Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.71 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

VŨ VĂN ĐIỆP

CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN
TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 62340102
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

VŨ VĂN ĐIỆP

CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ĐIỆN
TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 62340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI THANH TRÁNG
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2016




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Bùi Thanh Tráng

Chuyên đề được báo cáo tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 03
tháng 12 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Chuyên đề gồm:

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
GS.TS Võ Thanh Thu
GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân
GS.TS Hồ Đức Hùng
PGS.TS Lê Thị Mận
PGS.TS Nguyễn Đình Luận

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Ủy viên
Ủy viên
Ủy viên

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Chuyên đề sau khi Chuyên đề đã
được báo cáo và sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Chuyên đề


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Chuyên đề là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Chuyên đề này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong Chuyên đề đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Nghiên cứu sinh thực hiện Chuyên đề

Vũ Văn Điệp


LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy, cô Trường Đại học Công
Nghệ, Khoa Quản trị Kinh doanh, Viện đào tạo Sau đại học, cũng như các cơ quan, đơn vị
trong và ngoài Trường đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành chuyên đề này.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã luôn
ủng hộ, tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt,
xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Bùi Thanh Tráng, người đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành chuyên đề này.
Trong quá trình thưcc̣ hiện chuyên đề, mặc dù đã cốgắng hoàn thành chuyên đề tốt nhất
song cũng không thểtránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận đuơ
̛ cc̣ ý kiến của quý Thầy, Cô.

Xin trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Tác giả

Vũ Văn Điệp


ABSTRACT
In this article the author presents the profile of issues relating to the intention to use
electronic payment, all kinds of electronic payment systems, forms of electronic payments, and
an overview of relevant research projects through to the research content of the thematic.

In the first thematic authors present the concepts, benefits, comparing electronic
payments with traditional payment and some restrictions of traditional payment in the
context of e-commerce. The author presents an overview of research projects related to the
intention to use electronic payments by consumers. Author aggregate consideration and
evaluation of previous studies have been published about the factors that influence the
intention to use electronic payments by consumers on the basis of which determined that
expanding the theoretical framework the intention of the consumer behavior in the use of
electronic payments.


TÓM TẮT
Trong chuyên đề một tác giả giới thiệu tổng quan về chuyên dề nghiên cứu và các khái
niệm, lợi ích của thanh toán điện tử, các hình thức thanh toán điện tử như: Thẻ ghi nợ, thẻ tín
dụng, thẻ thanh toán, thanh toán qua trung gian, phương thức thanh toán điện tử: Hệ thống
thanh toán trực tuyến, tiền điện tử, thẻ thông minh, ví điện tử, séc điện tử thanh toán di động,
ngân hàng trực tuyến…so sánh thanh toán điện tử với thanh toán truyền thống. Tác giả trình bày
tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến ý định sử dụng thanh toán điện tử của
người tiêu dùng. Tác giả tổng hợp xem xét, đánh giá các nghiên cứu trước đây đã được công bố

về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng trên cở sở
đó xác định mà mở rộng khung lý thuyết và đưa ra mô hình đễ xuất về các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng thanh toán điện tử .


Mục lục
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... ii
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................................... iii
ABSTRACT ............................................................................................................................ iv
TÓM TẮT ................................................................................................................................ v
Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................................... ix
Danh mục hình ảnh .................................................................................................................. x
Danh mục các bảng, biểu ........................................................................................................ xi
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.................................................................................. 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................................................... 1
1.2. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................................................ 2
1.3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................... 6
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 6
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 6
Chương 2: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ .................................................................................... 8
2.1. Khái niệm thanh toán điện tử ..................................................................................................... 8
2.2. Các loại hệ thống giao dịch thanh toán điện tử ................................................................... 11
2.3. Các hình thức thanh toán điện tử ............................................................................................ 11
2.3.1. Thẻ ghi nợ .......................................................................................................... 11
2.3.2. Thẻ tín dụng ....................................................................................................... 12
2.3.3. Thẻ thanh toán ................................................................................................... 13
2.3.4. Thanh toán điện tử qua trung gian ..................................................................... 14
2.4. Phương thức thanh toán điện tử .............................................................................................. 14
2.4.1. Hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến ..................................................... 15
2.4.2. Tiền điện tử (Digital Cash) ................................................................................ 15

2.4.3. Thẻ thông minh (Smart card) ............................................................................. 16
2.4.4. Ví điện tử (Digital Wallet) ................................................................................. 17
2.4.5. Séc điện tử (Electronic Cheque) ........................................................................ 17
2.4.6. Thanh toán di động (Mobile Payments) ............................................................ 18
2.4.7. Ngân hàng điện tử (E-Banking) ......................................................................... 18


2.5. Lợi ích của thanh toán điện tử.................................................................................. 19
2.6. So sánh thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống............................................ 21
Chương 3: CÁC LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH HÀNH VI...................................................... 22
3.1. Khái niệm về ý định sử dụng dịch vụ....................................................................... 22
3.2. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action: TRA)...............23
3.3. Mô hình lý thuyết hành vi dự định (Theory Of Phanned Behaviour: TPB).............24
3.4. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model: TAM)..................26
3.5. Mô hình kết hợp TAM và TPB (Combined TAM and TPB: C-TAM-TPB).............29
Chương 4: CÁC NGHÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ.................31
4.1. Áp dụng thanh toán điện tử ở Thái Lan (The Adoption of Electronic payment in
Thailand).................................................................................................................... 31
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Ngân hàng điện tử (Factors Influencing the
Adoption of Internet Banking)................................................................................... 31
4.3. Mô hình quyết định của người tiêu dùng dựa trên niềm tin trong thương mại điện tử:
Vai trò của niềm tin, rủi ro (A Trust-Based Consumer Decision Model in Electronic
Commerce: The Role of Trust, Risk, and Their Antecedents)....................................32
4.4. Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di
động (An empirical examination of factors influencing the intention to use mobile
payment).................................................................................................................... 33
4.5. Hướng tới hệ thống thanh toán điện tử thành công: Xác định thực nghiệm và phân
tích các yếu tố quan trọng (Towards successful e-payment systems: Ampirical
identification and analysis of critical factors)............................................................ 34
4.6. Nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức bảo mật của khách hàng về bảo mật và tin

tưởng vào hệ thống thanh toán điện tử (An empirical study of customers’ perceptions
of security and trust in e-payment systems)............................................................... 35
4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Ngân hàng điện tử tại Tunisia (Factors
Influencing the Adoption of Internet Banking in Tunisia).......................................... 36
4.8. Đề xuẩt mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam...................36
4.9. Điều tra thực nghiệm các yếu tố quyết định chấp nhận của người sử dụng Ngân hàng
điện tử tại Singapore (An Empirical Investigation of the Determinants of Users
Acceptance of E-Banking in Singapore (A Technology Acceptance Model))............37
4.10. Các yếu tố quyết định của hệ thống thanh toán điện tử thành công; Quan điểm hài
lòng của người dùng (Determinants of E-Payment Systems Success: A User’s
Satisfaction Perspective)............................................................................................ 38


4.11. Sự kết hợp của TAM và TPB trong việc áp dụng Ngân hàng điện tử (Combination
.................................................................39

.........................................................................................................................41

...........................................................................................................................................42

..................................................................................................................................43

of TAM and TPB in Internet Banking Adoption)

4.12. Phân tích các yếu tố chấp nhận các dịch vụ thanh toán điện tử của người Thái Lan
dựa trên mô hình UTAUT (Analysis of acceptance factors for electronic payment
services of THAI people based on UTAUT).............................................................. 40
4.13. Xác định các yếu tố quyết định sử dụng Ngân hàng điện tử: Một nghiên cứu về khái
niệm (Identifying Factors That Determine Intention to Use Electronic Banking: A
Conceptual Study)

4.14. Điều tra thực nghiệm sự chấp nhận của người tiêu dùng về dịch vụ Ngân hàng di
động (An Empirical Investigation on Consumer Acceptance of Mobile Banking
Services)
4.15. Phân tích nhận thức rủi ro về việc sử dụng hệ thống thanh toán điện tử củ thanh
niên (A Risk Perception Analysis on the use of Electronic Payment Systems by
Young Adult)
4.16. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại
Việt Nam (An Analysis of Factors Affecting the Intention to Use Mobile Payment
Services in Vietnam).................................................................................................. 44
4.17. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán điện tử của
người tiêu dùng tại Indonesia (A Model of Factors Influencing Consumer’s Intention
to Use E-Payment System in Indonesia).................................................................... 45
4.18. Ý định tiếp tục sử dụng hệ thống thanh toán điện tử của người tiêu dùng: Mở rộng
mô hình chấp nhận công nghệ (Predicting Users’ Continuance Intention Toward Epayment System: An Extension of the Technology Acceptance Model)....................45
4.19. Dự đoán ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng: Bằng chứng thực


nghiệm tại Việt Nam (Predicting Consumer Intention to Use Mobile Payment
Services: Empirical Evidence from Vietnam)............................................................ 47
4.20. Tìm hiểu nhận thức rủi ro và niềm tin trong thanh toán điện tử: Nghiên cứu thực
nghiệm trong giới trẻ tại Trung Quốc (Exploring consumer perceived risk and trust
for online payments: An empirical study in China’s younger generation)..................48
4.21. Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến thanh toán điện tử................................49
Kết luận............................................................................................................................... 55
Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 58


Danh mục các từ viết tắt
ATM


Automated Teller Machine

B2C

Business To Consumer – TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

B2B

Business To Business – TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

C2C

Consumer To Consumer – TMĐT giữa người tiêu dùng với nhau

C2B

Consumer To Business – TMĐT giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp

CNTT

Công nghệ thông tin

PEOU

Perceived Ease Of Use – Nhận thức về tính dễ sử dụng

PU

Perceived Usefulness – Nhận thức về tính hữu ích


PBC

Nhận thức kiểm soát hành vi

TAM

Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ

TMĐT

Thương mại điện tử

TPB

Theory of Planned Behavior – Lý thuyết hành vi có hoạch định

TRA

Theory of Reason Action – Lý thuyết hành động hợp lý

C-TAM-TPB

Combined TAM and TPB – Mô hình kết hợp TAM và TPB


Danh mục hình ảnh
Hình 1: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA).................................................... 23
Hình 2: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)........................................................ 25
Hình 3: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)............................................................. 27
Hình 4: Mô hình C-TAM-TPB..................................................................................... 30

Hình 5: Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................ 57


Danh mục các bảng, biểu
Bảng 1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến thanh toán điệnt tử..............................49


1

Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1.

Bối cảnh nghiên cứu
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet đã tạo tiền đề cho thương mại

điện tử phát triển. Với tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm qua, Internet đã
trở thành phương tiện phổ biến cho truyền thông, dịch vụ và thương mại (Narges
Delafrooz và cộng sự, 2010). Internet và thương mại điện tử đã làm thay đổi phương
thức mua hàng truyển thống của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ không còn bị bó
buộc về thời gian và địa điểm mà họ có thể mua các sản phẩm và dịch vụ ở bất cứ đâu
và bất cứ khi nào (Hasslinger và cộng sự, 2007). Cùng với sự phát triển của công nghệ
thông tin và kỹ thuật số đã làm thay đổi môi trường kinh doanh trên thế giới, do đó các
giao dịch kinh doanh cũng thay đổi từ các giao dịch tiền mặt chuyển sang giao dịch
tiền điện tử (Mohamad, Haroon & Najiran, 2009). Các giao dịch giữa các đối tác kinh
doanh tiếp tục phát triển trên nền tảng thương mại điện tử, giải pháp thanh toán điện tử
xuất hiện để thay thế các hệ thống thanh toán bằng tiền mặt (Dennis, 2004). Thương
mại điện tử cung cấp các dịch vụ mua bán các sản phẩm, thông tin, dịch vụ trên
internet và môi trường trực tuyến. Trong môi trường thương mại điện tử, thanh toán
trao đổi tiền ở dạng điện tử gọi là thanh toán điện tử, thanh toán điện tử là một phần
không thể tách rời và là một phần quan trọng nhất của thương mại điện tử, nói chung

thanh toán điện tử được sử dụng trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua trực tuyến
thông qua việc sử dụng internet (Roy & Sinha, 2014).
Thanh toán điện tử làm tăng tốc độ giao dịch, cải thiện thanh khoản cho các
thương gia, và làm hài lòng người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến. Thanh toán điện
tử cũng làm giảm chi phí vận chuyển, cướp giựt, tiền giả (Panurach, 1996). Ngày nay,
thương mại điện tử sẽ trở thành một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Theo
Rowley (2000), sự phát triển của các ứng dụng thương mại điện tử có thể được


2

xem như là trải qua bốn giai đoạn của quá trình tiến hóa tiếp xúc, tương tác, trao đổi
và cộng đồng, Vì vậy, "Không có thương mại điện tử, nếu không thanh toán được!"
(Kannen, 2003).
Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy những tiến bộ trong công nghệ ngân
hàng điện tử, đặc biệt là các kênh ngân hàng trực tuyến, đã tạo ra phương pháp mới
xử lý vụ ngân hàng hàng ngày, và cung cấp cho khách hàng sự linh hoạt và khả
năng tiếp cận, mà các phương pháp truyền thống đã không thể cung cấp
(Pikkarainen và cộng sự, 2004). Do đó, việc đưa các dịch vụ thanh toán điện tử vào
xã hội là một sự đổi mới rất lớn của các ngân hàng. Nghiên cứu trước đây cho thấy
sự thành công của ngân hàng điện tử không chỉ bởi ngân hàng và hỗ trợ của chính
phủ mà còn bởi sự chấp nhận của người tiêu dùng (Mols, 2000; Pikkarainen và
cộng sự, 2004; Sathye, 1999). Thay đổi tư duy và thói quen của người tiêu dùng là
không dễ dàng, đặc biệt là khi các dịch vụ có liên quan đến tiền của họ và thanh
toán bằng tiền mặt vẫn là hình thức phổ biến nhất. Những lý do chính do nhận thức
khác nhau của cá nhân về rủi ro và không chắc chắn (Pikkarainen và cộng sự,
2004), thiếu niềm tin, thiếu thông tin (Worthington & Edwards, 2000), và thiếu
nhận thức của người tiêu dùng (Gronhaug, 1972).
1.2.


Vấn đề nghiên cứu
Tại Việt Nam, vào năm 2000 khi Internet bắt đầu được đưa vào sử dụng chính

thức, tỷ lệ sử dụng internet chỉ chiếm khoảng 3% dân số. Tuy nhiên, theo thống kê của
Bộ công thương trong năm 2014 tỷ lệ dân số sử dụng Internet đã đạt tới 58% (Bộ công
thương, 2014a). Hoạt động thương mại điện tử đã thay đổi nhanh chóng nền kinh tế
không những ở cách cung ứng sản phẩm mà còn ở thói quen tiêu dùng. Người tiêu
dùng Việt Nam đang trở nên quen dần với thương mại điện tử. Tuy nhiên, phần lớn
người tiêu dùng vẫn còn dè dặt trong việc thanh toán điện tử trong mua sắm trực tuyến
và họ vẫn chưa có sự hiểu biết rõ ràng và tin tưởng vào công nghệ.


3

Theo kết quả khảo sát năm 2015 của Cục TMĐT và CNTT,với dân số 91,3
triệu người tỉ lệ dân số sử dụng internet 45% , tham gia mua sắm trực tuyến 62%,
giá trị mua hàng của một người mua hàng trực tuyến trong năm ước đạt 160 USD,
doanh số TMĐT B2C đạt khoảng 4,07 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước đó,
chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả
nước. Phần lớn người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền
mặt với 91% đối tượng khảo sát cho biết có sử dụng phương thức này, tiếp theo là
48% sử dụng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 20% người tham gia khảo
sát cho biết đã từng sử dụng các loại thẻ thanh toán.
Theo thống kê, tổng lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành trên thị trường Việt
Nam là hơn 102 triệu thẻ (cao hơn cả dân số Việt Nam hiện nay - hơn 91 triệu
người), trong đó thẻ quốc tế là trên 6 triệu thẻ. Bên cạnh đó, lượng người tiêu dùng
thanh toán bằng chuyển khoản khi mua hàng qua mạng đã tăng từ 14% lên 48%
trong năm 2015. Đây chính là những cơ sở cho việc phát triển thanh toán điện tử ở
Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử nói chung và thanh toán trực
tuyến nói riêng tại Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp khá nhiều trở ngại do nhiều yếu

tố tác động tác động đến ý định sử dụng của người tiêu dùng.
Năm 1985, Fred Davis đưa ra mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) trong
luận án tiến sĩ của ông tại MIT Sloan School of Management.Trong mô hình Davis
nói rằng động cơ của người sử dụng có thể được giải thích bởi ba người cảm thấy
dễ dàng để sử dụng các yếu tố (nhận thức dễ sử dụng), nhận xét hữu ích (nhận thức
hữu ích) và sử dụng thái độ (thái độ hướng tới sử dụng). Ông đưa ra giả thuyết rằng
thái độ của việc sử dụng một hệ thống là một yếu tố quyết định chính là liệu người
dùng xác nhận việc sử dụng thực tế hoặc từ bỏ hệ thống. Thái độ của người dùng
được xem là bị ảnh hưởng bởi hai niềm tin lớn: Nhận thức hữu ích và nhận thức dễ
sử dụng.


4

Rất nhiều các nghiên cứu đã xem xét thanh toán điện tử từ các quan điểm
chấp nhận và sử dụng (Abrazhevich, 2004; Chavosh và cộng sự, 2011; Elly &
Kavishe, 2008; Graham, 2003; Haque và cộng sự, 2009; Harris và cộng sự, 2011;
Humphrey và cộng sự, 2000; Kim và cộng sự, 2009; Lim và cộng sự, 2006; Mantel,
2000; Mohd Saleh, 2005; Özkan và cộng sự, 2010; Patil & Shyamasundar, 2005;
Ramayah và cộng sự, 2005; Rigopoulos & Askounis, 2007; Rouibah, 2012;
Sumanjeet, 2009). Qua những nghiên cứu này, một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến nhận thức của thanh toán điện tử được đề xuất. Hataiseree (2008) nhận thấy
rằng tiền mặt và séc là phương thức thanh toán phổ biến bởi vì lợi ích của việc sử
dụng thanh toán điện tử không thuyết phục người tiêu dùng. Abrazhevich (2001)
cho rằng sự thất bại thanh toán điện tử là do thiết kế triển khai hệ thống không đáp
ứng được yêu cầu và kỳ vọng của người sử dụng, trong khi nhiều nghiên cứu xem
bảo mật và niềm tin là một trong những mối quan tâm rất quan trọng (Chellappa &
Pavlou, 2002; Fatimah và cộng sự, 2000; Friedman và cộng sự, 2000; Hoffman và
cộng sự, 1999; Kousaridas và cộng sự, 2008; Linck và cộng sự, 2006; Md Johar &
Ahmad Awalludin, 2011; Oh và cộng sự, 2006; Poon, 2008; Stroborn và cộng sự,

2004; Sumanjeet, 2009; Tsiakis & Sthephanides, 2005; Wang và cộng sự, 2003).
Nghiên cứu về kỳ vọng của khách hàng với hệ thống thanh toán điện tử ở
Malaysia ví dụ, các yếu tố đó đã được tìm thấy chủ yếu ảnh hưởng đến nhận thức của
doanh nghiệp, quản lý dữ liệu, bảo mật và bảo mật của hệ thống thanh toán điện tử. Hệ
thống thanh toán điện tử ảnh hưởng chủ yếu bởi ba yếu tố chính đó là: chức năng, bảo
mật và an ninh (Harris, H., 2011; Maqableh, M., Samsudin, A. và Alia, M., 2008).
Trong thanh toán di động, ý định hành vi của người sử dụng bị ảnh hưởng tích cực đến
các yếu tố niềm tin (Lu, Y., Yang, S., Chau, P.Y.K. và Cao, Y., 2011).

Tác giảLê Ngocc̣ Đức (2008) xác đinḥ những nhân tốtác động đến xu hướng
sử dungc̣ thanh toán điện tử đối với nhóm người đãtừng sử dungc̣ thanh toán điện tử


5

̂

dưạ theo m o hinh chấp nhạn thuong m aịđiẹn tư E-CAM va thuyết hanh vi y đinḥ

TPB bao gồm : nhạn thưc sư

̂
nhạn thưc kiểm soat hanh vi. Con đối vơi nhom nguơi chua sư dungc̣ thanh toan điẹn

tư thi chi co 2 nhom yếu tố: chuẩn chu quan va nhạn thưc kiểm soat hanh vi.

̉

̀


́

̀

̂
̂
́
́ ̀

̂
̉

̂
̃
̀

́

́

́

̀
́

̀

̉

̉


c̣hưu ich, nhạn thưc tinh dễsư dung,c̣ chuẩn chu quan va

̂

̛̀

̛

́

̉

́

̂

̀

̉ ́
́
̉
̀
́
́ ̀
Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi (2011), đề xuất mô hình chấp nhận và sử

dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam E-BAM (E–Banking Adoption Model) và có
kết quả như sau: Mô hình E-BAM giải thích được khoảng 57% những biến động
của sự chấp nhận và sử dụng E-Banking. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy 8 yếu

tố như: hiệu quả mong đợi, tính tương thích, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức kiểm
soát hành vi, tiêu chuẩn chủ quan, rủi ro trong các giao dịch, hình ảnh ngân hàng,
các yếu tố pháp luật đều có ý nghĩa thống kê đối với việc sử dụng E-Banking.
Mặc dù hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều lý thuyết, mô hình nghiên
cứu nhằm giải thích các yếu tố tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng thanh
toán điện tử của người tiêu dùng, nhưng đến nay, trong nước vẫn chưa có nhiều mô
hình nghiên cứu trả lời các câu hỏi liên quan đến những yếu tố chính ảnh hưởng
đến ý định sử dụng phương thức thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, việc áp dụng một
mô hình lý thuyết trên thế giới vào hoàn cảnh của Việt Nam có thể không phù hợp
do các điều kiện đặc thù riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Chính vì vậy việc triển khai một mô hình nghiên cứu dựa trên những nghiên
cứu trong và ngoài nước, trong thời gian qua để xây dựng một mô hình phù hợp với
điều kiện của Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện và phát triển hình thức
thanh toán điện tử để thu hút người tiêu dùng sử dụng thanh toán điện tử trong giao
dịch thương mại điện tử đã trờ thành vấn đề cần thiết.
Vì vậy “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương thức
thanh toán điện tử của người tiêu dùng” làm đề tài nghiên của tác giả.


6

1.3.

Mục đích nghiên cứu

Chuyên đề tập trung vào mục tiêu chính là nghiên cứu tồng quan về lý
thuyết liên quan đến thanh toán điện tử, tổng hợp các nghiên cứu trước đây
về thanh toán điện tử và tổng quan các mô hình và lý thuyết về ý định hành
vi sử dụng dịch vụ như: TRA, TPB và TAM.
‒ Luận giải về cơ sở lý luận của thanh toán điện tử và ý định hành vi.

‒ Tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán điện
tử của người tiêu dùng.
1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

‒ Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
phương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng.
‒ Phạm vi nghiên cứu : Là những người tiêu dùng sử dụng internet và tham
gia vào thương mại điện tử và sử dụng thanh toán điện tử
‒ Về nội dung : Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu quyết
đinh sử dụng phương thức thanh toán điện tử của người tiêu dùng cũng
như có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến ý định thanh toán điện tử
của người tiêu dùng như : Thái độ, nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử
dụng, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi, nhận thức rủi ro, niềm tin, ý
định hành vi, ….Tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng phương thức thanh toán điện tử và phân tích mức độ
tác động của các nhân tố này đến quyết định thanh toán điện tử của người
tiêu dùng dựa trên cảm nhận của họ trên các mô hình TRA,TPB và TAM.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu


Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, đọc các bài báo, tài liệu để tổng
hợp các nghiên cứu có liên quan đến ý định sử dụng thanh toán điện tử của


7


người tiêu dùng, khai thác các nguồn thông tin thứ cấp phục vụ cho
nghiên cứu.


Sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp định tính tham khảo ý kiến
của các cán bộ trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán điện tử, ngân
hàng và các nhà nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực thanh toán

điện tử.


Tổng hợp từ các tài liệu có sẵn và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước
đây để hình thành khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu.


8

Chương 2: THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
2.1.

Khái niệm thanh toán điện tử

Trong hai thập kỷ qua, hệ thống thanh toán điện tử (Electronic Payment
System:EPS) đã thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên cứu và thiết kế hệ
thống thông tin do vai trò quan trọng của nó trong thương mại điện tử hiện đại.
Điều này dẫn đến các nghiên cứu và có những quan điểm khác nhau về định
nghĩa thanh toán điện tử của một số các nhà nghiên cứu. Các định nghĩa này đã
được chủ yếu là nhìn từ góc độ khác nhau, từ các học giả trong lĩnh vực kế toán
và tài chính, công nghệ kinh doanh những người trong hệ thống thông tin. Ví

dụ, Dennis (2004) định nghĩa hệ thống thanh toán điện tử như một hình thức
cam kết tài chính có liên quan đến người mua và người bán thuận tiện thông qua
việc sử dụng các thông tin liên lạc điện tử. Ngoài ra, Briggs & Brooks (2011)
thanh toán điện tử là một hình thức liên kết giữa các tổ chức, cá nhân được hỗ
trợ bởi các ngân hàng cho phép trao đổi tiền điện tử. Ở góc độ khác, Peter &
Babatunde (2012) xem hệ thống thanh toán điện tử như bất kỳ hình thức chuyển
khoản qua internet. Theo Adeoti & Osotimehin (2012), hệ thống thanh toán điện
tử dùng để chỉ một phương tiện điện tử thực hiện thanh toán cho hàng hóa và
dịch vụ mua sắm trực tuyến hoặc tại các siêu thị và trung tâm mua sắm. Một
định nghĩa khác cho thấy rằng các hệ thống thanh toán điện tử là các khoản
thanh toán trong môi trường thương mại điện tử trong các hình thức trao đổi tiền
thông qua các phương tiện điện tử (Kaur & Pathak, 2015).
Thanh toán điện tử là một cách trả tiền điện tử cho hàng hóa hoặc dịch vụ,
thay vì sử dụng tiền mặt hoặc séc, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hàng trăm
các hệ thống thanh toán điện tử đã được phát triển để cung cấp các giao dịch
Internet an toàn. Hệ thống thanh toán điện tử thường được phân loại thành bốn


9

loại: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ; tiền điện tử; hệ thống micropayment; và các
giao thức cấp phiên cho truyền thông an toàn (Maiyo, 2013).
Kalakota & Whinston (1997), nhận thấy thanh toán điện tử như là một trao
đổi tài chính diễn ra trực tuyến giữa người bán và người mua. Hơn nữa, Humphrey

& Hancock (1997) cũng cho rằng thanh toán điện tử tham khảo để tiền mặt và
giao dịch liên kết được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Thanh toán điện tử
cũng được định nghĩa là thanh toán bằng chuyển tiền điện tử của các chi tiết thẻ
tín dụng, tín dụng trực tiếp hoặc phương tiện điện tử khác khác hơn là thanh
toán bằng séc và tiền mặt (Agimo, 2004).

Trong môi trường thương mại điện tử, thanh toán dưới hình thức trao đổi
tiền ở dạng điện tử và được gọi là thanh toán điện tử. Thanh toán điện tử là một
phần không thể tách rời của thương mại điện tử và là một trong những khía cạnh
quan trọng nhất của nó. Nói chung thanh toán điện tử là một hình thức trao đổi
tài chính diễn ra giữa người mua và người bán hỗ trợ bởi các phương tiện truyền
thông điện tử. Thanh toán trong thương mại điện tử là một trao đổi tài chính
diễn ra trong một môi trường trực tuyến, (Kalakota & Whinston, 1997).
Việc áp dụng hệ thống thanh toán điện tử liên quan đến việc chấp nhận
phổ biến và hợp tác giữa các tổ chức như các nhà cung cấp CNTT, các doanh
nghiệp, ngân hàng và chính quyền trung ương (Baddeley, 2004, Lim và cộng
sự., 2007). Eastin (2002) cho rằng việc áp dụng CNTT đã có một tác động vì
người tiêu dùng thường sẽ áp dụng một dịch vụ mới chỉ khi họ có những kinh
nghiệm tương tự trước đây. Ngoài ra, tính khả thi của công nghệ về bảo mật,
niềm tin, và hiệu quả cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng để
sử dụng thanh toán điện tử.
Hệ thống thanh toán điện tử (EPS) đề cập đến bất kỳ giao dịch thanh toán
được thực hiện bằng điện tử. Nó làm tăng tốc độ giao dịch, cải thiện thanh khoản


10

cho các thương gia, và tăng sự hài lòng của mua sắm trực tuyến. Thanh toán điện tử
cũng làm giảm chi phí vận tải, cướp tài sản, và tiền giả (Panurach, 1996).

Các quá trình của hệ thống thanh toán điện tử (EPS) được thể hiện trong
việc thực hiện các thủ tục điện tử, chẳng hạn như: chuyển tiền giữa người tiêu
dùng và các ngân hàng, thanh toán cho mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ qua
internet. Ngày nay, thương mại điện tử sẽ trở thành một vấn đề quan trọng trong
lĩnh vực kinh doanh. Theo Rowley (2000), sự phát triển của các ứng dụng
thương mại điện tử có thể được xem như là trải qua bốn giai đoạn của quá trình

tiến hóa tiếp xúc, tương tác, trao đổi và cộng đồng, Vì vậy, "Đó là không có
thương mại điện tử, nếu bạn không có thể được trả tiền!" (Kannen, 2003).
Antwi, Hamza, & Bavoh (2015) quy định thanh toán điện tử như chuyển
giao của người nộp tiền yêu cầu bồi thường tiền vào một bên có thể chấp nhận
cho có lợi. Lin & Nguyen (2001) xác định thanh toán điện tử như các khoản
thanh toán thông qua nhà thanh toán bù trừ tự động, hệ thống thẻ thương mại và
chuyển khoản điện tử. Shon & Swatman (1998) xác định thanh toán điện tử như
bất kỳ trao đổi quỹ khởi xướng thông qua một kênh truyền thông điện tử. Gans
& Scheelings (1999) xác định thanh toán điện tử thực hiện thông qua các tín
hiệu điện tử liên kết trực tiếp để gửi tiền hoặc các tài khoản tín dụng.
Ngoài ra, Teoh, Chong, Lin, và Chua (2013) xem thanh toán điện tử như
bất kỳ chuyển giao của một giá trị thanh toán điện tử của người nộp để thụ
hưởng thông qua một kênh thanh toán điện tử cho phép người tiêu dùng truy cập
từ xa và quản lý tài khoản ngân hàng và giao dịch qua mạng điện tử. Tóm lại,
theo các định nghĩa trên, hệ thống thanh toán điện tử có thể chỉ đơn giản là được
định nghĩa là một tập hợp các thành phần và quy trình cho phép hai hoặc nhiều
bên tham gia giao dịch và giá trị tiền trao đổi thông qua phương tiện điện tử.


11

Khi kinh doanh trên mạng Internet chúng ta có thể tiến hành và quản lý mọi
giao dịch thông qua một hệ thống thanh toán mà chỉ cần một chiếc máy tính với
một trình duyệt và kết nối mạng. Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại
điện tử của Bộ Thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng,
được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho
việc trao tay tiền mặt. Tóm lại, Thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và
nhận tiền cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet.

2.2.


Các loại hệ thống giao dịch thanh toán điện tử
Các giao dịch thanh toán điện tử được tiến hành trong các mô hình

thương mại điện tử khác nhau, chẳng hạn như, Consumer-to-Consumer (C2C),
Consumer-to-Business (C2B), Business-to-Business (B2B) và doanh nghiệp đến
người tiêu dùng ( B2C). Sumanjeet (2009, trích dẫn trong Ayo & Ukpere, 2012;
Harris và cộng sự, 2011). Anderson (1998) cho rằng phương thức khác nhau của
hệ thống thanh toán điện tử đã nổi lên với sự tăng trưởng trong các giao dịch
thương mại điện tử, chẳng hạn như, hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến,
hệ thống thanh toán Séc điện tử, hệ thống thanh toán tiền điện tử và thẻ thông
minh.
2.3.

Các hình thức thanh toán điện tử

2.3.1. Thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ là thẻ trả trước và còn được gọi là thẻ ATM (Automated Teller
Machine). Một cá nhân phải mở một tài khoản với ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ
với một số ID cá nhân. Khi quá trình thanh toán được thực hiện bằng thẻ ghi nợ (là
thẻ chi tiêu dựa trên số dư tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi), tiền trong tài khoản
của người mua ngay lập tức sẽ được rút ra sau khi giao dịch được ấn định. Thuận
lợi đối với người bán, họ có thể biết người mua có tiền để mua hàng


×