Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Ứng dụng khoa học luận của thomas samuel kuhn trong khoa học về chính sách khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.5 KB, 72 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VIỆT HÙNG

ỨNG DỤNG KHOA HỌC LUẬN CỦA THOMAS
SAMUEL KUHN TRONG KHOA HỌC VỀ CHÍNH
SÁCH KHOA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VIỆT HÙNG

ỨNG DỤNG KHOA HỌC LUẬN CỦA THOMAS
SAMUEL KUHN TRONG KHOA HỌC VỀ CHÍNH
SÁCH KHOA HỌC

Ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 8 34 04 12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH HỮU TUỆ

HÀ NỘI, 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là kết quả nghiên cứu của bản thân tác
giả dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Hữu Tuệ.
Mọi tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ. Nếu có gì sai phạm tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày

tháng năm

Tác giả luận văn

Lê Việt Hùng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin cảm ơn thầy hướng dẫn, các thầy cô giáo dạy khóa học, học
viện và cơ quan công tác đã tạo mọi điều kiện học tập, nghiên cứu. Xin cảm
ơn, gia đình và bạn bè đã luôn động viên hỗ trợ cho tác giả trong quá trình
làm luận văn.
Để có thể tiếp tục được học hỏi và hoàn thiện hơn nữa luận văn này, tôi
chân thành mong muốn nhận được sự góp ý quý báu của quý thầy, cô giáo và
các bạn học viên cho bản luận văn này của tôi.
Hà Nội, tháng 09 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Việt Hùng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOA HỌC CỦA CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC........................................................................................................................................ 7
1.1. Khoa học học – khoa học lý thuyết về khoa học............................................. 7
1.2. Khoa học về chính sách khoa học – Khoa học hành động về khoa
học.................................................................................................................................................. 15
Chương 2: KHOA HỌC LUẬN CỦA THOMAS SAMUEL KUHN...........24
2.1. Bối cảnh ra đời các tư tưởng khoa học luận của Thomas Kuhn...........24
2.2. Các tư tưởng chủ đạo trong khoa học luận của Thomas Kuhn.............32
2.3. Các tư tưởng khoa học luận của Kuhn trong các ngành khoa học
học cụ thể.................................................................................................................................... 37
Chương 3: ỨNG DỤNG KHOA HỌC LUẬN CỦA KUHN VÀO
KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC......................................................... 54
3.1. Xây dựng mẫu hình: Đặt nền tảng cho khoa học về chính sách
khoa học....................................................................................................................................... 54
3.2. Củng cố mẫu hình: Các kiến nghị cho khoa học về chính sách
khoa học từ khoa học luận của T. S. Kuhn................................................................ 57
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 62


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang bước vào thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư với
sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ với cả những mặt tích
cực cũng như tiêu cực đi kèm với nó, một thời đại mà Klaus Schwab nói rằng
nó sẽ “thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau” [18,
tr.7]. Tác động qua lại của khoa học công nghệ với xã hội đòi hỏi phải có sự

quản lý chủ động tích cực của con người đối với cả việc tạo ra tri thức khoa
học và công nghệ lẫn tác động ngược trở lại của khoa học công nghệ. Mỗi
chính sách nói chung và chính sách khoa học công nghệ nói riêng của các
quốc gia, tổ chức đều có hệ thống các tư tưởng về khoa học công nghệ nền
tảng, tường minh hoặc ngầm ẩn cho chính sách và quản lý. Để quản lý khoa
học một cách hiệu quả và khoa học, bản thân các dữ liệu về chính sách khoa
học phải chính xác, khách quan, điều này chỉ có thể có được khi có một bộ
môn khoa học độc lập nghiên cứu về chính sách khoa học, chứ không chỉ
nương tựa vào dữ liệu hay hoạt động thu thập thông tin của các cơ quan
chuyên môn của các chính phủ, các tổ chức sự nghiệp. Để xây dựng một khoa
học về chính sách khoa học, cần làm rõ nền tảng về khoa học luận (Khoa học
luận”, tiếng anh là “Theory of Science” hay “Science Studies”, là hệ thống
lý thuyết về khoa học hoặc một bộ môn nghiên cứu về các khoa học, lấy chính
khoa học làm đối tượng nghiên cứu.) mà dựa trên đó tạo ra các định hướng để
xây dựng khoa học về chính sách khoa học.
Khoa học học (science studies) là một bộ môn nghiên cứu về chính khoa
học, ra đời manh nha từ thời Hy Lạp cổ đại, với những bộ Công cụ Logic học
của Aristotles như là phương pháp luận cho nghiên cứu khoa học. Một hệ tư
tưởng của một nhà khoa học, hay một trường phái nào đó của khoa học học
được gọi là khoa học luận.

1


Từ năm 1970 đến nay môn khoa học và công nghệ luận dần dần tiếp cận
liên ngành với môn nghiên cứu chính sách khoa học công nghệ, bắc chiếc cầu
từ khoa học và công nghệ luận sang ứng dụng thực hành về chính sách và
quản lý khoa học.
Thomas Samuel Kuhn (T. S. Kuhn hay Kuhn) là một trong những nhân
vật bước ngoặt của ngành khoa học học, các tư tưởng về khoa học học của

ông ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nghiên cứu liên ngành về khoa
học công nghệ và xã hội. Là một nhà vật lý chuyển sang làm nhà lịch sử và
triết học về khoa học [15, tr.9] , Thomas Kuhn chủ yếu được nghiên cứu dưới
góc độ triết học khoa học và lịch sử khoa học hoặc xã hội học khoa học [17,
tr. 6]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ứng dụng tư tưởng về khoa học của ông
trong khoa học hành động, cụ thể là khoa học chính sách lại chưa nhiều, đặc
biệt là khoa học về chính sách khoa học, vốn là bộ môn cần thiết trong thời
đại cách mạng khoa học và công nghệ.
Với những phân tích và lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Ứng dụng
khoa học luận của Thomas Samuel Kuhn trong khoa học về chính sách
khoa học” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.
Mặc dù Kuhn tự giới hạn mình trong các lý luận về khoa học tự nhiên,
đặc biệt là các khoa học vật lý (vật lý, hóa học) [17, p. 217] nhưng ảnh hưởng
tư tưởng của Kuhn (đặc biệt là với khái niệm “mẫu hình” (paradigm) của ông
lên các khoa học khác là rất lớn, Barnes, B. (1982) đã phân tích ảnh hưởng
của Thomas Kuhn lên các khoa học xã hội ; Dando, M. R. và Bennett, P. G.
(1981), đã đưa khái niệm paradigm của Kuhn vào phân tích sự khủng hoảng
trong môn khoa học quản lý và nghiên cứu vận trù học (operation research).

2


Trong chuyên ngành quản lý khoa học công nghệ và nghiên cứu chính
sách khoa học công nghệ, có các công trình nghiên cứu sau:
- Beatriz Ruivo; ‘Phases’ or ‘paradigms’ of science policy?, Science and
Public Policy, Volume 21, Issue 3, 1 June 1994, Pages 157– 164,
trong bài báo này, Ruivo đã phân tích sự
tiến hóa và chu kỳ hóa của chính sách khoa học nhiều nước khác nhau, ông

nhận ra rằng bất chấp những khác biệt về quốc gia, thì có những sự tương
đồng về quan điểm cốt lõi cũng như các công cụ được sử dụng. Dựa vào thuật
ngữ “mẫu hình” của T. S. Kuhn, Ruivo đưa ra thuật ngữ “mẫu hình của chính
sách khoa học” để chỉ sự tương đồng đó, và cho rằng mẫu hình sinh ra từ bản
chất quốc tế của hoạt động khoa học cùng với sự quốc tế hóa của chính sách
khoa học mà trong đó các cơ quan liên chính phủ đóng vai trò quan trọng. Tuy
nhiên, có thể nói nghiên cứu của Ruivo tập trung vào phân tích hệ hình cho
chính sách khoa học hơn là cho khoa học về chính sách khoa học. Hơn nữa,
Ruivo không tách bạch giữa “cộng đồng các nhà phân tích (nghiên cứu) về
chính sách khoa học” và “cộng đồng các nhà quản lý, hoạch định chính sách
khoa học” mà gộp chúng chung vào một hệ hình quốc tế của chính sách khoa
học.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Về Thomas Kuhn đã có một số tác giả có những đề tài nghiên cứu thuộc
lĩnh vực triết học khoa học của ông như: Đỗ Khắc Linh (2016). Quan niệm
của Thomas Samuel Kuhn về cách mạng khoa học trong tác phẩm “Cấu trúc
các cuộc cách mạng khoa học”, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Nguyễn Thái
Hòa (2017) “Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác
phẩm “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học””, Luận văn Thạc sĩ Triết học,
Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Có một
số chuyên khảo có điểm qua khoa học luận của Kuhn như của tác giả

3


Đỗ Anh Thơ, Những kiến giải về triết học khoa học cùng một số sách giáo
trình, chuyên khảo về triết học phương Tây…Các công trình trên chủ nghiên
cứu khoa học luận của ông dưới giác độ triết học. Theo tìm hiểu của tác giả
thì chưa thấy có công trình nào vạch ra ý nghĩa ứng dụng trong triết học khoa
học của ông với ngành quản lý khoa học hay nghiên cứu chính sách khoa học.

Về Kuhn trong khoa học luận và trong quản lý và phân tích chính sách
khoa học có các công trình nghiên cứu: Tác giả Vũ Cao Đàm, trong Giáo
trình Khoa học luận Đại cương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn. Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhắc đến Thomas Kuhn trong tổng thể môn
học rộng lớn hơn là Khoa học và Công nghệ luận. Cũng tác giả Vũ Cao Đàm
trong Tập bài giảng Lý thuyết hệ thống và cuốn sách Kỹ năng Phân tích và
Hoạch định Chính sách đã dựa vào khái niệm paradigm của Kuhn để đưa ra
khái niệm khung mẫu của chính sách gồm 4 tầng. Việc khung mẫu hóa chính
sách khiến cho việc nghiên cứu chính sách nói chung và chính sách khoa học
nói riêng đến gần hơn khoa học chuẩn định, bởi lẽ chính sách khoa học như là
đối tượng nghiên cứu của khoa học về chính sách khoa học được định dạng,
định hình.
Ở Việt Nam có tương đối ít công trình khoa học và sách vở đề cập đến
khoa học luận của Kuhn, và theo sự tìm hiểu của tác giả, chưa có công trình
nào nghiên cứu về ứng dụng khoa học luận của Kuhn trong khoa học về chính
sách khoa học trong chuyên ngành quản lý khoa học công nghệ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Luận văn đưa ra những gợi ý ứng dụng khoa học luận của Kuhn vào
khoa học về chính sách khoa học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa các khái niệm của khoa học học

4


- Phân tích thực trạng môn khoa học học trên thế giới
- Làm rõ ý nghĩa ứng dụng của khoa học luận của Kuhn với bộ môn
khoa học về chính sách khoa học
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về ý nghĩa ứng dụng khoa học luận của T. S. Kuhn
vào khoa học về chính sách khoa học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu khoa học luận của Kuhn trong toàn bộ tiến trình tư
tưởng của ông về khoa học, từ bài báo đầu tiên của ông trên tạp chí Isis cho
đến bài phỏng vấn ông trước khi qua đời tại khoa triết học và lịch sử khoa học
ở Hy Lạp năm 1995. (Danh mục các công trình khoa học của Kuhn được ghi
ở phụ lục 1 của luận văn.) Từ đó, chắt lọc và nghiên cứu tập trung vào các tư
tưởng khoa học luận của Kuhn có khả năng ứng dụng trong việc xây dựng
môn khoa học về chính sách khoa học.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các tác phẩm gốc của Thomas Samuel Kuhn, tác phẩm
được dịch sang tiếng Việt của ông, có tham khảo thêm các tài liệu như luận
văn, luận án, các bài báo khoa học và sách chuyên khảo và để phân tích, làm
rõ, hệ thống hóa nội dung tư tưởng về khoa học luận của ông; đối chiếu các
khái niệm, học thuyết của Kuhn về khoa học luận và các khái niệm, học
thuyết của quản lý khoa học nhằm vạch ra các mối liên hệ khả dĩ. Việc phân
tích các tư tưởng khoa học luận của Kuhn được đặt trong bối cảnh lịch sử
kinh tế - chính trị - xã hội cùng với môi trường trí thức mà chúng ra đời nhằm
nắm bắt chính xác các tư tưởng của ông về khoa học.
Luận văn sử dụng các tư liệu nước ngoài và trong nước về khoa học về
chính sách khoa học để nhận biết, đánh giá thực trạng của bộ môn khoa

5


học này, đối chiếu với quan điểm khoa học luận của T. S. Kuhn để đưa ra các
đánh giá.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ mối liên hệ giữa cơ sở lý thuyết về khoa học
luận của Thomas Samuel Kuhn với việc xây dựng và củng cố một khoa học
về chính sách khoa học, góp phần làm luận cứ khoa học cho các nghiên cứu
xa hơn về chủ đề này. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các
lớp khoa học luận tổng quan hay tổng quan chính sách khoa học công nghệ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Luận văn được kết
cấu thành 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận của khoa học về chính sách khoa
học Chương 2: Khoa học luận của Thomas Samuel Kuhn
Chương 3: Ứng dụng khoa học luận của Kuhn vào khoa học về chính
sách khoa học

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOA HỌC CỦA CHÍNH SÁCH KHOA HỌC
1.1. Khoa học học – khoa học lý thuyết về khoa học
1.1.1. Lược sử khoa học học
“Khoa học học” là thuật ngữ được dùng đầu tiên bởi nhà xã hội học và
triết học xã hội người Ba Lan Maria Ossowska (1896 - 1974) và nhà xã hội
học Ba Lan Stanisław Ossowski (1897 – 1963) [20, p.3]. Tuy nhiên các tư
tưởng về khoa học luận có thể truy nguyên về thời kỳ triết học cổ đại như ở
Xenophanes [20, p.73], ông được coi là người đầu tiên đưa ra vấn đề phân
biệt giữa niềm tin đúng và hiểu biết thực sự [19, p.66-67] , Aristotle với Bộ
công cụ Logic như là phương pháp luận cho nghiên cứu về thế giới, các quan
điểm xã hội học và chính trị học về khoa học cũng manh nha trong tư tưởng
của Plato và Aristotle về địa vị, vai trò của tầng lớp trí thức trong xã hội.
Cách mạng công nghiệp ra đời, khiến các nhà tư tưởng như Karl Marx và

F. Engels lưu ý tính chất quan trọng của khoa học tự nhiên và các ứng dụng kỹ
thuật của nó. Marx và Engels đã chỉ ra nhiều lần mối tương tác giữa các yếu
tố xã hội, đặc biệt là quan hệ sản xuất và khoa học, công nghệ. [21] [22] Công
nghệ là yếu tố quan trọng cấu thành nên lực lượng sản xuất, sự phát triển của
công nghệ dưới góc độ công cụ lao động là một nhân tố then chốt dẫn đến
những biến động lớn lao của lịch sử loài người như sự thay đổi các hình thái
kinh tế xã hội. Công nghệ lại dựa vào khoa học tự nhiên, do vậy sự phát triển
của khoa học, hay khoa học và công nghệ có quan hệ mật thiết với sự phát
triển của lịch sử nhân loại.
Khoa học học lấy các khía cạnh, phương diện khác nhau của khoa học
làm đối tượng nghiên cứu của mình, María Ossowska và Stanislaw Ossowski
đã chia khoa học luận theo hai cách tiếp cận: cách tiếp cận nhận thức luận và
cách tiếp cận nhân học [20, pp.72]. Cách tiếp cận nhận thức luận xem khoa

7


học như một một cách nhận thức thế giới, cách tiếp cận nhân học xem khoa
học như một hoạt động văn hóa đặc thù trong tổng thể các hoạt động văn hóa
đa dạng của con người. Tất nhiên, các tác giả này nhấn mạnh, sự phân chia
theo 2 cách tiếp cận chỉ là tương đối, có những phân môn của khoa học học,
chú ý đến cả khía cạnh nhân học lẫn khía cạnh nhận thức luận của khoa học
như môn tâm lý học về khoa học [20, p.73].
Khách thể nghiên cứu của khoa học học chính là khoa học, đối tượng
nghiên cứu của khoa học học là những phương diện xoay quanh khoa học
cũng như mối liên hệ giữa khoa học và các lĩnh vực khác. Phương pháp
nghiên cứu khoa học học rất đa dạng tùy theo từng chuyên ngành khoa học
học; khoa học học là một khoa học mang tính đa bộ môn, liên bộ môn và
xuyên bộ môn.
Từ năm 2015, Hakob Barseghyan của Viện nghiên cứu Lịch sử và Triết

học Khoa học, Đại học Toronto đã đưa ra khái niệm về một bộ môn khoa học
học mang tính mô tả về sự phát triển khoa học lấy tên là scientonomy. Hakob
đã kế thừa các tư tưởng khoa học luận từ Kuhn, Lakatos, Laudan và các bậc
tiền bối khoa học luận khác để đề xuất một bộ môn mới: gồm nghiên cứu lý
thuyết và nghiên cứu quan sát về sự thay đổi các lý thuyết khoa học. [28] Kể
từ đó đến nay, cộng đồng khoa học học scientonomy dần định hình bằng một
cộng đồng, có tạp chí chuyên ngành, có từ điển bách khoa, có các buổi hội
thảo chuyên đề và thảo luận thường niên, mở ra một triển vọng cho một môn
khoa học học thực sự mang tính hệ thống.
1.1.2. Các khái niệm cơ bản trong khoa học học
1.1.2.1. Khoa học
Vì khoa học là một đối tượng động, thay đổi theo thời gian nên định
nghĩa về khoa học cũng thay đổi theo thời gian. Ta có thể điểm qua các mốc
định nghĩa của lịch sử khái niệm “khoa học”.

8


Aristotle quan niệm “Chỉ có cái tổng quát mới đáng gọi là khoa học” và
“Đối tượng thực sự của khoa học không phải là cái tổng quát mà là cái tất yếu,
vì rằng nếu khoa học là tổng quát thì cũng chính vì tính tất yếu đã hàm chứa
tính tổng quát” (trích dẫn bởi Lê Tử Thành, 2006) [5].
Bacon cũng cho rằng: “Chỉ có cái tất yếu mới là khoa học”.
Fouliqué: “Khoa học là hệ thống những chân lý tổng quát hoặc hơn nữa,
tất yếu về cùng một đối tượng”.
Cuvillier: “Khoa học là hệ thống những nhận thức và nghiên cứu có
phương pháp, nhằm mục đích khám phá ra những định luật tổng quát về các
hiện tượng”.
Lalande: “Khoa học là toàn thể những nhận thức và những nghiên cứu có
trình độ thống nhất, tổng quát, chính xác nhờ đó có thể quy tụ các nhà khảo

cứu, vượt lên trên những thành kiến cá nhân và những ước định độc đoán để
chỉ ra những quan hệ khách quan có thể được chứng minh hay kiểm chứng
bằng những phương pháp đúng đắn”.
Hữu Ngọc và các tác giả khác định nghĩa:
“Khoa học là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên, xã hội và
tư duy, được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể
hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. Nhiệm vụ khoa học là
miêu tả hiện tượng một cách chính xác và phát hiện những quy luật khách
quan của các hiện tượng ngẫu nhiên để giải thích và dự kiến chúng. Khoa học
giúp con người ngày càng có khả năng chinh phục tự nhiên và xã hội”. [5]
Karl Hemper đưa ra định nghĩa: “Khoa học là một hoạt động tìm kiếm
một thế giới quan ngày càng bao quát, được tổ chức có hệ thống, mang tính
giải thích và dự đoán về thế giới”. [11, p. 73-100]. Luận văn sử dụng định
nghĩa này của Karl Hemper về khoa học và áp dụng nó cho định nghĩa về
khoa học của chính sách khoa học.

9


1.2.2.2. Phân loại khoa học – cây tri thức
Phân loại khoa học là phân tách khoa học như một tổng thể thành các
cụm và các phạm trù khác nhau. Có nhiều cách để phân loại khoa học: phân
theo đối tượng nghiên cứu, phân theo phương pháp nghiên cứu, phân theo
mục đích của nghiên cứu. [1, tr. 40-47]
Phân theo đối tượng nghiên cứu ta có khoa học tự nhiên, nghiên cứu về
giới tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu về con người, khoa học
hình thức và tư duy nghiên cứu các đối tượng hình thức của tư duy và các đối
tượng logic, toán học, mẫu hình tính toán.
Phân theo cấu trúc của hệ thống tri thức ta có khoa học cơ bản và khoa
học chuyên ngành. Trong hệ thống tri thức của một ngành khoa học cụ thể ta

có thể có: khoa học cơ bản, khoa học cơ sở và khoa học chuyên ngành.
Phân loại theo cách thức hình thành khoa học ta có thể thấy có khoa học
tiên nghiệm (tiên đề): dựa trên những tiên đề hoặc hệ tiên đề, khoa học hậu
nghiệm được hình thành trên cơ sở quan sát, thực nghiệm. Khoa học phân lập
tách ra từ một chuyên ngành lớn hơn, hoặc khoa học tổng hợp là “con lai” của
hai ngành khoa học như lý hóa hay hóa sinh.
Phân loại theo mục đích, chức năng của khoa học ta có thể có: khoa học mô
tả, khoa học ứng dụng, khoa học hành động. Khoa học về chính sách nói chung
và khoa học về chính sách khoa học nói riêng thuộc về khoa học hành động.

1.1.3. Các bộ môn và các học thuyết trong khoa học học.
Có rất nhiều môn khoa học học tùy theo phương diện nghiên cứu, cách
tiếp cận và đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của
khoa học như triết học về khoa học, lịch sử khoa học, xã hội học khoa học,
kinh tế học khoa học, nhân chủng học khoa học, tâm lý học khoa học. Các bộ
môn này có thể chồng lấn, phân tách, tổng hợp và bổ trợ lẫn nhau. Luận văn
chỉ điểm qua bốn bộ môn khoa học học xuất hiện trong hệ tư tưởng về khoa

10


học của Kuhn, đó là lịch sử khoa học, triết học về khoa học, tâm lý học về
khoa học và xã hội học khoa học.
1.1.3.1. Lịch sử khoa học
Lịch sử khoa học là bộ môn nghiên cứu quá trình phát triển, sự thay thế,
quy luật lịch sử nếu có của cá nhân, tổ chức, và các quan niệm, lý thuyết khoa
học theo thời gian, thời kỳ, thời đại. Trong đó, sự phát triển và thay thế các lý
thuyết khoa học là phần quan trọng nhất và khó nhất.
Bộ môn lịch sử khoa học có thể coi là được thành lập bởi nhà bác học, sử
gia và triết gia khoa học William Whewell (1794-1866), các tác phẩm của ông

về lịch sử khoa học nổi tiếng như History of the Inductive Sciences (1837) và
The Philosophy of the Inductive Sciences, Founded Upon Their History
(1840) trong đó ông truy nguyên các bộ môn khoa học như là đã tiến hóa từ
các bộ môn thời cổ đại và đưa ra một lý thuyết chung về sự phát triển và
thống nhất của tri thức khoa học. Lịch sử khoa học ngoài việc khám phá các
sự kiện và quy luật lịch sử phát triển của khoa học ra còn nghiên cứu phương
pháp luận của việc chép sử khoa học. Ngoài William Whewell, các ông tổ
khác của bộ môn phương pháp chép sử khoa học có thể coi gồm Pierre
Duhem và Alexandre Koyré.
Thomas Kuhn là một bước ngoặt lớn đóng góp cả về phương pháp luận lẫn
nội dung của lịch sử khoa học. Các nhà lịch sử khoa học sau ông, dù có thể bất
đồng hay đồng thuận, bác bỏ hay kế thừa, cũng khó có thể phủ nhận Kuhn là một
nhà sử học lý thuyết lẫn thực hành lớn trong bộ môn lịch sử khoa học.

Lịch sử khoa học, ngoài nhiệm vụ chung nâng cao dân trí, còn đóng góp
cho môn lịch sử nói chung hay các môn lịch sử khác; khoa học là đặc trưng
của loài người, nên lịch sử nhân loại gắn bó mật thiết với lịch sử khoa học.
Nghiên cứu lịch sử khoa học, có thể giúp nhận biết những nét chi tiết hoặc đại
cương trong tiến trình phát triển tri thức của nhân loại, có thể thúc đẩy sự tăng

11


trưởng tri thức, hoặc giúp khai thác tốt hơn các tri thức đã có trong kho tàng
tri thức của nhân loại.
1.1.3.2. Triết học về khoa học
Triết học về khoa học là một tiểu lĩnh vực của triết học nghiên cứu các
nền tảng, phương pháp và ý nghĩa của khoa học. Triết học khoa học nghiên
cứu bản thể của tri thức khoa học (tri thức khoa học có tồn tại độc lập, khách
quan với con người, xã hội không, hay tri thức là một dạng kiến tạo xã hội,

hay tri thức khoa học sinh ra từ đầu óc thiên tài của cá nhân nhà khoa học?),
vấn đề chân lý trong tri thức khoa học (chân lý khoa học là tương đối hay
tuyệt đối, liệu có thể đạt đến chân lý tuyệt đối bằng khoa học hay không? Liệu
chân lý có phải là tiêu chuẩn cao nhất để vươn tới của tri thức khoa học hay
không? Bản chất của một cộng đồng khoa học là gì? Triết học khoa học cũng
nghiên cứu vấn đề đạo đức học của khoa học, chẳng hạn như hệ quan điểm
nào của khoa học thì đúng đắn về mặt đạo đức, những đối tượng nào không
được phép nghiên cứu, những phương pháp nghiên cứu nào không đúng đắn
về mặt đạo đức? Trách nhiệm của nhà khoa học với các hệ quả sinh ra từ
nghiên cứu của mình là gì? Mối quan hệ của khoa học và đạo đức là gì?
Triết học về khoa học manh như từ thời cổ đại, và vào thế kỷ 20, chủ
nghĩa thực chứng logic nổi lên như một trào lưu lớn về triết học khoa học; tuy
triết học này có nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít bất cập. Triết học về khoa
học có một quan tâm lớn về ngôn ngữ, và do đó có sự giao nhau lớn giữa triết
học ngôn ngữ và triết học khoa học.
Do tầm quan trọng của ngôn ngữ và đặc biệt là ngôn ngữ chuyên ngành;
đồng thời những xem xét về lịch sử cũng là một đòi hỏi thực tế trong triết học
khoa học. Triết học lịch sử và triết học ngôn ngữ về khoa học là những tiếp
cận quan trọng của triết học khoa học. Điều đó ta sẽ thấy rõ ở Kuhn.

12


1.1.3.3. Tâm lý học khoa học
Tâm lý học khoa học nghiên cứu phương diện tâm lý của hoạt động khoa
học, bao gồm hoạt động sáng tạo, hoạt động tổ chức quản lý trong khoa học.
Phân ngành này của tâm lý học nổi lên từ những năm 1960 với tác phẩm có
ảnh hưởng của nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow “The Psychology
of Science: A Reconnaissance” (1966), lĩnh vực này sau đó bị quên lãng và
quay trở lại được chú ý vào những năm 1980. [12]

Nhà khoa học với tư cách là một con người mang những đặc điểm tâm lý
của một con người và với tư cách nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đều có thể là
đối tượng của ngành tâm lý học. Có thể nói, tâm lý học khoa học là sự soi
chiếu, ứng dụng nói chung của tâm lý học nói chung vào khoa học, đồng thời
nghiên cứu những khía cạnh tâm lý đặc thù của đời sống khoa học.
Tâm lý của nhà khoa học có thể được nghiên cứu dưới góc độ cá nhân
(tâm lý học cá nhân) và tập thể (tâm lý học xã hội), bởi nhà khoa học vừa là
các cá nhân độc lập, đặc thù, nhưng lại làm việc trong mối liên hệ mật thiết
với cộng đồng khoa học của mình.
Một trong những “mảnh đất” mà khoa học về chính sách khoa học
thường bỏ qua đó là việc xây dựng sự phát triển khoa học ở cấp độ nhận thức.
Những khảo sát vi mô này về chính sách khoa học là một lĩnh vực đang xuất
hiện dưới sự hợp tác giữa các tâm lý học và các kỹ sư. [9, pp. 5]
Trong những chương dưới, ta có thể thấy Kuhn đã dùng các lý thuyết của
môn tâm lý học hình trạng (Gestalt psychology) là tâm lý học về tri giác để
giải thích một số khía cạnh tâm lý khoa học.
1.1.3.4. Xã hội học về khoa học
Xã hội học khoa học bắt nguồn từ xã hội học tri thức và dần tách ra
thành một bộ môn độc lập. Xã hội học khoa học manh nha từ xã hội học tri
thức (trong đó có tri thức khoa học) mang lập trường duy vật của Marx-

13


Engels và lập trường duy tâm của Sorokin. Với Marx và Engels, sự phát triển
của khoa học bị ảnh hưởng bởi cấu trúc giai cấp và quan hệ sản xuất. Với
Sorokin, các nền tảng tinh thần văn hóa (cultural mentalities) là đặc tính
chung, thiết yếu quy định tính chất của các tổ chức, cá nhân tại một thời kỳ
nhất định. Cả Marx và Sorokin, dù ở lập trường duy vật hay duy tâm, cũng
đều dành một tính tự trị tương đối cho các tổ chức cụ thể trong xã hội, đặc

biệt là các tổ chức tri thức chuyên ngành. [18, p.152]
Sự độc lập của xã hội học khoa học có thể coi được đánh dấu bởi nhà xã
hội học khoa học Hoa Kỳ Robert K. Merton với nghiên cứu về khoa học ở
Vương quốc Anh thế kỷ 17.
Xã hội học khoa học nổi lên mạnh mẽ từ cuối những năm 1960 đầu 1970
và chủ yếu ở Anh, một vài nơi khác xuất hiện sớm là Pháp, Đức và Mỹ (đặc
biệt tại đại học Cornell).
Xã hội học khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa xã hội và
khoa học, nó nghiên cứu các vấn đề xoay quanh mạng lưới, quyền lực và các
thể chế trong khoa học. [9, p.56] Xã hội học khoa học có hai loại: xã hội học
về nhà khoa học (hoặc tổ chức khoa học) và xã hội học về tri thức khoa học.
Xã hội học về khoa học xem khoa học như một hoạt động xã hội, đặc biệt là
“các điều kiện xã hội ảnh hưởng đến khoa học và các quá trình cũng như cấu
trúc của các hoạt động khoa học.” [7]. Về cơ bản, xã hội học khoa học không
cổ súy một thứ chủ nghĩa tương đối hay là công kích các dự án khoa học mà
tìm cách giải thích vì sao trong khoa học một diễn giải này lại được ưa
chuộng hơn một diễn giải khác tùy theo các yếu tố xã hội.
Xã hội học về tri thức khoa học nổi lên như một cách tiếp cận khác
Merton (tập trung vào nhà khoa học và tổ chức khoa học). Trường phái
Edinburg với David Bloor và Barry Barne đã dựa vào truyền thống nhân học
văn hóa của Durkheim, Mauss; triết học ngôn ngữ của Wittgenstein hậu kỳ và

14


một phần khoa học luận của Kuhn để phát triển một xã hội học có thể tính đến
cả nội dung các ý tưởng khoa học.
Có nhiều trường phái và quan niệm khác nhau về xã hội học khoa học,
nhưng về cơ bản chúng đều phân biệt với tâm lý học khoa học, rằng đơn vị cơ
bản của phân tích chuyên ngành phải là cộng đồng khoa học cùng hệ giá trị

của chúng, hơn là tâm lý học cá nhân hay tâm lý học tập thể của các nhà khoa
học. Điều này chúng ta sẽ thấy Kuhn chỉ ra trong các tác phẩm của mình.
1.2. Khoa học về chính sách khoa học – Khoa học hành động về khoa học
1.2.1. Chính sách
Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về chính sách. Luận văn
xin điểm qua một vài định nghĩa và quan niệm về “chính sách”.
Theo từ điển Australian Concise Oxford Dictionary: “Chính sách là một
loại nguyên tắc hay chương trình hành động, được thực thi hay đề xuất bởi
một chính phủ, một đảng phái, một doanh nghiệp hay một cá nhân.”
Richard Rose định nghĩa chính sách không phải là những hành vi rời rạc
mà là “một chuỗi dài các hoạt động ít nhiều có liên quan đến nhau”, nhấn
mạnh tính xâu chuỗi, tính xuyên suốt, tính liên kết, tính thống nhất của các
hành động trong chính sách. [21, x]
Amitai Etzioni coi chính sách như một dạng ra quyết định tổng quát
trong đó “toàn bộ tập hợp các quyết định được xem xét và hoàn cảnh ra quyết
định được tính tới” [8, p. 252].
James E. Anderson định nghĩa: “Chính sách là quá trình hành động có
mục tiêu mà một chủ thể theo đuổi để giải quyết những vấn đề mà họ quan
tâm”.
Chính sách được chia thành chính sách công và chính sách tư. Theo tác
giả Đặng Duy Thịnh, chính sách công là “những chính sách do các cơ quan

15


hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết
những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công”
Hiểu một cách đơn giản, chính sách là “chương trình hành động do các
nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc
phạm vi thẩm quyền của mình”. (TS. Đặng Duy Thịnh, Tập bài giảng Tổng

quan Chính sách khoa học).
1.2.2. Chính sách khoa học
Chính sách khoa học là loại chính sách trong lĩnh vực khoa học, có các
đặc điểm chung của chính sách nói chung và đặc điểm riêng của lĩnh vực
khoa học. Có hai loại chính sách khoa học: chính sách dùng khoa học và
chính sách cho khoa học (chính sách coi khoa học như phương tiện và chính
sách coi khoa học như mục đích. [6]
Chính sách khoa học quan tâm tới việc phân bổ các nguồn lực cho hoạt
động khoa học nhằm đạt được mục tiêu phục vụ tốt nhất tới lợi ích cộng đồng.
Các chủ đề bao gồm: quỹ khoa học, nghề nghiệp của nhà khoa học, việc
chuyển từ phát minh khoa học sang sáng chế kỹ thuật để thúc đẩy phát triển
thương mại sản phẩm, cạnh tranh, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính
sách khoa học tập trung vào việc sản xuất tri thức và vai trò của mạng lưới tri
thức, hợp tác và sự phân bố phức tạp của chuyên gia, các thiết bị và tri thức
thực hành. Hiểu những quá trình và bối cảnh tổ chức của của việc sản sinh ra
những ý tưởng khoa học và kỹ thuật mới là quan tâm cốt lõi của chính sách
khoa học. Các chủ đề của chính sách khoa học còn gồm phát triển vũ khí,
chăm sóc sức khỏe và quản lý môi trường. Nói ngắn gọn, “chính sách khoa
học là một nỗ lực thay đổi các quỹ đạo, công việc và nội dung của hệ thống xã
hội của khoa học với một đòn bẩy tương đối yếu của việc kiểm soát các
phương diện thể chế của khoa học”. [9, p. 57]

16


Chính sách khoa học do vậy có làm việc với toàn bộ các vấn đề có liên
quan đến khoa học. Một mạng lưới lớn và phức tạp các nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển khoa học và kỹ thuật bao gồm các nhà hoạch định chính sách khoa
học chính phủ, các hãng tư nhân (gồm cả các hãng quốc gia và đa quốc gia), các
phong trào xã hội, truyền thông, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học và

các tổ chức nghiên cứu khác nhau. Thêm nữa, chính sách khoa học ngày càng
mang tính quốc tế xác định bởi hoạt động toàn cầu của các hãng và các cơ quan
nghiên cứu cũng như bởi mạng lưới hợp tác của các tổ chức phi chính phủ, và
cũng chính bởi bản chất của chính nghiên cứu khoa học.
Tác giả Đặng Duy Thịnh, chính sách khoa học “là việc sử dụng công cụ,
biện pháp dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật /thể chế hóa) của chủ thể quản
lý tác động lên khách thể quản lý/đối tượng quản lý (các cá nhân các nhà khoa
học, nhóm các nhà khoa học, tổ chức khoa học và công nghệ) để đạt được mục
tiêu của chính sách khoa học và công nghệ đề ra”. Nếu đặt chính sách tư về khoa
học công nghệ sang một bên, thì chính sách khoa học là chính sách công trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ… nó có các đặc thù của chính sách công nói
chung, sau là thêm những đặc thù do khoa học và công nghệ mang lại… chính
sách bao gồm cả chiến lược, kế hoạch khoa học công nghệ”.

UNESCO định nghĩa: “Chính sách khoa học và công nghệ là một tập
hợp các biện pháp lập pháp và hành pháp được thực hiện nhằm nâng cao, tổ
chức, sử dụng tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia để đạt được mục tiêu
quốc gia đề ra (trong và ngoài hệ thống khoa học và công nghệ).
Trong luận văn này, chúng tôi dùng thuật ngữ “chính sách khoa học” với
ngoại diên bao gồm cả chính sách công và chính sách tư về khoa học công
nghệ (bởi các tập đoàn đa quốc gia, thành phần kinh tế tư nhân ngày càng có
vai trò lớn trong hoạt động khoa học công nghệ). Định nghĩa sau của Trung
Quốc là gần nhất với quan niệm gộp như vậy:

17


Trung Quốc định nghĩa chính sách khoa học và công nghệ “là những
phương châm, điều lệ quy định. Đó là những nguyên tắc và quy tắc do một
Nhà nước, một ngành, một cơ sở (viện, trường, doanh nghiệp) trong một thời

kỳ nhất định và với một mục tiêu chiến lược nhất định đặt ra nhằm phát triển
khoa học và công nghệ.” [8]
1.2.3. Khoa học về chính sách khoa học
1.2.3.1. Định nghĩa khoa học về chính sách khoa học
Khoa học về chính sách khoa học (Science of Science Policy – viết tắt
SoSP) là một lĩnh vực nghiên cứu mới nhằm phát triển các mẫu hình lý thuyết
và thực nghiệm trong tổ chức khoa học. Cơ sở khoa học của nó có thể được sử
dụng để giúp các chính phủ nói riêng và xã hội nói chung đưa ra các quyết
định quản lý về nghiên cứu phát triển tốt hơn bằng việc thiết lập một nền tảng
định lượng chặt chẽ khoa học mà từ đó các nhà hoạch định chính sách và các
nhà nghiên cứu có thể đánh giá những tác động của hoạt động, tổ chức khoa
học và kỹ thuật của quốc gia. Ví dụ về nghiên cứu trong khoa học về chính
sách khoa học bao gồm các mẫu hình để hiểu phương thức sản xuất khoa học
một cách định tính, định lượng và bằng phương pháp tính toán để đo lường
tác động của khoa học, và các quá trình lựa chọn các mẫu hình hoạt động
khoa học khác.
Khoa học về chính sách khoa học có bản chất liên ngành, tổng hợp. Các
câu hỏi nghiên cứu đa dạng của khoa học về chính sách khoa học thể hiện bản
chất này: Đâu là yếu tố chủ chốt trong sáng tạo và đổi mới trong khoa học và
công nghệ và làm thế nào để chúng có thể được định nghĩa để phục vụ cho
một cách tiếp cận thực sự khoa học tới chính sách? Làm thế nào để lượng hóa
và mẫu hình hóa các lực lượng kỹ thuật? Toàn cầu hóa tác động như thế nào
đến sáng tạo và năng suất trong khoa học và kỹ thuật? Đâu là vai trò tối ưu
của chính phủ và tư nhân trong việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển và

18


những khác biệt trong đầu ra sản phẩm của họ ảnh hưởng đến các hoạt động
nghiên cứu, phát triển và đổi mới như thế nào? Có thể nói, rất nhiều các khoa

học khác đóng góp cho sự phát triển của khoa học về chính sách khoa học như
kinh tế học, chính trị học, tâm lý học, xã hội học…
Sử dụng định nghĩa của Karl Hemper, ta có thể coi khoa học về chính
sách khoa học là một hoạt động tìm kiếm một thế giới quan/hệ thống lý thuyết
ngày càng bao quát, được tổ chức có hệ thống, mang tính giải thích và dự
đoán về các chính sách khoa học. Khoa học về chính sách khoa học là một
hoạt động nghiên cứu chuẩn định, có hệ phương pháp, có các giá trị, có hệ
khái niệm nền tảng, có một cộng đồng chuyên môn được tổ chức chặt chẽ và
tương tác với nhau để gia tăng tri thức về chính sách khoa học.
1.2.3.2. Lược sử ra đời của khoa học về chính sách khoa học
Các nghiên cứu về chính sách khoa học xuất phát từ thực tiễn, các nước
phát triển với nhu cầu hoạch định và thực thi chính sách, thường có cơ quan
nghiên cứu và cố vấn về chính sách khoa học. Việc đưa ra các chính sách
khoa học đòi hỏi phải phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề của chính
sách. Từ nhu cầu thực tiễn đó, khoa học về chính sách khoa học ra đời, và dần
dần hướng tới cả những nghiên cứu mang tính lý thuyết và cơ bản.
Năm 1951, tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman thiết lập Ủy ban Cố vấn
Khoa học (Science Advisory Committee - SAC) như là một phần của Cơ quan
Vận động Quốc Phòng (Office of Defence Mobillization - ODM) với chức
năng tư vấn cho tổng thống về những vấn đề khoa học nói chung, hay những
vấn đề khoa học trong quân sự nói riêng. Vào năm 1957 khi Liên Xô phóng
các vệ tinh Sputnik 1 và 2, tổng thống đương nhiệm lúc đó là Dwight
Eisenhower đã nâng cấp SAC thành Ủy ban Cố vấn Khoa học của Tổng
Thống (President’s Science Advisory Committee – PSAC) và di chuyển trụ

19


sở tới Nhà Trắng và lần đầu tiên bổ nhiệm chức vụ cố vấn khoa học toàn thời
gian.

Năm 1961, tổng thống John Kennedy đổi tên PSAC thành Văn phòng
Khoa học và Công nghệ (Office of Science and Technology Policy - OST).
Năm 1976, Nghị viện Hoa Kỳ đưa ra nghị quyết thành lập Cơ quan Chính
sách Khoa học và Công nghệ (Office of Science and Technology Policy –
OSTP) với thẩm quyền rộng lớn trong việc cố vấn cho tổng thống và các cơ
quan trong nhánh hành pháp về các vấn đề khoa học công nghệ trong nước
hay quốc tế.
Năm 2006, Giám đốc của OSTP là John H. Marburger đã đưa ra một đề
xuất về một “khoa học về chính sách khoa học” mới, Tiểu ban Khoa học Kinh
tế, Hành vi và Xã hội thuộc Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc Gia Hoa
Kỳ đã thiết lập một nhóm tác nghiệp liên cơ quan (Interagency Task Group –
ICG) cho “khoa học về chính sách khoa học”. [9, p.131]
Năm 2008, ITG xuất bản “Khoa học về chính sách khoa học: Bản đồ lộ
trình nghiên cứu liên bang” (The Science of Science Policy: A Federal
Research Roadmap)
Các cơ quan phi chính phủ cũng được thành lập và có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến chính sách khoa học quốc gia và quốc tế. Các cơ quan nghiên cứu về
chính sách khoa học có thể là dạng một trí năng đoàn (think tank) hay một
đơn vị nghiên cứu (reseach unit) trong một trường đại học, viện nghiên cứu.
Chẳng hạn, Đại học University of Sussex ở Vương quốc Anh có Đơn vị
Nghiên cứu Chính sách Khoa học đặt ở Falmer gần Brighton.
1.2.3.3. Thực trạng hiện nay của ngành khoa học về chính sách khoa học
So với các ngành khác trong cùng ngành khoa học chính sách, khoa học
về chính sách khoa học là môn ra đời muộn hơn và có nhiều đặc thù phức tạp.

20


×