Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng TMCP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.91 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------

VÕ KHẮC SAO

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG
ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ MINH CHÂU

TP.HỒ CHÍ MINH , năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ PHAN THỊ MINH CHÂU
(Họ, tên và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 26
tháng 01 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT


Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Nguyễn Đình Luận

Chủ tịch

2

TS. Lê Quang Hùng

Phản biện 1

3

TS. Lại Tiến Dĩnh

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Ngọc Dương

Ủy viên

5


TS. Nguyễn Hải Quang

Ủy viên, Thư ký

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS. Nguyễn Đình Luận


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 29 tháng 12 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: VÕ KHẮC SAO

Giới tính:Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 23/01/1989

Nơi sinh: Nghệ An

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 1541820106


I- Tên đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
ĐÔNG ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tín dụng doanh nghiệp như thế nào.
Những chỉ tiêu nào dùng để đánh giá sự phát triển của tín dụng đối với DNNVV.
Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng
TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đồng Nai giai đoạn 20142016. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế và phát triển tín
dụng DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh
Đông Đồng Nai trong thời gian tới.
III- Ngày giao nhiệm vụ: tháng 08 năm 2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: tháng 12 năm 2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. PHAN THỊ MINH CHÂU
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP.HCM, ngày 29 tháng 12 năm 2017
Người cam đoan


Võ Khắc Sao


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phan Thị Minh Châu,
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cô đã bổ sung,
đóng góp nhiều kiến thức bổ ích để giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Đồng thời, tôi cũng chân thành cám ơn Quý thầy cô và các cán bộ của Viện
đào tạo sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt
tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận
lợi, cung cấp tài liệu, số liệu và đóng góp ý kiến quý giá để tác giả hoàn thành luận
văn này.
TP.HCM, ngày 29 tháng 12 năm 2017

Võ Khắc Sao


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

- Họ và tên: Võ Khắc Sao
- Lớp: Quản Trị Kinh Doanh
- MSHV : 1541820106
- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ PHAN THỊ MINH CHÂU

- Tên đề tài: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Đông Đồng
Nai đến năm 2020.
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại
hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình
doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói
giảm nghèo…Tuy nhiên trong quá trình phát triển, hầu như doanh nghiệp nhỏ và
vừa nào cũng gặp khó khăn về vốn trong đó có các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai là nơi chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Đông Đồng Nai
đang trú đóng.
Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích đánh giá thực trạng tín dụng
dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Đông Đồng Nai, từ đó chỉ ra các khó khăn vướng mắc và đề xuất
các phương án giải quyết cho Ngân hàng và cả doanh nghiệp.
Ở phần chương 1 tác giả đã trình bày khái quát các nội dung về tín dụng, chức
năng, vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế, phân loại tín dụng cũng như một số
sản phẩm tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và đưa ra một số tiêu chí
đánh giá sự phát triển của tín dụng đối với nhóm khách hàng này.
Nội dung chương 2 đã trình bày tình hình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và
vừa, chỉ ra những khó khăn đặc biệt là những khó khăn về vốn và khả năng tiếp cận


iv

vốn tín dụng ngân hàng. Qua đó, đi sâu phân tích thực trạng cho vay đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV Đông Đồng Nai, những hạn chế và nguyên nhân hạn
chế sự phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng này để
làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp khắc phục trong chương 3.
Nội dung chương 3 sẽ đưa ra các nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp từ phía

BIDV Đông Đồng Nai, nhóm giải pháp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhóm
kiến nghị đối với các tổ chức, cơ quan, đoàn thể như: Ngân hàng nhà nước, Chính
phủ, các bộ ngành, các hiệp hội ngành nghề,... trong đó tập trung vào nhóm giải
pháp dành cho ngân hàng nhằm phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa, khai thác tối đa lợi ích mà nhóm khách hàng tiềm năng này mang lại nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.


v

ABSTRACT
In the Vietnamese economic system, small and medium-sized enterprises
(SMEs) are the dominant and most primary types of enterprises in the economy.
Accordingly, SMEs play an important role such as creating employment, increasing
income for working class, mobilizing social resources for development investment,
reducing poverty ... However, SMEs almost have difficulties in finding funds. In
Dong Nai province in which Joint stock commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam East Đông Nai branch is located, there are no exception
for any SMEs businesses.
The research's content aims to assess the credit situation for SMEs at BIDV East
Dong Nai branch, then it will help to identify difficulties and problems. Based on
these, the research will propose solutions for the Bank as well as the enterprises.
In Chapter 1, the research states an overview of credit, its functions, the role that
it plays in the economy, how to classify credit as well as some products that could
be provided to SMEs and presents some standards to examine the development of
credit for this group.
Chapter 2 discusses about the development process of SMEs. Besides, it
identifies the difficulties and limits for SMEs, especially in finding fund matters and
the ability to be supplied bank credit. Thereby, the research analyzes the current
status of making loan from BIDV East Dong Nai branch to SMEs, the limitations

and causes that is restraining credit growth, so that the bank can find measures to
overcome the situation and make adjustment in Chapter 3.
Chapter 3 proposes some solutions in groups for BIDV East Dong Nai, for
SMEs and recommendations for other organizations and authorities such as the
State bank of Vietnam, the Government, Ministries, associations, ... The solution
mainly focus on banks in order to develop credit services and products for SMEs,
maximizing the benefits that this business group may bring up, which will help to
improve and increase business efficiency for the bank.


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................................. iii
ABSTRACT.......................................................................................................................................... v
MỤC LỤC............................................................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ................................................................................ x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................... xi
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề........................................................................................................................................... 1
2. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................. 1
3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................... 2
4. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................................... 2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 3
5.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................. 3
5.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................... 3

7. Những đóng góp của đề tài.......................................................................................................... 3
8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................................................................... 3
9. Kết cấu của đề tài............................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA............................................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận chung về tín dụng ngân hàng....................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng......................................................................................... 6
1.1.2. Chức năng của tín dụng...................................................................................................... 7
1.1.3. Vai trò của tín dụng.............................................................................................................. 9
1.1.4. Phân loại tín dụng.............................................................................................................. 10
1.1.5. Các sản phẩm tín dụng ngân hàng đối với DNNVV............................................. 12
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của DNNVV................................................................. 12
1.2.1. Khái niệm về DNNVV..................................................................................................... 12
1.2.2. Đặc điểm và vai trò của DNNVV................................................................................ 16
1.2.2.1. Đặc điểm của DNNVV......................................................................................... 16
1.2.2.2. Ưu nhược điểm........................................................................................................ 17
1.2.2.3. Vai trò của DNNVV............................................................................................... 17
1.3. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với DNNVV........................... 19


vii

1.3.1. Đối với DNNVV................................................................................................................. 19
1.3.2. Đối với tổ chức tín dụng.................................................................................................. 20
1.3.3. Đối với nền kinh tế............................................................................................................ 20
1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá và nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng đối với
DNNVV................................................................................................................................................. 21
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng đối với DNNVV.......................... 21
1.4.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng đối với DNNVV ..................22
Tóm tắt chương 1............................................................................................................................... 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TẠI BIDV ĐÔNG ĐỒNG NAI............................................................................. 24
2.1. Khái quát về BIDV Đông Đồng Nai.................................................................................. 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................................... 24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động......................................................................... 24
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của BIDV Đông Đồng Nai giai đoạn 2014-2016....27
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn...................................................................................... 27
2.1.3.2. Hoạt động cho vay.................................................................................................. 28
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh........................................................................... 28
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Đông
Đồng Nai............................................................................................................................................ 29
2.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển tín dụng đối với DNNVV tại BIDV
Đông Đồng Nai............................................................................................................................... 29
2.2.1.1. Quy mô dư nợ cho vay DNNVV...................................................................... 29
2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNNVV.................................................................... 32
2.2.1.3. Chất lượng tín dụng............................................................................................... 35
2.2.2. Công tác quản trị điều hành trong tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Đông
Đồng Nai............................................................................................................................................ 41
2.2.3. Khảo sát ý kiến đánh giá của các DNNVV về quan hệ tín dụng với BIDV
Đông Đồng Nai................................................................................................................................... 46
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại BIDV
Đông Đồng Nai................................................................................................................................... 51
2.3.1. Những mặt đã đạt được.................................................................................................... 51
2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân........................................................................... 52
2.3.2.1 Hạn chế từ phía BIDV Đông Đồng Nai........................................................... 52
2.3.2.2 Hạn chế và nguyên nhân từ phía DNNVV..................................................... 53
2.3.2.3. Hạn chế và nguyên nhân từ các cơ quan chức năng............................................. 57


viii


Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV ĐÔNG ĐỒNG NAI................................... 61
3.1. Định hướng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Đông Đồng Nai đến
2020 ........................................................................................................................... 61
3.2 Nhóm giải pháp phát triển tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Đông Đồng Nai
đến 2020 .................................................................................................................... 62
3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng riêng đối với DNNVV ............................ 62
3.2.2. Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ. ......... 64
3.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng dành cho DNNVV. ............................. 66
3.2.4. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và chăm sóc
khách hàng .............................................................................................................. 67
3.2.5. Thành lập bộ phận thu thập xử lý thông tin và bộ phận chuyên phục vụ
DNNVV. ................................................................................................................. 69
3.2.6. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng theo hướng phù hợp với DNNVV tại
Việt Nam. ................................................................................................................ 70
3.2.7. Về nguồn vốn cho vay .................................................................................. 71
3.3. Nhóm kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................ 72
3.3.1 Thay đổi quan điểm trong việc tiếp cận các nguồn vốn ................................ 72
3.3.2 Tăng cường giao dịch thanh toán qua ngân hàng nhằm tăng tính minh bạch
trong hoạt động tài chính của DNNVV. ................................................................. 72
3.3.3 Chú trọng công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn cao. .... 73
3.3.4 Khai thác triệt để lợi ích của các kênh thông tin đặc biệt là Internet. ........... 73
3.4 Nhóm các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước ...................................... 73
3.4.1 Ngân hàng Nhà nước ..................................................................................... 73
3.4.2 Kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể khác ............... 74
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 77
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 79

PHỤ LỤC ................................................................................................................. 81


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chỉ tiêu phân loại DNNVV theo World Bank.................................................... 13
Bảng 1.2: Chỉ tiêu phân loại DNNVV theo EU...................................................................... 13
Bảng 1.3: Chỉ tiêu phân loại DNNVV ở Nhật Bản............................................................... 13
Bảng 1.4: Phân loại DNNVV tại Việt Nam.............................................................................. 14
Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn giai đoạn 2014-2016......................................................... 27
Bảng 2.2: Tổng hợp dư nợ cho vay, giai đoạn 2014 – 2016.............................................. 28
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014-2016............................................................ 28
Bảng 2.4: Tỷ lệ DNNVV đang vay vốn so với số DNNVV đang quan hệ với BIDV
Đông Đồng Nai................................................................................................................................... 32
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ DNNVV giai đoạn 2014-2016..................................................... 32
Bảng 2.6 : Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo ngành nghề giai đoạn 2014-2016 . 35

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ theo nhóm giai đoạn 2014-2016.................................................. 36
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV theo nhóm nợ giai đoạn 2014-2016........37
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV Đông Đồng Nai giai đoạn 2014-2016.............39
Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV có TSĐB giai đoạn 2014-2016..............40
Bảng 2.11: Phân cấp hạn mức phê duyệt đối với nhóm khách hàng DNNVV tại chi
nhánh Đông Đồng Nai...................................................................................................................... 42
Bảng 2.12: Dư nợ bình quân của đội ngũ cán bộ QLKH BIDV Đông Đồng Nai giai
đoạn 2014-2016.................................................................................................................................. 45
Bảng 2.13: Kết quả thăm dò ý kiến các DNNVV vay vốn tại BIDV Đông Đồng Nai.
46
Bảng 2.14: Hạn mức phê duyệt tín dụng một số chi nhánh Ngân hàng quanh địa bàn
chi nhánh Đông Đồng Nai.............................................................................................................. 50

Bảng 2.15: Các nguyên nhân BIDV Đông Đồng Nai từ chối cho vay DNNVV
giai đoạn 2014-2016.......................................................................................................................... 54


x

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Cách xác định DNNVV tại BIDV Đông Đồng Nai.......................................... 15
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Đông Đồng Nai.............................................. 25
Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay DNNVV và tổng dư nợ cho vay.......................................... 30
Biểu đồ 2.2: Số lượng DNNVV và DNNVV có dư nợ tại chi nhánh.............................31
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ DNNVV giai đoạn 2014-2016................................................ 33
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ dư nợ DNNVV có TSĐB giai đoạn 2014-2016................................ 40
Biểu đồ 2.5: Ý kiến đánh giá của khách hàng về hồ Sơ vay vốn..................................... 48
Biểu đồ 2.6: Đánh giá của khách hàng về lãi suất vay tại BIDV Đông Đồng Nai....49
Biểu đồ 2.7: Đánh giá thời gian xử lý hồ sơ............................................................................ 49
Biểu đồ 2.8: Đánh giá của DNNVV về mức độ hài lòng khi quan hệ vay vốn tại
BIDV Đông Đồng Nai...................................................................................................................... 51


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam


BIDV Đông
Đồng Nai

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Đông Đồng Nai

CBNV

Cán bộ nhân viên

CBTD

Cán bộ tín dụng

CIC

Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

KBNN

Kho bạc nhà nước

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương Mại

NQD

Nợ quá hạn

NSNN

Ngân sách Nhà nước

MMTB

Máy móc thiết bị

MHB

Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long

QHKH

Quan hệ khách hàng

QHKHDN


Quan hệ khách hàng doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSĐB

Tài sản đảm bảo

TCTD

Tổ chức tín dụng

UBND

Ủy ban Nhân dân

VINASME

Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng và
trở thành động lực trong tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong

đó có Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, DNNVV ngày càng
được khẳng định là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, huy động
tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu của
nền kinh tế, cải thiện thu nhập và giải quyết việc làm cho đông đảo tầng lớp dân cư,
góp phần xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng của
đất nước. Tuy vậy, DNNVV vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc cần
giải quyết, mà một vấn đề nổi cộm là nguồn vốn để các DNNVV phát triển sản xuất
kinh doanh.
Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như đổi
mới công nghệ của DNNVV tăng cao cùng với nhu cầu vốn của một lượng lớn
DNNVV thành lập mới hàng năm đã trở thành mục tiêu tiếp cận để phát triển tín
dụng cũng như dịch vụ của nhiều ngân hàng thương mại (NHTM), song mối quan
hệ giữa NHTM và DNNVV vẫn chưa thực sự được thuận lợi và gắn bó nhau. Theo
khảo sát của Viện Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME), 32,28% doanh
nghiệp được khảo sát cho biết có khả năng tiếp cận vốn và được vay vốn thường
xuyên; 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận; còn lại doanh nghiệp cho biết không thể
tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Các kênh khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu
thì phần lớn các DNNVV không đủ điều kiện vay hoặc không có đủ uy tín. Thực tế,
các DNNVV khó tiếp cận được vốn vay ngoài nợ xấu tăng và hết tài sản đảm bảo,
một phần do tăng trưởng tín dụng bị hạn chế trong những năm gần đây.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn 2011 – 2015, trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai có 9.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập mới, với tổng vốn
đăng ký khoảng 20.000 tỷ đồng. Tính chung đến thời điểm hiện nay trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai có gần 19.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa với số vốn đăng ký là gần


2


50.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia hội nhập sâu vào nền kinh
tế thế giới như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã có tư duy về đổi mới máy móc,
công nghệ để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, điều kiện về vốn vẫn là rào cản lớn
nhất, đặc biệt với các DNNVV.
Trước thực trạng đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
nói chung và BIDV Chi nhánh Đông Đồng Nai nói riêng cũng đã có định hướng và
các chính sách để phát triển tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên,
việc phát triển tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cũng như chưa có sự quan
tâm đúng mức cho nhóm khách hàng tiềm năng này trên địa bàn, vì vậy cần phải có
một nghiên cứu để đưa ra những giải pháp thích hợp để phát triển tín dụng đối với
DNNVV. Xuất phát từ thực tiễn nói trên, Tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp phát
triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Đông Đồng Nai đến năm 2020” để làm đề tài nghiên cứu của luận văn
này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới các mục tiêu sau:
(1) Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng
TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đồng Nai giai đoạn
2014-2016.
(2) Làm rõ nguyên nhân làm cho DNNVV khó tiếp cận tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đồng Nai giai đoạn
2014-2016.
(3) Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế và phát triển tín dụng
DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Đông
Đồng Nai đến năm 2020
4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nhằm để trả lời các câu hỏi sau:
(1) Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đồng Nai như thế nào trong giai đoạn
2014 -2016? Những hạn chế và nguyên nhân của nó.



3

(2) Giải pháp nào cần áp dụng để phát triển tín dụng DNNVV tại Ngân hàng TMCP
Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đồng Nai trong thời gian tới?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng DNNVV tại BIDV Đông Đồng Nai.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là thực trạng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại BIDV
Đông Đồng Nai trong giai đoạn 2014-2016.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả tổng hợp và phân tích các số liệu thứ
cấp về tín dụng DNNVV tại chi BIDV Đông Đồng Nai và kết hợp khảo sát ý kiến
một số khách hàng về quá trình vay vốn của họ tại đây.
7. Những đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm căn cứ cho các bên liên quan (BIDV
Đông Đồng Nai, DNNVV tại Đồng Nai,…) để tham khảo, đề ra các chủ trương,
chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho
vay đối với DNNVV nói riêng, và các bạn đọc quan tâm, nghiên cứu đến lĩnh vực
tài chính - ngân hàng.
8. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Từ trước tới nay đã có rất nhiều tác giả với rất nhiều những công trình đã đi sâu nghiên
cứu, phân tích thực trạng tín dụng đối với loại hình DNNVV của các NHTM tại Việt
Nam, qua đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tín dụng song
hành với việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV. Tuy nhiên, ở mỗi ngân hàng khác
nhau thì tình hình tín dụng cũng khác nhau. Trên thực tế, ở mỗi thời điểm khác nhau về
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tùy vào địa bàn hoạt động, điều kiện môi
trường kinh doanh, các yếu tố văn hóa xã hội nên ở mỗi ngân hàng sẽ có nhiều điểm

khác nhau. Do đó đặt ra cho bản thân mỗi ngân hàng cần có những biện pháp và chiến
lược hoạt động riêng. Chính vì lẽ đó, mặc dù đã có nhiều tác giả đã từng làm về đề tài
này, nhưng tác giả vẫn lựa chọn thực hiện đề tài nhằm tìm


4

kiếm thêm những sự thay đổi mới để có thể áp dụng vào thực tế giúp góp phần nâng
cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại BIDV Chi nhánh Đông Đồng Nai.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả tham khảo nhiều tài liệu, công trình
nghiên cứu có liên quan như sau:
Võ Đức Toàn (2012) với đề tài nghiên cứu “Tín dụng đối với DNNVV của các
NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM”, đề tài đã nghiên cứu về thực trạng và đề ra
các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM cổ phần đối
với DNNVV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trong đó đề tài đã khảo sát về DNNVV,
khảo sát các NHTM cổ phần liên quan đến tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, tuy
nhiên nghiên cứu tập trung nhiều vào phân tích, đánh giá về DNNVV, chưa đi sâu
vào phân tích, đánh giá về hoạt động của ngân hàng đối với DNNVV. Đồng thời
phạm vi của nghiên cứu chỉ là các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Minh Tuấn (2008) với đề tài nghiên cứu “ Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” tác giả đã đánh giá và đưa ra
những giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng thương mại tạo
điều kiện giúp phát triển các DNNVV.
Bên cạnh đó tác giả cũng nghiên cứu thêm nhiều tài liệu chuyên ngành về tín dụng
ngân hàng, tham khảo trên sách báo, các thông tư quy định của nhà nước có liên
quan lĩnh vực tín dụng đối với doanh nghiệp.
Đến thời điểm hiện nay, chưa thấy một nghiên cứu toàn diện về phát triển tín dụng
đối với DNNVV trong hệ thống Ngân hàng BIDV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Do
đó tác giả tiếp tục nghiên cứu những giải pháp để phát triển tín dụng đối với
DNNVV để từ đó giúp các doanh nghiệp này dễ tiếp cận được nguồn vốn Ngân

hàng đồng thời giúp BIDV Đông Đồng Nai cũng phát triển hơn trong lĩnh vực tín
dụng cho nhóm khách hàng này.
9. Kết cấu của đề tài
Luận văn này được nghiên cứu và trình bày theo ba chương như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA


5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG
ĐỒNG NAI.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV ĐÔNG ĐỒNG NAI


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Trong chương này, tác giả hệ thống lý thuyết cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa;
hoạt động cho vay DNNVVV của NHTM; những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
cho vay DNNVV của NHTM; bài học kinh nghiệm của các NHTM và bài học kinh
nghiệm cho BIDV Đông Đồng Nai.
1.1. Cơ sở lý luận chung về tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay,
trong đó các các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vừa là bên đi vay vừa là bên cho
vay. Bên cho vay chuyển giao tạm thời quyền sử dụng tài sản cho bên đi vay trong

thời gian thỏa thuận, bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả lại vô điều kiện đầy đủ vốn và
lãi cho bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán.
Theo khoản 14 và 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12:
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp
vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và
các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Nói cách khác, nếu xem xét tín dụng ngân hàng như một quá trình, có thể phát biểu
tín dụng ngân hàng là sự vận động của giá trị vốn lần lượt qua ba giai đoạn:
Giai đoạn cho vay: chuyển giao cho bên đi vay một lượng giá trị nhất định biểu
hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật.
Giai đoạn sử dụng vốn: Bên đi vay sử dụng tạm thời tài sản trên trong một thời gian
nhất định, hết thời gian thoả thuận, bên đi vay phải hoàn trả lại cho bên cho vay.


7

Giai đoạn hoàn trả: Sau thời gian sử dụng vốn vay bên đi vay phải hoàn trả cho bên
cho vay một giá trị vốn lớn hơn giá trị lúc cho vay. Phần chênh lệch đó có thể xem
là lợi tức của bên cho vay.
Tín dụng ngân hàng chứa đựng một số đặc điểm như sau:
- Về đối tượng dùng để cấp tín dụng: được thực hiện chủ yếu dưới hình thái tiền tệ
gồm tiền mặt và bút tệ.
- Chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng: Trong quan hệ tín dụng ngân hàng,
người đi vay là các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân; người cho vay là các ngân
hàng, các tổ chức tín dụng.
- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp

với qui mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vì tín dụng ngân hàng
được cấp dưới hình thái tiền tệ có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau ngoài nhu cầu
sản xuất và lưu thông hàng hóa.
1.1.2. Chức năng của tín dụng
Giáo trình Tín Dụng - Ngân Hàng (2008) của PGS.TS Phan Thị Cúc đã chỉ rõ một
số chức năng của tín dụng ngân hàng như sau:
Tập trung và phân phối lại vốn cho nền kinh tế.
Đây là chức năng cơ bản của tín dụng, tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai
mặt thống nhất của hoạt động tín dụng được thực hiện trên nguyên tắc hoàn trả cả
gốc và lãi. Trong khâu tập trung, tín dụng huy động, tập hợp những nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi trong xã hội, còn ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ tín dụng là nơi đáp
ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân và cả ngân sách
hoạt động của Nhà nước. Quá trình tập trung và phân phối vốn tín dụng được tiến
hành theo hai cách:
- Trực tiếp: Vốn sẽ được điều tiết từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn như
mua bán chịu hàng hoá giữa các doanh nghiệp, cá nhân hoặc các doanh nghiệp hay
nhà nước tự huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, công trái trên thị trường.
- Gián tiếp: Vốn tín dụng chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu chủ yếu được thực hiện
thông qua hoạt động của các định chế tài chính trung gian như: NHTM, công ty tài
chính, quỹ tín dụng, quỹ hỗ tương, hiệp hội tín dụng,...


8

Như vậy, thông qua chức năng tập trung và phân phối lại nguồn vốn trong nền kinh
tế, tín dụng được xem như là sợi dây kết nối giữa cung và cầu vốn tiền tệ, tạo điều
kiện thuận lợi cho chủ thể thừa tiền và chủ thể thiếu tiền gặp gỡ nhau và đạt được
mục đích của mỗi bên, nhờ đó mà tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết vốn giúp
cho tiền tệ lưu thông mang lại hiệu quả cho nền kinh tế, tránh tình trạng thiếu hụt
hay thừa tiền.

Tiết kiệm khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế.
Thông qua hoạt động tín dụng tạo điều kiện xuất hiện lần lượt các công cụ như kỳ
phiếu thương mại, hối phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, séc, cho đến những công cụ thanh
toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, đã cho phép tiết kiệm khối lượng tiền
mặt lưu thông. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động tín dụng còn cho phép huy động
vốn bằng cách phát hành các chứng từ có giá như tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu,...
Ngày nay, đa số các quốc gia trên thế giới đã cho phép chuyển nhượng kỳ phiếu, hối
phiếu, trái phiếu góp phần đa dạng các phương tiện thanh toán và hạn chế lượng tiền
mặt lưu thông trong nền kinh tế.
Hơn nữa, việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay của các
NHTM được thực hiện thông qua tài khoản tại ngân hàng đã góp phần đáng kể vào
việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt từ đó góp phần giảm chi phí in ấn
tiền, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển, ....
Phản ánh và kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng được xem như bức tranh phản ánh một cách trung thực, toàn
diện và sinh động mọi hoạt động cũng như xu hướng biến động trong nền kinh tế.
Thông qua quá trình tập trung và phân phối vốn, tín dụng phản ánh được nguồn vốn
huy động, tốc độ chu chuyển vốn, khả năng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi của nền
kinh tế. Bên canh đó còn phản ánh các mặt hoạt động khác như hoạt động đầu tư,
tích luỹ, tiêu dùng,... từ đó tạo điều kiện cho Nhà nước ban hành chính sách phù hợp
giải quyết cân đối, tích luỹ, tiêu dùng, cơ cấu vốn cho nền kinh tế.
Trong hoạt động cho vay của các TCTD, để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng, bảo đảm tính an toàn trong cho vay, các TCTD phải luôn theo dõi, kiểm


9

tra, phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, phản ánh kịp thời tình hình quản lý,
sử dụng vốn của khách hàng.
Như vậy, với chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tín dụng sẽ

góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối của nền kinh tế bằng những giải pháp
khắc phục kịp thời. Tóm lại, tín dụng cần phải được vận dụng như một trong những
đòn bẩy kích thích kinh tế không thể thiếu trong quá trình điều tiết kinh tế vĩ mô của
Nhà nước.
1.1.3. Vai trò của tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, khi đề cập đến tín dụng, các nhà kinh tế thường
đề cập đến vai trò to lớn của nó, vai trò của tín dụng chính là tạo một kênh dẫn vốn
từ người tạm thời thừa vốn sang người tạm thời thiếu vốn, với tư cách là người sử
dụng cuối cùng. Kênh dẫn vốn đó được thông thoáng chắc chắn sẽ tạo ra được bốn
hệ quả quan trọng: Người cho vay sẽ thu lợi tức, người sử dụng cuối cùng có đủ vốn
sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra lợi nhuận, nền kinh tế có thêm nhiều sản phẩm và cuối
cùng là sẽ tạo ra được nhiều việc làm. Các hệ quả đó, suy cho cùng chính là tạo cho
nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.
- Thúc đẩy phát triển sản xuất: Trong quá trình sản xuất kinh doanh khi các thành
phần kinh tế muốn mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực
cạnh tranh thì vốn được xem là mối quan tâm hàng đầu. Nếu doanh nghiệp chỉ dùng
vốn tự có, vốn từ lợi nhuận giữ lại thì quá trình tích luỹ mất rất nhiều thời gian và
như vậy sẽ đánh mất nhiều cơ hội kinh doanh. Trong khi đó, tín dụng là nơi tập
trung phần lớn nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế và phân phối lại cho nền kinh tế,
đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, thông qua tín dụng cho phép các thành phần kinh
tế huy động được nguồn vốn đáng kể, trong thời gian ngắn với chi phí thấp nhanh
chóng đầu tư phát triển sản xuất góp phần đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích lũy
vốn cho nền kinh tế, đồng thời tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
- Ổn định tiền tệ, giá cả: Ngày nay, cơ chế phát hành tiền của nhiều quốc gia đã
được thay thế dần việc phát hành tiền mặt bằng các nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp
vốn giữa ngân hàng trung ương với các NHTM. Ngân hàng trung ương thông qua
các công cụ điều tiết vĩ mô như dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, thị trường


10


mở,... nhằm tác động đến khả năng cấp tín dụng của các NHTM, quyết định việc
tăng hay giảm dư nợ cho vay của các ngân hàng đối với nền kinh tế từ đó tác dụng
điều tiết lượng tiền lưu thông. Việc điều tiết tiền tệ lưu thông sẽ góp phần cân đối
quan hệ tiền - hàng và như vậy sẽ ổn định tiền tệ và giá cả trong nền kinh tế.
- Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển: Thông qua hoạt động tín dụng đã cho ra
đời kỳ phiếu thương mại, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu, công trái và các chứng từ
có giá khác,... đã cung cấp lượng hàng hóa đa dạng cho thị trường tài chính.
Như vậy, tín dụng thúc đẩy thị trường tài chính ra đời và phát triển, điều tiết cung
cầu vốn trong nền kinh tế, có thể nói thị trường tài chính là sự phát triển ở bậc cao
của các quan hệ tín dụng trong nền kinh tế thị trường.
- Ổn định đời sống, tạo việc làm, ổn định trật tự xã hội: Khi một quốc gia có thị
trường tài chính, tiền tệ phát triển ổn định sẽ góp phần thu hút, mở rộng đầu tư, phát
triển kinh doanh từ đó góp phần tạo nhiều việc làm, giải quyết tình trạng thất
nghiệp, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, tăng thu nhập, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người dân.
Hoạt động tín dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp mà còn
trực tiếp phục vụ nhu cầu vốn của các tầng lớp dân cư để phát triển kinh tế gia đình,
mua sắm nhà cửa, tiêu dùng khác,... Những việc làm trên đều nhằm mục đích cuối
cùng là cải thiện từng bước đời sống của người dân, góp phần ổn định đời sống xã
hội.
1.1.4. Phân loại tín dụng
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ kéo theo mối quan hệ tín
dụng ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp thông qua các loại hình tín dụng
khác nhau.
Căn cứ vào thời hạn cho vay:
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng một năm, vốn
tín dụng ngắn hạn dùng để bổ sung vào vốn lưu động tạm thời thiếu hụt, bổ sung
vốn thực hiện các phương án kinh doanh mang tính thời vụ của chủ thể vay vốn.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên một năm đến nhỏ hơn hoặc

bằng năm năm.


11

Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm.
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh: Là loại tín dụng được sử dụng nhằm đáp
ứng các nhu cầu sản xuất kinh doanh của chủ thể vay vốn.
Tín dụng phục vụ tiêu dùng: Loại tín dụng này dùng để phục vụ các nhu cầu tiêu
dùng của dân cư như mua các thiết bị gia đình, sửa chữa nhà ở, các nhu cầu tiêu
dùng, sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Căn cứ vào đối tượng đi vay:
- Tín dụng cá nhân: Phục vụ khách hàng vay là cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh
doanh.
- Tín dụng doanh nghiệp: là tín dụng phục vụ đối tượng khách hàng là doanh
nghiệp.
Căn cứ vào tài sản đảm bảo:
Tín dụng có tài sản đảm bảo: Là loại tín dụng mà bên đi vay phải có tài sản để thế
chấp, cầm cố hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng cầm cố, thế chấp tài sản để đảm
bảo cho nghĩa vụ trả nợ.
Tín dụng không có tài sản đảm bảo: Là loại tín dụng mà bên cho vay căn cứ vào uy
tín, lòng tin đối với bên vay để cấp tín dụng mà không căn cứ vào tài sản đảm bảo.
Căn cứ vào đối tượng hoàn trả:
Tín dụng trực tiếp: là loại tín dụng mà người đi vay cũng là người trả nợ.
Tín dụng gián tiếp: là loại tín dụng mà người đi vay và người trả nợ là hai người
khác nhau.
Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng:
Tín dụng thương mại: là loại tín dụng được thiết lập dựa trên hoạt động mua bán
chịu hàng hoá giữa các chủ thể trong nền kinh tế với nhau.

Tín dụng nhà nước: Là tín dụng giữa nhà nước với các tổ chức hoặc cá nhân. Trong
đó Nhà nước đóng vai trò là người đi vay, được thực hiện dưới hình thức phát hành
trái phiếu, công trái hay chứng từ có giá khác.
Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế hay cá nhân trong đó Ngân hàng là người cho vay.


×