Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực giảng dạy của giáo viên bậc trung học cơ sở tại quận 8 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ HỮU TIẾN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐỘNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN 8
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ HỮU TIẾN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐỘNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN 8
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TẠ THỊ KIỀU AN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Tạ Thị Kiều An
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Tạ Thị Kiều An
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày
26 tháng 4 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
GS.TS. Võ Thanh Thu
PGS.TS Hoàng Đức
TS. Phan Thị Minh Châu
TS. Phạm Phi Yên
TS. Lê Quang Hùng


Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa
chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 31 tháng 3 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Hữu Tiến

Giới tính: Nam.

Ngày, tháng, năm sinh: 13/01/1991

Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


MSHV: 1541820129

I- Tên đề tài:
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực giảng dạy của giáo viên bậc trung học cơ
sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực giảng dạy của đội ngũ giáo

viên trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực giảng dạy của đội

ngũ giáo viên trường trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực giảng dạy cho đội

ngũ giáo viên trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/9/2016.
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/3/2017.
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Tạ Thị Kiều An
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Tạ Thị Kiều An

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực giảng
dạy của giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết có liên quan. Các
số liệu, mô hình tính toán và kết quả nêu trong luận văn là trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường Đại học hoặc Cơ sở nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 3 năm
2017
Học viên thực hiện Luận văn

Lê Hữu Tiến


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Thầy Cô Khoa Quản trị Kinh doanh đã
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian tôi tham gia học
tập, nghiên cứu tại trường.
Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Tạ Thị Kiều An, người đã bổ sung
cho tôi những kiến thức quý báu, hướng dẫn khoa học làm luận văn, tận tình chỉ
dẫn, định hướng giúp tôi hoàn thành Luận văn này.

Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ tôi về
mặt tinh thần, tạo mọi điều kiện, động lực và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện Luận văn.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức, tuy nhiên Luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chia sẻ từ
của Quý Thầy Cô và bạn bè.
Chân thành cảm ơn

Lê Hữu Tiến


iii

TÓM TẮT
Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực giảng dạy của giáo viên
bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện trong
bối cảnh Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp đổi mới giáo dục, chú
trọng đào tạo nguồn nhân lực và xu thế hội nhập sâu rộng của đất nước hiện nay. Đề
tài khảo sát 330 giáo viên biên chế đang giảng dạy tại các trường trung học cơ sở tại
Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 10 đến tháng
12 năm 2016.
Số liệu được phân tích qua phần mềm thống kê SPSS 2.0. Đề tài sử dụng hệ số
Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố (EFA) và hồi quy để đánh giá
động lực giảng dạy của giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí
Minh. Qua đó kết quả rút ra được 8 nhân tố ảnh hưởng đến động lực giảng dạy của
giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là các nhân
tố: (1) Niềm đam mê công việc, (2) Năng lực giảng dạy, (3) Lương thưởng, (4) Sự
tương tác với học sinh, (5) Sự đóng góp cho xã hội, (6) Mối quan hệ với đồng
nghiệp (7) Đào tạo và thăng tiến, (8) Sự công nhận của xã hội.
Trong số các nhân tố trên, các nhân tố niềm đam mê công việc, năng lực giảng dạy

và đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng mạnh đến động lực giảng dạy của giáo viên
bậc trung học cơ sở. Nhìn chung, mức cảm nhận về động lực giảng dạy của giáo
viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh ở mức cao, lãnh đạo
nhà trường và các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm chú trọng nhiều hơn đến niềm
đam mê công việc, năng lực giảng dạy và chính sách đào tạo và thăng tiến.
Qua đó, đề tài cũng đề xuất một số hàm ý quản trị về niềm đam mê công việc, năng
lực giảng dạy, lương thưởng, sự tương tác với học sinh, sự đóng góp cho xã hội, mối
quan hệ với đồng nghiệp, đào tạo và thăng tiến, và sự công nhận của xã hội để góp
phần nắm bắt tâm tư tình cảm của đội ngũ giáo viên bậc trung học cơ sở trong việc
tạo động lực giảng dạy.
Kết quả phân tích của đề tài sẽ là cơ sở quan trọng, hữu ích để hỗ trợ cho lãnh đạo,
các nhà quản lý giáo dục có những định hướng, chính sách cụ thể nhằm tạo thêm


iv

động lực giảng dạy cho các giáo viên đang giảng dạy tại các trường trung học cơ sở
tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.


v

ABSTRACT
Research topic “The factors affecting teaching motivation of Lower Secondary
Teachers in District 8 at Ho Chi Minh City” was done in the context in which the
Party and State paying special attention to the cause of education reform, focusing
on training human resources and the trend towards deep integration of the country
now. The subject of the survey of 330 teachers who are staff teaching at secondary
schools in District 8, Ho Chi Minh City, the survey period from September to
October 2016.

Data were analyzed using SPSS 2.0 statistical software. The subject was based
on Cronbach's Alpha coefficient, factorial analysis (EFA) and regression analysis
were used to evaluate the teaching motivation of junior high school teachers in
District 8 in Ho Chi Minh City. As a result, 8 factors influenced teaching motivation
of secondary school teachers in Ho Chi Minh City. These are the factors: (1)
Working Passion (2) Teaching Capacity (3) Reward (4) Interaction with Students
(5) Contribution to Society (6) Relationship with Co-workers (7) Training and
promotion (8) Recognition of societies.
Among these factors, the working passion, teaching capacity, and training and
promotion factors which are strongly influenced the teaching motivation of junior
high school teachers. Overall, the level of perception about the teaching motivation
of Middle School teachers in District 8 at Ho Chi Minh City is elevation, the head
of school and the educational administrators demand to spend more attention to
Working passion, Teaching capacity, and Training and Promotion policy. Thereby,
the topic also suggests a number of management implications for the Working
passion, Teaching capacity, Reward, Interaction with students, Contribution to
Society, Relationships with colleagues, Training and promotion. The social
recognition contribute captures the sentiments of Middle School teachers in
motivational teaching.


vi

The analysis result of the project will be an important and useful basis to
support the leaders and educational administrators with specific orientations and
policies in order to create more motivational in the teaching of the teachers at lower
secondary schools in District 8, Ho Chi Minh City.


vii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................ii
TÓM TẮT....................................................................................... iii
ABSTRACT..................................................................................... v
MỤC LỤC.....................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................... xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH................................................ xv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU............................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................... 1
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................... 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................... 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................. 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 3
1.4.3 Thực trạng chung về các trường và giáo viên trung học cơ sở tại Quận 8....3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 4
1.6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài gồm 05 chương như sau:............................. 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH......................... 7
2.1 TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ............................7
2.1.1 Khái niệm về giáo dục bậc trung học cơ sở.................................................. 7
2.1.2 Khái niệm về giáo viên................................................................................. 7
2.1.3 Khái niệm về học sinh bậc trung học cơ sở.................................................. 8
2.2 TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM
VIỆC........................................................................................................................ 9
2.2.1 Khái niệm về động lực làm việc................................................................... 9



viii

2.2.2 Khái niệm về tạo động lực làm việc........................................................... 10
2.2.3 Tạo động lực giảng dạy cho giáo viên bậc trung học cơ sở........................10
2.3 CÁC HỌC THUYẾT VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC.......................................11
2.3.1 Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1943)............................................ 11
2.3.2 Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964).................................................. 13
2.3.3 Thuyết công bằng của J.Stacy Adam (1963).............................................. 14
2.3.4 Thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959).................................................... 14
2.3.5 Học thuyết về sự tăng cường tích cực của B.F.Skinner (1904-1990).........16
2.4 CÁC MÔ HÌNH VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC................................................................................................................... 16
2.4.1 Các mô hình nghiên cứu:........................................................................... 17
2.4.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài....................................................... 19
2.4.3 Các công trình nghiên cứu trong nước....................................................... 21
2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT...................................... 27
2.5.1 Mô hình nghiên cứu................................................................................... 27
2.5.2 Giả thuyết cho mô hình nghiên cứu........................................................... 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 32
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 32
3.1.1 Định nghĩa phương pháp nghiên cứu......................................................... 32
3.1.2 Quy trình nghiên cứu................................................................................. 34
3.1.3 Phương pháp chọn mẫu.............................................................................. 35
3.1.4 Thiết kế bảng câu hỏi................................................................................. 35
3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO............................................................................... 35
3.2.1 Thang đo lường nhân tố niềm đam mê công việc....................................... 36
3.2.2 Thang đo lường nhân tố năng lực giảng dạy.............................................. 36

3.2.3 Thang đo lường nhân tố lương thưởng....................................................... 36
3.2.4 Thang đo lường nhân tố sự tương tác với học sinh..................................... 37
3.2.5 Thang đo lường nhân tố sự đóng góp cho xã hội........................................ 37
3.2.6 Thang đo lường nhân tố mối quan hệ với đồng nghiệp..............................38


ix

3.2.7 Thang đo lường nhân tố đào tạo và thăng tiến............................................ 38
3.2.8 Thang đo lường nhân tố sự công nhận của xã hội...................................... 39
3.2.9 Thang đo lường về động lực giảng dạy...................................................... 39
3.3 THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG................................................ 40
3.3.1 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng.....................................40
3.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu................................................................... 41

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................... 45
4.1 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA.......45
4.1.1 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố niềm đam mê công việc...............46
4.1.2 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố năng lực giảng dạy.......................46
4.1.3 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố lương thưởng...............................47
4.1.4 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố sự tương tới với học sinh.............48
4.1.5 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố đóng góp cho xã hội.....................48
4.1.6 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố mối quan hệ với đồng nghiệp.......49
4.1.7 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố đào tạo và thăng tiến....................50
4.1.9 Cronbach’s alpha của thang đo động lực giảng dạy nhìn chung.................51
4.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC
GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI QUẬN 8
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.............................................................................. 52
4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần thứ nhất......................................... 53
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA lần cuối.................................................. 56

4.2.3 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lường............................ 60
4.3 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN.......................60
4.3.2 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến............................................ 62
4.3.2.1 Mô hình................................................................................................... 62
4.3.3 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.......................................... 65
4.3.4 Đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố ảnh hưởng đến động lực
giảng dạy của giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
68


x

CHƯƠNG 5: CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ........................................ 80
5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 80
5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ........................................................................................ 82
5.2.1 Nhân tố niềm đam mê công việc................................................................ 83
5.2.2 Nhân tố năng lực giảng dạy........................................................................ 84
5.2.3 Nhân tố đào tạo và thăng tiến..................................................................... 85
5.2.4 Nhân tố sự tương tác với học sinh.............................................................. 86
5.2.5 Nhân tố Lương thưởng............................................................................... 87
5.2.6 Nhân tố sự công nhận của xã hội............................................................... 88
5.2.7 Nhân tố sự đóng góp cho xã hội................................................................. 89
5.2.8 Nhân tố mối quan hệ với đồng nghiệp....................................................... 89
5.3 CÁC HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO..........................90

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 92


xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA : Phân tích phương sai (Analysis of Variance).
CNXH

: Sự công nhận của xã hội.

df

: Cận tự do

DL

: Động lực giảng dạy nhìn chung.

DM

: Niềm đam mê công việc.

DT

: Đào tạo và thăng tiến.

ĐGXH

: Sự đóng góp cho xã hội.

EFA

: Nhân tố khám phá.


KMO

: Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin.

LT

: Lương thưởng.

MQH

: Mối quan hệ với đồng nghiệp.

NL

: Năng lực giảng dạy.

Sig.

: Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level).

SPSS

: Phần mềm hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp (Statistical

Package for the Social.
TTHS

: Sự tương tác với học sinh.

VIF


: Hệ số nhân tố phóng đại phương sai.


xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

1

2.1

Các nhân tố duy trì và động viên

13

2

2.2

Bảng tổng hợp một số thang đo về động lực làm việc

21

3


3.1

Thang đo về niềm đam mê công việc

31

4

3.2

Thang đo về năng lực giảng dạy

31

5

3.3

Thang đo về lương thưởng

32

6

3.4

Thang đo về sự tương tác với học sinh

32


7

3.5

Thang đo về sự đóng góp cho xã hội

33

8

3.6

Thang đo về mối quan hệ với đồng nghiệp

33

9

3.7

Thang đo về đào tạo và thăng tiến

34

10

3.8

Thang đo về sự công nhận của xã hội


34

11

3.9

Thang đo về động lực giảng dạy nhìn chung

35

12

3.10

Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng

36

13

3.11

Thống kê mẫu về đặc điểm giới tính

36

14

3.12


Thống kê mẫu về độ tuổi

36

15

3.13

Thống kê mẫu về trình độ chuyên môn

37

16

3.14

Thống kê mẫu về kinh nghiệm giảng dạy

37

17

3.15

Thống kê mẫu về thu nhập

38

18


3.16

Thống kê mẫu về khối giảng dạy

38

19

4.1

Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố niềm đam mê
công việc

41

20

4.2

Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố năng lực
giảng dạy

41


xiii

21


4.3

Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố lương thưởng

42

22

4.4

Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố sự tương tác
với học sinh

43

23

4.5

Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố đóng góp cho
xã hội

43

24

4.6

Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố mối quan hệ
với đồng nghiệp


44

25

4.7

Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố đào tào và
thăng tiến

45

26

4.8

Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố sự công nhận
của xã hội

45

27

4.9

Cronbach’s alpha của thang đo động lực giảng dạy
nhìn chung

46


28

4.10

Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần
thứ nhất

48

29

4.11

Bảng phương sai trích lần thứ nhất

49

30

4.12

Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ nhất

50

31

4.13

Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần

cuối

52

32

4.14

Bảng phương sai trích lần cuối

52

33

4.15

Kết quả phân tích nhân tố EFA lần cuối

53

34

4.16

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến
tính đa biến

60

35


4.17

Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến
tính đa biến

61

36

4.18

Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng
phương pháp Enter

61


xiv

37

4.19 Mức độ cảm nhận về nhân tố Sự tương tác với học
sinh

65

38

4.20 Mức độ cảm nhận về nhân tố Năng lực giảng dạy


66

39

4.21 Mức độ cảm nhận về nhân tố Sự đóng góp cho xã hội

66

40

4.22 Mức độ cảm nhận về nhân tố Mối quan hệ với đồng
nghiệp

67

41

4.23 Mức độ cảm nhận về nhân tố Đào tạo và thăng tiến

67

42

4.24 Mức độ cảm nhận về nhân tố Lương thưởng

68

43


4.25 Mức độ cảm nhận về nhân tố Niềm đam mê công việc

69

44

4.26 Mức độ cảm nhận về nhân tố Sự công nhận của xã hội

69

45

4.27 Bảng so sánh giá trị trung bình về mức độ cảm nhận
giữa nhóm giáo viên nam và giáo viên nữ

70

46

4.28 Bảng so sánh giá trị trung bình về mức độ cảm nhận
giữa 4 nhóm tuổi của giáo viên

70

47

4.29 Bảng so sánh giá trị trung bình về mức độ cảm nhận
giữa 4 nhóm trình độ chuyên môn của giáo viên

71


48

4.30 Bảng so sánh giá trị trung bình về mức độ cảm nhận
giữa 6 nhóm kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên

72

49

4.31 Bảng so sánh giá trị trung bình về mức độ cảm nhận
giữa 4 nhóm thu nhập của giáo viên

73

50

4.32 Bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng và mức độ cảm
nhận các nhân tố.

77


xv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
STT

HÌNH


NỘI DUNG

TRANG

1

2.1

Hệ thống nhu cầu của Abraham Maslow

9

2

2.2

Sơ đồ chu trình “nhân – quả” của Victor Vroom
(1964)

11

3

2.3

Mô hình đặc điểm công việc của Hackman & Oldham

15

4


2.4

Mô hình lý thuyết về động lực giảng dạy của giáo
viên bậc Trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ

22

Chí Minh
5

3.1

Mô hình lý thuyết chính thức về động lực giảng dạy
của giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành

28

phố Hồ Chí Minh
6

3.2

Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
động lực giảng dạy của giáo viên bậc trung học cơ sở

29

tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh
7


4.1

Mô hình chính thức ảnh hưởng đến động lực giảng
dạy của giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8

56

Thành phố Hồ Chí Minh
8

4.2

Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi
quy

58

9

4.3

Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa

59

10

4.4


Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa

59

4.5

Mô hình chính thức điều chỉnh về động lực giảng dạy
của giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành

64

11

phố Hồ Chí Minh


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN
CỨU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục và đào tạo luôn là chủ đề nóng trong xã hội và cũng là quốc sách
hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Theo tinh thần
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013, việc đổi mới giáo dục không
chỉ là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía
trước, mà còn là mệnh lệnh cuộc sống. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số
44/NQ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2014 ban hành thực hiện chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW. Trong các văn kiện Đại hội XII,
Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,
đào tạo; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường tiềm lực và đẩy
mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ. Việc đổi mới cần phải có người thực hiện và

đối tượng thực hiện. Vấn đề về đội ngũ giáo viên luôn được quan tâm trong sự
nghiệp đổi mới giáo dục, việc tạo điều kiện để phát huy năng lực và vai trò của
người thầy người cô rất quan trọng. Việc làm thế nào để tạo được động lực và thu
hút được nhiều đội ngũ giáo viên giỏi có tâm huyết với nghề luôn là những trăn trở,
thách thức đối với lãnh đạo ngành Giáo dục nói chung và các lãnh đạo trường trung
học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Giai đoạn hiện nay là sự bùng nổ của công nghệ thông tin của khoa học, xã hội
đang ngày một phát triển theo chiều hướng hội nhập, vì vậy đội ngũ giáo viên cũng
đang đứng trước những thách thức rất lớn trong việc trang bị kiến thức cũng như rèn
luyện các kỹ năng trong công tác giảng dạy. Con người được xem là nhân tố cơ bản,
là nguồn lực có tính quyết định trong các nhân tố quan trọng. Nguồn lực từ con
người là nhân tố bền vững và khó thay đổi nhất trong một tổ chức. Ngày nay, chất
lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa trọng yếu đối với sự phát triển không chỉ riêng của
một đơn vị mà còn của tất cả hệ thống. Chúng ta đã và đang hội nhập rất sâu vào
sân chơi của thế giới, do đó vấn đề cạnh tranh gay gắt là việc không thể tranh khỏi.
Để có được đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết, yêu nghề đã khó, việc nâng cao động


2

lực giảng dạy trong đội ngũ giáo viên này phát huy hết khả năng, trí tuệ, tài năng là
những thách thức cho các nhà quản lý Giáo dục và Đào tạo nói chung và lãnh đạo
tại các trường trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên là một giải pháp quan trọng nhằm tạo
bước chuyển biến mạnh mẽ về công tác giảng dạy, hỗ trợ tích cực cho quá trình đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực bằng các giải pháp khích lệ, động viên thiết thực trên nhiều phương diện,
giúp nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, hơn nữa các trường trung học cơ sở tại
Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh tương đối nhỏ và có nhiều hộ gia đình khó khăn,

do đó vấn đề nâng cao động lực giảng dạy là hết sức quan trọng trong công tác giáo
dục hiện nay.
Vì thế, tôi chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực giảng dạy của

giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận
văn tốt nghiệp, qua đó khám phá, tìm kiếm, phân tích các nhân tố chính tác động,
ảnh hưởng đến động lực giảng dạy, đồng thời đề đề xuất các hàm ý quản trị trong
công tác giáo dục và đào tạo tại các trường trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố
Hồ Chí Minh.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Luận văn được xây dựng dựa trên các mục tiêu sau:
-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực giảng dạy của đội ngũ giáo

viên trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực giảng dạy của đội

ngũ giáo viên trường trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Đưa ra các hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực giảng dạy cho đội ngũ

giáo viên trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố tác động đến động lực giảng dạy của giáo
viên trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.



3

Đối tượng khảo sát là đội ngũ giáo viên biên chế đang giảng dạy học sinh
trung học cơ sở tại các trường trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Được giới hạn là tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn
Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Thực hiện nghiên cứu từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017.
1.4.3 Thực trạng chung về các trường và giáo viên trung học cơ sở
tại Quận 8.
1.4.3.1 Thực trạng chung về các trường trung học cơ sở.
-

Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh là quận có dân số đông nhưng có mức sống

và thu nhập không cao do đó về mặt bằng chung các trường trung học cơ sở tại
Quận 8 có cơ sở vật chất ở mức trung bình, trung bình khá chủ yếu phục vụ cho hầu
hết các gia đình có em học sinh bậc trung học cơ sở nhưng có điều kiện kinh tế
trung bình hoặc trung bình khá.
-

Năm 2015, nhằm tiếp tục thực hiện chính sách phổ cập giáo dục cho tất cả

học sinh trong độ tuổi bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy
ban nhân dân Quận 8 đã tiến hành xây dựng thêm 1 trường trung học cơ sở nhằm
thực hiện tốt hơn việc giảng dạy cho các em học sinh đồng thời giảm tải mật độ tập
trung học sinh vào một số trường có thể dẫn đến nhiều phát sinh tiêu cực.
1.4.3.2 Thực trạng về số lượng trường và giáo viên bậc trung học cơ sở.

-

Năm 2013 – 6/2015 Quận 8 có 11 trường trung học cơ sở. Tháng 7/2015, ủy

ban nhân dân Quận 8 có Quyết định số 3835/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2015
về việc thành lập thêm trường trung học cơ sở nâng tổng số trường trung học cơ sở
tại Quận 8 lên 12 trường.
-

Về số lượng giáo viên giảng dạy bậc trung học cơ sở: năm học 2013-2014

tổng số giáo viên biên chế là 609 (trong đó 199 nam, 410 nữ), năm học 2014-2015
tổng số giáo viên biên chế là 603 giáo viên (trong đó 182 nam, 421nữ). Năm học
2015-2016 tổng số giáo viên biên chế là 653 giáo viên (trong đó 218 nam, 435 nữ)
tăng . Năm học 2016-2017 có tổng số giáo viên biên chế là 657 giáo viên (trong đó


4

223 nam, 434 nữ). Số lượng giáo viên biên chế bậc trung học cơ sở tại Quận 8
Thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát phục vụ bài nghiên cứu của tác giả tính đến
12/2016 là 624 giáo viên, trong đó (208 nam, 416 nữ).
-

Tình hình giáo viên trung học cơ sở nghỉ việc giai đoạn từ năm 2013 đến

năm 2016 được thống kê: năm 2013 có 42 giáo viên nghỉ việc, năm 2014 có 40 giáo
viên nghỉ việc, năm 2015 đến năm 2016 có 67 giáo viên nghỉ việc. Các trường hợp
nghỉ việc với lý do sức khỏe hoặc với lý do hoàn cảnh gia đình.
-


Tình hình thuyên chuyển giáo viên từ năm 2013 đến năm 2016, năm học

2013-2014 có 10 giáo viên, năm học 2014-2015 có 11 giáo viên, năm học 20152016 có 5 giáo viên chuyển công tác.
-

Về số lượng học sinh trung học cơ sở tại các trường trên địa bàn Quận 8

được thống kê (theo số liệu Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8) qua các năm học
như sau: năm học 2013-2014 có 13.813 học sinh (trong đó 3642 học sinh lớp 6,
3480 học sinh lớp 7, 3688 học sinh lớp 8, 3003 học sinh lớp 9). Năm học 2014-2015
có 14.604 học sinh (trong đó có 4424 học sinh lớp 6, 3536 học sinh lớp 7, 3257 học
sinh lớp 8 và 3387 học sinh lớp 9) tăng 5.73% so với năm 2013-2014. Năm học
2015-2016 có 15.233 học sinh (trong đó 4255 học sinh lớp 6, 4352 học sinh lớp 7,
3443 học sinh lớp 8 và 3183 học sinh lớp 9) tăng 4.31% so với năm 2014-2015.
Năm 2016-2017 có 15.627 học sinh (trong đó có 4121 học sinh lớp 6, 4107 học sinh
lớp 7, 4142 học sinh lớp 8 và 3257 học sinh lớp 9) tăng 2.59% so với năm học
2015-2016.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xem xét các nhân tố ảnh hưởng
đến động lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành
phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu định tính: Tiến hành thảo luận nhóm Trưởng phòng và Phó
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8, 5 Hiệu trưởng và 5 giáo viên là tổ
trưởng bộ môn đang công tác giảng dạy tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn


5


Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến động
lực giảng dạy, điều chỉnh và bổ sung thêm các nhân tố tác động đến động lực giảng
dạy trong đội ngũ giáo viên.
Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện dựa trên nguồn thông tin thu thập từ
các bảng khảo sát 330 các giáo viên biên chế nhằm giải quyết các mục tiêu định
lượng của đề tài là kiểm định mô hình thang đo và mô hình lý thuyết về động lực
giảng dạy của đội ngũ giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành phố Hồ Chí
Minh, sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.
1.6 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài gồm 05 chương như sau:


Chương 1 Tổng quan về nghiên cứu.



Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình.



Chương 3 Phương pháp nghiên cứu.



Chương 4 Kết quả nghiên cứu.



Chương 5 Các hàm ý quản trị.



6

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả đã giới thiệu đề tài, tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến động lực giảng dạy của giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành
phố Hồ Chí Minh”
Đề tài sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu. Thứ nhất là phương pháp nghiên
cứu định tính và thứ hai là phương pháp nghiên cứu định lượng.
Kết cấu đề tài gồm 5 chương. Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu. Chương 2:
Cơ sở lý thuyết và mô hình. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết
quả nghiên cứu. Chương 5: Các hàm ý quản trị.
Tiếp theo chương 2 tác giả sẽ giới thiệu tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu về
động lực. Từ đó nghiên cứu đưa ra các thành phần trong mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến động lực giảng dạy của giáo viên bậc trung học cơ sở tại Quận 8 Thành
phố Hồ Chí Minh.


×