Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Đời sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng người việt nam ở tỉnh viêng chăn nước CHDCND lào (1975 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.3 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DALOUNNY VONGINTHA

ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ CỦA CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở TỈNH VIÊNG
CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO (1975 - 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

DALOUNNY VONGINTHA

ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ CỦA CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở TỈNH VIÊNG
CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO (1975 - 2017)

Ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 8.22.90.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: TS NGHIÊM THỊ HẢI YẾN

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng.
Thái Nguyên, tháng 4 năm
2019
Người thực hiện

DALOUNNY VONGINTHA

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình sau đại học và viết luận văn , trước tiên tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử - trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nghiêm Thị Hải Yến - người đã trực tiếp
hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều

kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới gia đình và người thân đã luôn động viên,
khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tại Việt
Nam và tại Lào.
Thái Nguyên, tháng 4 năm
2019
Người thực hiện
DALOUNNY VONGINTHA

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................... iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................v
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................4
5. Nguồn tài liệu và phạm vi nghiên cứu............................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
7. Đóng góp của luận văn....................................................................................5
8. Cấu trúc của luận văn......................................................................................5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VIÊNG CHĂN VÀ QUÁ

TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI
TỈNH VIÊNG CHĂN........................................................................................6
1.1. Khái quát về tỉnh Viêng Chăn......................................................................6
1.1.1.Vài nét về lịch sử tỉnh Viêng Chăn............................................................ 6
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.................................................................7
1.1.3. Dân cư và tộc người sinh sống ở tỉnh Viêng Chăn....................................9
1.2. Quá trình người Việt đến Lào và định cư tại tỉnh Viêng Chăn...................10
1.2.1. Thời kỳ phong kiến................................................................................. 10
1.2.2. Thời kỳ thuộc địa của Pháp, Mỹ.............................................................12
1.2.3. Thời kỳ sau giải phóng và phát triển đất nước........................................15
1.3. Chính sách của chính phủ Lào đối với cộng đồng người Việt ở Lào.........17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 2: KINH TẾ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở TỈNH VIÊNG
CHĂN (1975- 2017).........................................................................................23
2.1. Nông nghiệp...............................................................................................23
2.1.1. Trồng trọt.................................................................................................24
2.1.2. Chăn nuôi................................................................................................25
2.2. Nghề buôn bán...........................................................................................26
2.3. Nghề dịch vụ..............................................................................................28
Chương 3: VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở TỈNH VIÊNG
CHĂN (1975- 2017).........................................................................................36
3.1. Văn hóa vật chất.........................................................................................36
3.1.1. Ẩm thực...................................................................................................36
3.1.2. Trang phục...............................................................................................38
3.1.3. Nhà ở.......................................................................................................40
3.2. Văn hóa tinh thần.......................................................................................41

3.2.1. Giáo dục bảo tồn bản sắc ngôn ngữ Việt.................................................41
3.2.2. Tôn giáo.................................................................................................. 43
3.2.3. Hôn nhân và gia đình.............................................................................. 47
3.2.4. Phong tục, tập quán.................................................................................53
3.2.5. Tang ma...................................................................................................55
KẾT LUẬN......................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................63
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết là

Đọc là

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

KHXH

Khoa học xã hội



Quyết định


THPT

Trung học phổ thông

TL

Tư liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Viêng Chăn................................. 10
Bảng 2.1. Cơ cấu nghề nghiệp..........................................................................30
Bảng 2.2. Mức thu nhập hàng tháng.................................................................30
Bảng 2.3. Thống kê thuế thu nhập của cửa hàng vàng tại chợ Văng Viêng,
tỉnh Viêng Chăn................................................................................ 33
Bảng 3.1. Thống kê đời sống tôn giáo của người Việt ở tỉnh Viêng Chăn........43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, người Việt Nam làm việc và định cư ở nhiều quốc gia trên thế

giới. Quá trình di cư của người Việt đến các quốc gia này diễn ra ở những thời
điểm khác nhau và do nhiều lí do khác nhau. Có thể nhận thấy rất rõ, người
Việt định cư lâu dài nhất và số lượng cũng đông nhất so với các nơi khác đó
chính là ở nước CHDCND Lào.
Lào và Việt Nam là hai nước có chung đường biên giới trên bộ, vì thế từ
rất sớm việc di cư của người Việt đến Lào diễn ra liên tục theo chiều dài của
lịch sử. Cùng với quá trình di cư, định cư của người Việt, văn hóa Việt đã có sự
giao thoa với văn hóa Lào. Người Việt cư trú chủ yếu ở các thành thị của Lào
từ đó hình thành nên cộng đồng người Việt ở Lào.
Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, người Việt ở Lào là người
bạn luôn sát cánh cùng nhân dân các bộ tộc Lào, họ đã góp phần làm nên chiến
thắng vẻ vang của dân tộc Lào, đưa nước Lào bước vào kỷ nguyên tự do, độc
lập.
Thời bình, người Việt ở Lào là cầu nối quan trọng trong quá trình vun đắp
mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Lào - Việt Nam, mối quan hệ mà không có
quốc gia nào có được trong lịch sử ngoại giao của mình.
Viêng Chăn là một trong những tỉnh mà người Việt tập trung sinh sống
đông nhất và có con cháu trở thành nhân dân Lào mà người Lào gọi là “Việt
Kiều”. Họ là lực lượng lớn, quan trọng và góp phần không nhỏ cho quá trình
phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh Viêng Chăn. Với mong muốn tìm
hiểu rõ về người Việt và vai trò của người Việt định cư tại tỉnh Viêng Chăn, tác
giả đã chọn chủ đề nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ: “Đời
sống kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Viêng Chăn
nước CHDCND Lào (1975 - 2017)”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đời sống kinh tế, văn hóa của người Việt Nam ở Viêng Chăn đã được các
nhà nghiên cứu đề cập tới trong một số công trình khoa học sau:
2.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố ở Việt Nam
Năm 2005, Viện Nghiên cứu Đông - Nam Á (Việt Nam) đã phối hợp với
Viện Nghiên cứu Văn hóa (thuộc Bộ Thông tin - Văn hóa Lào) triển khai
nghiên cứu đề tài: “Vai trò của cộng đồng người Việt tại Lào trong mối quan hệ
Việt Nam - Lào”. Đề tài do nhóm tác giả Phạm Đức Thành và Bunthèng
Xúcxavắt trực tiếp thực hiện. Mục đích nghiên cứu nhằm nâng cao sự hiểu biết
về đời sống của cộng đồng người Việt tại Lào, lấy đó làm cơ sở khoa học cho
các cơ quan chức năng hai nước có chính sách phù hợp đối với cộng đồng
người Việt tại Lào. Nội dung tài liệu đã bước đầu khái quát về đời sống kinh tế,
văn hóa, giáo dục…của cộng đồng người Việt ở Lào qua quá trình thực địa của
nhóm tác giả.
Trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á trong năm 2007 đã cho đăng một
số bài báo của nhiều tác giả như: “Bước đầu tìm hiểu Luật pháp và chính sách
của chính phủ Lào đối với người nước ngoài và người Việt Nam tại Lào”; “Vị
thế trong gia đình của người phụ nữ Việt kiều ở Lào”; “Vai trò kinh tế của
người Việt ở Lào” …. Những bài viết này đều tìm hiểu về cộng đồng người
Việt dưới nhiều lăng kính khác nhau.
Năm 2008, một số ấn phẩm đã được nhà xuất bản Khoa học xã hội phát
hành như:
“Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam - Lào” của tác
giả Phạm Đức Thành. Nội dung cuốn sách đã tiếp cận và trình bày về quá trình
hình thành cộng đồng người Việt ở Lào,về vai trò của Việt kiều trong quá trình
cách mạng Lào. Chính sự có mặt và hoạt động cách mạng của người Việt ở Lào
là nhân tố thắt chặt tình đoàn kết, chiến đấu Việt Nam - Lào trong thời kì kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Cuốn sách “Di cư và chuyển đổi lối sống trường hợp cộng đồng người
Việt ở Lào” của Nguyễn Duy Thiệu, tác giả đã đề cập và giải thích về quá trình
di cư của người Việt.
Nghiên cứu về người Việt ở Lào, những năm gần đây có một số luận văn
đã bảo vệ thành công tại các cơ sở đào tạo Sau đại học tại Việt Nam như: “Kinh
tế, văn hóa của người Việt ở tỉnh Viêng Chăn (Lào) (1975-2014)” của
Phongsavath Silipanya. “Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt
Nam tại tỉnh Khăm Muộn (Lào) từ năm 1947 đến năm 2015” của Layphone
Phanmahesack. “Kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh
Luang Prabang nước CHDCND Lào (1986 - 2015)” của Sombath
Kingbouakai….Trên cơ sở khai thác tài liệu từ thư viện, từ các viện
nghiên cứu kết hợp với nguồn tư liệu điền dã tại địa bàn nghiên cứu, các tác giả
đã làm rõ về kinh tế, văn hóa của người Việt ở Lào nói chung và ở các địa bàn
như: Thủ đô Viêng Chăn; Khăm Muộn và Luang Phra Băng….
2.2. Những công trình công trình nghiên cứu đã công bố ở Lào
Năm 2007, có một số bài báo đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội Lào như:

“Yếu tố Việt trong tiến trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa tại Lào” của
Kham Phenug Thip MounTa Li. Tác giả đã trình bày về tiếng nói, nghi lễ hôn
nhân, tín ngưỡng tôn giáo, ăn, mặc và ở của người Việt Nam tại Lào.
“Tiếp xúc giao lưu và chuyển đổi bản sắc tộc người trong nhóm hôn
nhân hỗn hợp Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào” của Xomthon Yerlobliayao. Tác
giả đã trình bày về tình trạng hôn nhân giữa người Lào và người Việt Nam,
những chuyển đổi về mặt văn hóa-xã hội trong nhóm hôn nhân hỗn hợp LàoViệt Nam.
Năm 2010, Nhà xuất bản Thủ đô Viêng Chăn đã xuất bản cuốn: “Thủ đô
Viêng Chăn 450 năm (1560-2010)” của Sôm Sạ Vát Lênh Sạ Vắt, cuốn sách đã
khái quát về lịch sử Viêng Chăn từ năm 1560 đến năm 2010. Trong dòng chảy
chung của lịch sử dân tộc, ở một số trang viết tác giả có đề cập đến bộ phận

người Việt và đóng góp của họ trong quá trình cách mạng của Viêng Chăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Trên cơ sở tìm hiểu nội dung những công trình nghiên cứu trên, chúng
tôi nhận thấy rằng:
Một là, ngoài việc đề cập và nhấn mạnh vai trò của người Việt ở Lào qua
các cuộc chiến tranh cách mạng, trong những năm gần đây đã có các công trình
nghiên cứu tập trung vào kinh tế, văn hóa của người Việt ở các tỉnh, thành phố
của Lào.
Hai là, các công trình nghiên cứu về người Việt tại các địa bàn khác nhau
ở Lào chủ yếu dựa vào số tài liệu được cung cấp từ Bộ An Ninh hay từ các cơ
quan chức năng tỉnh. Do công tác lưu trữ chưa tốt nên tài liệu được cung cấp có
những hạn chế nhất định. Trên cơ sở rà soát các công trình nghiên cứu đã được
công bố tại Việt Nam và tại Lào, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về
người Việt ở tỉnh Viêng Chăn, điều này khiến tôi vững tâm, tích cực nghiên cứu
chủ đề mà mình đã chọn mặc dù nguồn tài liệu quá ít ỏi.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về kinh tế, văn hóa của người Việt Nam ở tỉnh Viêng
Chăn (Lào) từ năm 1975 đến năm 2017.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Quá trình định cư của người Việt Nam tại tỉnh Viêng Chăn.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Việt Nam tại tỉnh Viêng Chăn và
đóng góp của người Việt Nam đối sự phát triển kinh tế của tỉnh, kinh tế của Lào.

- Văn hóa của người Việt Nam tại Viêng Chăn và giao thoa văn hóa Việt Lào thể hiện qua tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, tập quán...
5. Nguồn tài liệu và phạm vi nghiên cứu

5.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu thành văn: Bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học có
liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài đã được công bố tại Việt Nam và
Lào (Sách, báo, luận văn, luận án, đề tài khoa học các cấp…).
- Tài liệu lưu trữ: Là các văn bản, báo cáo được lưu trữ tại các cơ quan
chức năng tỉnh Viêng Chăn (Nước CHDCND Lào).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Tài liệu điền dã: Tác giả trực tiếp khai thác, thu thập qua quá trình khảo
cứu tại tỉnh Viêng Chăn.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Lĩnh vực khoa học: Kinh tế và văn hóa
- Phạm vi không gian: Tỉnh Viêng Chăn
- Phạm vi thời gian: 1975 - 2017
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử và logic là phương pháp chủ đạo, xuyên suốt trong
quá trình thẩm định, nghiên cứu đề tài gồm các phương pháp:
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê thể hiện qua một
số bảng biểu đã trình bày trong luận văn.
- Phương pháp điều tra được thực hiện triệt để trong quá trình điền dã
của tác giả tại tỉnh Viêng Chăn.
7. Đóng góp của luận văn
- Khái quát hệ thống về thực trạng kinh tế, văn hóa của người Việt sinh
sống tại tỉnh Viêng Chăn.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho cho môn học
Lịch sử quan hệ quốc tế, Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Lào, Lịch sử văn hóa,
tộc người... tại Việt Nam và tại Lào.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng là cứ liệu lịch sử khoa học khẳng
định quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong quá khứ và hiện tại.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Viêng Chăn và quá trình hình thành cộng đồng
người Việt Nam tại tỉnh Viêng Chăn.
Chương 2: Kinh tế của người Việt Nam ở tỉnh Viêng Chăn (1975 - 2017)
Chương 3: Văn hóa của người Việt Nam ở tỉnh Viêng Chăn (1975 - 2017)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VIÊNG CHĂN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI TỈNH VIÊNG CHĂN
1.1. Khái quát về tỉnh Viêng Chăn
1.1.1.Vài nét về lịch sử tỉnh Viêng Chăn
Tỉnh Viêng Chăn (còn gọi là khu nông thôn Viêng Chăn) (Tiếng Lào:
ແຂວງວຽງຈຈ ນ)

là một tỉnh của Lào, nằm ở Tây bắc quốc gia [19, tr.10].

Thế kỷ 11 và 12, người Lào và người Thái, được cho là, đã di cư vào
Đông Nam Á từ Nam Trung Quốc. Người Lào, người Thái đã nắm quyền cai trị
khu vực này khi số ít người Khmer còn lại đã bị giết chết, đuổi đi, hoặc đồng
hóa thành các cư dân Lào hiện nay.
Năm 1354, khi Fa Ngum thành lập vương quốc Lan Xang, Viêng Chăn
trở thành một thành phố hành chính quan trọng, mặc dù nó không phải là thủ đô

khi đó. Vua Setthathirath chính thức lập nó thành thủ đô Lan Xang vào năm
1563, để ngăn ngừa cuộc xâm lăng của người Miến Điện. Trong vài thế kỷ sau
vị trí của Viêng Chăn không ổn định. Ở một số thời điểm, Viêng Chăn là một
trong những trung tâm phát triển của khu vực và nó bị kiểm soát bởi triều đình
phong kiến Việt Nam, Miến Điện hoặc Xiêm La.
Vương quốc Lan Xang sụp đổ vào năm 1707 và lâm vào tình trạng phân
liệt. Năm 1779, Viêng Chăn bị chinh phục bởi thống soái Phraya ( Xiêm). Từ
đó, Viêng Chăn trở thành nước chư hầu của Xiêm La. Vua A Nu Vông tiến
hành khởi nghĩa chống Xiêm giành độc lập nhưng không thành công. Vua A Nu
Vông bị Xiêm khống chế, lực lượng khởi nghĩa bị tiêu diệt vào năm 1827.
Thành phố Viêng Chăn bị đốt cháy thành tro bụi .
Trải qua quá trình tranh giành quyết liệt giữa Pháp và Xiêm về vấn đề
thuộc địa, đến năm 1893 Xiêm buộc phải đồng ý kí với Pháp hiệp ước phân
chia vùng đất Lào. Viêng Chăn trở thành trung tâm của chính phủ bảo hộ của
Pháp ở xứ Lào năm 1899. Pháp tái lập xây lập thành phố, sửa chữa các chùa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Phật giáo như Pha That Luang, Haw Phra Kaew, và xây dựng nhiều tòa nhà
thuộc địa. Theo sắc lệnh được Thống đốc Paul Doumer ký vào năm 1900, tỉnh
này đã được chia thành bốn huyện ''Mương'', bao gồm Bo Li Khăn, Pat Chum,
Thu La Khôm và Viêng Chăn.
Trong Thế chiến II, Viêng Chăn thất thủ và bị lực lượng Nhật chiếm
đóng, dưới sự chỉ huy của Tướng Sako Masanori. Ngày 9 tháng 4 năm 1945,
lính nhảy dù của Pháp trở lại giải phóng Vientiane vào ngày 24 tháng 4 năm
1945. Khi cuộc nội chiến Lào nổ ra giữa Chính phủ Hoàng gia Lào và quân đội
Pathet Lào, Viêng Chăn là vùng không ổn định. Tháng 8/1960, Kong Le nắm
giữ thủ đô và tuyên bố rằng Souvanna Phouma trở thành Thủ tướng Chính phủ.

Vào giữa tháng 12, Tướng Phoumi chiếm lại thủ đô, lật đổ chính phủ Phouma,
và đưa Boun Oum lên làm Thủ tướng Chính phủ. Giữa năm 1975, quân đội
Pathet Lào tiến về thành phố, lính Mỹ bắt đầu rút khỏi Viêng Chăn. Ngày 2
tháng 12 năm 1975, đảng Cộng sản của quân đội Pathet Lào đã chiếm Viêng
Chăn và đánh bại Vương quốc Lào, kết thúc cuộc Nội chiến. Tuy đất nước
được giải phóng nhưng những thể lực nổi dậy ở Lào vẫn tiếp tục hoạt động
trong rừng sâu (Hmong, Hoàng gia lưu vong và các phần tử cánh hữu) nhằm
chống phá quân đội Pathet Lào.
Sau khi hòa bình lập lại, nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành khôi phục và
xây dựng đất nước. Năm 1989, về mặt hành chính, Viêng Chăn được chia thành
hai phần: Thủ đô Viêng chăn, và khu vực còn lại là tỉnh Viêng Chăn hiện nay.
1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Tỉnh Viêng Chăn nằm ở miền trung của nước Cộng hòa dân chủ Nhân
dân Lào thuộc tả ngạn sông Mê Công, tọa độ 17°58' Bắc, 102°36' Đông [19],
Phía Đông giáp tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Bulikhămxay; Phía Tây giáp tỉnh
Xaynhabuly; Phía Nam giáp thủ đô Viêng Chăn và và tỉnh Loui (Thai Lan);
Phía Bắc giáp tỉnh Luông Phra Bang và tỉnh U Đôm Xay. Viêng Chăn là một
tỉnh đất rộng người thưa, có diện tích 15,928km2. Các thị trấn chính là Văng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Viêng và Mương Phôn Hông. Văng Viêng được nối với thủ đô Viêng Chăn,
khoảng 170 km bằng đường bộ về phía nam và cố đô Luang Phra Bang về phía
tây bắc theo Quốc lộ 13, đây cũng là là đường quốc lộ chính trong tỉnh. Phần
lớn dân số của tỉnh nằm ở các thị trấn và làng mạc dọc theo quốc lộ 13.
Các địa danh thuộc tỉnh Viêng Chăn dọc theo quốc lộ 10 và 13 gồm có các bản
Phôn súng, Ban Sa Ka và Thu La Khôm,Ban Na Làu, Ban Nong Khay, Ban
Kang Kang, Ban Vang Khay, Ban Hoai Pa Mom, Ban Na Mon, Văng Viêng,

Ban Nặm Po, Ban Phá Tặng, Ban Bome Phek, Ban Thương, Mương Ka Sỉ và
Ban Nam San Noi gần biên giới với tỉnh Xiêng Khoảng.
Địa hình của tỉnh Viêng Chăn đa dạng : 1/3 là đồng bằng nhỏ ven sông,
2/3 là trung du và miền núi. Nhờ có địa hình thuận lợi nên tỉnh Viêng Chăn
kinh tế nông nghiệp phát triển. Loại hình trồng trọt đặc biệt thế mạnh của Viêng
Chăn so với các tỉnh khác là trồng cây lúa nước và trồng cây ăn quả cho thu
nhập cao. Bên cạnh đó, với hệ thống sông ngòi lớn nhỏ đã cho phép Viêng
Chăn có nguồn thủy sản phong phú.
Với dòng chảy và địa hình dốc của sông Mekong chảy qua Viêng Chăn,
nên thuận lợi cho Lào xây dựng hệ thống thủy điện cung cấp điện năng cho nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất. Ở Viêng Chăn có các nhà máy thủy điện lớn như:
Thủy điện Nặm Ngứm và thủy điện Nặm Lịch ở huyện Phương.
Rừng là tài nguyên đặc trưng của Lào. Rừng chiếm phần lớn diện tích đất
phía nam của tỉnh Viêng Chăn. Ở đây, có khu Bảo tồn Đa dạng sinh học Quốc gia
Phou Khao Khouay. Phía đông là Phou Bia, đỉnh núi cao nhất của Lào.

Viêng Chăn có khí hậu nóng và ấm áp, nhiệt độ trung bình cao nhất
34,68°C, nhiệt độ thấp nhất 18,12C. Tỉnh Viêng Chăn có những đặc điểm
chung của khu vực nhiệt đới gió mùa với sự luân chuyển của hai luồng gió
ngược chiều nhau trong một năm: Gió mùa phía Bắc lạnh và khô, gió mùa phía
Nam nóng và ẩm. Hàng năm, mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 dương
lịch với lượng mưa tối đa vào tháng 7 và tháng 8, cường độ mưa tháng lớn nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




có lúc đạt tới 50% lượng mưa cả năm, lượng mưa trung bình khoảng 2,668
mm/năm. Mùa khô hầu như rất ít mưa, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 dương
lịch. Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt, nửa đầu của mùa khô thì khô rét, độ

ẩm thấp, nửa sau thì khô nóng oi ả. Toàn bộ đời sống văn hóa vất chất của tỉnh
Viêng Chăn đang chịu sự chi phối bởi nhịp điệu tuần hoàn của hai mùa, mùa
mưa và mùa khô nói trên. Với cư dân làm nông nghiệp truyền thống ở tỉnh
Viêng Chăn, mùa mưa là mùa của những hoạt động kinh tế phụ như dệt vải, đan
lát và đặc biệt là mùa của những lễ hội. Lễ cầu mùa là lễ hội quan trọng nhất
trong năm [18].
1.1.3. Dân cư và tộc người sinh sống ở tỉnh Viêng Chăn
Trong lịch sử phát triển, dân số Viêng Chăn có thay đổi trong từng giai
đoạn khác nhau. Sự biến thiên dân số của Viêng Chăn đạt mức đỉnh nhất từ
năm 1943(23.200 người) đến năm 1955 (45.000 người). Tỉ lệ giữa các tộc
người tính theo phần trăm là: Lào 41,5%; Người Việt Nam 53%; Trung Quốc
4%; Khác 1,5% [23].
Theo số liệu thống kê dân số năm 2018 của Trung tâm thống kê, Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Viêng Chăn, toàn tỉnh có 454,420 người. Mật độ dân cư
trung bình 28,53 người/km2. So với các tỉnh khác trên cả nước tỉnh Viêng Chăn
là một tỉnh trung bình vê mật độ dân cư.
Sở Nội vụ tỉnh Viêng Chăn trong báo cáo thống kê năm 2018 cho biết:
Viêng Chăn có 13 dân tộc đang cư trú, được phân chia theo 4 nhóm ngôn ngữ
như [18], [21]:
- Nhóm ngôn ngữ Lào - Tày (Lào, Tày, Phu Thái, Lự, Nhuồn, Thái nứa)
- Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (Khơ Mú, Puộc, Phong - Kniang)
- Nhóm ngôn ngữ Mông - Miến (H'Mông, Miến -Dao).
- Nhóm ngô ngữ Hoa (Phunoi -Cống, Hoa)
Các dân tộc ở tỉnh Viêng Chăn định cư trong 11 huyện và 433 làng. Tùy
địa bàn và đặc điểm tập quán tộc người nên mỗi huyện tỉ lệ tộc người chiếm đa
số sẽ khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Bảng 1.1. Các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Viêng Chăn

10-01
10-02
10-03
10-04
10-05
10-06
10-07
10-08
10-09
10-10
10-11

Tên huyện
Mương Phôn Hông
Mương Thụ La Khôm
Mương Kẹo U Đôm
Mương Ka Sỉ
Mương Văng Viêng
Mương Phương
Mương Xạ Ná Kham
Mương Mẹd
Mương Hín Hợp
Mương Viêng Khăm
Mương Mừn

Số làng
59

42
26
51
63
43
34
33
43
17
22

Số gia đình
13,621
11,730
4,011
6,824
11,570
8,260
8,404
4,367
6,858
4,247
6,603

Dân số
70,370
57,178
18,730
40,488
60,841

47,006
40,765
22,522
32,978
20,105
43,437
Nguồn: [19]

1.2. Quá trình người Việt Nam đến Lào và định cư tại tỉnh Viêng Chăn
Quá trình nhập cư của người Việt đến Lào là quá trình diễn ra lâu dài,
gắn liền với quan hệ qua lại giữa hai nước Việt - Lào vốn được thiết lập từ xa
xưa. Từ quá khứ đến hiện tại, người Việt Nam tới Lào làm ăn, sinh sống diễn ra
thường xuyên. Tuy nhiên, các đợt di cư của người Việt đến Lào được thúc đẩy
bởi nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau, chủ yếu do hoàn cảnh và
tình hình trong nước tác động [1]
Di cư của người Việt Nam đến Lào theo các đợt khác nhau. Lào và Việt
Nam có đường biên giới chung, lại có nét tương đồng trong lịch sử thời cận hiện đại nên quá trình di dân, nhập cư của người Việt đến Lào nói chung và tỉnh
Viêng Chăn nói riêng cũng có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Thời kỳ phong kiến.
- Thời kỳ thuộc địa của Pháp, Mỹ
- Thời kỳ sau giải phóng và phát triển đất nước.
1.2.1. Thời kỳ phong kiến
Quá trình di dân của người Việt đến Lào bắt đầu diễn ra mạnh mẽ từ thời
phong kiến nhà Nguyễn. Người Việt Nam sang Lào để tránh bị đàn áp vì chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




sách “Bình Tây, sát Đạo” và “Đói kém, thiên tai, sưu cao thế nặng” của chính

quyền nhà Nguyễn. Đây có thể coi như giai đoạn đầu tiên của quá trình di dân
lâu dài, tạo thành các cộng đồng người Việt ở Lào.
Chính sách của triều Nguyễn lên đến đỉnh điểm của sự hà khắc vào thời
vua Tự Đức (1823 - 1883). Các đạo dụ cấm đạo Thiên chúa ban hành vào các
năm 1848, 1851 và tháng 7 năm 1857 với quy định nghiêm khắc như buộc đá
vào cổ rồi ném xuống biển những người giảng đạo, thích chữ vào mặt rồi đầy
đi nơi rừng sâu nước độc, phanh thây những người không chịu bỏ đạo hoặc
chứa chấp giáo sỹ nước ngoài... đã dẫn đến cả một phong trào cấm đạo, giết
đạo trên khắp cả nước, nhiều linh mục bị sát hại, nhiều nhà thờ và các xóm đạo
bị đốt phá... Chính sách cấm đạo dưới triều Nguyễn đã buộc nhiều người Công
giáo phải bỏ làng xóm ra đi để giữ đạo. Họ chủ yếu từ các làng đạo miền Bắc
và Trung Bộ chạy sang các nước láng giềng gần như Lào và Thái. Vì vậy, nhiều
nhà thờ hiện nay ở Lào và Thái là do các giáo dân và giáo sĩ người Việt góp sức
dựng nên, điển hình ở Trung và Nam Lào với các nhà thờ ở Thà Khẹc (Khăm
Muộn), ở Savannakhet và ở Pak Sê (Chăm pa sắc).
Cùng với nguyên nhân về tôn giáo, thiên tai, mất mùa, đói kém và sưu
cao thuế nặng cũng là những nguyên nhân buộc người Việt phải bỏ quê hương
di cư sang Lào. Dưới ảnh hưởng các chính sách của triều Nguyễn, đời sống
người dân cơ cực vì chế độ tô thuế, lao dịch, bệnh dịch nặng nề. Thêm vào đó,
hạn hán, lụt lội thường xuyên diễn ra dẫn đến mất mùa, đói kém, bệnh tật liên
miên đã xô đẩy hàng ngàn, hàng vạn gia đình nông dân phải rời bỏ quê hương
đi lưu vong, phiêu tán. Nạn phiêu tán trở thành hiện tượng phổ biến, thường
xuyên, nhất là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong ba thập niên cuối thế kỷ XIX.
Nhiều người trong số đó đã di cư sang Lào, sống tập trung ở miền Trung và
Nam Lào [6; tr.53-61].
Mặt khác, việc di cư của người Việt còn diễn ra trong bối cảnh xã hội rối
ren với hàng loạt các cuộc nổi dậy chống triều đình và khởi nghĩa nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Đến thế kỷ XIX, sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước đầu hàng thực dân
Pháp năm 1883 thì các phong trào khởi nghĩa chống Pháp nổ ra khắp nơi, tiêu
biểu là Phong trào Cần Vương. Phong trào thất bại khi vua Hàm Nghi bị bắt,
một số người ủng hộ vua Hàm Nghi chống Pháp phải chạy sang Lào lánh nạn
để tránh sự tàn sát, truy đuổi gắt gao của Pháp.
1.2.2. Thời kỳ thuộc địa của Pháp, Mỹ
Người Việt di cư sang Lào đã lâu và nơi họ lựa chọn định cư thường là
những nơi giao thông thuận tiện. Thời thuộc Pháp, ngôi làng đầu tiên của người
Việt trên đất Lào là Bản Xiêng Vang, thành lập năm 1892, ngay bên bờ sông
Mê Kông phía nam Thakhek. Làng này do Đặng Văn Phèng từ Quảng Bình
trốn sang Lào sinh sống vì bị truy nã sau khi tham gia phong trào chống Pháp
của Phan Bội Châu.
Năm 1912 chính phủ Liên bang Đông Dương ghi nhận có 3.400 người
Việt trên lãnh thổ Lào. Sang thập niên 20 của thế kỷ XX, sau khi hoàn tất ba
con đường xa lộ vượt Trường Sơn nối Lào và Việt Nam thì việc di cư sang Lào
dễ dàng hơn nên tính đến năm 1925 thì số lượng người Việt là 14.000 người và
tăng lên 22.600 người vào năm 1932 [13; tr.27].
Thực dân Pháp lúc bấy giờ chủ trương đưa người Việt sang Lào để phục
vụ trong guồng máy cai trị làm công chức, và giữ những chức vụ thấp vào đầu
thế kỷ 20. Ngoài ra người Việt còn làm thợ máy, thợ mộc. Các ngạch công chức
thấp tại Lào có đến 54% là người Việt [13; tr.27].
Như vậy, ta nhận thấy rõ rằng quá trình di cư của người Việt đến Lào
diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử. Sự có mặt của người Việt sinh sống tại Lào
trước thời thuộc Pháp xuất phát từ nhu cầu cá nhân do làm ăn buôn bán hoặc
lánh nạn do tình hình chính trị trong nước bất ổn. Số lượng này rất nhỏ và khó
có số liệu chính xác.
Hiện tượng di cư của người Việt đến Lào tăng theo thời gian từ khi vùng
đất này là một xứ nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Người Việt

đến Lào dưới thời Pháp thuộc được phân thành hai loại:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Thứ nhất, di cư tự phát do điều kiện làm ăn thuận lợi hơn. Mặc dù thiên
nhiên Lào khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, nhưng việc Pháp sáp nhập Lào vào
khối Đông Dương đã hình thành một địa bàn thống nhất và tạo điều kiện cho
người dân chuyển đổi địa bàn sinh sống dễ dàng.
Thứ hai, di cư có tổ chức. Hình thức này phục vụ cho mục đích khai thác
thuộc địa của Pháp. Do đặc điểm dân cư của Lào nên Pháp thực sự khó khăn
trong vấn đề tìm kiếm nguồn nhân lực phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa lần
1 và lần 2 ở xứ Lào. Để khắc phục tình trạng đó, Pháp đã đưa người Việt sang
lao động tại Lào.
Riêng về tỉnh Viêng Chăn, đến năm 1937 ngay tại thủ phủ Viêng Chăn
có 12.400 người Việt trong khi người Lào đếm được 9.570 người . Người Việt
đến định cư ở Viêng Chăn có nguyên quán từ nhiều tỉnh khác nhau của Việt
Nam. Ví như, miền bắc có các tỉnh Hà Đông, Hà Nam, Sơn Tây, Hải Phòng,
Hải Dương; miền trung và miền nam có các tỉnh như Huế, Quảng Bình, Quảng
Ngãi, Quảng Trị, xa hơn có Sài Gòn, Quy Nhơn…Cùng chung số phận dân
thuộc địa, người Việt ở Viêng Chăn sống cơ cực, lầm than và chịu sự quản lí
gắt gao của người Pháp. Để hoàn thiện hơn quá trình quản lí người Việt, theo
Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ra ngày 23/6/1934 đã ghi rõ về việc
thành lập Bang (hội) của người Việt trong hệ thống hành chính của Pháp. Về tổ
chức Bang gồm có Bang trưởng, hai bang phó giúp việc. Những chức vị này
được quan Công Sứ - Đốc lý bổ nhiệm trong số những người An Nam có uy tín
và trình độ. Những người này chịu trách nhiệm trước chính quyền Bảo hộ và
chính quyền Viêng Chăn về những vấn đề xã hội, trật tự xã hội, thu thuế….Đây
là một tổ chức hành chính của người Việt mà người Pháp thành lập ở Lào để

tạo điều kiện làm ăn,sinh sống, hoạt động cho người An Nam trong chiến lược
khai thác và cai trị của họ. Từ mô hình Bang An Nam ở Viêng Chăn, những
tỉnh khác ở Lào cũng đã thành lập tổ chức hành chính kiểu này. Đây chính là
điểm đặc biệt khi xuất hiện một tổ chức của người Việt ở nước ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Đến năm 1937, người Việt chiếm 47% số vị trí các công chức cao cấp
người bản xứ trong bộ máy hành chính tại Lào [1]. Một bộ phận người Việt
khác sang Lào làm culi, phu làm đường và phục vụ trong các hầm mỏ. Đời
sống của họ khổ cực dưới sự giám sát chặt chẽ của các viên quản lí người Pháp.
Họ sinh sống chủ yếu tại các đô thị của Lào. Do không hạn chế việc di cư và
cần nhân lực phục vụ cho khai thác xứ Lào của Pháp nên năm 1942 lượng
người Việt ở Lào lên tới con số 40.000 người. Như vậy, thời kì thuộc Pháp,
người Việt chiếm số lượng không nhỏ trong dân số Lào. Đây là một đặc điểm
xã hội Lào từ thời thuộc Pháp. Tuy nhiên, thời gian sau do kềm chế phong trào
đấu tranh ở Lào, thực dân Pháp đã tiến hành những cuộc đàn áp đẫm máu đối
với người Việt. Vì thế, số lượng người Việt giảm, họ tản cư chạy sang Thái Lan
hoặc định cư ở các nước thứ ba và số ít quay trở về Việt Nam.
Sau khi Pháp rút khỏi Lào, Mỹ tiếp quản và bắt đầu viện trợ cho Chính
phủ Lào.
Thời kỳ thuộc Mỹ, vai trò của người Việt ở Lào không rõ nét, thay thế
vào đó là sự xuất hiện vai trò của người Hoa. Nguyên nhân được lí giải liên
quan đến ngân sách Mỹ phải trả lương cho bộ máy hành chính của Mỹ ở Lào.
“Chính phủ Lào không thể có đủ tiền để trả lương cho quân đội, cảnh sát, giáo
viên và công chức dân sự. Nước Mỹ quyết định giúp không phải thông qua việc
trả cho những người này bằng tiền đô la nhưng thông qua việc đổi tiền đôla
cho Chính phủ Lào theo đó Chính phủ Lào được viện trợ tiền Kíp với tỷ giá 35

Kíp một đô la” [23. tr.53-61]. Việc này đã tạo ra sự hấp dẫn, thúc đẩy sự phát
triển của thị trường chợ đen buôn bán về đô la do mạng lưới buôn bán của
người Hoa lũng đoạn. Đây cũng là thời kỳ Hoa Kiều chiếm vị trí áp đảo, người
Việt không còn giữ được vị trí như trước đây do số lượng giảm và thực lực về
kinh tế không bằng người Hoa. Có thể nói, đây là thời kỳ Chính phủ cầm quyền
ở Lào phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ của Mỹ, vì thế chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ và ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ ít có
người Việt di cư mới sang Lào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Sau năm 1954, thực dân Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương, Liên
bang Đông Dương thuộc Pháp không còn nữa, do vậy các Bang An Nam ở Lào
không thể tiếp tục tồn tại. Thay thế vào đó, trong hoàn cảnh lịch sử mới Hội Ái
hữu của người Việt xuất hiện với những chức năng hoạt động của một hội kiều
dân. Như vậy, các Bang An Nam do Pháp lập ra mục đích để quản lí người Việt
nhưng trên thực tế, nó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện các
Hội người Việt Nam tại Lào. Hội người Việt Nam ở Viêng Chăn nói riêng và
trên đất Lào nói chung từng bước thay đổi để thích hợp với sự thừa nhận của
chính quyền Lào qua thời kì lịch sử.
1.2.3. Thời kỳ sau giải phóng và phát triển đất nước
Sau năm 1975, khi Mỹ rút khỏi Đông Dương, một số người Việt Nam do
hoàn cảnh lịch sử hoặc do lo ngại chính quyền mới và những nguyên nhân về
chính trị đã tới Lào định cư.
Sau những thời kỳ chiến tranh, loạn lạc dưới chế độ thực dân Pháp và
Mỹ, khi Việt Nam tiến vào thời kỳ xây dựng đất nước, đặc biệt trong thời kỳ
đổi mới, các đợt di dân của người Việt sang Lào cũng diễn ra với số lượng khá
lớn. Đầu tiên phải kể đến những người Việt theo sự điều động của Chính phủ

Việt Nam đến giúp Lào xây dựng các công trình phát triển kinh tế xã hội, đặc
biệt là xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở như làm đường giao thông, cầu
cống, xây dựng các công trình thuỷ điện, nhà máy, xí nghiệp, nhà cao tầng…
Khi công trình kết thúc, một bộ phận nhỏ công nhân không về quê mà tìm cách
sinh sống tại Lào. Tiếp theo là những người “di cư tự do” đến Lào để tìm kiếm
công ăn việc làm theo mùa vụ, những người thuộc loại này đang ngày một gia
tăng cùng với quá trình phát triển kinh tế của Lào...
Đến năm 1977, Hội người Việt Nam ở Viêng Chăn đã được thành lập.
Hiện nay ở Lào vẫn chưa có Tổng hội Việt Kiều nhưng có 10 Hội người Việt ở
10 tỉnh của Lào [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Thập niên 70 của thế kỷ XX, quan hệ Việt - Trung không còn nồng ấm,
chiến tranh biên giới đã xảy ra. Việt Nam được sự đồng ý của chính phủ Lào đã
đưa 50.000 bộ đôi sang Lào nhằm hỗ trợ Lào ngăn ngừa sự tấn công của Trung
Quốc. Cũng vào thời gian này có khoảng 7.000 sinh viên Lào đào tạo ở Việt
Nam bắt đầu trở về nước, họ cũng đem theo vợ con người Việt sang Lào, mở
đầu cho các đợt di dân tiếp theo từ Việt Nam sang Lào định cư.
Đến năm 1993, các thế hệ Việt kiều tại Lào đã tạo thành một cộng đồng
khá đông đảo với gần 20.000 người sinh sống. Ông Trần Văn Chương - Chủ
tịch Hội Việt kiều Viêng Chăn tại Hội nghị Việt kiều Xuân Quý Dậu đã phát
biểu: “Gần 20 ngàn Việt kiều chúng tôi từ các miền quê... ra đi trong những
năm tháng tối tăm dưới ách thực dân thuở trước... trải qua những thời kỳ bị
kìm kẹp của bộ máy thống trị … trong suốt chặng đường kháng chiến lâu dài
đầy hy sinh gian khổ của hai dân tộc, cùng chiến đấu cùng giành thắng lợi.
Việt kiều chúng tôi đã không tiếc sức người, sức của và cả sự hy sinh xương
máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do của mỗi nước. Việt kiều

chúng tôi tự hào về sự đóng góp tích cực của mình, được nhân dân Lào mến
yêu, chính quyền Lào ngợi khen. Từ sau giải phóng, toàn thể Việt kiều đùm bọc
lẫn nhau làm ăn sinh sống, một lòng một dạ hướng về Tổ quốc thân yêu, gắn
bó thuỷ chung với nhân dân Lào” [8; tr.24].
Theo ước tính, hiện nay có khoảng 50.000 người Việt đang làm ăn, sinh
sống tại Lào. Tuy nhiên, số lượng này thay đổi thường xuyên vì có những bộ
phận người Việt chỉ sang Lào làm ăn theo thời vụ rồi lại trở về Việt Nam, hoặc
chuyển tới cư trú ở nước khác Phần lớn người Việt tập trung sống ở Thủ đô
Viêng Chăn và các thành phố lớn như Viên Chăn, Chăm Pa Sác, Sạ Vẳn Ná
Khệt, Khăm Muộn... Những ước tính gần đây về số lượng người Việt tại Lào
không đồng nhất. Số liệu năm 2005 do Việt Báo cung cấp là 20.000 người. Một
báo cáo năm 2012 của đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng có 30.000 người. Trong
khi đó theo Ethnologue có 79.000 người nói tiếng Việt tại Lào [3].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Số liệu thống kê của Sở Công An tỉnh Viêng Chăn cho biết, năm 2007,
Việt Kiều ở Viêng Chăn có 4.250 người, trong đó nữ là 1.150 người. Đến năm
2017 số lượng Việt kiều đang làm ăn sinh sống tại Viêng Chăn là 1.560 người.
So sánh hai số liệu của các năm 2012 và 2017, trong khoảng thời gian 10 năm
cho thấy số lượng người Việt xin cư trú tại Viêng Chăn không nhiều.
Hiện nay, người Việt cư trú rải rác ở quanh trung tâm Viêng Chăn. Đó là
Mương Phôn Hông, Mương Thụ La Khôm, Mương Kẹo U Đôm, Mương Ka Sỉ,
Mương Văng Viêng, Mương Phương, Mương Xạ Ná Kham, Mương Mẹd,
Mương Hín Hợp, Mương Viêng Khăm, Mương Mừn.
1.3. Chính sách của chính phủ Lào đối với cộng đồng người Việt Nam ở Lào

Chính phủ Lào không có chính sách riêng đối với cộng đồng người Việt,

mà chỉ có chính sách chung đối với ngoại kiều. Điều này được thể hiện rất rõ
trong một số quy định. Điều 36, trang 11, Hiến pháp Lào quy định: “Những
ngoại kiều chưa có quốc tịch Lào đều được bảo vệ nhân quyền và quyền tự do
theo như Hiến pháp Lào quy định, có quyền khiếu kiện trước toà án và các cơ
quan nhà nước Lào. Mặt khác, họ phải tuân thủ luật pháp cũng như các quy
định của nhà nước Lào” [12].
Trong điều 4 trang 3 chỉ thị số 110/97, ngày 20/2/1997 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ Lào về việc tổ chức quản lý người nước ngoài nêu rõ: “Những người
nước ngoài được Bộ Nội vụ đồng ý định cư và làm ăn sinh sống tự do vĩnh viễn
ở Lào thì được cấp chứng minh thư tạm thời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh
và được Cục An ninh kiểm soát. Nếu trong 7 năm những người đó có biểu hiện
tốt thì giao cho Cục Quản lý dân số thuộc Văn phòng Quản lý người nước
ngoài, cho phép được nhập hộ khẩu và làm chứng minh thư ngoại kiều được
quyền cư trú ở Lào” [12].
Qua những luật định chung của nhà nước Lào, chúng ta nhận biết rõ
được lợi ích, khó khăn cũng như nghĩa vụ của người Việt đang sinh sống và
công tác tại Lào. Vấn đề này được xem xét dưới những góc độ sau:
Thứ nhất, công tác quản lý của chính phủ Lào về mặt nhân khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×