Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

GẮN BÓ MẸ CON VÀ VẤN ĐỀ HÀNH VI CỦA TRẺ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.46 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

NGUYỄN THỊ NHUNG

GẮN BÓ MẸ CON VÀ VẤN ĐỀ HÀNH VI CỦA TRẺ:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRẺ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


Hà Nội-2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN THỊ NHUNG

GẮN BÓ MẸ CON VÀ VẤN ĐỀ HÀNH VI CỦA TRẺ:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRẺ

Chuyên ngành Tâm lý lâm sàng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Trần Thu Hương


Hà Nội – 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sư
hướng dẫn của PGS.TS Trần Thu Hương. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thưc.
Người cam đoan

Nguyễn Thị Nhung


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS
Trần Thu Hương - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thưc hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đang công tác, giảng dạy
tại khoa Tâm lí học – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã giúp đỡ, giảng dạy và cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức trong hai năm
học vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè cùng khoá đã giúp đỡ tôi theo
sát ca và cung cấp các thông tin cần thiết cho đề tài, cảm ơn cha mẹ hai trẻ tại Hà
Nội đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình quan sát.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sư quan tâm của gia đình, bạn bè và người thân đã
ủng hộ, khuyến khích và động viên tôi để bản Luận văn được hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Nhung



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................8
2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................9
3. Khách thể nghiên cứu............................................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GẮN BÓ MẸ CON.......................................12
VÀ CÁC VẤN ĐỀ HÀNH VI Ở TRẺ..................................................................12
1.1. Tổng quan về gắn bó mẹ con và vấn đề hành vi của tre..............................12
1.1.1. Điểm luận một số nghiên cứu về về gắn bó mẹ con.......................................12
1.1.2. Điểm luận một số nghiên cứu về vấn đề hành vi............................................17
1.1.3. Các nghiên cứu về đánh giá và can thiệp liên quan đến gắn bó và vấn đề
hành vi của trẻ.........................................................................................................20
1.2. Một số vấn đề lý luận về gắn bó và vấn đề hành vi ở tre.............................28
1.2.1. Các khái niệm cơ bản về gắn bó....................................................................28
1.2.2. Các khái niệm về vấn đề hành vi ở trẻ...........................................................35
1.2.3. Đặc điểm phát triển của trẻ từ giai đoạn 3 đến 6 tuổi...................................36
1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến gắn bó mẹ con.................................................39
1.3. Các phương pháp đánh giá và can thiệp vấn đề hành vi liên quan đến gắn bó 41
1.3.1. Liệu pháp gia đình tập trung vào cảm xúc......................................................41
1.3.2. Liệu pháp kể chuyện gắn bó: tích hợp các ý tưởng từ lý thuyết kể chuyện và
gắn bó trong liệu pháp gia đình có hệ thống với các rối loạn hành vi.......................42
Chương 2. ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP MỘT TRƯỜNG HỢP VỀ GẮN BÓ
MẸ CON Ở TRẺ....................................................................................................44
2.1. Thông tin chung về thân chủ.........................................................................44
2.1.1. Thông tin hành chính.....................................................................................44
2.1.2. Lý do thăm khám/ lời yêu cầu........................................................................45
2.1.3. Hoàn cảnh gặp gỡ.........................................................................................45

2.2. Đánh giá..........................................................................................................45


2.2.1. Mô tả vấn đề..................................................................................................45
2.2.2. Kết quả đánh giá...........................................................................................46
2.2.3. Ấn tượng chung về thân chủ..........................................................................60
2.3. Các vấn đề đạo đức.........................................................................................60
2.3.1. Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng............................................................60
2.3.2. Đạo đức trong việc sử dụng các công cụ đánh giá và thưc hiện quy trình
đánh giá................................................................................................................... 61
2.2.3. Đạo đức trong can thiệp trị liệu.....................................................................62
2.3.4. Định hình trường hợp....................................................................................62
2.4. Lập kế hoạch can thiệp..................................................................................65
2.4.1. Xác định mục tiêu..........................................................................................66
2.4.2. Kế hoạch can thiệp........................................................................................67
2.5. Thực hiện can thiệp........................................................................................68
2.5.1. Giai đoạn 1....................................................................................................68
2.5.2. Giai đoạn 2....................................................................................................73
2.6. Đánh giá hiệu quả can thiệp...........................................................................81
2.6.1. Cách thức đánh giá hiệu quả can thiệp.........................................................81
2.6.2. Kết quả đánh giá...........................................................................................81
2.7. Kết thúc ca và theo dõi sau can thiệp............................................................88
2.7.1. Tình trạng hiện thời của thân chủ..................................................................88
2.7.2. Kế hoạch theo dõi sau trị liệu........................................................................88
2.8. Bàn luận chung...............................................................................................89
2.8.1. Bàn luận về ca lâm sàng đã thưc hiện...........................................................89
2.8.2. Tư đánh giá về chất lượng can thiệp trị liệu..................................................90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................94
PHỤ LỤC............................................................................................................... 99



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.3.1. Quá trình định hình chiến lược không an toàn......................................44
Hình 2.3.1: Kết quả trắc nghiệm khuôn hình phức hợp - the Rey B........................52
Hình 2.3.2. Tranh vẽ gia đình..................................................................................53


DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT

CHỮ ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT

Nhà tâm lý

NTL

Thân chủ

TC

Giáo viên hướng dẫn

GVHD


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Mối liên hệ giữa mẹ và con đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sức
khỏe, tình cảm của trẻ, đặc biệt là trong thời thơ ấu. Thật vậy, người mẹ không
những mang nặng đẻ đau, bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ, sau đó người mẹ có vai
trò tiếp diễn duy trì sự tồn tại và phát triển của trẻ trong giai đoạn tiếp theo. Từ lúc
trẻ chào đời, người mẹ với vai trò là người chăm sóc cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ, đáp
ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ, bao bọc, bế ẵm trẻ, người mẹ như một sợi dây
liên kết giữa trẻ với thế giới và với các mối quan hệ khác. Sự gắn bó mẹ - con được
xem như mối quan hệ xã hội đầu tiên của trẻ, sự gắn bó giữa trẻ và mẹ (người chăm
sóc) bảo vệ, giúp trẻ sơ sinh điều chỉnh cảm xúc tiêu cực trước những sự kiện, tình
huống gây căng thẳng, giúp trẻ tự tin khám phá môi trường ngay cả khi ở đó có
chứa những kích thích đáng sợ. Sự gắn bó như một cột mốc phát triển lớn trong
cuộc đời của trẻ và là vấn đề quan trọng trong suốt quá trình trưởng thành của mỗi
người. Ở tuổi trưởng thành, các đặc điểm về sự gắn bó định hình nhân cách, cảm
nhận của họ về các căng thẳng, các mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống, bao
gồm cả các mối quan hệ cha mẹ – con cái, quan hệ bạn bè, với bạn đời và cả cách
họ nhìn nhận về bản thân. Chính vì vậy, những người hoạt động trong những lĩnh
vực liên quan đến trẻ em như bác sĩ tâm thần, nhân viên công tác xã hội, giáo dục,...
không thể bỏ qua vai trò của sự gắn bó và áp dụng những nguyên tắc, đặc điểm của
sự gắn bó vào quá trình làm việc với đối tượng trẻ em, đặc biệt là trong lĩnh vực tâm
lý lâm sàng và sức khỏe tâm thần nhi khoa. Để hiểu rõ được sự ảnh hưởng của sự
gắn bó mẹ – con đến quá trình phát triển tâm lý trẻ em và những vấn đề hành vi thì
cần quan tâm đến những đặc điểm về sự gắn bó mẹ con, từ đó có thể hiểu rõ nhưng
nguyên tắc, các yếu tố gây ảnh hưởng và đưa ra những biện pháp tác động tâm lý
phù hợp.
Hơn nữa theo số liệu điều tra về gia đình Việt Nam của tổ chức UNICEF cho
thấy, 20% các ông bố và 7 % các bà mẹ hoàn toàn không dành một chút thời gian
nào cho chăm sóc con cái do phải kiếm sống. Việc bố, mẹ không quan tâm chăm
sóc, dạy dỗ con cái ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ,
1



đặc biệt là với giai đoạn ấu nhi rất cần đến sự quan tâm gắn kết với người mẹ. Do
vậy việc nghiên cứu đặc điểm mối quan hệ gắn bó mẹ con, các đặc điểm phát triển
tâm lý của trẻ và tác động của gắn bó mẹ con đến quá trình phát triển, nguyên nhân
xuất hiện những vấn đề hành vi ở trẻ để có thể đưa ra những biện pháp tác động phù
hợp, và có cách nhìn nhận toàn diện về vấn đề. Với những lý do trên nên tôi quyết
định nghiên cứu đề tài: “Gắn bó mẹ con và vấn đề hành vi của trẻ: nghiên cứu
trường hợp trẻ”
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điểm luận một số nghiên cứu về gắn bó mẹ con và vấn đề hành vi ở trẻ em
- Trình bày cơ sở lý luận, đánh giá chẩn đoán về gắn bó mẹ con và vấn đề
hành vi ở trẻ; thực hiện can thiệp vấn đề hành vi cho trẻ, đánh giá hiệu quả can
thiệp, đưa ra kết luận và khuyến nghị phù hợp cho vấn đề hành vi trên cơ sở nghiên
cứu và thực hành.
3. Khách thể nghiên cứu: 1 trẻ 6 tuổi có vấn đề về hành vi liên quan đến
gắn bó mẹ con và các mối quan hệ gia đình
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tài liệu
Chúng tôi tiến hành tìm hiểu, thu thập thông tin những tài liệu chuyên ngành,
các công trình khoa học có các lý thuyết nghiên cứu về gắn bó mẹ con và vấn đề
hành vi của trẻ, mối quan hệ giữa gắn bó mẹ con và vấn đề hành vi của trẻ, sự ảnh
hưởng của gắn bó mẹ con đến quá trình phát triển tâm lý của trẻ. Từ đó, phân tích,
tổng hợp, xây dựng đề cương nghiên cứu, cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng
Hỏi chuyện lâm sàng hay phỏng vấn lâm sàng được coi là một phương pháp
chủ đạo, mang tính đặc thù của Tâm lý học lâm sàng. Đây là một trong những
phương pháp thể hiện sự sáng tạo của nhà tâm lý lâm sàng trong nghiên cứu cũng
như trong thực hành thăm khám và trị liệu.
Hỏi chuyện lâm sàng là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở
của mối tương tác nghề nghiệp đặc biệt giữa nhà tâm lý và khách thể nghiên cứu

nhằm làm rõ các đặc điểm nhân cách, các biểu hiện nhận thức, cảm xúc hành vi
2


cũng như các triệu chứng, các cơ chế tâm lý và cấu trúc rối loạn/ vấn đề của họ để
hỗ trợ việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định can thiệp phù hợp.
Thông qua hỏi chuyện lâm sàng, nhà nghiên cứu cũng có thể thăm dò các
phản ứng của khách thể nghiên cứu và những người liên quan trong những tình
huống nhất định.
Mục đích cơ bản của hỏi chuyện lâm sàng nhằm đánh giá, nhận thức, cảm
xúc hành vi cũng như các đặc điểm nhân cách của khách thể nghiên cứu, phân tích
và sắp xếp chúng vào một hiện tượng tâm lý hoặc tâm bệnh lý nào đó với các tiêu
chí như loại hình, mức độ. Hỏi chuyện lâm sàng không chỉ nhằm lắng nghe những
than phiền của trẻ và những người liên quan, về vấn đề của trẻ mà còn làm rõ động
cơ tiềm ẩn và các cơ chế tâm lý bên trong của trẻ, cũng như trợ giúp tâm lý khẩn
cấp đối với những trường hợp cần thiết. Do vậy, hỏi chuyện lâm sàng không chỉ có
chức năng chẩn đoán mà còn là bước trị liệu ban đầu. Đây là hai chức năng được
thực hiện song song trong quá trình làm việc với khách thể nghiên cứu. Bằng cách
này, nhà nghiên cứu thu thập được những thông tin cần thiết cho việc chẩn đoán,
đánh giá đồng thời có thể trợ giúp bước đầu cho trẻ và những người liên quan đến
vấn đề của trẻ.
Trong quá trình hỏi chuyện lâm sàng, đã cung cấp thêm cho chúng tôi những
thông tin quan trọng như tiểu sử cuộc đời, quá trình bệnh sử, những sự kiện quan
trọng,… giúp chúng tôi xây dựng một bức tranh hoàn thiện hơn về trẻ.
- Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là một công cụ lâm sàng thuộc nhóm các phương pháp
mô tả, được sử dụng đặc trưng trong nghiên cứu lâm sàng. Phương pháp quan sát
lâm sàng là phương pháp dựa trên việc tri giác những biểu hiện sinh động ở mặt
nhận thức, thái độ, cảm xúc, hành vi, các cơ chế phòng vệ của trẻ trong những bối
cảnh khác nhau giúp nhà nghiên cứu có thể nhìn thấy những biểu hiện thực tế của

các quá trình và trạng thái tâm lý cũng như những vấn đề/ rối loạn của khách thể
trong những tình huống cụ thể và trong các mối tương tác với những người xung
quanh. Bằng phương pháp quan sát, nhà nghiên cứu có thể thu thập được cả những
thông tin mang tính định tính và những thông tin mang tính định lượng.
3


- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu trường hợp là một trong những cách tiếp cận đặc trưng nhất của
nghiên cứu lâm sàng. Nhà nghiên cứu tìm hiểu, mô tả, phát hiện, xây dựng chân
dung tâm lý của một cá nhân hoặc một vài cá nhân. Nghiên cứu trường hợp là thu
thập thông tin và sắp xếp, mô tả nó theo một logic nào đó (có thể theo thời gian diễn
biến của các sự kiện, hiện tượng; cũng có thể sắp xếp theo trật tự mối quan hệ giữa
các sự kiện, hiện tượng) bằng cách tìm hiểu và mô tả tiểu sử, tiền sử, hoàn cảnh gia
đình, môi trường sống, các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc đời, các mối quan
hệ và cả những diễn biến nhận thức, thái độ, xúc cảm, cơ chế phòng vệ, hành vi của
chủ thể. Những thông tin về đối tường nghiên cứu mà nhà tâm lý lâm sàng thu thập
được có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau: từ chính chủ thể, từ người thân, bác sĩ
điều trị, từ bạn bè, người quen của chủ thể nghiên cứu. Thông qua việc tìm hiểu, mô
tả tiểu sử, tiền sử nhà tâm lý lâm sàng tập hợp một lượng lớn thông tin cho phép họ
sắp xếp lại và có thể so sánh những thông tin khác nhau từ những nguồn khác nhau
về cũng một sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống của chủ thể nghiên cứu, từ
đó phát hiện, nhận định riêng về các yếu tố của chủ thể nghiên cứu.
- Trắc nghiệm phóng chiếu
Trắc nghiệm phóng chiếu mà chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này là trắc
nghiệm chủ đề giành cho trẻ em – CAT. Trắc nghiệm CAT có khả năng huy động
những hành vi ứng xử liên quan đến hiện tượng chuyển tiếp, thường được gợi lên
trong mọi tình huống phóng chiếu: trên thực tế, với trẻ phải kể một câu chuyện về
các bức tranh, chúng cần phải hòa nhập với những con vật có hình người bằng cách
sáng tạo ra một hoạt cảnh phù hợp với những lớp nền tri giác và ẩn tàng.

Trắc nghiệm CAT bao gồm 10 bức tranh màu đen trắng hơi mờ nhạt. Trong
10 bức tranh này, người ta thấy hiện hữu những con vật quen thuộc và hoang dã,
thay đổi từ bức này sang bức khác.
- Phương pháp phân tích tranh vẽ
Phương pháp phân tích tranh vẽ dựa trên nền tảng lý luận của lý thuyết về
mối quan hệ giữa tâm lý và sự vận động cơ của I.M.Xechenov và lý thuyết về cơ
chế phóng chiếu tâm lý của S.Freud.
4


Từ đó mà tranh vẽ là một trong những phương pháp phóng chiếu dựa trên
hình thức biểu đạt tâm lý bằng hình ảnh, biểu tượng. Khi vẽ một đối tượng nào đó
chủ thể có thể tỏ thái độ của mình đối với đối tượng của mình đối với đối tượng đó
một cách vô thức hoặc cũng có thể có ý thức. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành
phân tích tranh vẽ của trẻ với mục đích lý giải những dấu hiệu lâm sàng quan sát
được, và làm rõ các mối quan hệ của trẻ từ sự biểu đạt qua tranh.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GẮN BÓ MẸ CON
VÀ CÁC VẤN ĐỀ HÀNH VI Ở TRẺ
1.1. Tổng quan về gắn bó mẹ con và vấn đề hành vi của tre
1.1.1. Điểm luận một số nghiên cứu về về gắn bó mẹ con
Đầu tiên phải nhắc đến hai quan điểm lớn của Sigmund Freud đưa ra: Một là
những năm ít ỏi đầu tiên của cuộc đời là những năm quan trọng nhất đối với sự hình
thành nhân cách. Hai là sự phát triển đó bao gồm những giai đoạn tâm lý tính dục.
Theo ông một hành vi có thể được hiểu chỉ khi người ta biết nó phát triển ra sao
trong lịch sử thời thơ ấu của người đó. Cả hành vi bình thường và hành vi bất

thường đều có gốc rễ trong những năm đầu khi mà cấu trúc nhân cách được thiết
lập. Những tương tác sớm giữa các xung năng của trẻ và môi trường xã hội đề ra
mô hình cho học tập sau này, cho sự thích nghi xã hội và sự đương đầu với lo hãi.
Từ những nền tảng lý thuyết phân tâm học cổ điển của Freud mà sau này nhiều nhà
tâm lý học khác đã đề cập đến vai trò của người mẹ trong các nghiên cứu của mình
như Magaret Mahler, Anna Freud. (Patricia H.Miler, 2003, tr.112)
Trong lý thuyết giai đoạn phát triển của Erikson, ở giai đoạn đầu tiên – Tin
cậy cơ bản mặt kia là không tin cậy cơ bản (0 – 1 tuổi), đặc biệt nhấn mạnh vai trò
của người mẹ là quan trọng hơn tất cả, người mẹ tạo nên lòng tin của đứa trẻ bằng
cách đáp ứng những nhu cầu đầu của đứa trẻ thông qua những biểu hiện của đứa trẻ
“có thể đoán được là đói cho nó ăn, động viên khi nó đau buồn”. Trong quan điểm
của ông cũng nêu lên rằng, về phía tương tác của người mẹ cần phải có sự tin cậy
vào bản thân như một người thân thích và tin vào ý nghĩa vai trò chăm sóc của
mình. Nếu một sự không tin cậy nào đó xuất hiện có thể dẫn đến hệ quả xuất hiện ở
cả đứa trẻ, hoặc cả lúc đứa trẻ thành người lớn có thể bị hẫng hụt, thu mình lại hoặc
nghi hoặc, mất đi lòng tin. Cụ thể, ông cũng nhắc đến những trải nghiệm về môi
miệng – mút, cắn, mọc răng và cai sữa – là những nguyên mẫu cho phương thức
tâm lý xã hội về nhận và cho. (Patricia H.Miler, 2003, tr.162)
Anna Freud trong quá trình theo dõi sự phát triển của trẻ mồ côi trong chiến
tranh được nuôi dưỡng trong các trại trẻ mồ côi, bà phát hiện ra rằng những đứa trẻ
6


này gặp khó khăn khi thiết lập các mối quan hệ xã hội, và những vấn đề này có thể
chuyển tiếp sang các giai đoạn sau (Trương Khánh Hà, 2013, tr.87)
Từ lý thuyết cấu trúc tâm trí của Freud, Mahler phát triển một lý thuyết mới
nhằm tập trung vào tương tác mẹ - con trong ba năm đầu đời, do đó bổ sung cho các
lý thuyết giai đoạn tâm lý của Freud và giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erikson.
Bà tin rằng mối quan hệ mẹ con bắt đầu với giai đoạn một thực thể mà bà gọi là cộng
sinh (symbiosis).Từ đó trẻ mới dần tách ra và hình thành bản sắc cá nhân riêng. Để có

thể làm được điều này, trẻ phải nội tâm hóa mối quan hệ với mẹ, phải được tạo cảm
giác kết nối với mẹ trong khi vẫn phát triển khả năng tự chủ của mình. Rối nhiễu
trong quá trình này sẽ dẫn đến mâu thuẫn kéo dài ở giai đoạn sau, bao gồm lo âu chia
ly và trở ngại trong việc xây dựng bản sắc an toàn cho cá nhân. Như vậy, việc hoàn
thành thành công các giai đoạn trong những năm đầu tiên của cuộc sống dẫn đến sự
tách biệt và cá biệt hóa. Tách biệt đề cập đến một quá trình nội tâm của sự tách biệt
về tinh thần với người mẹ, trong khi cá nhân là một khái niệm tự phát triển. Mặc dù
có quan hệ với nhau, người ta có thể phát triển hơn người khác, phần lớn phụ thuộc
vào thái độ của người mẹ đối với đứa trẻ (David L, 2015).
Bowlby (1969/1982) người được ghi nhận là người đề xuất ra thuyết gắn bó.
Bằng những quan sát từ việc trẻ sơ sinh bị tách khỏi mẹ và ghi lại những phản ứng
đau buồn của đứa trẻ thể hiện với sự chia tách. Ông đưa ra giả thuyết hành vi của trẻ
sơ sinh là biểu hiện của mối quan hệ tình cảm giữa trẻ sơ sinh với mẹ của chúng mà
ông gọi là sự gắn bó mẹ con (mother - infant attachment ). Bowlby (1973) định
nghĩa gắn bó là mối quan hệ tình cảm gần gũi giữa hai người được đặc trưng bởi
tình cảm lẫn nhau và mong muốn duy trì sự gần gũi. Mối quan hệ gắn bó đầu tiên
giữa mẹ và con, theo ông, được hình thành trong những năm đầu đời và vẫn tương
đối ổn định trong suốt thời thơ ấu, thanh thiếu niên và trưởng thành. Sự gắn bó mẹ
con được Bowlby (1973) đề xuất là một quá trình cực kỳ quan trọng cho sự phát
triển cảm xúc lành mạnh của cá nhân. Trong lý thuyết gắn bó của ông, Bowlby
(1969/1982) cho rằng nếu một người chăm sóc chính (trong hầu hết các trường hợp
là người mẹ) luôn nhạy cảm với tiếng khóc của trẻ sơ sinh hoặc các tín hiệu cần
thiết khác, mối quan hệ gắn bó bắt đầu phát triển. Đến nửa cuối năm đầu tiên, trẻ sơ
7


sinh bắt đầu có niềm tin rằng người chăm sóc trẻ rất nhạy cảm. Theo Bowlby
(1973), sự tin tưởng của trẻ sơ sinh vào các phản ứng tích cực của người mẹ dẫn
đến sự thể hiện bên trong trẻ, biểu hiện của mối quan hệ tích cực, đáng tin cậy, an
toàn giữa mẹ và trẻ. Đồng thời, trẻ hình thành một biểu tượng cái tôi phù hợp với

tình yêu và sự chăm sóc của người mẹ. Biểu tượng nhận thức/ mô hình làm việc này
(Bowlby, 1969/1982) sau đó được khái quát hóa theo mong đợi của đứa trẻ về các
mối quan hệ khác và phục vụ để định hướng các phản ứng hành vi của trẻ sơ sinh
đến sự đau buồn. Do đó, mô hình này trở thành nền tảng tiếp diễn cho những cảm
xúc, hành vi, trẻ sơ sinh liên quan đến cảm xúc, hành vi và kinh nghiệm của chúng.
Đồng thời, ông đưa ra giả thuyết rằng mô hình gắn bó an toàn trở thành khuôn mẫu
nhận thức cho các mối quan hệ trong suốt cuộc đời đứa trẻ (Mary S. La Mont, 2010)
Bowlby (1969/1982) cũng quan sát thấy rằng một số trẻ sơ sinh đã phát triển
một mô hình hoạt động của sự gắn bó không an toàn khi người mẹ không có cảm
xúc với đứa trẻ, hoặc sự nhạy cảm hoặc phản ứng của người mẹ không nhất quán
hoặc tiêu cực. Mô hình gắn bó không an toàn cũng được thực hiện từ mối quan hệ
nền tảng của trẻ đến các mối quan hệ tiếp theo của cá nhân đó trong suốt cuộc đời.
Các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng khoảng 90% thời gian của trẻ sơ sinh gắn
bó với mẹ, thời lượng gắn bó chính của trẻ là mẹ, mặc dù tồn tại một số tình huống
khác như người bà, người cha, hoặc một người khác đóng vai trò chăm sóc chính.
Các tác giả khác (Colin, 1996) đã chỉ ra rằng sự gắn bó được hình thành nhiều hơn
với một người chăm sóc. Trong những trường hợp này, sự an toàn của mối quan hệ
có sự khác nhau với mỗi người chăm sóc khác nhau, nhưng như một quy luật nếu sự
gắn bó với người chăm sóc chính rất an toàn thì sự gắn bó với những người khác
cũng sẽ an toàn. Bởi vì hầu hết các nghiên cứu đã tập trung vào mối quan hệ giữa
mẹ và con đánh giá này mang tính văn hóa chỉ tập trung vào mối quan hệ gắn bó
giữa các bà mẹ và con nhỏ của họ trước 3 tuổi.
Người chăm sóc và sức khỏe của người mẹ đóng vai trò nền tảng cho sự phát
triển chính của đứa trẻ, một số trẻ phát triển như những gì mà Bowlby (1969/1982)
mô tả là gắn bó không an toàn với người mẹ. Đây là loại gắn bó ít mong muốn được
biểu hiện bằng tình cảm kém ổn định hoặc sự vắng mặt giữa các bà mẹ và trẻ sơ
8


sinh với các hành vi kém an toàn hơn trong việc tìm kiếm sự gần gũi với nhau. Sự

gắn bó không an toàn đã được đặt tên là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với một số
rối loạn cảm xúc và hành vi ở cả thời thơ ấu và tuổi trưởng thành (Sroufe và cộng
sự,2000). Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng hầu như tất cả các vấn đề
xã hội và cảm xúc xuất hiện ở thời thơ ấu là do các vấn đề quan hệ thiếu gắn bó an
toàn với người chăm sóc chính (Raver & Zigler, 1997).
Một số tác giả khác cũng chỉ ra một khía cạnh đặc biệt cần nghiên cứu là mối
quan hệ giữa sự gắn bó mẹ con đến những vấn đề chậm phát triển và các vấn đề về
hành vi diễn ra trong giai đoạn mẫu giáo của trẻ sơ sinh tới sự chậm phát triển và
các vấn đề hành vi. Vấn đề cần thiết này được bày tỏ bởi một số nhà nghiên cứu
như họ đã chỉ ra mối quan hệ giữa sự gắn bó không an toàn ở trẻ em phát triển bình
thường và những trẻ em gặp vấn đề về hành vi ở tuổi mẫu giáo, thanh thiếu niên và
tuổi trưởng thành (Bohlin, Hagekull, & Rydell, 2000; Park & Waters, 1989). Những
nghiên cứu này, không bao gồm những đứa trẻ được xác định ở độ tuổi trẻ bị chậm
phát triển. Bởi vì trẻ chậm phát triển được coi là có nguy cơ mắc các vấn đề về cảm
xúc và hành vi, các nghiên cứu về ảnh hưởng sớm đến hành vi vấn đề trong dân số
này dường như là tối quan trọng.
Mối quan hệ sớm mẹ - con là chủ để quan tâm chính trong suốt cuộc đời của
Winnicott, bác sĩ nhi khoa và nhà phân tâm học người Anh từng nói: Một đứa trẻ
không tồn tại một mình mà nó chủ yếu là một bên của mối quan hệ mẹ - con. Quan hệ
này là phức tạp. Mối gắn bó mẹ - con được hình thành từ vô số mối liên hệ được nuôi
dưỡng bằng tiếp xúc thể chất và tình cảm bằng các cuộc gặp gỡ huyễn tưởng với các
thành viên khác trong gia đình( Gerard Poussin, 2013, tr.139 – 140). Đối với ông, trẻ
sơ sinh có tiềm năng bẩm sinh, sẽ trưởng thành nhưng chỉ hoàn thiện khi có sự chăm
sóc của người mẹ. Trẻ chỉ có thể phát triển được “cái tôi” riêng của chúng nếu chúng
nhận được cái gọi là “sự hiện diện đầy đủ liên tục” của người mẹ. Lúc đó “cái tôi”
của người mẹ có vai trò nâng đỡ cái tôi yếu đuối chưa thể hòa nhập với môi trường
của trẻ. Dần dần trẻ có thể tự cảm nhận, tự hòa nhập và tự xa mẹ vì trẻ đã cảm nhận
đủ sự hiện diện liên tục của mẹ. Đối với Winnicott, các rối loạn tinh thần khi trưởng
thành có nguồn gốc từ những kinh nghiệm đầu tiên của trẻ trong mối quan hệ với mẹ
và với môi trường xung quanh. (Dana Castro, 2016)

9


Như vậy, qua các công trình nghiên cứu, các tác giả nước ngoài cũng chỉ ra
vai trò gắn bó mẹ con trong quá trình phát triển của trẻ và đặc biệt là những vấn đề
hành vi, cụ thể như sau:
- Những năm đầu đời là những năm quan trọng nhất đối với sự hình thành
nhân cách, các hành vi bình thường và bất thường đều có sự liên hệ đến những năm
đầu, đặc biệt là những tương tác sớm giữa trẻ và môi trường xã hội đề ra mô hình
học tập, các hành vi thích nghi và sự đối đầu với các tác nhân lo âu.
- Người mẹ có vai trò quan trọng hơn tất cả, là người tạo nên lòng tin của đứa
trẻ bằng sự đáp ứng nhu cầu, chăm sóc trẻ trong giai đoạn đầu đời. Người mẹ chính là
người có vai trò mang đến những trải nghiệm đầu đời của thân chủ, sự quan tâm
chăm sóc của mẹ và thân chủ có thể là hệ quả dẫn đến các hành vi hụt hẫng, thu
mình, nghi hoặc, mất lòng tin cả ở thân chủ và cả đứa trẻ lúc trưởng thành.
- Người mẹ đóng vai trò nền tảng chính của đứa trẻ, sự gắn bó không an
toàn được xem như là yếu tố nguy cơ liên quan đến một số rối loạn cảm xúc và
hành vi ở thời thơ ấu và tuổi trưởng thành.
- Mối quan hệ giữa sự gắn bó mẹ con có thể liên quan đến những vấn đề
chậm phát triển và các vấn đề về hành vi diễn ra trong giai đoạn mẫu giáo của trẻ sơ
sinh tới sự chậm phát triển và các vấn đề hành vi.
- Ở những trẻ vắng mẹ lâu ngày, thiếu hụt tình cảm của mẹ, chúng ta có thể
quan sát thấy các dấu hiệu về thể chất như sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát
triển tâm vận động, dễ bị nhiễm khuẩn. Về tâm lý, trẻ tự cô lập, tránh tiếp xúc với
xã hội, tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm, thụ
động. Trẻ có các vấn đề về hành vi như hiếu động quá mức hoặc có tính hiếu chiến,
ngôn ngữ kém phát triển. Trẻ thể hiện không muốn ôm mẹ, hôn mẹ, không muốn
nhìn vào mắt mẹ và không nói, với người khác cũng ứng xử tương tự.
Các rối nhiễu do mối quan hệ gắn bó mẹ con sớm gồm lo hãi, khủng hoảng
sự hình thành cái Tôi, rối loạn về tư duy, ngôn ngữ, duy kỉ quá, tự cao, tự đại;

ngược lại là mặc cảm tự ti, giải thể nhân cách. Trẻ tách khỏi những liên hệ xung
quanh, không nhận thấy sự khác nhau trong ứng xử giữa người thân và người lạ.
Cũng có những trẻ bộc lộ các nhu cầu khát khao tiếp xúc, vồ vập những người
không quen biết.
10


1.1.2. Điểm luận một số nghiên cứu về vấn đề hành vi
Thay vì nhấn mạnh đến các vấn đề bên trong, các khía cạnh bản năng, các
yếu tố vô thức trong quá trình phát triển và biến đổi hành vi con người, tiếp cận về
vấn đề hành vi trong tâm lý học là tập trung trực tiếp vào hành vi và các mối quan
hệ của nó với các điều kiện môi trường và nhân cách. Từ quan điểm cơ bản: phần
lớn hành vi chịu ảnh hưởng của quá trình học tập được hình thành trong một tình
huống, bối cảnh xã hội nhất định nào đó.
Khi đề cập các vấn đề hành vi cần nói đến lý thuyết hành vi cổ điển của
J.Watson có những điểm đề cập, lý giải hành vi con người như sau: thứ nhất, hành
vi con người tuy có một số khác biệt so với động vật, nhưng bản chất hành vi người
là tổ hợp phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích tác động vào cơ thể. Thứ hai,
không thừa nhận tâm lý, ý thức tham gia vào việc điều khiển hành vi người. Để
nghiên cứu hay điều chỉnh hành vi nói chung và hành vi người nói riêng thì chỉ cần
dựa vào yếu tố đầu trong công thức S -> R (Nguyễn Hồi Loan,Trần Thu Hương,
2018, tr.183).
Tiếp tục kế thừa và phát triển quan điểm của J.Watson, B.F.Skinner cho rằng
sự khác biệt đầu tiên giữa hành vi có điều kiện với hành vi tạo tác là hành vi có điều
kiện xuất hiện nhằm tiếp nhận một kích thích củng cố còn hành vi tạo tác nhằm tạo
ra kích thích củng cố. Từ đó mà ông kết luận rằng hành vi tạo tác đặc trưng cho việc
học tập hàng ngày vì thông thường hành vi mang tính tạo tác, nên cách tiếp cận có
hiệu quả nhất đối với khoa học về hành vi là nghiên cứu về điều kiện hóa và sự tắt
dần các hành vi tạo tác.
Lý thyết tiếp nhận thức xã hội do Albert Bandura khởi xướng, xem hành vi

của con người được hình thành dựa vào 3 cơ sở nền tảng có tương quan chặt chẽ với
nhau đó là: (1) kích thích ngoại cảnh, (2) sự củng cố bên ngoài, (3) các quá trình
nhận thức trung gian bên trong. Trong 3 yếu tố này thì quá trình thứ ba có vai trò
đặc biệt quan trọng bới chúng chi phối cách mà chúng ta nhìn nhận cũng như diễn
giải các kích thích từ môi trường.
Như vậy tiếp cận hành vi xem xét các vấn đề hành vi con người là phản ứng của
họ đối với tác động từ môi trường xung quanh chứ không hoàn toàn là các triệu chứng
11


bệnh lý. Từ cơ sở nền tàng nghiên cứu về khoa học hành vi mà có nhiều quan điểm, đề
tài nghiên cứu, các thiết kế, các công cụ được xây dựng nhằm hỗ trợ, phục vụ cho các
vấn đề đặt ra trong tâm lý học cũng như tâm lý học lâm sàng đáp ứng trong quá trình
nghiên cứu, chẩn đoán, trị liệu, chăm sóc sức khỏe tâm thần, giáo dục, y tế dự phòng
nói chung và giải quyết các vấn đề hành vi trẻ em nói riêng. Tiêu biểu như :
Danh mục bảng phân loại bệnh quốc tế ICD – 10 được xây dựng và hoàn
thiện nhằm phục vụ cho quá trình chẩn đoán, chữa bệnh và nghiên cứu về bệnh tật
và các vấn đề sức khỏe. Các rối loạn tâm thần và hành vi nằm ở chương 5, trong đó,
Bảng phân loại bệnh quốc tế ICD – 10 liệt kê các rối loạn hành vi và cảm xúc
thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên từ mục F90 – F98 bao gồm 8 vấn
đề chính: Các rối loạn tăng động; Các rối loạn hành vi; Các rối loạn hỗn hợp hành
vi và cảm xúc; Các rối loạn cảm xúc và sự khởi phát đặc biệt ở tuổi trẻ em; Rối loạn
hoạt động xã hội và sự khởi phát đặc biệt ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên; Các rối
loạn tic; Những rối loạn hành vi và cảm xúc khác thường khởi phát ở tuổi trẻ em và
thanh thiếu niên (WHO, 1993).
Tương tự Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ công bố Sổ tay thống kê và chẩn đoán
các rối loạn tâm thần rút gọn – DSM IV bao gồm các bệnh tâm thần và đưa ra
những rối loạn thường được chẩn đoán ở trẻ thơ, trẻ em và thanh thiếu niên (35) bao
gồm 10 mục: Chậm phát triển tâm thần; Những rối loạn về học tập; Rối loạn về kỹ
năng vận động; Những rối loạn về giao tiếp; Những rối loạn phát triển lan tỏa;

Những rối loạn giảm chú ý và rối loạn hành vi; Những rối loạn hành vi ăn uống và
những rối loạn về hành vi ăn uống ở trẻ thơ hoặc trẻ em; Các rối loạn tic; Những rối
loạn kiểm soát cơ vòng; Những rối loạn khác (APA, 1996).
Từ cơ sở nền tảng dựa trên các công cụ chính ICD – 10 và DSM – IV,
Frances Gardner và Daniel S. Shaw tổng hợp và đưa ra: Các vấn đề về hành vi của
trẻ nhỏ và trẻ mẫu giáo từ giai đoạn 0 đến 5 tuổi bị ảnh hưởng bởi cả hai yếu tố sinh
học và môi trường, như biểu hiện ở sự khác biệt cá nhân về đặc điểm của trẻ (ví dụ:
loại hình khí chất, tính xã hội, sự chú ý) và chất lượng của môi trường chăm sóc.
Các yếu tố môi trường di truyền và trước khi sinh có ảnh hưởng trong giai đoạn tuổi
này. Giữa các yếu tố nguy cơ, trong đó có xác suất xuất hiện rối loạn; tiểu sử, trong
12


đó có sự liên quan đến một vấn đề ban đầu (ví dụ: các vấn đề chống đối ở trường
mầm non) và sau đó (rối loạn hành vi ứng xử); sự xuất hiện của rối loạn hành vi.
Tính khí cực đoan thường được xem là yếu tố nguy cơ cho các vấn đề hành vi sau
này (Hill, 2002), mặc dù ở mức độ khác biệt vừa phải và không có các chỉ số khác
về nguy cơ ở trẻ em hoặc các vấn đề nguy cơ từ gia đình, những khác biệt cá nhân
như vậy có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển hơn là nguy cơ rối loạn. Trong
những năm gần đây, ngày càng có nhiều sự nghiên cứu thừa nhận về nhiều yếu tố
tương tác sớm, quá trình chăm sóc ảnh hưởng tới sự khác biệt của trẻ sơ sinh biểu
hiện như các vấn đề ăn uống, cảm xúc hoặc hành vi chống đối (Campbell, Shaw, &
Gilliom, 2000). Một số tác giả khác như Thomas, Chess, Birch (1968) cũng nhấn
mạnh đến tầm quan trọng và lợi ích giữa tính cách của cha mẹ ảnh hưởng đến các
vấn đề của trẻ, và ngược lại sự tác động của trẻ đối với cha mẹ, mô hình tương tác
giữa cha mẹ và con cái. Do đó, mà đề đánh giá và can thiệp các vấn đề hành vi ở trẻ
cần tập trung vào việc thay đổi hành vi của trẻ, hành vi, các nguồn lực từ cha mẹ và
chất lượng tương tác giữa cha mẹ và con. Vì trẻ em dưới 5 tuổi quá phụ thuộc vào
môi trường chăm sóc của chúng, nên cần chú trọng đến việc xác định các yếu tố
nguy cơ rủi ro trong gia đình và các bối cảnh chăm sóc (ví dụ: chất lượng chăm sóc

hoặc người chăm sóc) giúp điều chỉnh quá trình xuất hiện hành vi sớm ở trẻ.
(Michael Rutter, Dorothy Bishop, Daniel Pine, Stephen Scott, Jim Stevenson, Eric
Taylor, Anita Thapan, 2009, tr.883)
Như vậy, đề cập đến các vấn đề về hành vi cần quan tâm đến cả hai yếu tố
sinh học và môi trường cụ thể đó là về mặt di truyền, môi trường sống, môi trường
giáo dục, môi trường xã hội, các yếu tố văn hoá – xã hội.
1.1.3. Các nghiên cứu về đánh giá và can thiệp liên quan đến gắn bó và vấn đề
hành vi của trẻ
1.1.3.1. Một số nghiên cứu về đánh giá rối loạn gắn bó mẹ con và vấn đề hành vi
Hiện tại, không có công cụ cụ thể được xác nhận để chẩn đoán rối loạn phản
ứng gắn bó. Chẩn đoán được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn lâm sàng về lịch sử
phát triển và quan sát hành vi. Thực hiện các xét nghiệm y tế và tâm thần của trẻ để
loại trừ các triệu chứng cụ thể và các nguyên nhân thực thể hoặc các chẩn đoán
13


bệnh tâm thần khác có thể giải thích cho sự thoái lui xã hội ở trẻ em. Ví dụ cần loại
trừ chẩn đoán ám ảnh sợ xã hội trước khi xác định chẩn đoán rối loạn phản ứng gắn
bó. Cả ám ánh sợ xã hội và rối loạn phản ứng gắn bó có thể là một triệu chứng
chính của sự thoái lui xã hội ở trẻ. Tuy nhiên, ám ảnh sợ xã hội liên quan đến sự lo
lắng dữ dội trong môi trường xã hội ngoài các mối quan hệ tương tác gia đình và
trong rối loạn phản ứng gắn bó luôn thể hiện các mối quan hệ giữa các cá nhân đều
bị xáo trộn.
Mặc dù trong lĩnh vực tâm thần học và tâm lý học không có công cụ đánh giá
về rối loạn gắn bó hiệu quả, đặc biệt là đối với trẻ em trong độ tuổi đi học. Tuy
nhiên, gần đây Trinis và cộng sự (Trinis, 2009) đã phát triển Bảng câu hỏi về các
vấn đề trong các mối quan hệ (RPQ) để phát hiện ra những rối loạn phản ứng gắn
bó (RAD) dành cho phụ huynh và giáo viên để kiểm tra tính bất biến giữa thông tin
được cung cấp. Bảng câu hỏi về rối loạn phản ứng gắn bó có 17 mục đề cập đến các
triệu chứng rối loạn tập tin đính kèm của cả hai loại, được mã hoá theo thang điểm

từ 0 đến 3. Cả hai loại tập rối loạn gắn bó đều không được đề cập riêng có thể đạt
được điểm trung bình từ 0 đến 51 điểm cao cho thấy nhiều triệu chứng rối loạn gắn
bó.

Kết quả nghiên cứu này dựa trên kết quả phỏng vấn rối loạn gắn bó

(Disturbances of Attachment Interview – DAI). Kết quả thu được giữa RPQ đều có
thể chấp nhận được tính nhất quán bên trong tốt và tương quan mong đợi với các
thông tin của DAI. Nhìn chung RPQ là một công cụ đa thông tin có thể thu thập
nhiều thông tin, triệu chứng cho rối loạn phản ứng gắn bó ở trẻ em có vấn đề
nghiêm trọng về cảm xúc và hành vi (John Wiley& Sons, 2013).
1.1.3.2. Một số nghiên cứu về can thiệp hành vi liên quan đến gắn bó mẹ con
Có nhiều tác giả nghiên cứu về các phương thức can thiệp liên quan đến
gắn bó. Đầu tiên phải kể đến các biện pháp can thiệp nuôi dạy con dựa trên bằng
chứng để thúc đẩy gắn bó an toàn. Các nghiên cứu đã chia nhỏ các biện pháp
hướng vào trẻ em có gắn bó vô tổ chức (D) hoặc với những trẻ được chẩn đoán là
rối loạn phản ứng gắn bó (RAD). Các biện pháp can thiệp được tổ chức theo độ
tuổi của trẻ tại thời điểm bắt đầu can thiệp, với các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa
được liệt kê đầu tiên (chỉ đánh giá sau can thiệp). Dười đây là một số hình thức
14


can thiệp cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em có sự gắn bó vô tổ chức hoặc rối loạn
phản ứng gắn bó (RAD):
-

Đối với nhóm trẻ sinh non:
Các can thiệp cho thấy sự cải thiện đáng kể về mặt thống kê trong gắn bó an

toàn “Chương trình thăm nhà” (The Home visiting program) được sử dụng nhằm

mục đích hỗ trợ các bà mẹ phát triển sự nhạy cảm bằng cách nhận biết các tín hiệu
của con họ, tập trung vào các tương tác và hiểu rõ về sự ảnh hưởng của chúng đối
với sự phát triển của trẻ. Sự gắn bó được đánh giá trong thời gian cho ăn lúc 3
tháng, 6 tháng và 12 tháng thông qua các thang đo quan sát cho ăn: đối với trẻ 3
tháng quan sát sự tương tác giữa mẹ và trẻ trong khi bú; đối với trẻ 6 tháng sử dụng
mô hình mặt đối mặt; với trẻ 12 tháng sử dụng tình huống lạ. Hiệu quả được đánh
giá bằng cách sử dụng hệ thống quan sát dựa trên sự gắn bó, hệ thống tương tác
giữa mẹ và trẻ, sử dụng 5 thang đo với 9 điểm khác nhau: độ nhạy cảm, sự can
thiệp, trạng thái tình cảm của ngời mẹ, sự hợp tác và hành vi tự điều chỉnh.
Chương trình can thiệp trị liệu tâm lý dự phòng (The Preventive
Psychotherapeutic Program) được thực hiện với đối tượng cha mẹ da trắng sinh
non, có độ tuổi trung bình là 30,9 tuổi và trẻ sơ sinh có độ tuổi trung bình là 27 tuần
. Kế hoạch đưa ra 2 tuần/1 buổi, diễn ra các buổi trị liệu tâm lý cá nhân trước khi
nhập viện, nhóm phụ huynh được trị liệu tâm lý cá nhân với tần suất diễn ra là 2
tuần một buổi, một ngày sẽ có những video phản hồi lại những cảm xúc, độ nhạy
cảm khi thăm nhà so với sự chăm sóc của điều dưỡng ở bệnh viện. Cha mẹ được
tham gia từ 1 đến 8 buổi trị liệu nhóm, cũng như 1 đến 10 buổi trị liệu tâm lý cá
nhân theo lịch 2 tuần/1 lần cho cả bố và mẹ.
Nghiên cứu và sử dụng tình huống lạ, Brish và cộng sự nhận thấy rằng có
một mối tương quan đáng kể giữa phát triển thần kinh và phát triển gắn bó mẹ con
trong nhóm kiểm soát, những trẻ sơ sinh có gắn bó an toàn cho thấy sự phát triển
thần kinh khỏa mạnh, 75% trẻ sơ sinh có gắn bó không an toàn cho thấy sự phát
triển thần kinh bị suy giảm và không có mối tương quan đáng kể giữa chất lượng
gắn bó và sự phát triển thần kinh trong nóm can thiệp. Các tác giả kết luận rằng sự
15


can thiệp đã bảo vệ những đứa trẻ không khỏe mạnh về thần kinh khỏi hình thành
những gắn bó không an toàn.
Các kế hoạch về huấn luyện cho quá trình Chu sinh , được thực hiện bởi

Jacobson và Frye (1991) áp dụng cho với các bà mẹ sinh con lần đầu (21.5 tuổi).
Với hình thức can thiệp này, sử dụng một tình nguyện viên được đào tạo cụ thể cho
từng người tham gia để cung cấp về mang thai, chăm sóc và phát triển trẻ em, cũng
như những hiểu biết và sự đồng cảm tương tự như bạn bè hoặc các thành viên trong
gia đình. Các chuyến thăm định kỳ bắt đầu trong 3 tháng của thai kỳ, tăng tần suất
tính đến ngày sinh, tiếp tục hàng tuần trong 2 đến 3 tháng sau khi sinh, và sau đó
tiếp tục hành tháng cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Sử dụng phương pháp phân tích các nhân tố (Q-sort procedure), Jacobson và
Frye nhận thấy rằng trẻ sơ sinh của các bà mẹ được can thiệp được đánh giá là gắn
bó an toàn hơn so với các biện pháp kiểm soát trên.
Hình thức liệu pháp nghề nghiệp (Occupational Therapy) cũng được sử dụng
trong một nghiên cứu của Sajaniemi và đồng nghiệp với trẻ sơ sinh có cân nặng cực
thấp (dưới 1kg), bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Can thiệp cụ thể 1 giờ/1 tuần liệu pháp
nghề nghiệp được sử dụng tại nhà trong 6 tháng (tuổi trung bình của nhóm đối
tượng là 20 tuổi). Điều này, được thực hiện bởi nhà trị liệu có kinh nghiệm trong
điều trị trẻ sơ sinh, bao gồm cuộc thảo luận với cha mẹ, dạy học cách thích nghi với
môi trường gia đình, với em bé, hướng dẫn họ cách xử lý em bé để thúc đẩy sự phát
triển bình thường của trẻ (Sajaniemin,N, 2001).
Các can thiệp không cho thấy sự cải thiện đáng kể về mặt thống kê đối với
gắn bó an toàn khi sử dụng dịch vũ hỗ trợ khách hàng tại nhà, được sử dụng trong
nghiên cứu bởi Beckwith. Hướng tới nhóm cha mẹ có thu nhập thấp, với trẻ sơ sinh
bị ốm, sinh non, có cân nặng khi sinh dưới 2kg, sinh lúc 35 tuần. Kế hoạch được
thực hiện trong 13 tháng, bao gồm một can thiệp cá nhân, hướng đến cha mẹ, tập
trung vào việc cung cấp trợ giúp quần áo, đồ chơi, phương tiện giao thông, phát
triển kỹ năng quan sát của cha mẹ giúp họ hiểu bối cảnh phát triển của trẻ. Chương
trình được thực hiện bởi y tá nhi khoa, nhà giáo dục mầm non trong bệnh viện hoặc
ở nhà (Beckwith, 1988).
16



×