Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Phân tích những rào cản tiếp cận vốn vay nhằm phát triển các mô hình v a c tại huyện tam dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.66 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ THÚY

PHÂN TÍCH NHỮNG RÀO CẢN TIẾP CẬN VỐN VAY
NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH V.A.C
TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ THỊ THÚY

PHÂN TÍCH NHỮNG RÀO CẢN TIẾP CẬN VỐN VAY
NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH V.A.C
TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Luận

Thái Nguyên, năm 2018



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Thúy


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại học Nông
lâm – Đại học Thái Nguyên
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông thôn
và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Đỗ Xuân Luận, tác giả thực hiện
đề tài: “Phân tích những rào cản tiếp cận vốn vay nhằm phát triển các
mô hình V.A.C tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”.

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tác giả đã nhận được sự quan tâm
hướng dẫn giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo, dìu dắt của các thầy
cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.
Đỗ Xuân Luận đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong quá trình thực

hiện luận văn.
Tác giả trân trọng cảm ơn các sinh viên: Lỳ Bá Giờ (Lớp kỹ sư Phát triển
nông thôn K45 K02), Lường Văn Dũng (Lớp cử nhân Kinh tế nông nghiệp
K45 N02) và Nguyễn Duy Hưng (Lớp cử nhân Kinh tế Nông nghiệp K45
N03), Khoa Kinh tế & PTNT, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã hỗ
trợ thu thập số liệu sơ cấp. Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND các xã
Hướng Đạo, Duy Phiên và Hoàng Lâu, cùng các nông hộ VAC đã cung cấp số
liệu phục vụ cho nghiên cứu này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày
2018

Học Viên

Vũ Thị Thúy

tháng

năm


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC.............................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 1


1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................ 4

1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng
nông thôn....................................................................................................................................... 4
1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHCSXH.................................................................. 12
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................... 23
1.2.1. Hệ thống tín dụng nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới...........23
1.2.2. Hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam.................................................... 25
1.2.3. Bài học kinh nghiệm............................................................................................... 26
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt động tín dụng trong
phát triển kinh tế V.A.C.......................................................................................................... 27
1.3.1. Kinh tế V.A.C: vai trò ý nghĩa, các yếu tố thành công.......................... 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 30

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................... 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 30
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu........................................................................................... 30
2.3.2. Thu thập số liệu.......................................................................................................... 33
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................................... 36
2.4.1. Tình hình tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn vay.................................. 36
2.4.2. Chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất các mô hình...................................... 36
2.4.3. Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sản xuất các mô hình.................................... 37


iv
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................. 38


3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cưú..................................................................................... 38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa bàn huyện Tam Dương.........38
3.1.2 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế văn hóa xã hội tới
việc phát triển mô hình VAC............................................................................................ 51
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn............................................................................................ 53
3.2. Phân tích hiện trạng tài chính và nhu cầu tín dụng của hộ gia đình
áp dụng mô hình V.A.C.......................................................................................................... 54
3.2.1. Thông tin nhóm hộ điều tra................................................................................. 54
3.2.2. Nhu cầu vốn vay của hộ gia ðình áp dụng mô hình V.A.C.................55
3.3. Những khó khăn khi vay vốn ngân hàng............................................................. 59
3.4. Ảnh hưởng của việc vay vốn tới hiệu quả kinh tế của mô hình...............60
3.4.1. Tổng thu từ kinh tế VAC....................................................................................... 60
3.4.2. Chi phí từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC................................... 61
3.4.3. Hiệu quả từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC............................... 63
3.4. Những rào cản trong tiếp cận vốn vay của các nông hộ VAC..................64
3.5. Giải pháp nhằm rỡ bỏ rào cản tiếp cận tín dụng của nông hộ, trai
trại sản xuất theo mô hình VAC......................................................................................... 66
3.5.1. Từ phía các hộ sản xuất......................................................................................... 66
3.5.2. Từ phía Chính phủ, Nhà nước............................................................................ 67
3.5.3. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng
cho nông hộ VAC................................................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 72

1. Kết luận..................................................................................................................................... 72
2. Kiến nghị.................................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................... 76


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

Từ, cụm từ viết tắt

BQ:

Bình quân

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CN:

Công nghiệp

CS:

Chính sách

ĐVT:

Đơn vị tính

KHKT:

Khoa học kĩ thuật

LĐ:


Lao động

NN:

Nông nghiệp

PTNT:

Phát triển nông thôn

TB:

Trung bình

TN - KT- XH:

Tự nhiên - Kinh tế- Xã hội

UBND:

Uỷ ban nhân dân

VAC:

Vườn - Ao - Chuồng


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Cung tài chính nông thôn ở Việt Nam............................................................. 11
Bảng 2.1. Cơ cấu hộ gia đình VAC khảo sát đại điện cho các vùng sinh
thái khác nhau tại huyện Tam Dương 32
Bảng 3.1. Một số yếu tố khí hậu huyện Tam Dương..................................................... 40
Bảng 3.2: Các loại đất chính của huyện Tam Dương.................................................... 42
Bảng 3.3: Dân số, lao động huyện Tam Dương năm 2016......................................... 45
Bảng 3.4. Tăng trưởng giá trị sản xuất Tam Dương (2006 - 2016), so với
toàn tỉnh Vĩnh Phúc

48

Bảng 3.5. Cơ cấu nền kinh tế huyện Tam Dương 2012 - 2016................................ 49
Bảng 3.6. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của huyện Tam Dương giai
đoạn 2012 – 2016 50
Bảng 3.8: Cơ cấu vốn vay của hộ gia đình áp dụng mô hình V.A.C.....................55
Bảng 3.9. Nguồn vốn vay của các nông hộ VAC được khảo sát............................. 56
Bảng 3.10. Tính hình vay vốn, kỳ hạn nợ và lãi suất cho vay trung bình..........57
Bảng 3.11. Vốn tự có của hộ gia đình VAC....................................................................... 58
Bảng 3.12. Những rào cản khi vay vốn ngân hàng......................................................... 59
Bảng 3.13. Thu nhập từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC............................. 61
Bảng 3.14. Chi phí từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC.................................. 62
Bảng 3.15. Hiệu quả từ hoạt động sản xuất theo mô hình VAC..............................63
Bảng 3.16. Kết quả hồi quy mô hình Probit....................................................................... 64


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
V.A.C là những chữ đầu của 3 từ : Vườn - Ao - Chuồng. V.A.C chỉ một
hệ thống canh tác mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động làm

vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm. V.A.C là một trong những hệ
sinh thái bền vững - tiềm năng để phát triển kinh tế và có khả năng đáp ứng
nhu cầu của con người bởi sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, tiết kiệm
và tái chế. V.A.C đã trở thành một mô hình quan trọng và hiệu quả để xóa đói
nghèo (trích nguồn?).

Hình 1: Mô hình vườn ao chuồng khép kín
Nguồn: ccrd.com.vn/
V.A.C cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng theo các chế độ ăn uống trong các
gia đình bằng cung cấp các loại rau, hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao, hay
trứng, cá, thịt cho nhu cầu tiêu dùng trong các gia đình. V.A.C trong vườn
xung quanh nhà có thể giải quyết vấn đề thiếu đói trong các thời kỳ “giáp hạt”
giữa các vụ thu hoạch và đặc biệt là các loại rau, củ có thể nhanh chóng phục
hồi sau các thảm họa thiên tai.Thực hành mô hình V.A.C tạo ra cơ hội làm
việc trong một môi trường lành mạnh và tiếp cận với thực phẩm tươi sống và
an toàn, góp phần cải thiện điều kiện sức khỏe của con người.


2
Mô hình V.A.C có tác động tích cực tới môi trường (Nguồn?). Xử lý chất
thải V.A.C sẽ làm cho gia đình phong quang sạch đẹp, tạo nên một cuộc sống
khỏe mạnh, hạnh phúc. Ngoài ra nếu xử lý chất thải bằng Biogas sẽ có một
nguồn chất đốt sạch rẻ tiền, hiệu quả cao. Tóm lại, mô hình kinh tế V.A.C là
một hệ thống canh tác tổng hợp, kết hợp truyền thống và hiện đại, trong đó
việc đảm bảo thu nhập kinh tế ổn định cho các hộ gia đình nông dân là một
yếu tố chính được cấu thành. Kinh tế V.A.C có một tiềm năng rất lớn, cần
được kết hợp vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.
Tam Dương là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc
giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp thành
phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc; phía Đông giáp huyện Bình Xuyên; phía Tây

giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường. Huyện hiện có 13 đơn vị hành chính cấp
xã, thị trấn: Thị trấn Hợp Hoà, các xã Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, An
Hoà, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Hoa, Thanh Vân, Hợp Thịnh, Vân
Hội và xã Hoàng Lâu.Huyện có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và
miền núi, nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dương - Tam Đảo Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội. Nằm ở vùng địa hình trung du
chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng bằng, sản xuất nông nghiệp của Tam
Dương có thể phát triển mạnh các mô hình V.A.C kết hợp giữa cây ăn quả, chăn
nuôi gia cầm, gia súc và thuỷ sản. Tuy nhiên, nguồn vốn có giới hạn cũng là một
lí do khiến cho việc phát triể n các mô hình kinh tế V.A.C trên địa bàn huyện bị
hạn chế. Phát triển mô hình V.A.C đòi hỏi cần có nguồn lực, đặc biệt là nguồn
lực vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển hàng hóa quy mô trang trại. Trong khi đó,
khả năng tiếp cận nguồn vốn của các mô hình V.A.C gặp rất nhiều khó khăn. Do
đó, để các mô hình V.A.C trên địa bàn huyện phát triển nhanh hơn, mạnh hơn,
bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao, thì đòi hỏi cần phải có những chủ
trương, cơ chế chính sách


3
nhằm tháo gỡ những rào cản, tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình V.A.C
có thể tiếp cận được các nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có
một nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về thực trạng tiếp cận các nguồn lực tài
chính của các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Tam Dương để làm cơ sở
hỗ trợ người dân phát triển mô hình V.A.C. Từ những vấn đề thực tiễn trên
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích những rào cản tiếp
cận vốn vay nhằm phát triển các mô hình V.A.C tại huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích những rào cản trong tiếp cận vốn vay nhằm phát triển các mô
hình V.A.C tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đề xuất giải pháp tháo

gỡ các rào cản tiếp cận vốn của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp theo mô
hình V.A.C góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiện trạng tài chính và nhu cầu tín dụng nông hộ V.A.C.
- Phân tích những rào cản trong tiếp cận tín dụng của nông hộ V.A.C.
- Kiến ghị giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về tiếp cận tín dụng
nhằm phát triển nông hộ V.A.C tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.

Ý nghĩa nghiên cứu
-Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển V.A.C, tiếp cận tín

dụng của các nông hộ V.A.C.
-Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu tín dụng của các nông hộ V.A.C.
- Nghiên cứu về những rào cản trong tiếp cận tín dụng của các nông hộ
V.A.C trên địa bàn huyện.
-Nghiên cứu về những can thiệp chính sách nhằm thão gỡ khó khăn
trong tiếp cận tín dụng của các nông hộ V.A.C


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng nông thôn và hệ thống tín dụng
nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế
hàng hóa, phản ánh quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế theo

nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn, có mục đích và bảo đảm
tiền vay (Nguyễn Thị Oanh, 2010). Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình
thái kinh tế - xã hội. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, đồng thời
xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện
dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã
chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.
Theo nghĩa nguyên thủy, tín dụng (credit) là sự tin tưởng, tín nhiệm mà
cho vay mượn các loại vật tư, hàng hóa, tiền tệ. Như vậy, tín dụng không chỉ
là sự vay mượn thông thường mà là sự vay mượn với một mức tín nhiệm nhất
định; Tức là khi thực hiện quyền cho vay, người cho vay tin vào khả năng trả
nợ của người đi vay. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một loại quan hệ xã hội
biểu hiện mối liên hệ kinh tế, trước hết là dựa trên cơ sở niềm tin .
Theo quan điểm “Tín dụng là tổng số tiền người gửi vào tổ chức tín
dụng, đối với họ quyền kiểm soát số tiền đã bị chuyển đổi” thì tín dụng đứng
trên quan điểm là khoản tiết kiệm của người dân vào các tổ chức tín dụng.
(Mai Thanh Cúc, 2005).
1.1.1.2. Bản chất, chức năng, phân loại tín
dụng * Bản chất của tín dụng:
Tín dụng được hiểu là một phạm trù kinh tế hoạt động rất đa dạng và
phong phú. Bản chất có tính chất đặc trưng của tín dụng là tính không thay


5
đổi về trạng thái và giá trị mặc dù nó luôn được lưu chuyển và thay đổi về
phương thức giao dịch.
Tín dụng đóng vai trò là cầu nối giữa người thiếu vốn và người thừa vốn,
đáp ứng nhu cầu về vốn của người thiếu vốn đồng thời cũng giúp người dư
vốn sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình (Đỗ Tất Ngọc, 2006).
Mác đã viết về bản chất của tín dụng như sau: "Tiền chẳng qua chỉ rời
khỏi tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển

từ tay người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải
được bỏ ra để thanh toán, cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ
đem nhượng lại với một điều kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau một
kỳ hạn nhất định". Đồng thời Mác cũng đã vạch rõ yêu cầu của việc tiền quay
trở về điểm xuất phát là phải: "Vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời
lại lớn thêm trong quá trình vận động". Bản chất của tín dụng dù được diễn
đạt bằng nhiều cách, nhưng đều đề cập đến mối quan hệ, một bên là người cho
vay và một bên là người đi vay. Trong mối quan hệ này nó được ràng buộc bởi
cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất và pháp luật hiện hành. Sự hoàn trả là đặc
trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù
tín dụng với các phạm trù kinh tế khác (Các Mác, 1992).
* Chức năng của hệ thống tín dụng:
Hệ thống tín dụng có các chức năng quan trọng trong đó có ba chức năng
cơ bản sau:
- Thứ nhất: Chức năng phân phối lại tài sản dưới hình thức vốn tiền tệ
của người tạm thời chưa dùng đến chuyển cho người tạm thời cần sử dụng.
Thực chất là chuyển nhượng quyền sử dụng vốn. Việc luân chuyển vốn
tiền tệ này xuất phát từ lợi ích của cả hai bên, được thực hiện một cách tự
nguyện theo thoả thuận xuất phát từ chức năng của tín dụng về phân phối của
cải bằng tiền, bảo đảm vốn và thúc đẩy vận động liên tục tiền vốn.
Sự chuyển nhượng vốn từ cá nhân hoặc tổ chức dư vốn và cá nhân tổ
chức thiếu vốn tạo ra hiệu quả sử dụng vốn, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, từ
đó tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội.


6
Chức năng phân phối của tín dụng được thực hiện thông qua hai con
đường là: phân phối trực tiếp chuyển từ người cho vay sang người vay, không
qua trung gian và phân phối gián tiếp qua trung gian tín dụng.
- Thứ hai: Chức năng tạo vốn tiền tệ của tín dụng

Những nguồn vốn nhàn rỗi được huy động từ các tổ chức và nhân dân
hình thành nguồn vốn lớn của các tổ chức tín dụng rồi từ đó cung ứng cho các
doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ và các tổ chức tín dụng khác. Trong quá trình
đó, các nguồn vốn nhỏ lẻ, ngắn hạn được tập trung lại thành những khoản lớn
và dài hạn. Chức năng này thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn ngắn hạn và
dài hạn.
- Thứ ba: Chức năng kiểm tra của tín dụng
Vốn tiền tệ cho vay không làm thay đổi quyền sở hữu của người cho vay.
Người cho vay vốn luôn tính tới sự bảo toàn vốn gốc và còn phải có tiền lãi,
tức là phát triển được số vốn đã có, chống mọi sự rủi ro mất vốn, chính vì vậy
mà họ đòi hỏi kiểm tra sử dụng vốn của người vay. Chức năng kiểm tra của
tín dụng phát huy trước khi quan hệ tín dụng phát sinh, trong quá trình sử
dụng vốn tín dụng và đến khi quan hệ tín dụng kết thúc. Người sử dụng vốn
tín dụng phải chứng minh là vốn tín dụng sử dụng có hiệu quả, có vật chất bảo
đảm cùng với sự tín nhiệm. Sự kiểm tra vốn tín dụng là nhằm bảo đảm vốn tín
dụng sử dụng đúng mục đích, được cung ứng theo kế hoạch sử dụng để phát
huy hiệu quả, ngăn chặn rủi ro bằng tài sản thế chấp để bảo đảm vốn được thu
hồi. Những điều đó được thể hiện trong nguyên tắc tín dụng.
Tín dụng với ba chức năng cơ bản này thực sự là một công cụ quan trọng
trong việc phân phối và quản lý các hoạt động kinh tế đất nước.
* Phân loại tín dụng
– Căn cứ vào mục đích tín dụng:
+ TD sản xuất kinh doanh: NH cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế trên mọi lĩnh vực: công nghiệp,
nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ,…


7
+ TD tiêu dùng: Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân như: mua
sắm, trang trải các chi phí trong đời sống, cho vay thông qua phát hành thẻ tín

dụng…
– Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
+ TD ngắn hạn: Là tín dụng có thời hạn tối đa đến 12 tháng, nhằm phục
vụ nhu cầu vốn lưu động sản xuất kinh doanh và chi tiêu ngắn hạn.
+ TD trung hạn: Là loại cho vay của NH với thời hạn từ trên 1 năm đến
5 năm.
+ TD dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm nhằm tài trợ cho
việc mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng … phục vụ sản xuất
kinh doanh.
– Căn cứ vào bảo đảm của tín dụng:
+ TD không đảm bảo bằng tài sản: Ngân hàng cho vay dựa trên cơ sở uy
tín, tín nhiệm bản thân khách hàng vay.
+ TD có đảm bảo: Vốn vay được đảm bảo bằng tài sản của người đi vay
hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
– Căn cứ vào hình thức vốn tín dụng:
+ TD bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thức vốn tín dụng được ngân
hàng cung cấp bằng tiền.
+ TD bằng tài sản: Là loại cho vay mà hình thức vốn tín dụng được ngân
hàng cung cấp bằng tài sản, ví dụ như tín dụng thuê mua.
– Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
+ TD trả góp: KH vay phải hoàn trả dần vốn gốc và lãi theo định kỳ.
+ TD phi trả góp: KH vay phải hoàn trả toàn bộ vốn một lần khi đáo hạn.
+ TD hoàn trả theo yêu cầu: Là loại cho vay của ngân hàng mà việc thu
nợ được thực hiện theo yêu cầu hoàn trả của người đi vay trên cở sở khả năng
của người đi vay và trong thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận.


8
– Căn cứ vào tính chất hoàn trả:
+ TD hoàn trả trực tiếp: Ngân hàng cho vay và việc hoàn trả được thực

hiện trực tiếp bởi người đi vay.
+ TD hoàn trả gián tiếp: Việc trả nợ không được thực hiện trực tiếp bởi người
đi vay mà gián tiếp thông qua người thụ lệnh của người đi vay. (Trần Đình
Tuấn, 2008).
1.1.1.3. Tín dụng nông thôn
a. Lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính nông thôn
Nước ta những năm trước đây tồn tại cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính
truyền thống với quan hệ hiện vật là hình ảnh bao trùm sinh hoạt kinh tế và
chi phối các quan hệ kinh tế. Các quan hệ tiền tệ đã có lúc hình thành nhưng
không đủ sức thay thế các quan hệ hiện vật, có lúc có nơi lại tạo tiền đề để
duy trì các quan hệ này. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các quan
hệ kinh tế này từng bước được thay thế bởi các quan hệ tiền tệ. Lúc đó cơ cấu
kinh tế nông thôn được xác lập lại phù hợp với yêu cầu của cơ cấu thị trường
và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
b. Khái niệm tổ chức tín dụng nông thôn (TCTDNT)
TDNT góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp
nông thôn (Trần Đình Tuấn, 2008). Thông qua việc đầu tư vốn góp phần thay
đổi các ngành nghề, tỷ trọng sản xuất giữa các ngành nghề với nhau. Từ việc
chỉ có trồng lúa nước, nhờ có vốn TDNT mà người dân đã mạnh dạn đầu tư
vào một số lĩnh vực khác như kinh doanh dịch vụ, mua các tư liệu sản xuất
phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó còn
thúc đẩy việc phát triển một số ngành tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc
làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư. Từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh
tế trong nông nghiệp nông thôn.
Vốn tín dụng làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn làm cho kinh tế hàng
hoá phát triển thì bản thân nó lại là tiền đề cho thị trường hàng hóa sinh hoạt


9
kinh tế nông thôn (Trần Đình Định, 2002). Biểu hiện rõ nhất trên các mặt như

hình thành nên thị trường hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy quá trình lưu thông tự
do, nâng dần tính chất ngang giá trong trao đổi hàng hoá và nâng dần khả
năng tự điều chỉnh trước các tín hiệu thị trường của các chủ thể kinh doanh.
Tiếp theo là hình thành thị trường các yếu tố sản xuất nổi bật trong vấn đề
ruộng đất, giải phóng ruộng đất biến nó thành một yếu tố kinh tế thực sự có
giá cả được lưu thông trong tự do trên thị trường. Điều này làm cho năng suất
ruộng đất được nâng cao, giá trị sản phẩm hàng hóa tạo ra mỗi đơn vị diện
tích được tăng lên không ngừng. Cùng với việc thị trường hoá vấn đề ruộng
đất thì người dân được giải phóng sức lao động. Đây chính là tiền đề cho sự
phân rã nguồn lao động trong nông thôn và hình thành nên thị trường sức lao
động trong khu vực nông thôn.
c. Đặc điểm của các TCTDNT
- Trong nhiều năm qua, từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam
(tháng 5/1951) đến nay, dù đất nước ta đã trải qua những giai đoạn khó khăn
nhưng Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho đồng bào ở các
vùng nông thôn, đảm bảo phát triển kinh tế gia đình cũng như phát huy tiềm
năng của hộ sản xuất trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm và những sản
phẩm thiết yếu cho xã hội. Nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng
cao, các NHTM đã tham gia cung ứng vốn cho sản xuất nông nghi ệp mà chủ
yếu là thông qua hộ sản xuất. Tín dụng Ngân hàng đã đóng góp một phần rất
quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế hộ
nông dân nói riêng. Đặc biệt đối với Việt Nam - một nước nông nghiệp với
hơn 80% dân cư sống v à làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn,
chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, chia cắt, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, năng
suất lao động thấp. Mặt khác, trong cơ chế quản lý mới hiện nay, theo khoán
10 Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất lâu dài ch o hộ sản xuất, mỗi hộ giờ
đây đã là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền làm chủ mảnh ruộng của mình.
Do vậy, để kinh tế hộ sản xuất phát triển thì TDNT có vai trò rất quan trọng,
thể hiện:



10
- Phát huy tối đa nội lực của các hộ sản xuất, khai thác hết các tiềm năng
về lao động, đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả. Từ việc có vốn các hộ sẽ
mở rộng sản xuất, trên một mảnh đất có thể trồng nhiều loại cây và nhiều vụ,
tạo việc làm cho người lao động và tận dụng tối đa tiềm lực sẵn có.
- TDNT giúp các hộ sản xuất phát huy được tính tự chủ, năng động sáng
tạo (Mai Thanh Cúc, 2005). Điều đó xuất phát từ đặc trưng của tín dụng là
tính thời hạn và tính hoàn trả - khi đến hạn thanh toán như đã thoả thuận thì
người vay phải hoàn trả cho Ngân hàng cả nợ gốc và lãi. Vì vậy trong quá
trình sản xuất hộ sản xuất phải không ngừng đổi mới, áp dụng những thành
tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi, tạo ra nguồn thu để trả nợ. Hộ sản xuất vay vốn phải chủ động
sử dụng vốn có hiệu quả. Từ đó tạo ra sự phát triển vững chắc trong kinh tế
nông thôn, giúp người nông dân nâng cao trình độ dân trí, kiến thức về khoa
học kỹ thuật và kinh doanh góp phần đưa nông nghiệp và nông thôn phát triển
theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
TDNT góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân,
góp phần rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, xoá
bỏ sự phân hoá giàu nghèo, đưa nông thôn tiến kịp thành thị (Mai Thanh
Cúc,2005). TDNT chủ động khơi tăng nguồn vốn trong dân đồng thời cũng
không ngừng đáp ứng nhu cầu vốn để nông dân phát triển đa dạng ngành
nghề, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống. Vốn TDNH góp phần không
nhỏ vào việc khôi phục, hoàn thiện và phát triển hệ thống các kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội ở nông thôn như giao thông, thông tin, thuỷ lợi và nước sạch,
điện, đường, trường, trạm y tế, nhà ở và các công trình văn hoá phúc lợi công
cộng khác. Từ đó tạo ra sự phát triển toàn diện trong kinh tế nông thôn, tạo ra
sự biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế xã hội nông thôn cả về lượng và chất. Mặt
khác, trình độ dân trí của người dân cũng ngày càng tăng lên, kinh doanh có
hiệu quả hơn làm thu nhập tăng lên, tiêu dùng cũng tăng lên. Như vậy đời

sống vật chất tinh thần của người lao động được cải thiện.
TDNT tạo ra những mô hình kinh tế mới ở nông thôn, góp phần mở rộng
sản xuất hàng hoá, tiêu biểu là mô hình kinh tế trang trại, VAC,...Các hộ sản xuất
nhờ có vốn của Ngân hàng đã đầu tư mua sắm các vật dụng dùng cho sản xuất
tương ứng với tiềm năng sẵn có của gia đình mình (Mai Thanh Cúc, 2005).


11
Ví dụ, có hộ thì mua máy móc để kinh doanh dịch vụ, chế biến nông sản;
có hộ đầu tư vào chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Tuỳ theo điều kiện sẵn có của
từng hộ mà có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, có khả năng thu lợi
cao. Vì vậy mà nói kinh tế hộ sản xuất là đơn vị kinh tế có sự kết hợp hài hoà
giữa sản xuất và xã hội, giữa quy mô, phương thức, điều kiện sản xuất với lực
lượng lao động cụ thể của gia đình.
Như vậy, TDNT có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc phát triển
kinh tế hộ sản xuất mà còn đối với cả sự phát triển của nền kinh tế. Nó đẩy
nhanh quá trình quá trình phát triển của khu vực kinh tế nông thôn, làm tăng
giá trị sản xuất mà khu vực này mang lại. Hoạt động của Ngân hàng góp phần
đáng kể vào việc thực hiện đường lối chính sách mà Đảng và Nhà nước ta đề
ra: “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, từng bước đưa
nông thôn phát triển không ngừng về mọi mặt, dần dần xoá đi ranh giới về
kinh tế giữa thành thị và nông thôn.”
Hiện tại, các nhà cung cấp tài chính nông thôn chính ở Việt Nam được
chia thành ba nhóm chính như sau
Bảng 1.1. Cung tài chính nông thôn ở Việt Nam
Các tổ chức chính thức
• Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam
(AGRIBANK)
• Ngân hàng Chính sách xã hội

Việt Nam (NHCSXH)
• Hệ thống Quỹ tín dụng nhân
dân (QTDND)
• Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu
điện Việt Nam
• Ngân hàng phát triển Việt Nam
VDB
• Các tổ chức khác cung cấp dịch
vụ tài chính cho khu vực nông thôn

Các tổ chức
bán chính thức
• Bốn TCTCNT được
Chính phủ công nhận
- Quỹ tình thương TYM
- Quỹ trợ vốn cho người
nghèo tự tạo việc làm CEP
Trung tâm phát
triển vì người nghèo PPC
Quỹ hỗ trợ phát triển
phụ nữ Uông Bí
• 57 tổ chức NGOs quốc
tế cung cấp dịch vụ tài
chính vi Mô

Nguồn: www.sbv.gov.vn

Phi chính
thức
• Hụi, họ, các

hiệp hội tín
dụng tiết
kiệm
tự phát
• Họ hàng,
bạn
bè, hàng xóm
láng giềng
• Người cho
vay lãi


12
1.1.2. Hoạt động tín dụng của NHCSXH
1.1.2.1. Khái niệm về hoạt động ủy thác tín dụng
"Uỷ thác cho vay" là việc bên uỷ thác giao vốn cho bên nhận uỷ thác
thông qua hợp đồng uỷ thác cho vay để trực tiếp cho vay đến các đối tượng
khách hàng, bên uỷ thác trả phí uỷ thác cho bên nhận uỷ thác. Bên uỷ thác cho
vay vốn bao gồm: Chính phủ, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị - xã
hội, cá nhân trong và ngoài nước và các tổ chức tín dụng được thành lập và
hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng có nhu cầu cho vay vốn tín dụng
đến các đối tượng khách hàng. Bên nhận uỷ thác cho vay là các tổ chức tín
dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng có chức
năng cấp tín dụng dưới hình thức cho vay vốn theo quy định của pháp luật.
Khách hàng vay vốn là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình là khách hàng vay
vốn của bên nhận uỷ thác cho vay. Các bên có liên quan ràng buộc lẫn nhau
về quyền lợi và trách nhiệm bởi "Hợp đồng uỷ thác cho vay vốn", là thoả
thuận bằng văn bản giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác cho vay để bên nhận
uỷ thác trực tiếp cho vay, thu nợ đối với khách hàng. Hợp đồng uỷ thác cho
vay vốn có các nội dung chủ yếu như sau: tên, địa chỉ của bên uỷ thác và bên

nhận uỷ thác cho vay, số tiền uỷ thác cho vay, thời hạn uỷ thác, lãi suất cho
vay, gia hạn nợ, bảo đảm tiền vay đối với khách hàng, phí uỷ thác, trách
nhiệm của bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác, các thoả thuận khác phù hợp với
quy định của pháp luật. Các bên cũng có thể uỷ quyền cho các đơn vị thành
viên của mình thoả thuận và cam kết ghi trong hợp đồng uỷ thác cho vay theo
quy định của pháp luật.
1.1.2.2. Những nội dung cơ bản về phương thức uỷ thác cho vay đối với
NHCSXH
a. Về ký kết các văn bản
Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;


13
Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử
dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Ngân hàng nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách
hàng có đủ các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, có hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật:
Đối với hộ sản xuất, cá nhân thì phải cư trú (thường trú hoặc tạm trú) tại
địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi chi nhánh ngân
hàng cho vay đóng trụ sở. Đại diện hộ, cá nhân giao dịch với ngân hàng là chủ
hộ, cá nhân phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Đối với doanh nghiệp: Được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 và
Điều 96 Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Đối với
doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc: phải có giấy uỷ quyền vay vốn
của pháp nhân trực tiếp quản lý. Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải có đủ năng

lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có đủ năng lực pháp
luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo thời gian cam kết: có vốn tự
có tham gia và phương án, dự án; kinh doanh có hiệu quả; không có nợ quá
hạn hoặc nợ khó đòi tại ngân hàng.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn cụ thể của mỗi ngân hàng thương mại.


14
Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
- Quy trình cho vayđược bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách
hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được
tiến hành theo ba bước:
- Thẩm định trước khi cho vay;
- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay;
- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.
b. Các chương trình tín dụng và các dự án hiện nay đang uỷ thác cho tổ
chức chính trị - xã hội.
Làm kinh tế VAC chúng ta không thể không nhắc đến vai trò và tầm
quan trọng của Hội làm vườn Việt Nam. Hội Làm vườn Việt Nam, viết tắt là
VACVINA, là tổ chức nhân dân (NGO) được thành lập theo Quyết định số
31/BT ngày 22/02/1986 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ; Tên giao
dịch Quốc tế là Vietnam Gardening Association. Hội Làm vườn Việt Nam là
tổ chức nghề nghiệp xã hội, mang tính chất kinh tế kỹ thuật, hoạt động tự
nguyện, đoàn kết, hợp tác giúp nhau phát triển kinh tế VAC. Lĩnh vực hoạt
động hiện tại - Khoa học tự nhiên và chuyển giao công nghệ - Chăm sóc sức

khoẻ, y tế, khuyết tật - Giáo dục, đào tạo, dạy nghề - Nông nghiệp, khuyến
nông, lâm nghiệp - Việc làm - Xoá đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng Môi trường - Giới - Pháp luật.
VAC đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của Hội Làm vườn Việt
Nam. Từ 1986 đến nay Tổ chức Hội đã thu hút được 980,000 hội viên với mạng
lưới Tổ chức hình thành từ cấp Trung ương đến 61 tỉnh thành và tổ chức tới tận
các xã, nhằm thúc đẩy các hoạt động thực hành nông nghiệp bền vững.

Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển nông thôn (CCRD) là một đơn vị
trực thuộc, với các nỗ lực thành công trong công tác nghiên cứu để ứng dụng
các công nghệ sinh học cho việc hoàn thiện các mô hình VAC tại các vùng
sinh tái khác nhau trên địa bàn cả nước. Kết quả từ các hoạt động tư vấn,


15
chuyển giao công nghệ và phát huy các nguồn lực sẵn có bản địa đã đóng góp
quan trọng vào “Chương trình xóa đói giảm nghèo và đảm báo an ninh lương
thực cho các vùng nghèo”.
1.1.2.3. Nội dung và ý nghĩa uỷ thác cho vay
Khách hàng vay vốn là dân cư và doanh nghiệp có hai loại mục đích chính:

- Vay vốn phục vụ đời sống, sinh hoạt.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuỳ theo từng mục đích mà CBTD phân tích và thẩm định khách hàng
vay vốn theo những nội dung sau:
* Thời hạn cho vay:
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Thời hạn thu hồi của dự án đầu tư
- Khả năng trả nợ của khách hàng
- Nguồn vốn cho vay của ngân hàng

Từ đó Ngân hàng sẽ quyết định dựa theo đề nghị của khách hàng cho
vay với các thể loại là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.
* Lãi suất cho vay:
- Mức lãi suất cho vay do ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thoả
thuận phù hợp với quy định của ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng cho
vay ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời
hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, theo
quy định của NHNN Việt Nam và hướng dẫn của mỗi ngân hàng.
* Mức cho vay:
- Việc xác định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách
hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (Ngân hàng sẽ cho vay tối đa bằng
75% giá trị tài sản bảo đảm), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng


16
nguồn vốn của ngân hàng. Mức cho vay tối đa đối với một khách hàng không
quá 15% vốn tự có của Ngân hàng. Xác định đúng, cho vay đầy đủ hợp lý số
tiền vay sẽ giúp hộ sử dụng vốn có hiệu quả, độ an toàn vốn cao, đảm bảo
chất lượng tín dụng.
- Quy định về vốn tự có:
+ Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%
trong tổng nhu cầu vốn
+ Đối với cho vay trung, dài hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu
15% trong tổng nhu cầu vốn
- Riêng đối với hộ sản xuất hoặc những khách hàng có tín nhiệm thì được
vay đến 10 triệu đồng mà không phải bảo đảm bằng tài sản; nếu vốn tự có thấp
hơn quy định trên, giao cho Giám đốc Ngân hàng nơi cho vay quyết định.

- Đối với những hộ vay trên 10 triệu thì phải thực hiện bảo đảm bằng tài

sản theo quy định hiện hành của Chính phủ, của Thống đốc NHNN Việt Nam,
của từng ngân hàng.
* Đối tượng cho vay: chủ yếu là giá trị vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị
và các khoản chi phí thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, các
vật dụng cần thiết cho sản xuất....
* Nguồn vốn cho vay: Vốn của Ngân hàng là giá trị tiền tệ mà Ngân
hàng tạo lập hay huy động được từ các nguồn nhàn rỗi để sử dụng vào hoạt
động kinh doanh. Nó được hình thành từ 4 nguồn cơ bản sau:
- Vốn tự có: là vốn thuộc sở hữu riêng của Ngân hàng.
- Vốn huy động: được hình thành thông qua việc sử dụng các phương
tiện nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân chúng, bao gồm tiền gửi thanh toán,
tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá...
- Vốn đi vay: vay NHNN hoặc các tổ chức tín dụng khác.
- Vốn khác: được hình thành từ hoạt động tham gia làm đại lý, uỷ thác
cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước từ việc cung cấp các phương
tiện thanh toán.


17
* Phương thức cho vay:
-

Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và số tiền mà khách hàng cần vay mà

Ngân hàng áp dụng các phương thức cho vay thích hợp. Các phương thức cho
vay có thể sử dụng là cho vay trực tiếp, cho vay bán trực tiếp (như cho vay theo
tổ hợp tác, theo tổ liên doanh), cho vay gián tiếp qua các tổ chức trung gian....

- Tính thời hạn: nhu cầu vốn của các chủ thể chỉ diễn ra vào một thời điểm
nhất định phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, mùa vụ. Từ nhu cầu đó

khách hàng sẽ định ra một thời hạn để đề nghị ngân hàng cấp tín dụng. Thời hạn
cấp tín dụng cho khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của
khách hàng và cả đối tượng khách hàng xin vay. Trong thời hạn cấp tín dụng,
khách hàng có quyền sử dụng tài sản bằng tiền, tài sản của ngân hàng.
- Tính hoàn trả: xuất phát từ yêu cầu duy trì hoạt động của ngân hàng,

cho vay để tồn tại, ngân hàng cấp tiền vay cho khách hàng và sau một thời
gian nhất định như đã thoả thuận thì người đi vay phải có trách nhiệm thanh
toán cả gốc và/hoặc lãi cho ngân hàng.
- Sự tín nhiệm: tín dụng ngân hàng dựa trên sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn

nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng giao tiền, tài sản của mình
cho khách hàng sử dụng với sự tin tưởng rằng sau này khách hàng sé thực
hiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định.
- Tính rủi ro: hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì đây là một

hoạt động rất nhạy cảm về tiền tệ. Có thể có rủi ro do nguyên nhân chủ quan
và khách quan.
Về phía ngân hàng: rủi ro về thông tin không cân xứng, rủi ro lựa chọn
đối nghịch, rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng.
Về phía khách hàng: rủi ro đạo đức hoặc do hoạt động sản xuất kinh
doanh không mang lại hiệu quả, thiên tai dẫn đến mất khả năng trả nợ.


×