác tham mưu và tổ chức thực hiện đạt kết quả.
+ Nội bộ nhà trường đoàn kết thống nhất, đùm bọc yêu thương giúp đỡ
lẫn nhau tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt công việc của từng cá nhân.
22


- Khó khăn:
+ Trường Tiểu học Bình phú 1 nằm trên địa bàn xã Bình Phú là một xã
đặc biệt khó khăn nên điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết
bị dạy học còn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong tình hình mới..
+ Do địa phương còn nghèo nên công trình nội trú, nơi ăn chốn ở của
cán bộ, giáo viên còn chật chội, thiếu thốn, nhiều khó khăn, do đó ảnh hưởng

đến việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ công nhân viên và học
sinh.
2.2.3.Kế toán tiền lương tại trường
2.2.3.1. Lập dự toán năm về tiền lương
Hàng năm căn cứ vào số liệu tiền lương và các khoản trích theo lương
bộ phận tài chính lập kinh phí hoạt động cho năm kế hoạch.
a. Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch
Tổng chi tiêu quỹ lương: Là tổng số lượng tiền lương mà đơn vị được
sử dụng để trả lương, trả công cho số lao động được duyệt trong chỉ tiêu kế
hoạch.
- Số lượng chỉ tiêu là hạn mức cuối cùng mà đơn vị thực hiện, nếu vượt
chỉ tiêu kế hoạch đơn vị phải lập dự toán bổ sung.
- Là cơ sở để Nhà nước đánh giá tình hình thực hiện các chế độ và biện
pháp quản lý lao động và quỹ tiền lương của đơn vị.
b. Các chỉ tiêu căn cứ lập dự toán tiền lương
- Căn cứ vào mức lương tối thiểu và hệ số lương phụ cấp lương của cán
bộ.
c. Trình tự lập dự toán
- Bước 1: Công tác chuẩn bị
Trên cơ sở những kết quả thực hiện của năm báo cáo để rút ra những
nhận xét đánh giá, tình hình thực hiện quỹ lương, xin ý kiến của thủ trưởng
23


đơn vị về nhiệm vụ công tác của năm kế hoạch, trưng cầu ý kiến của phòng.
- Bước 2: Lập dự toán
Đánh giá tình hình thực hiện của năm, thường là quý 4 của năm báo cáo
từ đó lập dự toán cho năm kế hoạch.
2.2.3.2. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương
Sơ đồ 5: Luân chuyển chứng từ

Đề nghị thanh toán
lương

Phiếu chi

Chi tiết kinh phí
Sổ chi tiết hoạt
động

Sổ chi tiết

đề nghị quyết toán
Tổng hợp
kinh phí sử dụng
đề nghị quyết toán

TK332,334
Sổ cái TK332,334

Quyết toán

Bảng cân đối
số phát sinh
2.3 Nghiên cứu thực tế quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Trường Tiểu Học Bình Phú 1
2.3.1. Kế toán tiền lương tại Trường Tiểu Học Bình Phú 1
Như chúng ta đã biết đơn vị HCSN trả lương theo hệ số lương cơ bản,
phụ cấp chúc vụ, phụ cấp vượt khung và các phụ cấp khác nhân với mức
lương tối thiểu.
Đối với trường học đặc biệt như trường Tiểu học Bình Phú 1 tiền lương

được hưởng phụ cấp ưu đãi 70% và phụ cấp lâu năm 1.0 .
Ví dụ cụ thể cách tính lương các khoản trích theo lương cho một giáo
24


viên như sau:
Nguyễn Văn Tâm có: hệ số lương cơ bản là 3.99, hệ số phụ cấp chức
vụ là 0.3, phụ cấp khu vực là 0,2, có phu cấp ưu đãi 70% . phụ cấp thâm niên
17%, phụ cấp lâu năm 1.0
Vậy theo hệ số trên ta tính tổng lương của Anh Tâm như sau.
Tiền lương cơ bản = 3.66* 1.150.000

= 4.209.000 đ

Tiền lương phụ cấp thâm niên = (3.66+0.3)* 1.150.000*0.17= 774.180
đ
Tiền lương phụ cấp chức vụ = 0.3 * 1.150.000

=

345.000 đ

Tiền lương phụ cấp khu vực = 0,2 * 1.150.000

=

230.000

đ
Tiền lương phụ cấp ưu đãi= ( 3.66 + 0.3) * 1.150.000*70% =

3.187.800 đ
Tiền lương Phụ cấp lâu năm= 1.150.000*1= 1.150.000 đ
Tổng cộng lương được nhận là :
(4.209.000+774.180+345.000+230.000+3.187.800+1.150.000) =
9.550.980 đ
Các khoản trích theo lương của mỗi người được tính như sau:
( Hệ số lương cơ bản + hệ số phụ cấp chức vụ) * mức lương tối thiểu * % trích
nộp.
Tỉ lệ phần trăm trích nộp các khoản theo lương được tính chung là
10,5%
Ví dụ tổng cộng khoản trích nộp của anh Nguyễn Văn Tâm.
BHXH(8%) =(4.209.000+774.180+345.000)*8%= 426.254 đ
BHYT(1.5%)=(4.209.000+774.180+345.000)*1.5%=79.923 đ
BHTN(1.5%)=(4.209.000+774.180+345.000)*1%=53.282 đ
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×