Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

HÌNH THÀNH LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÀO TẠO SẢN XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM TẠI VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.57 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

ĐINH THỊ MINH HIÊN

HÌNH THÀNH LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÀO TẠO - SẢN XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI
THÁC CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM TẠI VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

ĐINH THỊ MINH HIÊN

HÌNH THÀNH LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÀO TẠO - SẢN XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI
THÁC CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM TẠI VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.04.12
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Bùi Thành Nam
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG



Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

PGS.TS. Bùi Thành Nam

PGS.TS. Đào Thanh Trường

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bản thân tác giả đã tiếp thu
được những kiến thức về quản lý nói chung cũng như kiến thức của KH&CN
và chính sách về KH&CN nói riêng. Luận văn của tác giả được hoàn thành
bởi sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô và sự quan tâm, ủng hộ của gia đình,
bạn bè.
Để hoàn thành Luận của mình tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS.TS. Bùi Thành Nam, là người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tác
giả rất nhiều trong việc định hướng nghiên cứu khoa học cũng như tinh thần
làm việc, tinh thần nghiên cứu.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Cao Đàm và
PGS.TS. Đào Thanh Trường. Những nghiên cứu, định hướng, kinh nghiệm và
sự gợi suy của các thầy đã không chỉ giúp tác giả hoàn thành Luận văn mà
còn cho tác giả những nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả muốn được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn
bè. Gia đình chính là nguồn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để tác

giả hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn những người bạn
của tác giả, các bạn đã ủng hộ, cổ vũ tác giả rất nhiều!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Học viên

Đinh Thị Minh Hiên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.........................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
1. Lý do nghiên cứu...............................................................................................3
2. Tóm tắt lịch sử nghiên cứu................................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................8
4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................9
5. Mẫu khảo sát.....................................................................................................9
6. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................9
7. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................9
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết...............................................................10
9. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................10
10. Kết cấu luận văn............................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC-ĐÀO TẠO-SẢN XUẤT ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ KHAI THÁC

CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM..................................................................................12
1.1. Tổng quan về khai thác phòng thí nghiệm........................................................12
1.2. Tổng quan về mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất........14
1.3. Hiệu quả khai thác phòng thí nghiệm tại tổ chức khoa học và công nghệ.........25
Tiểu kết chương 1....................................................................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC- ĐÀO
TẠO-SẢN XUẤT TRONG VIỆC KHAI THÁC CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM TẠI
VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ..........................................................................31
2.1. Tổng quan hệ thống phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng Công nghệ.............31
2.2. Thực trạng liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất
tại Việt Nam............................................................................................................. 39
2.3. Thực trạng mối liên kết nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất trong việc
khai thác các phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng Công nghệ...............................41


Tiểu kết chương 2....................................................................................................48
CHƯƠNG 3: HÌNH THÀNH LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-ĐÀO
TẠO-SẢN XUẤT TẠI VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ....................................49
3.1. Đánh giá hiệu quả khai thác các phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng
Công nghệ................................................................................................................49
3.2. Các giải pháp hình thành mối liên kết nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất
để nâng cao hiệu quả khai thác các phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng
công nghệ................................................................................................................60
Tiểu kết chương 3....................................................................................................63
KẾT LUẬN.............................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................66
PHỤ LỤC................................................................................................................ 69


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CGCN

Chuyển giao công nghệ

ĐT

Đào tạo

HTQLCL

Hệ thống Quản lý chất lượng

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KHCN&MT

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

KQNC

Kết quả nghiên cứu

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NCKH


Nghiên cứu khoa học

MEMS/NEMS

Micro-Electronic Mechanical System/NanoElectronic Mechanical System

PTN

Phòng thí nghiệm

UDCN

Viện Ứng dụng Công nghệ

SHTT

Sở hữu trí tuệ

SX

Sản xuất

1


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Viện Ứng dụng Công nghệ...................................34
Bảng 2.1: Tổng hợp nhân sự Viện Ứng dụng Công nghệ giai đoạn 2011-2015.....34
Bảng 2.2: Thông tin các phòng thí nghiệm thuộc Viện đến tháng 12/2015.............35
Bảng 3.1: Số lượng bài báo Khoa học & Công nghệ của Viện Ứng dụng Công nghệ

giai đoạn 2011-2015................................................................................................51
Bảng 3.2: Số lượng đề tài các cấp của Viện UDCN giai đoạn 2011-2015...............52
Bảng 3.3: Tổng hợp nguồn thu-chi của các Phòng TN - Viện Ứng dụng CN
năm 2015................................................................................................................. 54
Sơ đồ 3.1: Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng Phòng thí nghiệm...............57
Sơ đồ 3.2: Yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng Phòng thí nghiệm..................57
Bảng 3.4: Phân tích SWOT - đánh giá hoạt động các Phòng thí nghiệm Viện Ứng dụng Công nghệ......................................................................................58

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế phát triển kinh tế tri thức trên thế
giới, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành
nền kinh tế tri thức, phát triển hàm lượng trí tuệ cao. Để phát triển KH&CN
và gắn kết nghiên cứu khoa học trong sản xuất thử nghiệm và quản lý, Đảng
và Nhà nước đã chú trọng đầu tư Ngân sách nhà nước xây dựng các phòng thí
nghiệm, tăng cường đổi mới các trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực nghiên
cứu tại các đơn vị. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác các phòng thí nghiệm
đã được đầu tư chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức.
Trong những năm gần đây, Viện Ứng dụng Công nghệ - Bộ KH&CN đã
và đang được Nhà nước đầu tư các Phòng thí nghiệm với nhiệm vụ là tổ chức
triển khai các nghiên cứu khoa học và công nghệ có tính nền tảng, tính tiên
phong, tính chiến lược; Tập hợp và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và
công nghệ trình độ cao; Tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài.
Theo đó, đến 12/2016, Viện ứng dụng Công nghệ đã đầu tư xây dựng
xong và đưa vào sử dụng 14 phòng thí nghiệm thuộc 7 lĩnh vực nghiên cứu

thuộc Viện. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng các phòng thí nghiệm còn hạn
chế, một số phòng thí nghiệm hoạt động chưa hiệu quả, chưa có tính đồng bộ,
các hoạt động hỗ trợ cho các phòng thí nghiệm chưa rõ ràng, chưa có sự gắn
kết giữa các hoạt động giữa các phòng thí nghiệm, cán bộ sử dụng thiết bị
phòng thí nghiệm chưa được đào tạo bài bản… Hàng năm, các phòng thí
nghiệm mới chỉ dừng lại ở các báo cáo tổng kết định kỳ và báo cáo hành
chính. Sự vận hành, quản lý của các phòng thí nghiệm cũng chưa được xem
xét một cách hệ thống. Trước những vấn đề thực tiễn đặt ra, yêu cầu đòi hỏi tổ
chức quản lý phòng thí nghiệm phải đánh giá lại tiềm lực (hạ tầng thiết bị
3


thuộc phòng thí nghiệm, nguồn nhân lực, nguồn tài chính, quản trị,…) để cải
thiện hoạt động khoa học và công nghệ nhằm đưa ra chiến lược phát triển xác
thực thuộc lĩnh vực hoạt động với tầm nhìn trung và dài hạn.
Để khắc phục những vấn đề nêu trên, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là cần có
các giải pháp trong việc khai thác hiệu quả các trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ
thuật của phòng thí nghiệm tại các đơn vị. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài
“Hình thành liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất nhằm
nâng cao hiệu quả khai thác các phòng thí nghiệm tại Viện ứng dụng
công nghệ, Bộ Khoa học và công nghệ”.
2. Tóm tắt lịch sử nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Các khái niệm về hoạt động khai thác Phòng thí nghiệm không còn quá
mới ở Việt Nam. Các hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng phòng thí nghiệm
đã được một số tác giả nghiên cứu trong những năm gần đây. Một số tác giả
đã có các công trình nghiên cứu công bố tại các tạp chí hay các luận văn thạc
sỹ trong lĩnh vực quản lý khoa học và công nghệ.
Sau đây là một số công trình nghiên cứu về vấn đề trên.
Bài báo “Nâng cao hiệu quả sử dụng phòng thí nghiệm tại các trường

đại học” của PGS.TSKH Hồ Đắc Lộc trong Tạp chí Hoạt động Khoa học số
4.2008 đã trình bày một số thực trạng trong hoạt động sử dụng các phòng thí
nghiệm tại các trường đại học và phác thảo một số ý tưởng về vấn đề nâng
cao hiệu quả sử dụng các PTN tại các trường đại học: Tổ chức và quản lý
các đơn vị nghiên cứu khoa học, tuyển chọn và đào tạo cán bộ, đảm bảo cơ
sở vật chất...;
Bài báo “Vài nét về Phòng thí nghiệm” của TS. Nguyễn Hữu Thiện - Chủ
tịch Hội các Phòng thí nghiệm tại Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng số
10 (5/2009) đã đưa ra một số các đặc điểm của các Phòng thí nghiệm tại Việt
Nam trong giai đoạn đổi mới;
4


Luận án Tiến sĩ “Đánh giá và công nhận chất lượng đối với phòng thí
nghiệm ở Việt Nam” năm 2010 của tác giả Trần Thị Thu Hà, trường đại học
Kinh tế Quốc dân đã trình bày cơ sở lý luận về đánh giá và công nhận chất
lượng phòng thí nghiệm, thực tiễn về hoạt động đánh giá và công nhận chất
lượng phòng thí nghiệm tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm
hoàn thiện và nâng cao hoạt động đánh giá và công nhận chất lượng phòng thí
nghiệm tại Việt Nam;
Đề tài cấp nhà nước “Đẩy mạnh kết hợp nghiên cứu và đào tạo giữa các
viện nghiên cứu và các trường đại học thuộc khối khoa học xã hội ở nước ta
giai đoạn 2011-2020” của Trần Đình Hảo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam,
năm 2011 đã trình bày cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học
và đào tạo, đưa ra những nhận xét về sự chia cắt giữa nghiên cứu khoa học và
đào tạo và đưa ra một số khuyến nghị tăng cường mối liên hết giữa nghiên
cứu khoa học với đào tạo tại các viện nghiên cứu và trường đại học;
Bài báo “Mô hình Phòng thí nghiệm chuyên đề trong các trường đại học
quy mô vừa và nhỏ” của TS Hà Thu Lan, HV Công nghệ Bưu chính Viễn
thông trong Tạp chí Giáo dục số 277 (1/2012) trình bày phương án xây dựng

mô hình phòng thí nghiệm chuyên đề để phục vụ cho công tác nghiên cứu và
đạo tạo chuyên ngành tại trường đại học quy mô vừa và nhỏ;
Bài báo khoa học “Hiệu quả từ mô hình phòng thí nghiệm liên kết” của
PGS.TS Lê Huy Hàm và Ths Ngô Văn Mơ đăng trong tạp chí Khoa học và
Công nghệ Việt Nam số 22 năm 2013 đã giới thiệu mô hình hợp tác nghiên
cứu KH&CN với các đối tác nước ngoài thông qua phòng thí nghiệm liên kết
từ đó rút ra một số kinh nghiệm để thành công trong mô hình trên;
Các tác giả Lê Đình Tiến và Trần Chí Đức, trong cuốn sách “Liên kết
giữa nghiên cứu và triển khai với đào tạo đại học ở Việt Nam” nêu lên hiện
trạng của hệ thống nghiên cứu và triển khai và hệ thống đào tạo sau đại học ở
Việt Nam trên các khía cạnh tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết quả hoạt
5


động, mối liên kết giữa hai hệ thống này với nhau và với khu vực sản xuất,
kinh doanh. Cuốn sách rút ra những điểm mạnh, yếu và đưa ra một số khuyến
nghị về vấn đề tăng nguồn lực tài chính cho các trường đại học nhằm phát
triển cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ nghiên cứu, đào tạo nhân lực khoa học và
công nghệ.
Bài báo “Một số vấn đề về quản lý và vận hành các tổ chức nghiên cứu,
các phòng thí nghiệm ở Nhật Bản” của ThS. Phạm Chân Chính, Viện Khoa
học Công nghệ Mỏ - Vinacomin trong tạp chí Khoa học Công nghệ Mỏ số
8/2015 trình bày một số đặc điểm về hệ thống tổ chức nghiên cứu, các PTN
tại Nhật Bản nói chung và trong lĩnh vực khai thác mỏ nói riêng;
Bài báo “Thực trạng Hợp tác của các Trường đại học với Doanh
nghiệp ở Việt Nam” của Nguyễn Kim Dung và Phạm Thị Hương đăng trong
Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tập 14 số
4 (2017) đã nêu ra một số thực trạng hợp tác của các trường Đại học với
doanh nghiệp tại Việt Nam, đồng thời thảo luận về sự cần thiết phải xem xét
lại sự hợp tác giữa các trường Đại học với doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm

đưa ra khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách để hỗ trợ phát triển
hợp tác trường Đại học với doanh nghiệp có xem xét đến bối cảnh văn hóa
của Việt Nam;
Ngoài ra có thể kể tới các công trình nghiên cứu về hoạt động đổi mới ở
các tổ chức KH&CN. Bài viết của hai tác giả Phạm Hồng Quất và Nguyễn
Đức Phương: “Trường ĐH/Viện nghiên cứu trong Trường ĐH: Thực trạng
chuyển giao tri thức và gợi ý một số giải pháp cơ bản”. Một nghiên cứu của
tác giả Trần Anh Tài và Trịnh Ngọc Thạch về “Mô hình đại học doanh nghiệp
- Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam” đề cập tới một số trường hợp
chuyển đổi thành mô hình đại học nghiên cứu có yếu tố doanh nghiệp ở Việt
Nam.
6


Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Cuốn sổ tay “Laboratory Quality Management System” được WHO xây
dựng và công bố năm 2011 cung cấp tài liệu tham khảo xây dựng phòng thí
nghiệm Y tế. Hệ thống Quản lý Chất lượng cho tất cả các bên liên quan trong
các quy trình phòng thí nghiệm y tế: từ quản lý, đến hành chính, đến các nhân
sự phòng thí nghiệm nhằm tăng cường năng lực quản lý chất lượng các phòng
thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189;
Bài viết “Innovation speed: Transferring university technology to
market” của nhóm tác giả Gideon D. Markman, Peter T. Gianiodis, Phillip H.
Phan, David B. Balkin (2005) cho rằng chính các phòng chuyển giao công
nghệ các trường đại học tại Hoa Kỳ cùng với sự tham gia của các giảng viên
chính là những nhà sáng chế có thể thúc đẩy nhanh hơn quá trình thương mại
hóa công nghệ có bằng sáng chế;
Tác giả Helen Lawton Smith, trong bài báo “Universities, Innovation,
and Territorial Development: A Review of the Evidence” (2005): Ở nhiều
nước, các trường đại học đang nổi lên như là tâm điểm cho việc xây dựng và

phân phối các chính sách đổi mới, phát triển cụm, hình thành và phát triển
nguồn nhân lực, doanh nghiệp và quản trị
Tổng luận “Quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng thí
nghiệm quốc gia của Mỹ: Kinh nghiệm của Phòng thí nghiệm AMSE” năm
2008 của Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa
học và Công nghệ đã khái quát hoạt động quản lý hệ thống phòng thí nghiệm
của quốc gia thuộc Bộ Năng lượng Mỹ và đánh giá hiệu quả hoạt động của
phòng thí nghiệm quốc gia dựa trên quy trình đánh giá phòng thí nghiệm căn
cứ vào việc đối chiếu kết quả thành tích của nhà thầu so với các mục tiêu về
hiệu quả;
Cuốn sách “Identifying and Evaluating Hazards in Research
Laboratories” xuất bản năm 2015 của Hội Hóa học Mỹ đã xây dựng hướng
7


dẫn cách xác định, đánh giá các mối nguy hiểm và quản lý rủi ro liên quan
đến những nguy cơ trong phòng thí nghiệm;
....
Với các nghiên cứu này, các nội dung tập trung vào phân tích các hoạt
động đặc thù, đề xuất một số giải pháp cụ thể cho các lĩnh vực đặc thù chưa
có phân tích đầy đủ, tổng hợp về mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào
tạo - sản xuất ảnh hưởng đến hệ thống phòng thí nghiệm tại tổ chức nghiên
cứu ứng dụng Khoa học và công nghệ
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này tìm hiểu về thực trạng mối liên kết giữa
nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất trong hoạt động khai thác các phòng
thí nghiệm tại Viện nghiên cứu, là một vấn đề thực tế đặt ra, đưa ra các câu
hỏi cần được luận giải về lý thuyết mà chưa được nghiên cứu thích đáng
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ liên kết giữa nghiên cứu khoa
học-đào tạo - sản xuất từ đó hình thành mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học

- đào tạo - sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các phòng thí nghiệm
tại các Viện nghiên cứu, đặc biệt là tại Viện Ứng dụng Công nghệ.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu hệ thống lý thuyết về mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học đào tạo - sản xuất trong các phòng thí nghiệm tại các Viện nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo sản xuất tại phòng thí nghiệm ở Viện nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trạng thực trạng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học đào tạo - sản xuất tại phòng thí nghiệm ở Viện Ứng dụng Công nghệ.
Phân tích thực mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất
tại phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng Công nghệ.
Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy các nguồn lực tài chính, cơ sở
vật chất kỹ thuật, nhân lực khoa học công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước,
8


thương mại hóa kết quả nghiên cứu cho hoạt động khai thác các phòng thí
nghiệm tại các Viện nghiên cứu; đặc biệt là tại Viện Ứng dụng Công nghệ.
4. Phạm vi nghiên cứu
1) Giới hạn phạm vi về nội dung
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác một số phòng thí
nghiệm tại Viện Ứng dụng Công nghệ.
2) Giới hạn phạm vi quãng thời gian diễn biến của đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả khai thác các phòng thí nghiệm từ năm 2011-2015
3) Giới hạn phạm vi không gian khảo sát
Một số Phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng Công nghệ.
5. Mẫu khảo sát
a. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác phòng thí nghiệm
b. Mẫu khảo sát
Một số phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng Công nghệ: Phòng thí
nghiệm Kiểm nghiệm cây trồng, PTN công nghệ vật liệu, PTN Phát triển ứng
dụng Y sinh công nghệ cao, PTN nghiên cứu Laser trong công nghiệp và y tế,

PTN công nghệ mạ màng cứng.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Các giải pháp nào giúp định hướng, hình thành liên kết NCKH-ĐT-SX
để nâng cao hiệu quả khai thác các phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng
Công nghệ?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng mô hình liên kết NCKH-ĐT-SX với các tiêu chí
+ Phòng thí nghiệm gắn với cá nhân
+ Tự chủ kinh phí thực sự
+ Tiêu chí “ Phòng thí nghiệm mở”
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm tại Viện
Ứng dụng Công nghệ - Bộ KH&CN.
9


8. Phương pháp chứng minh giả thuyết
Tác giả đã sử dụng những phương pháp cơ bản sau trong quá trình thực
hiện Luận văn:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thống kê, tổng hợp kế thừa và sử
dụng tài liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố có liên
quan tới đề tài nghiên cứu của luận văn
Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo Viện, Lãnh
đạo PTN, cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện R&D đang quản lý, trực tiếp
sử dụng phòng thí nghiệm tại các Viện R&D.
Phương pháp gồm phỏng vấn một số lãnh đạo, cán bộ NCKH tại Viện
nghiên cứu, cụ thể:
- Kích thước mẫu khảo sát: 20 người ( Lãnh đạo Viện, lãnh đạo PTN và
các nhà khoa học chủ yếu tại Viện Ứng dụng Công nghệ)
- Hình thức: Phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại
Phương pháp thống kê: được sử dụng để minh họa cho việc phân tích.

Tác giả sử dụng các nguồn số liệu cả sơ cấp lẫn thứ cấp. Khi thực hiện phương
pháp thống kê so sánh, tác giả đã sử dụng hệ thống số liệu theo chuỗi thời gian
về hoạt động khai thác phòng thí nghiệm trong các giai đoạn được phân chia
theo vị trí địa lý và chủ sở hữu để so sánh và đưa ra nhận định thực tế.
9. Nội dung nghiên cứu
1. Các luận cứ lý thuyết, tức cơ sở lý luận của đề tài
Hệ khái niệm công cụ:
- Phòng thí nghiệm
- Liên kết
- Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Hoạt động sản xuất
- Hoạt động đào tạo
- Liên kết nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất
10


2. Các luận cứ thực tế
Thực trạng liên kết nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất tại Việt Nam,
Viện Ứng dụng Công nghệ, thực trạng hiệu quả khai thác và sử dụng các
phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng Công nghệ từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm thiết lập mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các Phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng
Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ
- Tự chủ kinh phí
- Phòng thí nghiệm mở
10. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có cấu trúc 3 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận của liên kết giữa nghiên cứu khoa học-đào tạosản xuất đối với hiệu quả khai thác các phòng thí nghiệm
1.1.


Tổng quan về khai thác phòng thí nghiệm

1.2.

Tổng quan về mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất

1.3.

Hiệu quả khai thác PTN tại các tổ chức Khoa học và công nghệ

Chương 2: Thực trạng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học-đào tạo-sản
xuất trong việc khai thác các phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng Công
nghệ
2.1.

Tổng qua hệ thống phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng Công nghệ

2.2.

Thực trạng liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo sản xuất trong việc khai thác các phòng thí nghiệm tại tổ
chức nghiên cứu KH&CN

2.3.

Thực trạng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất
trong việc khai thác các phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng Công nghệ

Chương 3: Hình thành mối liên kết nghiên cứu khoa học-đào tạo-sản
xuất tại Viện Ứng dụng Công nghệ
3.1.


Đánh giá hiệu quả khai thác các phòng thí nghiệm tại Viện Ứng dụng
Công nghệ

11


3.2.

Hình thành liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất tại
Viện Ứng dụng Công nghệ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC - ĐÀO TẠO - SẢN XUẤT ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ
KHAI THÁC CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM
1.1. Tổng quan về khai thác phòng thí nghiệm
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Thí nghiệm: là những thao tác kỹ thuật được tiến hành phục vụ cho
nghiên cứu khoa học (viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu), giảng dạy
(trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề…), sản
xuất (nhà máy, xí nghiệp), quản lý (các cơ quan quản lý nhà nước), dịch vụ (tổ
chức cung cấp dịch vụ), xét nghiệm y tế (bệnh viện, phòng khám công lập).
Phòng thí nghiệm (hay còn gọi là phòng thực nghiệm) là một cơ sở
được thiết kế, xây dựng nhằm cung cấp các điều kiện, có đảm bảo an toàn cho
việc triển khai các thí nghiệm, thực nghiệm trên các lĩnh vực đặc biệt là các
lĩnh vực tự nhiên (sinh - lý - hóa....) phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa
học. Phòng thí nghiệm có thể là một căn phòng trong một tòa nhà, công trình
hoặc là một tòa nhà công trình riêng biệt chuyên để thực hiện các thí nghiệm1.
Thí nghiệm có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học của các
Viện NCKH. Thí nghiệm giúp cho con người phát triển tư duy, hình thành thế

giới quan duy vật biện chứng nhờ vào quá trình chuyển từ tư duy cụ thể sang
tư duy trừu tượng và ngược lại. Đặc biệt, trong giảng dạy và nghiên cứu hóa
học, thí nghiệm chính là nền tảng để tìm ra tri thức cũng như tiếp nhận tri
thức. Khi làm thí nghiệm, người học sẽ được tiếp thu kiến thức một cách
vững chắc, chính xác nhờ vào những hiện tượng cụ thể, sinh động. Thí
nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế bởi vì rất nhiều thí nghiệm rất gần
gũi với đời sống, gần gũi với các quy trình công nghệ. Bên cạnh đó, thí
1 Phongthinghiem

12


nghiệm còn giúp chúng ta rèn luyện các kỹ năng thực hành, từ đó hình thành
những đức tính tốt cho người lao động như tính cẩn thận, khoa học và kỷ luật
1.1.2. Phân loại Phòng Thí nghiệm
Có khá nhiều cách phân loại các phòng thí nghiệm để tiện việc quản lý,
theo dõi. Trong phạm vi đề tài tác giả chỉ đề cập mấy dạng phân loại phòng
thí nghiệm thông dụng:
(i)

Phân loại theo đối tượng khách hàng, người ta sẽ chia PTN ra

nhiều loại:
-

PTN của bên thứ nhất (phục vụ cho yêu cầu thử nghiệm hoặc

hiệu chuẩn nội bộ);
-


PTN của bên thứ hai (khách hàng hoặc tổ chức đặt hàng);

-

PTN của bên thứ ba (PTN của cơ quan quản lý, PTN độc lập của

các Viện nghiên cứu, ... hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ thử nghiệm hoặc
hiệu chuẩn);
-

PTN cố định, PTN có hoạt động ở bên ngoài, liên kết tạm thời

hoặc di động.
(ii)

Phân loại theo quy mô, tính chất sẽ được chia thành các loại

phòng thí nghiệm khác nhau:
-

PTN chuyên ngành: đối với loại hình phòng thí nghiệm này, Nhà

nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần. Loại hình này sẽ tạo điều kiện và phục
vụ cho một số nhà khoa học đầu ngành rất chuyên sâu. Nhà nước cũng
hỗ trợ các tổ chức nghiên cứu chuyên sâu phát triển ở một số địa
phương và bộ, ngành để hình thành các phòng thí nghiệm chuyên ngành.
-

Phòng thí nghiệm trọng điểm: Phòng thí nghiệm trọng điểm là


loại hình phòng thí nghiệm mở, dùng chung cho nhiều đối tượng khác
nhau và đã đang được triển khai do Bộ Khoa học và Công nghệ xây
dựng đề án và trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Các dự án đầu tư
của từng lĩnh vực cụ thể sẽ do các bộ, ngành có liên quan xây dựng và
13


phê duyệt. Để hình thành các phòng thí nghiệm này, Thủ tướng Chính
phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng quy chế tuyển chọn, tổ
chức tuyển chọn và công nhận phòng thí nghiệm được chọn. Cơ cấu của
phòng thí nghiệm này phụ thuộc vào nhu cầu phát triển của đất nước.
-

Phòng thí nghiệm quốc gia: Loại hình phòng thí nghiệm này chỉ

phục vụ cho những nhiệm vụ đặc biệt chuyên sâu mang tính quốc gia.
(iii)

Phân loại phòng thí nghiệm theo sở hữu hoặc nguồn vốn đầu tư

người ta sẽ chia làm:
-

Phòng thí nghiệm của Nhà nước và của tư nhân.

(iv)

Phân theo tính chất hoạt động, sẽ chia ra làm các loại PTN

như sau:

-

Phòng thử nghiệm: là phòng thí nghiệm thực hiện các phép

thử nghiệm.
-

Phòng hiệu chuẩn: là phòng thí nghiệm thực hiện các phép

hiệu chuẩn
-

Phòng xét nghiệm: là phòng thí nghiệm thực hiện các phép xét
nghiệm dùng cho chuẩn đoán lâm sàng

1.2. Tổng quan về mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản
xuất
1.2.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học: Theo Luật Khoa học và Công nghệ 2, Nghiên
cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật
của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm
ứng dụng vào thực tiễn.
Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất,
quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

2 Luật Khoa học và Công nghệ, Quốc hội (2013)

14



Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả
nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ
lợi ích của con người và xã hội.
Theo Earl R. Babbie (1986) 3, nghiên cứu khoa học (scientific research)
là cách thức: (1) Con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ
thống; và (2) Là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý để tìm ra các kiến
thức mới nhằm giải thích cá sự vật hiện tượng.
Theo Armstrong và Sperry (1994) 4, nghiên cứu khoa học dựa vào việc
ứng dụng các phương pháp khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản
chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và
phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Hình thức nghiên cứu này cung
cấp thông tin và lý thuyết khoa học nhằm giải thích bản chất và tính chất của
thế giới. Kết quả của nghiên cứu khoa học tạo ra những ứng dụng cho thực
tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học được tài trợ bởi các cơ quan chính
quyền, các tổ chức tài trợ xã hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học được phân
loại tùy lĩnh vực học thuật và ứng dụng. Nghiên cứu khoa học là một tiêu chí
được sử dụng rộng rãi trong đánh giá vị thế của các cơ sở học thuật.
Theo Vũ Cao Đàm 5, nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự
vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp
mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu
hoạt động của con người.
Như vậy, nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm hiểu, xem xét, điều tra
hoặc thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ thực
nghiệm, để phát hiện ra cái mới về bản chất sự vật, về thế tự nhiên và xã hội.

3 Earl R. Babbie, (1986), The practice of social research
4 Armstrong, J. S., & Sperry, T. (1994). Business school prestige -- research versus teaching.
5 Vũ Cao Đàm (2015), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục VN

15



Hoạt động khoa học và Công nghệ: Theo cách hiểu chung nhất, hoạt
động khoa học và công nghệ là tập hợp toàn bộ các hoạt động có hệ thống và
sáng tạo nhằm phát triển kho tàng kiến thức liên quan đến con người, tự nhiên
và xã hội, nhằm sử dụng những kiến thức đó để toại ra những ứng dụng mới.
Tại Việt Nam, theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, hoạt
động khoa học và công nghệ bao gồm các hoạt động: nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt
động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt
động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ. Trong đó:
- Nghiên cứu khoa học là loại hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện
tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải phát
nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học gồm nghiên cúa cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng;
- Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công
nghệ mới, sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực
nghiệm và sản xuất thử nghiệm;
- Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quản nghiên cứu
khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới;
- Sản xuất thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quản triển khai thực
nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản
phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống;
- Dịch vụ Khoa học và Công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí
tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi
dưỡng, phổ biến, ứng dụng trí thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm
thực tiến.
1.2.2. Hoạt động đào tạo


16


Đào tạo (tiếng Anh: training): đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực
hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người
học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ
thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm
nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp
hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một
người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. Có nhiều
dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và
đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo...6
Theo Lê Quốc Hội 7, đào tạo là quá trình phát triển có hệ thống các tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo… đỏi hỏi ở một cá nhân để thực hiện nghiệp vụ chuyên
môn nhất định. Đào tạo được hiểu là một dạng đặc thù của giáo dục, trong đó
hướng về giáo dục chuyên môn đặc thù.
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp
hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể.
Như vậy có thể hiểu đào tạo là những hoạt động học tập nhằm giúp
người học có những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để
chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được
một công việc nhất định.
Các trường đại học có vai trò quan trọng trọng việc tạo ra những nhà
khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu, cũng như trong việc tạo ra những lao
động trình độ cao vô cùng cần thiết đối với nền kinh tế đổi mới.
1.2.3. Hoạt động sản xuất
Sản xuất (tiếng Anh: production) hay sản xuất của cải vật chất theo
quan điểm kinh tế chính trị Mác - Lenin là hoạt động chủ yếu trong các hoạt

6 />7 Lê Quốc Hội, 2012, Chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp


17


động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những
vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá
thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các
nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Theo quan điểm của Nguyễn Văn Nghiến8, sản xuất là quá trình tạo ra
sản phẩm và dịch vụ, là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng
thành các sản phẩm đầu ra. Hoạt động sản xuất liên quan đến nhiều lĩnh vực
như: Thiết kế sản phẩm, thiết kế quy trình sản xuất, quản lý công nghệ, thiết
kế chế tạo, chính sách mua sắm vật tư…
Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu
thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các
nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự
chuyển đổi này là hoạt động trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất.
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt
động chuyển hóa của sản xuất
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng
lao động và tư liệu lao động:
* Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử
dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động
còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.
* Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao
động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất,
đá, thủy sản... Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công
nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của


8 Nguyễn Văn Nghiến, 2008, Quản lý sản xuất và Tác nghiệp, NXB Giáo dục

18


lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông... Loại này là đối tượng
lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
* Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự
tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao
động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại
gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con
người, tức là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất), và bộ phận
trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay,
đường xá, phương tiện giao thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động
giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
Trong luận văn này khái niệm “Sản xuất” được hiểu là quá trình tạo ra
sản phẩm hoặc dịch vụ, sản xuất như một phương tiện để phát triển kinh tế, xã
hội đồng thời là môi trường áp dụng tiến bộ công nghệ
1.2.4. Liên kết giữa nghiên cứu khoa học - đào tạo - sản xuất
a) Cơ sở lý luận về liên kết
* Khái niệm liên kết:
Liên kết diễn tả sự kết hợp giữa một hay nhiều thực thể với nhau. Các
thực thể trong tổ chức R&D được hiểu là: nghiên cứu khoa học; sản xuất và
đào tạo
Liên kết là việc các chủ thể cùng tham gia và/hoặc hỗ trợ nhau về
nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) theo một cơ chế nhất định trong việc tạo
ra, phổ biến và/hoặc thương mại hóa sản phẩm KH&CN
* Phân loại liên kết
Mối liên kết nghiên cứu khoa học với sản xuất:

Mối liên kết NCKH và sản xuất gồm 2 liên kết: liên kết từ các kết quả
nghiên cứu đưa vào sản xuất: liên kết "KH&CN đẩy" và liên kết hoạt động
nghiên cứu thực hiện theo yêu cầu thị trường, theo đơn đặt hàng của Doanh
19


nghiệp hoặc các tổ chức: liên kết "thị trường kéo. Ngoài hai liên kết chính nêu
trên còn liên kết thông qua thành lập spin-off. Công ty spin-off được hiểu là
các công ty triển khai các kết quả nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học
với hình thức đồng sở hữu của cơ sở nghiên cứu và nhà phát minh, và được
quản lý độc lập với cơ sở nghiên cứu. Công ty này phát triển và sản xuất sản
phẩm từ công nghệ được phát triển bởi nhà nghiên cứu, và bán sản phẩm ra
thị trường thông qua các kênh phân phối thích hợp. Hoặc ở quy mô thấp hơn,
công ty spin-off có thể là một kênh trung gian để tiếp tục phát triển công nghệ
nhằm chuyển giao tới các doanh nghiệp sản xuất lớn hơn.
Mối liên kết giữa NCKH với sản xuất.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay, có nhiều lúc tố khách quan dẫn
đến việc hình thành sự gắn kết giữa nghiên cứu và sản xuất; khoa học và kinh
doanh như sau:
- Liên kết hoạt động nghiên cứu thực hiện theo yêu cầu thị trường, theo
đơn đặt hàng của Doanh nghiệp hoặc các tổ chức: liên kết "thị trường kéo":
Nghiên cứu khoa học hiện nay không chỉ gói gọn là nghiên cứu cơ bản mà
phải tạo ra sản phẩm kinh doanh. Vì vậy, phải lập doanh nghiệp để triển khai
ý tưởng khoa học vào sản xuất.
Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với
hoạt động sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã chủ động hơn trong hoạt động
nghiên cứu.
- liên kết từ các kết quả nghiên cứu đưa vào sản xuất liên kết "KH&CN đẩy":
Cùng với xu thế chung, nghiên cứu khoa học trở thành ngành công nghiệp,
kết quả nghiên cứu cần thương mại hóa nên các viện nghiên cứu cũng chuyển

cơ cấu tổ chức và hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Doanh nghiệp Spin
- off được thành lập nhằm triển khai ý tưởng khoa học vào sản xuất và kinh
doanh dựa trên kết quả nghiên cứu. Những doanh nghiệp này càng phát huy
20


×