Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.35 KB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ THỦY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ THỦY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN ĐÌNH CHÚC

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu luận văn này là công trình
nghiên cứu do tôi thực hiện. Các tư liệu sử dụng trong luận văn đều có nguồn
gốc rõ ràng, trung thực, chính xác, sử dụng tư liệu có trích dẫn đầy đủ đúng
quy định khoa học.
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả Luận văn

Đỗ Thị Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo Học viện
Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Những kiến
thức nhận được từ sự giảng dạy tâm huyết của các thầy cô qua từng môn học
là hành trang, những phương pháp nghiên cứu khoa học là cơ sở lý luận quan
trọng để tôi thực hiện luận văn Thạc sĩ này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đình Chúc, người đã
tận tình góp ý, hướng dẫn khoa học cho học viên thực hiện và hoàn thành đề
tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình cũng
như lãnh đạo cơ quan, đơn vị công tác, các bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ động
viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực để thực hiện đề tài này, tuy nhiên sẽ không
thể tránh được những thiếu sót, cũng như chưa đề cập hết được các vấn đề
nghiên cứu. Kính mong các thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học và các bạn
góp ý để luận văn thêm hoàn chỉnh.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả Luận văn

Đỗ Thị Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ....................................................................... 8
1.1. Cơ sở lý luận về khu công nghiệp, khu chế xuất .................................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn của một số địa phương trong nước. ............................. 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........ 27
2.1. Tình hình phát triển KCN, KCX trên địa bàn TP. Hà Nội: .................. 27
2.2. Đóng góp của các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội....................... 32
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên
địa bàn thành phố Hà Nội. ........................................................................... 34
2.4.Bộ máy quản lý Nhà nước đối với các KCN trên địa bàn TP. Hà Nội. . 43
2.5. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước đối với các KCN trên
điaị bàn TP. Hà Nội. .................................................................................... 54
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ............................................................................ 60
3.1. Bối cảnh Quốc tế và trong nước tác động đến quản lý Nhà nước đối với
các KCN trên địa bàn TP. Hà Nội. .............................................................. 60
3.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
trên địa bàn thành phố Hà Nội. .................................................................... 60
3.3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khu công

nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................................... 62
KẾT LUẬN ................................................................................................ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 76


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Chú giải

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM

Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu

BQL

Ban quản lý

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp


CLKCN

Cụm liên kết công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

CP

Chính phủ

DN

Doanh nghiệp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GSO


Tổng cục thống kế

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

GTGT

Giá trị gia tăng


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

Bảng 2.1. Số liệu lao động và diện tích quy hoạch các KCN ......................... 29
Bảng 2.2. Số liệu thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN trên địa
bàn Hà Nội ...................................................................................................... 31
Bảng 2.3. Số liệu lao động của các KCN Hà Nội giai đoạn 2008– 2015 ....... 32
Bảng 2.4. Doanh thu và nộp ngân sách của các KCN Hà Nội 2008-2015. .... 33
Bảng 2.5. Danh mục ngành nghề theo chiến lược phát triển của TP Hà Nội . 35
Bảng 2.6. Vốn đăng ký và điều chỉnh của các KCN Hà Nội .......................... 49
Bảng 2.7. Tình hình sử dụng đất của các KCN Hà Nội tính đến 31/12/2015 51
Bảng 2.8. Tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN Hà Nội
lũy kế đến 31/12/2015 ..................................................................................... 52
Hình 2.1. Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước về KCN, KCX ở Việt Nam .... 42
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội ............. 47

Hình 2.3. Cơ cấu FDI các KCN Hà Nội theo dự án........................................ 48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước và thực tiễn phát triển của Việt
Nam cho thấy, tổ chức sản xuất công nghiệp tập trung tại các khu công nghiệp
(KCN) đã thực sự hiệu quả, đóng góp quan trọng không chỉ riêng cho sự phát
triển của ngành công nghiệp mà còn tạo ra các cực tăng trưởng và thay đổi
môi trường xã hội của địa phương và toàn nền kinh tế. Việc phát triển KCN
còn là một giải pháp của các nước đang phát triển nhằm vượt qua những khó
khăn về cơ sở hạ tầng chung của đất nước, tạo điều kiện thu hút đầu tư và
phát triển năng lực sản xuất. Chính vì vậy việc đổi mới quản lý và không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN là một vấn đề cấp bách.
Đồng thời đảm bảo vai trò và sự đóng góp của các KCN vào công cuộc phát
triển kinh tế đất nước phát triển bền vững về mặt kinh tế, môi trường, xã hội.
Việc hình thành và phát triển các KCN góp phần đẩy nhanh tiến trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta, đóng góp quan trọng trong việc thu hút
nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tạo điều
kiện để tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao
động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy tăng trưởng công
nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế.
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, các KCN của Hà Nội đã chứng
tỏ được vai trò của mình và đóng góp quan trọng trong việc đạt được các
thành tựu kinh tế của Thủ đô Hà Nội. Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm năm 2050, thành
phố Hà Nội sẽ có 33 KCN, khu công nghệ cao. Tính đến 31/12/2015 đã có 17
1



KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành
lập và phê duyệt danh mục quy hoạch với tổng diện tích gần 3.500 ha (quy mô
bình quân 206ha/KCN) và 01 khu công nghệ cao Hòa Lạc với diện tích 1.586
ha do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Các KCN này đã có những đóng
góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, tuy nhiên những đóng góp này
vẫn chưa tương xứng với mục tiêu đề ra. Nguyên nhân của vấn đề trên là do
trong quá trình quản lý nhà nước các KCN trên địa bàn Hà Nội còn bộc lộ
không ít những bất cập cả về lý luận đến thực tiễn như: Quy hoạch phát triển
KCN chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của
vùng lãnh thổ; Công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm và cải cách thủ tục hành
chính chưa triệt để; Trong quá trình phát triển các KCN, việc phát hiện và điều
chỉnh các chính sách liên quan đến quản lý phát triển chưa kịp thời.
Thực tế trên đặt ra vấn đề là phải có những biện pháp kịp thời trong
công tác quản lý nhà nước các KCN, khắc phục những khó khăn, vướng mắc,
nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN. Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa
của những vấn đề trên, qua khảo sát và tìm hiểu học viên đã lựa chọn đề tài
“Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa
bàn thành phố Hà Nội” làm chủ đề cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
Luận văn có mục tiêu góp phần nghiên cứu và đề ra các giải pháp hoàn thiện
quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý, phát triển các KCN để thu hút và quản lý hoạt động của các
nhà đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp được xem là một xu
thế vận động mang tính quy luật và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế đi
đôi với công tác BVMT của nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, đã có
nhiều công trình nghiên cứu ngoài nước nghiên cứu về lý luận quản lý nhà
2



nước đối với các khu công nghiệp: Michael Porter [29] đã đặc biệt nhấn mạnh
đến KCN. Theo ông KCN là sự tập trung về địa lý của các doanh nghiệp, của
các nhà cung cấp dịch vụ, của những người được hưởng dịch vụ, của các
ngành công nghiệp và các tổ chức liên quan trong lĩnh vực cụ thể có cạnh
tranh nhưng cũng có hợp tác. Các KCN tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình
thành các cụm công nghiệp; Trong đó các doanh nghiệp có liên kết sản xuất,
kinh doanh chặt chẽ. Sự liên kết này của các doanh nghiệp cho phép giảm chi
phí sản xuất, tạo lợi thế so sánh trong sản xuất, tương tác và sản sinh các ý
tưởng đổi mới sáng tạo.
Cùng với sự phát triển của các KCN, những quan niệm và lý thuyết
mới về quản lý và phát triển KCN cũng được đưa ra: Roberts Elsevier[31] đã
đưa ra quan niệm mới trong quản lý nhà nước các KCN theo hướng phát triển
KCN sinh thái với các tiêu chí cụ thể và minh chứng trong điều kiện của
Australia; Susan M.Walcott đã xem xét vai trò của các KCN Trung Quốc
trong việc thu hút các công nghệ hiện đại để sản xuất các hàng hóa có chất
lượng đưa ra thị trường trong nước và quốc tế. Tác phẩm này đưa ra các lập
luận dựa trên các lý thuyết về liên kết KCN trong bối cảnh của nước này với
khác biệt ở các địa phương khác nhau.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu đã có những đánh
giá khá sâu sắc và nêu bật các đặc trưng, tồn tại cơ bản trong công tác quản lý
nhà nước các KCN, các doanh nghiệp trong KCN hiện nay cũng như các chính
sách và thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các KCN đã phân tích tác
động của các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước các KCN trong cả nước đến
sự phát triển của các KCN. Khuất Thị Hồng Nhung (2013) đã luận giải cơ sở lý
luận về vai trò QLNN đối với quá trình hình thành và phát triển KCN ở Việt
Nam nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Lê Thị Thu Hương (2015) đã nghiên
cứu, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển
3



các KCN nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế.
Thông qua các nghiên cứu về những tồn tại trong cơ chế, chính sách
quản lý trong thực tiễn áp dụng ở các địa phương như: tình trạng mở ồ ạt quá
nhiều KCN tại những địa bàn chưa được chuẩn bị kỹ, vấn đề cạnh tranh không
lành mạnh về thu hút đầu tư giữa các địa phương; vấn đề ô nhiễm môi trường
không được quản lý tại các KCN… các tác giả đề xuất các khuyến nghị về thay
đổi chính sách nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững các KCN.
Về quản lý lĩnh vực môi trường trong các KCN, nhiều nghiên cứu tập
trung vào xử lý vấn đề nước thải tại các KCN, trong đó xây dựng hệ thống
nước thải tập trung tại các KCN, KCX là một trong những giải pháp hàng đầu
nhằm kiểm soát và xử lý triệt để nguồn nước thải từ các hoạt động công
nghiệp trong hành rào các KCN, KCX.
Nhóm các công trình nghiên cứu trong nước, tuy đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu trên những khía cạnh khác nhau như: khái niệm, mô hình quản
lý các KCN, tác động chính sách, các nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi
trường tại các KCN, các nghiên cứu về quy hoạch các KCN…, nhưng chưa có
một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, hệ thống hóa lý
luận và tổng kết thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các KCN theo khung lý
thuyết của Khoa học quản lý với các chức năng: hoạch định, tổ chức chỉ đạo,
kiểm tra kiểm soát và điều chỉnh. Đặc biệt là việc nghiên cứu thực trạng và đưa
ra các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn Hà
Nội. Do vậy, luận văn này một mặt sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học trước đó; đồng thời tham khảo những bài viết có liên quan, những
quan điểm và những chủ trương mới về phát triển kinh tế nhằm tiếp tục bổ
sung, nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước đối với
các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, từ đó chỉ rõ ra những
tồn tại, nguyên nhân, những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.
4



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các KCN
trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, từ đó chỉ rõ ra những tồn tại,
nguyên nhân, những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới; từ đó đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các KCN
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý Nhà nước trong
các khu công nghiệp, khu chế xuất;
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các KCN
trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, từ đó chỉ rõ những thành công,
những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là:
Quản lý nhà nước của Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
đối với các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động quản lý các khu công nghiệp
và khu chế xuất theo 3 nhóm chủ yếu: Quy hoạch quản lý hành chính và hoạt
động thanh tra, kiểm tra.
- Về không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước của Ban quản lý các
KCN và chế xuất Hà Nội đối với các khu công nghiệp thuộc địa bàn thành phố
Hà Nội.

5



Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full














×