Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC Ở TỈNH HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Nguyễn Quỳnh Hương

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CHO PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
Ở TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Nguyễn Quỳnh Hương

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CHO PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
Ở TỈNH HÀ GIANG


Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

8440301.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Nguyễn Xuân Cự

Hà Nội – 2019
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thiện được nội dung của luận văn thạc sĩ khoa học, ngoài
sự nỗ lực không ngừng của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất tới quý thầy cô bộ môn Thổ nhưỡng và môi trường Đất nói riêng và
toàn thể thầy cô Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội nói chung đã luôn quan tâm và tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức bổ ích và vô cùng quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học
tại trường.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc tới GS.TS.
Nguyễn Xuân Cự, người đã trực tiếp hướng dẫn, luôn luôn sát sao, động viên,
nhắc nhở kịp thời và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện nghiên cứu phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới toàn thể gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp, những người vẫn luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi và
đồng thời cũng là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao trong suốt thời gian học tập và quá trình nghiên cứu thực hiện luận
văn thạc sĩ khoa học vừa qua.


TÁC GIẢ
Nguyễn Quỳnh Hương


MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BTNMT
GPD
NN&PTNT
NSCK
NSCX
QCVN
RRA
TAGS
VCK

Ý nghĩa
Bộ Tài nguyên Môi trường
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội
địa)
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năng suất chất khô
Năng suất chất xanh
Quy chuẩn kỹ thuật
Rapid Rural Appraisal (Đánh giá nhanh nông
thôn)
Thức ăn gia súc

Vật chất khô


MỞ ĐẦU
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, với
hai lĩnh vực song hành là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi của
Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu thức ăn chăn nuôi dẫn đến việc
giá thành sản xuất cao hơn giá thị trường. Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến
năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
đề ra, mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng trên 42%
trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, các địa phương
cần xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu gia súc chăn nuôi ổn định, bền vững.
Miền núi phía Bắc là vùng lãnh thổ rộng lớn, địa hình bị chia cắt nhiều, đất
canh tác chủ yếu là đất dốc. Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa,
có mùa đông khô lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Mặc dù gặp
rất nhiều khó khăn trong sản xuất nông lâm nghiệp nhưng là vùng có điều kiện thuận
lợi phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Chăn nuôi đại gia súc là nghề truyền thống
lâu đời của nông dân Việt Nam nói chung và của người dân vùng miền núi phía Bắc
nói riêng. Theo số liệu thống kê, hiện nay, vùng miền núi phía Bắc có tổng đàn trâu
bò trên 2,5 triệu con, chiếm khoảng 60% đàn trâu và 20% đàn bò cả nước. Tuy là
vùng có nhiều lợi thế, song chăn nuôi đại gia súc ở vùng miền núi phía Bắc phát triển
còn chậm, nhỏ lẻ, phân tán; hiệu quả không cao, thiếu bền vững. Một trong những
nguyên nhân của tình trạng trên đó là đầu tư sản xuất, chế biến thức ăn thô xanh cho
vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng cỏ tự
nhiên gắn với phương thức chăn thả tự do. Nhiều nơi xảy ra tình trạng trong mùa mưa
dư thừa thức ăn nhưng vào các tháng mùa đông khô, lạnh thức ăn thô xanh thiếu hụt
trầm trọng, kéo dài dẫn đến tình trạng gia súc bị chết vì đói và lạnh.
Hà Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, với diện tích tự
nhiên là 7.929,48km, cách Hà Nội 320km tính từ trung tâm của tỉnh. Hà Giang có
địa hình phức tạp, có nhiều dãy núi cao hiểm trở, gây khó khăn cho việc đầu tư cơ

sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi. Kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi gia súc là một trong những chương
trình kinh tế được tỉnh hết sức chú trọng, coi đó là một trong những giải pháp xóa

7


đói giảm nghèo bền vững. Chăn nuôi gia súc không chỉ là nguồn cung cấp thực
phẩm chính cho con người, mà còn là nguồn sức kéo, nguồn phân bón hữu cơ,
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; làm cân bằng môi trường sinh thái do
tận dụng các phụ phẩm của ngành trồng trọt và của các ngành sản xuất khác tạo ra.
Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp đã tăng từ 20.4% năm
2005 lên gần 23% năm 2017 [4]. Ở các huyện vùng cao, chăn nuôi đã mang lại
nguồn thu nhập lớn cho người nông dân, chiếm 50-60% tổng thu nhập, đồng thời
giải quyết khá tốt tình trạng lao động dư thừa.
Hiện nay, tỉnh Hà Giang đã có nhiều cơ chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi, hỗ trợ trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Năm 2017, tổng đàn
trâu, bò trên địa bàn tỉnh đạt trên 281.803 con [4]. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh
phấn đấu nâng tổng đàn đại gia súc đạt 403.966 con, đưa tỷ trọng chăn nuôi trong
ngành Nông nghiệp lên 35%.
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong vùng, do tập quán chăn
nuôi gia súc nhỏ lẻ, phân tán, số hộ dân đầu tư trồng cỏ chăn nuôi và cây thức ăn
xanh còn ít, tỷ lệ nông hộ áp dụng tiến bộ khoa học trong trồng, thâm canh cỏ chăn
nuôi và cây thức xanh là không nhiều. Một số giống cỏ và cây thức ăn xanh đã được
sử dụng cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn như: cỏ Voi, cỏ Guatemala, cỏ VA06,
cỏ Rhuzi, cao lương... nhưng chưa có những công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân
trồng phù hợp theo hướng tạo sinh khối phục vụ chăn nuôi. Việc khai thác, nâng cao
năng suất thức ăn xanh, dự trữ cỏ làm thức ăn trong mùa Đông và công tác phòng,
chống đói, chống rét cho đàn gia súc cho đến nay vẫn chưa được người dân quan
tâm đúng mức nên hiệu quả chưa cao.

Do đặc điểm địa hình núi cao chia cắt với các khu vực khác, điều kiện khí
hậu khắc nghiệt vào mùa đông nên việc tìm kiếm nguồn thức ăn cho gia súc ở các
huyện vùng cao của Hà Giang cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Nhằm đảm bảo nguồn
thức ăn chăn nuôi cho đàn trâu bò, kể cả trong mùa Đông khô lạnh, thúc đẩy phát
triển chăn nuôi bền vững, nghiên cứu một số giải pháp phát triển nguồn thức ăn
xanh cho trâu bò ở tỉnh Hà Giang có vai trò rất quan trọng. Trong đó việc sử dụng
đất nông nghiệp cho phát triển trồng cây thức ăn gia súc được xem là có hiệu quả và
thực tế cao, góp phần giải quyết nguồn cung cấp thức ăn xanh cho gia suc nói chung
8


và trâu bò nói riêng.
Với những lí do như trên, đề tài “Nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp
cho phát triển cây trồng thức ăn gia súc ở tỉnh Hà Giang” được đặt ra nhằm phân
tích tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Hà Giang nói chung và đánh giá khả năng
sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang cho việc phát triển trồng cây cho thức
ăn gia súc.

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tình hình sử dụng đất nông
nghiệp cho cây trồng thức ăn gia súc ở Việt Nam
1.1.1.

1.1.1.1.

Một số khái niệm chung


Khái niệm về đất và đất nông nghiệp
Đất (hay còn được gọi là thổ nhưỡng, tương đương với khái niệm “soil” trong
tiếng Anh) là phần tơi xốp của lớp vỏ trái đất mà trên đó có các hoạt động số của
sinh vật. Đất thường có độ dày từ 120 – 150 cm, tính từ lớp đá mẹ hay tầng cứng
rắn trở lên, có khi chỉ 10 – 20 cm. Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong
trong lĩnh vực khoa học đất đã cho rằng: “Đất là một thể tự nhiên được hình thành
do tác động tổng hợp của 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình và thời gian”.
Ngoài ra, con người cũng là nhân tố có khả năng tác động mạnh mẽ tới đất, làm cho
đất tốt lên hoặc xấu đi.
Đất đai (tương đương với khái niệm “land” trong tiếng Anh) là nguồn tài
nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân ra thành 3 nhóm chính bao gồm
đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng.
Theo Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp được phân loại thành các loại đất sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi
phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng
bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để
trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng
lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng
thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.
10



- Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
- Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính
(vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức
trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại
nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng
cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá
nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản
xuất nông nghiệp [5].
1.1.1.2.

Khái niệm về cây thức ăn gia súc
Cây thức ăn gia súc, còn gọi là cây thức ăn xanh là nguồn thức ăn quan trọng

nhất cho nghề chăn nuôi gia súc có sừng, đặc biệt là chăn nuôi trâu bò [19].Một
trong những cây thức ăn gia súc được con người biết đến và khai thác là các loài cỏ.
Cỏ không những là một nguồn thức ăn cung cấp cho gia súc với chất lượng tốt, giá
thành thấp, phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái khác nhau ở nhiều vùng
khác nhau, mà còn có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn đất. Những cánh đồng cỏ
tự nhiên đã được con người khai thác làm nguồn nguyên liệu cung cấp thức ăn cho
gia súc. Tuy nhiên, hình thức chăn thả tự nhiên như trước không còn đáp ứng được
nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi ngày một lớn, đòi hỏi con người phải nghiên
cứu, phát triển các giống cây thức ăn gia súc, đặc biệt là các loại cỏ nhằm đáp ứng
nhu cầu về nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc [19].
Việt Nam đã có trên 160 giống cỏ được nghiên cứu làm thức ăn gia súc. Một
số giống cây thức ăn gia súc phổ biến có năng suất cao đang được trồng phổ biến
như cỏ Voi, cỏ Ghi-nê, cỏ Stylo, cỏ VA06, cỏ Guatemala [1,20].
1.1.2. Đặc điểm tình hình sử dụng đất nông nghiệp cho trồng
cây thức ăn gia súc ở Việt Nam

1.1.2.1.

Đặc điểm ngành chăn nuôi Việt Nam
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực

phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu

11


nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Việt Nam là quốc
gia có tiềm năng lớn về chăn nuôi với tổng đàn lợn gần 27 triệu con, đàn gia cầm
khoảng 378 triệu con, đàn bò khoảng 6 triệu con và đàn trâu khoảng 2,5 triệu con.
Tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi thời gian qua luôn ở mức cao, trung bình
từ 5-6%/năm, góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.
Tính từ năm 2005 đến nay, sản lượng thịt các loại tăng trên 3 lần (từ 1,6 triệu lên
5,3 triệu), trứng tăng 3,9 lần (từ 3 tỷ quả lên 11,8 tỷ quả), sữa tươi tăng 18,6 lần (từ
51,5 nghìn tấn lên 960 nghìn tấn) [2].
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn mang những đặc điểm của nền nông nghiệp
truyền thống, còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Thứ nhất, phần lớn
quy mô chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ và rời rạc với số hộ chăn nuôi nhỏ chiếm tỷ lệ
cao trong cơ cấu tổng số hộ chăn nuôi. Thứ hai, kỹ thuật chăn nuôi và chế biến ở
mức chưa cao, dẫn đến các rủi ro trong chăn nuôi như dịch bệnh hoặc chất lượng
sản phẩm thấp. Một trong những khó khăn nổi bật của ngành chăn nuôi là không
chủ động được nguồn thức ăn. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt
Nam, tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu chỉ trong 8
tháng đầu năm 2018 đạt 2,46 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017
[21].Việc giá thức ăn chăn nuôi nhập khẩu ngày càng tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn
tới ngành chăn nuôi trong những năm gần đây.
1.1.2.2.


Tình hình sử dụng đất nông nghiệp cho ngành chăn nuôi tại

Việt Nam
Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, định hướng đến năm
2025 của Bộ NN & PTNT đề ra, mục tiêu đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất
chính, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Theo dự kiến,
quỹ đất dành cho cây trồng làm thức ăn chăn nuôi sẽ tăng lên đến 300.000 ha năm
2020, trên thực tế, quá trình chuyển đổi này diễn ra rất chậm chạp.
Ngành chăn nuôi hàng năm sản xuất ra khối lượng sản phẩm thịt, trứng, sữa
giá trị trên 15 tỷ USD, đủ nguồn thực phẩm tươi sống cung cấp cho hơn 90 triệu
dân. Thức ăn là yếu tố hết sức quan trọng nhưng thực tế nguyên liệu chế biến thức

12


ăn công nghiệp cho chăn nuôi đang rất thiếu. Nhiều năm nay, quỹ đất chỉ dành phân
bổ cho trồng lúa gạo, cao su, cà phê, cây ăn quả mà quên mất là phải dành đất cho
trồng cây thức ăn gia súc, trồng cỏ nuôi trâu bò. Theo nhận định của nhiều chuyên
gia, mục tiêu đưa ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính trong tỷ trọng cơ cấu
sản xuất nông khó có thể đạt được nếu ngay từ bây giờ không kịp thời xây dựng
nguồn cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi một cách ổn định. Các địa phương
có tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi phải xây dựng hệ thống chính sách, quy
hoạch vùng trồng cây nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi [12].
1.1.2.3.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp cho trồng cây thức ăn gia súc ở vùng Tây Bắc
Chăn nuôi được xác định là một trong những biện pháp xóa đói giảm nghèo
bền vững của các tỉnh vùng Tây Bắc, đặc biệt là các huyện vùng núi cao. Tuy nhiên,
các tỉnh cũng gặp phải những khó khăn do điều kiện địa hình, thời tiết ảnh hưởng

tới nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi. Nhìn chung, diện tích trồng cây thức ăn gia
súc không nhiều và chưa có quy hoạch cụ thể, trừ một số trang trại chăn nuôi bò sữa
tập trung như Công ty giống bò sữa Mộc Châu và TH True Milk. Nguồn thức ăn
chủ yếu vẫn là từ các nguồn cỏ tự nhiên và tận dụng thêm một số phụ phẩm nông
nghiệp (rơm khô, thân lá cây ngô, chuối). Mặt khác, đàn trâu bò thịt được nuôi trên
địa bàn của các tỉnh ở vùng Tây Bắc chủ yếu dựa vào nguồn cung thức ăn từ các bãi
chăn thả tự nhiên, sinh trưởng và phát triển theo mùa. Do vậy, vào mùa đông lạnh
nguồn thức ăn không đủ cung cấp đã ảnh hưởng đến sức sống, sức sản xuất của đàn
trâu bò, làm gia tăng tình trạng gia súc bị chết vì đói rét và dịch bệnh [6,12]
Theo kết quả điều tra về tỷ lệ sử dụng nguồn cung thức ăn xanh thô cho trâu
bò ở các tỉnh Tây Bắc được thể hiện ở Bảng 1.1 cho thấy nguồn thức ăn thô xanh
chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cỏ tự nhiên, có tới 55% số hộ nông dân cắt thêm cỏ
(57,3% có nguồn gốc tự nhiên) để làm thức ăn cho trâu, bò. Bên cạnh đó, số hộ
nông dân sử dụng các cây thức ăn xanh khác làm nguồn bổ sung cho trâu, bò đạt
31%, lượng thức ăn này bao gồm 73% cắt từ vườn đồi và 27% tìm kiếm ngoài tự
nhiên. Lượng thức ăn thô xanh được các hộ điều tra bổ sung vào khẩu phần ăn cho
trâu, bò trong khoảng 40 - 50 kg/con/ngày.
13


Bảng 1.1. Tỷ lệ sử dụng nguồn cung thức ăn xanh thô cho trâu bò vùng Tây Bắc
Loại thức ăn
Cỏ cắt
Cây thức ăn
xanh khác
Không dùng

Hộ sử dụng

Lượng thức ăn


Nguồn cung cấp (%)

Số hộ
21

(%)
55

(kg/con/ngày)
50

Vườn đồi
40,7

Tự nhiên
57,3

Cả hai
2

12

31

40

73

27


0

5

14

0

-

-

-

Nguồn: Báo cáo chuyên đề Hiện trạng về diện tích, sản lượng, chủng loại giống, kỹ
thuật canh tác, tiềm năng đất đai ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, đề tài mã số:
KHCN-TB.09C/13-18.
Nhìn chung, nguồn cung cấp thức ăn xanh thô từ các giống cỏ trồng được phát
triển mạnh ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La là những tỉnh đã có chủ chương chiến lược
rõ trong đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò thịt và bò sữa. Tỉnh Yên Bái, Lào
Cai cũng đã có những diện tích đất trồng cỏ nhất định, nhưng cần có những kế
hoạch sử dụng quỹ đất hợp lý và cụ thể hơn để giúp đảm bảo nguồn cung thức ăn
cho đàn gia súc địa phương. Tỉnh Bắc Cạn, Lai Châu, Điện Biên là những tỉnh tập
trung nhiều hộ nghèo 30A, trình độ dân trí thấp, thiếu vốn đầu tư cho chăn nuôi
nhưng còn gặp nhiều khó khăn do địa phương chưa có những chính sách hỗ trợ cụ
thể để đẩy mạnh công tác trồng cỏ, giúp đảm bảo nguồn cung thức ăn xanh thô có
chất lượng cho đàn gia súc.
Ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, nhìn chung diện tích trồng cỏ không nhiều.
Theo kết quả nghiên cứu điều tra, khảo sát thực địa, các giống cỏ được trồng ở các

tỉnh miền núi Tây Bắc có đến trên 70-80% là cỏ Voi, còn lại là cỏ VA06 và các
giống cỏ khác như cỏ Ghi-nê, cỏ Stylo, cỏ Mulato II... Riêng các vùng lạnh ở các
huyện thuộc tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái thì đã và đang mở rộng trồng
giống cỏ Guatemala được đánh giá là giống cỏ có khả năng chịu lạnh, sương giá,
sương muối tốt hơn rất nhiều so với cỏ Voi và VA06. Giữa cỏ Voi và cỏ VA06 thì cỏ
Voi có khả năng chịu lạnh tốt hơn nhưng cỏ VA06 lá dày hơn, to bản hơn, bộ rễ
khỏe hơn, cây phát triển nhanh hơn và khả năng chịu hạn tốt.

14


Bảng 1.2. Diện tích, năng suất một số giống cỏ được trồng
ở các tỉnh vùng Tây Bắc (2015)
Danh

Hà Giang

Yên Bái

Sơn

Điện

Cai
Voi, VA06,

Voi,

La
Voi, VA06.


Biên
Voi, VA06,

4285

Guatemala
2000

VA06
9000

Guatemala
2766

Guatemala
180,667

26,2

250

15-30

28,1

-

100


-

100

100

80

mục
Các giống cỏ
Diện tích (ha)
Năng
suất
(tấn/ha/năm)
Khả năng cung
cấp (%)

Voi, VA06

Lào

(tháng 4 – 9)

Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Điện, Biên, Yên Bái
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra giá trị thành phần dinh
dưỡng trong cỏ VA06 ưu việt hơn cỏ Voi, tuy nhiên cỏ VA06 hiện chưa được trồng
phổ biến ở các địa phương vùng Tây Bắc vì các địa phương chưa hoàn toàn chủ
động được giống cỏ, khan hiếm nguồn cung cấp giống, chi phí giống trung bình cho
5 tấn giống vào khoảng 22 đến 25 triệu đồng/ha. Vấn đề này được là một trong
những thách thức không nhỏ đối với các địa phương có nhiều hộ nghèo cần được hỗ

trợ kinh phí.
Nhìn chung nguồn cung cấp thức ăn xanh thô từ các giống cỏ trồng được
phát triển mạnh ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La là những tỉnh đã có chủ chương chiến
lược rõ trong đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò thịt và bò sữa. Tỉnh Yên Bái,
Lào Cai cũng đã có những diện tích đất trồng cỏ nhất định, nhưng cần có những kế
hoạch sử dụng quỹ đất hợp lý và cụ thể hơn để giúp đảm bảo nguồn cung thức ăn
cho đàn gia súc địa phương. Tỉnh Điện Biên tập trung nhiều hộ nghèo theo Nghị
quyết 30A, trình độ dân trí thấp, thiếu vốn đầu tư cho chăn nuôi nhưng còn gặp
nhiều khó khăn do địa phương chưa có những chính sách hỗ trợ cụ thể để đẩy mạnh
công tác trồng cỏ, giúp đảm bảo nguồn cung thức ăn xanh thô có chất lượng cho
đàn gia súc.

15


1.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của
tổ quốc, có toạ độ địa lý từ 22o23' đến 23o23' độ vĩ Bắc và từ 104o20' đến 105o34' độ
kinh Đông. Trung tâm tỉnh là thành phố Hà Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 320
km, vị trí tiếp giáp được xác định như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với đường
biên giới dài 277,52 km.
- Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang;
- Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng;
- Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang
16



Hà Giang có diện tích 791.489 ha, bằng 2,4% diện tích cả nước, gồm 10
huyện, 1 thành phố và 195 đơn vị hành chính cấp xã, với 8 cửa khẩu, trong đó cửa
khẩu quốc gia Thanh Thuỷ đang được đầu tư xây dựng thành cửa khẩu quốc tế;
ngoài ra trên địa bàn tỉnh có các trục đường Quốc lộ quan trọng như: Quốc lộ 2, 4C,
34 và 279 đã được rải nhựa, nâng cấp hiện đang hoạt động có hiệu quả góp phần
thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.
1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
a) Địa hình:
Hà Giang có địa hình phức tạp, đặc trưng bởi sự xen kẽ giữa các đới nâng và
hạ từ Bắc xuống Nam, có nhiều dãy núi cao hiểm trở, trong đó có những dãy núi
cao trên 2.000 m so với mực nước biển (dãy PuTaKha cao 2.274 m, dãy Tây Côn
Lĩnh cao 2.418m. Độ dốc lớn làm cùng với hệ thống sông suối làm cho địa hình bị
chia cắt mạnh, với các kiểu địa hình theo độ dốc:
- Độ dốc từ 0o đến 8o, có diện tích khoảng 36 nghìn ha, chiếm tỷ lệ 4,62% tổng
diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê;
- Độ dốc từ 8o đến 15o, có diện tích khoảng trên 31 nghìn ha, chiếm tỷ lệ
4,00% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Bắc Quang, Bắc Mê;
- Độ dốc từ 15o đến 20o, có diện tích khoảng trên 45 nghìn ha, chiếm tỷ lệ
5,80% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện trong Tỉnh;
- Độ dốc từ 20o đến 25o, có diện tích khoảng trên 102 nghìn ha, chiếm tỷ lệ
13,10% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác khắp các huyện (tập trung nhiều ở
huyện Vị Xuyện, Bắc Mê);
- Độ dốc >25o, có diện tích khoảng trên 567 nghìn ha, chiếm tỷ lệ 72,21% tổng
diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở các huyện Vị Xuyên, Bắc Mê, Hoàng Su Phì,
Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần;
- Sông, suối, hồ, mặt nước có diện tích khoảng gần 8 nghìn ha, chiếm 0,97%
diện tích tự nhiên.
Trên cơ sở độ dốc, đặc trưng đồi núi và kiến tạo địa hình có thể chia thành địa

hình địa mạo của Hà Giang thành các kiểu chính như sau:
* Địa hình núi thấp và các dãy đồi
17


Phân bố ở 5 huyện (Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê và thành phố
Hà Giang). Dạng địa hình này được thành tạo chủ yếu từ các đá trầm tích và trầm
tích biến chất, là vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng núi thấp, chủ yếu là đất đồi
với diện tích khoảng trên 400 nghìn ha. Đây là vùng trọng điểm lúa của tỉnh Hà
Giang, với yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu cho phép vùng phát triển nền nông nghiệp đa
canh với nhiều loại cây trồng có giá trị như cam, quýt, chè, đậu tương và chăn nuôi
đại gia súc.
Vùng có nhiều đồi đất thoải, nguồn nước sông, suối dồi dào, thuận lợi cho việc
xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn, tuy nhiên khi có mưa lớn thường
xảy ra trượt lở đất đã ven các sườn đồi, ven sông suối.
* Địa hình vùng cao núi đất
Phân bố ở 2 huyện (Hoàng Su Phì, Xín Mần) và một phần phía Tây Bắc của
huyện Bắc Quang và Vị Xuyên có diện tích khoảng gần 146 nghìn ha. Dạng địa
hình này bị phân cắt mạnh, khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam được
hình thành trên nền đá đá granít, granít biến chất thành gơnai, đá phiến kết tinh, đá
phiến mica thạch anh và đá quăczit. Đất ở đây có độ dốc lớn và cao. Sông suối đều
ở dạng hẻm, có độ dốc lớn và chảy xiết, do sườn núi quá dốc nên đất đai bị quá
trình xói mòn và rửa trôi mạnh, lại không có sự bồi tụ nên tầng đất mỏng. Phần lớn
đất nông nghiệp canh tác đều dựa vào nước trời, thậm chí trong mùa mưa cũng bị
thiếu nước. Vùng thích ứng với các cây trồng công nghiệp như cây chè, đậu tương,
chăn nuôi đại gia súc và ong.
Vùng có một số khu vực thung lũng hẹp, các núi đất có khả năng cải tạo để
xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên khi xây dựng phải san ủi và kè mái dốc ta luy
chống trượt lở.
* Địa hình vùng cao núi đá:

Phân bố ở 4 huyện (Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh) nằm ở phía
Bắc Tỉnh, có diện tích khoảng trên 235 nghìn ha, chủ yếu là núi đá vôi. Dạng địa
hình hiểm trở, thiếu nước trầm trọng, các thung lũng hẹp, nhiều hang động Caster,
mạch nước ngầm sâu. Đất phần lớn là sản phẩm của quá trình phóng hóa đá vôi, bị
xói mòn rửa trôi và khô hạn, cây trồng thường xuyên đói nước. Tuy nhiên là vùng
18


có khí hậu mát mẻ, thích hợp với nhiều loại cây trồng có nguồn gốc á nhiệt đới đến
ôn đới và chăn nuôi gia súc.
Vùng rất khó khăn trong việc phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng do độ dốc
địa hình lớn, thiếu nước trầm trọng.
Ngoài 3 dạng địa hình chính ở trên, Hà Giang còn kiểu địa hình thung lũng,
các sông, hồ. Phân bố chủ yếu ở các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang
Bình và thành phố Hà Giang. Đây là những hố hoặc trũng giữa núi được bồi đắp bởi
phù sa hiện đại hoặc trầm tích Neogen. Ngoài ra ở rìa các sông suối đã hình thành
được những dải phù sa nhỏ, hẹp có ý nghĩa rất lớn với nông nghiệp. Hầu hết các
đồng bằng và máng trũng giữa núi đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu
của các dân tộc trong vùng.
Tóm lại: Địa hình, địa mạo của tỉnh Hà Giang chủ yếu là cao, có độ dốc lớn,
phân cắt mạch, nhiều khe, vực gây khó khăn cho quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, giao thông, thuỷ lợi. Đất đai bị xói mòn rửa trôi mạnh, tầng đất mỏng, nghèo
dinh dưỡng, đất chua, thường xuyên bị khô hạn, một số diện tích nhỏ nằm ở chân
ruộng thấp lại hay úng vào mùa mưa; Đây là một khó khăn lớn cho tổ chức sản xuất
lãnh thổ, chính vì vậy trong việc quy hoạch sử dụng đất của tỉnh trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần có những giải pháp
sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa bàn.
b) Thời tiết, khí hậu:
Khí hậu của Hà Giang mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa kết
hợp với khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao, có mùa đông lạnh kéo dài, lạnh nhất từ

tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Mùa hè nóng, mưa nhiều, nóng nhất vào tháng 7 và
tháng 8. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,220C (cao nhất là 40C, thấp nhất là
2,20C). Biên độ dao động nhiệt độ trong trong ngày từ 6 - 7 0C. Tổng lượng nhiệt
trong năm từ 8.300 - 8.5000C.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm từ 2.400 - 2.700 mm, trong đó
lượng mưa nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7. Địa phương có lượng mưa lớn nhất là
huyện Bắc Quang có tháng tới 1429,2 mm và mưa ít nhất là huyện Hoàng Su Phì,
19


có tháng chỉ 24,2 mm. Ngoài ra, Hà Giang còn có hiện tượng mưa phùn (32
ngày/năm), ít có bão.
Tuy nhiên, vào mùa mưa dễ gây lụt lội, lũ quét ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương.
- Nắng:
Do cấu tạo phức tạp của địa hình nên ranh giới giữa mùa mưa và mùa khô ở
Hà Giang là khác nhau, bốn huyện phía Bắc gồm Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và
Đồng Văn hình thành 2 mùa mưa và khô, lượng mây khá nhiều (trung bình khoảng
7,5/10, tập trung cao nhất là cuối mùa đông lên đến 8 - 9/10) và tương đối ít nắng.
Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm của tỉnh khoảng 1.454,9 giờ, trong đó tháng
nhiều nhất là 181 giờ và tháng ít nhất là 74 giờ.
- Độ ẩm:
Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong
năm, độ ẩm bình quân là 85%, trong đó tháng cao nhất là 87% (tháng 7 và 8), thấp
nhất là 81% (tháng 3). Độ ẩm cao không diễn ra vào các tháng cuối mùa đông mà
diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ (tháng 7 và 8).
- Gió:
Các hướng gió chính ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng, gió trong
các thung lũng thường yếu với tốc độ trung bình khoảng 1 - 1,5 m/s. Ngoài ra còn xuất

hiện một số hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan đó là số ngày có dông trong năm cao
nhất trong vùng (103 ngày), sương mù trong năm khá nhiều (khoảng 40 ngày). Mặc dù
vậy, Hà Giang lại là tỉnh ít bị sương muối hơn các tỉnh khác trong vùng.
- Thủy văn:
Chế độ thuỷ văn của Hà Giang chủ yếu chịu sự tác động của 2 con sông lớn là
sông Lô và sông Gâm, ngoài ra còn có sông Chảy, sông Con, sông Miện…
+) Hệ thống sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) ở độ cao trên 1.000 m
vào địa phận Hà Giang tại Thanh Thuỷ chảy qua thành phố Hà Giang về Tuyên
Quang tới Việt Trì (Phú Thọ) đổ ra sông Hồng. Sông Lô chảy qua địa phận Hà
Giang dài 97 km, mực nước mùa cạn là 100,46m, mùa lũ là 108,2 - 109m. Lưu

20


lượng dòng chảy trung bình 156 m 3/giây, cao nhất là 1.760 m 3/giây, thấp nhất là
23,3m3/giây. Tốc độ dòng chảy lớn nhất là 1,29m/giây, nhỏ nhất là 0,17m/giây.
+) Hệ thống sông Gâm: Sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy
qua Đồng Văn, Mèo Vạc sang tỉnh Cao Bằng rồi lại về địa phận của huyện Bắc
Mê. Sông uốn khúc quanh co, len lỏi qua các dãy đá vôi, có độ dốc lớn, nhiều
thác ghềnh.
+) Sông Chảy: Bắt nguồn từ Tây Côn Lĩnh theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam
qua huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần rồi chảy vào Yên Bái. Chiều dài sông chảy
qua địa bàn tỉnh Hà Giang là 44 km. Diện tích lưu vực là 816 km 2. Lòng sông sâu,
độ dốc lớn thường từ 400 đến 450 hai bên bờ là núi cao, việc lấy nước phục vụ sản
xuất và đời sống gặp rất nhiều khó khăn.
Nhìn chung, nguồn thuỷ văn của Hà Giang có tiềm năng lớn nhưng nguồn
nước phân bố trên địa bàn tỉnh không đều, trong khi ở huyện Bắc Quang thừa nước
thì ở huyện Hoàng Su Phì và Bắc Mê lại thiếu nước; vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu
nước nghiêm trọng, nhất là các huyện vùng cao núi đá đã ảnh hưởng rất lớn đến sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân [17,18].

1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế
*Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 2006-2010, mặc dù có nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng kinh tế xã
hội, thiên tai, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, tuy nhiên kinh tế của tỉnh vẫn duy trì
được tốc độ tăng trưởng khá đạt 12,7% trong đó nông lâm nghiệp tăng 5,8%, công
nghiệp + xây dựng 19% và dịch vụ 16%. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh 6,45%, đứng thứ 9 trên 14 tỉnh khu vực Trung du miền núi
phía Bắc. Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP theo giá so sánh 2010)
là 11.486 tỷ đồng, tốc độ tăng 6,56% so với năm 2015, trong đó: nông lâm nghiệp
thuỷ sản tăng 4,41%, công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng 8,8%, khu vực dịch vụ
tăng 6,8%. (Bảng 1.3)

21


Bảng 1.3. Tăng trưởng kinh tế 2005-2016
Đơn vị: tỷ đồng (Giá so sánh 2010)
Tốc độ tăng trưởng
Chỉ
tiêu

(%/năm)
2005

2010

2015

2016


2006

2011-

2015-

2015

2016

12,7

10,72

6,56

5,8

5,58

4,41

19

8,59

8,80

2010


GDP

1405

NLN

619,3

CN+X
D
DV

294,8
490,4

6.479,
30
2.619,

10.778,6
0

50
1.479,
70
2.281,

3.436,00
2.234,00


11.486,
17
3.587,4
3
2.430,5
8
5.468,1

5.108,60
16
17,49
6,80
90
6
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030

-

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Năm 2016, GDP của tỉnh đạt 16.860 tỷ đồng với cơ cấu nông nghiệp chiếm
31,74%, công nghiệp - xây dựng 21,21%, dịch vụ 42%. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế
của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ, cụ thể: tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 48,1% năm 2000 còn
40,4% năm 2010 (giảm 7,7%) và xuống 31,69% vào năm 2015 (giảm 8,71% so với
năm 2010).
Bảng 1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Giang 2000-2015
Đơn vị tính: %

Tăng giảm (%)
Ngành

2000

2010

2015

2016

2000-

20102016
-8,69
-1,59

NN

48,1

40,4

31,97

31,71

2010
-7,7


CN - XD

21,3

22,8

21,36

21,21

1,5

DV
30,6
36,8
41,47
42
6,2
5,2
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030; Niên giám thống kê năm 2016 tỉnh Hà Giang

22


Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng có mức độ tăng từ 21,3% năm 2000 lên
22,8% năm 2010 và giảm xuống 21,21% năm 2016. Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 30,6%
năm 2000 lên 36,8% năm 2010 và tăng lên 42% năm 2016 [6]
1.2.2.2. Dân số, lao động, việc làm
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2017 là 833.692 người, trong đó: dân số

thành thị 125.248 người, chiếm 15,02%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2017 ước
đạt 15,17‰, giảm 0,55‰; mức giảm tỷ suất sinh ước đạt 0,65‰ so với năm 2016;
tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm còn 15,8%. Mật độ dân số toàn tỉnh năm 2017 là 105
người/km2. Dân số phân bố không đồng đều giữa các huyện, thành phố. Mật độ dân
số cao nhất là thành phố Hà Giang với 423 người/km 2 và thưa dân nhất là huyện
Bắc Mê với 65 người/km2.
Dân số thành thị năm 2010 là 105,186 người, chiếm 14,26% dân số và năm
2017 là 125,248 người chiếm 15,02 dân số toàn tỉnh. Những năm gần đây dân số đô
thị tăng tương đối nhanh. Điều này phần nào thể hiện cơ cấu kinh tế đã có bước
chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp [4].
Dân số trong độ tuổi và lực lượng lao động trong độ tuổi ở Hà Giang chiếm tỷ
lệ lớn và có xu hướng tăng nhanh. Với tốc độ tăng của dân số trong độ tuổi lao động
là 2,57%/năm cao hơn mức trung bình của cả nước (2,22%) và của lực lượng lao
động trong độ tuổi là 1,97%/năm, đang đặt áp lực lớn về giải quyết việc làm cho tỉnh,
bên cạnh vấn đề về thiếu việc làm, nhất là ở khu vực nông thôn. Đến năm 2016, lao
động nông thôn vẫn chiếm khoảng 86% lực lượng lao động.
Trình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Hà Giang vẫn thấp,đến nay tỷ lệ
lao động được đào tạo nghề là 46%. Điều này đang đặt ra áp lực lớn đối với Hà
Giang trong việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề.Trong 5
năm qua, hàng năm tỉnh đã giải quyết việc làm mới trung bình được khoảng 16
nghìn lao động.
Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động
và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm để thực hiện chức năng làm cầu

23


nối liên kết giữa cung và cầu lao động, giữa người lao động, cơ sở đào tạo và cơ sở
sử dụng lao động chưa thật hiệu quả. Trong thời gian tới cần có biện pháp cải thiện.
1.2.3. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Hà Giang là 791.488,92 ha, trong đó: sử dụng vào
mục đích nông nghiệp là 684.189,77 ha, chiếm 86,44 %; sử dụng vào mục đích đất
phi nông nghiệp là 26.629,02 ha chiếm 3,36 %; đất chưa sử dụng còn 80.670,13 ha
chiếm 10,19% diện tích tự nhiên [4].
Thổ nhưỡng của Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó
nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418 ha, chiếm 74,28% diện tích tự
nhiên. Đây là nhóm đất rất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả
(cam, quýt, lê, mận...), cây công nghiệp (chè, cà phê...), cây dược liệu (đỗ trọng,
thảo quả, huyền sâm...).
Các nhà khoa học đã xác định và phân chia các khu vực thổ nhưỡng chính của
Hà Giang như sau:
- Khu vòm nâng sông Chảy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 2 nhóm đá
chính là măcma axit và đá biến chất. Địa hình nơi đây được xếp vào kiểu núi khối
tảng dạng vòm trên nền nguyên sinh phân cắt mạnh. Khu vực này có lượng mưa
trung bình hàng năm khá lớn (3.000 mm). Với những điều kiện như vậy, đã tạo nên
ở đây một lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng, trong đó phần lớn là đất mùn màu vàng đỏ,
phù hợp để phát triển những cánh rừng thuộc kiểu á nhiệt đới;
- Khu Quản Bạ - Bắc Mê, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 3 nhóm đá
chính là trầm tích đá hạt mịn bị biến chất, tướng đá lục hoặc lục yếu tiếp đến là loại
đá vôi hoặc sét vôi và đá lục nguyên hạt vừa và mịn. Địa hình ở đây được xếp vào
kiểu núi khối tảng trên nền nguyên sinh, bị phân cắt rất mạnh. Đây cũng là khu vực
có lượngmưa trung bình năm khá lớn (3.000mm). Vì vậy, lớp phủ thổ nhưỡng ở đây
đa phần là nhóm đất mùn màu vàng đỏ và mùn xám sẫm, tạo nên một thảm thực vật
hết sức phong phú với những cánh rừng kiểu á nhiệt đới thường xanh.
- Khu vực Đồng Văn - Mèo Vạc, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền đá vôi bị
phân hoá mạnh, địa hình karster. Phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng ở đây là loại đất đỏ

24



xám hoặc vàng sẫm, với thảm thực vật chủ yếu là các loại cây thấp, mật độ thưa.
Rừng ở khu vực này thường có các loại cây lấy gỗ thuộc nhóm tứ thiết như trai,
nghiến...
- Khu Tây Bắc Vĩnh Tuy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên cấu trúc địa chất của
vòm nâng sông Chảy. Địa hình nơi đây có đặc trưng là các dải đồi, núi và gò thấp,
sườn ít dốc. Khu vực này có lượng mưa lớn nhất cả nước, do vậy lớp phủ thổ
nhưỡng ở đây chủ yếu là nhóm đất màu xám sẫm hơi đen, phù hợp với trồng cây ăn
quả nhất là cam.
1.3. Đánh giá một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội của tỉnh Hà Giang
Hà Giang là tỉnh địa đầu tổ quốc có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc
phòng, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế giữa hai nước; có vai
trò trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cho các tỉnh hạ du. Vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên, xã hội của tỉnh đã tạo ra các thuận lợi, tiềm năng phát triển cũng như các
khó khăn, hạn chế.
1.3.1. Điều kiện thuận lợi, tiềm năng phát triển
- Vị trí địa lý:
Do giáp với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, có cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy
và nhiều cặp cửa khẩu khác, Hà Giang có lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế xã
hội cho việc giao thương buôn bán.
- Tiềm năng phát triển thủy điện:
Hiện nay, 45 dự án thủy điện đã được quy hoạch với tổng công suất lắp máy
650 MW để khai thác năng lượng nước. Ngoài ra, tỉnh đã đưa vào sử dụng 24 nhà
máy với tổng công suất 407,8 MW. Các nhà máy thủy điện đang được xây dựng, dự
kiến đến năm 2030 sẽ khai thác hầu như toàn bộ trữ năng thủy điện của Hà Giang.
- Tiềm năng khoáng sản:
Hà Giang đã phát hiện được 176 mỏ và điểm quặng với 29 loại khoáng sản
khác nhau với trữ lượng từ vài trăm nghìn tấn cho đến hàng trăm triệu tấn, đá xây

25



×