Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "XÉM ĐẠT GIẢI"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.41 KB, 28 trang )

A. MỞ ĐẦU.
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
. Nêu lên tầm quan trọng của giáo dục cho thế hệ trẻ nhân
ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
. "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần công lớn công
học tập của các em".
. Trước khi người ra đi, trong di chúc Hồ Chí Minh có dặn:
"Phải giáo dục thế hệ trẻ để họ trở thành người vừa hồng vừa
chuyên".
. Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học của nhân loại phát
triển như vũ bão, nền kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ
của ngành giáo dục vô cùng to lớn: Giáo dục không chỉ truyền đạt
kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến
thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa mang
tính giáo dưỡng nhưng cao hơn là giáo dưỡng hướng thiện khoa
học.
Phân môn hoá học trong trường phổ thông giữ một vai trò
quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh.
Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn
chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới ,
con người thông qua các bài học, giờ thực hành...của hoá học. Học
hoá để hiểu, giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở
cấu tạo nguyên tử, phân tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các
phương trình phản ứng hoá học... đồng thời khởi nguồn, là cơ sở
phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống
của con người. Hóa học góp phần giải toả , xoá bỏ hiểu biết sai
lệch làm hại đến đời sống, tinh thần con người... Để đạt được mục
đích của hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hoá học


là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. do vậy, ngoài những
hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có
phương pháp truyền đạt thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức
hóa học của học sinh. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu
nghiêm túc. Trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, tôi có đề
cập đến một khía cạnh "Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để
giải thích các hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui
trong dạy học Hoá học " với mục đích góp phần cho học sinh học
hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh
khi học... Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như
một "thuật ngữ khoa học".
II.MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.Mục tiêu:
Mục tiêu của đề tài này là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn
và hoàn chỉnh hơn về những tri thức, hiểu biết về thế giới quan ,
các hiện tượng tự nhiên thông qua các bài học, giờ thực hành...của
hoá học trong chương trình phổ thông ,đồng thời là cơ sở phát huy
tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con
người. Hóa học góp phần giải toả , xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm
hại đến đời sống, tinh thần con người...
2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện
tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học Hoá
học .

III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trong khuôn khổ một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ
dừng lại nghiên cứu những vần đề sau:
- Dùng kiến thức trong từng bài dạy cụ thể để giải thích các hiện

tượng trong tự nhiên .
- Một số mẹo vui trong quá trình học hoá
- Giải một số bài toán có liên quan đến cuộc sống thường nhật.
-Cách sử dụng và phạm vi sử dụng của đề tài.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp chủ đạo : Tổng kết kinh nghiệm , tổng hợp
- Phương pháp hổ trợ : Phân tích , đánh giá

B.NỘI DUNG
I.Thực trạng của việc dạy hoá học ở các trường phổ thông
Trước tình hình học hoá học phải đổi mới phương pháp dạy
đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một
trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải
phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa
mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn
thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập
nhật và mới mẻ, đảm bảo: Tính khoa học - hiện đại, cơ bản, tính
thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp, tính hệ thống sư phạm.
Tuy nhiên mỗi tiết học không nhất thiết phải hội tụ nhất thiết
những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng , đừng
quá lạm dụng khi lượng kiến thức không thống nhất.Mặt khác tuỳ
vào nội dung và đơn vị kiến thức trong tiết dạy mà ta lồng vào các
vấn đề nêu trên sao cho hợp lí.
II.Thực tế giảng dạy cho thấy:
Môn hoá học trong trường phổ thông là một môn học khó,
nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với
thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu,
cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn

học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học.
Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức với đối tượng giáo
dục: Chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu,
hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho
nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp có tiến
bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri
thức một chiều. Giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ
động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học. Hãy "thắp sáng ngọn
lửa " chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh, đừng biến học
sinh thành "cái bình đựng kiến thức" vô thức, xa rời thực tiễn.
Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên để việc giảng dạy môn
hóa học đạt hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung,
phương pháp trong các bài giảng hóa học THPT.
Một trong những điểm tôi đã làm là"Vận dụng các kiến thức
hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong tự nhiên
và một số mẹo vui trong dạy học Hoá học " . Có những vấn đề hóa
học có thể giúp học sinh giải thích các hiện tượng trong tự nhiên,
tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa
học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ, mà thế hệ đi trước
để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ
bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa
lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú
trong môn học bên cạnh đó có một số kiến thức mà học sinh học
không thể thuộc , dễ nhầm lẫn thì tôi bày cho học sinh cách nhớ
bằng những câu đọc vui làm cho hóa học không khô khan, bớt đi
tính đặc thù và phức tạp.
- Trong phạm vi đề tài tôi không có tham vọng giải quyết mọi
vấn đề trong thực tiễn để có thể để nâng cao hiệu quả dạy - học
môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng
thực tiễn có liên quan đến bài học mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ,

đề suất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua một số ví dụ minh
họa, với mong muốn góp phần tạo ra và phát triển phương pháp
dạy hóa học hiệu quả qua các bài giảng hóa học.

C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học tôi đã thấy rằng:"Vận dụng
các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế
trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học Hoá học " nhằm
nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng
việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, sẽ
tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê, học sinh hiểu được vai trò và
ý nghĩa thực tiễn trong hóa học. Để thực hiện được, người giáo
viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng
tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với
từng đối tượng học sinh: ở thành thị, nông thôn, kinh ,dân tộc thiểu
số… Đôi lúc quan tâm đến tính cách, sở thích của đối tượng tiếp
thu.
Hình thành giáo án theo hướng phát huy tích cực chủ động
của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hòa, nhẹ nhàng, đôi lúc
có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn
hóa học. Tuy nhiên, thời gian dành cho vấn đề này là không nhiều,
“nó như ngủ gia vị trong đời sống không thể thay thức ăn nhưng
thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống”.
I. Các giải pháp thực hiện:
1."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các
hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học
Hoá học "nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường
THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan
đến bài học, bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời
sống ngày thường sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này

có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm
cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng
đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó?
hay những lúc đọc một số câu thơ vui trong hoá, học sinh sẽ suy
nghỉ vì sao lại như vậy , điều đó có ý nghĩa như thế nào ... Tạo tiền
đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo.
2. ."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các
hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học
Hoá học" . Bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời
sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hóa học cụ thể
trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhập,
làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo
viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù
vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông.
3. "Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các
hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học
Hoá học" bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống
ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn
đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất
khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh
vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá
trình học tập.
4."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các
hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học
Hoá học " bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống
ngày thường thông qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này
có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn
đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài toán hóa đó
học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu
được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào?

5.."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các
hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học
Hoá học " bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời
sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất
khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ lúc nào trong suốt tiết học,
hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó
cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa.
6."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các
hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học
Hoá học " bằng cách tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện
tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày ở địa phương, gia
đình,… sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm
cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích
hay tự tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm ở nhà hay những lúc bắt
gặp hiện tượng , tình huống đó. Giúp học sinh phát huy khả năng
ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn.
7. ."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các
hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học
Hoá học" bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời
thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết
luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có cảm giác khó
hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của
bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn
hằng ngày.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều
phương tiện, nhiều cách như: Bằng lời giải thích, bằng hình ảnh,
đoạn phim, bài hát,… có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng
máy chiếu hay không dùng máy chiếu… điều này cần phụ thuộc
vào giáo viên ở mỗi trường THPT, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và

phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa vì hiệu quả giáo dục
với nội dung đề tài này, có những kinh nghiệm có thể áp dụng cho
nhiều người, nhưng có những phong cách không thể áp dụng cho
giáo viên khác. Vì phong cách dạy “nó như tính cách của mỗi con
người không thể ai cũng giống ai” nhưng đảm bảo được nội dung
dạy học theo yêu cầu của chương trình. Tôi nói như vậy không có
nghĩa người giáo viên không đổi mới phương pháp giảng dạy mà
mỗi giáo viên luôn phải tìm cách đổi mới trong phong cách dạy
của mình theo yêu cầu của thực tiễn hiện hành. Có thể nói “người
giáo viên như một đạo diễn cho tiết dạy của mình”.
D. PHẦN VÍ DỤ MINH HOẠ
Phần ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng, … thực
tiễn trong số hàng nghìn, hàng vạn hiện tượng, tình huống thực tiễn
có thể áp dụng và quan điểm của tôi trong từng vấn đề cụ thể với
đề tài."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các
hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học
Hoá học "
• Vấn đề số 01:
Ca dao Việt Nam có câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ
nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” mang hàm ý của khoa học hóa
học như thế nào?
- Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang
trổ đòng đòng mà có những trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì
sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có ~
80% khí N
2
và ~ 20% khí O
2
khi chớp (tia lửa điện) tạo điều kiện
cho N

2
hoạt động:
N
2
+ O
2
NO
sau đó 2NO + O
2
2NO
2
Khí NO
2
tan vào trong nước mưa theo phương trình phản ứng:
4NO
2
+ O
2
+ H
2
O 4HNO
3
HNO
3
H
+
+ NO
3
-
(đạm)

Nhờ hiện tượng này hàng năm làm tăng 6-7kg nitơ cho mỗi
mẫu đất. Ngày nay người ta đã điều chế Urê (NH
2
)
2
CO từ không
khí để chủ động bón cho cây trồng và trong nền nông nghiệp hiện
đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của ngành công
nghiệp hóa chất “hướng về không khí đòi lương thực” là càng lớn.
• * Lĩnh vực áp dụng:
Đây là một câu ca dao mang một ý nghĩa thực tiễn, thấy rõ
trong đời sống. Vấn đề này có thể xen vào trong tiết dạy phân bón
hoá học lớp 11. Tạo cho học sinh khu vực làm nông nghiệp có thể
tiện kiểm nghiệm trong đời sống, tự quan sát.
• Vấn đề 02:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước chảy đá mòn” mang hàm
ý của khoa học hóa học như thế nào?
- Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO
3
trong nước tồn tại
phương trình điện ly:
CaCO
3

Ca
2+
+ CO
3
2-
(*)

Khi nước chảy cuốn theo các ion Ca
2+
; CO
3
2-
theo nguyên lý
chuyển dịch cân bằng hóa học thì cân bằng (*) chuyển dịch theo
phía chống lại sự giảm nồng độ Ca
2+
;CO
3
2-
, nên theo thời gian
nước chảy qua thì đá sẽ mòn dần.
• Lĩnh vực áp dụng:
Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá chỗ có những
dòng chảy đi qua nếu không để ý trong xây dựng sẽ có ảnh hưởng
không ít, góp phần hiểu được dụng ý của khoa học qua những câu
tục ngữ, làm cho hóa học trở nên gần gũi, văn minh hơn. Giáo
viên có thể xen vấn đề này trong khi dạy bài một số hợp chất
quan trọng của kim loại kiềm thổ đến phần về muối CaCO
3
(lớp
12).
• Vấn đề số 03:
Hiện tượng tạo hang động (cactơ) và thạch nhũ với nhũng
hình dạnh phong phú, đa dạng như thế nào?
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO
3
, khi trời mưa trong

không khí có CO
2
tạo môi trường axit làm tan được đá vôi, những
giọt nước mưa rơi xuống như vô vàn mũi dao nhọn, sắc khắc vào
đá những đường nét khác nhau:
CaCO
3
+ CO
2
+ H
2
O Ca(HCO
3
)
2
(*)
Và xuất hiện quá trình điện ly:
Ca(HCO
3
)
2
Ca
2+
+ 2HCO
3
-
CaCO
3
Ca
2+

+ CO
3
2-
- Theo thời gian dần tạo ra các hang động (cactơ) khi nước có
Ca(HCO
3
)
2
do áp suất nhiệt độ đột nhiên thấp nên khi giọt nước
nhỏ từ từ có tồn tại phương trình:
Ca(HCO
4
)
2
CaCO
3
+ CO
2
+ H
2
O
Như vậy lớp CaCO
3
lưu lại ngày càng nhiều, dày gọi đó là
nhũ có màu, hình thù đa dạng.Hiện tượng này để học sinh dễ nhận
thấy hơn giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh các công trình
xây dựng nơi thường xuyên tiếp xúc với nước.
• Lĩnh vực áp dụng:
Hiện tượng này thường thấy trong các hang động, núi đá. Giáo
viên có thể xen vấn đề này trong khi dạy đến phần về các muối

cacbonat ở lớp 12.
• Vấn đề số 04:
Tại sao khi nấu nước giếng tại một số vùng sau một thời gian
ở dưới đáy nồi lại tạo một lớp cặn ? và cách tẩy lớp cặn này như
thế nào?
Trong tự nhiên nước tại một số vùng là nước cứng tạm thời nên
khi nấu nước xảy ra phương trình:
Ca(HCO
3
)
2

0t
→
CaCO
3
+ CO
2
+ H
2
O.
Mg(HCO
3
)
2

0t
→
MgCO
3

+ CO
2
+ H
2
O.
MgCO
3
và CaCO
3
tạo nên lớp cặn
• Cách tẩy cặn ấm:
Dùng một ít giấm và rượu cho vào ấm và để qua đêm thì sẽ tạo
thành một lớp cháo đặc hớt ra lau mạnh là sạch.
• Lĩnh vực áp dụng:
Bài nước cứng và bài axitaxetic.
Mục đích cung cấp mẹo vặt trong cuộc sống giúp học sinh hiểu
rỏ về vấn đề có trong đời sống hàng ngày học sinh có thể làm
những việc này giúp gia đình và từ đó học sinh đam mê môn hóa
học hơn.
• .Vấn đề số 05:
• Giấm ăn là gì ? Giấm ăn có tác dụng gì?
Trong giấm ăn có vị chua vì trong giấm có 3-5% axitaxetic
CH
3
COOH.Giấm ăn có tác dụng tạo vị chua và có tác dụng làm
cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và tiêu hóa tốt ,có khả năng tiêu
độc , sát khuẩn...
• Lĩnh vực áp dụng:
Giấm là một gia vị rất gần gũi trong đời sống,giáo viên có thể
xen vào bài giảng axitaxetic để học sinh liên hệ thực tế , hiểu biết

về vai trò của giấm ăn đối với đời sống con người.(Áp dụng trong
bài axitaxetic)
• Vấn đề số 06.
• Tại sao khi ăn cơm nhai kĩ sẽ có vị ngọt ?
Trong gạo có khoãng 65% tinh bột khi ăn cơm thì trong tuyến
nước bọt có men enzim,khi nhai kĩ trộn đều tuyền nước bọt làm
tăng sự chuyển hóa tinh bột thành Glucôzơ,mantôzơ gây nên vị
ngọt theo sơ đồ sau:
Tinh bột
, 2amilaza H O
→
dextrin
2amilazaH O
→
mantôzơ
ntazama
→
glucôzơ.
• Lĩnh vực áp dụng:
Giảng dạy bài tinh bột và glucôzơ.cung cấp cho học sinh về sự
chuyển hóa tinh bột trong khi ăn , đó cũng là một hiện tượng tự
nhiên mà ta gặp trong từng bữa ăn.
(Áp dụng trong bài tinh bột và xenlulôzơ)
• Vấn đề số 07:

×