ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THU TRANG
HÌNH ẢNH CỘNG ĐỒNG LGBT TRÊN BÁO IN –
NHỮNG KHÁC BIỆT SAU 2 THẬP KỶ
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THU TRANG
HÌNH ẢNH CỘNG ĐỒNG LGBT TRÊN BÁO IN –
NHỮNG KHÁC BIỆT SAU 2 THẬP KỶ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Thị Thu Hƣơng
Hà Nội - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương –
Viện trưởng Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Thu Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu, cũng
như trình bày luận văn. Từ khi lên ý tưởng đến khi triển khai đề tài, tôi đã
nhận được nhiều sự góp ý của cô để bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa, các giảng viên của
Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập tại Khoa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn đến gia đình, các anh, chị và bạn bè
đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thị Thu Trang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iii
BẢNG TỪ VIẾT TẮT, TỪ NƢỚC NGOÀI ................................................ vi
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn đề tài ...................................................... 9
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
TRUYỀN THÔNG VỀ NGƢỜI LGBT ...................................................... 11
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài .......................................................... 11
1.2. Một số vấn đề về cộng đồng LGBT hiện nay .......................................... 16
1.3. Đặc trưng, đặc điểm của báo in và vai trò của báo in trong việc thông tin
về cộng đồng LGBT ........................................................................................ 26
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 35
Chƣơng 2: VẤN ĐỀ CỘNG ĐỒNG LGBT TRÊN NHỮNG TỜ BÁO
TRONG DIỆN KHẢO SÁT ......................................................................... 36
2.1. Giới thiệu về những tờ báo được lựa chọn nghiên cứu ......................... 36
2.2. Tần suất thông tin về cộng đồng LGBT trên báo in ................................ 41
2.3. Đặc điểm nội dung thông tin các tác phẩm về cộng đồng LGBT trên
báo in............................................................................................................... 44
iv
2.4. Đặc điểm hình thức trong các tác phẩm về cộng đồng LGBT trên báo in .. 63
2.5. Sự khác biệt và nguyên nhân của sự khác biệt trong các tác phẩm về cộng
đồng LGBT năm 1997 và 2017 ...................................................................... 80
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 81
CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG THÔNG TIN VỀ HÌNH ẢNH NGƢỜI LGBT.......................... 84
3.1. Thành công và hạn chế trong việc thông tin về cộng đồng LGBT .......... 82
3.2. Các vấn đề đặt ra trong truyền thông về cộng đồng LGBT ..................... 90
3.3. Giải pháp để nâng cao chất lượng tuyên truyền về cộng đồng LGBT .... 99
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109
v
BẢNG TỪ VIẾT TẮT, TỪ NƢỚC NGOÀI
Bisexual
Người song tính
Bộ nguyên tắc Yogyakarta về việc Áp dụng
Bộ nguyên tắc
Luật Nhân quyền Quốc tế liên quan tới Xu
Yogyakarta
hướng tính dục và Bản dạng giới
CCIHP
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số
Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học
CSAGA
về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên
Gay
Người đồng tính nam
Trung tâm ICS - Tổ chức bảo vệ và thúc
ICS
đẩy quyền của người LGBT
iSEE
Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
Lesbian
Người đồng tính nữ
LGBT
Người đồng tính nữ, đồng tính nam, song
tính, chuyển giới
Người đồng tính nữ, đồng tính nam, song
LGBTI
tính, chuyển giới, liên giới tính
Người đồng tính nữ, đồng tính nam, song
LGBTQ
tính, chuyển giới và những người chưa thể
xác định được mình thuộc giới tính nào
PFLAG Việt Nam
Hội Phụ huynh Người đồng tính, song tính
và chuyển giới Việt Nam
Trans/transgender Người chuyển giới
vi
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
LGBT (hay đồng tính luyến ái, cách gọi chung của đồng tính nữ, đồng
tính nam, song tính và chuyển giới) là hiện tượng đã tồn tại từ rất lâu. Các tài
liệu về xã hội học đã chỉ ra, tình yêu, tình dục đồng giới từng được coi là có
thể chấp nhận được ở nhiều thể chế xã hội thời xưa như La Mã cổ đại (thế kỷ
thứ 8 TCN – thế kỷ 5 SCN), Châu Âu thời Phục hưng (thế kỷ XV – XVII),
Trung Quốc thời kỳ phong kiến (thế kỉ thứ 2 TCN – thế kỷ 17 SCN). Trong
cuốn sách của tác giả Dover, K.J viết về hiện tượng đồng tính luyến ái thời kỳ
Hy Lạp có nói rằng: Mối quan hệ giữa một người đàn ông lớn tuổi và một cậu
trai chưa có râu trở nên là một mẫu mực lý tưởng của truyền thống. Mối quan
hệ trên có lợi cho cả hai. Người đàn ông lớn tuổi sẽ chăm sóc, giáo huấn, bảo
vệ, yêu thương và là một tấm gương cho người yêu trẻ, trong khi người yêu
trẻ thì dâng hiến sắc đẹp, sự trẻ trung, niềm ngưỡng mộ, và tình yêu [43].
Những cuộc vận động cho quyền của người đồng tính cũng làm dấy lên một
số tranh cãi, song còn rất yếu ớt. Suốt một thời gian dài, nhìn chung, hầu hết
các quốc gia trên thế giới đều xếp đồng tính là bệnh tâm thần, là một thứ tội
lỗi khủng khiếp. Trong xã hội, người đồng tính bị lên án, bị bắt nhốt, đi tù
nhiều năm, thậm chí xử tử hình. Trên báo chí, câu chuyện về họ thường được
coi là một dạng “chuyện lạ”, chuyện đáng kì thị.
Ngày 17 tháng 05 năm 1990, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chính thức
loại đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Đây là một bước
ngoặt đối với cộng đồng LGBT. Từ đây, họ mạnh mẽ cất lên tiếng nói của
cộng đồng mình, nhằm xóa bỏ quan niệm sai lầm trong xã hội và hưởng
quyền được sống bình đẳng như những người dị tính. Tuyên bố năm 1990 của
WHO cũng trở thành một dấu mốc đối với báo chí trong việc tiếp nhận và
chuyển tải thông tin về cộng đồng LGBT. Nó cung cấp cơ sở khoa học vững
1
chắc để báo chí đào sâu khai thác, tìm hiểu, nhằm cung cấp kiến thức, thông
tin chính xác, dần thay đổi quan niệm sai lầm của công chúng về một “hiện
tượng” gây tranh cãi. Báo chí đã cùng đồng hành với cộng đồng LGBT trong
nhiều cuộc vận động, đấu tranh vì quyền bình đẳng, tự do. Nhiều thông tin
khoa học về tâm sinh lý của người đồng tính đã được đăng tải. Những tài
năng, nghị lực sống mạnh mẽ, câu chuyện cảm động nhận được sự đồng cảm
và trân trọng từ xã hội. Không ít ngôi sao nổi tiếng, các chính trị gia thẳng
thắn thừa nhận xu hướng tính dục của mình, trở thành tấm gương để nhiều
người trong cộng đồng LGBT tự tin bước ra “ánh sáng”, thể hiện con người
mình. Đổi lại, sự cởi mở của người đồng tính đối với truyền thông mang lại
cho báo chí nguồn chất liệu phong phú. Càng được tiếp cận đúng người, hiểu
họ một cách thấu đáo, báo chí càng chuyển tải thông tin đa chiều, chính xác
hơn. Có thể nói, báo chí đã trở thành kênh thông tin hiệu quả, góp tiếng nói
mạnh mẽ thúc đẩy sự thay đổi một cách có hệ thống nhận thức của công
chúng với cộng đồng LGBT. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã sửa đổi luật
pháp, chính thức trao quyền cho người đồng tính. Tới nay, đã có 23 quốc gia
hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Tại Việt Nam, trước năm 2008, đồng tính là một khái niệm khá mơ hồ.
Phần đông công chúng trong giai đoạn này đều nhận định đây là hiện tượng
bất thường, trái tự nhiên, bệnh hoạn. Người đồng tính thường được liên tưởng
tới các tệ nạn xã hội như nghiện ngập, lừa đảo, giết người cướp của, là nguyên
nhân của các bệnh tình dục như HIV/AIDS, giang mai…Do thiếu thông tin
khoa học, do sự né tránh của người đồng tính và các quan niệm xã hội, báo
chí Việt Nam thường tập trung khai thác khía cạnh tiêu cực, các góc tối của
cộng đồng những người đồng tính, tạo nên cái nhìn không thật sự đầy đủ về
nhóm người này. Chỉ có 1 số ít bài báo mạnh dạn đi ngược lại với suy nghĩ
của số đông thời bấy giờ. Tuy nhiên, những biến chuyển mạnh mẽ trong đời
sống chính trị - xã hội thế giới đã ảnh hưởng tới đời sống chính trị - xã hội tại
2
Việt Nam. Hoạt động báo chí trong nước cũng không thể tách rời guồng quay
của báo chí toàn cầu. Bắt kịp thay đổi về mọi mặt đời sống trong và ngoài
nước để chuyển tải thông tin chính xác – kịp thời, định hướng dư luận luôn là
nhiệm vụ cơ bản của những người làm báo. Tiếp nối hiệu ứng trên thế giới,
cộng đồng LGBT tại Việt Nam bắt đầu có những bước đi mạnh dạn hơn.
Cùng lúc này, báo chí Việt Nam cũng trở thành cầu nối tin cậy giữa người
đồng tính với xã hội. Đặc biệt, sự bùng nổ của internet, của báo điện tử và các
mạng xã hội giúp những người làm báo Việt Nam tiếp cận nhanh chóng với
nguồn dữ liệu khoa học khổng lồ cũng như thông tin đã qua chọn lọc, kiểm
chứng trên các phương tiện truyền thông thế giới. Những thay đổi trong cách
tiếp cận vấn đề và chuyển tải thông tin của báo chí Việt Nam đã góp phần làm
thay đổi tư duy, nhận thức xã hội, khiến người đồng tính, từ chỗ bị kỳ thị, xa
lánh, đến dần dần được chấp nhận.
Ngày 19 tháng 6 năm 2014, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2015. Trong
đó, Khoản 5 Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm
kết hôn “giữa những người cùng giới tính” đã bị bỏ ra khỏi Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014. Mặc dù cho đến hiện tại, Nhà nước Việt Nam chưa thừa
nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, nhưng việc bỏ cấm kết hôn
đồng giới cho thấy nhận thức ngày càng rõ của xã hội, dẫn đến việc các nhà
lập pháp đã thay đổi quan điểm về vấn đề này. Trong bài tham luận năm 2013
gửi về Bộ Tư pháp, PGS-TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đề
xuất cho phép kết hôn đồng tính. Theo Thứ trưởng Tiến, đứng ở góc độ y tế
thì đồng tính không phải là một loại bệnh. Tác giả luận văn đánh giá, cách
thức truyền tải thông tin về người đồng tính trên các phương tiện thông tin đại
chúng qua các thời kỳ là một ví dụ điển hình về đặc điểm, vai trò của báo chí
cũng như tác động qua lại của nó với xã hội. Nói cách khác, báo chí thể hiện
năng lực nhận thức, trình độ phát triển của xã hội mà nó đại diện. Nhưng
3
đồng thời, báo chí cũng là ngọn cờ đầu trong việc tuyên truyền thông tin mới
mẻ, chính xác, định hướng dư luận hướng tới những điều tốt đẹp, đính chính,
loại bỏ những quan niệm công chúng. Với nội dung thông tin có định hướng
đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư
luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực
theo những chiều hướng có chủ định [30]. Do đó, tác giả luận văn lựa chọn đề
tài “Hình ảnh cộng đồng LGBT trên báo in – Những khác biệt sau 2 thập kỷ”
để có cái nhìn cụ thể về hình ảnh những người đồng tính, song tính, chuyển
giới trên phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo in nói riêng.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá, phân tích sự thay đổi của báo chí trong cách
tiếp cận và đưa tin về đề tài này suốt 20 năm qua; qua đó, chỉ rõ đặc điểm, vai
trò, hiệu quả của hoạt động báo chí.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua quá trình tìm hiểu về các luận văn, luận án, công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy, phần lớn các công trình về người
LGBT tập trung chủ yếu ở các ngành Xã hội học, Luật học hay Công tác xã
hội để phân tích thực trạng cộng đồng LGBT trong mối tương quan với xã
hội, pháp luật hay quyền con người. Các công trình nghiên cứu liên quan đến
vấn đề giới và giới tính trên truyền thông có thể kể đến như sau:
Đề tài Bất bình đẳng giới trong các quảng cáo tuyển dụng trên báo in là
nghiên cứu thực hiện năm 2006, phối hợp giữa Viện nghiên cứu về xã hội,
kinh tế và môi trường (iSEE) và Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Nghiên cứu này đã khảo sát trên một số báo in nhằm xem xét
vấn đề giới trong các quảng cáo tuyển dụng để từ đó đánh giá cơ hội việc làm
mà nhà tuyển dụng đưa ra đối với nam giới và nữ giới. Kết quả nghiên cứu
cho thấy khoảng cách giới vẫn tồn tại ở một vài khía cạnh cụ thể. Tuy vấn đề
giới trong cơ hội tuyển dụng không có sự chênh lệch quá lớn nhưng vẫn tồn
4
tại những định kiến giới theo hướng có lợi cho các ứng viên là nam giới hơn
nữ giới.
Nghiên cứu "Định kiến giới trên báo chí Việt Nam" của tác giả Trần
Thị Yến Minh - ThS Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đăng trên
Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng từ trang 47 đến trang 53. ThS
Minh chỉ ra mức độ của định kiến giới trong những thông điệp báo chí có
chứa đựng hình ảnh nữ qua việc khảo sát hình ảnh nữ trên các tờ báo in Tuổi
trẻ, Đà Nẵng, Công an thành phố Đà Nẵng, Phụ nữ Việt Nam, Sinh viên Việt
Nam trong quý I năm 2014. Qua khảo sát 381 số báo với 575 mẫu đề cập đến
giới nữ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng
bên cạnh những định hướng đúng đắn, hình ảnh giới, đặc biệt là chân dung nữ
giới trên báo chí trong nhiều trường hợp vẫn còn bị miêu tả một chiều, năng
lực và vị thế của nữ chưa được báo chí nhìn nhận đúng mức. Nguyên nhân
của hiện trạng này là do bức tranh bình đẳng giới trong thực tế vẫn còn tồn tại
nhiều mảng tối màu. Với tư cách người ghi chép một cách chân thực nhất,
những người làm báo buộc phải phản ánh chân xác những chi tiết của hiện
thực khách quan. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế là các đơn vị
truyền thông chưa coi trọng mục tiêu truyền thông về giới, dẫn đến tần số
xuất hiện của hình ảnh nữ trên báo chí còn khiêm tốn và phi định kỳ. Việc
thiếu góc nhìn giới cũng khiến thông điệp truyền thông về bình đẳng giới và
sự tiến bộ phụ nữ trong các tác phẩm báo chí cũng không rõ ràng và quyết
liệt. Đồng thời, bản thân phóng viên cũng tồn tại định kiến với giới nữ. Nhiều
phóng viên thuộc cả hai giới quan niệm sự phân vai nam - nữ là sự phân công
lao động tự nhiên, phù hợp với quy luật của tạo hóa và xã hội. Những mầm
mống định kiến là nguyên nhân sâu xa của mảng màu bất bình đẳng trên bức
chân dung nữ giới trên báo chí hiện nay. Chính vì vậy “truyền thông đóng vai
trò quan trọng trong việc cổ vũ cho những lựa chọn hướng về tiến bộ và phát
triển của văn hóa, nhưng cũng có thể góp phần làm kìm hãm phát triển... Khi
5
hướng đến những giá trị tích cực, truyền thông đang tự làm mới và tôn vinh vị
trí của mình trong xã hội và trong lòng người đọc” [21]. Nghiên cứu mang
tên "Báo chí và định kiến giới đối với lãnh đạo nữ" của nhóm học giả ngành
truyền thông gồm TS. Vũ Tiến Hồng; Thạc sỹ Dương Trọng Huế, TS.
Barbara Barnett và TS. Tien-Tsung Lee nghiên cứu bằng ngân sách của tổ
chức Oxfam tại Việt Nam thực hiện cuối năm 2015, đầu năm 2016. Báo cáo
này chỉ ra rằng khi viết về nữ lãnh đạo, báo chí có xu hướng mô tả họ gắn liền
với các vai trò truyền thống như chăm sóc gia đình, con cái, nội trợ. Mặc dù
số bài báo đề cập đến nam lãnh đạo chiếm tỷ lệ nhiều hơn nhưng lượng bài đề
cập đến các thông tin bên lề về họ rất ít. Qua khảo sát các phóng viên, nhà
báo, những người trực tiếp sản xuất thông tin thì nhóm nghiên cứu nhận thấy
rằng mọi hoạt động tác nghiệp thể hiện định kiến giới diễn ra một cách hoàn
toàn “vô thức.” Nghĩa là kể cả những nhà báo đã từng tham dự tập huấn về
bình đẳng giới đều không nhận ra rằng thông tin mà họ chọn lựa khi đưa tin
về nữ lãnh đạo thiếu yếu tố nhạy cảm giới.
Liên quan trực tiếp đến người LGBT trên truyền thông, có một số
nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức xã hội hay trường đại học như:
Đề tài “Hình ảnh người đồng tính trên báo mạng và báo in”, nhóm
nghiên cứu của khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và tuyên truyền thực hiện
năm 2008 là một nghiên cứu trên một số tờ báo in và báo mạng. Qua công
trình nghiên cứu này thấy được số lượng các bài báo liên quan đến người
đồng tính tăng dần theo thời gian. Nghiên cứu cũng chỉ ra vấn đề về người
đồng tính trên báo in và báo mạng trong thời gian khảo sát này thường xuất
hiện như là chủ đề phụ trong bài viết hơn, rất ít các bài viết mà người đồng
tính là chủ đề chính. Trong nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bài viết có ngôn từ,
quan điểm thể hiện sự kỳ thị với nhóm người xu hướng tình dục thiểu số
tương đối cao. Đề tài này khá gần với đề tài mà tác giả chọn nghiên cứu
nhưng thực hiện vào năm 2008 đã khá cũ so với tình hình xã hội hiện tại. Đặc
6
biệt, trong khoảng thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, truyền thông đã có
nhiều thay đổi trong cách nhìn nhận nhóm người LGBT. Đáng chú ý nhất là
các dự án tập huấn, các buổi hội thảo, workshop cung cấp thông tin, kiến thức
về người đồng tính, song tính, chuyển giới cho giới truyền thông, báo chí của
Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và Môi trường (iSEE) nhằm mục đích xóa
bỏ kỳ thị và định kiến của xã hội đối với người đồng tính tại Việt Nam. Bên
cạnh đó, đề tài của nhóm nghiên cứu khoa Xã hội học cũng chưa chỉ ra quá
trình biến đổi của một giai đoạn, đi sâu phân tích các số liệu thu thập được.
“Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo
mạng” là một nghiên cứu kết hợp giữa Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và
Môi trường (iSEE) và Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Tuyên truyền.
Nghiên cứu này đi sâu phân tích nội dung của các tác phẩm báo in và báo
mạng nhằm tìm ra tính chất của những thông điệp về người đồng tính mà báo
chí gửi tới xã hội. Nghiên cứu này đã đánh giá về cách mà một số báo in, báo
mạng đưa tin, bình luận về người đồng tính, phân tích sự thay đổi theo thời
gian trong cách báo chí đưa tin về nhóm cộng đồng tình dục thiểu số này. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng sơ bộ đánh giá về khả năng thông điệp báo chí gây
ra kỳ thị hoặc chống kỳ thị đối với người đồng tính. Tuy nhiên, nghiên cứu
cũng chưa đi sâu phân tích các bài viết và lý giải nguyên nhân về sự thay đổi
nội dung, thái độ đối với người đồng tính dựa trên cơ sở lý thuyết báo chí học.
Nghiên cứu khảo sát trên 502 bài báo về người đồng tính và các vấn đề liên
quan đến đồng tính đăng trên 4 báo in vào năm 2004, 2006 và 2 quý đầu năm
2008. Khoảng thời gian nghiên cứu được thực hiện cách thời điểm hiện tại đã
trên dưới 10 năm nên không còn mang tính thời sự, xã hội nữa. Thời kỳ 10
năm trở lại đây, xã hội đang vận động mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực,
cởi mở hơn rất nhiều với cộng đồng LGBT. Những bài báo mang văn phong,
ngôn ngữ của sự kỳ thị người đồng tính đã giảm rất nhiều, thay vào đó là
ngôn ngữ mang sắc thái trung tính và tích cực. Những vấn đề này không có
trong nghiên cứu thực hiện năm 2008 của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế
7
và Môi trường. Đặc điểm của báo chí là luôn luôn song hành phản ánh một
cách khách quan mọi hoạt động của xã hội, đồng hành cùng sự phát triển của
văn hóa, tư tưởng của xã hội nói chung nên việc có một nghiên cứu mới hơn
về vấn đề người đồng tính trên truyền thông là rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận
văn tập trung nghiên cứu hình ảnh cộng đồng những người LGBT được khắc
họa thông qua những bài báo trên các tờ báo in được chọn khảo sát; thông qua
đó chỉ ra sự thay đổi, khác biệt trong cách đưa tin về cộng đồng người LGBT
sau thời gian 20 năm, từ đó đánh giá các thành công, hạn chế của các tờ báo
và đề xuất các giải pháp giúp cho các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn nhiệm
vụ của mình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được các mục đích nêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ
như sau:
Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu chân dung cộng đồng người LGBT qua những bài báo trên
các tờ báo in được chọn khảo sát.
Đưa ra những nhận định về sự thay đổi, khác biệt trong cách đưa tin về
người LGBT trên báo in vào năm 1997 và 20 năm sau, năm 2017.
Đề xuất các giải pháp giúp cho các cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ của mình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Hình ảnh người LGBT trên
báo in – những khác biệt sau 2 thập kỷ.
8
4.2
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu ở phạm vi các bài báo in có đăng tin về người
LGBT trên 10 tờ báo in: Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Báo Thanh
Niên, Gia đình Việt Nam, Giáo dục và thời đại, Công an nhân dân, Hà nội
mới, Tuổi trẻ năm 1997 và năm 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu để hệ thống hóa tất cả các văn bản, các
nghiên cứu, các công trình khoa học đã công bố liên quan đến cộng đồng
người LGBT.
Phương pháp phân tích nội dung thông điệp để phân tích các bài báo
viết về cộng động người LGBT trên các tờ báo trong diện khảo sát. Tác giả
lựa chọn các bài viết mà tiêu đề hoặc nội dung có chứa các từ khóa tương đối
phổ biến trong xã hội khi nói về người đồng tính, song tính, chuyển giới gồm:
đồng tính, đồng tính luyến ái, song tính, chuyển giới, tình dục đồng giới, mại
dâm nam, pê đê, á nam, á nữ, ái nam, ái nữ, bóng, bóng lại cái, lại cái, lại đực,
bóng kín, bóng lộ, gay, gay kín, gay lộ, les, lesbian, ô môi, lưỡng tính, đồng
bóng, bóng cô, bóng cậu, thái giám, hoạn quan, thích người cùng giới, đồng
tính giả, đồng tính thật, nam thích nam/đàn ông/bé trai, công khai giới tính...
Phương pháp phỏng vấn sâu người làm báo, chuyên gia về giới, công
chúng báo chí để từ đó thấy được sự nhìn nhận, đánh giá của họ về những gì đã
được đăng tải trên báo chí, báo in nói chung và những tờ báo khảo sát nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn vận dụng lý thuyết chức năng, lý thuyết hành vi để lý giải
thực tế đưa tin về người LGBT được đăng tải trên báo in. Từ đó đưa ra một số
nhận xét về cách đưa tin, hình ảnh người LGBT hiện ra trên báo in.
9
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho
những người nghiên cứu về sau và cho những cơ quan báo chí.
Luận văn cung cấp cơ sở dữ liệu về hình ảnh người LGBT xuất hiện
trên báo in cho các cơ quan báo in nói chung.
Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức
năng, các tổ chức xã hội, các giảng viên và học viên ở các trường đào tạo
chuyên ngành báo chí, xã hội học... để từ đó góp phần tạo tiền đề cho các
công trình nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, quá trình nghiên cứu đề tài cũng
là cơ hội để tác giả được nâng cao tầm hiểu biết, kiến thức của bản thân về
vấn đề người đồng tính, song tính, chuyển giới.
10
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
TRUYỀN THÔNG VỀ NGƢỜI LGBT
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm hình ảnh
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học nêu thì "hình ảnh" là
"Hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học (như máy ảnh)
hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí óc". [38]
"Từ điển từ và ngữ Việt Nam" do NXB Thành phố Hồ Chí Minh xuất
bản năm 2000 định nghĩa rằng: "hình: dáng bên ngoài; ảnh: hình thu được",
hình ảnh là "đường nét, màu sắc, dung mạo của người hay vật được phản
chiếu vào trong trí óc". [13]
Trong triết học, hình ảnh được coi là kết quả của sự phản ánh khách
thể, đối tượng vào ý thức con người. Ở góc độ cảm tính thì hình ảnh là những
cảm giác, tri giác và biểu tượng. Ở góc độ tư duy, hình ảnh là những khái
niệm, phán đoán và suy luận. Về mặt nguồn gốc, hình ảnh là khách quan, về
cách nhận thức tồn tại, hình ảnh là chủ quan. Hình thức thể hiện vật chất của
hình ảnh là các hành động thực tiễn, ngôn ngữ, các mô hình ký hiệu khác
nhau. Khi chưa có chữ viết, con người dùng biểu tượng, hình vẽ làm phương
tiện chuyển tải thông tin. Đó là cách sơ khai nhất để lưu lại những hình ảnh
trong tâm trí con người. Sau này, khi có chữ viết, con người dùng chữ viết để
khắc họa hình ảnh của sự vật, hiện tượng xã hội xung quanh. Một chủ thể
không chỉ được hiện lên qua những hình vẽ mà còn qua cách miêu tả bằng
ngôn ngữ, chữ viết. Hình ảnh còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận, khía cạnh
quan sát của đối tượng tiếp nhận, vì vậy, cùng một sự vật, hiện tượng nhưng
mỗi đối tượng lại hình thành nên một hình ảnh khác nhau trong tâm trí. Hình
ảnh là khoa học và nghệ thuật mô phỏng, mô tả về một đối tượng nhất định; là
những hình dung về con người, đồ vật, tổ chức được hình thành trong nhận
11
thức công chúng với sự trợ giúp của các lĩnh vực như báo chí, truyền thông,
quảng cáo. Có thể nói, hình ảnh là sự quy tụ một cách cô đọng nhất bản chất
con người, một sự vật, hiện tượng; là ấn tượng chung mà con người, tổ chức
giới thiệu đến công chúng. Từ những nghiên cứu trên, tác giả khái quát lại
khái niệm hình ảnh là một ngôn ngữ đặc biệt được con người cảm nhận bằng
các giác quan và ghi vào bộ não của mình về thế giới xung quanh thông qua
các phương tiện vật chật cụ thể như loa, đài, máy quay, giấy, hệ thống máy
tính mạng internet... Đối với báo chí, hình ảnh sao chép, phản ánh một cách
trung thực, khách quan bản chất sự việc chứ không tồn tại độc lập với đối
tượng được phản ánh. Từ khái niệm "hình ảnh", có thể liên hệ tới khái niệm
"hình ảnh cộng đồng LGBT" là những ấn tượng về người LGBT được khắc
họa nên, tạo ra thông qua diện mạo, công việc, cuộc sống, mối quan hệ với xã
hội xung quanh.
Trong luận văn này, hình ảnh cộng đồng LGBT bao hàm tất cả những
gì liên quan đến đối tượng người LGBT. Hình ảnh đó là kết quả của những gì
người LGBT được truyền thông phản ánh, khắc họa trên báo chí.
1.1.2. Khái niệm báo chí, báo in
Báo chí ra đời và phát triển dưới sự tác động, chi phối của nhiều yếu tố,
điều kiện như nhu cầu thông tin giao tiếp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật
và công nghệ, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chế độ chính trị - xã
hội của mỗi nước và mối quan hệ giao lưu quốc tế [32]. Từ khi xuất hiện, báo
chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực trọng điểm của đời
sống xã hội bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Cũng như những hình
thái ý thức xã hội khác, báo chí luôn lấy hiện thực khách quan làm đối tượng
phản ánh.
Trong hoạt động báo chí, có thể định nghĩa: “Thông tin là phần tri thức
được sử dụng để định hướng, tác động đến những hành động tích cực và quản
12
lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm phẩm chất, sự hoàn
thiện và sự phát triển hệ thống” [43]. Báo in là một trong những loại hình của
báo chí, là phương tiện truyền thông không thể thiếu của đời sống xã hội sử
dụng ngôn ngữ viết, hình ảnh tĩnh (ảnh đồ hình đồ hoạ) để chuyển tải các sự
kiện vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội, mang tính thời sự, chân thực khách
quan, thông qua kỹ thuật in ấn.
Theo Tiến sĩ Hà Huy Phượng, “Báo in là thuật ngữ chỉ một loại hình
báo chí định kỳ thông tin thời sự các sự kiện, các vấn đề trong đời sống xã hội
thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chữ viết và kỹ thuật in ấn để chuyển tải
thông tin”. Hay hiểu một cách đơn giản nhất, “Báo in là một loại hình báo
chí, chuyển tải nội dung các vấn đề, sự kiện bằng văn bản, chữ viết, ký tự,
hình ảnh thông qua trang giấy cung cấp thông tin cho độc giả”. Theo GS.TS
Tạ Ngọc Tấn định nghĩa: "Báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội
dung thông tin mang tính chất thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã
hội". Báo in chuyển tải nội dung thông tin thông qua văn bản bao gồm chữ in,
hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ,… Toàn bộ nội dung thông tin của báo in
xuất hiện đồng thời ngay trước mắt độc giả. Việc tiếp nhận thông tin của công
chúng đối với báo in chỉ qua thị giác của con người.
1.1.3. Khái niệm về cộng đồng LGBT
Giới tính là khái niệm dùng để chỉ những đặc trưng sinh học của nam
và nữ. Những đặc trưng sinh học dường như là bất biến và đó là cơ sở cho
những chuẩn mực về vai trò giới sau này. Sự chuyển đối giới tính có thể do
sinh học, văn hóa, kinh tế... Đặc điểm của giới tính là đặc trưng sinh học quy
định hoàn toàn bởi gen qua cơ chế di truyền, bẩm sinh và đồng nhất vì đây là
sản phẩm của sự tiến hóa sinh học nên không phụ thuộc vào không gian và
thời gian.
13
Giới (Gender) là khái niệm dùng để chỉ những mối quan hệ xã hội của
nam và nữ. Khái niệm giới liên quan đến sự học hỏi hành vi xã hội và những
trông đợi được tạo nên với hai giới tính. Giới là một sản phẩm của xã hội và
liên quan đến quá trình xã hội hóa. Đặc điểm của giới một phần vẫn bị quy
định bởi yếu tố sinh học của giới tính; Không mang tính di truyền, bẩm sinh
mà được hình thành qua quá trình học tập, xã hội hóa cá nhân; Đa dạng,
phong phú về nội dung và hình thức do sự đa dạng của xã hội, nền văn hóa;
Có thể biến đổi.
Xu hướng tính dục (Sexual orientation) là sự hấp dẫn có tính bền vững
của một người về phía những người khác giới, cùng giới hoặc cả hai giới.
Những người chịu sự hấp dẫn của người khác giới gọi là người dị tính luyến ái;
người chịu sự hấp dẫn của người cùng giới tính gọi là người đồng tính luyến ái;
người chịu sự hấp dẫn bởi cả hai giới gọi là người lưỡng tính luyến ái.
Bản dạng giới (Gender Identity) là cảm nhận, là cách mỗi người nhìn
nhận về giới tính của mình là gì.
Hành vi tình dục là những hành động như âu yếm, vuốt ve, hôn, giao
hợp, v.v… nhằm thể hiện và thỏa mãn nhu cầu tình dục của mỗi cá nhân.
Sigmund Freud (1856 - 1939) nhà khoa học người Áo, cha đẻ của
ngành Phân tâm học cho rằng đồng tính luyến ái là một biến thể của chức
năng tình dục do kìm hãm khát dục dẫn đến bị ức chế không đủ cho chức
năng tình dục khác giới thông thường hoặc không đạt đến giai đoạn tâm lý
tình dục cuối cùng của sinh lý do tắc nghẽn nguồn năng lực. Theo Freud, con
người khi sinh ra đã có bản năng tính dục nguyên thủy không tập trung, đồng
tính luyến ái là một sự lệch lạc từ bản năng này. Freud không bao giờ khẳng
định sự giống nhau giữa quan hệ đồng tính và sự trụy lạc của tình dục khác
giới. Nhà khoa học người Áo hiểu rằng, đồng tính luyến ái là tình dục không
mong muốn, nó được định hướng từ sự gợi tình ở người trưởng thành. Qua rất
14
nhiều nghiên cứu của chính mình và của các chuyên gia khác về tâm thần học,
tình dục học, Freud kết luận đồng tính luyến ái không phải là bệnh lý và
không được đối xử người đồng tính như người bị bệnh. Trong khi đó, ở tài
liệu “Định kiến và đồng tính”, Denman (1933) cho rằng: Đồng tính, khi
không bị cho là tội phạm, thường bị các nhà phân tâm học cho là một dấu
hiệu nghiêm trọng của sức khỏe tâm lý yếu. Người đồng tính thường được mô
tả như người bệnh và đồi trụy. Cùng quan điểm với Denman, Glasser (1986)
quan niệm rằng: Đồng tính thường được mô tả như là một sự đồi trụy với
những tiềm ẩn về cơ bản không khác gì so với những sự đồi trụy khác như sự
trần truồng hoặc ấu dâm. Người đồng tính, đặc biệt là những người lăng
nhăng, thường xuyên được mô tả phải chịu những khiếm khuyết lớn đi kèm.
Krikler, năm 1988 đã đưa ra những đặc tính về nhóm người đồng tính nam
gồm: kỳ dị, hoang tưởng, không thành thật, xa cách và tâm thần. Nhóm tác
giả gồm Simon Forrest, Grant Biddle và Stephen Clift năm 1977 đã đưa ra
định nghĩa người đồng tính dưa trên ba tiêu chuẩn gồm: Có cảm giác tình dục
với người cùng giới tính; Có hành vi tình dục với những người cùng giới tính;
Mô tả mình như người đồng tính.
Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) định nghĩa: “Đồng tính luyến ái, hay
đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc
việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với
nhau, trong hoàn cảnh nào đó hoặc trong một thời gian nào đó. Đồng tính
luyến ái cũng chỉ sự tự nhận của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đồng giới
và sự tham gia vào một cộng đồng cùng giới tính”. Cuốn Từ điển Bách khoa
Việt Nam tập 1 do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn đã đưa định nghĩa:
“Đồng tính luyến ái là quan hệ luyến ái, tình dục giữa những người cùng giới
tính, đều có bộ phận sinh dục phát triển bình thường”. Trong từ điển cũng
cho rằng trên thực tế thường gặp đồng tính luyến ái giữa nam với nam, ít gặp
ở nữ hơn. Đồng tính luyến ái tồn tại từ lâu ở các nước phương Tây, có nơi
15
chấp nhận như hợp pháp. Gần đây, được dư luận xã hội chú ý vì là một trong
những nguyên nhân chủ yếu gây lan tràn AIDS (hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải. [36]
Người dị tính – Hertersexual (gốc từ Hy Lạp - heteros): Dùng để chỉ
những người có quan hệ tình dục với người khác giới.
Đồng tính luyến ái – Homosexual: Là những người chỉ quan hệ tình
dục với những người cùng giới với mình. Hiện tượng đồng tính luyến ái hay
còn gọi là tình dục đồng giới là sự hấp dẫn tình cảm và tình dục giữa những
người cùng giới: nam với nam, nữ với nữ. Người đồng tính luyến ái nam
trong tiếng Anh gọi là gay còn người đồng tính luyến ái nữ là lesbian.
Người song tính – Biexual: Dùng để chỉ những người có quan hệ tình
dục với cả hai giới.
Người chuyển giới – Transgenderist: Dùng để chỉ những người có hành
vi khác với giới của mình. Như nam giới nhưng lại có cách ứng xử, suy nghĩ,
trang phục như nữ giới và ngược lại.
1.2. Một số vấn đề về cộng đồng LGBT hiện nay
1.2.1. Cộng đồng LGBT và vấn đề định kiến xã hội
Định kiến hay còn gọi là định kiến xã hội theo từ điển Tâm lý học được
định nghĩa: "là quan niệm đơn giản, máy móc, thường không đúng sự thật thể
hiện trong nhận thức hàng ngày về một khách thể xã hội nào đó" (Vũ Dũng,
2008, tr.174). Tương tự, từ điển Tâm lý học thì từ điển Xã hội học đưa ra khái
niệm: "Định kiến là nhận thức hiện thực xã hội theo một sơ đồ nào đó có sẵn.
Cách đánh giá hiện thực của định kiến thường là một chiều và tiêu cực".
(Nguyễn Khắc Viện, 1994, tr.96). Theo cả hai khái niệm này cho thấy định
kiến chủ yếu mang tính tiêu cực hơn tích cực; không được phân tích, lập luận
đầy đủ mà thường máy móc, dập khuôn, không đúng sự thật. Định kiến có thể
bắt nguồn từ một sự thật nhưng khi thực tế đã thay đổi mà những quan niệm
16
mang tính định kiến chưa kịp thay đổi. Tác giả Ngô Tuấn Dung thì cho rằng:
"Định kiến là tập hợp các quan niệm, ý kiến, niềm tin hoặc biểu tượng có tính
chất rập khuôn và đơn giản hóa quá mức về thái độ và hành vi ứng xử của
nhóm xã hội, dân cư, nam nay nữ" (Ngô Tuấn Dung, 2003, tr.16). Khái niệm
này đã đề cập đến một số khía cạnh cấu thành định kiến, đó là tập hợp các
quan niệm, ý kiến, niềm tin hoặc biểu tượng có tính chất rập khuôn về đối
tượng. Như vậy, khi những quan niệm, ý kiến, niềm tin hoặc biểu tượng này
là khách quan và linh động trước các đối tượng được đánh giá thì đó không
phải là định kiến. Nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng, có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến định kiến đối với người LGBT. Tuy nhiên, có một số yếu tố
chính có ảnh hưởng như: Truyền thông đưa tin về người LGTB; Các giá trị
đạo đức gia đình và truyền thống về vai trò giới; Các yếu tố xã hội và quy
định của pháp luật về hôn nhân đồng giới.
Yếu tố đầu tiên và lớn nhất ảnh hưởng đến định kiến người LGBT là
các giá trị truyền thống về vai trò giới và giá trị đạo đức gia đình. Lý thuyết
hệ thống niềm tin giới cho rằng xã hội có những khuôn mẫu cụ thể, có chuẩn
mực xã hội và vai trò giới nhất định cũng như có những đặc điểm thể chất mà
xã hội cho là thích hợp đối với nam giới và nữ giới (Kite & Deaux, 1987).
Định kiến đối với người LGBT được cho là bắt nguồn từ sự ủng hộ vai trò
giới truyền thống; bởi vì những người đồng tính nam và đồng tính nữ được
coi là giống với các giới khác trong việc thể hện về vai trò giới, bao gồm cả
sự mong đợi đặc tính nam và đặc tính nữ. Trong hệ thống niềm tin giới này,
nam giới và nữ giới được cho là lần lượt mang tính nam và tính nữ. Trên thực
tế, tính nam và tính nữ là phân cực và tính nam cơ bản được xem là những
thuộc tính hoặc vai trò mà không phải là tính nữ (Wilkinson, 2004). Vì thế
những người nam luôn thể hiện những đặc tính và vai trò của giới nam. Đối
với nam giới, vai trò giới tính phù hợp với truyền thống của người Việt Nam
đó là người chủ - người trụ cột gia đình và là người có quyền đưa ra những
17
quyết định thể hiện đặc điểm và uy quyền nhất định. Nam giới luôn được mặc
định sẵn với những đặc điểm như mạnh mẽ, cạnh tranh, thể thao và chủ động
về đời sống tình dục. Đối với nữ giới, vai trò giới truyền thống dường như chỉ
xoay quanh việc sinh đẻ, nuôi dưỡng và chăm sóc gia đình (Trần Thị Minh
Đức, 2006). Điều này dẫn đến một sự kỳ vọng giới, đó là nữ giới phải nhẹ
nhàng, giàu cảm xúc và vị tha. Vì thế những người nam giới và phụ nữ không
phải hợp với các khuôn mẫu sẽ bị coi là "khác thường", là "pê - đê", hay "ái
nam ái nữ". Xuất phát từ quan điểm truyền thống của người Việt Nam Á
Đông đó là "hôn nhân là việc xác lập mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới".
Do đó, đồng tính bị coi là sai lầm bởi mối quan hệ này vi phạm vai trò giới
tính tự nhiên chỉ có nam và nữ của con người. Thêm nữa, trong xã hội Việt
Nam hiện nay vẫn tồn tại một niềm tin cho rằng đồng tính là không tự nhiên.
Một số người cho rằng việc hai người cùng giới tính yêu và chung sống với
nhau là điều "không bình thường" vì mối quan hệ này không dẫn đến sinh sản
- một chức năng quan trọng của gia đình truyền thống Việt Nam. Mặt khác,
quan điểm của người Việt là "đã lập gia đình thì phải sinh con" thậm chí "phải
sinh con trai để nối dõi tông đường" (Marie - Eve Blanc, 2005). Nhiều người
cho rằng "hành vi đồng tính" là sai lầm vì không thực hiện chức năng sinh
sản, là sự suy đồi về đạo đức, gây ảnh hưởng đến giới trẻ. Chính vì vậy, quan
niệm "người LGBT là ích kỷ, adua, bệnh hoạn vì không phát triển được giống
loài, không thực hiện được chức năng sinh sản" được coi là yếu tố ảnh hưởng
sâu sắc đến định kiến đối với người LGBT.
Tiếp theo, truyền thông là một trong những yếu tố tác rất lớn đến việc
gây ra định kiến với người LGBT. Trong nghiên cứu mang tên "Thông điệp
truyền thông về đồng tính luyến ái trên báo in và báo mạng" của iSEE kết hợp
với Học viện Báo chí và tuyên truyền đã chỉ ra một thực tế đang tồn tại ở Việt
Nam là chủ đề đồng tính được sử dụng trong các bài báo là chi tiết để gây sự
chú ý cho người đọc. Truyền thông lạm dụng ngôn ngữ giật gân nhằm thu hút
18