Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm – một số giải pháp chỉ đạo cán bộ giáo viên ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.04 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm – một số giải pháp chỉ đạo cán bộ giáo viên

ĐỀ TÀI : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO CÁN BỘ GIÁO VIÊN – NHÂN
VIÊN PHỐI HỢP CÙNG PHỤ HUYNH HỌC SINH THỰC HIỆN GIÁO
DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO TRẺ Ở TRƯÒNG MẪU GIÁO HÀM
ĐÚC 2.
I. Lý do chọn đề tài :
Như chúng ta cũng biết, hệ thống giao thông vận tải ( GTVT ) là huyết mạch của
nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để giao lưu với các nước trên thế
giới và các nước trong khu vực. GTVT có liên quan chặt chẽ đến mọi mặt của đời
sống kinh tế-xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH đất nước và hội nhập thế
giới.
Hệ thống GTVT bao gồm : giao thông đường bộ, đưòng sắt, đưòng thuỷ nội địa và
đường hàng không.
Hiện nay, sự gia tăng phương tiện cơ giới và mô tô xe máy đường bộ trong mấy
năm gần đây rất lớn, trong khi đó đưòng xá phát triển không đáp ứng kịp như: về
chất lượng, phần lớn đường hẹp và xấu, chưa được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật. Nhìn chung hệ thống đường bộ còn bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu
đi lại của nhân dân và công cuộc xây dựng của đất nước, vì vậy mà GT đường bộ
thật sự khó khăn. Tai nạn GT trong những năm gần đây ngày càng gia tăng, trở
thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, hàng năm tai nạn GT làm chết và bị thương
hàng vạn người và thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Hàng năm có hàng trăm vụ tai nạn
GT liên quan đến học sinh, làm chết và bị thương hàng trăm em. Đó là nỗi đau xót
lớn của chúng ta.
Vậy chúng ta là cán bộ giáo viên – nhân viên ( CBGV-NV ), là các bậc phụ huynh
phải làm thế nào để thực hiện an toàn giao thông ( ATGT ) và cùng phối hợp với
nhà trường giáo dục ANTGT cho trẻ mẫu giáo.
II. Thực trạng việc tham gia ATGT của trường Mẫu giáo Hàm Đức 2 :
Trường Mẫu giáo Hàm Đức 2 nằm cạnh sát đường Quốc lộ 1A, có tổng số 14
CBGV-NV và 295 cháu, đa số đều ở cách xa trường học ( Gần nhất nhất 0,5 km;
xa nhất 5 km ). Hàng ngày CBGV-NV, phụ huynh đưa đón các cháu đi đến trường


bằng xe gắn máy, xe đạp đều phải đi trên đường Quốc lộ 1A. Nhất là đầu và sau
mỗi buổi học, phụ huynh thường tập trung trước cổng trường và đứng tràn ra
ngoài lề đường Quốc lộ 1A, khi các cháu từ trong trường chạy ra để cha mẹ đón về
buộc các cháu phải chạy ra ngoài lề đường làm mất trật tự, gây ảnh hưởng đến các
phương tiện tham gia giao thông trên đường, dễ dẫn đến tai nạn giao thông cho
phụ huynh và các cháu.
Nhà trường, hàng năm đều tổ chức cho CBGV-NV đăng ký cam kết thực hiện An
toàn giao thông. Đa số các đồng chí đều thực hiện nghiêm túc các nội dung quy
định trong bản cam kết. Tuy nhiên, vẫn còn một vài giáo viên chưa thường xuyên
quan tâm, theo dõi, nhắc nhở phụ huynh học sinh và các cháu thực hiện tốt việc
tham gia ATGT để bảo đảm tính mạng cho phụ huynh và các cháu.
Đa số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắng tầm quan trọng của việc tham gia bảo
vệ ATGT cho bản thân và cộng đồng. Vì thế, khi sử dụng các phương tiện tham
gia giao thông chưa thực hiện tốt luật giao thông đã quy đinh như : các bậc phụ
huynh chở con em đến trường còn chở 3 ; 4 cháu trên xe gắn máy, thỉnh thoảng
còn phóng nhanh, vượt ẩu khi bận công việc đưa cháu đến trường trễ. Ngoài ra,
các bậc phụ huynh không đồng tình hưởng ứng việc cho các cháu đội nón bảo
hiểm khi ngồi trên xe gắn máy vì sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ của các cháu.
Với những thực trạng nêu trên, bản thân tôi là một cán bộ quản lý tại trường Mẫu
giáo Hàm Đức 2, tôi xin đưa ra “Một số biện pháp để chỉ đạo CBGV-NV phối hợp
cùng phụ huynh học sinh thực hiện giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường
Mẫu Giáo Hàm Đức 2”.
III. Nội dung và biện pháp tiến hành :
Từ những suy nghĩ ấy, tôi bâng khuâng mãi mới tiến hành các bước sau :
Bước 1: Triển khaj và phát động thi đua thực hiện ATGT:
Vào đầu tháng 9 họp hội đồng giáo viên, tôi triển khai việc thực hiện ATGT và
phát động phong trào thi đua “ CBGV – NV khi ngồi trên xe máy đều phải đội mũ
bảo hiểm và phối hợp với cha mẹ học sinh giáo dục ATGT cho trẻ Mẫu Giáo.
Để thực hiện “phong trào thi đua ATGT” đạt kết quả cao thì CBGV – NV phải
hiểu và nắm được luật ATGT.

Bước 2: Tổ chức học tập luật ATGT trong CBGV – NV:
Tổ chức cho CBGV – NV học tập “Một số kiến thức về Luật ATGT dành cho giáo
viên”. Cung cấp cho giáo viên và học sinh vài nét về tình hình trật tự ATGT nhất
là tình hình trật tự ATGT có liên quan đến học sinh; những quy tắc giao thông
thường gặp khi tham gia giao thông hàng ngày.
Cho CBGV – NV nắm kỹ: những quy định cơ bản của pháp luật về trật tự ATGT
đường bộ như sau:
1/ Quy tắc chung về giao thông đường bộ:
Người tham gia giao thông phải:
- Đi bên phải theo chiều đi của mình.
- Đi đúng phần đường quy định.
- Phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2/ Hệ thống báo hiệu đường bộ:
* Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông:
- Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải đứng lại.
- Hai tay hoặc một tay giang để báo hiệu cho người tham gia giao thông phía sau
người điều khiển giao thông phải dừng lại, người tham gia giao thông ở bên phải
và bên trái người điều khiển được đi thẳng hoặc rẽ phải.
- Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau
và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước
người diều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người
điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người
điều khiển giao thông.
* Đèn tín hiệu giao thông:
Đèn tín hiệu giao thông có 3 màu: xanh, vàng, đỏ có dạng hình tròn lắp theo chiều
thẳng đứng hoặc nằm ngang. Theo chiều thẳng đứng thì trên cùng là đỏ, giữa là
vàng và dưới cùng là màu xanh. Theo chiều nằm ngang thì thứ tự là: Đỏ ở phía tay
trái, vàng ở giữa, xanh ở phía tay phải.
- Ý nghĩa của đèn tín hiệu như sau:
+ Tín hiệu xanh là được đi.

+ Tín hiệu đỏ là cấm đi.
+ Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều
khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dùng, trừ trường hợp đi quá
vạch dừng thì được đi tiếp.
- Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý. Nếu đèn tín hiệu có lắp hộp
đèn phụ tín hiệu hình mũi tên thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi
tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ phải thì đồng thời
cho phép quay đầu. khi tín hiệu mũi tên được bật sáng cùng một lúc với đèn tín
hiệu đỏ hoặc vàng thì lái xe và những người điều khiển phương tiện đi theo hướng
mũi tên phải nhường đường cho các loại phương tiện đi các hướng khác.
- Điều khiển giao thông bộ hành bằng loại đèn 2 màu: phía trên là tín hiệu màu đỏ,
phía dưới là tín hiệu màu xanh, có hình người tư thế đứng ở tín hiệu màu đỏ, hình
người tư thế đi ở tín hiệu màu xanh. Người đi bộ được phép qua đường khi tín
hiệu màu xanh bật sáng, tín hiệu màu xanh nhấp nháy báo hiệu rằng nhanh chống
chuyển sang tín hiệu màu đỏ.
* Biển báo hiệu đường bộ:
- Biển báo hiệu đường gồm 5 nhóm, ý nghĩa của từng nhóm như sau:
+ Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.
+ Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
+ Biển hiệu lệnh để báo cáo hiệu lệnh phải thi hành.
+ Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn các huớng đi hoặc các điều cần biết.
+ Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm,
biểu hiện lệnh và biển chỉ dẫn.
- Ý nghĩa cụ thể của một số loại biển báo hiệu lệnh đường bộ.
a/ Loại biển báo cấm : Có dạng hình tròn ( trừ kiểu biển số 122 “ Dừng lại” có
hình 8 cạnh đều ) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải
tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các điểm đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có
hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của phương tiện cơ
giới, thô sơ và người đi bộ.
Loại biển báo cấm gồm có 35 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số

135.
Đường cấm Cấm đi ngược chiều Cấm xe đạp
Cấm người đi bộ Cấm xe gắn máy
Cấm xe xích lô
b/ Loại biển báo nguy hiểm : Có dạng hình tam giác đều, viền màu đỏ nền màu
vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng
đường biết truóc tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng
ngừa, sử lý cho phù hợp với tình huấn. loại biển báo gồm có 39 kiểu được ký hiệu
từ số 201 đến 239.
BIỂN BÁO NGUY HIỂM
101 211
Giao nhau vời Giao nhau với đường sắt Đường người đi
bộ
đường sắt có rào chắn không có rào chắn cắt
ngang
226 225
Đường người đi xe đạp Trẻ em
cắt ngang
c/ Loại biển hiệu lệnh : Có dạng hình tròn, nền màu xanh lam trên nền có hình vẽ
màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đưòng biết điều lệ
phải thi hành. Loại biển hiệu lệnh gồm có 7 kiểu được đánh số thú tự từ biển số
301 đến biển số 307.
BIỂN HIỆU LỆNH
301 305 306
Đường dành cho Đường dành cho Tốc độ tối thiểu
Các xe chỉ được
xe thô sơ người đi bộ cho
phép đi thẳng và rẽ trái
d/ Loại biển chỉ dẫn : Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông ( trừ biển số 415 ).
Nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cầcn

thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình. loại biển chỉ dẫn gồm có 44
kiểu đựoc đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 444.
BIỂN CHỈ DẪN
423a 424(a,b)
Đường người đi bộ sang ngang Cầu vượt qua đường cho người
đi bộ
462 403a
Trạm cấp cứu Đường dành cho ôtô
3/ Quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy:
a/ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở tối đa 01 người lón và 01
trẻ em dưới 7 tuổi ; trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người
phạm tội được chở 02 người lớn.
b/ Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy
phải đội mũ bảo hiểm.
c) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm
3
.
Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô 3 bánh có dung tích
xi lanh từ 50 cm
3
trở lên và phải có giấy phép lái xe.
d) Cấm người điều khiển các loại xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn,
rượu, bia vượt quá 80 mg/10ml máu, hoặc 4ml/lít khí thở và các chất kích thích
khác.
đ) Cấm người đang điều khiển xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy có các hành vi
sau đây:
- Đi xe giàng hàng ngang;
- Đi xe lạng lách, đánh võng;
- Đi xe vào phần đường dành riêng cho người đi bộ và phương tiện khác;
- Sử dụng ô, diện thoại di động;

- Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng
kềnh;
- Buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh, bằng 2 bánh đối
với xe 3 bánh;
- Sử dụng xe mô tô, xe gắn máy không có bộ phận giảm thanh và làm ô
nhiễm môi trường;
- Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
e) Cấm người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy có các hành vi sau
đây:
- Mang, vác vật cồng kềnh;
- Sử dụng ô;
- Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
- Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
- Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông
4) Quy dịnh đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, người diều khiển
xe thô sơ khác.
a) Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa 01 người lớn và 01 trẻ em dưới 7
tuổi; trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặcv áp tải người phạm tội được chở
hai người lớn.
b) Cấm người đang điều khiển xe đạp có các hành vi sau đây:
- Đi xe giàng hàng ngang;
- Đi xe lạng lách, đánh võng;
- Đi xe vào phần đường dành riêng cho người đi bộ và phương tiện khác;
- Sử dụng ô diện thoại di dộng;
- Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang vác và chở cồng kềnh;
- Buông cả 2 tay hoạch đi xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh, bằng 2 bánh đối
đối với xe 3 bánh;
- Đi xe đạp trên hè phố, trong vườn hoa, công viên;
- Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
c) Cấm người ngồi trên xe đạp có các hành vi sau đây:

- Mang vác vật cồng kềnh.
- Sử dụng ô.
- Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
- Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
d) Trẻ em dưới 12 tuổi không được điều khiển xe đạp có đường kính bánh xe từ
650mm trở lên.
đ) Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường
dành cho xe thô sơ thì phải đi dúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có
báo hiệu ở phía trước và phía sau xe.
e) Hàng hoá xếp trên xe thô sơ phải an toàn, không gặp cản trở giao thông và che
khuất tầm nhìn của ngưòi diều khiển.
5) Người đi bộ:
a) Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố,
lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
b) Nơi không có đèn tín hiệu , không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, khi
đi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn,
nhường đường cho các phương tiện giao thông đang đi trên đường và chịu trách
nhiệm bảo đảm khi qua đường.
c) Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hay có cầu vượt, hầm dành cho người đi
bộ phải tuân theo tín hiệu chỉ dẫn và qua đường đúng vị trí đó.
d) Trên dường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách.
đ) Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua
lại phải có người lớn dắt.
Ngoài ra CBGV – NV cần nắm nguyên nhân tai nạn giao thông cụ thể như:
a) Do người tham gia giao thông chưa thực hiện đúng luật giao thông
* Do người lớn:
- Chạy quá tốc độ cho phép
- Chở người và hàng hoá quá quy định hoặc cồng kềnh.
- Sử dụng chất kích thích khi điều khiển phương tiện giao thông.

- Chưa bảo đảm an toàn cho trẻ khi đi trên các phương tiện giao thông:
+ Ngồi ở dóng xe, giỏ xe, thành xe.
+ Đứng trên phương tiện giao thông.
+ Không có ghế ngồi hoặc không buộc dây an toàn cho trẻ nhỏ.
- Người điều khiển phương tiện giao thông thiếu thận trọng, thiếu quan sát ở
nơi hay có người quay lại ( Trường học, chợ…) rẽ bất ngờ trước đầu xe không có
báo hiệu trước khi chuyển hướng, lao xe từ trong nhà, trong ngõ ra đường đường
chính, đi sai phần đường quy định.
- Để trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tự đi một mình trên đường, không có người lớn đi
kèm hoặc qua đường không có người lớn dẫn dắt.
* Do trẻ:
- Chạy qua đường đột ngột.
- Chạy từ trong ngõ, trong nhà ra đường đột ngột.
- Chơi không đúng chỗ: Chơi ở lòng đường, vĩa hè…
- Đùa nghịch khi đi trên các phương tiện giao thông: Thò đầu, thò tay ra ngoài ôtô,
tàu hoả; ném rác xuống đường, đứng ở chỗ lên xuống, chỗ không an toàn.
b) Do phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn:
Xe cộ, thuyền bè không đảm bảo an toàn ( phanh, lốp, máy móc… không đảm
bảo).
c) Cơ sở hạ tầng:
Đường xá chật hẹp, gồ ghề, thiếu biển chỉ dẫn ở những nơi nguy hiểm.
Để ngăn ngừa những tai nạn giao thông cần thiết phải giáo dục ATGT cho đối
tượng học sinh, trong đó có có lứa tuổi trẻ em Mẫu giáo. Các cô giáo, các bậc cha
mẹ học sinh là người có nhiều cơ hội gần gũi trẻ, chăm sóc trẻ nhiều hơn ai hết.
Do đó những kiến thức về kỉ năng ATGT ở trẻ sẽ được cũng cố và bền vững nếu
được cô giáo và các bậc cha mẹ luôn nhắc nhở trẻ thực hiện và làm gương cho trẻ
noi theo.
Thế là tôi tiến hành thực hiện bước tiếp theo.
Bước 3: Tổ chức họp và kí cam kết ATGT trong CBGV – NV:
- Tổ chức họp CBGV – NV thống nhất các về công tác an toàn giao thông

trong năm tại đơn vị.
- CBGV – NV viết bản cam kết và thống nhất kí cam kết sẽ thực hiện tốt các
nội dung về công tác ATGT .
- Phối hợp cha mẹ học sinh giáo dục ATGT cho trẻ:
Sau khi khai giảng xong trường chúng tôi tổ chức họp phụ huynh đầu năm
phổ biến “ Một số quy định của trường” và trò chuyện với phụ huynh học sinh về
“ Tình hình trật tự ATGT”; về “một số nguyên nhân tai nạn giao thông xảy ra” đặc
biệt là đối với các cháu nhỏ.
Từ những nguyên nhân thương tâm ấy. Chúng ta là CBGV– NV, là cô giáo, là các
bậc cha mẹ học sinh làm thế nào để thực hiện tốt ATGT và phối hợp cùng nhà
trường giáo dục ATGT cho trẻ mẫu giáo.
Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm. Tất cả đều thống nhất cam kết phối hợp
cùng nhà trường giáo dục ATGT cho con em mình; đảm bảo việc đưa đón con em
đến trường; thực hiện ATGT “khi ngồi trên xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm” để
bảo vệ bản thân mình và thực hiện một số trật tự ATGT.
Như thế là trường chúng tôi đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh về
trật tự ATGT để phụ huynh nắm bắt và phối hợp cùng nhà trường giáo dục ATGT
cho cháu.
Bước 4: Cung cấp và triển khai tài liệu về giáo dục ATGT cho CBGV – NV:
Tôi cung cấp và triển khai trong buổi sinh hoạt chuyên môn để nguyên cứu bàn
bạc và thảo luận một số tài liệu như:
* Bé học luật giao thông: Của bộ GD&ĐT, Vụ giáo dục Mầm non Hà Nội 2007.
Trong quyển sách này có 4 phần:
1. Cách đi đường.
2. Phòng tránh tai nạn khi đi trên các phương tiện giao thông.
3. Bé cần chơi nơi an toàn.
4. Một số phương tiện giao thông.
Khi sử dụng sách, cô giáo hướng dẫn trẻ quan sát kĩ từng bức tranh để trẻ tự phát
hiện ra những hành vi, hành vi sai. Sau đó hướng dẫn trẻ sử dụng bút màu để gạch
các hành vi sai, hoạch tô màu bức tranh cho đẹp , tô màu đèn hiệu biển báo cho

đúng mẫu hoặc cắt – dán các phương tiện giao thông vv…
* Chuyện, trò chơi, thơ, bài hát về giáo dục ATGT: của Bộ GD&ĐT. Vụ giáo
dục Mầm non. Hà Nội 2007.
Trong cuốn sách này có các trò chơi, bài thơ, câu đố bài hát và các câu chuyện về
giáo dục luật giao thông.
* Giáo dục ATGT cho trẻ Mẫu giáo: của Bộ GD&ĐT. Vụ giáo dục Mầm non. (
Sách dành cho giáo viên Mầm non ). Hà Nội 2007.
Cuốn sách này nhầm cung cấp cho giáo viên hiểu biết cơ bản về hệ thống giáo
thông, luật ATGT: nội dung, phương pháp, phương tiện chủ yếu để giáo dục
ATGT cho trẻ Mẫu giáo.
Cuốn sách có 4 phần:
Phần 1: Một số kiến thức về ATGT dành cho giáo viên Mầm non, để giáo viên tự
giác chấp hành pháp luật về trật tự ATGT nói chung phòng tránh những tai nạn
giao thông cho mình và cho cộng đồng.
Phần 2: Nội dung, phương pháp giáo dục trẻ Mẫu giáo về các phương tiện và luật
an toàn giao thông.
Phần 3: Hướng dẫn thực hiện chủ điểm “Phương tiện và luật an toàn giao thông”
Phần 4: Phụ lục.
Các trò chơi, câu truyện, câu đố, bài hát về phương tiện và luật giao thông.
Hướng dẫn tổ chức “Hội thi tìm hiểu luật giao thông cho trẻ Mẫu giáo”
Từ dó giáo viên tiến hành “giáo dục ATGT cho trẻ Mẫu giáo”mọi nơi mọi lúc.
Bước 5: Thực hiện “giáo dục ATGT cho trẻ”:
Giáo dục ATGT cho trẻ Mẫu giáo được thực hiện lồng ghép vào một số tiết học,
trong hoạt động đón trẻ, hoạt động vui chơi, thực hành cách đi đường và thấy được
hậu quả tai nạn của các hành động vi phạm luật ATGT.
Để giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng, thiết thực về luật ATGT, giáo viên cho trẻ
làm quen và nhớ được các biển báo như biển hiệu lệnh biển chỉ dẫn. Giúp trẻ có
hiểu có hiểu biết sơ đẳng về luật giao thông, có những hành vi, thói quen ban đầu
chấp hành luật giao thông, giáo viên cần thường xuyên vận dụng những những
điều kiện, tình huống thuận lợi để giáo dục trẻ và thiết kế các hoạt động cho trẻ

được trải nghiệm.
Ngoài những việc giáo dục ở lớp; giáo viên phải làm công tác chủ nhiệm trò
chuyện với phụ huynh khi phụ huynh đưa, đón trẻ để thăm dò xem việc phối hợp
cùng nhà trường giáo dục ATGT cho trẻ thế nào. Cô giáo còn sưu tầm tranh ảnh
ATGT, dán trên góc tuyên truyền dể tuyên truyền đến các bậc cha mẹ học sinh và
những ai đó bước chân tới trường thì cũng không quên thực hiện tốt việc ATGT và
phối hợp giáo dục ATGTcho con em của mình ở nhà.
Bước 6: Tiến hành kiểm tra đánh giá:
Nhà trường có kế hoạch kiểm tra qua từng học kì, qua tổ chức hội thi, qua các đợt
thi đua để đánh giá việc “thực hiện ATGT của CBGV – NV”và việc “Giáo dục
ATGT cho các cháu Mẫu giáo”, để biết được kết quả thực hiện.
III/ Kết quả đạt được:
Qua một năm học, trường chúng tôi đã thực hiện “Một số giải pháp chỉ đạo về
giáo dục ATGT cho trẻ Mẫu giáo” đã đạt kết quả như sau:
- CBGV – NV ở trường chúng tôi đã hiểu được những quy định cơ bản của
pháp luật về trật tự ATGT. Vì thế mà tất cả CBGV – NV trường tôi khi ngồi trên
xe máy đều đội mũ bảo hiểm.
- CBGV – NV trường chúng tôi đã phối hợp cùng phụ huynh học sinh giáo
dục các cháu mọi nơi mọi lúc về luật ATGT. Qua các đợt kiểm tra chúng tôi thấy
các cháu đã nhận biết được các biển báo, tín hiệu đèn, cách đi đường, hiệu lệnh
của cảnh sát điều khiển giao thông…
- Phụ huynh học sinh trường chúng tôi khi đưa đón con em của mình, đứng
trước cỗng trường trật tự không đứng tràn ra ngoài lề đường quốc lộ 1A.
- Phụ huynh đều thực hiện đội mũ bảo hiểm khi khi ngồi trên xe máy đưa đón
con em đến trường.
Kết quả trường chúng tôi đạt được như thế là nhờ đội ngũ CBGV – NV và phụ
huynh học sinh hiểu và nhận thức cao, về cơ bản của pháp luật trật tự ATGT, nhờ
sự nổ lực của giáo viên trong quá trình giảng dạy đã lồng ghép giáo dục ATGT
trong các môn học, trong các hoạt động để từng bước nâng cao hiễu biết về trật tự
ATGT cho trẻ Mẫu giáo. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ học sinh với nhà

trường.
IV/ Hiệu quả phổ biến
Đã qua 1 năm học trường chúng tôi thực hiện một số giải pháp trên đạt hiệu quả
cao. Thế là tập thể trường Mẫu giáo Hàm Đức 2 thống nhất một số giải pháp này
để đẩy mạnh công tác giáo dục ATGT cho trẻ Mẫu giáo tiếp tục ứng dụng cho các
năm sau sau này và phổ biến cho các trường bạn cùng thực hiện./.
* Ý kiến của hội đồng KHCS Hàm Đức, ngày 02 tháng 5 năm 2009
Sáng kiến kinh nghiệm này Người viết
đã phổ biến thực hiện tại trường.
Kết quả áp dụng mang lại hiệu
quả thiết thực.
Phó ban Nguyễn Thị Diệu Hằng
Lưu Thị Kim Phiến

×