Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN PHÚ THỨ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.78 KB, 17 trang )

THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN THỊ TRẤN PHÚ THỨ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG


PHẦN 1: GIỚI THIỆU VÀ KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI

1.1. Lý do lựa chọn chuyên đề
Sau gần 3 năm thi hành Luật Đất Đai 2013, công tác quản lý Nhà nước về đất đai
ngày càng hiệu quả và phù hợp hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất
nước. Xong bên cạnh đó còn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và
hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đất đai như:
- Năng lực, trình độ chuyên môn của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được
yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
- Việc chấp hành pháp luật đất đai của các cơ quan chuyên môn chưa thật sự
nghiêm minh; tình trạng lấn chiếm đất đai, giao đất không đúng thẩm quyền, thu tiền sử
dụng đất sai quy định; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất còn nhiều
bất cập gây cho nhân dân nhiều bức xúc; giải quyết khiếu nại tố cáo…. còn tồn tại nhiều
khiếm khuyết, tính đồng bộ chưa cao.
Việc nghiên cứu lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai trong tình hình hiện nay là
rất cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng nhằm:
- Tìm ra những nguyên nhân hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước
về đất đai, đồng thời có biện pháp cụ thể, thích hợp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước về đất đai.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm giúp cho các cấp, các ngành thực hiện tốt chức
năng quản lý Nhà nước về đất đai.
- Nâng cao nhận thức toàn xã hội trong việc chấp hành tốt pháp luật đất đai.
- Bảo đảm quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của người dân trong việc sử dụng đất.
Phú Thứ là một trong ba thị trấn của huyện Kinh Môn, nằm trên trục đường quốc
lộ 17B, có lợi thế về giao thông, có tiềm năng lớn về đất đai trong thời kỳ phát triển kinh
tế xã hội. Vì vậy trong thời gian tới, công tác quản lý đất đai có ý nghĩa và tầm ảnh


hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống của nhân dân. Việc
nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý về đất đai, đề ra các biện pháp thiết thực


nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý trên địa bàn thị trấn là rất cần thiết trong
giai đoạn hiện nay.
Với những ý nghĩa nêu trên, được sự quan tâm giúp đỡ của ủy ban nhân dân thị
trấn Phú Thứ và các ngành có liên quan tôi chọn đề tài: Thực tiễn hoạt động quản lý đất
đai của Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thứ, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu chuyên đề
- Nắm chắc các nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định trong Luật
đất đai năm 2013.
- Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, thực trạng quản lý Nhà nước về
đất đai trên địa bàn thị trấn Phú Thứ trong thời gian năm 2015, đánh giá những ưu nhược
điểm, tìm ra nguyên nhân tồn tại, yếu kém và rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra một số
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về
đất đai trong thời gian tới.
- Tạo cơ sở pháp lý cũng như kỹ thuật cho công tác quản lý, sử dụng đất.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chuyên đề
- Nghiên cứu thực trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, thực trạng sử dụng
đất đai trên địa bàn thị trấn Phú Thứ.
- Nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý Nhà nước về đất đai , trình độ chuyên
môn của cán bộ trên địa bàn thị trấn Phú Thứ trong thời gian năm 2015.
1.4. Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là sự tác động có tổ chức và điều khiển quyền
lực của Nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người trong lĩnh vực đất đai, nhằm duy trì phát triển các mối quan hệ xã
hội, trật tự pháp luật đất đai và thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ quản lý
nhà nước về đất đai trong cuộc sông xây dựng và bảo vệ đất nước.



1.5. Nguyên tắc và điều kiện cho việc quản lý đất đai
Đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của con
người, là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Cho nên quản lý
nhà nước về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Quản lý đất đai phát triển trên cơ sở pháp luật đất đai, các văn bản, biểu
mẫu quy định, hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn từ Trung
ương đến địa phương.
- Phải quản lý và sử dụng hợp lý toàn bộ vốn đất đai của Nhà nước.
- Phải đáp ứng như cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN VÀ THỰC
TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ
TRẤN PHÚ THỨ.
2.1. Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin
* Thời gian thu thập thông tin:
Trong thời gian 8 tuần từ ngày 24/10/2016 đến ngày 16/12/2016, là khoảng
thời gian em thực tập tại Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thứ. Tại đây, em đã không
ngừng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin từ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến
đất đai cũng như học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn của những người đi
trước. Mặc dù khoảng thời gian thực tập tại Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thứ
không nhiều nhưng đó là khoảng thời gian cần thiết để em tìm hiểu và thu thập
thông tin để hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình.
* Phương pháp thu thập thông tin:
Bằng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và nghiên
cứu tài liệu liên quan đến hoạt đông quản lý đất đai giúp em có một cách nhìn tổng
quát về thực tiễn hoạt động quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thứ
cũng như hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình.



2.2. Đặc điểm tình hình thị trấn Phú Thứ
* Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thị trấn Phú Thứ là một trong ba thị trấn của huyện Kinh Môn, có vị trí địa
lý nằm ở tọa độ: 21’1’21’’B 106’33’19’’Đ, có tổng diện tích là 884,64 ha trong đó
diện tích mỗi nhóm đất lần lượt là: đất nông nghiệp: 408,75 ha; đất phi nông
nghiệp: 473,92 ha và đất chưa sử dụng: 1, 97 ha. Có trục đường giao thông quan
trọng quốc lộ 17B, nối liền giữa phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh và huyện Kim Thành. Ranh giới tiếp giáp với các xã:
- Phía Đông giáp xã Lại Xuân- Hải Phòng;
- Phía Tây giáp xã Duy Tân;
- Phía Nam giáp xã Hiệp Sơn, thị trấn Kinh Môn và xã An Sơn, huyện
Thủy Nguyên;
- Phía Bắc giáp Thị trấn Minh Tân và xã Tân Dân.
* Địa hình
Thị trấn Phú Thứ là dạng địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng, có độ cao
trung bình từ 5- 15m so với mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống nam.
*Khí hậu- thủy văn
Thị trấn Phú thứ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm được
chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường mưa
ít( chiếm 15% tổng lượng mưa trong năm), nhiệt độ thấp, nhất là tháng 1 nhiệt độ
trung bình 13,8oC. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thường nhiệt độ cao( nhất
tháng 7 nhiệt độ trung bình 32,4oC), mưa nhiều chiếm 85% lượng mưa cả năm tập
trung vào tháng 7, 8. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 1700mm,
nhiệt độ trung bình cả năm 23,5 oC. Thuỷ văn nước lên xuống trong ngày, hàng
năm từ tháng 7 đến tháng 9 có từ 2- 3 lần xuất hiện lũ ở mức báo động cấp 3.


* Tài nguyên đất :

Phú Thứ có diện tích tự nhiên 884,64 ha trong đó đất nông nghiệp 408,75
ha( chiếm 46,21%) có 230,61 ha đất trồng cây hàng năm và đất trồng lúa còn lại là
đất rừng phòng hộ, đất trồng cây ăn quả lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản. Đất thuộc
phù sa cổ của sông Kinh Thầy có độ PH từ 5,5 - 6,5, đồ phì nhiêu thấp.
* Tài nguyên khoáng sản :
Đá vôi: Trữ lượng khoảng 50- 80 triệu tấn trong đó khoảng 40 triệu tấn chất
lượng tốt( hàm lượng CaCO3 đạt 90- 97%) có thể khai thác làm xi măng, số còn
lại làm vôi và đá xây dựng.
Bô xít: Trữ lượng khoảng hơn 1 vạn tấn. Đất sét và đá phiến sét trữ lượng
hạng chục triệu tấn khai thác phục vụ cho sản xuất xi măng, ngoài ra còn hàng
triệu m3 cát ở các dòng sông.
Tiềm năng khoáng sản của thị trấn khá phong phú đặc biệt là vật liệu xây
dựng là ưu thế lớn của thị trấn làm tiền cho để phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng nhất là sản xuất vật liệu xây dựng(đá, xi măng, cát).
* Về kinh tế xã hội
Tổng giá trị kinh tế năm 2015 của thị trấn ước đạt: 496 tỷ 137 triệu 786
nghìn đồng, tăng 10,9% bằng 48 tỷ 654 triệu 417 nghìn đồng so với cùng kỳ năm
2014( năm 2014 đạt 447 tỷ 483 triệu 369 nghìn đồng).
Trong đó, nông nghiệp: 26 tỷ 016 triệu 720 nghìn đồng, tiểu thủ công
nghiệp: 99 tỷ 059 triệu 801 nghìn đồng, dịch vụ: 371 tỷ 061 triệu 265 nghìn đồng.
Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 5,2%; Tiểu thủ công nghiệp: 20,0%; Dịch vụ:
74,8%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 của thị trấn Phú Thứ là 10,5%, cơ cấu
kinh tế tiếp tục theo hướng chuyển dịch tỷ trọng nông nghiệp-công nghiệp-xây
dựng- dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người là 1700 USD/người/năm; tỷ lệ hộ
nghèo giảm còn 75 hộ hộ chiếm 2,23%. Hộ cận nghèo còn 59 hộ chiếm 1,59%.


Dân số trên địa bàn thị trấn Phú Thứ năm 2015 khoảng 12000 người. Mật
độ dân số 1375 người/km2.

Năm 2015, toàn thị trấn Phú Thứ có 7500 người trong độ tuổi lao động,
công nhân lành nghề, nhưng số lượng nguồn lao động và chất lượng nguồn lao
động không đồng đều giữa các vùng trong thị trấn. Hàng năm đã giải quyết việc
làm cho khoảng 500 lao động. Tuy nhiên trong 5 năm tới sẽ có khoảng 3000 người
đến tuổi lao động nên gây áp lực rất lớn về việc làm cho nhân dân, vì vậy cần
được các cấp, các ngành quan tâm giải quyết trong những năm tới.
2.3. Thực trạng tình hình quản lý đất đai của UBND thị trấn Phú Thứ.
* Thực trạng tình hình sử dụng đất.
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị
trấn Phú Thứ là 884,64 ha, được phân loại theo mục đích sử dụng thành 3 loại đất
chính như sau:
Loại đất

Tổng diện tích tự Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên
- Đất nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp
- Đất chưa sử dụng

nhiên (ha)
884.64
408.75
473.92
1.97

100
46.21
53.57
0.22


Bảng 1. (Trích từ biểu 11/TKĐĐ)
Trong đó các nhóm đất được phân loại theo mục đích sử dụng như sau:
* Nhóm đất nông nghiệp: có diện tích 408,75 ha chiếm 46,21% diện tích
đất tự nhiên của thị trấn, đã được đưa vào sử dụng tương đối hợp lý và hầu hết đã
giao cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Cơ cấu cây trồng,
mùa vụ từng bước chuyển dịch, nhiều mô hình sản xuất mới đã và đang được hình
thành, bước đầu đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, hệ số sử dụng đất chưa cao, cơ
cấu sử dụng đất vẫn mang tính độc canh cây lúa.
Loại đất

Tổng diện tích tự Cơ cấu (%)


Tổng diện tích tự nhiên
- Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất rừng phòng hộ
- Đất nuôi trồng thủy sản

nhiên (ha)
884.64
230.61
151.87
8.66
17.62

100
26.07
17.17

0.98
1.99

Bảng 2. (Trích từ biểu 11/TKĐĐ)
* Nhóm đất phi nông nghiệp: có diện tích 473,92 ha, chiếm 53,57% diện
tích đất tự nhiên của thị trấn.
Loại đất

Tổng diện tích tự Cơ cấu

Tổng diện tích tự nhiên
- Đất ở
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan
- Đất sử dụng vào mục đích quốc, phòng
an ninh
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng
- Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, nhà hỏa táng
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt
nước chuyên dùng
- Đất phi nông nghiệp khác

nhiên (ha)
884.64
70.58
0.16


(%)
100
7.98
0.02

14.18

1.6

7.71
257.41
64.27
1.78

0.87
29.10
7.27
0.21

3.43

0.39

53.34

6.03

1.06

0.12


Bảng 3. (Trích từ biểu 11/TKĐĐ)
* Nhóm đất chưa sử dụng: có diện tích 1,97 ha, chiếm 0,22% diện tích đất
tự nhiên của thị trấn.
Loại đất
Tổng diện tích tự nhiên
- Đất bằng chưa sử dụng
- Đất núi đá không có rừng cây
Bảng 4. (Trích từ biểu 11/TKĐĐ)

Tổng diện tích tự Cơ cấu (%)
nhiên (ha)
884.64
1.18
0.78

100
0.13
0.09


* Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Phú
Thứ.
Công tác quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thứ hiện nay :
* Trong lĩnh vực kế hoạch, quy hoạch về sử dụng đất trên địa bàn:
Thị trấn Phú Thứ đã tổ chức tốt việc họp dân lấy ý kiến nhân dân về một số
vấn đề có liên quan đến kế hoạch, quy hoạch như quy hoạch khu đô thị mới, quy
hoạch cụm công nghiệp: khu đô thị mới Phú Thứ, cụm công nghiệp Phú Thứ.
Đồng thời cùng với các đơn vị hữu quan công bố công khai bản vẽ quy hoạch chi
tiết về các quy hoạch đã được duyệt như: quy hoạch về sử dụng đất, quy hoạch về

xây dựng công trình. . .
* Đã thực hiện được một số công việc trong công tác thu hồi đất, giải toả
đền bù:
Thời gian qua, do sự phát triển nhanh về việc đô thị hoá nông thôn, nhiều
công trình xây dựng được đầu tư và thi công.Việc tiến hành thu hồi đất cho công
trình, việc đền bù, giải phóng mặt bằng được UBND thị trấn tiến hành nghiêm túc,
đúng quy định pháp luật, hợp lòng dân từ đó không xảy tình trạng cố tình chống
đối hoặc phải cưỡng chế. Thậm chí, khi có chủ trương mở rộng đường dân cư cho
thông thoáng, đã có nhiều hộ dân tích cực ủng hộ hiến đất không đòi tiền bồi
thường(các công trình đường hẽm, đường giao thông nông thôn dân sinh do nhân
dân đầu tư và sử dụng). Đối với các công trình do ngân sách đầu tư hoặc do các
chủ đầu tư khác tiến hành, UBND thị trấn phối hợp cùng các ngành chức năng và
chủ đầu tư tiến hành các khâu một cách công khai minh bạch, nghiêm túc, chính
sách đền bù phù hợp, từ đó không gây thắc mắc hay phản ứng từ người dân. Nhờ
đó các công trình được tiến hành đúng tiến độ kế hoạch. Thực hiện chủ trương của
Bộ tài nguyên môi trường về kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
nhân dân, UBND thị trấn đã tiến hành tốt thông báo rộng rãi trong nhân dân về
việc tiến hành làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công khai thủ


tục tại trụ sở để dân biết. Đồng thời giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền
được phân cấp như: xác nhận nguồn gốc đất, tình trạng tranh chấp đất đai, tình
trạng đất có liên quan đến quy hoạch chung để làm cơ sở cho văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất xem xét, lập thủ tục và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định
cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất cho nhân dân.
* Việc quản lý và sử dụng đất công (quỹ đất 5%), đất chưa sử dụng cũng
như việc quản lý hồ sơ địa chính gốc:
Việc quản lý đất công được tiến hành theo đúng quy định, số đất này được
dùng cho việc mở rộng, nâng cấp các công trình phúc lợi xã hội như: xây dựng
mới trạm y tế(mà dự án ngân sách đã đã đầu tư), xây mới công trình trường mẫu

giáo, trường tiểu học cũng như dành một số diện tích cho việc đầu tư nhà văn hóa
khu dân cư, sân chơi cho thanh thiếu niên. Nhờ quản lý tốt nên đến nay đã có
100% khu dân cư đều có nhà văn hóa, có 5/8 khu dân cư có điểm vui chơi như sân
bóng đá cho thanh thiếu nhi. Một số diên tích đất nuôi trồng thủy sản của thị trấn
quản lý cho nhân dân nhận khoán, khai thác khi địa phương cần sử dụng phục vụ
cho các công trình dân sinh phúc lợi thì thu hồi. Các cán bộ, công chức địa chínhxây dựng tích cực tham mưu cho UBND thị trấn trong việc nắm chắc tình hình và
sự biến động đất đai trên địa bàn, cập nhật kịp thời những biến động tăng giảm của
các loại đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng) để từ đó
UBND thị trấn làm tốt công tác quản lý đất cũng như tham mưu cho HĐND và
UBND cấp huyện về công tác quản lý đất đai theo thẩm quyền phân cấp.
* Việc giải quyết tranh chấp đất đai trong dân cư:
Trong thời gian qua, thị trấn Phú Thứ đã được chuyển lên trên tiếp tục xem
xét giải quyết trên địa bàn thị trấn Phú Thứ đã có 5 vụ giải quyết tranh chấp về đất
đai. Trong đó hoà giải thành 4 vụ tranh chấp về tranh đất, về phân chia tài sản là
đất, 1 vụ hoà giải không thành đã chuyển lên trên tiếp tục xem xét giải quyết.
* Một số trường hợp cụ thể của công tác quản lý đất đai năm 2015


Kiểm tra xác định diện tích và hoàn thiện thủ tục hồ sơ để trình cấp có thẩm
quyền xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thị trấn được 21 hồ
sơ, trong tổng số 69 hồ sơ tồn đọng; còn lại 48 hồ sơ chưa cấp vì trong đó 37 hồ sơ
chưa cung cấp được giấy tờ liên quan đến việc mua bán thanh lý, 11 hồ sơ bị biến
động diện tích, hình thể thửa đất.
Hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chuyển
nhượng quyền sử dụng đất cho 38 trường hợp, hồ sơ tặng cho quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất cho 12 trường hợp, hồ sơ phân chia tài sản thừa kế và
phân chia tài sản sau thời kỳ hôn nhân cho 14 trường hợp. Cấp đổi, cấp lại giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, bổ sung tài sản vào giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho 07 trường hợp.
Năm 2015, thị trấn đã xử lý 01 trường hợp khai thác trái phép tài nguyên ở

khu 4, lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm trên đất đấu thầu. Trong đó, 02
hộ xây nhà trái phép trên đất đấu thầu, 01 hộ tự tháo dỡ, 01 hộ UBND thị trấn
cưỡng chế, 03 hộ đổ đất trên đất đấu thầu.
* Thực trạng cán bộ địa chính của thị trấn Phú Thứ
Hiện nay, UBND thị trấn Phú Thứ có hai cán bộ địa chính. Về trình độ, cả
hai cán bộ đều có trình độ đại học chính quy, một cán bộ phụ trách về tài nguyên
môi trường, một cán bộ phụ trách về xây dựng – giao thông - thủy lợi. Cả hai cán
bộ đã có nhiều năm làm việc tại ủy ban nhân dân thị trấn Phú Thứ.
2.3. Nhận xét và đánh giá( ưu, khuyết điểm)
* Ưu điểm:
Được sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND huyện sự hướng dẫn về chuyên môn
của Phòng Tài nguyên và Môi trường, nhất là từ khi Luật Đất đai 2013 ra đời cho
đến nay, công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn đã có nhiều tiến bộ hơn hẳn
những năm trước đây. Các cấp, các ngành triển khai thực hiện pháp luật đất đai
tương đối đồng bộ, công tác quản lý nhà nước về đất đai chặt chẽ và đi vào nề nếp,
tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, việc khai thác sử


dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, các thành tựu khoa học, công nghệ
được áp dụng vào lĩnh vực chuyên ngành quản lý đất đai ngày càng tiến bộ hơn.
- Công tác tổ chức, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai của các cấp, các
ngành, trên các hệ thống thông tin đại chúng cho nhân dân ngày càng được sâu
rộng, việc chấp hành pháp luật đất đai của hệ thống chính trị và trong nhân dân
ngày càng nghiêm minh, nhận thức về pháp luật đất đai của cán bộ, nhân dân trên
địa bàn thị trấn ngày càng nâng cao.
- Công tác thiết lập bản đồ địa chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính; công
tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác thống kê, kiểm kê lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất theo định kỳ được UBND tỉnh, UBND huyện quan tâm đầu
tư kinh phí và chỉ đạo thực hiện, lập nên hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính, cơ sở
dữ liệu địa chính, trang thiết bị máy móc phục vụ cho các công việc chuyên môn

ngày càng có chất lượng, các loại hồ sơ, tài liệu, bản đồ đã và đang chuẩn hóa theo
công nghệ mới ( thiết lập theo công nghệ số), chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất được nâng cao, giảm dần tình trạng quy hoạch “ treo”.
- Công tác cho thuê đất nông nghiệp được cải cách thủ tục hành chính mạnh
mẽ theo hướng đơn giản, nhanh chóng, kịp thời, đúng trình tự, thủ tục.
- Công tác thu hồi đất, bồi thường được công khai, minh bạch và áp giá đền
bù sát với giá thị trường tạo sự hợp lý và thỏa đáng cho người dân.

* Nhược điểm:
Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị
trấn Phú Thứ vẫn còn nhiều bất cập.
- Công tác chỉnh lý biến động đất đai còn nhiều yếu kém, chưa kịp thời; số
liệu kiểm kê, thống kê theo định kỳ chưa sát thực tế sử dụng đất.
- Đội ngũ cán bộ chuyên môn của ngành tại thị trấn còn thiếu, hầu hết cán
bộ địa chính còn trẻ đã qua đào tạo nhưng kinh nghiệm thực tiễn còn yếu kém,


một số cán bộ công chức chưa hết lòng vì dân, có lúc, có nơi còn nhũng nhiễu, trì
trệ trong xử lý công việc, làm mất lòng tin của nhân dân.
- Việc chấp hành pháp luật đất đai tại thị trấn chưa được nghiêm minh; một
bộ phận các hộ gia đình còn chưa được tuyên truyền và tiếp cận pháp luật đất đai
nên vẫn còn diễn ra tình trạng xây nhà trái phép trên đất đấu thầu, lấn chiếm đất,
tranh chấp đất đai.....
- Công tác quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch cụm công nghiệp..... chưa
được đồng bộ, tính thống nhất và tính khoa học chưa cao, còn nhiều vấn đề chồng
chéo, mâu thuẫn, tính khả thi chưa cao. Do đó làm hạn chế rất lớn đối với công tác
quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn.
* Nguyên nhân của tồn tại, yếu kém
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai chưa sâu rộng
trong nhân dân; công tác thanh tra, kiểm tra ngăn ngừa các trường hợp vi phạm

pháp luật đất đai chưa được thường xuyên và liên tục.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai của thị trấn số
lượng còn rất thiếu so với yêu cầu đặt ra, cán bộ địa chính trình độ, năng lực chưa
cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, chưa vận dụng đúng pháp luật đất
đai vào thực tiễn của địa phương, có nơi, có lúc còn tùy tiện, đôi khi buông lỏng
công tác quản lý và thiếu tinh thần trách nhiệm. Tình trạng trì trệ trong xử lý hồ sơ
về đất đai của cán bộ làm công tác quản lý đất đai còn xảy ra.
- Các cấp, các ngành, đoàn thể chưa đấu tranh kiên quyết đối với việc lợi
dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi và làm sai quy định trong công tác quản lý về
đất đai.
- Trình độ dân trí của người dân còn hạn chế trong nhận thức pháp luật đất
đai, còn diễn ra tình trạng xây nhà trái phép trên đất đấu thầu, tranh chấp đất
đai.....
PHẦN 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ


3.1. Một số giải pháp cơ bản
* Giải pháp về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai sâu
rộng hơn nữa trong nhân dân; kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm pháp luật đất đai.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho những người
trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Các tranh chấp đất đai liên quan đến quyết định hành chính cần được giải
quyết tại tòa án, bởi vì thông qua hoạt động xét xử công khai, dân chủ, chính xác,
khách quan và hiệu lực phán quyết của tòa án, quyền lợi của người dân trên thực tế
sẽ được bảo đảm hơn so với việc giải quyết tại các cơ quan hành chính nhà nước.
- Thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, tăng cường công tác cải cách hành chính;
sự quan tâm và thống nhất thực hiện của các sở ban ngành trong huyện, nhất là
thường xuyên, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, những vấn đề mới nảy

sinh trong thực tiễn quản lý đất đai ở cơ sở, tăng cường và phát huy dân chủ ở cơ
sở.
- Quản lý và thực hiện việc phân định địa giới hành chính trên cơ sở xem
xét trách nhiệm và nghĩa vụ của địa phương, của các cá nhân, pháp nhân đối với
xã hội và môi trường đóng trên địa bàn. Đặc biệt trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn
và quy định về quản lý và sử dụng đất đai vì lợi ích chung của cộng đồng và của
toàn xã hội.
* Giải pháp về công tác tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ.
- Đầu tư nghiên cứu và đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức
QLNN về đất đai, cán bộ địa chính thị trấn, nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ để
làm tốt công tác tham mưu, đồng thời mời lãnh đạo chủ chốt cùng tham gia để biết
rõ trách nhiệm của mình đối với việc quản lý và sử dụng đất đai của các địa
phương.


- Về số lượng của cán bộ quản lý đất đai của thị trấn chưa đáp ứng với
nhiệm vụ ngày càng nhiều trong tình hình hiện nay, vì vậy các cấp chính quyền
cần quan tâm tăng thêm định biên hơn nữa, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu
của công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn được tốt hơn.
* Giải pháp về việc sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm
- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các
khoản phí có liên quan đến sử dụng đất, đặc biệt chính sách khuyến khích thuê đất
làm trang trại, khuyến khích áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sử
dụng đất nhằm bảo vệ tài nguyên đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đầu tư thâm canh, xen canh, tăng năng suất cây trồng để khai thác triệt để
lợi thế của đất nhằm tăng sản lượng hàng năm,..... phải triệt để tiết kiệm sử dụng
đất nông nghiệp.
- Khai thác có hiệu quả vùng đồi núi phục vụ phát triển rừng tạo cảnh quan
môi trường, bảo vệ rừng đi đôi với trồng rừng. Phát triển nông lâm kết hợp với mô

hình vườn đồi.
3.2. Kiến nghị:
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai đi vào nề nếp, có hiệu
lực và hiệu quả theo quy định của pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu công tác
quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Phú Thứ, bản thân em xin phép
được có một số kiến nghị như sau:
- Nhà nước cần ưu tiên đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, với nhiều hình thức
khác nhau để đầu tư phát triển trên địa bàn thị trấn Phú Thứ nhằm nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí cho nhân dân, khuyến khích và có cơ chế
chính sách đất đai phù hợp để nhân dân khai thác, sử dụng tiềm năng đất đai hiện
có đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất,
đấu thầu các dự án có sử dụng đất một cách công khai, minh bạch theo pháp luật
về đấu giá, đấu thầu đối với các mảnh đất, các thửa đất đã được phê duyệt quy


hoạch, hạn chế tình trạng chuyển nhượng dự án để kiếm lời mà không chú trọng
tới các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đẩy nhanh công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất,
giải quyết kịp thời việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất,
tránh để tồn đọng, kéo dài thời gian gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất.
Tăng cường công tác giải quyết tranh chấp về đất đai.
- Nhà nước cần tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy móc, công nghệ, phần
mềm, kinh phí đo đạc, lập bản đồ địa chính theo hệ tọa độ chính quy, kinh phí
đăng ký chỉnh lý biến động và cập nhật hồ sơ địa chính theo định kỳ hàng năm
trên địa bàn được kịp thời hơn, để giải quyết những tồn tại, hạn chế của công tác
này trong những năm qua chưa thực hiện được.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn thị trấn Phú Thứ vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém chưa đáp ứng được yêu
cầu trong tình hình hiện nay như đã đề cập trong bài báo cáo này. Vì vậy để công

tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng có hiệu lực và hiệu quả hơn nữa, các
cấp các ngành cần quan tâm thực hiện những giải pháp cơ bản như đã nêu, đặc biệt
cần tăng cường hơn nữa công tác nhân sự, tuyển chọn được đội ngũ cán bộ nghiệp
vụ, tiếp cận tốt công nghệ hiện đại, đặc biệt là chú trọng đến công tác giáo dục đạo
đức, rèn luyện tinh thần trách nhiệm đối với cán bộ, nhân viên làm công tác quản
lý đất đai.

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VÀ KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI....................................................1
1.1. Lý do lựa chọn chuyên đề..................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu chuyên đề........................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chuyên đề.....................................................2
1.4. Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai............................................................2


1.5. Nguyên tắc và điều kiện cho việc quản lý đất
đai..............................................3
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN VÀ THỰC TIỄN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN PHÚ
THỨ..........................................................................................................................3
2.1. Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin................................................................3
2.2. Đặc điểm tình hình thị trấn Phú Thứ.................................................................4
2.3. Thực trạng tình hình quản lý đất đai của UBND thị trấn Phú
Thứ...................6
2.3. Nhận xét và đánh giá( ưu, khuyết điểm)..........................................................11
PHẦN 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN
NGHỊ...................................................................13
3.1. Một số giải pháp cơ bản..................................................................................13
3.2. Kiến

nghị..........................................................................................................14



×