Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN TRONG TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.76 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

LÝ PHƯƠNG ANH

TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN
TRONG TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

LÝ PHƯƠNG ANH

TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN


TRONG TRUYỆN NGẮN KHÁI HƯNG
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Phạm Xuân Thạch

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Phạm Xuân Thạch . Kết quả nghiên cứu của đề tài
là trung thực, không trùng lặp với công trình của một tác giả nào khác đã công bố
trước đây. Các nhận xét, đánh giá sử dụng của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác
đều được trích dẫn theo đúng quy định hiện hành về quy cách trình bày luận án.
Nếu có phát hiện bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày …. tháng…. năm 2019
Tác giả

Lý Phương Anh


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo và cán bộ các
phòng ban, Ban Chủ nhiệm và các thầy cô trong Khoa Văn học Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Xuân
Thạch - người hướng dẫn khoa học đã luôn tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá
trình học tập và làm luận án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên,
ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả

Lý Phương Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................16
4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................17
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................17
6. Cấu trúc luận văn.........................................................................................17
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................18
CHƯƠNG 1: KHÁI HƯNG VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX...............................................................................18
1.1. Khái quát về truyện ngắn Việt Nam hiện đại trước 1945...................18
1.2. Vài nét về Tự lực văn đoàn....................................................................23
1.3. Sự nghiệp sáng tác văn chương Khái Hưng.........................................28
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Khái Hưng...................................28
1.3.2. Diện mạo truyện ngắn Khái Hưng........................................................35
Chương 2. TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA KHÁI HƯNG TÙ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG................39
2.1. Chủ đề trong truyện ngắn Khái Hưng.................................................39
2.1.1. Tình yêu- hôn nhân tự do......................................................................39
2.1.2. Phê phán những hủ tục trong gia đình truyền thống.............................44
2.1.3. Những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc..............................47
2.2. Một số kiểu nhân vật trong truyện ngắn Khái Hưng..........................50
2.2.1. Nhân vật người phụ nữ..........................................................................51
2.2.2. Nhân vật người nghèo...........................................................................54
2.2.3 Nhân vật trí thức tiểu tư sản...................................................................57
Tiểu kết:...........................................................................................................61
Chương 3. TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN TRONG TRUYỆN
NGẮN KHÁI HƯNG TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT....................62
3.1. Cốt truyện...............................................................................................62
3.1.1 Cốt truyện tâm lí.....................................................................................62
3.1.2. Truyện lồng trong truyện.......................................................................65


1


3.2. Ngôn ngữ, giọng điệu.............................................................................68
3.2.1. Ngôn ngữ...............................................................................................68
3.2.2. Giọng điệu.............................................................................................70
Tiểu kết:...........................................................................................................72
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................75

2


MỞ ĐẦU
1 .Lý do chọn đề tài
1.1 Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học hiện đại đầu tiên của nước
ta. Ngay từ khi mới ra đời, văn chương của Tự lực văn đoàn đã ảnh hưởng rất
lớn đến trí thức tư sản và tiểu tư sản thành thị. Những tác phẩm của văn đoàn
có mặt ở tất cả các thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ, phóng
sự…gắn với những tên tuổi nổi tiếng như: Thạch Lam, Nhất Linh, Khái
Hưng, Xuân Diệu, Trần Tiêu, Tú Mỡ, Thế Lữ… Với tôn chỉ mục đích rõ ràng,
chỉ trong khoảng 10 năm hoạt động, Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp
quan trọng trong công cuộc đổi mới, cách tân nền văn học Việt Nam đầu thế
kỉ XX.
Từ khi xuất hiện đến nay, sáng tác của Tự lực văn đoàn trong đó có sáng
tác của Khái Hưng đã từng thu hút sự quan tâm của giới phê bình và độc giả.
Ý kiến về văn xuôi Tự lực văn đoàn và về Khái Hưng, tùy từng thời điểm,
thiên về khen hay chê, phủ nhận hay khẳng định, tất thảy đều cho thấy cách
đánh giá sự nghiệp văn chương của ông không hề đơn giản. Vì vậy, cần phải

có sự nhìn nhận và đánh giá một cách thỏa đáng với những đóng góp to lớn
mà Khái Hưng và Tự lực văn đoàn đã mang lại cho nền văn học dân tộc ta.
1.2 Khái Hưng là nhà văn lớn, là cây bút chủ đạo của nhóm Tự lực văn
đoàn . Ông đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn đoàn
nói riêng và cho nền văn học Việt Nam nói chung. Trong sự nghiệp sáng tác
của mình, Khái Hưng đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, phong phú, đa
dạng với đủ các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch. Sáng tác của ông
được công chúng đón nhận và yêu thích đặc biệt là phụ nữ và thanh niên lúc
bấy giờ. Bởi thế, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã gọi “Khái
Hưng là văn sĩ của thanh niên Việt Nam”.
1.3. Đọc và tìm hiểu truyện ngắn Khái Hưng, chúng tôi nhận thấy bên
cạnh sự đổi mới thì những giá trị truyền thống thể hiện rất rõ trong sáng tác
của ông. Nhà văn ca ngợi tình yêu tự do, đề cao cá nhân đồng thời phê phán

3


những hủ tục lạc hậu tồn tại trong xã hội hiện đại. Những giá trị văn hoá
truyền thống cũng như vẻ đẹp của đạo đức của con người Việt Nam được nhà
văn phản ánh và tái hiện sinh động qua tác phẩm của mình.
Chính vì những phẩm chất nghệ thuật và sự nỗ lực hết mình trên con
đường tìm tòi sáng tạo của Khái Hưng như đã nêu ở trên, chúng tôi đi vào tìm
hiểu đề tài “Truyền thống và cách tân trong truyện ngắn Khái Hưng” ,chúng
tôi hi vọng người đọc có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và khách quan hơn về
nhà văn này đồng thời thấy được những đóng góp của Khái Hưng trong tiến
trình hiện đại hoá của nền văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ hai mươi.
Trong quá trình triển khai đề tài, những ý kiến quý báu của những nhà
nghiên cứu như: Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Hà Văn Đức, Phan Cự Đệ,
Ngô Văn Thư, Lê Thị Đức Hạnh, Lê Thị Dục Tú…đã gợi ý và giúp cho chúng
tôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và chiếm lĩnh đối tượng. Với

khả năng có hạn, đề tài “Truyền thống và cách tân trong truyện ngắn Khái
Hưng” sẽ còn nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được sự góp ý
của các nhà khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu
Văn học giai đoạn 1930-1945 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng
trong quá trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại. Trong số những hiện
tượng văn học nổi tiếng thời kì đó, không thể không kể đến những đóng góp
của nhóm Tự lực văn đoàn và tác giả được nhiều bạn trẻ đương thời yêu
thích- Khái Hưng. Sau đại hội Đảng VI (1986), nhiều vấn đề liên quan đến
văn học giai đoạn trước 1945 được nghiên cứu, đánh giá và nhìn nhận lại. Các
tác phẩm của Tự lực văn đoàn và nhà văn Khái Hưng cũng được xuất bản và
đánh giá với cái nhìn khách quan hơn. Qua nhiều công trình nghiên cứu, tham
luận khoa học, những nghiên cứu luận văn, luận án chuyên ngành…cái tên
Khái Hưng cùng những tác phẩm của ông đã dần tìm được vị trí trong tiến
trình văn học Việt Nam hiện đại.
a. Thời kỳ trước năm 1945

4


Khái Hưng là một trong những cây bút chính của nhóm Tự lực văn
đoàn. Những tác phẩm của ông, ngay từ khi ra đời đã được nhiều đọc giả
đương thời quan tâm. Bên cạnh những tiểu thuyết nổi tiếng, Khái Hưng còn
có nhiều truyện ngắn đặc sắc được đăng đều đặn trong từng số báo Phong
hóa và Ngày nay. Theo thống kê của chúng tôi, trên tờ báo Phong hóa và
Ngày nay, Khái Hưng cho đăng tất cả 129 truyện ngắn với nhiều đề tài hấp
dẫn. Bên cạnh những bài viết phê bình về tiểu thuyết, truyện ngắn của Khái
Hưng cũng rất được các nhà phê bình đương thời chú ý như Đợi chờ, Đồng
xu, Dọc đường gió bụi, Điếu thuốc lá,…Một nhận định được in trên báo
Ngày nay số 156 về phê bình Đợi chờ của Khái Hưng cho thấy người viết

đánh giá cao về cách quan sát của nhà văn: “Đọc truyện ngắn của Khái
Hưng, tôi nhận thấy sự quan sát của ông bây giờ đã rất chu đáo; người đọc
có thể tưởng tượng những người và những việc dưới ngòi bút của ông đều
thật cả. Thật thế, khi một nhà vă đã cảm cuộc đời một cách sâu sắc rồi mới
tưởng tượng những điều tưởng tượng của nhà văn ấy bao giờ cũng thiết
thực và thiết tha.”[tr.20] Về điều này, nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm
trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu (1942) cũng cùng quan điểm, ông nhận
định: “Ông Khái Hưng có một cách tả người, tả cảnh, tuy xác thực mà có
một vẻ nhẹ nhàng, thanh-thú, khiến cho người đọc thấy cảm.”[28,tr.455]
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942) cũng
đánh giá cao về nhiều truyện ngắn của Khái Hưng: “Về truyện ngắn, Khái
Hưng viết tuyệt hay. Người ta thấy phần nhiều truyện ngắn của ông có vẻ
linh hoạt và cảm người đọc hơn cả truyện dài của ông. Truyện ngắn của
Thạch Lam và Đỗ Đức Thu ngả về mặt sầu cảm và kín đáo bao nhiêu thì
truyện ngắn của Khái Hưng vui tươi và rộng mở thế ấy…Ngay ở những
truyện buồn của Khái Hưng, người ta cũng chỉ thấy một thứ buồn man mác,
không bao giờ là cái buồn ủ rũ như ở những truyện của Thạch Lam.” [Nhà
văn hiện đại, quyển 4, tr.45] Theo ông Vũ Ngọc Phan, truyện ngắn của nhà

5


văn gây ấn tượng cho người đọc nhờ lối kết mở mang đến những triết lí sâu
sắc và gợi nhiều liên tưởng cho bạn đọc. Tuy nhiên, bài viết của Vũ Ngọc
Phan mới dừng lại ở việc phân tích một vài truyện ngắn mà theo ông cho là
tiêu biểu của Khái Hưng, trong số đó, ông đánh giá cao hai truyện Điếu
thuốc lá và Đồng xu và cho đó là “hai truyện thật hay” của Khái Hưng.
Có thể nhận thấy trong giai đoạn này, tiểu thuyết của Khái Hưng nhận
được nhiều sự quan tâm hơn truyện ngắn. Truyện ngắn của nhà văn chủ yếu
được đăng trên báo, số lượng các truyện được đóng tập và xuất bản không

nhiều so với số lượng sáng tác của ông. Vậy nên, những nhận định hầu như
dựa trên những tập truyện đã được cho xuất bản.
b. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1986
Hoàn cảnh xã hội đất nước ta kể từ năm 1945 đến năm 1986 đã có sự
thay đổi, đất nước bị chia cắt thành hai miền kéo theo việc nghiên cứu văn
học cũng phân định rạch ròi giữa hai miền Nam, Bắc. Ở miển Bắc, do nhiệm
vụ cách mạng và bị chi phối bởi tư tưởng giai cấp nên những tác phẩm của Tự
lực văn đoàn và Khái Hưng không được nhắc đến nữa. Cho đến năm 1954,
các tác phẩm văn học trước 1945 mới được xuất bản ở miền Nam. Tuy nhiên,
do bối cảnh phức tạp của xã hội đương thời dẫn đến việc nghiên cứu và nhận
định về trường hợp nhà văn Khái Hưng cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Ở miền Bắc, cho đến cuối những năm 50, đầu những năm 60, trường
hợp văn chương của Khái Hưng mới được đề cập đến trong một số nghiên
cứu như: Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quí Đôn (NXB Xây
dựng, 1957), Văn học Việt Nam 1930-1945 của Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ
(NXB Giáo dục Hà Nội, 1961), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 của
Viện Văn học (NXB Văn hóa,1964), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng
trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930-1945) của Vũ Đức Phúc (NXB
KHXH,HN,1971)…Lấy tiêu chí cách mạng làm hệ quy chiếu công trình Sơ

thảo lịch sử văn học Việt Nam: Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX cho rằng:
“Càng về sau, ông ta (Khái Hưng) lại càng lùi, cuối cùng đã viết những tác

6


phẩm phản động, chống lại cách mạng... Khái Hưng đề cao lối sống thoát ly
hiện thực, quay lưng lại cuộc sống, hoặc đề cao xu hướng đặt nghệ thuật lên
trên tất cả...Nhiều truyện ngắn, truyện vừa viết về những chủ đề phù phiếm,
không có gì sâu sắc” [42, tr. 86 – 88].

Năm 1961, trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam 1930 – 1945 của
Đại học Tổng hợp, Bạch Năng Thi đánh giá cao nghệ thuật truyện ngắn của
Khái Hưng “Truyện dài hay truyện ngắn của Khái Hưng đều có bố cục gọn
gàng hợp lí, không có chỗ phình ra vô ích, không có chỗ hóp vào đáng tiếc,
không có những chi tiết rời rạc, lối kể chuyện nhanh vui, tả cảnh, tả người, tả
tâm lí đều có chừng mực…những đoạn tả diễn biến tâm lí nhân vạt thường tỉ
mỉ và hấp dẫn” [11, tr. 290]. Với việc phân chia các giai đoạn trong truyện
ngắn Khái Hưng, các nhà nghiên cứu Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ đã đánh
giá cao truyện ngắn của Khái Hưng trên cả phương diện nội dung và nghệ
thuật. Các ông đã chỉ ra và chú ý đến Khái Hưng khi khai thác cuộc sống của
những người dân nghèo.
Năm 1962, trong cuốn Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, Tập 5, Nxb
Giáo dục. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trác có nhận xét về truyện ngắn Khái
Hưng như sau: “Khái Hưng tô hồng cuộc sống bằng một nghệ thuật phi hiện
thực, trùm lên xã hội phong kiến một cái màn hư ảo... Quan điểm nghệ thuật
của Khái Hưng mặt khác đã đưa ông đến chủ nghĩa hình thức. Nhiều truyện
ngắn của Khái Hưng không có nội dung. Có những việc không đâu, những
chuyện ít ý nghĩa cũng được ông xây dựng làm đề tài tác phẩm... Nhiều
truyện của ông không có gì là sâu sắc” [56, tr. 73]. Có thể thấy, tác giả đã thể
hiện rõ quan điểm giai cấp khi đánh giá tác phẩm của nhà văn Khái Hưng.
Những sáng tác của Khái Hưng bị đánh giá khá khắt khe vì hoạt động chính
trị cuối đời của ông.
Ở miền Nam, theo số liệu tổng hợp của Phan Mạnh Hùng, trong bài
Thư mục nghiên cứu, phê bình Tự lực văn đoàn và thơ mới [27, tr. 493], ở

7


miền Nam có khoảng 102 bài viết, công trình tìm hiểu về Tự lực văn đoàn
trong đó Khái Hưng có 18 bài.

Bàn về Khái Hưng, có các bài nghiên cứu khá công tâm đề cập hoặc đi
sâu nghiên cứu truyện ngắn Khái Hưng như: Bình giảng về Tự lực văn đoàn Nguyễn Văn Xung (1958); Khảo luận về Khái Hưng - Lê Hữu Mục (1960);
Tự lực văn đoàn - Doãn Quốc Sỹ (1960), Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên - tập 3 của Phạm Thế Ngũ (1960), Phê bình văn học thế hệ 32 - Thanh
Lãng (1972), Nhà văn tiền chiến 1930 - 1945 của Thế Phong...
Tiêu biểu là bài viết của Bằng Phong trong Luận đề Khái Hưng, nhà
xuất bản Á Châu, năm 1958 đã viết: “Khuynh hướng xã hội của Khái Hưng
không có tính bao quát toàn diện như một tư tưởng xã hội mà chỉ nhắm vào
một vài đề mục hệ yếu về phong tục, tập quán của xã hội thời đại mà thôi.
Ông đã đặt ra những vấn đề trung đại về “gia đình”, về “hôn nhân”, về
“thừa tự”...với tất cả những mâu thuẫn, xung đột thực sự của nó trong xã hội
để đưa ra những giải quyết hoàn toàn cá biệt” [41, tr. 35].
Trong cuốn Bình giảng về tự lực văn đoàn của nhà xuất bản Tân Việt,
năm 1958, Nguyễn Văn Xung đã đánh giá cao vai trò của Khái Hưng trong
đời sống văn học: “Khái Hưng là nhà văn ý nhị vào bậc nhất của chúng ta
hiện nay”. Điều đó cho thấy ông rất coi trọng tài năng và sự nghiệp của
Khái Hưng.
Trong cuốn Nhà văn tiền chiến 1930 – 1945, Thế Phong đã có những
đánh giá rất đặc biệt về nghệ thuật truyện ngắn của Khái Hưng: “Khái Hưng
cũng như Thạch Lam, Nhất Linh, Hoàng Đạo có thiên tài viết truyện… Độc
giả không thể rời cuốn truyện đang xem đó. Có đôi khi ngưng lại đôi ba phút,
hoặc giả xem gần hết cuốn truyện mà vẫn còn tiếc rẻ là chóng đi tới kết
thúc…Khái Hưng làm người đọc say mê nhất là truyện ngắn. Trong Đợi chờ
cho chúng ta mục kích kết thúc của cuốn truyện, bắt người đọc sững sờ. Hoặc
giả trong Trương Chi, chúng ta đọc xong buồn man mác. Đến Đợi chờ- nghệ
thuật lịch lãm của truyện ngắn ngày càng bộc lộ rõ nét” [42tr. 25 - 26]. Nhận

8



xét này đã khẳng định những giá trị của truyện ngắn Khái Hưng, nhưng mới
chỉ đi vào một vài tác phẩm cụ thể và chưa mang tính khái quát và có hệ
thống cụ thể.
Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ đã trình bày những tiêu chí phân loại
truyện ngắn Khái Hưng trong cuốn Việt Nam Văn học Sử giản ước tân biên
tập 3, Văn học hiện đại 1862- 1945. Từ đó lấy đó làm cơ sở để khảo cứu về
đóng góp của tác giả này trong tiến trình văn học: “Nếu muốn bắt đầu bằng
một cuộc phân loại thì ta có thể chia các truyện ngắn Khái Hưng ra làm hai
loại: Một loại nhẹ: truyện vui, truyện phiếm đăng vừa một cột... như Tiếng
suối reo, Đội mũ lệch, Số đào hoa. Một loại nặng, đứng đắn, rộng, kích thước
hơn, viết công phu hơn, đặt ra nhiều vấn đề luân lý xã hội, đưa ra một mẫu
tâm lý, một mảng sinh hoạt bắt người ta phải suy nghĩ, đôi khi phải cảm động
đau thương như tập Dọc đường gió bụi, Đợi chờ, Cái Ve, Hạnh...” [37, tr.
348]. Sự phân chia này tương đối có cơ sở khoa học bởi tác giả Phạm Thế
Ngũ đã nhìn nhận truyện ngắn Khái Hưng trên các tiêu chí nội dung và hình
thức của tác phẩm văn học. Ông đã chỉ ra được truyện ngắn của Khái Hưng
luôn “hướng ra cuộc đời” và những lớp người bình dân của xã hội. Đây là nét
tiến bộ trong thế giới quan nghệ thuật của Khái Hưng.
Có thể thấy, trong giai đoạn này, những tác phẩm của Khái Hưng cũng
rất được đón nhận ở miền Nam. Với nhiều nghiên cứu và những công trình
biên tập công phu, văn chương của Khái Hưng được đánh giá một cách khách
quan, tích cực và được xác định vị trí đáng kể trong tiến trình văn học.
c. Thời kỳ từ năm 1986 đến nay
Năm 1989 có thể coi là năm “được mùa” của Khái Hưng vì đã có rất
nhiều tác giả, nhiều cuốn sách và nhiều công trình, hội thảo đã nghiên cứu,
bàn luận về sáng tác của Khái Hưng nói chung và truyện ngắn của ông nói
riêng (có ít nhất 04 cuộc hội thảo khoa học quan trọng về Tự lực văn đoàn –
trong đó có 03 cuộc hội thảo được tổ chức trong nước và một hội thảo ở nước

9



ngoài) đã đánh dấu bước chuyển đổi và thành tựu quan trọng trong nghiên
cứu về Khái Hưng.
Ngày 27/5/1989, Khoa văn Trường Đại học Tổng hợp và Nhà xuất bản
Đại học và trung học chuyên nghiệp tổ chức hội thảo Về văn chương Tự lực
văn đoàn. Các bài viết của các GS. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Phong Lê,
Trương Chính, Lê Đình Kỵ... đã có sự nhìn nhận đúng đắn, nghiêm túc về
sáng tác của Khái Hưng nói riêng và của nhóm Tự lực văn đoàn nói chung.
Nhà xuất bản Khoa học xã hội cho ra mắt bạn đọc tuyển tập đồ sộ (tám
tập) đem đến cho bạn đọc bức tranh toàn cảnh Văn xuôi lãng mạn Việt Nam
1930 – 1945 trong đó có các truyện ngắn hay, đặc sắc của Khái Hưng được in
trong tuyển tập này. Trong đó, nhà phê bình Nguyễn Hoành Khung nhận định:
“Khái Hưng xứng đáng được coi là cây bút dồi dào, tài hoa hơn cả của nhóm
Tự lực văn đoàn. Trong thế hệ các nhà văn mới, Khái Hưng là người duy nhất
sinh ra vào thế kỷ trước, song lại là người mở màn, đi hàng đầu trong phong
trào văn nghệ mới, với một ngòi bút trẻ trung, lịch lãm mà duyên dáng” [30,
tr. 165].
Phan Cự Đệ - tác giả của công trình Tự lực văn đoàn - con người và
văn chương có nhắc ý kiến: “Vũ Ngọc Phan và Bùi Xuân Bào đều cho rằng
trong lĩnh vực truyện ngắn, dường như Khái Hưng thành công hơn so với tiểu
thuyết. Thật ra, những nhược điểm này cũng bộc lộ ở cả truyện ngắn... Trong
truyện ngắn do đặc điểm thể loại, Khái Hưng chỉ khai thác một khoảnh khắc
trong cuộc đời nhân vật” [8, tr. 51].
Năm 1991, trong bài viết Thêm mấy ý kiến đánh giá Tự lực văn đoàn
đăng trên Tạp chí văn học số 3, Lê Thị Đức Hạnh đã tổng kết: “Văn của Khái
Hưng và Nhất Linh trong Tự lực văn đoàn ngay thời kỳ đầu đã là một bước
nhảy vọt” [22, tr. 15]. Nhận định này thể hiện sự đánh giá cao của nhà nghiên
cứu về đặc điểm tự sự của hai nhà văn chủ chốt trong Tự lực văn đoàn. Với
Khái Hưng, bằng sự sáng tạo dồi dào và ngòi bút tự nhiên, hóm hỉnh, vui tươi,

ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng lớn.

10


Năm 1994 trong Lời giới thiệu Tuyển tập truyện ngắn Khái Hưng của
nhóm các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức đã đưa ra một nhận định
đề cao vai trò của nhà văn Khái Hưng trong tiến trình văn học đương đại:
“Khái Hưng còn là một cây bút truyện ngắn xuất sắc với những tập Anh phải
sống(viết chung với Nhất Linh 1937), Dọc đường gió bụi (1936), Tiếng suối
reo (1937), Đợi chờ (1939), Đội mũ lệch (1941)... [10, tr.456]
Phạm Thế Ngũ ở giai đoạn này cũng có những đánh giá lại về vị trí của
truyện ngắn Khái Hưng, ông cho rằng sức viết của Khái Hưng bộc lộ nhiều
qua truyện ngắn và đây là thể loại không thể thiếu trong sự nghiệp văn
chương của ông: “Ngoài những truyện dài, Khái Hưng còn viết rất nhiều
truyện ngắn. Trên báo Phong Hóa và Ngày Nay những năm đầu, thường
thường tuần nào ông cũng có một truyện (không kể tiểu thuyết dài ngắt kỳ).
Đếm tất cả những truyện này của Khái Hưng trong gần mười năm có thể đi
đến vài trăm” [37, tr. 476]
Còn về vai trò của mảng truyện ngắn trong sự nghiệp văn chương của
Khái Hưng, tác giả Lê Dục Tú khẳng định trong nghiên cứu của mình: “Có
thể nói truyện ngắn là thể loại đầu tiên Khái Hưng trình làng trước công
chúng. Trên báo Phong Hóa và Ngày Nay những năm đầu hầu như tuần nào
Khái Hưng cũng đăng một truyện ngắn. Trong vòng mười năm ông đã đăng
đến hàng trăm truyện ngắn. Một số truyện ngắn đầu tay của Khái Hưng khi
ra đời đã được coi là “món ăn ngon và lạ” cải thiện cho khẩu vị đọc của
người dân thị thành. Truyện ngắn “Bên dòng Hương giang” được in lần đầu
tiên trên báo Phong Hóa ngày 31/3/1932 và tập truyện ngắn “Dọc đường gió
bụi” ra đời năm 1936 đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của công chúng”
[46, tr. 106].

Hai nhận định của Phạm Thế Ngũ và Lê Dục Tú đều đi đến thống nhất
ở quan điểm nhận định đề cao vị trí của truyện ngắn Khái Hưng. Khái Hưng
bắt đầu sự nghiệp từ những mẩu truyện ngắn viết đăng báo Phong Hóa và
Ngày Nay. Và trước, trong khi trở thành tác giả của những thiên tiểu thuyết

11


nổi tiếng một thời, Khái Hưng đã và đang là những cây bút viết truyện ngắn
có thứ hạng trên văn đàn công khai 1930 - 1945. Như vậy xét từ một góc độ
nào đó, với Khái Hưng và độc giả đương thời, viết và đọc truyện ngắn có thể
xem là một sự chuẩn bị, tập dượt cho viết và đọc tiểu thuyết.
Sau mấy năm tạm lắng, năm 1997 nhà xuất bản Văn học cho ra đời
cuốn Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam
(Trịnh Hồ Khoa). Tác giả cuốn sách đã nêu được những đóng góp về nội dung
nghệ thuật của ba nhà văn Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo.
Năm 1999 Nhà xuất bản Giáo dục cho tái bản tập Văn chương Tự lực
văn đoàn gồm 3 tập do Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ giới thiệu và tuyển
chọn trong đó có in những truyện ngắn hay, đặc sắc của Khái Hưng.
Trước khi tuyển tập truyện ngắn của Khái Hưng ra đời năm 2004, có
thể thấy rằng hầu như các công trình nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan, Phan Cự
Đệ, Phạm Thế Ngũ, Lê Thị Dục Tú,… đều ghi nhận những đóng góp về
truyện ngắn của Khái Hưng cho sự tiến bộ của văn học nước nhà. Song, các
nhà nghiên cứu vẫn chưa có điều kiện để thực sự đi vào nghiên cứu một cách
chuyên sâu, nhất là đối nghiên cứu tách bạch giữa truyền thống và cách tân
trong truyện ngắn Khái Hưng. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, trong đó có lẽ một phần là do truyện ngắn của ông bị chìm đi sau tiếng
vang tiểu thuyết. Mãi đến năm 2004 trong Lời dẫn của nhóm sưu tầm, biên
soạn tuyển tập Truyện ngắn Khái Hưng, các soạn giả khẳng định: “Bên cạnh
cây bút tiểu thuyết tài hoa, Khái Hưng (1986-1947) đồng thời còn là một tác

giả truyện ngắn dồi dào sức lực, thường xuyên có truyện in Phong Hóa, Ngày
Nay, và ngay từ trước 1945, đã được tập hợp một phần trong các tập…” ;
truyện ngắn là “một lĩnh vực mà ngòi bút của ông liên tục làm việc và có
nhiều thành tựu đáng ghi nhận”. Về việc phân loại, tác giả Lời dẫn cũng cho
rằng sáng tác truyện ngắn của Khái Hưng “bao gồm truyện sinh hoạt, truyện
lịch sử, truyện viết theo lối truyện kể dân gian và truyện viết bằng bút pháp
hiện đại” . Trong một số bài viết gần đây, như: Chuyên nghiệp hóa sáng tác –

12


một đòi hỏi tất yếu của công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam trước 1945Mấy ghi nhận về tương tác tiểu thuyết truyện ngắn và sự biến đổi nòng cốt
của hai thể loại này, Tự Lực Văn Đoàn – những lằn ranh văn học, Nguyễn
Thành Thi cũng đề cập nhiều đến sáng tác của Khái Hưng, đặc biệt là sáng tác
truyện ngắn. Trong đó có nhiều ý kiến, luận điểm rất đáng chú ý. Theo
Nguyễn Thành Thi, nhìn chung, thế mạnh của truyện ngắn Khái Hưng là
“thường chú trọng đặc biệt đến ngôn ngữ đối thoại và luôn có ý thức miêu tả
giọng điệu, lời nói của các loại nhân vật, các hạng người trong xã hội”; hoặc:
“trong kĩ thuật truyện ngắn, “Khái Hưng, với năng lực ngữ cảm và các nhận
xét tinh tế ít nhiều mang tính chất “siêu ngôn ngữ”. Nhà nghiên cứu còn phân
tích, minh chứng thêm: Khái Hưng “hay để cho người kể chuyện trong truyện
ngắn của ông nhận xét về nhạc tính, âm hưởng riêng trong ngôn ngữ đối
thoại của nhân vật. Trong truyện “Cô hàng nước” chẳng hạn, nhân vật xưng
tôi tên Ban nhận thấy qua những mẩu đối thoại của nhân vật “cô hàng nước”
“tiếng nói vùng bể rất nặng và đầy những tiếng thanh ngang, khiến Ban phải
mỉm cười”. Hơn thế, cũng như nhân vật tôi, “cô hàng nước” nơi thôn dã này
còn phân biệt rạch ròi cách dùng từ cô hay bà trong “cô tú” (bản thân người
phụ nữ đã thi đỗ tú tài) với “bà tú” (người phụ nữ là vợ của người thi đỗ tú
tài)” . Về mặt loại hình và đặc điểm thể tài của truyện ngắn Khái Hưng, trong
“Tự Lực Văn Đoàn – những lằn ranh văn học”, bài viết gần đây nhất Nguyễn

Thành Thi đề xuất phân loại truyện ngắn Khái Hưng thành bốn khuynh hướng
thể tài: 1) truyện ngắn thiên về khuynh hướng luận đề; 2) truyện ngắn thiên về
khuynh hướng phân tích xã hội; 3) truyện ngắn thiên về khuynh hướng phân
tích tâm lý và 4) truyện ngắn có khuynh hướng tổng hợp loại hình [28, tr.
156].
Ngày 9 tháng 5 năm 2008, Hội thảo về Tự lực văn đoàn trên đất Cẩm
Giàng được tổ chức dưới sự chủ trì của ông Hà Huy Chương-chủ tịch hội văn
nghệ Hải Dương. Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã trình bày hơn 30 bài

13


viết về nhiều vấn đề liên quan tới việc đánh giá và nhìn nhận lại trường hợp
của nhóm Tự lực văn đoàn và nhà văn Khái Hưng. Công lao hiện đại hóa nền
văn học Việt Nam những năm 30 thế kỷ XX của Tự lực Văn đoàn được nhất
trí đánh giá cao, được phát hiện thêm ở khía cạnh này khía cạnh khác và khái
quát thành những luận điểm sắc nét, được bổ sung thêm tư liệu. Trong số đó
có các tham luận của GS Nguyễn Huệ Chi, PGS Vũ Tuấn Anh, GS Chu Hảo,
GS Phong Lê, nhà thơ Bằng Việt, nhà văn Lê Lựu, nhà nghiên cứu Bùi Việt
Thắng, PGS Hà Văn Đức, TS Cù Huy Hà Vũ...
Hội thảo “Phong trào thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn - 80 năm
nhìn lại” được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm
2012, với ấn phẩm “Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn” hơn 500
trang với 51 bài báo khoa học, trong đó có 16 bài riêng về Tự lực văn đoàn. Nội
dung các bài báo trong hội thảo này xoay quanh ba nhóm chủ đề:
1) Các vấn đề liên quan đến hoạt động sáng tác văn học chung của nhóm này.
2) Các vấn đề liên quan đến tác phẩm, tác giả.
3) Các vấn đề liên quan đến vị thế và việc tiếp nhận văn chương Tự lực văn
đoàn.
Kết quả nghiên cứu công bố trong hội thảo này dù từ nhóm nội dung nào

cũng đều giúp trực tiếp hay gián tiếp soi sáng việc nghiên cứu thể loại và trần
thuật trong sáng tác của Khái Hưng.
Hội thảo và triển lãm về báo Phong hóa, Ngày nay và Tự lực văn đoàn,
được tổ chức tại Mỹ, năm 2013, với ấn phẩm “Triển lãm và hội thảo về báo
Phong hóa, Ngày nay và Tự lực văn đoàn”, là một dạng sinh hoạt báo chí –
khoa học từ góc nhìn nghệ thuật liên ngành, kết hợp truyền thống và khoa
học, bao gồm hai nội dung “triển lãm” và “hội thào”. Đáng lưu ý là mảng báo
cáo khoa học gồm: chuyên luận đặt vấn đề “đánh giá lại” Tự lực văn đoàn của
Nguyễn Hưng Quốc, chuyên khảo về Khái Hưng từ góc nhìn nữ quyền của
Thụy Khuê.

14


Đồng thời và đồng hành cùng với các hội thảo nói trên là kết quả công
bố trong nhiều bài báo, chương sách, những bài giới thiệu tổng tập, tuyển tập
văn xuôi lãng mạn, hay khi tái bản các tác phẩm của Khái Hưng tuy đậm nhạt
khác nhau song đều thể hiện được những quan điểm, thái độ, cách tiếp cận
đánh giá mới.
Từ các công trình, ý kiến của: Vũ Ngọc Phan, Phạm Thế Ngũ, Lê Thị
Dục Tú, Nguyễn Thành Thi đề cập đến truyện ngắn Khái Hưng mà luận văn
đã lược thuật trên đây, có thể rút ra mấy điểm quan trọng, rất có ý nghĩa đối
với việc định hướng và tiếp tục nghiên cứu đề tài “Truyền thống và cách tân
trong truyện ngắn Khái Hưng” như sau:
 Thứ nhất, truyện ngắn là một bộ phận sáng tác có giá trị trong sáng tác
văn chương của Khái Hưng, đáng được tiếp tục nghiên cứu một cách đầy
đủ sâu sắc hơn.
 Thứ hai, truyện ngắn Khái Hưng đều có những nét đặc sắc riêng, khá
nhất quán, tương hợp với lối viết tiểu thuyết của ông.
 Thứ ba, nghiên cứu truyện ngắn của Khái Hưng không thể và không nên

tách rời khỏi bối cảnh không khí chung trong sáng tác tiểu thuyết của
ông, cũng như bối cảnh, không khí sáng tác văn xuôi của Tự lực văn
đoàn.
Chúng tôi nhận thấy việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, khoa học hơn về
truyện ngắn Khái Hưng là hết sức cần thiết. Trên tinh thần tiếp thu thành quả
của người đi trước, chúng tôi hi vọng rằng với việc hoàn thành đề tài “Truyền
thống và cách tân trong truyện ngắn Khái Hưng”, việc nghiên cứu truyện
ngắn của Khái Hưng sẽ được đẩy xa thêm một bước nữa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi tập trung khảo sát đó là các
đặc điểm truyền thống và cách tân trong truyện ngắn Khái Hưng trên cả hai
phương diện: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Trong quá trình

15


nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ luận điểm cần chứng minh chúng tôi sẽ tiến
hành so sánh truyện ngắn của Khái Hưng với một số nhà văn cùng thời, trong
và ngoài văn đoàn như: Thạch Lam, Nhất Linh, Nam Cao, Nguyễn Tuân,
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố.....
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Khái Hưng cũng có hàng trăm truyện ngắn, phần lớn đã xuất bản thành
tập. Đó là các tập:
1) Anh phải sống (viết chung với Nhất Linh, 1934)
2) Dọc đường gió bụi (1936)
3) Số đào hoa (1937)
4) Tiếng suối reo (1937)
5) Đợi chờ (1939)
6) Đội mũ lệch (1941)

7) Cái ve (1944)
Ngoài ra, ông còn một số truyện ngắn khác mới chỉ đăng báo, chưa in
thành tập. Đây là các tác phẩm đã đăng báo Phong hóa, Ngày nay và sau in
thành sách, tái bản. Trong khuôn khổ có hạn, luận văn chủ yếu tập trung khảo
sát những tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của Khái Hưng, cụ thể là: Khảo sát
93 tác phẩm truyện ngắn chủ yếu in trong tập Truyện ngắn Khái Hưng do
Hoàng Bích Hà, Vương Trí Nhàn (sưu tầm, biên soạn, năm 2004), Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội, và một vài tập truyện ngắn khác của ông.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Truyền thống và cách tân trong truyện ngắn Khái
Hưng, để từ đó xác định giá trị mới, sức cuốn hút mạnh mẽ của tác phẩm cả
về phong cách nghệ thuật độc đáo và nội dung tư tưởng tiến bộ trong truyện
ngắn Khái Hưng. Đồng thời từ đó xác định vị trí, vai trò, đặc trưng phong
cách nghệ thuật, đóng góp của Khái Hưng vào thành tựu chung của Tự lực
văn đoàn và vào tiến trình văn học dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Do mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại truyện ngắn.

16


- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành .
Trong đó chú trọng phương pháp so sánh phân tích. Các phương pháp
khác có liên quan chặt chẽ, có ý nghĩa hỗ trợ lẫn nhau và được sử dụng phối
hợp, linh hoạt trong quá trình nghiên cứu.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái Hưng và truyện ngắn Việt Nam những năm đầu thế kỷ
XX
Chương 2: Truyền thống và cách tân trong truyện ngắn Khái Hưng từ
phương diện nội dung
Chương 3: Truyền thống và cách tân trong truyện ngắn Khái Hưng từ
phương diện nghệ thuật.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI HƯNG VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Khái quát về truyện ngắn Việt Nam hiện đại trước 1945
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Hình thức nhỏ và ngắn là dấu
hiệu đầu tiên để người đọc nhận diện truyện ngắn. Dung lượng truyện ngắn
kéo dài từ vài chục chữ đến khoảng 20.000 chữ. Nếu tính theo số trang, dung
lượng của một truyện ngắn thường co giãn khoảng từ 3 đến 50 trang. Dưới
con số 3 trang, người ta gọi là “truyện ngắn mini”, “truyện ngắn trong lòng
bàn tay”; trên con số 50 trang, người ta gọi là truyện vừa; trên 100 trang là
tiểu thuyết. Những cách gọi này tương ứng với các khái niệm “đoản thiên tiểu
thuyết” (truyện ngắn), “trung thiên tiểu thuyết” (truyện vừa) và “trường thiên
tiểu thuyết” (tiểu thuyết) vốn phổ biến ở nước ta thời kì đầu văn xuôi tự sự
hiện đại. Tuy nhiên, tính chất “nhỏ” của truyện ngắn không chỉ nằm trong
dung lượng, mà quan trọng hơn là ở cách nắm bắt cuộc sống của thể loại.
Truyện ngắn không có tham vọng ôm vào mình một hiện thực rộng lớn,

17


hoành tráng. Ngắn ở đây đồng nghĩa với hàm súc, tinh lọc. Khác với tiểu

thuyết có khả năng chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ khả năng của nó thì
truyện ngắn lại hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét
bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vậy
nên, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện. Nhân vật của truyện
ngắn thường là đại diện cho một mối quan hệ xã hội, một hiện tượng xã hội
hay một trạng thái tồn tại của con người. Không giống với những nhân vật
trong tiểu thuyết là một thế giới tâm hồn rộng lớn được khắc họa dưới nhiều
trạng thái khác nhau thì nhân vật của truyện ngắn chỉ là một mảnh ghép trong
thế giới ấy. Cốt truyện của truyện ngắn là một mặt cắt của dòng đời nhưng
nhà văn luôn lựa chọn được mặt cắt tiêu biểu nhất. Vì vậy, truyện ngắn
thường tạo nên những ấn tượng sâu sắc về cuộc đời và tình người được truyền
tải trong đó.
Những năm đầu thế kỉ XX đến trước năm 1945 là một quãng thời giai lịch
sử quan trọng của dân tộc ta cũng như sự phát triển của lịch sử văn học. Trong
bức tranh chung của văn học hiện đại Việt Nam trước 1945, truyện ngắn là thể
loại phát triển và có một diện mạo riêng, một tiến trình vận động rõ nét. Điều
đó không chỉ căn cứ cả vào số lượng tác giả, tác phẩm mà còn căn cứ vào chất
lượng và tính đa dạng về khuynh hướng tư tưởng thẩm mĩ của thể loại này.
Vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, khi văn học Việt Nam bước đầu hiện
đại hóa, có một bộ phận văn học đã mang lại những đóng góp lớn vào quá
trình này và làm cho đời sống của nền văn học dân tộc thêm sinh động, đó
chính là văn học Quốc ngữ Nam Bộ. Thành tựu đáng trân trọng của Quốc ngữ
Nam Bộ những năm đầu thế kỷ là thể loại truyện ngắn. Với kích cỡ nhỏ như
một mẫu chuyện nảy sinh tự nhiên trong cuộc sống, có thêm sự gia công, tái
tạo của người viết, truyện đã phản ánh nhiều bức tranh xã hội chân thực. Có
thể thấy rằng, từng bước chuyển biến của văn học Quốc ngữ Nam Bộ luôn
gắn với sự phát triển của thể loại truyện ngắn ở Nam Bộ.

18



Sự phong phú của truyện ngắn cũng tương ứng với sự phong phú của
tiểu thuyết, thậm chí sáng tác truyện ngắn đều hơn so với sáng tác tiểu thuyết.
Và, sẽ là không quá lời khi cho rằng, trong nền văn xuôi Việt Nam, thể loại
truyện ngắn có bề dày truyền thống và đạt nhiều thành tựu hơn thể loại tiểu
thuyết. Trong nhiều công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đều đưa ra ý
kiến khá thống nhất vè các giai đoạn phá triển của truyện ngắn: Thứ nhất là
chặng sinh thành: bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đến 1930; Thứ
hai là chặng phát triển: từ 1930 đến 1945. Trong chặng “sinh thành” truyện
ngắn Việt Nam hiện đại, phải kể đến vai trò nổi bật của các nhà văn Nguyễn
Trọng Quản, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn
Tường Tam…
Truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản được các nhà
nghiên cứu đánh giá là truyện ngắn zxViệt Nam hiện đại đầu tiên viết theo
kiểu Tây phương. Vì Nguyễn Trọng Quản đã có điều kiện tiếp xúc với văn
học Pháp từ trước 1890. Xuất hiện vào cuối những năm 80 của thế kỉ XIX,
Truyện Thầy Lazaro Phiền là một hiện tượng quá mới mẻ đối với công chúng
văn học miền Nam. Truyện Thầy Lazaro Phiền có phần nào trở thành “con
chim lạ từ phương Tây đáp xuống một vùng đất còn vắng bóng đồng loại” và
“nổi lên như một ốc đảo chơi vơi vào nửa sau thế kỷ XIX không riêng ở Nam
Kì mà ở cả Việt Nam” [11, tr. 303].
Từ năm 1917 - 1924, trên Nam Phong nổi lên chùm đoản thiên tiểu
thuyết của Nguyễn Bá Học (9 truyện), Phạm Duy Tốn (3 truyện), Mân Châu
Nguyễn Mạnh Bổng (Tập truyện Vì nghĩa quên tình, năm 1921; Tập truyện
Anh hàng phở lấy cô đầu, năm 1928). Đây là những truyện ngắn thời kì đầu
của các khuynh hướng hiện thực phê phán, lãng mạn thoát ly (Phạm Duy Tốn,
Tản Đà).
Nguyễn Bá Học vốn là một nhà nho, văn chương của ông dùng nhiều
chữ Hán, đầy rẫy tính chất biền ngẫu, du dương. Những tác phẩm của ông
mang khuynh hướng hiện thực đôi khi lẫn với khuynh hướng đạo đức. Phạm


19


Duy Tốn ảnh hưởng của văn Pháp nhiều, ông viết những truyện ngắn như:
Con người Sở Khanh, Bực mình, Nước đời lắm nỗi… Nổi tiếng nhất là Sống
chết mặc bay (1918). Tác phẩm thuật về một chuyện vỡ đê: quan huyện và
nha lại đi hộ đê đóng trong một ngôi đình kiên cố và ung dung nhàn nhã đánh
tổ tôm. Trong lúc đó, nhân dân đói khát đang ra sức vật lộn với nước. Nhưng
sức nước quá mạnh, đê vỡ. Có người vào báo, quan cứ mặc kệ vì quan đang
mê mải theo ván bài.
Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) trước khi thành lập Tự lực Văn đoàn
và chủ trương Phong Hóa, Ngày Nay đã viết cả tiểu thuyết và truyện ngắn.
Riêng về truyện ngắn, thời gian này ông có hơn chục tác phẩm, sau được in
chung trong tập Người quay tơ. Về tư tưởng, tập truyện vừa có khuynh hướng
hiện thực (Nô lệ), vừa có khuynh hướng lãng mạn (Giấc mộng Từ Lâm), lại
có cả khuynh hướng yêu nước (Người quay tơ). Tác giả đã bắt đầu với những
kĩ thuật mới, hiện đại theo cách viết phương Tây. Thể hiện ở cách xây dựng
tình huống truyện và diễn biến truyện đảo lộn trật tự thời gian.
Trong chặng “phát triển” của truyện ngắn Việt Nam trước 1945, phải kể
đến vai trò của các nhà văn thuộc cả hai khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa và
hiện thực phê phán. Giữ vai trò nổi bật ở khuynh hướng thứ nhất của quá trình
phát triển truyện ngắn – khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa – là các nhà văn:
Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Hồ Dzếnh, Đỗ
Tốn, Thanh Tịnh, Thanh Châu, Ngọc Giao, Xuân Diệu… Giữ vai trò nổi bật ở
khuynh hướng thứ hai – khuynh hướng hiện thực phê phán – là các nhà văn:
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Bùi Hiển, Tô
Hoài, Kim Lân, …
Năm 1930, Tản Đà mở mục Việt Nam nhị thập thế kỉ Xã hội ba đào kí
trên An Nam tạp chí. Từ 1930 đến 1932, Nguyễn Công Hoan viết 24 truyện

ngắn, trong đó có 20 truyện đăng trên mục Xã hội ba đào kí. “Nguyễn Công
Hoan trở thành một nhà văn sáng giá những năm đầu thập niên 30 thế kỉ

20


trước, là người cắm ngọn cờ đầu của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong lĩnh
vực truyện ngắn”.
Nguyễn Công Hoan được xem là người đầu tiên viết truyện ngắn theo
khuynh hướng hiện thực phê phán và sớm đạt được thành tựu đáng được ghi
nhận. Các tập truyện ngắn có giá trị của ông là Ngựa người người ngựa
(1934), Kép tư bền (1935)… Nhìn thẳng vào hiện thực, bằng tiếng cười trào
phúng, Nguyễn Công Hoan phơi ra mặt trái của xã hội đầy bất công thối nát,
kẻ giàu phè phỡn, vô đạo, còn người nghèo thì bị ức hiếp và đói khổ cùng
cực. Riêng tập Kép tư bền, gồm 15 truyện ngắn sáng tác trong khoảng 1929 –
1935, đã gây tiếng vang lớn, được Hải Triều biểu dương nhiệt liệt, coi tập
truyện này là “tác phẩm thuộc về trào lưu tả thực xã hội của nước ta”. Bên
cạnh đó, Vũ Trọng Phụng tuy chủ yếu là cây bút tiểu thuyết, song các truyện
ngắn của ông cũng đặc sắc và giàu ý nghĩa phê phán hiện thực như: Bộ răng
vàng, Một đồng bạc, Bà lão lòa…. Nguyên Hồng cũng có nhiều truyện ngắn
viết theo cảm quan hiện thực xuất sắc, cảm động như: Mợ Du, Con chó vàng,
Miếng bánh,….
Bùi Hiển viết nhiều truyện ngắn đặc sắc về hiện thực đời sống dân quê
ở một làng chài thuộc dải đất miền trung (Nằm vạ, Ma đậu, Chiều sương). Ở
trên, luận văn đã nói đến sự phong phú đa dạng về tính khuynh hướng và liệt
kê cá khuynh hướng ấy: “Có khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa (chủ yếu
thuộc khu vực văn xuôi lãng mạn), có khuynh hướng hiện thực (chủ yếu thuộc
khu vực văn học hiện thực phê phán); có khuynh hướng thuyết lý đạo đức,
khuynh hướng luận đề, khuynh hướng hiện thực xã hội, khuynh hướng hiện
thực tâm lý,… Về hình thức kĩ thuật tự sự, có khuynh hướng viết ngắn, có

khuynh hướng viết dài, tiếp cận với truyện vừa, có tổng hợp kĩ thuật của tiểu
thuyết, có yếu tố huyền thoại kì ảo, có yếu tố lịch sử, có yếu tố đồng thoại
(truyện loài vật),…”. Đến đây phải nói rõ hơn rằng, sự phong phú đa dạng về
khuynh hướng này chủ yếu bộc lộ ở chặng “phát triển” của truyện ngắn quốc

21


×