Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ GIÁO DỤC TRẺ EM TỰ KỶ TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG MẦM NON CẦU VỒNG XANH QUẬN ĐỐNG ĐA HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH THỊ NGA

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ GIÁO DỤC
TRẺ EM TỰ KỶ TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG MẦM NON
CẦU VỒNG XANH QUẬN ĐỐNG ĐA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội – Năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH THỊ NGA

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ GIÁO DỤC
TRẺ EM TỰ KỶ TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG MẦM NON
CẦU VỒNG XANH QUẬN ĐỐNG ĐA HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số : 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hải Hữu

Hà Nội – Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan với toàn thể Hội đồng cùng các thầy cô luận văn “Dịch vụ Công
tác xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ từ thực tiễn trường Mầm non Cầu Vồng Xanh quận
Đống Đa, Hà Nội” là công trình do riêng tôi thực hiện. Nếu vi phạm về sao chép, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Hải Hữu – giáo viên hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô tại bộ môn công tác xã hội - Khoa xã hội
học và nhân văn trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, cán bộ Trường Trường
Mầm non Cầu Vồng Xanh quận Đống Đa, Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp
những tài liệu, thông tin với tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2019


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Từ viết tắt

MNCVX


Mầm non Cầu Vồng Xanh

TTK

Trẻ tự kỷ

DVCTXH

Dịch vụ Công tác xã hội

CTXH

Công tác xã hội
Người phỏng vấn

NPV
NĐPV

Người được phỏng vấn
Test đánh giá mức độ phát triển

DENVER II

tâm lý - vận động ở trẻ nhỏ từ sơ sinh
đến 6 tuổi
Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các

DSM-IV


Rối loạn Tâm thần của Hoa kỳ - tái bản
lần 4
Thang đánh giá tự kỷ thời thơ ấu

CARS


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng trẻ tự kỷ tại Trường Mầm Non Cầu Vồng Xanh ...................... 31
Bảng 2.2: Phân loại mức độ tự kỷ............................................................................. 31
Bảng 2.3: Đánh giá mức độ cần thiết của việc tư vấn, tham vấn cho cha mẹ trẻ tự kỷ... 36
Bảng 3.1: Thành phần gia đình ................................................................................. 47
Bảng 3.2: Bảng lượng giá rối loạn tự kỷ ở bé TA ( CARS) ..................................... 48
Bảng 3.3 Bảng điểm mạnh, điểm yếu bé NTA ........................................................ 56
Bảng 3.4:Thành phần gia đình bé PMT .................................................................... 62
Bảng 3.5: Bảng lượng giá rối loạn tự kỷ ở bé PMT (CARS) ................................... 64
Bảng 3.6: Bảng điểm mạnh, điểm yếu bé PMT ........................................................ 71
Bảng 3.7: Bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa việc tiếp nhận dịch vụ CTXH
của 2 trẻ NTA và PMT.............................................................................................. 81

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow...................................................................... 26
Biểu đồ 2.1: Số lượng trẻ đến đánh giá tại Trường Mầm non CVX ........................ 34
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ kết quả đánh giá test Denver II của bé N.T.A ....................... 48
Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá test Denver II của bé PMT ....................................... 63
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Cấu trúc tổ chức của trường mầm non Cầu Vồng Xanh ............................ 29

Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ phả hệ bé NTA ............................................................................. 54
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ sinh thái bé NTA ........................................................................... 55
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ cây vấn đề bé NTA....................................................................... 58
Sơ đồ: 3.4: Sơ đồ phả hệ gia đình bé PMT ............................................................... 69
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ sinh thái bé PMT ............................................................................. 70
Sơ đồ 3.6. Cây vấn đề bé PMT ............................................................................... 73


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ...................................................................... 2
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ..................................................................... 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 9
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 9
6.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 10

7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10
NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................ 13
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 13
1.1. Các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu ................................... 13
1.1.1. Khái niệm trẻ em ............................................................................................. 13
1.1.2. Khái niệm Rối loạn phổ tự kỷ ......................................................................... 13
1.1.3. Khái niệm trẻ tự kỷ .......................................................................................... 13
1.1.4. Khái niệm về Công tác xã hội ......................................................................... 14
1.1.5. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội.................................................................. 14
1.1.6. Khái niệm dịch vụ Công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ ...................................... 15
1.1.7. Khái niệm giáo dục ......................................................................................... 21

1.2. Lý thuyết ứng dụng nghiên cứu trong đề tài ...................................................... 23
1.2.1. Lý thuyết hệ thống ........................................................................................... 23
1.2.2. Thuyết học tập xã hội của Badura: ................................................................. 25
1.2.3. Thuyết nhu cầu của Maslow. .......................................................................... 25
1.2.4. Lý thuyết công tác xã hội cá nhân .................................................................. 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ TẠI TRƯỜNG MẦM NON CẦU VỒNG XANH ... 28
2.1. Khái quát đặc điểm của Trường Mầm non Cầu Vồng Xanh ............................. 28
2.1.1. Quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ của Trường Mầm Non Cầu Vồng
Xanh .......................................................................................................................... 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trường Mầm non Cầu Vồng Xanh .................................. 29
2.1.3. Đội ngũ nhân viên công tác xã hội ................................................................. 29


2.1.4. Cơ sở vật chất phục vụ việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội ...................... 30
2.2. Thực trạng trẻ tự kỷ tại trường mầm non Cầu Vồng Xanh ............................... 30
2.2.2. Mức độ tự kỷ ở trẻ ........................................................................................... 31
2.3. Thực trạng dịch vụ Công tác xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ tại trường Mầm
Non Cầu Vồng Xanh. ................................................................................................ 32
2.2.1. Dịch vụ vung cấp thông tin cho gia đình TTK ................................................ 32
2.2.2. Dich vụ tiếp nhận, chẩn đoán và đánh giá TTK ............................................. 33
2.2.3. Dịch vụ tham vấn/ tư vấn cho gia đình TTK: ................................................. 35
2.2.4. Dịch vụ truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cha mẹ ................... 37
2.2.5. Dich vụ trị liệu tâm lý, thực hiện kế hoạch can thiệp. .................................... 38
2.2.6. Dịch vụ kết nối, vận động nguồn lực trợ giúp trẻ tự kỷ .................................. 39
2.3. Các yếu tố tác động tới việc cung cấp dịch vụ Công tác Xã hội trong giáo dục
trẻ em tự kỷ tại cơ sở. ................................................................................................ 40
2.3.1. Các yếu tố liên quan tới cơ chế chính sách của nhà nước: ............................ 40
2.3.2. Các yếu tố liên quan đến trường Mầm Non Cầu Vồng Xanh:........................ 41
2.3.3. Các yếu tố liên quan đến Nhân viên CTXH:................................................... 41

2.3.4. Các yếu tố liên quan tới bản thân trẻ tự kỷ..................................................... 42
2.3.5. Các yếu tố liên quan tới cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ ............................. 43
2.4. Đánh giá tổng quát dịch vụ công tác xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ tại Trường
Mầm non Cầu Vồng Xanh, quận Đống Đa, Hà Nội. ................................................ 44
2.4.1. Những mặt được chủ yếu ................................................................................ 44
2.4.2. Những khó khăn, hạn chế................................................................................ 45
CHƯƠNG III: CAN THIỆP TRƯỜNG HỢP VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN
VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC ÁP DỤNG DỊCH VỤ CÔNG
TÁC XÃ HỘI VỚI HAI TRƯỜNG HỢP TRẺ TỰ KỶ TẠI TRƯỜNG MẦM
NON CẦU VỒNG XANH ...................................................................................... 47
3.1. Nghiên cứu trường hợp. ..................................................................................... 47
3.1.1. Trường hợp bé. N.T.A ..................................................................................... 47
3.1.2. Trường hợp bé P.M.T..................................................................................... 62
3.3. So sánh 2 trường hợp can thiệp.......................................................................... 81
3.4. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................... 83


PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 91


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển có thể được
phát hiện ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là ở dộ tuổi trẻ nhỏ. Một số trẻ có thể xuất
hiện sớm các dấu hiệu của trẻ tự kỷ trong khi một số trẻ khác vẫn phát triển bình thường

cho đến khoảng từ 15 – 30 tháng mới bắt đầu suy giảm các kỹ năng có được trước đó. Trẻ
em mắc chứng tự kỷ thường không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác.
Do vậy, sự phát triển về mọi mặt tâm lý, tình cảm và xã hội của các em đều hạn chế.
Ngày nay, tình trạng trẻ tự kỷ đang là một vấn đề xã hội cần được quan tâm và nó đặt
ra những thách thức không nhỏ đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở
Việt Nam cho đến nay mặc dù chưa có một số liệu thóng kê chính thức nào về số lượng trẻ
tự kỷ nhưng qua một số công trình nghiên cứu, từ nhận định của nhiều chuyên gia và qua
số lượng trẻ đến khám, và điều trị chứng tự kỷ ở một số bệnh viện và trung tâm lớn trong
cả nước thời gian qua cho thấy số lượng trẻ tự kỷ đang có xu hướng gia tăng. Sự gia tăng
trẻ tự kỷ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ, ảnh hưởng đến đời
sống của các gia đình có trẻ tự kỷ mà sâu xa hơn nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển
chung của toàn xã hội. Vì thế công tác chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ, đã và đang là vấn
đề quan tâm chung của toàn xã hội và là nỗi niềm canh cánh của nhiều người có lương tâm
và trách nhiệm cũng như nỗi lo âu lớn nhất của gia đình, bố mẹ các em. Do đó, việc phát
hiện và có các biện pháp can thiệp sớm sẽ giúp cho trẻ tự kỷ có điều kiện tốt hơn và hòa
nhập lại với xã hội.
Đến nay vẫn chưa có thuốc chữa hội chứng tự kỷ. Tự kỷ ở trẻ em nếu không được
phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ và trí tuệ
một cách trầm trọng, biến trẻ tự kỷ thành trẻ khuyết tật vĩnh viễn. Ngược lại, tự kỷ nếu
được phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ có thể có cơ hội phát triển ngôn ngữ, cải thiện
hành vi và học tập như trẻ bình thường.
Trong xu thế hiện nay Giáo dục Trẻ tự kỷ tại cộng đồng đang là hướng đi chủ đạo
với những cách làm cụ thể đạt hiệu quả cao, phù hợp với nền kinh tế xã hội và với mọi
vùng dân cư Việt Nam. Việc những đứa trẻ ngày càng có những biểu hiện chậm nói, tương
tác xã hội kém, những đứa trẻ có những hành vi lạ như xoay người, xoay đồ vật , vô cảm
và thờ ơ với cảm xúc của người khác cũng như không thẻ hiện được cảm xúc của mình
1


ngày càng được các bậc phụ huynh quan tâm để ý và tìm kiếm những địa điểm can thiệp

giải quyết vấn đề của trẻ. Và một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay là giáo
dục trẻ tự kỷ. Cho đến nay, đã có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm tới vấn đề này,
bởi giáo dục là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của một đứa trẻ. Chính vì thế mà
việc cung cấp dịch vụ giáo dục cho trẻ tự kỷ đang rất được quan tâm và có sự gia tăng
nhanh chóng. Các dịch vụ công tác xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ đã và đang ngày càng
phát triển, tuy nhiên việc thực hiện và hoạt động của các dịch vụ chưa được phát huy hết
hiệu quả. Thậm chí nhân viên công tác xã hội trong các trường chuyên biệt lại hoạt động
trái với vai trò là nhân viên của một nhân viên công tác xã hội mà hoạt động như nhân
viên tâm lý, - hỗ trợ và điều trị tâm lý cho các đối tương: cha mẹ trẻ,… hoặc có vai trò
như một giáo viên giáo dục đặc biệt chứ không phải vai trò của nhân viên công tác xã hội.
Tại Việt Nam, mới gần đây, rối loạn phổ tự kỷ được đưa vào Thông tư số 01/2019 về
mức độ xác định khuyết tật là một dạng khuyết tật. Chính vì vậy, chưa có nhiều nghiên
cứu về dịch vụ Công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ.
Chính vì những lý do trên mà tôi quyết định lựa chọn đề tài “Dịch vụ Công tác xã
hội trong hỗ trợ giáo dục trẻ em tự kỷ từ thực tiễn Trường Mầm Non Cầu Vồng
Xanh quận Đống Đa, Hà Nội”. Từ kết quả nghiên cứu, tôi đề xuất những giải pháp,
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong giáo dục
trẻ em tự kỷ.
2.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Rối loạn phổ TK được phát hiện từ những năm 40 của thế kỷ trước những thực sự
đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng,
số lượng TTK ngày càng được phát hiện nhiều tại các thành phố lớn, các khu đô thị.
Hiện nay, Rối loạn phổ tự kỷ trở thành vấn đề quan tâm ưu tiên trong lĩnh vực sức khỏe
tâm thần và đến nay đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về rối loạn phổ tự kỷ. Dưới
đây, là tổng hợp một số nghiên cứu có liên quan tới TTK từ các nguồn tài liệu trong
nước và nước ngoài. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này rất đa dạng và được xem ở

nhiều khía cạnh khác nhau:
- Nghiên cứu về phát hiện trẻ tự kỷ...

2


Ngay từ đầu thế kỷ 18 đã có những báo cáo về trường hợp đơn lẻ của những trẻ rất
bé mắc các bệnh rối loạn tâm trí nặng có liên quan đến một biến dạng rõ của quá trình
phát triển. Jean Mare Jtard (1774 – 1838) đã tiếp. nhận một cậu bé hoang dã tên là Victor.
Những mô tả cho thấy, cậu bé không có khả năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ, không có
khả năng giao tiếp hoặc nhận thức, cách ứng xử xa lạ với cuộc sống của xã hội loài
người. Victor bị mất khả năng giao tiếp về mặt xã hội và không có khả năng giao tiếp
như trẻ bình thường. Ngày nay, người ta cho rằng, Victor chính là TTK. Để khắc phục
tình trạng này, Itard đã nghĩ rằng giáo dục TTK khác với những trẻ khác.[2]
Tuy nhiên, mãi rất lâu về sau này thì các rối loạn này mới được khoa học thừa nhận.
Ban đầu, chúng được xếp vào một dạng của tâm thần phân liệt. Đến năm 1911, nhà tâm
thần học Bleuler đã là người đầu tiên nói đến các rối loạn này dưới khái niệm “tự kỷ”.
Theo ông đó là một trong những triệu chứng tiên phát cơ bản của tâm thần phân liệt
người lớn và tính tự kỷ là thể hiện một sự tập trung toàn bộ đời sống tâm lý của một con
người vào thế giới bên trong của mình cùng với sự mất đi tiếp xúc, sự cắt rời với thế giới
bên ngoài.
Cho đến năm 1943, bác sĩ tâm thần người Mỹ Leo Kanner đã mô tả trong một bài
báo với nhan đề “ Autism Díturbance of Effective Contract”, Leo Kanner cho rằng TTK
là trẻ thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác, cách thể hiện các thói quen
hằng ngày rất giống nhau, tỉ mỉ và rập khuôn; không có ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ nói
thể hiện sự bất thường rõ rệt, chỉ hiểu nghĩa đen của câu nói, thành tiếng động và vận
động lặp đi lặp lại đơn điệu; giới han đa dạng các hoạt động tự phát, mặc dù vẻ bề ngoài
nhanh nhẹn, thông minh. Kanner nhấn mạnh triệu chứng Tự Kỷ có thể phát hiện được
ngay khi trẻ ra đời trong khoảng 30 tháng đầu. Những nghiên cứu của Kanner là một
trong những nghiên cứu đầu tiên và hoàn chỉnh nhất về tự kỷ và cho đến ngày nay vẫn

còn được công nhận. Những kết luận đó của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan
niệm về tự kỷ hiện nay trên thế giới. Công trình nghiên cứu của Kanner đã đánh dấu một
bước ngoặt trong lịch sử giáo dục TTK, ngày nay là cơ sở của nhiều công trình nghiên
cứu về TTK tại nhiều nước trên thế giới. [2]
Cũng từ những năm 60 của thế kỷ XX, những hiểu biết về tự kỷ đã có sự thay đổi
hết sức lớn lao. Đặc biệt nghiên cứu của Michael Rutter đã chỉ ra rằng cách chăm sóc,
giáo dục của cha mẹ không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ bị Tự kỷ.[13]

3


Tiếp sau Kanner, đến những năm 70, 80 của thế kỷ XX đã có rất nhiều các công
trình nghiên cứu khác liên quan đến tự kỷ như nghiên cứu của các nhà tâm thần học Anh,
Mỹ Fudith Gouth, Christopher Gillberg, nghiên cứu của các nhà phân tâm… và cho đến
nay thì đã có rất nhiều tên gọi và cách phân loại khác nhau dùng để mô tả tự kỷ như
“Loạn tâm cộng sinh” (Mahler và Gosliner, năm 1955), “Nhân cách bệnh tự kỷ”
(Asperger, năm 1943), “Rối loạn kiểu tự kỷ” (Lornaving, năm 1998)…
- Nghiên cứu về công cụ chẩn đoán, đánh giá trẻ Tự kỷ:
Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về công cụ chẩn đoán, đánh giá TTK, điển
hình như bảng kiểm sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ (Check-list for Autism in Toddlers) –
CHAT, thang chẩn đoán tự kỷ tuổi ấu thơ (Childhood Autism Rating Scale) - CARS,
bảng phỏng vấn chẩn đoán tự kỷ có điều chỉnh (The Autism Diagnostic Interview –
Revised). – ADI -R, bảng quan sát chẩn đoán tự kỷ (The Autism Diagnostic Observation
Schedule – ADOS, thang đánh giá mức độ tự kỷ Gilliam – GARS. Trong phạm vi đề tài,
học viên sử dụng hai loại công cụ chẩn đoán tự kỷ chính là đó có một số công cụ chẩn
đoán thường xuyên được sử dụng như: thang chẩn đoán tự kỷ tuổi ấu thơ (Childhood
Autism Rating Scale) - CARS, và Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần
DSM-IV. Ngoài ra, còn có một số bảng kiểm tra chẩn đoán khác được liệt trong bảng
phụ lục 1.
CARS: Thang chẩn đoán tự kỷ tuổi ấu thơ (Childhood Autism Rating Scale). Công

cụ này được thiết kế dưới dạng bảng hỏi và quan sát, được dùng để chẩn đoán tự kỷ từ
24 tháng tuổi. CARS kiểm tra 15 lĩnh lực khác nhau nhằm đưa ra các mức độ tự kỷ.
CARS có thể sử dụng đánh giá trẻ tự kỷ với nhiều mục đích khác nhau như: để xây dựng
chương trình can thiệp sớm, theo dõi định kỳ trẻ tự kỷ, đánh giá hiệu quả can thiệp...
CARS là một công cụ kết hợp bởi báo cáo của cha mẹ và quan sát trực tiếp của các
chuyên gia trong khoảng 30-45 phút. [1]
Hội tâm thần học Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu năm 1994 Đưa ra “ Sổ tay chẩn
đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần DSM-IV”, bao gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán
Tự kỷ tìm ra những biểu hiện khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội, chất lượng
giao tiếp và một số hành vi bất thường. Theo một Ba-rem được hướng dẫn, nếu trẻ có đủ
dấu hiệu theo tiêu chuẩn của thang đánh giá thì sẽ được xác định là có Tự kỷ hay không.
Tiếp theo đó, tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng đưa ra “ Bảng phân loại quốc tế ICD”
4


( International Classfication of Diseases) qui định những tiêu chuẩn chuẩn đoán các bệnh
tâm thần trong đó bao gồm các tiêu chí đánh giá để chẩn đoán tự kỷ. [12]
- Nghiên cứu về phương pháp dạy trẻ Tự kỷ:
Một nghiên cứu có ứng dụng tích cực trong can thiệp sớm cho TTK là Ứng dụng
phân tích hành vi (Aplied Behavior Analyis – ABA). Đây là kết qủa nghiên cứu Ivar
Lovaas vào năm 1990 ở Đại học Los Angeles California. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để
hình thành phương pháp can thiệp hành vi, , được dùng để phát huy tối đa khả năng học
tập của TTK . ABA là một chương trình can thiệp hành vi của TTK một cách toàn diện
trong mọi lĩnh vực liên quan. Tác giả thử nghiệm chương trình can thiệp sớm cho trẻ nhỏ
dựa vào gia đình cho trẻ. Các lĩnh vực đó có thể là: xã hội, giao tiếp, tự chăm sóc, vui
chơi,... Cấu trúc của ABA gồm hai thành phần chính: dạy thử nghiệm các kỹ năng riêng
biệt và thay đổi hành vi. Các nghiên cứu đều cho thấy giáo dục phù hợp nhất đối với
TTK là can thiệp hành vi sớm và tích cực [32]
Andrew Bandy (nhà tâm lý Nhi) và Lori Frost (nhà âm ngữ trị liệu) nghiên cứu
phương pháp PECS ( Hệ thống giao tiếp thông qua trao đổi tranh – Picture Exchange

Communication System) ứng dụng vào can thiệp sớm cho TTK. Tác giả sử dụng một
loạt chiến lược để giúp TTK có được các kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, phương pháp này
mới tập trung vào giúp trẻ giao tiếp không lời, cho phép trẻ lựa chọn cách giao tiếp của
mình bằng tranh ảnh. Điều này đã giảm nhẹ hành vi của TTK, và trẻ trở nên vui vẻ hơn
chứ chưa tập trung vào phát triển kỹ năng giao tiếp cho TTK.[33]
Tóm lại, các nghiên cứu và can thiệp trong công tác chăm sóc, giáo dục cho TTK là
một lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ. Những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở
trên thế giới tuy nhiều, nhưng chỉ tập trung vào nghiên cứu cách phát hiện, chẩn đoán
TTK, phương pháp dạy TTK. Trong khả năng và phạm vi nghiên cứu của mình tôi nhận
thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc cải thiện và nâng cao dịch vụ
giáo dục cho TTK thông qua dịch vụ công tác xã hội cá nhân.
2.1.

Những nghiên cứu ở Việt Nam.

Nghiên cứu về TTK ở Việt Nam hầu như mới chỉ được bắt đầu vào khoảng thập kỷ
80 của thế kỷ XX. Từ năm 2000 trở lại đây, vấn đề TTK đã được nhiều ngành quan tâm
như Tâm lý học, Giáo dục học, Y học,... Một loạt các trung tâm can thiệp TTK ra đời,

5


các bệnh viện mở ra các khoa để can thiệp cho TTK, các trường học mở ra các lớp học
chăm sóc – GDTTK là những điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu này.
2.1.1. Nghiên cứu về trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
GS. TS Nguyễn Văn Thành với tác phẩm “Trẻ em tự kỷ - Phương thức giáo dục và
dạy dỗ” . Tài liệu đã chỉ ra được những đặc điểm cần khám phá và ghi nhận những hiện
tượng, những dấu hiệu khách quan nào, khi nào, vào lứa tuổi nào… để có thể khẳng định
rằng một trẻ em đang mang hội chứng tự kỷ, Tuy nhiên, tác phẩm chủ yếu tập vào
nghiên cứu phát hiện, chẩn đoán TTK thông qua các dấu hiệu nhận diện bên ngoài và

một số hội chứng có liên quan để giúp cho giáo viên, phụ huynh hoặc người giáo dục trẻ
có thể nhận diện để có định hướng can thiệp cho trẻ, chứ chưa đi sâu vào vấn đề giáo dục
TTK [8]
PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến với công trình nghiên cứu về “Nhu cầu của cha
mẹ có con tự kỷ” trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa ba nước Nhật Bản – Trung
Quốc – Việt Nam. Năm 2013, bà cũng công bố cuốn sách chuyên khảo về “Tự kỷ,
những vấn đề về lý luận và thực tiễn”. Nội dung cuốn sách tập hợp được nhiều những
nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về quan niệm trẻ tự kỷ, phát hiện sàng lọc, chẩn
đoán và đánh giá mức độ trẻ tự kỷ, trên cơ sở đó đưa ra chương trình can thiệp, giáo dục
và trị liệu có hiệu quả. [14] [15]
TS Đỗ Thị Thảo với đề tài “Xây dựng kế hoạch hỗ trợ giáo viên và cha mẹ có con
tự kỷ trong chương trình Can thiệp sớm tại Hà Nội” (2004) Tác giả nghiên cứu xây
dựng kế hoạch hỗ trợ cho giáo viên và các bậc phụ huynh có con Tự kỷ trong chương
trình Can thiệp sớm cho Trẻ tự kỷ trên địa bàn Hà Nội, nhưng chưa đề cập đến mảng
cung cấp dịch vụ xã hội trong giáo dục cho TTK. [10]
2.1.2. Nghiên cứu về dịch vụ Công tác xã hội
TS Nguyễn Hải Hữu và TS Nguyễn Thị Thái Lan trong bài “ Báo cáo kết quả khảo
sát cơ sở trợ giúp xã hội” đã chỉ ra nhu cầu tiếp cận DVCTXH của người dân, nhất là
nhóm yếu thế là rất lớn, nghiên cứu này cũng đã thống kê, phân tích về DVCTXH cho
thấy việc cung cấp dịch vụ của các cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm CTXH còn nhiều hạn
chế, vẫn nặng về dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, các dịch vụ có tính chất chuyên môn
chuyên sâu về CTXH chưa có nhiều và hiệu quả chưa cao, do thiếu đội ngũ NVCTXH
6


chuyên nghiệp và nhiều người dân chưa biết đến DVCTXH. TL. [5]
Tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu với đề tài nghiên cứu “ Công tác xã hội với trẻ em – thực
trạng và giải pháp”, đã chỉ ra nhu cầu tiếp cận DVCTXH của trẻ em, theo ước tính cứ 5
trẻ em thì có 1 trẻ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, hoặc có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, cần
được trợ giúp và cung cấp DVCTXH và nghiên cứu này cũng chỉ ra 21 loại DVCTXH

với trẻ em. [4]
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thái Lan và cộng sự cũng đã có nghiên cứu về “ Chuyên
nghiệp hoá các DVCTXH ở Việt Nam: thực trạng và nhu cầu. (2014) Nghiên cứu đi sâu
phân tích thực trạng nhu cầu chuyên nghiệp hoá các DVCTXH ở Việt Nam, đưa ra
những đề xuất xây dựng và phát triển các dịch vụ này đáp ứng nhu cầu thực tiễn và bảo
đảm chất lượng của dịch vụ. [6]
2.1.3. Nghiên cứu về dịch vụ Công tác xã hội với trẻ tự kỷ
Th.S Phùng Thị Thơm với nghiên cứu “Dịch vụ Công tác xã hội với trẻ em tự kỷ từ
thực tiễn trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thái Nguyên”. Trong nghiên cứu này, tác giả
đã chỉ ra được 6 loại hình dịch vụ Công tác xã hội với trẻ tự kỷ gồm: 1/ Sàng lọc, chẩn
đoán, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch trợ giúp; 2/ Tham vấn, tư vấn; 3/ Trị liệu;
4/Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức; 5/ Vận động, kết nối, giới thiệu nguồn
lực dịch vụ trợ giúp; 6/Biện hộ, bảo vệ chính sách. Đồng thời, đưa ra được một số biện
pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ CTXH với trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra
rõ vai trò của nhân viên CTXH trong giáo dục trẻ tự kỷ tại các trung tâm can thiệp trẻ
tự kỷ cũng như tại cộng đồng.
Th.S Trần Thị Hồng với nghiên cứu “Vận dụng Phương pháp Floortime nhằm
nâng cao tương tác giữa Trẻ tự kỷ và cha mẹ tại nhà” đã chứng minh hiệu quả của một
phương pháp trong giáo dục trẻ tự kỷ là phương pháp Floortime, và chỉ ra được một
trong những dịch vụ công tác xã hội là dịch vụ tham vấn và trị liệu cho trẻ tự kỷ. Tuy
nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá được hiệu quả của dịch vụ này trong giáo dục trẻ tự
kỷ.
Khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan đến chủ đề của Luận văn
Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên đã phản ánh được phần nào tình hình phát
triển, chẩn đoán, đánh giá và can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Việt Nam. Nhưng các nghiên cứu
trên chủ yếu tập trung vào phát hiện chẩn đoán TTK, có một số nghiên cứu về can thiệp
cho TTK những chưa đi sâu vào can thiệp từng lĩnh vực và các phương pháp chưa tập
7



trung giải quyết từng vấn đề. Đặc biệt trong vấn đề giáo dục TTK, các tác giả đã đưa ra
được một số phương pháp, cách thức can thiệp cho TTK nhưng những phương pháp đó
chủ yếu dành cho đối tượng là giáo viên, người chăm sóc trẻ và cha mẹ trẻ chứ chưa có
công trình nghiên cứu nào đề cập đến tính hiệu quả của các dịch vụ xã hội trong việc
giáo dục TTK. Mặc dù, cho đến nay ở nước ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu
về DVCTXH trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em những vẫn còn mang tính chung
cho tất cả trẻ em, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể đối với TTK. Tại Trường Mầm
Non Cầu Vồng Xanh cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề cung cấp
DVCTXH trong giáo dục TTK, đây vẫn còn là vấn đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu.
3.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

3.1.

Ý nghĩa lý luận

Đề tài sẽ cung cấp một số kiến thức chuyên sâu về DVCTXH trong giáo dục trẻ em
tự kỷ, qua đó góp phần tích cực vào việc bảo đảm các quyền của trẻ em, đặc biệt là
quyền được học tập. Đồng thời, việc phân tích những đặc điểm tâm sinh lý, cách nhận
biết trẻ tự kỷ, những khó khăn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ tự kỷ, đặc biệt
là giáo dục sẽ góp phần làm sáng tỏ lý luận về giáo dục trẻ em tự kỷ trong Công tác xã
hội
3.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các cơ quan quản lý trong quá trình hoạch định
chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, TTK nói riêng và DVCTXH
với trẻ em có thêm bằng chứng xây dựng và hoàn thiện chính sách phù hợp.

Đề tài cũng giúp cho Trung tâm và NVCTXH hiểu rõ hơn về nhu cầu tiếp cận
DVCTXH đối với TTK và đánh giá của phụ huynh có TTK về hoạt động cung cấp
DVCTXH của Trung tâm, qua đó có biện pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ
cho đối tượng này.
Đề tài giúp cho các gia đình có TTK nói riêng và toàn xã hội nói chung có cái nhìn
toàn vẹn hơn về trẻ tự kỷ, nguyên nhân cũng như những dấu hiệu nhận biết TTK. Đồng
thời, giúp gia đình có TTK hiểu rõ hơn về DVCTXH đối với TTK, qua đó giúp họ tiếp
cận DVCTXH trong giáo dục TTK thuận lợi và tự tin hơn.
Đối với học viên, sau khi nghiên cứu đề tài giúp bản thân mở rộng kiến thức về
DVCTXH trong giáo dục TTK, đưa lý luận vào thực tiễn công việc và mang thực tiễn
8


soi rọi lại để hiểu rõ hơn lý luận về lĩnh vực này.
Đề tài cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những ai quan tâm đến DVCTXH trong
giáo dục trẻ em nói chung và TTK nói riêng.
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng dịch vụ Công tác xã hội đối
với trẻ tự kỷ, thông qua áp dụng tiến trình CTXH cá nhân vào nghiên cứu trường hợp
thực tế nhằm chỉ ra vai trò của nhân viên CTXH, và đề xuất giải pháp, khuyến nghị nâng
cao chất lượng dịch vụ CTXH tron giáo dục trẻ tự kỷ tại tường mầm non Cầu Vồng
Xanh.
4.2.


Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ thứ nhất: Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về Rối loạn phổ tự kỷ và
DVCTXH trong giáo dục TTK.
Nhiệm vụ thứ hai: Đánh giá, phân tích thực trạng dịch vụ CTXH và yếu tố tác
động tới dịch vụ CTXH trong giáo dục TTK tại trường Mầm non Cầu Vồng Xanh.
Nhiệm vụ thứ ba: Ứng dụng tiến trình CTXH cá nhân trong can thiệp trợ giúp 2 trẻ
em bị tự kỷ tại Trường Mầm non Cầu Vồng Xanh. Đồng thời chỉ ra vai trò mà nhân viên
CTXH đã thực hiện trong tiến trình thực hiện CTXH cá nhân với 2 trường hợp trên.
Nhiệm vụ thứ tư: Rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp, khuyến
nghị nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH trong giáo dục TTK từ thực tiến Trường Mầm
non Cầu Vồng Xanh.
5.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

5.1.

Đối tượng

Dịch vụ Công tác xã hội trong giáo dục trẻ tự kỷ.
5.2.

Khách thể

Trẻ tự kỷ tại Trường Mầm Non Cầu Vồng Xanh.
Cha mẹ, người chăm sóc trẻ
Nhân viên Công tác xã hội tại cơ sở
9



Cán bộ quản lý của trung tâm
5.3.

Phạm vi
Không gian: Tại trường Mầm non Cầu Vồng Xanh
Thời gian: Từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.
Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Trong luận văn này, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu lý luận và thực trạng về 6

loại dịch vụ CTXH trong hỗ trợ giáo dục trẻ tự kỷ từ thực tiễn trường Mầm non Cầu
Vồng Xanh, quận Đống Đa, Hà Nội, bao gồm: Dịch vụ cung cấp thông tin cho gia đình
TTK; Dich vụ tiếp nhận, chẩn đoán và đánh giá TTK; Dịch vụ tham vấn/ tư vấn cho gia
đình TTK; Dịch vụ truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cha mẹ; Dịch vụ trị
liệu tâm lý, thực hiện kế hoạch can thiệp; Dịch vụ kết nối, vận động nguồn lực trợ giúp
trẻ tự kỷ.
Đồng thời áp dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân để can thiệp 2 trường hợp
cụ thể, từ đó chỉ ra vai trò của nhân viên CTXH trong viejc cũng cấp dịch vụ CTXH để
hỗ trợ giáo dục trẻ tự kỷ và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của dịch
vụ CTXH trong giáo dục trẻ tự kỷ trường Mầm non Cầu Vồng Xanh, quận Đống Đa, Hà
Nội.
6.

Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng dịch vụ Công tác xã hội trong giáo dục TTK tại trường

MNCVX, quận Đống Đa, Hà Nội như thế nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến việc cung cấp DVCTXH tại cơ sở đó?
Câu hỏi 3: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong giáo dục TTK tại trường

MNCVX, quận Đống Đa, Hà Nội được thể hiện như thế nào?
7.

Phương pháp nghiên cứu

7.1.

Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đặc biệt là
phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Dựa vào phương pháp luận, đi sâu phân tích, đánh giá hoạt động cung cấp DVCTXH đối
10


với TETK của Trường MNCVX, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm và khuyến
nghị giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTXH cho TTK.
Đồng thời Luận văn cũng sử dụng các lý thuyết liên quan tới đề tài phục vụ cho
việc nghiên cứu đó là: Thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết nhận thức - hành vi, thuyết hệ
thống, lý thuyết CTXH cá nhân.
7.2.

Phương pháp phân tích tài liệu

Luận văn sử dụng phương pháp này để tổng hợp, thu thập những thông tin, số liệu
từ các báo cáo, ấn phẩm, tài liệu liên quan đến trẻ tự kỷ. Dựa vào những số liệu điều tra,
thu thập tiến hành phân tích thông tin, lựa chọn những thông tin phù hợp với mục đích
nghiên cứu của đề tài.
7.3.


Phương pháp quan sát có tham dự

Luận văn sử dụng phương pháp quan sát được nhằm mục đích thu thập những
thông tin thực nghiệm cho nghiên cứu. Thông qua quan sát, NVCTXH có thể thấy được
ưu điểm, hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ Công tác xã hội tại địa bàn, từ đó có
thể đánh giá được các dịch vụ và xác định đúng các yếu tố tác động đến các dịch vụ đó.
Tác giả sẽ tiến hành quan sát một số khía cạnh sau:
- Quan sát cách thức cung cấp dịch vụ tại cơ sở
- Các dịch vụ hiện có tại cơ sở được tổ chức như thế nào
- Nhân viên công tác xã hội tại cơ sở thực hiện như thế nào.
7.4.

Phương pháp phỏng vấn sâu

Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 6 trường hợp bao gồm:
- 02 Phụ huynh của trẻ (01 bố và 01 mẹ), nhằm tìm hiểu về cảm nhận của phụ
huynh trẻ khi tiếp nhận DVCTXH tại cơ sở.
- 01 lãnh đạo Trung tâm, để tìm hiểu về các DVCTXH có tại cơ sở trong việc giáo
dục TTK tại trường, cách thức hoạt động và thời gian thực hiện các dịch vụ đó như thê
nào, đối tượng nào được thụ hưởng và ai là người trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ đó.
- 01 Nhân viên công tác xã hội tại cơ sở để tìm hiểu về các cách thức thực hiện, tổ
chức các DVCTXH mà họ đang thực hiện, những thuận lợi và khó khăn mà họ gặp phải
khi cũng cấp DVCTXH trong giáo dục TTK, đồng thời tìm hiểu về cảm nhận của họ khi
11


cung cấp các dịch vụ đó với đối tượng là TTK.
- 01 giáo viên can thiệp cá nhân để tìm hiểu về vấn đề của thân chủ trong nghiên
cứu trường hợp.

7.5. Phương pháp Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông
qua mối quan hệ một-một (nhân viên xã hội – thân chủ). Công tác xã hội cá nhân được
các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ
chức công tác xã hội để giúp những người có vấn đề về thực hiện chức năng xã hội.
Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến tình trạng liên quan đến vai trò xã hội
và việc thực hiện các vai trò ấy.
Luận văn sử dụng các phương pháp CTXH cá nhân để nghiên cứu sâu hai trường
hợp TTK đã sử dụng DVCTXH tại cơ sở để hiểu rõ hơn về quy trình và hoạt động cung
cấp DVCTXH của Trường mầm non Cầu Vồng Xanh.

12


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
1.1.1.

Các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu
Khái niệm trẻ em

Khái niệm trẻ em đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu khác nhau, tuy nhiên luận
văn sử dụng khái niệm: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” theo ban hành của Luật nhà nước
Việt Nam làm cơ sở nghiên cứu.
1.1.2. Khái niệm Rối loạn phổ tự kỷ
Hội chứng Rối loạn Phổ Tự Kỷ (Autism Spectrum Disorder (ASD)) là một tên gọi
để mô tả một nhóm các hội chứng rối loạn thâm nhập toàn bộ sự phát triển (pervasive
developmentaldisorders) với khiếm khuyết chủ yếu trong các lãnh vực Quan hệ Giao
tiếp, truyền đạt, Trí tưởng tượng / Tính linh hoạt của Khả năng Suy nghĩ, Khả năng sinh

hoạt và niềm vui thích hạn hẹp .Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, học viên lựa chọn
khái niệm:” Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ là một khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời,
thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn thần kinh, gây ảnh hưởng
đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không
phân biết giới tính, chủng tốc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của Tự kỷ là
những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp, ngôn gữ và phi ngôn ngữ, có hành vi,
sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại”. của Liên hiệp quốc đưa ra năm
2008. Đây được coi là khái niệm mang tính đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất. Các
khái niệm có liên quan đến đề tài, được trình bày trong phần phụ lục.
1.1.3. Khái niệm trẻ tự kỷ
Đúc rút từ các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt nam, có thể hiểu: Trẻ
tự kỷ là những trẻ có rối loạn phát triển lan toả phức tạp ở những lĩnh vực sau: Tương tác
xã hội, ngôn ngữ, hành vi định hình lặp đi lặp lại, rối loạn cảm giác. Những rối loạn này
thường xuất hiện ở trước 36 tháng tuổi và có thể kéo dài suốt cuộc đời. Có 5 phân nhóm
của chẩn đoán trong phổ tự kỷ: Tự kỷ điển hình, hội chứng Asperger, Rối loạn rett, rối
loạn phân rã ở trẻ nhỏ, rối loạn phát triển lan toả - không điển hình. Luận văn cũng lựa
chọn khái niệm này làm cơ sở nghiên cứu của đề tài.

13


1.1.4. Khái niệm về Công tác xã hội
Theo A.Skidmore “CTXH là một dạng trợ giúp giống như việc đưa ra bàn tay giúp
đỡ cho những người nghèo khó, cá nhân , gia đình có khó khăn về kinh tế, về tình cảm,
về quan hệ xã hội trong các cơ sở xã hội, y tế hay giáo dục, CTXH giúp cộng đồng tiếp
cận các dịch vụ về đảm bảo an sinh xã hội”
Theo Hiệp hội cán bộ xã hội quốc tế và Hiệp hội các trường đào tạo CTXH quốc tế
định nghĩa: “ Nghề CTXH thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong các
mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Sử dụng
các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, CTXH can thiệp vào những

thời điểm khi con người tương tác với các môi trường của mình. Nhân quyền và công lý
trong xã hội là những nguyên tắc nền tảng của CTXH”.
Theo Từ điển CTXH của Baker R.L (1995) thì “ CTXH là một khoa học ứng dụng
nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và
đem lại nền an sinh cho ngời dân trong xã hội”.
Theo luật CTXH của Philipine “ CTXH là một nghề bao gồm các hoạt động cung
cấp dịch vụ nhằm thúc đẩy hay điều phối các mối quan hệ xã hội và sự điều chỉnh hoà
hơp giữa cá nhân và môi trường xã hội để có xã hội tốt đẹp” pháp luật của Philipine
cũng đã quy định về điều này.
Theo Nguyễn Thị Oanh: “CTXH là một hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp
được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và
cộng đồng giải quyết vấn đề”.
Qua nghiên cứu các tài liệu liên quan cho thấy có khá nhiều khái niệm về công tác
xã hội được đưa ra ở nhiều góc độ khác nhau. Luận văn lựa chọn khái niệm CTXH của
Bùi Xuân Mai làm cơ sở nghiên cứu đề tài: “CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên
nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng
nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính
sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm trợ giúp các nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và
phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hộị”. [16]
1.1.5. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội
Từ khái niệm dịch vụ và công tác xã hội thì DVCTXH có thể được hiểu là một dạng
của dịch vụ xã hội, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực công tác xã hội mà ở đó
14


NVCTXH sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn nhằm trợ giúp cá
nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực thực hiện chức năng xã hội, đồng thời thúc
đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ trợ giúp cá nhân, gia đình và
cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội
cho con người.

1.1.6. Khái niệm dịch vụ Công tác xã hội đối với trẻ tự kỷ
Trên cơ sở phân tích về những khái niệm từ TTK, khái niệm công tác xã hội, khái
niệm DVCTXH, tôi đưa ra khái niệm về Dịch vụ Công tác xã hội với Trẻ tự kỷ như sau:
Dịch vụ Công tác xã hội đối với TTK là một hoạt động chuyên nghiệp trong CTXH
mà ở đó, Nhân viên CTXH sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn
nhằm trợ giúp TTK, gia đình và xã hội nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường
thực hiện chức năng xã hội, đồng thời, thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực
và dịch vụ liên quan tới việc đam bảo thực hiện các quyền cơ bản của trẻ tự kỷ.
1.1.6.1 Các loại dịch vụ Công tác xã hội cơ bản với trẻ tự kỷ.
DVCTXH đối với TTK bao gồm những dịch vụ chủ yếu sau: 1/Chẩn đoán, đánh giá
nhu cầu, xây dựng kế hoạch trợ giúp; 2/ Tham vấn/ tư vấn cho gia đình TTK; 3/ trị liệu; 4/
Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức; 5/ Vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực trợ
giúp; 6/ Biện hộ, bảo vệ chính sách.
(1)

Chẩn đoán, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch trợ giúp: Dịch vụ này được

coi là dịch vụ quan trọng trong can thiệp trợ gíúp TTK và gia đình trẻ giải quyết vấn đề ở
trẻ. Vì thông qua chẩn đoán, đánh giá sẽ xác định được mức độ phát triển của trẻ theo từng
lứa tuổi và các rối loạn cũng như các vấn đề liên quan đến nhu cầu toàn diện liên quan để
đánh giá nhu cầu toàn diện và khả năng của TTK cũng như gia đình trẻ, từ đó, làm cơ sở
cho việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch can thiệp trợ giúp sát thực và đạt hiệu quả.
Dịch vụ này được cung cấp theo tiến trình sau : 1/ Tiếp nhận ca, đánh giá sơ bộ ban
đầu; 2/ Thu thập thồn tin, chẩn đoán bằng các thang đánh giá, đánh giá nhu cầu toàn diện;
3/ Xây dựng kế hoạch can thiệp trợ giúp. Trong dịch vụ này, Nhân viên CTXH có vai trò là
người đánh giá, điều phối kết nối, vì vậy cần phải có kiến thức và kỹ năng tốt, có trình độ
chuyên môn sâu, đánh giá đúng các nhu cầu mong muốn đích thực của cha mẹ TTK, xác
định được những nguồn lực phù hợp với nhu cầu của cha mẹ có con bị tự kỷ từ đó cung cấp,
kết nối một cách có hiệu quả những nhu cầu và nguồn lực đó.
15



(2)

Tham vấn/ tư vấn cho gia đình TTK: Trong các dịch vụ CTXH trợ giúp TTK

thì tham vấn, tư vấn luôn là dịch vụ chủ đạo vì nó hướng tới nâng cao năng lực tự giải quyết
vấn đề cho cha mẹ có con bị tự kỷ. Các hoạt động tham vấn, tư vấn được thực hiện theo quy
trình: 1/ Thiết lập mối quan hệ; 2/ Thu thập thông tin, xác định vấn đề, phân tích điểm mạnh,
điểm yếu; 3/ Hệ thống hoá các thông tin; 4/ Tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ; 5/ Khái quát và
truyền tải nội dung cho cha mẹ TTK; 6/ Kết thúc. Trong hoạt động tham vấn, nhân viên
CTXH đóng vai trò là nhà tham vấn, cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng, tạo sự thay đổi.
Để hoạt động tham vấn/tư vấn đạt hiệu quả, Nhân viên CTXH cần có kiến thức toàn diện,
kỹ năng tốt và sẵn sàng giúp cha mẹ TTK xủ lý mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống của
trẻ và gia đình.
(3)

Trị liệu: Trên cơ sở kế hoạch can thiệp tổng thể của trẻ, Nhân viên CTXH xây

dựng kế hoạch trị liệu theo khung thời gian 3 tháng, từng tháng, từng tuần cho từng trẻ dựa
trên kết quả đánh giá nhu cầu toàn diện của từng trẻ, xác định mục tiêu, hoạt động, phương
pháp, thời gian và người thực hiện. Căn cứ kế hoạch tuần, Nhân viên CTXH xây dựng giáo
án can thiệp hàng ngày cho trẻ.
Các phương pháp trị liệu TTK bao gồm: Trị liệu cảm giác; Luyện tập hành vi tích cực;
Phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ; Hoạt động thể chất ( vận động tinh và vận
động thô); Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật, máy tính,…
(4)

Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức: Nhân viên CTXH tổ chức các


động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cha mẹ TTK và cộng đồng.
Truyền thông trực tiếp: Tư vấn nhóm, tư vấn lưu động; Hội nghị truyền thông tại cộng
đồng, trường học; Nói chuyện chuyên đề; Tập huấn.
Truyền thông đại chúng: Báo, đài, panô, tờ rơi, áp phích, sách, tổng đài. Các hoạt
động này giúp cha mẹ TTK hiểu và tự nhìn nhận vấn đề, phân tích, đánh giá và tìm kiếm
nguồn lực giải quyết vấn đề; tiếp cận các chính sách dành cho TTK.
(5)

Vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực trợ giúp.: Nhân viên CTXH thực hiện

các hoạt động vận động, kết nối nguồn lực cơ bản, hữu hiệu nhất đến từ nguồn lực gia đình
cùng với đó là sự phối kết hợp với các nguồn ngoại lực như cơ chế, chính sách đường lối
của Đảng và Nhà nước; Hội cha mẹ có con bị Tự kỷ; Chính quyền, các tổ chức đoàn thể,
doanh nghiệp cá nhân tại nơi sinh sống. Vì vậy trong hoạt động này, Nhân viên CTXH

16


×