Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

SAI LAM TAI HAI TROG CHAM SOC BE SO SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.91 KB, 2 trang )

sai lầm tai hại khi chăm sóc bé sơ sinh
Gửi lúc 09:42 - T6, 27/03/2009
Tắm cho bé xong, nhiều mẹ hay thoa phấn rôm vào các nếp gấp như cổ, nách, bẹn… Nếu những vùng da này
chưa khô hẳn, phấn dễ bết và dính lại ở đó, khiến da không “thở” được. Nhất là vào mùa hè, mồ hôi ra hòa
với phấn rôm sẽ bít lỗ chân lông, dễ gây dị ứng.
Đang ở trong bụng mẹ ấm áp và an toàn, nên khi ra với thế giới bên ngoài ồn ào và phức tạp, khả năng thích
ứng của em bé mới chào đời rất kém. Để em bé sơ sinh nhanh chóng hòa nhập được với hoàn cảnh mới và
lớn lên mạnh khỏe, sự chăm sóc đúng cách của người lớn là vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ cần thay
đổi một số cách làm truyền thống đã được khoa học chứng minh là sai lầm dưới đây:
Quấn bé quá chặt
Ngay khi em bé vừa được sinh ra, nhiều bà mẹ thường dùng vải, chăn quấn chặt tay chân và quanh người bé
vì sợ bé giật mình hay khi lớn lên chân bị vòng kiềng... Thực ra cách làm này rất phi khoa học. Những lớp vải
quấn chặt sẽ khiến em bé không được tự do hoạt động, hít thở khó hơn, đồng thời còn cản trở quá trình trao
đổi chất của da và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của hệ thống thần kinh.
Cắt tóc máu nhiều lần
Nhiều người lớn cho rằng việc thường xuyên cắt tóc máu sẽ kích thích tóc bé mọc nhanh và đen hơn. Việc
mọc nhanh hơn thì có thể, nhưng chưa chắc đã đen vì việc này phụ thuộc vào di truyền từ cha mẹ. Hơn nữa,
da đầu em bé rất mỏng, việc cắt tóc nếu không cẩn thận sẽ gây xước da, dẫn đến nhiễm trùng.
Căn giờ cho bú 3 tiếng/lần
Về lý thuyết, sữa mẹ sẽ tiêu hóa sau khi vào dạ dày bé chừng 3 tiếng, nên việc cho bé bú 3 tiếng 1 lần là hợp
lý. Nhưng không nên căn giờ một cách máy móc, vì mỗi đứa trẻ có nhu cầu khác nhau, thậm chí một bé ở
từng thời điểm cũng có nhu cầu không giống nhau.
Vì thế việc cho bú theo mong muốn của trẻ không những có thể thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của bé mà
còn giúp mẹ thường xuyên cảm nhận được sự kích thích, nhờ đó sữa tiết ra nhiều hơn và đặc hơn. Tuy vậy
cũng không nên cho bé bú “vặt” vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, nhất là về đêm của bé.
Làm sạch lớp “gây”
Khi em bé mới sinh ra, trên toàn thân được bao phủ bởi một lớp màu trắng, dân gian hay gọi là chất “gây”.
Theo quan niệm của người lớn tuổi, cần tẩy bỏ lớp “gây” cho bé. Tuy nhiên, ngoài những nơi “gây” phủ dày
hoặc ở bẹn, cổ, nách cần làm sạch để tránh gây hại cho da thì những nơi khác đều không nên gột bỏ. Nguyên
nhân là do sau khi bé ra khỏi môi trường bụng mẹ, lớp “gây” đi theo sẽ giúp bảo vệ da chống lại những tác
động của không khí bên ngoài.


Nhất là trong mùa đông, môi trường bên ngoài không ấm như bụng mẹ, khi sinh ra bé dễ bị nhiễm lạnh hơn,
lúc đó lớp “gây” bao phủ bên ngoài giúp nhiệt lượng trong cơ thể bé không bị tán phát, nhờ đó bé duy trì
được thân nhiệt của mình.
Dùng mật ong cho bé
Theo cách làm “cổ truyền”, người lớn thường dùng mật ong vệ sinh khoang miệng cho bé để chống nấm (hay
còn gọi là “tưa”). Tuy nhiên rất nhiều trẻ bị dị ứng với phấn hoa nên cũng dị ứng với mật ong, hậu quả là bị
sưng phần lưỡi, thậm chí cả mặt sau khi được đánh “tưa”. Vì vậy, khi chưa xác định được bé có dị ứng với
mật ong hay không thì nên thận trọng trong việc vệ sinh khoang miệng cho bé.
Theo:
A family

×