Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TÌM HIỂU mối QUAN hệ GIỮA xây DỰNG bền VỮNG và xây DỰNG TINH gọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.22 KB, 10 trang )

1

TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG BỀN VỮNG VÀ
XÂY DỰNG TINH GỌN
A STUDY ON THE RELATIONSHIPS BETWEEN
SUSTAINABLE CONSTRUCTION AND LEAN CONSTRUCTION
ThS. Nguyễn Bảo Ngọc
Giảng viên, Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng,
Email:
PGS. TS Nguyễn Thế Quân
Giảng viên, Khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng,
Điện thoại: 0914897926; Email:
Tóm tắt: Xây dựng tinh gọn và xây dựng bền vững vốn là hai cách tiếp cận khác nhau,
và đều được áp dụng khá phổ biến trên thế giới. Thông qua việc nghiên cứu các cách
tiếp cận này, bài báo trình bày các cấp độ của các mối quan hệ khả dĩ giữa xây dựng
tinh gọn và xây dựng bền vững, đi từ quan hệ đối đầu, quan hệ hỗ trợ đến quan hệ cộng
sinh. Từ đó, bài báo đề xuất rằng, cần kết hợp xây dựng tinh gọn và xây dựng bền vững
thành một cách tiếp cận thống nhất, thông qua việc loại bỏ quan hệ đối đầu và tăng
cường quan hệ hỗ trợ và quan hệ cộng sinh giữa chúng, để có được giá trị tốt hơn
không chỉ cho khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp xây dựng, mà còn cho cả các
khách hàng theo nghĩa rộng, cho toàn xã hội.
Từ khóa: tinh gọn, xây dựng tinh gọn, xây dựng bền vững, cách tiếp cận tích hợp tinh
gọn-bền vững
Abstract: Lean construction and sustainable construction are different approaches that
have been widely applied all over the world. This paper presents different levels of the
relationships between these two approaches which include contradictory relationship,
supporting relationship to synergic relationship. The paper then proposes to integrate
lean construction and sustainable construction by removing their opposing relationship
and enhancing their complementary relationship in order to have better value not only
for customers but the society.
Keywords: lean, lean construction, sustainable construction, lean-sustainable


integrative approach
1. Đặt vấn đề
Xây dựng bền vững được coi là việc ngành xây dựng thực hiện các hoạt động của mình
theo định hướng phát triển bền vững. Phát triển bền vững được hiểu là “sự phát triển
đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ mai sau” [5]. Người ta thường diễn giải rằng phát triển bền vững có
nghĩa là các vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế, được gọi là 3 trụ cột của phát triển
bền vững, phải được cân bằng cùng với sự phát triển của các quốc gia, vùng lãnh thổ và
cả thế giới [1]. Từ đó, xây dựng bền vững được hiểu là “việc sáng tạo và quản lý một
cách có trách nhiệm môi trường nhân tạo lành mạnh dựa trên các nguyên tắc về sử dụng
nguồn lực hiệu quả và nguyên tắc về sinh thái” [3]. Trong khi đó, xây dựng tinh gọn
(lean construction) là việc ứng dụng của sản xuất tinh gọn (lean production) trong hoạt
động xây dựng, trong đó người ta tìm cách thỏa mãn các kỳ vọng của khách hàng (định
Hội nghị Khoa học Công nghệ Trường Đại học Xây dựng lần thứ 17


2

hướng theo những khía cạnh khách hàng coi là có giá trị), bằng cách giảm các lãng phí
trong sản xuất xây dựng. Do tập trung vào khách hàng, vào những gì khách hàng coi là
có giá trị, vì thế, việc thực hiện xây dựng tinh gọn có thể khơng xem xét đến các ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững. Nói cách khác, khi một đơn vị áp dụng xây dựng tinh
gọn, họ tập trung chủ yếu đến khách hàng, mà chưa quan tâm đến phạm vi rộng hơn là
tồn bộ nền kinh tế hay tồn xã hội cả ở phạm vi khu vực hoặc thế giới.
Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, vẫn có thể sử dụng xây dựng tinh gọn để
thúc đẩy xây dựng bền vững. Bài viết này sẽ xem xét các mối quan hệ có thể xảy ra giữa
xây dựng tinh gọn và xây dựng bền vững, từ đó đề xuất cách thức để doanh nghiệp xây
dựng có thể tiếp cận đồng thời cả hai định hướng này, vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu, kỳ
vọng khách hàng đồng thời với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trong định hướng phát triển bền vững của quốc gia và tồn thế giới.

2. Xây dựng bền vững
Có thể nói, phát triển bền vững trong hai thập kỷ vừa qua là một trong những chủ đề
dành được nhiều sự quan tâm nhất trên tồn thế giới. Nó đề cập đến việc làm thế nào để
vừa tận dụng được tối đa các nguồn lực tự nhiên vào sự phát triển, vừa phải đảm bảo
những điều kiện tốt nhất về cả mơi trường, xã hội và kinh tế cho các thế hệ mai sau. Ở
một mức độ nhất định, quan niệm phát triển bền vững đã, đang và sẽ có sự tác động lên
hầu hết mọi mặt của đời sống, mọi ngành kinh tế, mọi chiến lược phát triển từ cấp độ
các tổ chức/liên minh quốc tế, các chính phủ cho đến các tập đồn, doanh nghiệp, tổ
chức phi chính phủ. Về bản chất, phát triển bền vững khơng chỉ đề cập đến các vấn đề
mơi trường, mà nó còn hướng đến các vấn đề về xã hội và kinh tế. Bộ ba này thường
được nhắc đến dưới thuật ngữ “ba trụ cột” (triple bottom line) [6]. Ba trụ cột, thường
được thể hiện dưới ba vòng tròn gối lên nhau và tạo thành 3 nhóm nhỏ: sống được
(livable) – mơi trường tự nhiên và nhân tạo bền vững, có lợi ích – phát triển kinh tế bền
vững (viable)- và cơng bằng – mơi trường xã hội cơng bằng (equitable). Ba trụ cột này
cần được kết hợp tồn diện với nhau, tạo nên “phát triển bền vững” [1] (xem Hình 1).


i
trườ
ng
Số
ng được


hộ
i

Phá
t
triể

n
bề
n
vữ
ng


ng bằ
ng

Lợi ích

Kinh
tế

Hình 1. Ba trụ cột của phát triển bền vững
Hội nghị Khoa học Cơng nghệ Trường Đại học Xây dựng lần thứ 17


3

Ngành xây dựng với vai trò chủ chốt trong các nền kinh tế, nhưng cũng là ngành gây ra
ô nhiễm nhiều nhất. Do đó, ngành xây dựng cần đóng vai trò chủ chốt và đầu tàu trong
xu thế phát triển bền vững. Trong thực tế, ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngành xây
dựng đã tiên phong và tham gia mạnh mẽ vào xu thế xanh và bền vững. Mặc dù cách
thức triển khai thực hiện ở mỗi quốc gia tương đối khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn
có nhiều điểm tương đồng về quan điểm thực hiện cốt lõi, có thể chia thành hai nhóm
như được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Quan điểm chính trong thực hiện xây dựng bền vững trên thế giới
- giảm thiểu việc sử dụng các nguồn năng lượng và việc làm suy kiệt các nguồn lực tự nhiên;

- bảo tồn các khu vực tự nhiên và sự đa dạng sinh học;
- duy trì chất lượng của môi trường nhân tạo và quản lý môi trường sống (trong nhà) lành mạnh

Nguồn: [12]
Dưới góc nhìn của Bourdeau [4] (xem Hình 2) thì xây dựng bền vững chính là phản ứng
của ngành công nghiệp xây dựng nhằm đối phó với thách thức của Phát triển bền vững.
Ngành xây dựng phải đối mặt với các vấn đề về môi trường xuống cấp, chất lượng cuộc
sống suy giảm. Giải pháp phát triển bền vững của ngành cần đưa đến quy trình xây
dựng bền vững, đảm bảo phát triển công trình và các đô thị bền vững, hướng tới đảm
bảo môi trường xanh sạch, chất lượng cuộc sống cư dân được cải thiện.

Hình 2. Lộ trình đơn giản hóa của xây dựng bền vững [4]
3. Xây dựng tinh gọn (Lean Construction)
Thuật ngữ tinh gọn (lean) xuất hiện lần đầu trong cuốn Cỗ máy làm thay đổi Thế giới
(The Machine that Changed the World) của Womack xuất bản năm 1990. Tuy nhiên, tư
duy tinh gọn (Lean thinking) đã khởi thủy từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) từ những
năm 1950, nó được triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota và được rất nhiều
công ty, tập đoàn, tổ chức học hỏi, ứng dụng.
Hội nghị Khoa học Công nghệ Trường Đại học Xây dựng lần thứ 17


4

Về cơ bản, tinh gọn có nghĩa là tạo ra đúng sản phẩm đúng lúc, đúng khối lượng, đúng
nơi và đồng thời giảm thiểu lãng phí, trở nên linh hoạt và cởi mở với các thay đổi. Mục
tiêu của Sản xuất tinh gọn nói chung gồm: Giảm phế phẩm và sự lãng phí; Giảm chu kỳ
sản xuất; Giảm mức tồn kho; Tăng năng suất lao động; Tận dụng thiết bị và mặt bằng;
Tăng tính linh hoạt; và Tăng sản lượng. Từ sản xuất tinh gọn, tư duy tinh gọn cùng các
nguyên lý, công cụ, kỹ thuật đi kèm như 5S, Kanban (thẻ báo), poka-yoke (không lỗi),
chuỗi một sản phẩm (one-piece flow), value stream mapping (sơ đồ dòng chảy giá trị)

v.v… đã được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có xây dựng.
Xây dựng tinh gọn là một cách tiếp cận hướng tới việc thiết kế các hệ thống sản xuất để
tối thiểu hóa việc lãng phí vật liệu, thời gian và nỗ lực trong xây dựng, nhằm tối đa hóa
lợi ích cho khách hàng. Xây dựng tinh gọn được thực hiện thông qua việc áp dụng các
nguyên tắc xây dựng tinh gọn (lean construction principles) và sử dụng các công cụ tinh
gọn (lean tools). Koskela đề xuất 11 nguyên tắc xây dựng tinh gọn, bao gồm [10]:
1. Giảm thiểu các hoạt động không tạo ra giá trị
2. Tăng giá trị của kết quả đầu ra
3. Giảm độ biến thiên
4. Giảm thời gian của chu kỳ
5. Tối thiểu hóa số lượng các bước, các bộ phận và các liên kết
6. Tăng độ linh hoạt của kết quả đầu ra
7. Tăng độ minh bạch của quá trình
8. Kiểm soát tập trung vào các quá trình hoàn thành
9. Thực hiện cải tiến liên tục cho các quá trình
10. Cân bằng việc cải tiến chuỗi với cải tiến chuyển đổi; và
11. So sánh chuẩn mực (Benchmarking)
Chú trọng hơn đến mối quan hệ giữa xây dựng tinh gọn và giá trị dự án, một số tổ chức
và chuyên gia khác chỉ ra 5 nguyên tắc của xây dựng tinh gọn, bao gồm [ 10]: i) Nhận
dạng giá trị; (ii) Vẽ sơ đồ dòng chảy giá trị; (iii) Thiết lập dòng chảy; (iv) Thiết lập hệ
thống “kéo”; và (v) Theo đuổi sự hoàn hảo. Rất cần có các công cụ/kỹ thuật nhằm đảm
bảo các nguyên tắc tinh gọn được áp dụng một cách phù hợp vào các hoạt động xây
dựng trong quá trình thực hiện dự án. Có nhiều công cụ/kỹ thuật được phát triển, nhưng
phổ biến nhất là các công cụ: JIT (just-in-time), hệ thống kế hoạch từng bước, pokayoke và 5S. Các công cụ này sẽ được xem xét kỹ hơn ở một bài viết khác.
3. Xem xét các mối quan hệ khả dĩ giữa xây dựng bền vững và xây dựng tinh gọn
Nghiên cứu bản chất của xây dựng bền vững và xây dựng tinh gọn, có thể thấy hai cách
tiếp cận này có những điểm mâu thuẫn nhau, loại trừ nhau, nhưng cũng có thể bổ khuyết
lẫn nhau, hay xây dựng tinh gọn có thể thúc đẩy xây dựng bền vững.
3.1. Mối quan hệ thứ nhất: xây dựng tinh gọn mâu thuẫn với xây dựng bền vững
Có thể nói, lý thuyết tinh gọn có khá nhiều “điểm mù” nếu xét về tính bền vững, theo

đó, các sáng kiến tinh gọn gần như không hề đề cập đến các rủi ro hay tác động môi
trường. Đặc biệt, lý thuyết tinh gọn đã bỏ qua các lãng phí nguyên vật liệu trong danh
mục 7 loại lãng phí (7 wastes). Bên cạnh đó, việc áp dụng quản lý tinh gọn chỉ tập trung
vào phần giữa của chuỗi giá trị, vô tình bỏ quên dòng chảy vật liệu ở các giai đoạn đầu
và cuối. Điều này hạn chế năng lực của xây dựng tinh gọn khi muốn tối ưu hóa việc tái
thiết kế sản phẩm và quy trình, dưới góc độ vòng đời sản phẩm trọn vẹn, vốn là khía
cạnh rất cần quan tâm trong xây dựng bền vững.
Hội nghị Khoa học Công nghệ Trường Đại học Xây dựng lần thứ 17


5

Các doanh nghiệp tinh gọn nổi tiếng với việc sở hữu bộ máy nhân viên và các đối tác vô
cùng trung thành, điều này giúp ích rất nhiều cho vấn đề ra quyết định và hành động tức
thời. Nhưng mặt trái của nó là có thể giới hạn lượng thông tin đi vào và ra. Bởi một cấu
trúc quá ổn định và thống nhất nhiều khả năng gây cản trở cho những ý tưởng xanh và
bền vững.
JIT là một công cụ nổi tiếng của xây dựng tinh gọn, thường bị chỉ trích rộng rãi bởi bản
chất “ích kỷ” của nó. Mặc dù đem lại lợi ích vô cùng lớn về cắt giảm chi phí cho hàng
tồn kho, chi phí lưu kho, nhưng nó lại gián tiếp gây ra gia tăng phát thải khí CO 2 thông
qua việc buộc phải gia tăng số lần vận chuyển. Thậm chí trong lĩnh vực quản lý chuỗi
cung ứng và logistics, người ta phải cải biến JIT thành phân phối gộp chéo (crossdocking). Cross – docking là kỹ thuật đem lại hiệu quả đáng kể trong hoạt động khai
thác kho bãi, đảm trách một số hoạt động như: nhận, lưu trữ, tìm kiếm, đóng gói và
phân loại đơn hàng tại các “kho” hoặc trung tâm phân phối.
Một điển hình trong thực tế về mâu thuẫn giữa tinh gọn và bền vững đó là trường hợp
của Boeing, khi họ muốn ứng dụng tinh gọn vào trong các quy trình có tính nhạy cảm
cao với môi trường. Rất nhiều khó khăn đã nảy sinh do kỹ thuật phức tạp, các ràng buộc
pháp lý gây ảnh hưởng bất lợi tới quá trình thực hiện về mặt thời gian, khả năng dự báo
và cả tổng chi phí [9]. Trong thực tế, Boeing đã nhiều lần phải thay đổi việc thực hiện
tinh gọn của họ, mặc cho kết quả đạt được là dưới mức tối ưu. Trong lĩnh vực xây dựng,

không thể không kể tới thất bại của Đường sắt Channel Tunnel (đường hầm dưới eo
biển Manche) trong việc kết hợp thực hiện xây dựng tinh gọn và xây dựng bền vững.
Mặc dù áp dụng khá thành công xây dựng tinh gọn (và cả Six Sigma), đạt được các
thành tựu nổi bật như tỷ lệ tai nạn lao động chỉ bằng một nửa so với trung bình toàn
ngành, tạo ra sự thay đổi trong văn hóa an toàn lao động, quản lý thông tin dự án vô
cùng hiệu quả kể cả giữa liên đội Anh-Pháp, sai sót và khiếm khuyết ở công trình gần
như bằng không, v.v… tuy nhiên, công trình thế kỷ này lại gặp phải các vấn đề lớn về
tính bền vững, ví dụ như thất bại trong công tác tái định cư tại khu vực ga King Cross,
đặt chủ đầu tư Eurotunnel vào thế khủng hoảng tài chính, hoạt động dưới công suất tới
hơn một nửa, xảy ra các rắc rối pháp lý xung quanh quyền khai thác và chuyển nhượng
quyền khai thác, bất hợp lý trong tiêu chuẩn tàu được phép vận hành, v.v…
Một vấn đề nữa, như trên đã đề cập, xây dựng tinh gọn hướng tới giá trị cho khách
hàng, và phụ thuộc vào quan niệm của khách hàng về giá trị. Nhưng do bản chất vị lợi
nhuận, không phải tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có được nhận thức đầy đủ và đúng
đắn về giá trị dưới góc độ xây dựng bền vững, mong muốn góp phần vào việc tạo ra một
hành tinh xanh, thân thiện với sinh thái, hòa hợp với các yếu tố kinh tế và xã hội. Vì
vậy, các hoạt động xây dựng tinh gọn chỉ tập trung vào việc tạo ra giá trị cho chính
khách hàng, chứ không phải là cho toàn xã hội. Đó cũng là lý do khiến việc thực hiện
xây dựng tinh gọn mâu thuẫn với xây dựng bền vững.
3.2. Mối quan hệ thứ hai: xây dựng tinh gọn tạo điều kiện và thúc đẩy xây dựng bền
vững
Pekka Huovila và Lauri Koskela từ sớm đã khẳng định xây dựng tinh gọn sẽ có những
đóng góp to lớn vào sự phát triển bền vững nói chung và xây dựng bền vững nói riêng
[8]. Thông qua mô hình TFV (Transformation – Flow Value hay Chuyển thể - Dòng
chảy – Giá trị), hai tác giả trên cho rằng, các nguyên lý của xây dựng tinh gọn “đồng
quy” với các mục tiêu của phát triển bền vững.
Cắt giảm lãng phí X Tối thiểu hóa “rò rỉ” nguồn lực và tối thiểu hóa ô nhiễm
Hội nghị Khoa học Công nghệ Trường Đại học Xây dựng lần thứ 17



6

Tạo ra thêm giá trị cho khách hàng X Tối thiểu hóa “rò rỉ” nguồn lực; tối thiểu hóa ô
nhiễm; khớp nối thành tựu kinh tế và môi trường

Hình 3. Các yêu cầu về công trình được xếp loại theo các khách hàng khác nhau [8]
Đồng thời, dưới lăng kính “tạo lập giá trị” trong xây dựng tinh gọn, Pekka Huovila và
Lauri Koskela phát hiện ra rằng: môi trường cũng là một “khách hàng” đặc biệt và các
quá trình xây dựng cũng cần tạo ra thêm giá trị cho nó. Phát hiện này rất có ý nghĩa
trong các trường hợp mà chủ đầu tư và nhà thầu có các ưu tiên khác nhau và buộc phải
thực hiện các đánh đổi, thì nếu chỉ xem xét dưới góc độ xây dựng bền vững, rất có thể
các mục tiêu về môi trường sẽ bị hy sinh. Thế nhưng, khi môi trường cũng được xem là
khách hàng thì các đánh đổi (trade-offs) ở trên sẽ được cân nhắc kỹ hơn và bình đẳng
hơn. Đồng thời, phát hiện này đóng góp vào việc xây dựng nên logic kinh tế cơ sở của
Porter về các mối liên kết giữa môi trường, hiệu suất tài nguyên, tính đổi mới, và năng
lực cạnh tranh. Cụ thể trong Hình 3, đối với khách hàng là nhà thầu, thì các quá trình
xây dựng quan tâm đến cả bền vững-tinh gọn nói chung cần ưu tiên tính an toàn, sau đó
mới đến tính dễ xây dựng và việc đưa yếu tố môi trường vào các thành tố công trình.
Đối với khách hàng là chủ đầu tư/người sử dụng, thì lại cần ưu tiên nhất về sự phù hợp
với các quy trình công việc (nghĩa là chức năng sử dụng sau này), tiếp đến cần ưu tiên
chi phí vòng đời, địa điểm và sau cùng là các điều kiện trong công trình. Đối với khách
hàng là môi trường, điều cần ưu tiên nhất đó là nghĩa vụ về môi trường trong vận
hành/khai thác công trình, kế đến là khả năng chuyển đổi và tính linh hoạt, tuổi đời phục
vụ và các rủi ro về sự xuống cấp.

Hội nghị Khoa học Công nghệ Trường Đại học Xây dựng lần thứ 17


7


Hình 4. Tác động tích cực của xây dựng tinh gọn tới tính bền vững [11]
Isabelina Nahmens và Laura H Ikuma (2011) [11] bằng các nghiên cứu tình huống về
xây dựng nhà ở theo module đã kết luận, xây dựng tinh gọn có nhiều tác động tích cực
lên tính bền vững, cụ thể là tạo ra “nền tảng tuyệt vời” để cải thiện các chỉ tiêu kinh tế,
môi trường và xã hội, đặc biệt là cải tiến các quy trình tạo ra sản phẩm module nhà ở.
Một trong những hiệu quả trông thấy được đó là công tác sơn giảm được 31,3% số giờ
công, 26,4% thời lượng thao tác cho mỗi ngôi nhà.
Tương tự, Jin-Woo Bae và Yong-Woo Kim (2007) [2] cũng nhấn mạnh rằng, việc sử
dụng các phương pháp xây dựng tinh gọn đem đến nhiều lợi ích cho xây dựng bền vững
về cả ba thước đo môi trường, kinh tế và xã hội. Hai học giả cho rằng, lý thuyết tinh gọn
tạo ra cơ sở thiết thực và cụ thể cho xây dựng bền vững thông qua việc cải tiến các quy
trình tạo lập ra công trình xanh. Ngoài ra, Vinodh, Arvind và Somanaathan (2011) [13]
đã chứng minh các công cụ và kỹ thuật của xây dựng tinh gọn cũng giúp ích cho xây
dựng bền vững thông qua các nghiên cứu tình huống họ đã thực hiện.
3.3. Mối quan hệ thứ ba: xây dựng tinh gọn và xây dựng bền vững bổ khuyết lẫn
nhau
Tim Larson và Rob Greenwood (2004)[9] nhận định rằng, xây dựng tinh gọn hỗ trợ cho
xây dựng bền vững, và ngược lại, xây dựng bền vững cũng có giúp ích cho xây dựng
tinh gọn, và đây là quan hệ “cộng sinh”. Hai nhà nghiên cứu gọi đây là sự liên kết giữa
hai cách tiếp cận vốn được xem là song song. Bởi tại thời điểm đó, người ta vẫn cho
rằng, các sáng kiến tinh gọn, ở chừng mực nhất định, có rủi ro cao gây tác hại tới môi
trường, dẫn đến hệ lụy về gia tăng chi phí. Ở chiều ngược lại, các sáng kiến về bền vững
sinh thái lại bị nghi ngờ về việc không tạo ra thêm giá trị cho khách hàng – thước đo
vốn dĩ vô cùng quan trọng trong sản xuất tinh gọn và xây dựng tinh gọn.

Hội nghị Khoa học Công nghệ Trường Đại học Xây dựng lần thứ 17


8


Hình 5. “Quan hệ cộng sinh” giữa xây dựng tinh gọn và xây dựng bền vững
Ý tưởng tích hợp xây dựng bền vững vào xây dựng tinh gọn của hai tác giả lúc đó được
xem là bước đột phá, tổng hợp sức mạnh của cả tinh gọn và bền vững (được mô tả trong
Hình ). Việc tích hợp này, theo Tim Larson và Rob Greenwood, có thể mở rộng giác độ
của tinh gọn, đồng thời tìm ra nhiều rủi ro mặt sinh thái và các suy xét vòng đời vật liệu
một cách trọn vẹn và trực tiếp hơn. Ví dụ như cần tiếp cận theo hướng tinh gọn trong cả
vòng đời đầy đủ của vật liệu (full material life-cycle) được tính từ khi còn là vật liệu thô
=> chế biến/biến đổi => vận chuyển => lắp đặt => sử dụng => bảo trì => vứt bỏ =>
chôn lấp. MJ Horman và các cộng sự [7] cũng đã thừa nhận sự tích hợp này sau quá
trình quan sát dự án Cải tạo Lầu Năm Góc (Pentagon Renovation) và dự án xây mới tổ
hợp nhà máy Toyota tại Torrance, California. Các tác giả cũng phát biểu rằng, tích hợp
các nguyên tắc sản xuất tinh gọn (trong đó tập trung mạnh mẽ vào hiệu suất quá trình)
vào các dự án xây dựng bền vững sẽ tạo ra những hiểu biết sâu sắc hơn về cách tốt nhất
để tạo ra các dự án bền vững.
4. Nhận xét và đề xuất
Các phân tích trên cho thấy, các mối quan hệ khả dĩ giữa xây dựng tinh gọn và xây dựng
bền vững có nhiều cấp độ, từ quan hệ đối đầu, quan hệ hỗ trợ đến quan hệ cộng sinh,
tức là có thể có khả năng tích hợp hai cách tiếp cận này ở nhiều mức độ khác nhau
(minh họa trong Hình ).

Hội nghị Khoa học Công nghệ Trường Đại học Xây dựng lần thứ 17


9

Hình 6. Tương quan các mối quan hệ giữa xây dựng tinh gọn và xây dựng bền vững
về mức độ tích hợp
Rõ ràng là hoàn toàn có thể kết hợp xây dựng tinh gọn và xây dựng bền vững thành một
cách tiếp cận thống nhất, thông qua việc loại bỏ quan hệ đối đầu và tăng cường quan hệ
hỗ trợ và quan hệ cộng sinh. Khi ấy, cách tiếp cận tích hợp tinh gọn-bền vững sẽ mang

lại khả năng tạo ra thêm động lực cho phát triển xanh do việc tạo vô số các cơ hội cải
tiến, cắt giảm lãng phí, nâng cao năng suất, chất lượng, cắt giảm chi phí, cải thiện môi
trường làm việc, gia tăng giá trị cho các loại khách hàng và một loạt lợi ích khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Margaux Raimond dit Yvon (2013), "Defining Local Sustainability: Usage and
Potentialities of Sustainable Development Indicators in French Cities".

2.

Jin-Woo Bae và Yong-Woo Kim (2007), Sustainable value on construction project
and application of lean construction methods, Proceedings of the 15th Annual
Conference on Lean Construction, IGLC, East Lancing, MI, USA, tr. 312-321.

3.

Luc Bourdeau (1999), Agenda 21 on sustainable construction, CIB Report,
Publication.

4.

Luc Bourdeau (1999), "Sustainable development and the future of construction:
a comparison of visions from various countries", Building Research &
Information. 27(6), tr. 354-366.

5.

Gro Harlem Brundtland (1987), Our common future: The world commission on
environment and development, 1st, World Commission on Environment

Development, ed, Vol. 383, Oxford University Press Oxford.

Hội nghị Khoa học Công nghệ Trường Đại học Xây dựng lần thứ 17


10

6.

John Elkington (1997), "Cannibals with forks", The triple bottom line of 21st
century.

7.

MJ Horman và các cộng sự. (2004), Lean and green: Integrating sustainability
and lean construction, CIB World Building Congress, International Council for
Research and Innovation in Building and Construction (CIB) Rotterdam, The
Netherlands, tr. 2-7.

8.

Pekka Huovila và Lauri Koskela (1998), Contribution of the principles of lean
construction to meet the challenges of sustainable development, 6th Annual
Conference of the International Group for Lean Construction. Guaruja, São
Paulo, Brazil, tr. 13-15.

9.

Tim Larson và Rob Greenwood (2004), "Perfect complements: Synergies
between lean production and eco‐sustainability initiatives ", Environmental

Quality Management. 13(4), tr. 27-36.

10.

Mohd Arif Marhani, Aini Jaapar và Nor Azmi Ahmad Bari (2012), "Lean
Construction: Towards enhancing sustainable construction in Malaysia",
Procedia-Social and Behavioral Sciences. 68, tr. 87-98.

11.

Isabelina Nahmens và Laura H Ikuma (2011), "Effects of lean construction on
sustainability of modular homebuilding", Journal of Architectural Engineering.
18(2), tr. 155-163.

12.

Nguyễn Thế Quân (2014), "Quan điểm về phát triển bền vững, xây dựng bền
vững trên thế giới và ở Việt Nam", Tạp chí Xây dựng(12/2014).

13.

S Vinodh, KR Arvind và M Somanaathan (2011), "Tools and techniques for
enabling sustainability through lean initiatives", Clean Technologies and
Environmental Policy. 13(3), tr. 469-479.

Hội nghị Khoa học Công nghệ Trường Đại học Xây dựng lần thứ 17




×