Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè shan tuyết theo hướng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LÝ THỊ THỤI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
“TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT THEO
HƢỚNG SẢN XUẤT HỮU CƠ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ HỮU
CƠ CAO BỒ, XÃ CAO BỒ, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG”

Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hƣớng ứng dụng
: Kinh tế nông nghiệp
: KT & PTNT
: 2014 - 2018

Thái Nguyên - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––



LÝ THỊ THỤI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
“TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH
GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT THEO
HƢỚNG SẢN XUẤT HỮU CƠ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ HỮU
CƠ CAO BỒ, XÃ CAO BỒ, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG”

Hệ đào tạo
Định hƣớng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn
Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn

: Chính quy
: Hƣớng ứng dụng
: Kinh tế nông nghiệp
: KT & PTNT
: 2014 - 2018
: ThS. Chu Thị Hà
: PGĐ. Nguyễn Anh Dũng

Thái Nguyên - năm 2018


i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp, em
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong học tậpvà trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể các thầy, cô giáo
tạiĐại Học Nông lâm Thái Nguyên nói chung và các thầy cô trong khoa Kinh tế và
Phát triển Nông thôn đã trực tiếp giảng dạy, tận tình giúp đỡ em trong bốn năm học
qua.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáoThS. Chu Thị Hà,
người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt
nghiệp và hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Phó giám đốcCông ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao
BồNguyễn Anh Dũng người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại
cơ sở thực tập cùng toàn thể các anh, chị, cô, chú công nhân viên trong Công ty đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong việc thu nhập số liệu và những thông tin cần thiết cho
việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia
đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày
2018
Sinh viên

Lý Thị Thụi

tháng năm



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... i
MỤC LỤC............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................... vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 3
1.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................... 4
1.3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu.................................................................. 4
1.3.2. Nội dung thực tập............................................................................................ 4
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 5
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập........................................................................... 9
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 10
2.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................... 10
2.1.1. Một số khái niệm........................................................................................... 10
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của cây chè........................................................................... 13
2.1.3. Những vấn đề cơ bản về cây chè Shan tuyết................................................. 14
2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................. 18
2.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam............................18
2.2.2. Một số chính sách phát triển chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang..........................20
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP......................................................................... 22
3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ..........................................22

3.1.1. Giới thiệu về Công ty.................................................................................... 22
3.1.2. Lịch sử hình thành......................................................................................... 22


iii

3.1.3. Một số khái quát và những thành tựu đã đạt được của Công ty Cổ phần Trà
hữu cơ Cao Bồ........................................................................................................ 23
3.2. Kết quả thực tập............................................................................................... 23
3.2.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại Công ty.............................23
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập................................................................................ 26
3.2.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ.
.........................................................................................................................................46

3.2.4. Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp..................................................... 66
PHẦN 4: KẾT LUẬN........................................................................................... 71
4.1. Kết luận............................................................................................................ 71
4.2. Một số kiến nghị đối với Công ty chủ quản...................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 73


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình tài chính của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016) ...................... 29
Bảng 3.2: Số nợ Ngân hàng của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ năm 2016 ... 31
Bảng 3.3: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2014 - 2016) ....................... 32
Bảng 3.4: Tình hình tài sản cố định của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016) ............. 33
Bảng 3.5: Máy móc, thiết bị phục vụ cho khâu chế biến bán thành phẩm ............... 41
Bảng 3.6: Các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho khâu phân loại, chế biến chè

thành phẩm ................................................................................................................ 42
Bảng 3.7: Tình hình sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm (2014 - 2016) .. 46
Bảng 3.8: Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2014 - 2016) ..................... 47
Bảng 3.9: Doanh thu theo hình thức kinh doanh ...................................................... 48
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp tình hình tiêu thụ theo thị trường của công ty qua 3 năm
(2014 - 2016) ............................................................................................................. 49
Bảng 3.11: Bảng kết quả tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu qua 3 năm (2014 - 2016) 51

Bảng 3.12: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm ...................... 53
Bảng 3.13: Tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm (2014 2016) .......................... 55
Bảng 3.14: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2014 - 2016) .. 58
Bảng 3.15: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016) ... 60
Bảng 3.16: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn cố định ................................................ 61
Bảng 3.17: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016) 63
Bảng 3.18: Phân tích số vòng quay vốn lưu động .................................................... 63
Bảng 3.19: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty qua 3 năm (2014 - 2016) ........ 65


v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Cơ cấu thể chế của công ty Cổ phần. ........................................................ 10
Hình 2.2: Chu kỳ phát triển lớn của cây chè Shan. ................................................... 16
Hình 3.1: Bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ ...................... 27
Hình 3.2: Cơ cấu sản lượng chè xuất khẩu phân theo thị trường ngoài nước của
Công ty qua 2 năm (2015 - 2016). ............................................................................ 37
Hình 3.3: Sản lượng chè xuất khẩu phân theo thị trường ngoài nước qua 3 năm (2014 -

2016). ......................................................................................................................... 37
Hình 3.4: Quy trình chế biến chè xanh. ........................................................................ 39

Hình 3.5: Quy trình chế biến chè đen. .......................................................................... 40
Hình 3.6: Kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao
Bồ. ............................................................................................................................. 43


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBCNV

Chung bình chung nhân viên


CPTPP
CĐ, ĐH

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình
Dương
Cao đẳng, Đại học

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

HACCP
HĐND

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát điểm tới
hạn
Hội đồng nhân dân

IFOAM

Tổ chức các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế


KPCĐ

Kinh phí công đoàn

KT & PTNT

Kinh tế & Phát triển Nông thôn



Lao động

NAFTA

Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ



Nghị định

NN

Nông nghiệp

NQ - HĐND

Nghị định - Hội đồng nhân dân

NSLĐ


Năng suất lao động

NVL

Nguyên vật liệu

NVCSH

Nguồn vố chủ sở hữu

PTNN

Phát triển Nông thôn

QĐ - UBND

Quyết định - Uỷ ban nhân dân

QĐ-TTg

Quyết định - Thủ tướng

QĐ-UB

Quyết định - Uỷ Ban

QH

Quốc hội


QL

Quỹ lương

Diễn giải


vii

SWOT

Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức.

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TTLT-BNNPTNTBTC-BKHĐT

UBND

Thông tư liên tịch - Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông
thôn Bộ tài chính - Bộ kế hoạch đầu tư Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

VCĐ

Vốn cố định

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

VLĐ

Vốn lưu động

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu người ta đã biết đến chè với công dụng là một loại đồ uống có giá trị dinh
dưỡng và giá trị dược liệu cao được nhân dân ta và nhân dân nhiều nước trên thế giới ưa
chuộng. Sản phẩm chè rất đa dạng như chè xanh, chè đen, chè vàng, chè dược liệu,...

Hà Giang với điều kiện khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt
so với vùng thấp và trung du kế cận, huyện Vị Xuyên thích hợp để phát triển các
loại cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè.
Là tỉnh có diện tích chè nói chung lớn thứ 3 cả nước (sau Lâm Đồng và Thái
Nguyên) và diện tích chè Shan lớn nhất cả nước Hà Giang xác định đây là cây công
nghiệp mũi nhọn đối với những vùng phát triển chè và đối với sự phát triển kinh tế
của tỉnh nên những năm qua, người dân trồng chè ở Hà Giang đã nhận được sự quan
tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống, vốn,
khoa học kỹ thuật để phát triển cây chè. Diện tích chè đã không ngừng được mở
rộng, đầu tư thâm canh để tăng năng suất và sản lượng.
Chè Shan tuyết Hà Giang với thế mạnh là có nhiều lợi thế cạnh tranh được đánh
giá và khẳng định như: Vùng nguyên liệu sạch và an toàn; Chất lượng sản phẩm có lợi
thế so sánh với những vùng chè truyền thống trong nước; Nhiều vùng chè chưa có sự
tác động về hóa chất… Đặc biệt, với hơn 70% diện tích là giống chè Shan tuyết được
người dân trồng, phát triển trên những ngọn núi cao, quanh năm mây mù bao phủ, rất
phù hợp để phát triển sản xuất, đặc biệt là phát triển sản xuất chè hữu cơ…

Dù có diện tích chè lớn với nhiều lợi thế so với các vùng chè khác trong
nước, nhưng trên thực tế giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm chè Hà Giang chưa
cao. Nguyên nhân chính do tỉnh chưa xây dựng được thương hiệu chung cho sản
phẩm chè Hà Giang. Bên cạnh đó, mối liên kết “bốn nhà” để phát triển bền vững
ngành chè tại một số vùng chưa toàn diện. Các doanh nghiệp làm chè chưa quan
tâm đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, chưa có phân vùng nguyên liệu để tạo mối
liên kết bền vững với người nông dân.



2

Xuất phát từ những vấn đề đó, Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ đã liên
kết với xã Cao Bồ để xây dựng vùng nguyên liệu chè hữu cơ tại xã Cao Bồ, huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Sau nhiều năm thực hiện, từ năm 2012, chè Cao Bồ chính thức được Liên
đoàn quốc tế về phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) cấp chứng chỉ
chè hữu cơ - Organic Cao Bồ. Mỗi năm, hơn 100 tấn chè hữu cơ được xuất khẩu
sang các nước châu Âu, châu Mỹ.
Cùng với đó Tháng 6/2016, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
trao “Bằng công nhận cây Di sản Việt Nam” cho quần thể 220 cây Chè Shan tuyết
Cao Bồ có trên 100 năm tuổi. Điều này vừa giúp bảo vệ nguồn gen của giống chè
thơm ngon, vừa là dịp để xây dựng thương hiệu chè Shan tuyết Cao Bồ.
Với những kết quả đã đạt được sau nhiều năm thực hiện sản xuất chè Shan tuyết
theo hướng sản xuất hữu cơ đã giúp người dân của xã tăng thêm thu nhập, góp phần
tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Việc tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất và đánh giá hiệu
quả kinh tế của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ không chỉ giải quyết vấn đề
thực tiễn đầu ra của chè Cao Bồ, đóng góp kinh tế cho địa phương, mà còn nhận
thức rõ vai trò to lớn của cây chè Shan tuyết trong CNH, HĐH nông nghiệp nông
thôn. Để thấy rõ tính ưu việt của hình thức tổ chức sản xuất của công ty cũng như
mặt hạn chế cần khắc phục, cùng với sự giúp đỡ của ThS. Chu Thị Hà em tiến hành
thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất và đánh giá hiệu
quả kinh tế sản xuất chè Shan tuyết theo hướng sản xuất hữu cơ tại Công ty Cổ
phần Trà hữu cơ Cao Bồ xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất chế biến chè Shan tuyết theo

hướng sản xuất hữu cơ của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ xã Cao Bồ, huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.


3

Đánh giá được giá trị, vai trò của cây chè Shan tuyết đối với quá trình phát
triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, quy trình sản xuất, đóng
gói, phân phối, tiêu thụ sản phẩm từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế của Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp.
- Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của một doanh nghiệp, các
quy trình chế biến, công tác tổ chức sản xuất sản phẩm hàng hóa của CTCP Trà hữu
cơ Cao Bồ khi thực hiện sản xuất chè Shan tuyết theo hướng sản xuất hữu cơ.
- Đánh giá được các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, lực lượng lao động của Công ty.
- Phân tích được những khó khăn và thuận lợi trong việc tham gia vào quá

trình SXKD trong một nền kinh tế mở cửa với sự canh tranh gay gắt.
- Phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong

quá trình SXKD.
- Đưa ra được định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn

nữa hiệu quả SXKD của Công ty.
- Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa
học cho chính bản thân trước khi ra trường.
1.2.2.2. Về thái độ
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong Công ty.

- Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong
Công ty để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định
được năng lực của bản thân.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
Kỹ năng sống:
-

Tạo cho bản thân tác phong nhanh nhẹn, chịu được áp lực cao trong mọi

công việc, có thể tự lập sau khi ra trường.


4

- Biết lắng nghe và học hỏi từ những người khác.
Kỹ năng làm việc:
- Nâng cao kỹ năng làm việc với tập thể.
- Học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập, nghiên cứu, làm việc
một cách khoa học.
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và quản lý công việc một cách hiệu quả.
- Rèn luyện các kỹ năng thực hành, các công tác sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp.
1.3. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Cơ cấu tổ chức, quy trình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế tại Công ty
Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Khái quát chung về cây chè

+ Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Trà hữu cơ
+ Tìm hiểu quy trình sản xuất chè tại Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ.
+ Phân tích SWOT đối với sản xuất chè Shan tuyết tại Công ty Cổ phần Trà
hữu cơ Cao Bồ
+ Đánh giá được hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế tại Công ty Cổ phần
Trà hữu cơ Cao Bồ.
1.3.2. Nội dung thực tập
- Khái quát chung về cây chè
- Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, quá trình thành lập và phát
triển của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ.
- Tìm hiểu quy trình sản xuất chè tại Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ.
- Phân tích SWOT đối với SXKD chè Shan tuyết tại Công ty.


5

- Thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin của Công ty để tiến hành đánh giá
hiệu quả SXKD của Công ty trong 3 năm (2014 - 2016).
- Phân tích được các đặc điểm về thị trường, đối thủ cạnh tranh, kênh phân
phối, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Dựa vào quá trình tìm hiểu, thực nghiệm đưa ra được định hướng và một số
giải pháp đối với quá trình SXKD của Công ty.
1.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
● Phƣơng pháp thu thập thông tin:
- Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập số liệu thứ cấp là: Thu thập những số liệu, thông tin liên quan
trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức
của Công ty, như lấy số liệu từ các phòng ban, các báo cáo tổng kết liên quan đến
Công ty, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định,...
-


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

+ Thu thập số liệu thứ cấp từ CTCP Trà hữu cơ Cao Bồ, các báo cáo tài chính
hàng năm của Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ và các tài liệu có liên quan thông
qua các phòng ban của Công ty.

- Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động sản xuất của Công ty
nhằm có cái nhìn tổng quát về quá trình tổ chức, sản xuất, đồng thời cũng là những tư
liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin mà các anh, chị các phòng ban cung cấp.

- Phương pháp thảo luận:
Cùng với các anh, chị công nhân viên trong Công ty thảo luận về những vấn
đề khó khăn, tồn tại mà Công ty đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường,
chính sách của Công ty từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản
xuất của Công ty trong những năm tới.

-

Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin:
Phương pháp xử lý thông tin:


6

Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý, tính toán kỹ càng.
Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích.
- Phương pháp phân tích thông tin:
Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích

thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh, để phân tích kết quả
và hiệu quả SXKD của Công ty qua các năm. Phương pháp chỉ số, phương pháp
thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, năng suất lao
động, hiệu quả sử dụng vố cố định và vốn lưu động qua các năm.
- Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất:
Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Tổng doanh thu (TR):
TR = ∑Qi x Pi
Trong đó: TR là doanh thu bán hàng
Qi: là khối lượng sản phẩm thứ i bán ra
Pi: là giá bán sản phẩm i
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp,
doanh thu càng lớn và lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
+ Tổng chi phí (TC):
TC=FC+VC
Trong đó: FC là chi phí cố định
VC là chi phí biến đổi
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và
hoạt động của doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận (LN):
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Π=TR-TC
Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả kinh tế của mọi
hoạt động SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả SXKD.


7

Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả sản xuất kinh

doanh - Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Để phản ánh một cách chung nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
HS =

Đ

Trong đó: Hs là hiệu suất sử dụng vố cố định
VCĐ là vố cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đơn vị vốn cố định sẽ tạo ra được bao
nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Mức đảm nhiệm vốn cố định:

Đ

=

M

Trong đó: M VCĐ là mức đảm nhiệm vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thh́cần chi phí bao nhiêu
đơn vị vốn cố định.
Mức doanh lợi vốn cố định:
rVCĐ=

Đ

Trong đó: rVCĐ là mức doanh lợi vốn cố định

Π là lợi nhuận thu được trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh một đơn vị vốn cố
định thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
+ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vố lưu động:
Số vòng quay vốn lưu động:
l=

Đ


8

Trong đó: l là số vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này biểu hiện mỗi đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thể
mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Mức đảm nhiệm vốn lưu động:
=

M

Đ

Trong đó: MVLĐ là mức đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao nhiêu
vố lưu động.
Mức doanh lợi vốn lưu động:
rVLĐ=

Đ


Trong đó: r VLĐ : mức doanh lợi vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thể
mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận [11].
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động:
+ Năng suất lao động:
W=

Trong đó: W là năng suất lao động
L là số lao động
chỉ tiêu cho biết doanh thu một lao động có thể tạo ra trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
+ Lợi nhuận bình quân một lao động:
rLĐ=

Trong đó: rLĐ là lợi nhuận bình quân một lao động
Chỉ tiêu cho biết một lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có
thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.


9

+ Doanh thu/chi phí tiền lương
ITR/QL=

Trong đó: ITR/QL là doanh thu/chi phí tiền lương
QL là tổng quỹ lương của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh
thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Lợi nhuận/chi phí tiền lương:
rTL=


Trong đó: rTL là lợi nhuận/chi phí tiền lương
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền lương
vào sản xuất kinh doanh.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ 14/08/2017 đến 21/12/2017.
- Địa điểm: Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ tại xã Cao Bồ, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang.


10

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 110 – Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Công ty
Cổ phầnlà doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và
không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
-Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh
nghiệp số 68/2014/QH13 [8].
Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp cổ phần được thể hiện như mô hình sau:

Hình 2.1: Cơ cấu thể chế của công ty Cổ phần.

(Trích nguồn: Trương Hạnh Ly, Bài giảng “Tổ chức sản xuất)


11

2.1.1.2. Khái niệm tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao
động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô
sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội
với hiệu quả cao. Tổ chức sản xuất sẽ trả lời các câu hỏi sau:
- Kỳ này ta sản xuất sản phẩm gì?
- Sản phẩm được sản xuất ở đâu? (Bộ phận nào? công nghệ nào?)
- Ai sẽ sản xuất chúng? (người công nhân nào thực hiện gia công các sản
phẩm khác nhau)
- Cần bao nhiêu thời gian để sản xuất chúng?
Trong một doanh nghiệp tổ chức quá trình sản xuất được thực hiện ở hai cấp
độ khác nhau:
- Tổ chức sản xuất tập trung là xây dựng tiến trình đưa các lô sản phẩm vào
sản xuất trong các bộ phận sản xuất tuỳ theo quy trình công nghệ, năng lực sản xuất
của máy móc thiết bị và dự báo tiêu thụ sản phẩm ngắn hạn. Tổ chức sản xuất tập
trung cũng chính là lập kế hoạch đưa vào sản xuất.
- Tổ chức sản xuất phân tán là tổ chức sản xuất diễn ra trên các chỗ làm việc,
tổ chức sản xuất phân tán là để thực hiện kế hoạch sản xuất đã được lập ra trong
phương án tổ chức sản xuất tập trung [9].
2.1.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền
vốn) để đạt được mục tiêu xác định” [14].
Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát
phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:

H=K/C
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là
kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt
được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản


12

ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được
với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể
hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.
2.1.1.4. Khái niệm sản xuất hữu cơ
a. Khái niệm
Hiện nay có thể hiểu khái niệm sản xuất hữu cơ theo 2 cách như sau:
- Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện mà được hỗ trợ,
tăng cường gìn giữ bền vững hệ sinh thái, bao gồm các vòng tuần hoàn và chu kỳ
sinh học trong đất. Nông nghiệp hữu cơ là dựa trên cơ sở sử dụng tối thiểu các đầu
tư từ bên ngoài nhằm làm giảm ô nhiễm từ không khí, đất và nước, chống sử dụng
các chất tổng hợp như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu hóa học. Những người sản
xuất, chế biến và lưu thông các sản phẩm hữu cơ gắn bó với các tiêu chuẩn và chuẩn
mực của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ [15].
- Nông nghiệp hữu cơ (còn gọi là nông nghiệp sinh thái) là hệ thống đồng bộ
hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả đảm bảo hệ sinh thái bền vững, thực
phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội. Hệ thống
sản xuất hữu cơ là nhiều hơn hệ thống sản xuất mà bao gồm hoặc loại trừ một số vật
tư đầu vào [16].
b. Tiêu chuẩn hữu cơ đối với sản xuất chè hữu cơ

- Cấm sử dụng các loại phân bón tổng hợp vô cơ.
- Cấm sử dụng các chất hóa học bảo vệ thực vật.
- Cấm sử dụng các loại hoóc môn tổng hợp.
- Cấm sử dụng thiết bị (bình) phun sử dụng trong ruộng truyền thống (ruộng
lúa, rau màu hoặc chè chưa chuyển sang canh tác hữu cơ) cho ruộng hữu cơ.
- Các giống với thuốc trừ sâu bị cấm trước khi gieo hạt.


13

- Phân bón hữu cơ nên bao gồm nhiều loại nguyên liệu như phân ủ, phân chuồng
để lâu, phân xanh, phân vi sinh, và các chất khoáng khác từ nguồn gốc tự nhiên.
- Phân gia súc có thể sử dụng được khi đã hoai mục hoặc phải ủ nóng. Nếu

phân gia súc không được ủ thì sau bón 120 ngày mới được thu hoạch.
- Cấm đốt thân cây, cành lá, rơm rạ.
- Cấm sử dụng phân bắc (phân người).
- Cấm sử dụng phân ủ đô thị.
- Bao và những vật dụng sử dụng khi vận chuyển và đựng sản phẩm hữu cơ
phải sạch và mới. Không được sử dụng bao đựng phân tổng hợp cho việc đựng chè,
vận chuyển và bảo quản.
- Cấm sử dụng các loại thuốc diệt sinh vật hại trong kho chứa.
- Được phép sử dụng thuốc trừ sâu thực vật đã được phê chuẩn như các thuốc
thảo mộc tự nhiên chế từ lá cơi, rễ xoan, tỏi, ớt [3].
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của cây chè
2.1.2.1. Vai trò
- Vị trí của cây chè trong nền kinh tế quốc dân
+ Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu, phòng và
chữa nhiều loại bệnh.
+ Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin PP và

nhiều nhất là vitamin C.
+ Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống
phóng xạ. Điều này được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việc chứng
minh chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất
nguy hiểm.
- Chè là một loại cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài,
mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao.
Chè trồng một lần có thể thu hoạch 30 - 40 năm hoặc lâu hơn nữa, một số
loại chè như chè Shan tuyết có thể có tuổi thọ trên 100 năm.


14

Ở các tỉnh miền núi cây chè là cây chủ lực mang tính chất quyết định để phát
triển kinh tế ,xã hội. Là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào ta ở miền ngược.
- Ở nước ta, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao
Chè là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta,
hàng năm mang về cho đất nước rất nhiều ngoại tệ để thúc đẩy công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước như: Năm 2015 đã xuất khẩu được 54.000 tấn mang về cho
đất nước khoảng 67 triệu USD, năm 2016 đã xuất khẩu được 60.000 tấn tăng 9,94%
so với năm 2016 đạt kim ngạch xuất khẩu 75 triệu USD [13].
Xuất khẩu chè thì chúng ta đã tạo ra sự ổn định cho những người trồng chè
về mặt tiêu thụ sản phẩn từ đó họ yên tâm hơn với công việc của mình.
- Phát triển sản xuất chè giúp sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên và tạo
công ăn việc làm cho lao động nông thôn.
Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay đổi
cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tích đất trồng
cây lương thực thì chè là một trong những loại cây có ưu thế nhất.
Việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân
bổ các xí nghiệp, công nghiệp chế biến chè hiện đại ngay tại những vùng đó, từ đó

sử dụng lực lượng lao động ngay tại chỗ, tránh được phần nào tình trạng người dân
nông thôn di cư tự do xuống các vùng đô thị.
- Cây chè có vai trò trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái
Chè không những phủ trống đất trống đồi trọc mà nó còn tạo nên những điểm
du lịch sinh thái với những đồi chè rộng lớn, tuyệt đẹp thu hút khách du lịch đến
tham quan, trải nghiệm.
2.1.2.2. Ý nghĩa của cây chè
Cây chè có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, môi
trường đất, chống xói mòn và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
2.1.3. Những vấn đề cơ bản về cây chè Shan tuyết
Cây chè Shan tuyết hay cây trà Shan tuyết có tên khoa học là Camellia
Sinensis Var. Shan là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất


15

chè (trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là “Trung Quốc” trong tiếng Latinh. Các danh
pháp khoa học cũ còn có Thea bohea và Thea viridis.
2.1.3.1. Nguồn gốc
Cho đến nay việc xác định nguồn gốc của cây chè vẫn còn tồn tại nhiều quan
điểm khác nhau dựa trên những cơ sở lịch sử chế biến, sử dụng các sản phẩm chè
hay các công trình khảo cổ học, thực vật học. Nhưng nhìn chung những quan điểm
được nhiều người công nhận đó là:
- Quan điểm Darasegia các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng cây chè có
nguồn gốc từ Vân Nam - Trung Quốc.
- Theo Robert Bruce thì cho rằng cây chè có nguồn gốc từ Assam Ấn Độ.
- Theo Diemukhatze K.M (1982) quan điểm cho rằng cây chè có nguồn gốc
Việt Nam.
Hiện nay, các nhà khoa học cho rằn tùy thuộc vào thứ chè mà nguyên sản của
cây chè là cả một vùng từ Assan Ấn Độ sang Myanma, Vân Nam - Trung Quốc,

Việt Nam, Thái Lan. Từ đó chia làm 2 nhánh, một đi xuống phía Nam và một đi lên
phía Bắc, trung tâm là vùng Vân Nam - Trung Quốc. Điều kiện khí hậu ở đây rất
phù hợp cho cây chè sinh trưởng quanh năm.
Việt Nam được công nhận là vùng nguyên sản của thứ chè Shan, một trong 4
thứ chè hiện nay đang được gieo trồng rộng rãi trên thế giới [7].
2.1.3.2. Phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật cây chè Shan được xếp như sau:
Ngành : Hạt kín (Angiospermae)
Lớp : Hai lá mầm
Bộ : Chè Theales
Họ : Chè Theaceae
Chi : Camellia (Thea)
Loài : Sinensis
Tên khoa học : Camellia Sinensis Var. Shan


16

2.1.3.3. Đặc điểm sinh vật học
Chè Shan (Camellia Sinensis Var. Shan) là loại cây có thân gỗ lớn (Cao 6-10
m), cây sinh trưởng mạnh, có khả năng chịu rét tốt.
2

Lá to, dạng thuôn dài (diện tích lá lớn hơn 50 cm ) lá hình thuyền, răng cưa
sâu, chót lá nhọn, thịt lá mềm, mặt lá có nhiều gợn sóng, có khoản 10 đôi gân lá.
Búp to và mập (khối lượng búp khoảng 1 - 1,2 g) có nhiều lông tuyết trắng.
Cấu tạo của chè Shan bao gồm:
- Rễ chè;
- Thân chè;
- Cành chè;

- Mầm chè: Bao gồm mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực;
- Búp chè: Gồm búp bình thường và búp mù xòe;
- Lá chè (lá vảy ốc, lá cá, lá thật);
- Hoa và quả chè [7].
2.1.3.4. Đặc điểm sinh thái học
Cây chè Shan tuyết chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện
sinh thái. Yêu cầu tổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp là: đất tốt, chua, sâu,
thoát nước, khí hậu ẩm và mát.
2.1.3.5. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển
Chè Shan là cây lâu năm, có 2 chu kỳ phát triển: chu kỳ phát triển lớn và chu
kỳ phát triển nhỏ:
* Chu kỳ phát triển lớn:
Chu kỳ phát triển lớn hay còn gọi là chu kỳ phát dục cá thể của cây chè bao
gồm cả đời sống của cây chè. Được chia làm 5 giai đoạn theo sơ đồ sau:

Hình 2.2: Chu kỳ phát triển lớn của cây chè Shan.


×