Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Tăng cường công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố Việt Trì (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI VĂN HÒA

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI VĂN HÒA

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUỐC CHÍNH

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Văn Hòa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn “Tăng cường quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường trên địa bàn thành phố Việt Trì” ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi
còn nhận được sự giúp đỡ quý báu quý báu của Ban Giám hiệu, Khoa sau đại
học, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các thầy cô trong Trường đại học Kinh

tế và Quản trị kinh doanh - Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo
hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quốc Chính - Giám đốc Sở Khoa học và công
nghệ tỉnh Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Quý cơ quan: Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ,
Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ, Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì,
phòng Quản lý đô thị thành phố Việt Trì, Đội Thanh tra trật tự đô thị thành
phố Việt Trì … cùng các bạn đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt trong thời gian học tập, nghiên cứu và tìm hiểu tình
hình thực tế, cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn có thể còn nhiều
thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo chân thành của các thầy, các
cô và các bạn đồng nghiệp./.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Văn Hòa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii

BẢNG CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Chủ thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 3
4. Những đóng góp mới của luận văn .............................................................. 4
5. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG ........................ 6
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường ................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm, mục đích, nguyên tắc của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường...... 8
1.1.3. Nội dung của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường .................................... 9
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường .................. 28
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường của một số
nước trên thế giới ............................................................................................ 28
1.2.2. Kinh nghiệm về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường của một số
thành phố trong nước ...................................................................................... 33
1.2.3. Bài học thực tiễn cho thành phố Việt Trì .............................................. 37
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 39
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 39
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 39
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ............................................. 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iv
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 44
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 45
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường .............. 45
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý trật tự
lòng đường, vỉ hè............................................................................................. 48
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG
ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ............................... 49
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 49
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 49
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 51
3.2. Đặc điểm và thực trạng sử dụng vỉa hè, lòng đường tại một số tuyến
phố nghiên cứu trên địa bàn thành phố Việt Trì ............................................. 53
3.2.1. Đặc điểm một số tuyến phố nghiên cứu trên địa bàn thành phố
Việt Trì ............................................................................................................ 53
3.2.2. Thực trạng sử dụng vỉa hè, lòng đường tại một số tuyến đường
thuộc địa bàn thành phố Việt Trì..................................................................... 56
3.3. Thực trạng công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn
thành phố Việt Trì ........................................................................................... 67
3.2.1. Thực trạng lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
thành phố Việt Trì .......................................................................................... 67
3.3.2. Thực trạng những quy định về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
trên địa bàn thành phố ..................................................................................... 72
3.3.3. Hệ thống tổ chức quản lý công tác trật tự trật tự vỉa hè, lòng đường
trên địa bàn thành phố ..................................................................................... 81
3.3.4. Công tác quản lý trật tự trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn
thành phố ......................................................................................................... 85
3.3.5. Thanh tra, kiểm tra, xứ lý vi phạm trong quản lý trật tự vỉa hè,
lòng đường trên địa bàn thành phố.................................................................. 97

3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
tại thành phố Việt Trì .................................................................................... 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
3.4.1. Nhận thức và hiểu biết của người dân về quy định trong quản lý,
sử dụng vỉa hè, lòng đường ........................................................................... 102
3.4.2. Năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý
trật tự vỉa hè, lòng đường. ............................................................................. 103
3.4.3. Sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương
trong công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường. ........................................ 105
3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên
địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2016 – 2018 ....................................... 107
3.5.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 107
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................ 108
3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ............................................ 109
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ................................ 111
4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn thành phố Việt Trì .................................................................................. 111
4.1.1. Quan điểm, định hướng ....................................................................... 111
4.1.2. Mục tiêu............................................................................................... 111
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý trật tự vỉa hè,
lòng đường .................................................................................................... 113
4.2.1. Đổi mới công tác về quy hoạch........................................................... 113
4.2.2. Nâng cao năng lực bộ máy làm công tác quản lý trật tự đô thị ở
địa phương .................................................................................................... 115

4.2.3. Cải tiến công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm ................................ 118
4.2.4. Tăng cường thông tin tuyên truyền ..................................................... 116
4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 120
KẾT LUẬN .................................................................................................. 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 126
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 128

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
BẢNG CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
STT

Nguyên nghĩa

Chữ viết tắt

1

QLĐT

Quản lý đô thị

2

TTĐT


Trật tự đô thị

3

TTATGT

Trật tự an toàn giao thông

4

UBND

Ủy ban nhân dân

5

BMA

Bangkok Metropolitan Administration

6

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số lượng mẫu điều tra ...................................................... 42
Bảng 2.2. Chiều rộng tối thiểu của hè phố dọc theo đường phố (m) ........................ 46
Bảng 2.3. Khả năng thông hành của 1 làn đi bộ (ng/h)............................................. 47
Bảng 3.1: Dân số và lao động thành phố Việt Trì giai đoạn 2000 - 2015 ................ 52
Bảng 3.2: Đặc điểm 5 tuyến phố nghiên cứu trên địa bàn thành phố Việt Trì ......... 55
Bảng 3.3: Thực trạng sử dụng vỉa hè để bày bán hàng hóa trên địa bàn thành
phố Việt Trì. ............................................................................................... 57
Bảng 3.4: Các loại hình kinh doanh chủ yếu trên địa bàn thành phố Việt Trì .......... 57
Bảng 3.5: Quan hệ mặt hàng kinh doanh và sở hữu cửa hàng tại 5 tuyến đường ..... 58
Bảng 3.6: Thực trạng sử dụng vỉa hè vào việc kinh doanh hoặc việc riêng
gia đình. ..................................................................................................... 60
Bảng 3.7: Thực trạng sử dụng vỉa hè vào mục đích để xe, bán hàng rong. .............. 60
Bảng 3.8: Đánh giá về sự thông thoáng của vỉa hè trên các tuyến phố hiện nay ...... 64
Bảng 3.9: Tác động của việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đến hoạt động kinh
doanh của các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh trên các tuyến phố .......... 65
Bảng 3.10. Số cán bộ phường, thành phố có nhận định rằng quy chế, quy định
hiện nay có bất cập ..................................................................................... 79
Bảng 3.11: Đánh giá về vai trò trong công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường hiện nay của UBND phường, xã .................................................... 80
Bảng 3.12: Đánh giá công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường của chính
quyền đô thị ............................................................................................... 80
Bảng 3.13. Kết quả công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn
thành phố Việt Trì ...................................................................................... 86
Bảng 3.14: Đánh giá công tác quản lý của UBND thành phố Việt Trì đối với
trật tự vỉa hè, lòng đường ........................................................................... 88
Bảng 3.15: Đánh giá về công tác cấp phép sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường
trên địa bàn thành phố ................................................................................ 90

Bảng 3.16: Đánh giá của Tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh về công tác thông
tin, tuyên truyền những quy định trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường trên địa bàn thành phố .................................................................... 94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii
Bảng 3.17: Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác tuyên truyền các quy định
trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố ............... 95
Bảng 3.18: Đánh giá của chủ đầu tư về công tác hướng dẫn trong quản lý trật
tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố ............................................ 96
Bảng 3.19: Đánh giá của cán bộ quản lý trật tự đô thị về công tác hướng dẫn
trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố ................... 97
Bảng 3.20: Bảng tổng hợp các loại vi phạm trật tự vỉa hè, lòng đường ................... 98
Bảng 3.21: Ý kiến đánh giá của các hộ kinh doanh về công tác thanh tra, kiểm
tra, xử lý sai phạm trong quản lý trật tự lòng đường, vỉa hè trên địa
bàn thành phố ............................................................................................. 98
Bảng 3.22: Đánh giá của cán bộ quản lý TTĐT về công tác thanh tra, kiểm tra,
xử lý sai phạm trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn
thành phố .................................................................................................... 99
Bảng 3.23: Nhận thức và hiểu biết của tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh về
quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố ....................... 102
Bảng 3.24: Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý
TTĐT trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2016-2018 .................. 103
Bảng 3.25. Tổng hợp trình độ chuyên môn và thời gian công tác của cán bộ
Đội Thanh tra TTĐT thành phố Việt Trì (Giai đoạn 2016-2018) ............ 104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Con phố ẩm thực tại Singapore. ...................................................... 29
Hình 1.2. Vỉa hè ở Singapore luôn ưu tiên người đi bộ. ................................. 30
Hình 1.3. Quy định về kích thước bố trí bàn ăn trên vỉa hè thành phố
Sydney ............................................................................................. 31
Hình 1.4. Quy định về kích thước không gian trưng bày hàng hóa thành
hố Sydney, Úc ................................................................................. 32
Hình 1.5. Kích thước đỗ xe máy điển hình tại TP Hồ Chí Minh .................... 34
Hình 3.1: Vị trí thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ ........................................... 50
Hình 3.2: 5 tuyến đường được khảo sát .......................................................... 53
Hình 3.2. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán
đường Hùng Vương ........................................................................ 62
Hình 3.4. Tình trạng bán hàng rong tại tuyến đường Nguyễn Du .................. 62
Hình 3.5. Tình trạng dựng lều quán lấn chiếm vỉa hè tại tuyến đường Hai
Bà Trưng ......................................................................................... 64
Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý TTĐT thành phố Việt Trì .............. 82
Hình 3.7. Quy trình cấp phép .......................................................................... 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là vùng đất phát tích, là Kinh đô đầu
tiên của dân tộc Việt Nam, có lịch sử gắn liền với sự hình thành nhà nước Văn
Lang - cội nguồn của dân tộc Việt Nam với nhiều truyền thuyết, di chỉ khảo cổ,
di tích lịch sử, danh thắng gắn liền với thời đại các Vua Hùng và công cuộc giữ
gìn, bảo vệ và xây dựng đất nước. Nơi đây có hai di sản văn hoá phi vật thể của
nhân loại là Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Từ năm 2001, Giỗ tổ Hùng Vương trở thành Quốc lễ, Việt Trì đã được
Thủ tướng Chính phủ cho phép quy hoạch trở thành Thành phố Lễ hội, là nơi
hành hương về với cội nguồn dân tộc của nhân dân cả nước và kiều bào ở
nước ngoài và là điểm đến tham quan, du lịch hấp dẫn của du khách quốc tế.
Nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và vinh dự của vùng đất Tổ - nơi cội
nguồn của dân tộc Việt Nam, trong những năm qua, thành phố Việt Trì đã
không ngừng phát triển vươn lên, đạt được nhiều thành tựu to lớn cả về chính
trị - kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Nếp sống văn minh đô thị đang dần từng bước đi vào suy nghĩ và trở
thành thói quen của mỗi người dân thành phố. Công tác chỉnh trang đô thị, tôn
tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng đã tạo cho thành phố một diện mạo mới,
góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, góp phần cải
thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân trên địa bàn.
Song, trong quá trình đô thị hóa, do nguồn lực chưa đáp ứng kịp yêu
cầu nên việc lập và thực hiện quy hoạch của thành phố thiếu đồng bộ, kéo dài
qua nhiều năm. Công tác quản lý và sử dụng cơ sở hạ tầng tại các đô thị hiện
nay còn nhiều vấn đề bất cập. Tại các vỉa hè hiện nay ngoài công năng vốn có
của nó, còn là nơi đỗ xe, đặt biển quảng cáo, bán hàng, kinh doanh… đôi chỗ
còn “lộn xộn, nhếch nhác”, không có chỗ cho người đi bộ. Nhất là tình trạng
kinh doanh vỉa hè tràn lan gây ra nhiều tác động xấu tới đô thị: như môi
trường, cảnh quan, kinh tế, an ninh trật tự…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2
Nguyên nhân dẫn tới các vi phạm đó một phần là do chính quyền phường,
xã còn chưa chú trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng vỉa
hè, lòng đường; công tác hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý
sử dụng vỉa hè của UBND các xã, phường đối với người dân còn hạn chế.
Bên cạnh đó, một bộ phận dân cư còn chưa có ý thức cao trong việc
chấp hành các quy định pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ, chưa tự
giác trong việc chấp hành quy chế quản lý đô thị.
Mặc dù, công tác quản lý vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố
Việt Trì đã được triển khai thực hiện và ngày càng được cải tiến cho phù hợp
với tình hình thực tế. Với những cải tiến liên tục đặc biệt trong việc phân cấp
quản lý Nhà nước giữa các cơ quan chuyên môn của Thành phố và phường,
xã theo hướng hiệu quả, gọn, công tác quản lý vỉa hè đã thu được những
chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác quản
lý nhà nước về lĩnh vực quản lý và sử dụng vỉa hè thì vẫn cần phải xem xét
một cách kỹ lưỡng để có những cải cách phù hợp trong phương án phân cấp
quản lý giữa các Sở, nghành, UBND Thành phố và phường, xã.
Từ những thực trạng nêu trên, bản thân em hiện đang công tác tại Đội
Thanh tra trật tự đô thị thành phố Việt Trì nên em chọn đề tài luận văn “Tăng
cường quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố Việt Trì”
nhằm hướng tới xây dựng hình ảnh Việt Trì đẹp về con người, kiến trúc, cảnh
quan và đô thị văn minh trong lòng mỗi du khách thập phương khi về thành
phố, xứng đáng là một trong 11 trung tâm vùng của cả nước và trở thành
Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở làm rõ những lý luận cơ bản quản lý trật tự vỉa hè, lòng

đường, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý này trên địa
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018. Đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý trật tự vỉa hè,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3
lòng đường tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý trật tự vỉa
hè, lòng đường.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên
một số tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng vỉa hè, lòng đường hiệu quả tại
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Các giải pháp giải pháp đưa ra, vừa đảm
bảo tuân thủ theo quy định của Nhà nước, phù hợp với tình hình địa phương
đang nghiên cứu, ngoài ra còn mang tính thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao trong sinh hoạt đi lại và kinh doanh của
người dân hàng ngày.
3. Chủ thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Chủ thể nghiên cứu
- Chính phủ, Nhà nước: ban hành Luật, Nghị định, Thông tư trong lĩnh
vực giao thông đường bộ.
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: ban hành những Chỉ thị, quy
định, hướng dẫn trong quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường. Chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát việc quản lý trật tự vỉa hè theo thẩm quyền.
- Ủy ban nhân dân quận, huyện trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương: Kiểm tra, đôn đốc UBND cấp xã trong việc thực hiện quản lý sử

dụng vỉa hè, lòng đường; ban hành kịp thời Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý trật tự vỉa hè theo thẩm quyền.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường tại
một số tuyến đường trọng điểm của thành phố Việt Trì.
Đối tượng thu thập số liệu là cán bộ, công chức, viên chức được phân
công làm công tác quản lý trật tự vỉa hè và những tổ chức, cá nhân khác liên
quan đến việc sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4
để có những nhận định khách quan, đề tài có nghiên cứu giải pháp quản lý trật
tự vỉa hè, lòng đường nhằm làm cơ sở so sánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ. Trong đó tập trung vào các tuyến đường trọng điểm như:
đường Hùng Vương, Nguyễn Du, Quang Trung, Trần Phú, Hai Bà Trưng,
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Giới hạn về thời gian: tài liệu, số liệu được thu thập nghiên cứu từ
năm 2016- 2018.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Tăng cường quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường trên địa bàn thành phố Việt Trì chủ yếu nghiên cứu và đánh giá quá
trình thực hiện, những kết quả đạt được trong việc quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường. Từ đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu về công tác quản lý trên địa
bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm
đến lĩnh vực quản lý đô thị nói chung và quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường nói
riêng trên địa bàn thành phố Việt Trì cũng như các địa phương khác.
- Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất những giải pháp quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường có tính khả
thi cho thành phố Việt Trì. Giúp các cấp chính quyền xác định được rõ tầm
quan trọng của công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường đối với công tác
quản lý đô thị.
Chấn chỉnh lại những bất cập trong công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường của thành phố Việt Trì hiện nay.
Kiến nghị, rà soát, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về quản lý trật
tự vỉa hè, lòng đường hoàn thiện, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của
luận văn gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản
lý trật tự vỉa hè, lòng đường
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường trên
địa bàn thành phố Việt Trì
Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng
đường trên địa bàn thành phố Việt Trì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
Theo Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/2/2008 và Thông tư số
16/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng Về sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn
quản lý đường đô thị, quy định:
- Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới
hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ
yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị dọc tuyến.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến bao gồm các đường dây,
đường ống và tuynen, hào kỹ thuật đặt dọc các tuyến đường đô thị.
- Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía
trong hai bên bó vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc
tuyến khi cần thiết.
Chức năng của vỉa hè bao gồm:
+ Chủ yếu phục vụ người đi bộ
+ Bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật như: Chiếu sáng, cung cấp năng
lượng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị, các trạm đỗ xe, các
thiết bị an toàn giao thông.

+ Trồng cây xanh công cộng, cây bóng mát hoặc cây xanh cách ly.
+ Sử dụng tạm thời trong các trường hợp sau: Kinh doanh buôn bán;
trông giữ phương tiện giao thông; trung chuyển vật liệu phục vụ thi công, xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
dựng công trình; lắp đặt kiốt, mái che… với điều kiện được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép.
- Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía
trong hai bên bó vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến
khi cần thiết.
- Phần xe chạy là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho các
phương tiện tham gia hoạt động giao thông.
- Chỉ giới đường đỏ của đường đô thị là đường ranh giới được xác định
trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được
dành cho đường giao thông đô thị, các công trình phụ trợ phục vụ giao thông
đô thị với phần đất dành cho các công trình khác, không gian công cộng khác.
- Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình
trên lô đất.
- Hành lang an toàn đường đô thị là bề rộng tính từ mép đường đến chỉ
giới xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chức năng: Lòng đường được sử dụng cho các phương tiện giao thông
lưu thông hoặc làm điểm dừng, đỗ xe tạm thời.
- Quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường: là quá trình tác động bằng các cơ
chế, chính sách của các chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ
chức xã hội, các sở ban ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay
đổi hoặc duy trì hoạt động đó. Trên góc độ nhà nước, quản lý nhà nước đối

với trật tự vỉa hè, lòng đường là sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng
pháp luật, thông qua các văn bản pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh
tế- xã hội nhằm phát triển đô thị theo hướng nhất định.
Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường là một trong các nội dung của
quản lý đô thị và nó mang đầy đủ các đặc điểm của quản lý đô thị. Công tác
quản lý trật tự vỉa hè là công tác đảm bảo việc sử dụng vỉa hè, lòng đường đúng
mục đích theo quy định của Nhà nước, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và mỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
quan đô thị. Tất cả những hoạt động trên vỉa hè, lòng đường không theo luật
định đều phải được sự đồng ý của cơ quan chức năng. Nội dung của công tác
quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường bao gồm những hoạt động sau:
+ Lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
+ Ban hành các văn bản pháp quy quy định việc quản lý trật tự vỉa hè,
lòng đường.
+ Xem xét và cấp phép sử dụng vỉa hè, lòng đường đối với cá nhân, tổ
chức muốn sử dụng vỉa hè ngoài mục đích đi lại trên cơ sở các văn bản pháp
quy hướng dẫn.
+ Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm.
1.1.2. Đặc điểm, mục đích, nguyên tắc của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
1.1.2.1. Đặc điểm.
- Công tác quản trật tự vỉa hè, lòng đường gắn liền với địa giới hành
chính, theo sự phân công, phân cấp giữa các lực lượng nghiệp vụ. Đồng thời
đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền của địa phương.
- Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường có liên quan đến nhiều
chính sách, pháp luật, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lực lượng

và quyền, nghĩa vụ, lợi ích chính đáng của công dân.
1.1.2.2. Mục đích của công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
Ðể đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành
phố, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành ban hành Quyết định số:
3381/2004/QÐ-UBND ngày 04/11/2004 về việc Quy định một số điểm tạm
thời cho phép sử dụng một phần vỉa hè trên địa bàn thành phố Việt Trì. Quản
lý trật tự vỉa hè là việc rất cần thiết vì vỉa hè là một bộ phận của giao thông đô
thị, cũng như phản ánh phần nào bộ mặt của đô thị.
Nước ta xuất phát từ một nước nông nghiệp và tốc độ đô thị hóa ngày
càng tăng, người dân đô thị của chúng ta phần lớn chưa có thói quen của công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9
dân đô thị, ý thức chấp hành pháp luật còn chưa cao,... Do đó cần thiết phải
triển khai công tác quản lý trật tự vỉa hè để xử lý các vi phạm đối với vỉa hè,
lòng đường để đảm bảo trật tự đô thị, đồng thời giáo dục ý thức của người dân
đô thị.
1.1.2.3. Nguyên tắc quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
Công tác quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường được triển khai một cách
phù hợp tùy tình hình của phường, xã trên địa bàn thành phố. Nhưng mặt
khác luôn tồn tại những nguyên tắc không thể thay đổi của công tác quản lý
và sử dụng vỉa hè, lòng đường. Các nguyên tắc quản lý bao gồm:
- Khi sử dụng vỉa hè, lòng đường vào các mục đích khác ngoài mục
đích cho người đi bộ và tham gia giao thông phải được phép của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Việc sử dụng vỉa hè, lòng đường phải đảm bảo trật tự,
an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
- Vỉa hè, lòng đường phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chỉ giới,

mốc giới quy hoạch.
- Vỉa hè, lòng đường thuộc hệ thống giao thông được quản lý thống
nhất trên địa bàn thành phố. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân tự đào bới,
xây dựng làm biến dạng vỉa hè đã được xây dựng; không được sử dụng vỉa
hè, lòng đường để họp chợ, bày hàng quán, để vật liệu, phế thải. Vỉa hè được
sử dụng cho người đi bộ, không được bày, bán hàng và chiếm không gian trên
vỉa hè để bày bán hàng hóa.
1.1.3. Nội dung của quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
1.1.3.1. Lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
* Nguyên tắc quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch giao
thông vận tải và các quy hoạch khác liên quan.
- Được lập cho ít nhất 10 năm và định hướng phát triển cho ít nhất 10
năm tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10
- Quy hoạch quốc lộ, đường tỉnh đi qua đô thị phải theo đường vành đai
ngoài đô thị hoặc xây dựng đường trên cao hoặc đường ngầm.
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị phải bảo
đảm quỹ đất theo quy định tại Điều 8 Nghị định này và phải có đường gom,
cầu vượt, hầm chui tại các vị trí phù hợp để bảo đảm an toàn giao thông.
* Nội dung quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm: quy hoạch
mạng đường bộ cao tốc, quốc lộ, đường bộ liên vùng, vùng, tỉnh và quy hoạch
công trình đường bộ riêng biệt theo yêu cầu quản lý của cấp có thẩm quyền.
- Nội dung quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm:

+ Phân tích đánh giá hiện trạng;
+ Vai trò, vị trí;
+ Quan điểm, mục tiêu;
+ Dự báo nhu cầu;
+ Luận chứng các phương án quy hoạch;
+ Nhu cầu sử dụng đất;
+ Danh mục công trình ưu tiên, tiến độ thực hiện;
+ Đánh giá tác động môi trường;
+ Giải pháp và cơ chế, chính sách;
+ Tổ chức thực hiện.
* Trách nhiệm lập và phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ
- Bộ Giao thông vận tải
+ Lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông quốc lộ, đường bộ cao tốc,
mạng đường bộ tham gia vận chuyển với các nước liên quan đến các Hiệp
định mà Việt Nam là thành viên, đường bộ liên vùng, vùng và các quy hoạch
khác được giao; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định;
+ Có ý kiến bằng văn bản về nội dung quy hoạch kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11
+ Phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm
quyền hoặc được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền;
+ Kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ trong phạm vi cả nước.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch giao thông vận tải liên
quan, tổ chức lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương
và xin ý kiến thỏa thuận theo quy định dưới đây trước khi trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp:
+ Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đô thị loại đặc
biệt phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng và Bộ Giao
thông vận tải;
+ Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ngoài quy định tại điểm a khoản này, phải có ý kiến
thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
* Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là quỹ đất
dành cho xây dựng các công trình giao thông đường bộ được xác định tại quy
hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác
định và quản lý quỹ đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Đối với đô thị xây dựng mới, tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất
xây dựng đô thị phải bảo đảm theo loại đô thị như sau:
+ Đô thị loại đặc biệt: 24% đến 26%;
+ Đô thị loại I: 23% đến 25%;
+ Đô thị loại II: 21% đến 23%;
+ Đô thị loại III: 18% đến 20%;
+ Đô thị loại IV, loại V: 16% đến 18%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
Quỹ đất dành cho giao thông đô thị là diện tích đất dành cho xây dựng

kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm diện tích sông, ngòi, ao, hồ
và các công trình giao thông xây dựng ngầm.
* Cấp kỹ thuật đường bộ
- Cấp kỹ thuật đường bộ là cấp thiết kế của đường, bao gồm đường cao
tốc và đường từ cấp I đến cấp VI.
- Xác định cấp kỹ thuật đường bộ căn cứ vào chức năng của tuyến
đường trong mạng lưới giao thông, địa hình và lưu lượng thiết kế của đường.
* Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Các tuyến đường bộ đang khai thác chưa đạt cấp kỹ thuật phải được
cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường phù hợp.
- Đường bộ xây dựng mới phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp
đường và các quy định liên quan đến tổ chức giao thông, an toàn khai thác
công trình đường bộ.
- Đối với đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ và đường chuyên
dùng khác áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về đường bộ và tiêu chuẩn riêng của
ngành đó.
- Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ của nước ngoài thì
phải được chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.
1.1.3.2. Quy định về quản lý trật tự vỉa hè, lòng đường
* Quy định về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường.
Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông
- Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao
thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông
trong các trường hợp dưới đây:
+ Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





13
nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời
gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối
với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa
phương) chấp thuận;
+ Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia
đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc
biệt không được quá 72 giờ;
+ Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia
đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
+ Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ
hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động
văn hóa đó;
+ Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công
công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước
đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
- Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao
thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
+ Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt
1,5 mét;
+ Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử
dụng tạm thời.
- Đối với trường hợp sử dụng hè phố quy định tại Điểm b, Điểm c
Khoản 2 Điều này, hộ gia đình phải thông báo với Ủy ban nhân phường, xã sở
tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố. Đối với các trường hợp quy
định tại các Điểm a, d, đ Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm
thời hè phố.
Sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích

giao thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14
- Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao
thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao
thông trong các trường hợp dưới đây:
+ Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu
hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ
chức hoạt động đó;
+ Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi
trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng
ngày hôm sau.
- Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích
giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
+ Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
+ Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối
thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;
+ Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép
sử dụng tạm thời.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ
tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời lòng đường được quy định tại
Điều này.
Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe
- Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe
có thu phí không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

- Vị trí hè phố, lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu
lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ
các điều kiện dưới đây:
+ Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
+ Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối
thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×