Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại việt nam thực trạng, triển vọng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 100 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TÁC GIẢ: TRẦN THỊ THANH THANH

TÊN ĐỀ TÀI: CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI HOẠT
ĐỘNG TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG, TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP

Trang bìa

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội- 2019

i


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TÁC GIẢ: TRẦN THỊ THANH THANH

TÊN ĐỀ TÀI: CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI HOẠT
ĐỘNG TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG, TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lại Lâm Anh

Hà Nội- 2019

ii


iii

Mục lục
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa .................................................................................................................i
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục từ viết tắt ..............................................................................................vi
Danh mục các bảng ............................................................................................ viii
Danh mục các hình ............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 2
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 2
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................ 3
2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu ................................................ 6
3. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 7
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 7
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................ 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 8

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 9
Chương 1 ..............................................................................................................10
TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM ..................................................................................................10
1.1. Cơ sở lý luận về các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam .........10
1.1.1. Khái niệm tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam ..................10
1.1.2. Đặc điểm của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.......13
1.1.3 Vai trò của các tổ chức phi chính phủ .....................................................14
1.2. Quan điểm của Việt Nam về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ............17
Chương 2 ..............................................................................................................21
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM ................................................................21

iii


iv

2.1. Các loại hình tổ chức Phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại Việt
Nam ..............................................................................................................21
2.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tại Việt
Nam ..............................................................................................................22
2.1.1. Trong lĩnh vực kinh tế- xã hội................................................................24
2.1.2. Trong lĩnh vực y tế .................................................................................32
2.1.3. Trong lĩnh vực giáo dục .........................................................................37
2.1.4. Trong lĩnh vực môi trường .....................................................................41
2.1.5. Trong các lĩnh vực khác .........................................................................51
2.3. Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam .............................54
2.2.1.Đánh giá những thành tựu của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

hoạt động tại Việt Nam .........................................................................54
2.2.2. Đánh giá những hạn chế trong hoạt động của các Tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam. ......................................................................56
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................62
Chương 3 ..............................................................................................................66
TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM ..........................................................................................66
3.1. Triển vọng trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại
Việt Nam ......................................................................................................66
3.1.1. Triển vọng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội .............................................66
3.1.2. Triển vọng trong lĩnh vực giáo dục ........................................................68
3.1.3. Triển vọng trong lĩnh vực y tế................................................................68
3.1.4. Triển vọng trong lĩnh vực tài nguyên môi trường..................................69
3.1.5. Triển vọng trong một số lĩnh vực khác ..................................................70
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài tại Việt Nam .......................................................................................70
3.2.1. Quan điểm giải pháp ..............................................................................70
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tại Việt Nam .......................................................................71
3.2.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế- xã hội 71

iv


v

3.2.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực y tế .................72

3.2.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo lĩnh vực giáo dục ...........74
3.2.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo lĩnh vực môi trường. ......75
3.2.1.5 Nhóm các giải pháp khác .................................................................76
KẾT LUẬN ..........................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................86

v


vi

Danh mục từ viết tắt
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AADMER

Hiệp định ASEAN về quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp

ADRA

Cơ quan cứu trợ và phát triển Cơ đốc phục lâm

AHA

Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai

CARE

Hợp tác cho việc gửi hàng của Mỹ sang Châu Âu (Cooperative for

American Remittances to Europe)

CCWG

Nhóm công tác về Biến đổi khí hậu

CECEM

Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng

CEDAW

Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination
against Women)

CPRGS

Chiến lược Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo Toàn Diện
(Comprehensive Poverty Reduction and Growth Strategy)

CRS

Tổ chức Cứu trợ Công giáo

CWS

Tổ chức Dịch vụ nhà thờ thế giới

EMWG


Nhóm công tác về dân tộc thiểu số

FAO

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (Food and Agriculture
Organization of the United Nations)

FHF

Tổ chức Fred Hollows (The Fred Hollows Foundation)

NGOs

Các tổ chức phi chính phủ (Non- Governmental Organizations)

GONGOs

Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ

HIV/AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Human
Immunodeficiency

Virus Infection/ Acquired Immunodeficiency

Syndrome)

vi



vii

INDC

Báo cáo đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định

INGOs

Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (International Non- Governmental
Organizations)

OXFAM

Ủy ban Oxford cho cứu trợ nạn đói (Oxford committee for Famine

Relief)
NGOs

Các tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations)

NPA

Tổ chức Viện trợ nhân dân Na Uy

PACCOM

Ủy ban Điều phối viện trợ nhân dân (People’s Aid Coordinating
Committee)


PTE

Nhóm Công Tác Đặc Biệt (Poverty Task Force)

SNV

Tổ chức phát triển Hà Lan (Netherlands Development Organization)

UN

Liên hợp quốc (United Nations)

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (United
Nations Educational, Sciencific and Cultural Organization)

UNICEF

Qũy nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children’s Fund)

VNGO&CC Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và biến đổi khí hậu
WWF

Qũy quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (World Wild Fund for Nature)

vii



viii

Danh mục các bảng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng và tổng giá trị viện trợ của các Tổ chức phi chính phủ quốc
tế ở Việt Nam. ..............................................................................................22

Danh mục các hình
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Tổng số dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh
vực y tế ở Việt Nam giai đoạn 2003-2015...................................................33
Hình 2.2: Giá trị viện trợ phi chính phủ trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam giai đoạn
2003-2015 ....................................................................................................34
Hình 2.3: Bệnh viện Mắt được xây mới và đầu tư trang thiết bị hiện đại với sự tài
trợ của tổ chức FHF .....................................................................................35
Hình 2.4: Phòng máy tính khang trang tại Trường Tiểu học Phú Lương B
......................................................................................................................39
Hình 2.5: Dự án rà phá bom mìn của Anh Quốc (MAG) đang tìm kiếm vật liệu
chưa nổ tại Quảng Bình ...............................................................................46
Hình 2.6: Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước hỗ trợ người dân ven
biển phát triển sinh kế bền vững .................................................................50

viii


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong thế kỷ XX và những năm đầu của Thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến

sự phát triển khá nhanh của các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức này đóng vai
trò và ảnh hưởng ngày càng tăng đối với nền kinh tế và chính trị thế giới, được
coi là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bền vững, khắc phục
nghèo khổ và tham gia xây dựng chính sách của các chính phủ, bảo đảm quyền
con người, góp phần xây dựng quan hệ thương mại bình đẳng giữa các
nước. Điều này đã thúc đẩy những nghiên cứu về các tổ chức phi chính phủ trên
phương diện lý luận và thực tiễn ở nhiều cấp độ như quốc gia và quốc tế.

Tại Việt Nam, số lượng các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan
hệ với Việt Nam ngày càng tăng, từ 210 tổ chức năm 1994 đến cuối năm 2017
đã có hơn 1000 tổ chức, hầu hết đến từ khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương. Thông qua các hoạt động của mình, các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài đã góp phần tăng cường sự hiểu biết và mở rộng quan hệ hữu
nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước. Quan hệ và cơ chế hợp
tác giữa các tổ chức phi chính phủ và Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đảm
bảo việc sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn viện trợ phi chính phủ.
Tuy nhiên, ở Việt Nam còn có nhiều vấn đề về quan hệ với các tổ chức phi chính
phủ quốc tế như tâm lý e ngại đề phòng các tổ chức phi chính phủ quốc tế, sợ
vấn đề tôn giáo nhân quyền, sợ diễn biến hòa bình và lý do nữa là nghiên cứu để
xem thực tế các tổ chức phi chính phủ quốc tế có thực sự quan trọng góp giúp đỡ
to lớn cho Việt Nam không? Cái quan trọng nữa là các nhà tài trợ đang ngày
càng ít tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong việc hỗ trợ Việt Nam
vì Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập thấp. Vậy làm thế nào để thu hút
thêm được nguồn vốn đó. Và làm thế nào để kiện toàn bộ máy quản lý nhằm
phát huy tốt hơn nữa vai trò tích cực của các tổ chức phi chính phủ quốc tế và
hạn chế những tác động tiêu cực.
1


2


Xuất phát từ thực tiễn trên, thì việc lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ là
“Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam: Thực trạng,
triển vọng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thiết thực cả về
mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Ở ngoài nước, các tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế
giới, các diễn đàn quốc tế và ở nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, Nga,
Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu, các báo cáo, kiến nghị khác
nhau về các tổ chức phi chính phủ trong nền kinh tế và chính trị thế giới, về
xu hướng tiến triển và tác động của các tổ chức phi chính phủ. Các công trình
này giới thiệu những quan điểm, đánh giá khác nhau, từ các khái niệm, đặc
điểm, vai trò, tác động của các tổ chức phi chính phủ đến nền kinh tế và chính
trị thế giới nói chung, và đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước đang
phát triển nói riêng.
Về khái niệm, các học giả nước ngoài đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác
nhau để mô tả các Tổ chức phi chính phủ quốc tế là các Tổ chức phi chính
phủ hoạt động xuyên qua biên giới như: các nhóm gây áp lực xuyên quốc gia
hoặc các nhóm lợi ích xuyên quốc gia (Willetts, 1982); các nhóm hoạt động
xuyên quốc gia (Wapner, Paul. 1995); Xã hội dân sự toàn cầu hay xã hội dân
sự xuyên quốc gia (Florini, Ann, 20006); Các phong trào xã hội xuyên quốc
gia (Khagram, Sanjeev., James Riker, and Kathryn Sikkink.., 2002)... Trong
đó, định nghĩa về tổ chức phi chính phủ do giáo sư Florini nêu ra là hợp lý
hơn cả, Florini đã xác định các tổ chức phi chính phủ là “Các nhóm ủng hộ tự
tổ chức thực hiện hành động mang tính tập thể, tự nguyện xuyên qua các biên
giới quốc gia trong việc theo đuổi những gì mà họ chto là lợi ích công rộng
lớn hơn”.

2



3

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Cho đến nay, trên thực tế, mới có 3 cuốn sách là những công trình khoa
học bước đầu nghiên cứu về các tổ chức phi chính phủ và vai trò của các tổ
chức phi chính phủ trong nền kinh tế - chính trị thế giới, về hoạt động của các
tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, đó là “Viện trợ phi chính phủ ở Việt
Nam - con cá hay cần câu?” và “Các tổ chức phi chính phủ quốc tế: những
vấn đề nổi bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu” và “Các tổ chức phi
chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam trong quá trình phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội”.
Trong công trình “Viện trợ phi chính phủ ở Việt Nam - con cá hay cần
câu?” do Nhà xuất bản Thông tấn Hà Nội phát hành năm 2006, tác giả Phạm
Chí Dũng trình bày tổng quát hoạt động tiếp nhận và sử dụng viện trợ phi
chính phủ ở Việt Nam, nêu ra những bài học tham khảo về hiệu quả của viện
trợ phi chính phủ nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh, dự báo viện trợ phi
chính phủ nước ngoài vào Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và đưa ra
một số khuyến nghị để tìm giải pháp thu hút ngày càng nhiều các tổ chức tổ
chức phi chính phủ vào Việt Nam và hướng đến những dự án có tính bền
vững tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả cho rằng đã đến lúc Việt Nam nên
nghiên cứu, xem xét để chuyển dần sang giai đoạn mới trong hoạt động tiếp
nhận và sử dụng viện trợ phi chính phủ, từ nhận “con cá” chuyển sang “cần
câu”.
Trong cuốn sách “Các tổ chức phi chính phủ quốc tế: những vấn đề nổi
bật, xu hướng cơ bản và tác động chủ yếu” do nhà xuất bản Khoa học xã hội
phát hành năm 2012, ngoài những phân tích, đánh giá làm rõ vai trò, tác động
của các tổ chức phi chính phủ trong nền kinh tế - chính trị thế giới, tác giả còn

đề cập đến vai trò, ảnh hưởng của các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại
Việt Nam.

3


4

Cuốn sách “Các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam
trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội” do Nhà xuất bản
Hồng Đức phát hành năm 2018 cũng là cuốn nghiên cứu khá rộng trên lĩnh
vực lý luận và nghiên cứu vai trò, ảnh hưởng của các tổ chức phi chính phủ
quốc tế ở Việt Nam. trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội.
Ngoài ra, có báo cáo “Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức
phi chính phủ quốc tế trong năm qua và định hướng tương lai” (ISEE) năm
2010 của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) với sự hợp
tác của Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) về các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Báo cáo này đã trình bày những nét
chung khái quát về các tổ chức phi chính phủ nước ở Việt Nam, từ các lĩnh
vực hoạt động, nhân sự của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, ngân sách hoạt
động, phương pháp tiếp cận, vai trò của các tổ chức INGOs, đối tác và quan
hệ đối tác, kết quả hoạt động trong các lĩnh vực xã hội, môi trường chính sách
và các thách thức trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Trên cơ sở
đó, Báo cáo đã đưa ra những khó khăn, thách thức trong quan hệ đối tác giữa
các tổ chức tổ chức phi chính phủ nước ngoài và chính quyền trong việc triển
khai các dự án phát triển để từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ từ phía Chính
phủ và các đối tác địa phương. Những kết luận, kiến nghị cụ thể nhằm cải
thiện môi trường chính sách theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam.

Hiện nay, chủ yếu chỉ có một số bài dưới dạng bản tin về chủ đề này
trên các báo giấy và báo mạng Internet, ngoài một số ít bài tạp chí đăng trên tạp chí
chuyên ngành gần đây có:
-

Lê Văn Sang và Lê Hồng Huế (2017), Kinh nghiệm của các INGOs
trong tham gia phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, Tạp chí

4


5

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, số 497, tháng 7 năm 2017, ISN
0868-3808.
-

Lại Lâm Anh và Nguyễn Thanh Đức (2017), Các INGO hoạt động trong
lĩnh vực y tế ở Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế
giới, Số 5(253), tháng 5-2017, ISN 0868-2984.

-

Phạm Mạnh Hùng (2017), Ảnh hưởng của các tổ chức phi chính phủ
quốc tế đối với lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế châu Á
- Thái Bình Dương, số 495, tháng 6 năm 2017, ISN 0868-3808.

- Bùi Quang Tuấn và Lại Lâm Anh (2017), Các tổ chức phi chính phủ
hoạt động tại Việt Nam: Thực trạng, những vấn đề còn tồn tại và một số
gợi ý chính sách, Tạp chí Phát triển bền vững Vùng, số 2/2018, ISN

2354-0729.

Ngoài ra, Các báo cáo thường niên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị
Việt Nam (VUFO) trong các buổi tổng kết, khen thưởng các tổ chức tổ chức
phi chính phủ nước ngoài, báo cáo của Chủ nhiệm Uỷ ban công tác về các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài tại Hội nghị tổng kết 10 năm (1991 - 2001) về
công tác phi chính phủ và Hội nghị quốc tế về hợp tác giữa Việt Nam và các
tổ chức tổ chức phi chính phủ nước ngoài (tháng 11/2003) là những tài liệu
quan trọng, phản ánh bức tranh chung khái quát nhất về hoạt động của các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, nêu ra đặc điểm hoạt động của
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ở Việt Nam và những bài học kinh
nghiệm của Việt Nam trong những nỗ lực nhằm tạo môi trường ngày càng
thuận lợi hơn về cơ chế và pháp lý cho các hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài ở Việt Nam hiện tại và trong tương lai. Các trang
Wesite của các Bộ, tỉnh, thành phố trên cả nước là những tài liệu quan trọng
trong đó có công bố các báo cáo, đánh giá thường niên của địa phương, các
Bộ chủ quản về kết quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
tại các địa phương, các dự án đã và đang triển khai thực hiện trong ngành và
địa phương.

5


6

2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu
2.3.1. Những vấn đề đã thống nhất trong các công trình nghiên cứu trước

Từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây có thể thấy:
Các nghiên cứu này đều tập trung làm rõ và khẳng định vai trò quan trọng của

các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong một số vấn đề quốc tế cũng như đối
với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia.
Về mặt lý luận, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, thế giới đã và đang
thay đổi nhanh dưới tác động của những xu thế mới như toàn cầu hóa, hội
phập quốc tế sâu rộng hơn, dân chủ hóa đời sống xã hội đòi hỏi phải có những
thay đổi trong tư duy, nhận thức cho phù hợp với nhận thức chung của thế
giới về các tổ chức tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động ở các nước
đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Giá trị viện trợ và số lượng các tổ chức tổ chức phi chính phủ nước
ngoài đến hoạt động tại Việt Nam từ sau năm 1990 có sự gia tăng mạnh đã
chứng tỏ thành công của chính sách đối ngoại cởi mở của Việt Nam cũng như
hoạt động có hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc kêu gọi viện trợ để
phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo.
Về mặt thực tiễn, theo báo cáo của Ban điều phối viện trợ nhân dân
PACCOM, đến năm 2017, có khoảng trên 1.000 tổ chức phi chính phủ nước
ngoài có mối quan hệ đối tác với Việt Nam, hầu hết đến từ khu vực Tây Âu,
Bắc Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng
cho thấy, trên thực tế, địa dư để tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý nhằm
tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
không còn nhiều và hiện đa số các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đánh giá
khá tích cực về môi trường chính sách của Việt Nam.

6


7

2.3.2. Những vấn đề chưa thống nhất, còn tranh cãi cần tiếp tục nghiên
cứu


Về mặt khái niệm tổ chức phi chính phủ, do cách tiếp cận, tiêu chí,
mục đích phân loại, đánh giá khác nhau nên các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước chưa đưa ra một khái niệm chung thống nhất.
Ở nước ngoài, ngoài các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoạt
động tại Việt Nam thì hầu như chưa có một công trình nghiên cứu khoa học
tổng hợp, toàn diện về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động ở Việt
Nam. Tuy nhiên, trên các Wesite của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam cũng chỉ có những thông tin, tài liệu đánh giá riêng
biệt về chính bản thân các tổ chức đó.
Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu chuyên sâu về thực
trạng các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trọng tâm vào bốn lĩnh vực là (1)
Kinh tế xã hội; (2) Y tế; (3) Giáo dục; (4) Môi trường mang tính tổng hợp,
toàn diện, có chiều sâu và đa chiều vẫn còn chưa phải là nhiều và chuyên sâu
nên việc nghiên cứu theo hướng này vẫn là quan trọng và cần thiết để tìm ra
triển vọng và đưa ra các gải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế những
vấn đề còn tồn tại.
3. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài tại Việt Nam trong những năm qua mà trọng tâm vào bốn lĩnh vực là
(1) Kinh tế xã hội; (2) Y tế; (3) Giáo dục; (4) Môi trường để đưa ra triển vọng
và đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách, hệ thống quản lý
để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong những năm tới.

7


8


2.2. Mục tiêu cụ thể

Đề tài nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nhằm xác định những nội dung cơ bản cần
nghiên cứu trong đề tài.
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá để tìm ra những ưu điểm và những
hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế trong hoạt động của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam mà trọng tâm vào bốn lĩnh vực là (1) Kinh
tế xã hội; (2) Y tế; (3) Giáo dục; (4) Môi trường.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách cho Việt Nam
nói chung và cho các cơ quan hay địa phương nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các cơ chế, chính sách của Chính phủ Việt
Nam về các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam; Các lĩnh vực hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực (1) Kinh tế xã
hội; (2) Y tế; (3) Giáo dục; (4) Môi trường và những đóng góp của các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan
đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực (1)
Kinh tế xã hội; (2) Y tế; (3) Giáo dục; (4) Môi trường tại Việt Nam.
Về không gian: Đề tài tiến hành tập trung nghiên cứu vào hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Nguyên nhân lựa
chọn không gian nghiên cứu này là vì Việt Nam là một quốc gia đang phát


8


9

triển; có môi trường, các cơ chế, chính sách thuận lợi khuyến khích các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài vào hoạt động và phát triển.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu và sử dụng các số liệu liên quan đến
tình hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam,
tập trung chủ yếu vào giai đoạn 1990 - 2016. Về số liệu phân tích được cập
nhật đến hết năm 2016. Lý do đề tài chọn nghiên cứu trong giai đoạn này là vì
từ năm 1990 các tổ chức phi chính phủ nước ngoài mới bắt đầu quay trở lại
Việt Nam sau một thời gian dài gián đoạn, trong quá trình hoạt động từ đó
đến nay, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã cho thấy sự hoạt động có
hiệu quả thông qua việc thực hiện các chương trình/dự án xóa đói giảm
nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xây
dựng năng lực cho các quan tổ chức của Việt Nam.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng cách tiếp cận quốc tế học, kinh tế học, tiếp cận xã hội
học, tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành.
Phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng là các phương pháp cơ
bản được sử dụng trong việc nghiên cứu quan hệ quốc tế như phương pháp
quan sát, nghiên cứu tài liệu, so sánh, phân tích, giải thích. Bên cạnh đó, luận
văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội, kinh tế
học như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic lịch sử, phương
pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp,
so sánh, dự báo để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu.
Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp, đồng thời

đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách với các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài tại Việt Nam.

9


10

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận về các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tại Việt
Nam
1.1.1. Khái niệm tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
Một trong những đặc điểm quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại là sự
ra đời ngày càng nhiều của các tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental
Organizations, gọi tắt là NGOs). Nguồn gốc xa xưa của NGOs vốn là những
nhóm nhỏ làm từ thiện. Tiêu chí hoạt động của các tổ chức này là cứu trợ nhân
đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói, không phân biệt chính
kiến và địa dư. Đặc điểm chung của tổ chức này là được thành lập một cách tự
nguyện và hợp pháp, không thuộc bộ mày hành chính nhà nước và không nhằm
mục đích lợi nhuận. Theo Liên hợp quốc, “Tổ chức phi chính phủ là thuật ngữ
dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc
các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không
hoạt động vì lợi nhuận… Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng
phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa”.
Hiện nay, có ba loại tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trên thế giới đó
là các tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia, các tổ chức phi chính phủ
mang tính chất quốc tế, các tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ.
Trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến các tổ chức phi chính phủ mang tính

chất quốc tế.
Đối với các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các học giả có xu hướng đưa ra
các khái niệm theo cách hợp với sở trường hoặc định hướng nghiên cứu của họ.
Trong số các khái niệm được đưa ra có khái niệm về tổ chức phi chính phủ quốc
tế của Florini là hợp lý hơn cả, với khái niệm “ Tổ chức phi chính phủ quốc tế là
các nhóm ủng hộ tự tổ chức thực hiện hành động mang tính tập thể, tự nguyện
10


11

xuyên qua các biên giới quốc gia trong việc theo đuổi những gì mà họ cho là lợi
ích công rộng lớn hơn”.1
Cho đến nay, trong phần lớn các công trình nghiên cứu ngoài nước, các tổ
chức phi chính phủ quốc tế thường được hiểu là Các tổ chức xã hội dân sự hợp
pháp tự nguyện hành động xuyên quốc gia vì những lợi ích công không vì mục
đích lợi nhuận, phi đảng phái chính trị và phi bạo lực. Các tổ chức phi chính phủ
mang tính chất quốc tế (International Non-Governmental Organizations, gọi tắt
là INGOs) tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích là cứu trợ nhân

đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói, là tổ chức mà các
thành viên của nó mang nhiều quốc tịch khác nhau sáng lập ra. Phạm vi hoạt
động của INGOs rộng khắp trên thế giới, nhưng INGOs phải tuân theo luật pháp
của nước nhận sự hợp tác. Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ
(Governmental Non-Governmental Organizations, gọi tắt là GONGOs) là các tổ
chức do chính phủ lập ra hoặc một NGO nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào ngân
sách của chính phủ. Ví dụ: Chương trình phát triển DED của Đức; SNV của Hà
Lan đang có chương trình viện trợ cho Việt Nam.

Ở Việt Nam, khái niệm tổ chức phi chính phủ quốc tế với khái niệm tổ

chức phi chính phủ nước ngoài được sử dụng với cùng một ý nghĩa, theo đó
các tổ chức phi chính phủ quốc tế là các tổ chức có nguồn gốc từ nước ngoài
nhưng đang hoạt động tại Việt Nam. Trong Nghị định số 12/2012/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 01/03/2012 về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức
phi chính phủ nước ngoại tại Việt Nam đưa ra định nghĩa như sau: “Tổ chức
phi chính phủ nước ngoài là tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư
nhân hoặc các hình thức tổ chức xã hội phi lợi nhuận khác được thành lập

1

Florini, Ann.ed.2000, The Third Force: The Rise of Transnational Civil Society. Tokyo:

Japan Center for intenatioanal Exchange; Washington:Carnegie Endowment for Internaional
Peace,pp.7-8

11


12

theo luật pháp nước ngoài có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo
không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam”2. Tổ
chức phi chính phủ quốc tế thường có ảnh hưởng, tác động tới chính sách với
các thiết chế quốc tế hoặc hoạt động tư vấn chính sách cho các chính phủ.
Như vậy, qua nghiên cứu các khái niệm về Tổ chức phi chính phủ nước
ngoài có nổi lên mấy điểm sau:
Thứ nhất, phần lớn các quan điểm cho rằng Tổ chức phi chính phủ là tổ
chức không do chính phủ thành lập. Tuy nhiên, theo khái niệm về các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài trong nghị định số 12/2012/NĐ-CP của Chính phủ
Việt Nam ngày 01/03/2012 thì Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là tổ chức

phi chính phủ được thành lập theo luật pháp nước ngoài.
Thứ hai, theo Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 thì có thể hiểu tổ
chức phi chính phủ quốc tế là Tổ chức phi chính phủ được tổ chức theo “cấp
quốc tế” có thể là có sự tham gia của nhiều quốc gia về mặt nhân lực hoặc vật
lực hoặc về phạm vi hoạt động từ hai nước trở lên.
Thứ ba, các quan điểm đều cho rằng tổ chức phi chính phủ hay tổ chức
phi chính phủ quốc tế phải là tổ chức không thuộc bộ máy hành chính nhà
nước. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có không ít các tổ chức phi chính phủ có
nguồn gốc/thuộc/ được thành lập bởi/ có quan hệ với nhà nước.3
Thứ tư, các tổ chức phi chính phủ quốc tế về hoạt động không vì mục
tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu công. Tuy nhiên, nếu tổ chức phi chính phủ
quốc tế có hoạt động thu lợi thì lợi nhuận đó được sử dụng nhằm mục tiêu
phát triển xã hội chứ không phải cho bản thân mình.
Chính phủ (2012), Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/03/2012 về đăng ký và quản lý
hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
3
Ở Việt Nam, nhiều tổ chức chính trị- xã hội vẫn được coi là các tổ chức phi chính phủ
2

nhưng có nguồn gốc nhà nước như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam;
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh.

12


13

Thứ năm, về danh nghĩa thì các tổ chức phi chính phủ quốc tế phải là
các tổ chức phi bạo lực, không mang màu sắc chính trị. Tuy nhiên, trên thực

tế hoạt động thì không hẳn là như vậy.
Tóm lại, Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là một tổ chức không do
các chính phủ thành lập nên, được thành lập một cách tự nguyện và hợp pháp,
không thuộc bộ máy hành chính nhà nước, hoạt động vì mục tiêu công, có sự
tham gia của nhiều quốc gia về mặt nhân lực hoặc vật lực hoặc về phạm vi
hoạt động từ hai nước trở lên.
1.1.2. Đặc điểm của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
Một là, các tổ chức phi chính phủ quốc tế phần nhiều hoạt động vì mục
tiêu nhân đạo, hỗ trợ những nhóm yếu thế trong xã hội.
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế tham gia viện trợ vào các lĩnh vực kinh
tế, thương mại với mục đích hỗ trợ những hoạt động phi lợi nhuận, trong đó
những khoản lợi nhuận có được từ các hoạt động này không được phép phân
chia cho các cá nhân thành viên. Lợi nhuận đó được sử dụng vào việc phát triển
tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động để phục vụ rộng rãi hơn, có hiệu quả
hơn. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế được phép tổ chức thực hiện các chương
trình, dự án phù hợp khả năng của từng tổ chức với điều kiện phải hạch toán
riêng biệt.
Hai là, các tổ chức phi chính phủ quốc tế phản ánh nguyện vọng của
người dân tới các cơ quan nhà nước
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế có quyền và trách nhiệm tham gia thảo
luận để kiến nghị về chính sách của nhà nước với tư cách là phản ánh lợi ích,
nguyện vọng của từng bộ phận cộng đồng xã hội. Trong quá trình hoạt động tại
Việt Nam các tổ chức phi chính phủ quốc tế phải hoạt đọng theo đúng nội dung
được quy định trong giấy đăng ký đã được cấp.
Ba là, các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động vì mục tiêu xã hội.

13


14


Ở các nước có nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân ngày càng được nâng cao, thúc đẩy họ ngày càng muốn trực tiếp tham
gia vào hoạt động xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức phi chính
phủ quốc tế hoạt động vì mục tiêu nhân đạo và hỗ trợ phát triển.
Bốn là, các tổ chức phi chính phủ quốc tế tổ chức không phải do nhà nước
thành lập.
Năm là, các tổ chức phi chính phủ quốc tế phải là tổ chức phi bạo lực, phi
chính trị, phi tôn giáo.
Sáu là, các tổ chức phi chính phủ quốc tế bao quát hầu hết các lĩnh vực
trong xã hội. Trong xã hội có lĩnh vực gì thì sẽ có tổ chức phi chính phủ hoạt
động trong lĩnh vực đó.
1.1.3 Vai trò của các tổ chức phi chính phủ
Xét một cách tống quát, các tổ chức phi chính phủ có 6 vai trò quan trọng
sau:
Thứ nhất, phát triển và vận hành cơ sở hạ tầng. Các tổ chức cộng đồng có
thể nhận, chia nhỏ và mở rộng đất đai; xây dựng nhà cửa; cung ứng, vận hành và
duy trì các cơ sở hạ tầng như giếng nước sạch, nhà vệ sinh công cộng, hay các
dịch vụ thu gom rác thải rắn. Họ còn có thể phát triển các trung tâm cung ứng
vật liệu xây dựng và các doanh nghiệp cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, các
tổ chức này cần có sự trợ giúp kỹ thuật hay tư vấn của các cơ quan chính phủ
hay các tổ chức phi chính phủ cấp cao hơn.
Thứ hai, hỗ trợ các dự án sáng tạo, trình diễn hay thí điểm. Các tổ chức
phi chính phủ quốc tế có lợi thế trong việc chọn địa điểm cụ thể để triển khai các
dự án mới và xác định trước thời gian hỗ trợ cho dự án, do vậy khắc phục được
một số tồn tại mà các cơ quan chính phủ thường gặp phải trong lĩnh vực này.
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng có thể làm thí điểm cho các dự án lớn

14



15

hơn của chính phủ do họ có khả năng triển khai nhanh hơn so với các cơ quan
của chính phủ.
Thứ ba, tạo điều kiện cho công tác truyền thông. Các tổ chức phi chính
phủ quốc tế sử dụng các biện pháp tuyên truyền giữa các cá nhân và nghiên cứu
những điểm thâm nhập chính xác qua đó họ có được sự tin tưởng của cộng đồng
mà họ muốn đem lại lợi ích. Hơn nữa các tổ chức này còn hiểu rõ tính khả thi
của các dự án họ đảm nhận. Họ có thể cung cấp những thông tin về đời sống,
năng lực, quan điểm và các đặc trưng văn hóa của người dân ở địa phương cho
các cấp hoạch định chính sách của chính phủ.
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể tạo điều kiện trao đổi thông tin
từ nhân dân lên chính phủ, và từ chính phủ xuống nhân dân. Các thông tin đưa
lên cho biết về suy nghĩ, hoạt động và tâm tư tình cảm của nhân dân địa phương,
còn thông tin đưa xuống cho biết về kế hoạch và hoạt động của chính phủ. Các
tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng có vị thế độc đáo, có thể chia sẻ thông tin
theo chiều ngang và lập mạng lưới liên kết với các tổ chức khác có nhiệm vụ
tương tự.
Thứ tư, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, sử dụng để trợ giúp các tổ chức cộng
đồng và chính phủ.
Thứ năm, nghiên cứu, theo dõi và đánh giá. Các hoạt động sáng tạo của
các tổ chức phi chính phủ quốc tế được ghi lại cẩn thận và đem ra chia sẻ. Các
kết quả từ hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế được tập thể giám
sát, đánh giá và sẽ được thông tin rộng rãi trên toàn xã hội.
Thứ sáu, bênh vực và giúp người nghèo tự bảo vệ. Trong một số trường
hợp, các tổ chức phi chính phủ quốc tế trở thành phát ngôn viên hay thanh tra
viên cho người nghèo, và thay mặt họ tác động tới các chính sách và chương
trình của chính phủ. Điều này có thể đạt được thông qua một loạt các biện pháp,
từ các dự án trình diễn hay thí điểm tới việc tham gia các diễn đàn công luận và


15


16

tham gia xây dựng chính sách, kế hoạch của chính phủ, phổ biến các kết quả
nghiên cứu và các trường hợp nghiên cứu diển hình của người nghèo.
Tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ quốc tế có vai trò lớn trong phát
triển kinh tế - xã hội, thể hiện rõ trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất, vai trò hỗ trợ tài chính. Khoảng 76,1% tổ chức phi chính phủ
quốc tế giữ vai trò hỗ trợ tài chính; hơn 58,2% có vai trò hỗ trợ kỹ thuật và gần
52,2% giữ vai trò hỗ trợ phương pháp. Theo các tổ chức phi chính phủ quốc tế,
song song với hỗ trợ tài chính thì các hỗ trợ về kỹ thuật và hỗ trợ phương pháp
sẽ đảm bảo dự án có chất lượng.
Thứ hai, vai trò hỗ trợ giải quyết các vấn đề ở cộng đồng. Các tổ chức phi
chính phủ quốc tế là kênh hỗ trợ người nghèo- nhóm đối tượng dễ bị tổn thương
mà Nhà nước chưa quan tâm hết. Đây là những hoạt động quan trọng nhất và
cũng được đầu tư nhiều nhất của hầu hết các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt
động ở Việt Nam.
Thứ ba, các tổ chức phi chính phủ quốc tế vai trò chia sẻ kinh nghiệm,
phương pháp làm cũng như cách thức xây dựng chương trình quốc gia, chính
sách và khung pháp lý cho những vấn đề liên quan. Nhiều tổ chức phi chính phủ
quốc tế như: Tổ chức quốc tế Oxfam, đóng góp trực tiếp cho việc xây dựng
chương trình 135 của Ủy ban dân tộc và chính sách trợ cấp xã hội của Bộ Lao
động, thương binh và xã hội; Tổ chức PATH (Program for Appropriate
Technology in Health ) là tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực
y tế) tham gia vào việc xây dựng Luật phòng chống HIV; Tổ chức
CARE(Cooperative for American Remittances to Europe) là tổ chức nhân đạo và
hỗ trợ phát triển quốc tế, tham gia xây dựng chiến lược phòng chống thiên tai và

biến đổi khí hậu quốc gia...
Thứ tư, vai trò ngoại giao nhân dân. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế
đóng vai trò cầu nối thông tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; là
kênh thu hút thêm vốn và mở rộng quan hệ đối ngoại, từ đó nâng cao hình ảnh

16


17

của Việt Nam với thế giới, giới thiệu về môi trường cởi mở, thân thiện của Việt
Nam.
Có thể khẳng định rằng, các tổ chức phi chính phủ quốc tế có vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức
phi chính phủ quốc tế góp phần làm cho xã hội Việt Nam cởi mở hơn và hòa
nhập tốt hơn vào cộng đồng quốc tế. Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của các
tổ chức phi chính phủ quốc tế.
1.2. Quan điểm của Việt Nam về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Quan điểm chiến lược của Việt Nam là luôn coi viện trợ phi chính phủ
nước ngoài là quan trọng nhưng phải đảm bảo ổn định về an ninh, chính trị và
giữ vững chủ quyền quốc gia, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước cũng như các thông lệ và luật pháp quốc tế. Chính phủ
Việt Nam cho phép mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền được tiến hành vận động,
kêu gọi, thu hút nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Việt Nam luôn hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi
chính phủ quốc tế đến khảo sát tình hình thực tế để xem xét tài trợ cho các dự án,
tạo điều kiện thuận lợi tối đa về thủ tục hành chính của các tổ chức phi chính phủ
quốc tế để triển khai các dự án trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc
tế, cân đối bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các chương trình, dự án phi

chính phủ nước ngoài phù hợp với điều kiện của Việt Nam và cam kết của nhà
tài trợ, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức trong
quá trình triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Quan điểm chiến lược của Đảng và Nhà nước đối với các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài được thể hiện qua các thông tư, nghị định và các văn bản
quy phạm pháp luật do Chính phủ và các cơ quan ngang bộ ban hành, cụ thể:

17


×