Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Hoàn thiện hệ thống kế toán tại các trường trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.29 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
---------------

HOÀNG THỊ MINH

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 60340301

TP. HCM,ngày

tháng 03 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
---------------

HOÀNG THỊ MINH
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã ngành: 60340301
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm



TP. HCM,ngày

tháng 03 năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày…… tháng 04 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng

Chủ tịch

2

PGS.TS. Trần Văn Tùng


Phản biện 1

3

TS. Huỳnh Tấn Dũng

Phản biện 2

4

PGS.TS. Phạm Văn Dược

5

PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 17 tháng 03 năm 2018


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên
: Hoàng Thị Minh.
Ngày, tháng, năm sinh : 28/12/1991.

Giới tính : Nữ
Nơi sinh : Nghệ An

Chuyên ngành

MSHV

: Kế toán.

: 1641850013

I - Tên đề tài:
Hoàn thiện hệ thống kế toán tại các trường trung cấp công lập trên địa bàn
tỉnh Bình Dương
II - Nhiệm vụ và nội dung:
1– Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu vấn đề lý luận về hệ thống kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng về hệ thống kế toán tại các trường
Trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán tại các trường Trung
cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài
chính và phục vụ sự nghiệp giáo dục của các trường nói rêng và của tỉnh Bình
Dương nói chung.

2 – Nội dung: Kết cấu Luận văn gồm 5 chương, bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu chung về luận văn
Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 3: Thực trạng về hệ thống kế toán tại các trường Trung cấp công lập trên
địa bàn tỉnh Bình Dương
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp
công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Chương 5: Kiến nghị và kết luận
Nghiên cứu vận dụng phương pháp nghiên cứu nghiên cứu định tính. Trong


phần định tính, tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua phỏng vấn trực
tiếp tại bộ phận kế toán của các trường Trung cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Ngoài ra còn sử dụng kết hợp các phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh đối
chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp để giải quyết các vấn đề về lý luận, thống
kê số liệu thu thập, đánh giá thực trạng của các trường trung cấp công lập trên địa
bàn tỉnh Bình Dương để đưa ra phương hướng, đề ra một số giải pháp và kiến nghị
để hoàn thiện hệ thống kế toán tại các trường trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.
III- Ngày giao nhiệm vụ

: 24/07/2017

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ

: 17/03/2018

V- Cán bộ hướng dẫn

: TS DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS Dương Thị Mai Hà Trâm

…………………………


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận “Hoàn thiện hệ thống kế toán tại các trường
trường trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình của việc
học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong
nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu
trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn
thông tin đáng tin cậy.
Tp. HCM, tháng 03 năm 2018
Tác giả

Hoàng Thị Minh


ii


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập khoá học cao học tại trường Đại học công nghệ Tp.
HCM đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô,
gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán –
Tài chính – Ngân hàng; phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau đại học – Trường
Đại học Công nghệ Tp. HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết
của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn TS.Dương Thị Mai Hà Trâm đã tận tâm hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời hướng
dẫn tận tình của cô thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm
trong nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn
của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Tp. HCM, tháng

năm 2018

Tác giả

HOÀNG THỊ MINH


iii


TÓM TẮT
Mục tiêu hoàn thiện hệ thống kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công
lập nói chung và hoàn thiện hệ thống kế toán tại các trườn trung cấp công lập nói
riêng đang ngày càng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, đã có không ít
các nghiên cứu về vấn đề này kể cả trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, các đề
tài trước đây chủ yếu xoay quanh vấn đề nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kế toán tại
các doanh nghiệp ngoài quốc dân, còn tại các đơn vị công nói chung và các đơn vị
sự nghiệp giáo dục công lập nói riêng còn rất hạn chế. Bên cạnh đó các nghiên cứu
chủ yếu tập trung vào lý luận tổ chức công tác kế toán và hạch toán kế toán mà
không đi sâu vào phân tích cơ chế quản lý và tự chủ một phần và các nghiên cứu
thực hiện đối với các đơn vị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành
khác.
Trong nghiên cứu này, mục tiêu của tác giả là nghiên cứu vấn đề lý luận về
hệ thống kế toán trong các đơn vị sự ghiệp công lập (trong đó đại diện là 04 trường
trung cấp công lập) trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu
hỏi: “Các tiêu chí nào để đánh giá tính hoàn thiện hệ thống kế toán của đơn vị sự
nghiệp công lập nói chung và các trường trung cấp công lập nói riêng?” “Hệ thống
kế toán của các trường trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đáp ứng
được các yêu cầu đó chưa?” và “Làm thế nào để hoàn thiện hệ thống kế toán tại các
trường trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương?”.
Tổng hợp các lý luận, thừa kế kết quả từ các nghiên cứu trước đây có liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu hệ thống kế toán
tại các đơn vị nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tìm hiểu về
04 trường trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh bình dương và thực trạng hệ thống
của 04 trường.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hẹ thống kế toán tại các trường trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Tuy nhiên, các đề xuất này chỉ mang tính chất chung chung, chưa cụ thể và
đi sâu vào từng yếu tố của các nhân tố ảnh hưởng. Và đây chính là một trong những

hạn chế của đề tài. Một hạn chế nữa là phạm vi nghiên cứu của đề tài chưa được đa


iv

dạng, chỉ mới tập trung ở một số đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập (bậc trung cấp)
trên địa bàn tỉnh Bình Dương nên số lượng phiếu điều tra ít, kết quả chưa bao quát.
Vì vậy hướng nghiên cứu cho đề tài tiếp theo mà tác giả lựa chọn là nghiên cứu về
chuẩn mực kế toán công – nghiên cứu về các giải pháp để thống nhất các quy định
kế toán, hình thành một chế độ kế toán chung cho khu vực công tại Việt Nam trong
đó có đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.


v

ABSTRACT
Objective improve the accounting system at the business units general public
education and improve the accounting system at the public secondary creep in
particular are increasingly common concern of the whole society. So there were not
a few studies on this issue, including in the country and the world. However, the
previous topic mainly revolves around the issue of research to perfect accounting
system in national enterprises, also in the units in General and the business units
public education in particular is still very limited. Besides the research mainly
focused on the argument held accounting work and accounting without going deep
into the analysis and management of autonomous part and the study done for the
local unit into Ho Chi Minh City and other provinces.
In this study, the author's aim is to study the problem of reasoning about the
system of accounting in the public ghiệp units (of which the representative is a
public middle school 4th) of Binh Duong Province. This study will answer the
questions: "The criteria to assess the completeness of the accounting system, the

general public and the public secondary school in particular?" "The accounting
system of the public secondary school in Binh Duong Province have met the
requirements of that yet?" and "how to improve the accounting system at the public
secondary school in Binh Duong Province?".
The synthesis argument, inheritance results from previous studies that relate
directly and indirectly to the subject, the author focuses on the accounting system at
the public education unit established the Binh Duong Province Learn about the 4
public middle school in the province and the reality of the system 4 school.
From the results of research on, the author has proposed a number of
solutions to improve the accounting system at the counterfeited intermediate public
school in Binh Duong Province. However, these suggestions are just General in
nature, specific and yet going into each elements of the affected element. And this is
precisely one of the limitations of the topic. A further limitation is the range of
research topics has not been varied, just focused in some business units public
education (middle) of Binh Duong Province should at least investigate coupon, the
result is not yet over. So the research direction for the next topic that the author


vi

choice is research on the ccounting standards-the study of the solution to unify
accounting regulations, form a common accounting regimes for the public sector in
Vietnam in which There is the public education.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii

TÓM TẮT................................................................................................................iii
ABSTRACT.............................................................................................................. v
MỤC LỤC.............................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN............................................. 1
1.1. GIỚI THIỆU...................................................................................................... 1
1.1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................ 1
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 2
1.2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................3
1.2.1. Mục tiêu của đề tài:......................................................................................... 3
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................... 4
1.2.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 4
1.2.5. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 5
1.3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................. 5
1.3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................. 5
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................. 5
1.4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN............................................................................... 5
1.3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU................................................. 6
1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài................................................ 6
1.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước.................................................. 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP................................................................ 13
2.1.Một số vấn đề chung về kế toán và tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị kế
toán công lập........................................................................................................... 13
2.1.1.Khái niệm về kế toán và tổ chức công tác kế toán.......................................... 13
2.1.1.1.Khái niệm về Kế toán.................................................................................. 13



viii

2.1.1.2.Khái niệm về hệ thống kế toán.................................................................... 13
2.1.2.Yêu cầu của tổ chức hệ thống kế toán............................................................ 13
2.1.3.Nội dung tổ chức công tác kế toán................................................................. 14
2.2.Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập.................................................. 15
2.2.1.Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập............................................................. 15
2.2.2.Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập............................................................... 15
2.3.Nội dung hệ thống kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập...........................17
2.3.1. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán.................................................................. 17
2.3.1.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán................................................ 17
2.3.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán......................18
2.3.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán............................................ 19
2.3.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán............................................... 20
2.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán và bộ máy kế toán quản trị.....................................21
2.3.3. Tổ chức kiểm tra bộ máy kế toán.................................................................. 24
2.3.4. Tổ chức trang bị các điều kiện vật chất kỹ thuật cho công tác kế toán..........27
2.4.Các đặc điểm chi phối đế tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
công lập................................................................................................................... 27
2.4.1.Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động..................................................................... 27
2.4.2.Đặc điểm về quy mô....................................................................................... 27
2.4.3.Đặc điểm về yêu cầu quản lý.......................................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:....................................................................................... 29
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG....30
3.1.Giới thiệu chung về các trường Trung cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.........30
3.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của các trường Trung cấp công lập trên
địa bàn Tỉnh Bình Dương........................................................................................ 30
3.1.1.1. Trường Trung cấp Nông Lâm Nghiệp........................................................ 30
3.1.2.2. Trường Trung cấp Kinh Tế Bình Dương.................................................... 32

3.1.2.3. Trường Trung cấp Kinh Tế Kỹ Thuật Phú Giáo......................................... 33
3.1.2.4. Trường Trung cấp Mỹ Thuật – Văn Hóa Bình Dương................................ 35
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn của các trường Trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh


ix

Bình Dương............................................................................................................. 37
3.2.Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp công lập trên
địa bàn tỉnh Bình Dương......................................................................................... 39
3.2.1.Thực trạng về thực hiện chế độ kế toán.......................................................... 41
3.2.1.1.Thực trạng về tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán...........................41
3.2.1.2.Thực trạng về công tác tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế
toán.......................................................................................................................... 43
3.2.1.3.Thực trạng về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán........................ 44
3.2.1.4.Thực trạng về tổ chức lập hệ thống báo cáo kế toán.................................... 45
3.2.2.Thực trạng về tổ chức bộ máy kế toán tại các trường Trung cấp công lập trên
địa bàn tỉnh Bình Dương......................................................................................... 46
3.2.3.Thực trạng về công tác tổ chức kiểm tra kế toán tại các trường Trung cấp công
lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương............................................................................ 49
3.2.4.Thực trạng về tổ chức trang bị các điều kiện vật chất kỹ thuật cho công tác kế
toán tại các trường................................................................................................... 50
3.3.Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp công lập trên địa
bàn tỉnh Bình Dương............................................................................................... 51
3.3.1.Những ưu điểm của Tổ chức công tác kế toán................................................ 51
3.3.2.Những hạn chế............................................................................................... 53
3.3.3.Một số nguyên nhân....................................................................................... 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:....................................................................................... 57
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH BÌNH DƯƠNG............................................................................................. 58
4.1.Quan điểm hoàn thiện....................................................................................... 58
4.1.1.Phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động................................................... 58
4.1.2.Đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của đơn vị và các cơ quan chức năng................59
4.1.3.Từng bước tiếp cận chuẩn mức kế toán công quốc tế..................................... 60
4.2.Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức chứng từ kế toán tại các trường Trung cấp
công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.................................................................... 60
4.2.1.Hoàn thiện việc vận dụng chế độ kế toán áp dụng cho ĐVHCSN..................60


x

4.2.1.1.Hoàn thiện công tác tổ chức chế độ chứng từ kế toán.................................60
4.2.1.2.Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán........64
4.2.1.3.Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán............................................ 65
4.2.1.4.Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống báo cáo kế toán................................67
4.2.2.Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán.................................................. 68
4.2.3.Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán tại các trường Trung cấp công lập trên
địa bàn tỉnh Bình Dương......................................................................................... 70
4.2.4.Hoàn thiện việc trang bị các điều kiện vật chất kỹ thuật cho công tác kế toán 71

4.3.Kiến nghị........................................................................................................... 72
4.3.1.Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có liên quan.................................... 72
4.3.2.Kiến nghị với các trường Trung cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương................75
4.3.2.1.Kiến nghị đối với lãnh đạo.......................................................................... 75
4.3.2.2.Kiến nghị đối với bộ phận kế toán............................................................... 77
KẾT LUẬN............................................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................79



xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT CHỮ VIẾT TẮT
DIỄN GIẢI
1.
BCTC
Báo cáo tài chính
2.

CTKT

Công tác kế toán

3.

ĐVHCSN

4.

ĐVSN

5.

ĐVSNCL

Đơn vị sự nghiệp công lập

6.


GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

7.

HCSN

Hành chính sự nghiệp

8.

KBNN

Kho bạc Nhà nước

9.

NSNN

Ngân sách Nhà nước

10.

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

11.


QĐ-UBND

Quyết định - ủy ban nhân dân

12.

QCCTNB

Quy chế chi tiêu nội bộ

13.

TCCTKT

Tổ chức công tác kế toán

Đơn vị hành chính sự nghiệp
Đơn vị sự nghiệp


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng nhân viên kế toán theo trình độ chuyên môn tại các trường trung cấp, cao
đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Dương......................................................................................48


1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN
1.1. GIỚI THIỆU
1.1.1. Đặt vấn đề
Kế thừa tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vai
trò, vị trí và tầm quan trọng của của thế hệ trẻ đối với tương lai, vận mệnh của đất
nước, đồng thời khẳng định: “giáo dục là quốc sách hàng đầu” vì vậy giáo dục đào
tạo luôn được nhà nước quan tâm và hỗ trợ nhằm phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao cho đất nước.
Ngân sách nhà nước (NSNN) mặc dù eo hẹp, song những năm qua Nhà nước
vẫn luôn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể đầu tư cho giáo dục đào tạo từ 13% (năm
1998) lên 20% tổng chi NSNN.Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự hưởng
ứng của toàn xã hội; chúng ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục quốc dân
thống nhất và đa dạng, với nhiều loại hình đào tạo. Quy mô đào tạo đại học, cao
đẳng ngày càng tăng nhanh. Tính đến nay cả nước có trên 360 trường đại học, học
viện, trường cao đẳng với khoảng trên 1,5 triệu sinh viên, trong đó các trường ngoài
công lập chiếm khoảng 20%.
Những năm gần đây, sự xuất hiện của nhiều trường đại học quốc tế cũng như
trường đại học dân lập và việc vào đại học, cao đẳng dễ dàng hơn khiến cho các
trường trung cấp, dạy nghề gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tuyển sinh. Thêm
vào đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 hướng
dẫn các trường cần thực hiện tự chủ về tài chính làm cho các trường càng thêm lúng
túng trong hoạt động.
Những năm gần đây được sự đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp và nhiều nhà
đầu tư từ nước ngoài vào tỉnh Bình Dương đã có những bước phát triển đáng kể,
nhu cầu nhân lực về tay nghề càng cao thu hút nhiều đối tượng học sinh trên toán
quốc. Các trường trung cấp của tỉnh là những đơn vị sự nghiệp có thu nên nhiệm vụ
của các đơn vị này là phải sử dụng vốn, kinh phí của ngân sách Nhà nước cấp phát
có hiệu quả, trên cơ sở đầy đủ các chế độ quản lý tài chính, quản lý ngân sách là
một vấn đề các đơn vị đặc biệt quan tâm.
Để có thể đứng vững và tạo được thương hiệu cho trường mình, các trường

cần phải nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Muốn


2
làm được điều này, ngoài các điều kiện về kinh phí, nhân lực, kỹ thuật và công nghệ
thì tổ chức tốt công tác kế toán đóng vai trò rất quan trọng góp phần quản lý chặt
chẽ các khoản thu, chi tài chính và thông tin kế toán để ban lãnh đạo trường biết
phải sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả và việc hoạch định phương án thực hiện
có hiệu quả. Mặc dù cơ chế chính sách tài chính đối với giáo dục đào tạo đã có
nhiều thay đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, chủ động và nâng cao quyền tự
chủ cho các đơn vị giáo dục đào tạo nhưng trên thực tế việc huy động các nguồn lực
đầu tư của xã hội trong việc đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và khả
năng tiến tới tự chủ về kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu học phí,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và từ các nguồn thu hoạt động khác
còn hạn chế. Khi đã chuyển cơ chế hoạt động, để có thể đạt hiệu quả cao trong quản
lý nhằm đạt mục tiêu đề ra, các trường cũng cần quan tâm hơn đến công tác tài
chính, trong đó việc hòan thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình là một
trong những nội dung quan trọng mà mỗi trường đều phải thực hiện. Các thông tin
kế toán giúp cho ban giám hiệu có những thông tin thích hợp kịp thời để ra quyết
định, chính xác tạo nên nhiều lợi thế và sự chủ động cho nhà trường.
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Bất cứ một tổ chức, đơn vị hay doanh nghiệp nào thì hoạt động tài chính và
tự chủ tài chính là hoạt động then chốt chi phối đến tất cả hoạt động khác trong tổ
chức, cơ quan đó.Đối với các trường trung cấp công lập, thực hiện được tự chủ tài
chính hay tự chủ một phần theo đúng bản chất sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo,
sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn NSNN chi cho giáo dục.Tuy nhiên, để thực
hiện tự chủ tài chính hay tự chủ một phần có hiệu quả tại các trường trung cấp công
lập còn nhiều vấn đề đặt ra và cần có giải pháp thực hiện hiệu quả.
Các trường Trung cấp Công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương là nơi đào tạo
nguồn lao động chủ yếu cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Thực hiện chủ trương đổi

mới và nâng cao hoạt động, các trường đã chủ động cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tăng
cường công tác quản lý trong đó chú trọng đến việc hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán tại đơn vị mình. Từ một đơn vị được cấp kinh phí trở thành đơn vị tự bảo đảm
một phần, việc quản lý tài chính cũng gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi sự đoàn kết,
quyết tâm cao của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong mỗi


3
trường đồng thời cần quan tâm, giám sát chặt chẽ đến công tác tài chính - kế toán tại
đơn vị. Để có thể quản lý tốt được công tác kế toán, bộ phận kế toán của trường
không chỉ thực hiện các nghiệp vụ thu– chi, mà còn phải phân tích, dự báo được
tình hình để có thể tư vấn cho Lãnh đạo nhà trường đưa ra những quyết định hợp lý
nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp
công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương mặc dù đang từng bước hoàn thiện nhưng
vẫn còn nhiều bất cập, còn bị động khi chuyển sang cơ chế tài chính mới, chưa xây
dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn,... thông
tin kế toán mang lại chủ yếu chỉ mang tính chất báo cáo hành chính, chưa có tác
dụng thiết thực trong việc phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình tiếp nhận
và sử dụng kinh phí được cấp của đơn vị. Với yêu cầu vừa phát triển quy mô, vừa
đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời phải huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực tài chính từ Ngân sách cấp cũng như các khoản thu sự nghiệp,
điều này đòi hỏi tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị phải khoa học và phù hợp
với thực tiễn.
Vấn đề hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp công lập
trên địa bàn tỉnh Bình Dương có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng
quản lý tài chính và phục vụ sự nghiệp giáo dục của các trường nói riêng và của tỉnh
Bình Dương nói chung.
Dựa vào những kiến thức lý luận được học và nghiên cứu về tổ chức công
tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp và hiện tại tôi đang làm kế toán cho một

trường trung cấp tại Bình Dương đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế thực trạng
công tác kế toán tại các trường trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh, tôi đã chọn nội
dung “Hoàn thiện hệ thống kế toán tại các trường trung cấp Công lập trên địa bàn
tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu tổng quát của đề tài:
Nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kế
toán tại các trường Trung cấp công lập trên địa bàn Tỉnh Bình Dương.


4

Để hoàn thiện mục tiêu tổng quát có 3 mục tiêu cụ thể sau:
Nghiên cứu vấn đề lý luận về hệ thống kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
công lập.
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng về hệ thống kế toán tại các
trường Trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán tại các trường
Trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương góp phần nâng cao chất lượng
quản lý tài chính và phục vụ sự nghiệp giáo dục của các trường nói riêng và của tỉnh
Bình Dương nói chung.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần giải quyết 3 vấn đề chính có
mối quan hệ mất thiết với nhau, đó là:
(1)

Các tiêu chí nào để đánh giá tính hoàn thiện hệ thống kế toán của đơn

vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường trung cấp công lập nói riêng?

(2)

Hệ thống kế toán của các trường trung cấp cong lập trên địa bàn tỉnh

bình dương đã đáp ứng được các yêu cầu đó hay chưa?
(3)

Làm thế nào để hoàn thiện hệ thống kế toán tại các trường trung cấp

công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
1.2.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề liên quan đến lý luận và thực trạng về tổ
chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng
như việc tuân thủ các văn bản pháp quy liên quan đến công tác kế toán như Quyết
định số 19/2006/QĐ-BTC, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Thông tư số
185/2010/TT-BTC và một số văn bản khác của đơn vị, từ đó rút ra những ưu điểm
và những vấn đề còn tồn tại trong tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp
công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dư ơn g .
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Trong phần định tính, tôi
sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua phỏng vấn trực tiếp tại bộ phận kế
toán của các trường Trung cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngoài ra còn sử dụng


5
kết hợp các phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh đối chiếu, phương pháp phân
tích - tổng hợp để giải quyết các vấn đề về lý luận, thống kê số liệu thu thập, đánh
giá thực trạng để đưa ra phương hướng, đề ra một số giải pháp và kiến nghị để hoàn
thiện các vấn đề như mục tiêu đã đặt ra.
1.2.5. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Các trường Trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình
Dương (4 trường): Trường trung cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương, Trường trung
cấp Kinh tế Bình Dương, Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Phú Giáo, Trường
trung cấp Mỹ Thuật – Văn Hóa tỉnh Bình Dương
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 07/2017 đến tháng
12/2017
Phạm vi học thuật và chuyên môn: Đề tài được điều tra ở 4 trường trung cấp
Công Lập trên địa bàn Tỉnh Bình Dương.
1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Vận dụng được cơ sở lý thuyết về hệ thống kế toán và kết quả khảo sát để
hoàn thiện hệ thống kế toán tại các trường trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu giúp các trường trung công lập trên địa bàn tỉnh Bình
Dương biết được thực trạng hệ thống kế toán của đơn vị mình, từ đó có những giải
pháp tích cực, hiệu quả nhằm cải thiện và hoàn thiện hệ thống kế toán tại đơn vị
mình.
- Làm tài liệu tham khảo, làm tư liệu giảng dạy thực tế cho các đơn vị sự
nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương có các môn giảng dạy liên quan đến
kế toán hành chính sự nghiệp, hệ thống thông tin kế toán…
- Kết quả nghiên cứu cũng có thể mở rộng và làm tài liệu tham khảo, ứng
dụng trong hoàn thiện hệ thống kế toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục khác ngoài
công lập và ngoài tỉnh Bình Dương.
1.4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có kết cấu gồm 4 chương, nội dung từng chương như sau:



6
Chương 1: Giới thiệu chung về luận văn
Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 3: Thực trạng về hệ thống kế toán tại các trường Trung cấp công lập trên
địa bàn tỉnh Bình Dương
Chương 4: Giải pháp và Kiến nghị hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các
trường Trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương
1.3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Luder Klaus (1992), dựa trên việc nghiên cứu so sánh kế toán khu vực công
của các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Đan Mạch, Thủy Điển, Đức, Pháp,
và một vài vùng thuộc Vương quốc Anh và Cộng đồng châu Âu đã khẳng định chỉ
có chuyển đổi kế toán khu vực công từ cơ sở kế toán truyền thống của cac quốc gia
này sang cơ sở dồn tích thi BCTC khu vực công mới cung cấp thông tin, trung thực,
hữu ích, đáng tin cậy và đáp ứng yêu cầu kiểm soát nguồn lực của đơn vị công.
Chan J.L (2005) đã có cuộc khảo sát cải cách kế toán khu vực công của
chính phủ các nước đang phát triển, đồng thời phân tích kế toán trên cơ sở dồn tích
tuân thủ theo IPSAS rất có ích cho quốc gia đang phát triển về mặt phát triển xã hội
và lợi cích kinh tế. Tuy nhiên, tác giả đưa ra các “rào cản” để các nước đang phát
triển hạn chế phát triển hệ thống kế toán khu vực công trên cơ sở dồn tích như hệ
thống chính trị thiếu sự dân chủ, ý chí đổi mới không cao của nhà cầm quyền và sự
thiếu khả năng của các nước đang phát triển bao gồm cả khả năng về tài chính và
khả năng về mặt kỹ thuật. Tác giả cũng phân tích việc không sẵn long đổi mới hệ
thống kế toán nhằm cung cấp thông tin minh bạch của các nhà cầm quyền mà động
cơ chính vấn nạn tham nhũng tại các nước đang phát triển, ngay cả những nước
đang có nền dân chủ cao và hệ thống kiểm soát nội bộ tốt. Bên cạnh đó, việc thiếu
nhân lực chất lượng cao và tốn kém nhiều chi phí tổ chức cho việc tổ chức kế toán
theo IPSAS làm kế toán khu vẹc công ở các nước này khó long phát triển nhưng tác
giả khẳng định việc tuân thủ IPSAS tạo ra nhiều giá trị về mặt xã hội và lợi ích kinh

tế cho các nước đang phát triển như tuân thủ IPSAS sẽ là tăng trách nhiệm giải trình
của chính phủ hạn chế thất thoát tài sản công, tăng sự dân chủ, hạn chế tham


7
nhũng đồng thời nhận được tài trợ của quốc tế trong việc xóa đói giảm nghèo và
phát triển đất nước. Vì vậy, tác giả ủng hộ các nước đang phát triển thực hiện kế
toán khu vực công tuân thủ chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS đồng thời
khuyến nghị các tổ chức quốc tế, Liên hiệp quốc tài trợ cho các nước đang phát
triển đã tuẩn thủ IPSAS và không có tham nhũng.
Citra Sukmadilaga và cộng sự (2015), bằng phương pháp thống kê mô tả,
tiến hành nghiên cứu về mức độ công bố thông tin tài chính khu vực công tại các
nước Asian, Indonesia và Malaysia được chọn làm mẫu để tiến hành khảo sát.
Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính
khu vực công của Indonesia có cao hơn so với Malaysia, nhưng nhìn chung mức độ
công bố thông tin tài chính của hai nước đều thấp và trong tương lai cần có sự hài
hòa giữa chuẩn mực kế toán công của mỗi quốc gia với IPSAS.
Trong nghiên cứu của Meagan Jordan và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng có
khoảng cách giữa nhu cầu thông tin của công chúng và nội dung thông tin tài chính
mà chính phủ công bố. Để thu hẹp khoảng cách này, công dân cần có những hiểu
biết nhất định về các thông tin tài chính và nhận thức được ý nghĩa của chúng.
Nghiên cứu thực hiện khảo sát nhóm cư dân của Norfolk, Virginia về những thông
tin tài chính từ chính phủ mà họ muốn biết và cách thức để những thông tin đó hiệu
ích. Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh thông tin về ngân sách công dân quan
tâm đến kết quả hoạt động, thống kê liên quan đến nhân khẩu, một số thông tin phi
tài chính và các thông tin đó phải được cung cấp kịp thời, chính xác và có liên quan
đến quyết định của người sử dụng.
Nghiên cứu của Cristina Silvia Nistora và cộng sự (2013) về ảnh hưởng
của các nhân tố môi trường tới sự phát triển kế toán khu vực công của Romani, là
quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu xác định có năm nhân tố tác động đến việc cải

cách, phát triển kế toán tài chính Trung Quốc bao gồm: Môi trường Pháp lý, Chính
trị, Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Ouda (2004, 2008)
chỉ rõ nhân tố môi trường quốc tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc cải cách kế toán
khu vực công của một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Tài liệu nghiên cứu của Allison và các cộng sự (2009) được phát hành bởi
trung tâm thống kê giáo dục quốc gia của Mỹ. Trong tài liệu này, nhóm tác giả đã


8
đề cập đến vai trò của thông tin tài chính trong một trường học, nhìn nhận vai trò
của thông tin tài chính của một trường học đối với các tổ chức bên ngoài xã hội, nhà
đầu tư, Chính phủ. Tài liệu còn đề cập đến nội dung của BCTC đối với các tổ chức
chính phủ đáp ứng yêu cầu của GAAP và GASP. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ mới đề
cập đến vai trò của thông tin tài chính trong các trường Đại học mà chưa có một
hướng dẫn cụ thể về kế toán của các trường học và cũng chưa đề caapj đến vấn đề
minh bạch thông tin trên BCTC.
Trong sách chuyên khảo sát của Beams và các cộng sự (2011), tác giả đưa ra
những hướng dẫn chung về BCTC của các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận trong đó
có các trường Cao đẳng và Đại học tư nhân, hướng dẫn các bút toán cơ bản áp dụng
cho các trường Cao đẳng và Đại học. Nhìn chung, BCTC đối với các đơn vị này
được thực hiện trên cơ sở dồn tích, tuân thủ hướng dẫn của FASB bao gồm các hoạt
động ghi nhận các khoản thu nhập và chi phí, báo cáo tình hình tài chính, báo cáo
lưu chuyển tiền tệ để tăng cường khả năng so sanh của BCTC. Tác giả chưa đề cập
đến các giải pháp để nâng cao tính minh bạch của BCTC đối với các đơn vị này.
1.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nguyễn Văn Hồng (2007), trong luận án tiến sĩ nghiên cứu về hệ thống kế
toán nhà nước tác giả đề nghị các giải pháp hoàn thiện kế toán nhà nước Việt Nam
là phải hợp nhất kế toán nhà nước, hoàn thiện các quy định, quy trình quản lý ngân
sách, đưa kế toán quản trị vào kế toán nhà nước. Về lâu dài cần xây dựng tổng kế
toán nhà nước, hạch toán nợ và công quỹ vào kế toán nhà nước và xây dựng chuẩn

mực kế toán khu vực công Việt Nam theo IPSASs.
Bùi Văn Mai (2007), trên quan điểm của một nhà ban hành chính sách, tác
giả khẳng định Việt Nam sẽ vận dụng IPSASs để ban hành chuẩn mực kế toán khu
vực công. Theo tác giả để chuẩn bị cho việc ban hành chuẩn mực kế toán khu vực
công Việt Nam, thực hiện cải cách kế toán khu vực công Việt Nam trên cơ sở dồn
tích tuân thủ theo IPSASs thì Việt Nam cần phải hội tụ đủ ba điều kiện: Điều kiện
về pháp lý, điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ, điều kiện về tổ chức thực hiện. Trong
đó, điều kiện về pháp lý cụ thể là cần sửa đổi luật NSNN, chính sách tài chính. Điều
kiện về kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể là cần phân biệt cá yêu cầu, cơ sở của việc lập
BCTC và báo cáo quyết toán thu chi ngân sách và cần xây dựng mô hình tổng kế


×