Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Cơ cấu tổ chức của UBND cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.01 KB, 9 trang )

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND CẤP TỈNH VÀ CƠ QUAN CHUYÊN
MÔN CẤP TỈNH
NHÓM 2 – 1405QTVD
1. UBND CẤP TỈNH:
UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, được tổ chức theo các
đơn vị hành chính như sau:
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: gọi chung là cấp tỉnh
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: gọi chung là cấp huyện
- UBND xã, phường, thị trấn: gọi chung là cấp xã.
1.1. Vị trí, địa vị pháp lý của UBND cấp tỉnh:
 Điều 2, Luật số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về việc Tổ
chức HĐND và UBND, quy định:
“Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên
địa bàn”.
Như vậy, theo quy định của Pháp luật, UBND cấp tỉnh do HĐND cấp tỉnh,
thành phố bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND tỉnh, thành phố và cơ quan
nhà nước cấp trên (bao gồm Quốc hội, Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ).
UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, thành phố nhằm
bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
 Tại khoản 1, điều 8 Luật số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về
việc Tổ chức chính quyền địa phương, sửa đổi bổ sung: “Ủy ban nhân dân
do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm


trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên”.
1.2. Cơ cấu tổ chức và thành viên:
 Điều 119, Luật số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về việc Tổ
chức HĐND và UBND quy định:
“Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch,
Phó Chủ tịch và Uỷ viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng
nhân dân. Các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải
là đại biểu Hội đồng nhân dân.


Kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân phải được Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu các thành viên của
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
Hội đồng nhân dân cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu. Người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân
dân”.


UBND cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên, bao gồm: Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch, 1 ủy viên thư ký và các ủy viên khác. UBND của hai thành phố trực
thuộc trung ương lớn nhất là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có
số lượng nhiều hơn nhưng không quá 13 người (được quy định tại điều 122,
Luật số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về việc Tổ chức
HĐND và UBND)

Người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là Chủ tịch UBND.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên danh
nghĩa, vị trí này do HĐND tỉnh quyết định bằng bầu cử theo hình thức bỏ

phiếu. Chủ tịch UBND tỉnh thường đồng thời là một Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Chủ tịch UBND của hai thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất là Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Điều 127, Luật số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về việc Tổ
chức HĐND và UBND, quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có những nhiệm
vụ và quyền hạn sau đây:
“1. Lãnh đạo công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Uỷ ban
nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân:
a) Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp mình và Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện
Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết
của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cùng
cấp;
b) Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân
dân mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 124 của Luật này;
c) Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều
hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh
chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền,
tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công
chức và trong bộ máy chính quyền địa phương;
d) Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của
nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban nhân dân;
3. Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực
tiếp; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi
nhiệm các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm,



miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức
nhà nước theo sự phân cấp quản lý;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ
quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp
luật của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
5. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân
cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ;
6. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất,
khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự
và báo cáo Uỷ ban nhân dân trong phiên họp gần nhất;
7. Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”
 Điều 126, Luật số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về việc Tổ
chức HĐND và UBND, quy định: “Phó Chủ tịch và các thành viên khác của
Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân về
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao. Mỗi thành viên của Uỷ
ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cùng với các thành viên
khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội
đồng nhân dân cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên”.
 Khoản 1, điều 21 luật số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về
việc Tổ chức chính quyền địa phương, quy định cơ cấu của UBND cấp tỉnh:
“Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II
và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân
sự, Ủy viên phụ trách công an”.
 Ngoài ra, UBND có cùng nhiệm kỳ với HĐND cùng cấp. Khi HĐND hết
nhiệm kỳ, UBND tiếp tục làm việc cho đến khi HĐND khóa mới bầu ra

UBND khóa mới.
1.3. Chức năng của UBND cấp tỉnh:
UBND các cấp nói chung có một chức năng duy nhất là quản lí nhà nước,
góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà
nước từ trung ương đến địa phương. UBND cấp trên trực tiếp chỉ đạo hoạt động
của UBND cấp dưới. Trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, UBND
có quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương
mình, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và
thu hút đầu tư nước ngoài.
 Theo điều 3, Luật số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về việc
Tổ chức HĐND và UBND: “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan
liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các


biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền
địa phương”.

Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, UBND cấp
tỉnh là cơ quan thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, chấp hành
nghị quyết của HĐND cấp tỉnh cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên.

Nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh: Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp mình; Quyết
định thành lập các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch và
hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Cho phép thành lập, giải
thể, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; cấp, thu hồi giấy phép thành lập

doanh nghiệp, công ty; Xây dựng phương án đặt tên, đổi tên đường, phố,
quảng trường, công trình công cộng trong tỉnh…
 Tại Điều 21, Luật số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về việc
Tổ chức chính quyền địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND cấp tỉnh:
“1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy
định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3,
4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội
đồng nhân dân tỉnh.
2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp
quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác;
thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh
đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn.
5. Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây
dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc
phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác
chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động
viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của
pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa
phương.
6. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp

và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào
tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động,
chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã


hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác
theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân
cấp, ủy quyền.
8. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức
khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh”.
2. CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CỦA UBND CẤP TỈNH:
2.1. Vị trí pháp lý và chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh:
 Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh tham mưu, giúp UBND
cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa
phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của
UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
 Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý
về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý
nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên. Thứ trưởng cơ quan chuyên môn
thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND và cơ
quan chuyên môn cấp trên và khi cần thiết thì báo cáo công tác trước
HĐND.
2.2. Cơ cấu tổ chức và thành viên:
 Tại điều 8, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ về
Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, quy định gồm có 17 sở được tổ chức thống nhất tại địa
phương:

1. Sở Nội vụ:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Tổ
chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức
trong các cơ quan, tổ chức hành chính; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức
theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị
sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao
động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công
lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; chính quyền
địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ,
công chức cấp xã; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán
bộ, công chức cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn
giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.
2. Sở Tư pháp:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Công
tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra,
xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ
biến, giáo dục pháp luật; pháp chế; công chứng, chứng thực; nuôi con
nuôi; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường


nhà nước; luật sư, tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp;
hòa giải cơ sở; bán đấu giá tài sản; quản lý công tác thi hành pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của
pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Tổng
hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và
đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ

phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi chính phủ; đấu thầu;
đăng ký kinh doanh; tổng hợp về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác
xã, kinh tế tư nhân.
4. Sở Tài chính:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Tài
chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách
nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính;
tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động
dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
5. Sở Công Thương:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Cơ
khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí; hóa
chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến
khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp
chế biến khác; lưu thông hàng hóa trên địa bàn; xuất khẩu, nhập khẩu;
quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ
thương mại; quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hội
nhập kinh tế; thương mại quốc tế; quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn;
quản lý an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Nông
nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi và phát triển nông
thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông
sản, lâm sản, thủy sản, muối theo quy định của pháp luật.
7. Sở Giao thông vận tải:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về:
Đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao
thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm:
Cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển
báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho

người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi
đỗ xe.
8. Sở Xây dựng:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Quy
hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị;
hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ


cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu công nghệ cao; quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu
công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây
dựng; chiếu sáng đô thị; công viên, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang,
trừ nghĩa trang liệt sỹ; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm
việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đô thị;
quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng.
Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chức năng tham
mưu về quy hoạch xây dựng và kiến trúc do Sở Quy hoạch - Kiến trúc
thực hiện.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Đất
đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí
tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và
thống nhất về biển và hải đảo (đối với các tỉnh có biển, đảo).
10. Sở Thông tin và Truyền thông:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Báo
chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ
thông tin; điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tin đối ngoại; bản tin
thông tấn; thông tin cơ sở; hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên
báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp

trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Lao
động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp);
an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ
em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.
12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Văn
hóa; gia đình; thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (không bao gồm nội
dung quảng cáo quy định tại Khoản 10 Điều này); việc sử dụng Quốc kỳ,
Quốc huy, Quốc ca và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh theo quy định
của pháp luật.
13. Sở Khoa học và Công nghệ:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Hoạt
động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng
vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân.
14. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về:
Chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; nhà giáo và công chức, viên
chức quản lý giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ
em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ.


15. Sở Y tế:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Y tế
dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa,
pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết
bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế

hoạch hóa gia đình.
16. Thanh tra tỉnh:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
17. Văn phòng Ủy ban nhân dân:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về: Chương trình, kế hoạch
công tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt
động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đầu mối
Cổng thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ
đạo điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
quản lý công báo và phục vụ các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản
lý văn thư - lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.


ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN
NHÓM 2 – 1405QTVD
STT
1

HỌ VÀ TÊN
Lê Thị Duyên Hảo

NỘI DUNG
CÔNG VIỆC
Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức
Phân tích cơ cấu tổ chức
các cơ quan chuyên môn
cấp Tỉnh


MỨC ĐỘ
HOÀN THÀNH
100%

2

Nguyễn Thị Thu Hằng

100%

3

Nguyễn Thị Thanh Hoa Thiết kế Slide

100%

4
5

Phan Thị Thanh Thủy
Lê Bảo Trân

Tổng hợp, lên bản Word
Vị trí, chức năng

100%
100%

6


Nguyễn Thị Kiều Trinh

Phân tích cơ cấu tổ chức
của UBND cấp Tỉnh

100%



×