Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Khảo sát địa danh trong tác phẩm “thượng kinh ký sự” của hải thượng lãn ông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.58 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------

ĐỖ THỊ THỦY

KHẢO SÁT ĐỊA DANH TRONG TÁC PHẨM
“THƯỢNG KINH KÝ SỰ” CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐỖ THỊ THỦY

KHẢO SÁT ĐỊA DANH TRONG TÁC PHẨM
“THƯỢNG KINH KÝ SỰ” CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Chuyên ngành:
Mã số:

Ngôn ngữ học
60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Hồng Hạnh


Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài này, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS. TS
Trần Thị Hồng Hạnh. Cô đã luôn theo sát hướng dẫn, chỉ bảo, động viên,
cung cấp nhiều tài liệu quý giá trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành
bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học, các
thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học cũng như toàn thể các thầy cô đã tận tình
dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô ở thư viện Đại học
Quốc gia Hà Nội, thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thư
viện Khoa Ngôn ngữ học, thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia 1, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã cùng chia sẻ, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để cho tôi hoàn thành luân văn này.
Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực nghiên cứu thú vị, đa dạng, phong
phú và cũng rất khó khăn. Trong thời gian ngắn, cùng với những kiến thức
còn rất hạn chế của mình, nên không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong
nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2019
Người thực hiện
Đỗ Thị Thủy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
5. Lịch sử nghiên cứu......................................................................................4
6. Ý nghĩa của luận văn.................................................................................10
7. Kết cấu của luận văn.................................................................................10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................11
1.1. Cơ sở lý luận về địa danh....................................................................11
1.1.1. Định nghĩa về địa danh.......................................................................11
1.1.2. Phân loại địa danh.............................................................................14
1.1.3. Các phương thức đặt địa danh............................................................19
1.1.4. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học.......................................21
1.2. Một số vấn đề về lịch sử tiếng Việt........................................................22
1.2.1. Một số vấn đề về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.................22
1.2.2.

Một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử..24

1.2.3. Một số vấn đề về từ mượn Hán trong tiếng Việt.................................25
1.3. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm..............................................................26
1.3.1. Về tác giả Hải Thượng Lãn Ông...........................................................26
1.3.2. Về tác phẩm Thượng Kinh ký sự...........................................................28
1.3.3. Về bản dịch Thượng Kinh ký sự của Phan Võ......................................29
1.4. Tiểu kết....................................................................................................30
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH TRONG TÁC PHẨM
HƯỢNG KINH KÝ SỰ..............................................................................31
2.1. Phân loại địa danh..................................................................................31



2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của các địa danh...................................................33
2.2.1. Phân loại theo tiêu chí số lượng âm tiết của địa danh..........................33
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự....38
2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự...43
2.3. Tiểu kết....................................................................................................52
CHƯƠNG 3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC ĐỊA DANH TRONG TÁC
PHẨM THƯỢNG KINH KÝ SỰ.............................................................54
3.1. Dẫn nhập.................................................................................................54
3.2. Giới thiệu về các văn bản.......................................................................55
3.2.1. Về văn bản Đồng Khánh địa dư chí....................................................55
3.2.2. Về văn bản Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc - Kỳ.............57
3.3. Sự thay đổi giữa các văn bản.................................................................58
3.3.1. Sự thay đổi giữa bản dịch và văn bản gốc............................................58
3.3.2. Đối chiếu địa danh trong bản dịch của Phan Võ với ĐKĐDC và
TGLXBK..........................................................................................................63
3.4.

Một vài nhận xét.................................................................................69

3.4.1. Tên gọi của địa danh gắn liền với ấn tượng dân gian, tri thức dân
gian

69

3.4.2. Sự thay đổi của địa danh là kết quả của quá trình phân chia, sát nhập. .70
3.4.3.

Sự mất đi của các địa danh................................................................71


3.4.4.

Sự kiêng húy.......................................................................................73

3.5. Tiểu kết....................................................................................................77
KẾT LUẬN....................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................83
PHỤ LỤC.......................................................................................................87


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng phân loại và số liệu thống kê địa danh trong tác phẩm Thượng
Kinh ký sự.......................................................................................................32
Bảng 2.2.Bảng thống kê số lượng âm tiết cấu thành các thành tố chung trong
các địa danh.....................................................................................................34
Bảng 2.3. Bảng thống kê số lượng âm tiết cấu thành các thành tố riêng trong
các địa danh.....................................................................................................36
Bảng 2.4. Bảng mô hình tổng quát phức thể địa danh trong tác phẩm Thượng
Kinh ký sự.......................................................................................................38
Bảng 2.5. Bảng phân loại và thống kê đặc điểm cấu tạo thành tố chung của
địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự:.................................................39
Bảng 2.6. Bảng phân loại và thống kê đặc điểm cấu tạo thành tố riêng của địa
danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự........................................................40
Bảng 2.7. Bảng khái quát đặc điểm cấu tạo địa danh trong tác phẩm Thượng
Kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông.............................................................42
Bảng 3.1: Bảng mô hình khái quát trật tự từ của địa danh trong tác phẩm
Thượng Kinh ký sự.........................................................................................62


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Địa danh học là một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ học với
đối tượng nghiên cứu là các địa danh. Địa danh học nghiên cứu địa danh trên
cả ba phương diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trên phương diện ngữ pháp,
nghiên cứu địa danh là nghiên cứu về đặc điểm, phương thức cấu tạo, những
quy luật nội tại của địa danh. Trên phương diện từ vựng, địa danh học nghiên
cứu tên gọi của các địa danh, sự thay đổi, sự khác nhau giữa các tên gọi của
các địa danh xét cả trên bình diện đồng đại - lịch đại. Và trên phương diện
ngữ âm, địa danh học cung cấp cho chúng ta thấy sự khác biệt về mặt ngữ âm
của các địa danh ở các vùng miền khác nhau, sự khác biệt về mặt ngữ âm
trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Không những vậy, địa danh đã và đang trở thành đối tượng nghiên cứu
quan trọng của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như sử học, địa
lý học, văn hóa học và dân tộc học… bởi ngoài chức năng định danh, địa
danh còn giúp chúng ta bổ sung thêm hiểu biết về đặc điểm lịch sử, văn hóa
của vùng đất ấy. Các kết quả nghiên cứu về địa danh từ các cách tiếp cận khác
nhau góp phần bổ sung lẫn nhau, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu
sắc và đầy đủ về vùng đất ấy. Có thể nói, địa danh phản ánh nhiều mặt của đời
sống xã hội, thậm chí phản ánh tư duy của con người.
Trong nghiên cứu địa danh, các văn bản thành văn là một trong những
nguồn tài liệu quan trọng. Nguồn tài liệu này bao gồm các tài liệu sách, báo,
các văn bản hành chính đã được lưu lại. Sự quan trọng đó là vì địa danh có
chức năng để định danh một đơn vị địa lý nào đó nhưng đơn vị địa lý thì
thường là tĩnh tại, cố định trong khi đó đơn vị để định danh nó lại không phải
lúc nào cũng mang tính ổn định. Cùng một địa điểm nhưng theo thời gian có
thể có rất nhiều thay đổi về tên gọi của địa danh. Vì vậy, muốn có một cái

1



nhìn về địa danh đầy đủ, nhất là muốn nhìn được quá trình phát triển và biến
đổi của địa danh thì các văn bản là nguồn tư liệu có thể được xem là một
nguồn tư liệu đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, việc khảo sát địa danh trong các tác phẩm văn học, các
sách báo, các văn bản hành chính đó, “không chỉ làm sáng tỏ những đặc
điểm, những quy luật nội bộ của địa danh, góp phần vào nghiên cứu ngôn
ngữ một vùng miền, một đất nước. Mà còn có ý nghĩa liên quan đến một số
vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.” [3,
tr. 9].
Mặc dù đã xác định được vai trò quan trong của nghiên cứu địa danh
trong khoa học cũng như trong thực tiễn nhưng việc nghiên cứu địa danh hiện
nay về cơ bản vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục khai thác. Đó là việc nghiên
cứu địa danh trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là các văn bản văn học cổ
hiện vẫn còn ít người chọn để nghiên cứu.
Chính vì vậy, luận văn chúng tôi lựa chọn các địa danh trong tác phẩm
Thượng Kinh ký sự của tác giả Hải Thượng Lãn Ông, qua bản dịch của tác giả
Phan Võ có đối chiếu với văn bản gốc để làm đối tượng để khảo sát. Đây là
một tác phẩm theo chúng tôi là phù hợp cho việc nghiên cứu địa danh, một tác
phẩm ký sự do Hải Thượng Lãn Ông ghi chép lại về tất cả những sự vật, sự
việc và đặc biệt là những nơi mà Ông đi qua từ Hương Sơn – Hà Tĩnh đến
Kinh thành một cách cẩn thận, rõ ràng.
Với những lý do như vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Khảo sát địa
danh trong tác phẩm “Thượng Kinh ký sự” của Hải Thượng Lãn Ông làm đề
tài cho luận văn này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các địa danh trong tác


phẩm “Thượng Kinh ký sự” của Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác, theo

2


bản dịch của tác giả Phan Võ. Đó là toàn bộ các địa danh tự nhiên như tên
sông, tên hồ, tên núi…; địa danh phi tự nhiên như địa danh chỉ các công trình
xây dựng thiên về không gian hai chiều như đường, phố, cầu, cống, chợ…; và
địa danh chỉ các đơn vị hành chính như tên các xã, phường, huyện, thị…
2.2.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ địa danh trong tác phẩm

Thượng Kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông, trong đó văn bản dịch của tác
giả Phan Võ là văn bản chính và văn bản gốc bằng chữ Hán sẽ được chúng tôi
sử dụng để đối chiếu trong các trường hợp cần thiết.
Ký sự này được viết vào thập niên 80 của thế kỷ XVIII, khi mà nước ta
đang trải qua một giai đoạn lịch sử dân tộc, lịch sử ngôn ngữ quan trọng.
Trong giai đoạn này, các tác phẩm văn học được sáng tác bằng cả cả chữ Hán
và chữ Nôm. Tác phẩm Thượng Kinh ký sự được Hải Thượng Lãn Ông viết
bằng chữ Hán. Tác phẩm này đã có một số bản dịch của các tác giả khác
nhau. Đó là các bản dịch của dịch giả Ưng Nhạc Vũ Văn Đình, bản dịch của
dịch giả Nguyễn Trọng Thuật, và bản dịch của dịch giả Phan Võ. Trong đó,
bản dịch của tác giả Phan Võ về cơ bản được đánh giá là gần với văn bản gốc
hơn cả. Cho nên, trong luận văn này, các địa danh được thu thập và khảo sát
từ bản dịch của tác giả Phan Võ, đồng thời có đối chiếu và kiểm chứng với
văn bản gốc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.


Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu địa danh trong tác phẩm nhằm chỉ ra

các đặc điểm ngôn ngữ, bao gồm đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các địa
danh, từ đó chỉ ra các đặc điểm văn hóa được phản ánh thông qua các địa
danh đó. Từ đó, làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các yếu tố địa lý, lịch
sử, văn hóa của dân tộc.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

3


Với mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thống kê, lập danh sách các địa danh trong văn bản dịch, có so sánh với văn
bản gốc
- Miêu tả đặc điểm ngôn ngữ (đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh...)
của các địa danh
- Phân tích các đặc điểm văn hoá hàm chứa trong các địa danh
- So sánh văn bản gốc với văn bản dịch nhằm chỉ ra một số thay đổi về cấu
trúc nội tại của địa danh cũng như những thay đổi mang tính lịch sử, văn hoá
dân tộc
- Đối chiếu, so sánh giữa văn bản dịch của Phan Võ qua các văn bản về địa
danh và cho đến ngày nay (tính đến năm 2016) để thấy được sự thay đổi về
địa danh và địa giới qua các thời kỳ lịch sử.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng phương pháp miêu tả, so sánh lịch đại kết hợp với
thủ pháp thống kê, phân tích và xử lý tư liệu.

- Thống kê là công việc đầu tiên của người nghiên cứu địa danh. Thủ pháp
này cho phép luận văn thu thập các địa danh có trong tác phẩm Thượng Kinh
ký sự.
- Phương pháp phân tích và miêu tả: Từ những nguồn tư liệu về địa danh đã
được thu thập trong tác phẩm, chúng tôi tiến hành phân tích, miêu tả về các
đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh địa danh.
- Trên sơ sở đó, tiến hành các thao tác so sánh lịch đại địa danh trong các văn
bản.
5. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu địa danh học là một vấn đề đã và đang được quan tâm
không chỉ ở trong nước mà trên thế giới vấn đề này cũng đã được quan tâm
khá sớm.
5.1.

Lịch sử nghiên cứu địa danh trên thế giới

4


Nghiên cứu địa danh ở giai đoạn phôi thai có thể kể đến là ở Trung
Quốc, địa danh học được quan tâm, được sưu tập trong các sách địa chí, lịch
sử vào những năm đầu Công nguyên. Chẳng hạn, ở thời kỳ nhà Đông Hán (25
– 220) trong những năm 32 – 92, “Ban Cố đã ghi chép trên 4000 địa danh
trong Hậu Hán Thư, trong đó, có một số được giải thích tên gọi, quá trình
diễn biến; trong Thủy Kinh Chú, Lệ Đạo Nguyên ở đời Bắc Ngụy (466? –
527) có ghi chép hơn hai vạn địa danh, số được giải thích là 2.300” [16]. Ở
các nước phương Tây, tình hình nghiên cứu địa danh cũng diễn ra tương tự.
Có thể coi giai đoạn hình thành ngành nghiên cứu địa danh trên thế giới
là giai đoạn được khởi đầu bằng hàng loạt các từ điển địa danh và các sách
nghiên cứu địa danh đã được xuất bản từ hàng trăm năm qua. “Về từ điển, có

thể kể các công trình tiêu biểu sau đây: Poyares, Dicionario de nomes
proprios (Ý, 1667); Dictionaire géographique –historisque de l’Empire de
Russie (Nga, 1923); Longnom, Les noms de lieux de France (Pháp, 1929);
Trung Quốc kim cổ địa danh địa từ điển (Đài Bắc, 1931)… Về sách nghiên
cứu địa danh ta có thể nêu lên một số tác phẩm sau đây: J.J. Egli, Địa danh
học (Thụy Sĩ, 1872); J.W.Nagl, Địa danh học (Áo, 1903); A. Dauzat, Nguồn
gốc và sự phát triển địa danh (Pháp, 1926) và Địa danh học Pháp (1948)…”
[16]. Như vậy, Ở Phương Tây, nghiên cứu địa danh học chính thức được bắt
đầu vào cuối thế kỷ XIX. Những tác phẩm nghiên cứu địa danh trên bước đầu
mới chỉ chú trọng vào việc khảo chứng nguồn gốc của địa danh.
Để ghi dấu ấn cho sự phát triển mạnh mẽ của địa danh học thế giới,
trong số nhiều tác phẩm viết về địa danh, cũng đã có hàng loạt các công trình
nghiên cứu một cách bài bản và chi tiết hơn theo định hướng ngôn ngữ học.
Các nhà nghiên cứu về địa danh không chỉ thuần túy đi tìm hiểu về nguồn gốc
của địa danh mà còn tìm hiểu mối quan hệ giữa địa danh với lịch sử, địa lý,
ngôn ngữ, văn hóa… Trong các công trình nghiên cứu đó, có thể kể đến cuốn
Átlat ngôn ngữ Pháp của J.Gllie’non, đó là cách tiếp cận nghiên cứu địa danh
theo hướng địa lý học. Tiếp đến, năm 1962, A.Dauzat (người Pháp) đã đề xuất

5


phương pháp văn hóa địa lý học để nghiên cứu các lớp niên đại của địa danh
qua cuốn Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh.
Ở Liên Xô, các tác phẩm tiêu biểu như: “Những nguyên tắc của địa
danh học (1964) (Prinsipy toponimiki – Những nguyên tắc của địa danh học,
Moskva, Nauka, 1964) và Địa danh học là gì? (1985) [Superanskaja, A.V,
Chto takoe topominika? – Địa danh học là gì? Moskva, Nauka, 1985.]” [16].
Những tác phẩm này đã bổ sung nguồn tư liệu quan trọng khi đi sâu nghiên
cứu về bản chất bên trong của địa danh.

Như vậy, có thể nói, địa danh học đã được các nước trên thế giới quan
tâm từ rất sớm. Mới đầu chỉ là sự quan tâm đến các địa danh được ghi chép
trong các sách lịch sử, địa chí, về sau, địa danh học được quan tâm một cách
chi tiết hơn được thể hiện qua các sách, các từ điển do các nhà địa danh học
biên soạn. Và sau đó, sự phát triển của ngành địa danh học thế giới đã được
đánh dấu bằng các tác phẩm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngành địa danh
học nói chung và ngành địa danh học Việt Nam nói riêng.
5.2.

Lịch sử nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Nếu như địa danh học trên thế giới được quan tâm từ rất sớm, từ những

năm đầu Công nguyên thì địa danh học Việt Nam ra đời muộn hơn. Sự ra đời
của ngành địa danh học Việt Nam được đánh dấu bằng các bộ sách sử, địa chí
như Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380 – 14442), Đại Việt sử ký toàn thư của
Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV), Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú
(1782 -1840), Gia Định thành thông chí (1765 – 1825), Đại Nam nhất thống chí
(cuối thế kỉ XIX)... Trong các công trình này, tuy chưa được quan tâm một cách
đúng mức nhưng bước đầu các địa danh được quan tâm bằng cách ghi chép và
cũng đã có ít nhiều những phần chú giải, giải thích ý nghĩa, lý do đặt tên.
Khi mà sự phát triển của địa danh học thế giới đang có những bước
chuyển mình, thì địa danh học Việt Nam mới dần bước vào một giai đoạn mới
của công cuộc nghiên cứu địa danh.

6


Mở đầu cho sự hình thành địa danh học Việt Nam phải kể đến tác giả
Hoàng Thị Châu với bài viết “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á
qua một vài tên sông” (1962). Nối tiếp cho các tác phẩm nghiên cứu ở giai

đoạn này là tác phẩm của tác giả Trần Thanh Tâm (1976) trong bài “Thử bàn
về địa danh Việt Nam” đã nêu lên được một số vấn đề cơ bản về địa danh và
địa danh học Việt Nam.
Tuy đã có một vài tác phẩm nghiên cứu về địa danh đã được ra đời
nhưng để nói về giai đoạn hình thành của Địa danh học Việt Nam thì phải kể
đến luận án Phó Tiến sĩ của tác giả Lê Trung Hoa vào năm 1990 với tiêu đề
“Những đặc điểm chính của địa danh thành phổ Hồ Chí Minh”. Luận án đã
có một giá trị không hề nhỏ cho sự ra đời của ngành địa danh học, bởi vì địa
danh học đã bước đầu được nghiên cứu theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học.
Và về sau luận án này đã được in thành sách “Địa danh thành phố Hồ Chí
Minh” năm 1991. Tiếp theo, có thể kể đến là luận án “Những đặc điểm chính
của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với một số vùng khác)” của Nguyễn
Kiên Trường, công trình này đã bổ sung được một số vấn đề lý thuyết nghiên
cứu địa danh mà Lê Trung Hoa dẫn ra trước đó về đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa,
nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh Hải Phòng, bước đầu có sự so sánh với
một số địa danh trên ở các vùng khác. Tiếp đến là luận án Tiến sĩ của Từ Thu
Mai (2003) “Nghiên cứu địa danh Quảng Trị” và luận án của Trần Văn Dũng
(2005) “Những đặc điểm chính của địa danh Dak Lăk”…
Bên cạnh các luận án nghiên cứu địa danh như trên, còn phải kể đến
các luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về địa danh như luận văn Thạc sĩ của Phạm
Thị Thu Trang với “Khảo sát địa danh quận Ba Đình – Hà Nội” (2008), luận
văn của Nguyễn Thị Kim Phượng trong “Nghiên cứu địa danh ở tỉnh Bến
Tre” (2009), luận văn “Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình” (2014)
của Phạm Thị Hồng Nhung, “Khảo sát mối quan hệ giữa tên Nôm và tên Hán
Việt tương ứng của các làng trên một vài địa bàn ở Hà Nội” (2015) của
Trương Nhật Vinh, luận văn “Khảo sát địa danh tỉnh Lào Cai trên bản đồ

7



Bonne (so sánh với bản đồ quốc gia cùng tỉ lệ 1/100.000) (2017) của Đặng
Văn Thịnh… Ngoài ra, còn có rất nhiều bài nghiên cứu, báo, tạp chí… nghiên
cứu về địa danh đã được công bố.
Bên cạnh các luận văn, luận án, các bài nghiên cứu khoa học, bài báo,
tạp chí… nghiên cứu về địa danh, thì nhiều cuốn sách, từ điển… ghi chép một
cách chi tiết, tỉ mỉ, khái quát được các đặc điểm của địa danh Việt Nam cũng
đã góp phần đáng kể trong nghiên cứu địa danh học ở nước ta. Trong đó phải
kể đến cuốn Địa danh Việt Nam (1993), sau này tái bản đổi tên thành Một số
vấn đề về địa danh học Việt Nam, (2000) của Nguyễn Văn Âu; đồng tác giả
Nguyễn Văn Âu cũng có cuốn Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, xuất
bản năm 2008; cuốn Địa danh Việt Nam của tác giả Lê Trung Hoa (2010)…
Bên cạnh những cuốn sách về địa danh là những cuốn từ điển địa danh đáng
được chú ý như: Sổ tay địa danh Việt Nam (1995) của tác giả Đinh Xuân
Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam (1998) của tác giả Nguyễn Dược – Trung Hải,
một cuốn từ điển do Ngô Đăng Lợi chủ biên là Từ điển bách khoa địa danh
Hải Phòng và một cuốn từ điển có thể được coi là khá mới của tác giả Lê
Trung Hoa (chủ biên) đã được Nguyễn Đình Tư xuất bản là cuốn Từ điển địa
danh thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh (2003).
Ngoài các công trình nghiên cứu địa danh được thực hiện dưới góc độ
ngôn ngữ học thì việc nghiên cứu địa danh học còn được các nhà dân tộc học,
lịch sử học, văn hóa học quan tâm. Đáng chú ý là các bài nghiên cứu như:
Thử bàn về địa danh Việt Nam của Trần Thanh Tâm trong nghiên cứu lịch sử
(số 168, 3.1976); tác giả Thái Hoàng cũng có bài Bàn về tên làng ở Việt Nam
(1982) được đăng trên tạp chí dân tộc số 1/ 1982; Địa danh – một phần diện
mạo văn hóa (1996) của Mai Thanh Hải được đăng trên Báo Thanh Niên ngày
26/01…
Như vậy, ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh cũng đã đạt được
những kết quả nhất định, với nhiều cách tiếp cận nghiên cứu địa danh rất
phong phú và đa dạng. Quan trọng hơn là công việc nghiên cứu địa danh


8


không chỉ được thực hiện bởi các nhà ngôn ngữ học mà còn có sự tham gia
của các nhà dân tộc học, lịch sử học, văn hóa học… Đó là cách tiếp cận liên
ngành, nhằm mục đích mang đến cho chúng ta cách nhìn nhận địa danh ở các
khía cạnh khác nhau.
5.3.

Nghiên cứu địa danh trong các tác phẩm văn học
Nghiên cứu địa danh học là một ngành khoa học đã nhận được rất

nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và được tiếp cận nghiên cứu từ
nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Từ những hướng tiếp cận nghiên cứu địa
danh khác nhau đó, việc sử dụng nguồn tư liệu nghiên cứu cũng có những
điểm khác nhau.
Để thực hiện một công trình nghiên cứu, các tác giả thường phải sử
dụng đến nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: các sách báo (cũ và mới), các
tập bản đồ, điền dã… Và một nguồn tài liệu không thể không kể đến với một
vai trò rất quan trọng là các sách báo, các văn bản hành chính, các tác phẩm
văn học cổ. Bởi vì, qua những nguồn tài liệu này, việc nghiên cứu địa danh có
thể đạt được một kết quả tốt nhất khi xác định được nguồn gốc, ý nghĩa và sự
chuyển biến thay đổi của các địa danh. Tuy nhiên, việc sử dụng các sách báo,
văn bản hành chính cổ, mà tiêu biểu là các tác phẩm văn học cổ được sử dụng
với tư cách là nguồn tài liệu chính trong nghiên cứu thì vẫn còn là một mảnh
đất cần tiếp tục khai phá.
Tóm lại, vấn đề nghiên cứu địa danh học trên thế giới được thực hiện
rất sớm, đi tới trình độ phát triển cho riêng mình. Trong khi đó, địa danh học
Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình để phù hợp với nhu cầu phát
triển đó đã cung cấp được những nguồn tư liệu lý luận trong việc nghiên cứu

địa danh, mang lại cái nhìn tổng quan trong công việc nghiên cứu địa danh
với hướng tiếp cận liên ngành địa danh – lịch sử - văn hóa – địa lý nhưng địa
danh học Việt Nam vẫn cần thêm sự quan tâm hơn nữa. Và với hướng tiếp cận
nghiên cứu địa danh bằng việc sử dụng nguồn tư liệu chính là tác phẩm văn

9


học Thượng Kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông qua bản dịch của dịch giả
Phan Võ. Từ góc độ ngôn ngữ học, chúng tôi muốn góp một phần của mình
vào việc ngày càng hoàn thiện lý luận nghiên cứu địa danh ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn đã mô tả một cách khái quát về đặc điểm cấu tạo địa danh
trong tác phẩm văn học, sự thay đổi tên gọi cũng như sự thay đổi đơn vị hành
chính của địa danh từ thế kỷ XVIII đến nay.
Hiện nay, có rất nhiều địa danh hoặc là có sự thay đổi về tên gọi hoặc
đã bị mất đi. Luận văn sẽ giúp cho chúng ta tìm hiểu thêm về quá trình biến
đổi của một số địa danh, chỉ ra được sự tác động cũng như ảnh hưởng của các
yếu tố bên trong ngôn ngữ và bên ngoài ngôn ngữ đến cách thức cấu tạo cũng
như sự thay đổi của địa danh.
Luận văn áp dụng các lý thuyết về địa danh học, về lịch sử tiếng Việt
nhằm mục đích khảo sát các địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự của
Hải Thượng Lãn Ông qua bản dịch của dịch giả Phan Võ, góp phần vào việc
cung cấp thêm nguồn tư liệu quan trọng cho ngành Địa danh học hiện nay; bổ
sung nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt và khẳng định thêm
vai trò của các nguồn tài liệu là các tác phẩm văn học đối với công việc
nghiên cứu ngôn ngữ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần
nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận – Trình bày các vấn đề lý thuyết có liên quan
đến đề tài.
Chương 2: Đặc điểm của địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự Trong chương này, luận văn chủ yếu phân tích các đặc điểm cấu tạo và ngữ
nghĩa của các địa danh có trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự.
Chương 3: Sự biến đổi của địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự
- Nội dung của chương này tập trung vào việc so sánh và phân tích sự biến

10


đổi của các địa danh, từ đó góp phần chỉ ra các đặc điểm văn hóa, lịch sử của
phản ánh thông qua các địa danh ấy.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Cơ sở lý luận về địa danh

1.1.1. Định nghĩa về địa danh
Địa danh học là một ngành khoa học đã và đang nhận được nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc các khu vực khác nhau, thuộc các lĩnh
vực khác nhau. Mỗi tác giả, từ các cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra các khái
niệm, các quan điểm của từng tác giả về địa danh.
Địa danh theo quan điểm của nhóm chuyên gia Liên hợp quốc (United
Nations Group of Experts on Geographical Names – UNGEGN) được hiểu
như sau: “Địa danh là tên gọi của một đối tượng trên mặt đất. Về mặt nguyên
tắc, địa danh là tên riêng (gồm 1 từ, nhiều từ hoặc ngữ) được dùng một cách
nhất quán trong ngôn ngữ để chỉ một địa điểm, một đối tượng hoặc một vùng
cụ thể có vị trí có thể nhận biết được trên trái đất. Các đối tượng có thể là

các điểm dân cư (ví dụ thành phố, thị trấn, làng), các đơn vị hành chính lãnh
thổ (ví dụ bang, tỉnh, huyện), các đối tượng tự nhiên (ví dụ sông, núi, mũi đất,
hồ, biển), các đối tượng xây dựng (ví dụ đập, sân bay, đường xá), các địa
điểm hay vùng có ranh giới không xác định (ví dụ cánh rừng, ngư trường)”
[5, tr.10 -11].
Theo tác giả Nga A.V. Superanskyja “Địa danh là tên gọi các đặc điểm
được biểu thị bằng những tên riêng. Đó là các tên gọi địa lý, địa danh hay
toponimia” (Dẫn theo [24, tr.20]).
Theo G.M.Kert (2002) thì “địa danh là tên gọi được đặt cho các đối
tượng địa lý, ra đời trong một khu vực có người sinh sống, được tạo ra bởi
một cộng đồng dân cư, một tộc người. Chúng là một phần không thể thiếu

11


được trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động chính trị, xã hội ở nơi đó”
(Dẫn theo [45, tr.19]).
Đó là quan niệm của các nhà địa danh học trên thế giới, còn ở Việt
Nam, mối quan tâm về địa danh học cũng có những hướng đi khác nhau. Mỗi
hướng tiếp cận đó lại mang lại những quan điểm khác nhau về địa danh.
Trên quan điểm tiếp cận nghiên cứu địa danh theo hướng tiếp cận của
các nhà văn học học – địa lý học, thì “Địa danh là một phạm trù văn hóa. Nó
xuất hiện và tồn tại hàng trăm, hàng nghìn năm. Đó là những tấm bia lịch sử
bằng ngôn ngữ. Nó góp phần soi sáng một mảng lịch sử của một vùng đất,
một khu vực hay một quốc gia” [33, tr. 45]. Theo quan niệm này, địa danh là
một bộ phận của văn hóa.
Theo tác giả Nguyễn Văn Âu, “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi,
làng, hay tên các địa phương, các dân tộc… [2, tr.5]. Đồng thời, vào năm
2008 trong cuốn sách Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, tác giả cũng
đã cho biết thuật ngữ “địa danh” xuất phát từ tiếng Hy Lạp: Topos (là địa

phương) và Onoma (là tên gọi). Dó đó có thể định nghĩa chung hơn là: “Địa
danh học (Toponymie) là một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa
lý các địa phương” [3, tr. 5]. Đó là cách tiếp cận nghiên cứu địa địa danh theo
hướng địa lý – văn hóa.
Trong các cuốn từ điển, các tác giả cũng đã đưa ra những quan niệm
của mình về địa danh. Trong cuốn Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh cho
rằng địa danh là “tên các miền đất” [1, tr. 268]. Từ điển Bách khoa Việt Nam
giải thích “Địa danh là tên gọi các lãnh thổ, các điểm quần cư (làng, xã,
huyện, tỉnh, thành phố), các điểm kinh tế (vùng nông thôn, khu công nghiệp,
các quốc gia, các châu lục, các núi, đèo, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng,
châu thổ, sông, hồ, vũng, vịnh, biển, eo biển, đại dương có tọa độ địa lý nhất
định ghi lại trên bản đồ. Địa danh có thể phản ánh các quá trình hình thành,
đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, lịch sử với những nét đặc sắc về kinh tế, xã
hội của các lãnh thổ” [43, tr.780].

12


Tác giả Hoàng Thị Châu (2007), cho rằng “Địa danh hay là tên địa lý
(topponym, geographical names), là tên vùng hay tên sông, tên núi, tên gọi
các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính… do con
người đặt ra. Qua những thông tin đó có thể nhận ra được những thông tin về
tinh thần, văn hóa, xã hội, lịch sử, ngôn ngữ và chính trị”.[12, tr.10]
Với tác giả Hoàng Tất Thắng, “Địa danh là tên gọi của địa hình thiên
nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ nào
đó”, có nghĩa là “xét về bản chất cấu tạo, là một đơn vị từ ngữ, có chức năng
định danh sự vật, do đó, địa danh là một bộ phận của từ vựng” và “Địa danh
không chỉ là đối tượng của từ vựng học mà còn là tài liệu nghiên cứu của ngữ
âm học. Bởi địa danh được cấu tạo bởi những đơn vị ngữ âm, chịu sự tác
động của các quy luật ngữ âm” [28]. Với quan niệm này thì tác giả quan tâm

đến tính chất định danh của đối tượng mà mình gọi tên.
Cũng đi theo hướng tiếp cận nghiên cứu địa danh của ngôn ngữ học, Lê
Trung Hoa đã căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên đưa ra định
nghĩa “Địa danh là từ hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên riêng của địa
hình tự nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh
thổ” [16, tr. 21].
Ngoài các sách, tạp chí cũng như từ điển, trong các luận án, luận văn
nghiên cứu ngôn ngữ học, các tác giả cũng đã đưa ra được những quan niệm
cho riêng mình về địa danh.Với tác giả Nguyễn Phương Thảo (1985) thì địa
danh “là những từ ngữ, những mẩu ngôn ngữ nhất định của một dân tộc để
chỉ đất đai, sông núi, làng xóm nơi con người cư trú” [tr.163]. Ở đây, tác giả
quan niệm, địa danh là cách đặt tên của một dân tộc, một vùng đất nào đó nơi
có con người đang sinh sống.
Theo tác giả Nguyễn Kiên Trường (1996), “Địa danh là tên riêng chỉ
các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái
đất” [34, tr. 16].

13


Trong luận văn Khảo sát địa danh tỉnh Lào Cai trên bản đồ Bone (so
sánh với bản đồ quốc gia cùng tỉ lệ 1/100000 của tác giả Đặng Văn Thịnh
(2017) thì địa danh được định nghĩa là “là tên riêng được dùng để ghi trên bản
đồ theo nguyên tắc nhất định, dùng để chỉ địa hình tự nhiên và các đơn vị dân
cư khác nhau. Trước địa danh là một thành tố chung chỉ loại địa danh ấy”.
Như vậy, qua kết quả tổng hợp để hiểu về khái niệm địa danh, có thể
thấy được với mỗi một khu vực, mỗi tác giả, mỗi cách tiếp cận khác nhau lại
mang đến một cách hiểu, cách lý giải khác nhau về địa danh. Và để làm cơ sở
căn cứ xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn, theo quan điểm của
tôi, khái niệm địa danh có thể hiểu là tên riêng, tên gọi được đặt cho các đối

tượng địa lý có thể là từ hoặc ngữ cố định. Các đối tượng đó gồm các địa hình
tự nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính và các vùng lãnh
thổ. Địa danh ngoài chức năng định danh còn có hàm chứa các thông tin liên
quan đặc điểm văn hóa, lịch sử của đối tượng địa lý đó.
1.1.2. Phân loại địa danh
Từ các quan niệm khác nhau về địa danh, mỗi nhà nghiên cứu lại có
cách phân loại địa danh khác nhau. Sự khác nhau dựa trên cách tiếp cận cũng
như mục đích nghiên cứu khác nhau, từ đó các tác giả đã đưa ra các cách
phân loại địa danh như sau:
1.1.2.1. Phân loại địa danh trên thế giới
Trên thế giới, các nhà nghiên cứu địa danh chủ yếu phân loại dựa trên
tiêu chí nguồn gốc và đối tượng của địa danh.
Trước tiên, phải kể đến cách phân loại của tác giả người Pháp A. Dauzat trong
La toponymie Francaise (1948) đã dựa vào nguồn gốc của địa danh và chia
làm bốn phần:
(1)

Vấn đề những cơ sở tiền Ấn – Âu

(2)

Các danh từ tiền La tinh về nước trong thủy danh học

(3)

Các từ nguyên Gô Loa – La Mã

14



(4)

Địa danh học Gô Loa – La Mã của vùng Auvergne
(Dẫn theo[13, tr. 17])
Tiếp đến là cách phân loại của tác giả CH. Rostaing, tác giả cũng đã

phân loại dựa theo nguồn gốc và đối tượng của địa danh và đã chia ra thành
mười một chương:
(1)

Những cơ sở tiền Ấn – Âu

(2)

Các lớp tiền Xêntich

(3)

Lớp Gô – Loa

(4)

Những phạm vi Gô Loa – La Mã

(5)

Các sự hình thành La Mã

(6)


Những đóng góp của tiếng Giéc – Manh

(7)

Các hình thức của thời phong kiến

(8)

Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo

(9)

Những hình thái hiện đại

(10) Các địa danh và tên đường phố
(11) Tên sông và núi
(Dẫn theo[13, tr. 17])
Thêm một cách phân loại chuyên sâu hơn, đó là cách phân loại dựa vào
nội dung của địa danh, có nghĩa là phân loại địa danh theo đối tượng mà địa
danh biểu thị.
A.V. Superanskaija chia địa danh thành tám loại:
(1)
(2)
(3)
(4)

Phương danh
Thủy danh
Sơn danh
Phố danh


(5)
(6)
(7)
(8)

Lộ danh
Viên danh
Đạo danh
Nơi cư dân ít

Hay như tác giả G.P. Xmoliskaija và M.V. Gorbanheski trong tác phẩm
Địa danh Matxcơva đã chia địa danh thành bốn loại:
(1)

Phương danh (tên gọi các điểm dân cư)

(2)

Thủy danh

(3)

Sơn danh

15


(4)


Phố danh (tên gọi các đối tượng trong thành phố).
(Dẫn theo [37, tr.3])

1.1.2.2. Phân loại địa danh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, người đầu tiên đặt nền móng đề cập đến vấn đề này một
cách chính thức vào năm 1967 của các giả Hoàng Thị Châu trong tác phẩm
Nghiên cứu lịch sử. Tác giả đã phân loại địa danh dựa theo đối tượng địa danh
thành hai hệ thống nhỏ hơn là tiểu địa danh (gồm thôn, xóm, gò, đồi, khe,
suối, đầm, hồ…) và đại địa danh (gồm lục địa, đại dương, vùng, thủ đô, thành
phố, sông, biển…)
Tiếp theo là việc phân loại địa danh của các tác giả như Trần Thanh
Tâm và Nguyễn Văn Âu (trong hai tác phẩm Địa danh Việt Nam và Một số
vấn đề về địa danh Việt Nam). Trong đó, Trần Thanh Tâm đã chia địa danh
thành sáu loại:
(1)

Loại đặt theo địa hình và địa điểm

(2)

Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian

(3)

Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử

(4)

Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu


(5)

Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và hình thức kinh tế

(6)

Loại đặt theo sinh hoạt xã hội.
Nguyễn Văn Âu đã phân loại địa danh theo đối tượng địa lý tự nhiên và

kinh tế - xã hội. Tác giả đã chia địa danh thành 2 loại, 7 kiểu và 12 dạng địa
danh. Cụ thể là, hai loại địa danh gồm có loại thứ nhất là địa danh tự nhiên
như sông Hồng, Trường Sơn, Côn Đảo… và loại thứ hai là địa danh kinh tế xã hội như làng Cát Thượng, huyện Sa Pa… Việc phân chia ra 7 kiểu địa danh
cụ thể như sau:

16


(1)
(2)
(3)
(4)

Sơn danh
Lâm danh
Làng


(5)
(6)
(7)


Huyện
Thị xã
Thành phố và quốc gia.

Phân chia các dạng địa danh như sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo,
rừng rú, truông, trảng, làng xã, huyện, quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc
gia. [3, tr. 38 – 41].
Như vậy, với cách phân loại kiểu, dạng địa danh của các tác giả trên
vẫn còn một số hạn chế, chẳng hạn như không thể tránh khỏi việc chưa bao
quát được hết các địa danh và còn có sự trùng lặp đối tượng địa danh trong
các kiểu loại. Có nghĩa là việc phân chia đó vừa thiếu lại vừa thừa. Trong các
công trình nghiên cứu của tác giả Lê Trung Hoa ra đời, thì việc phân chia địa
danh có thể nói là hệ thống hơn. Trong các công trình nghiên cứu của mình,
Lê Trung Hoa đã phân loại địa danh căn cứ vào thuộc tính các đối tượng địa
lý (tự nhiên- không tự nhiên). Trong đó, loại địa danh tự nhiên là địa danh gọi
tên các đối tượng địa hình thiên nhiên, còn địa danh không tự nhiên bao gồm
địa danh gọi tên các công trình xây dựng, địa danh gọi tên các đơn vị hành
chính và các địa danh gọi tên vùng. Bên cạnh đó, tác giả còn phân loại địa
danh dựa theo ngữ nguyên – nguồn gốc ngôn ngữ, tác giả chia địa danh thành
bốn nhóm:
(1)

Địa danh thuần Việt

(2)

Địa danh Hán – Việt

(3)


Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số

(4)

Địa danh bằng các ngoại ngữ
Với cách phân loại địa danh như vậy của tác giả Lê Trung Hoa đã được

Nguyễn Kiên Trường đánh giá là “hợp lý”, đồng thời, Nguyễn Kiên Trường

17


cũng thêm một tiêu chí nữa là chức năng giao tiếp của địa danh (các lớp tên gọi
và cách gọi tên) dựa trên sự quy chiếu theo không gian và thời gian, quan sát
nhiều chiều về hệ thống địa danh. Vì vậy, có thể phân loại địa danh thành các
loại: tên gọi chính thức, tên gọi dân gian, tên cổ, tên cũ và các tên khác. [33].
Tiếp thu những ý kiến của các tác giả đi trước, Từ Thu Mai trong
nghiên cứu của mình về các địa danh tỉnh Quảng Trị đã phân loại địa danh
như sau:
Nhóm địa danh dựa theo tiêu chí tự nhiên – không tự nhiên, chia địa
danh ra làm 2 loại: Địa danh tự nhiên và địa danh không tự nhiên. Địa danh tự
nhiên gồm: sơn danh, thủy danh, vùng đất nhỏ. Địa danh không tự nhiên gồm:
đơn vị dân cư (địa danh do chính quyền hành chính đặt và địa danh có từ thời
phong kiến) và các công trình nhân tạo (có các công trình giao thông, công
trình xây dựng).
Khi phân loại địa danh dựa vào nguồn gốc ngôn ngữ, tác giả đã phân
chia địa danh làm 4 loại: Địa danh thuần Việt , địa danh Hán - Việt, địa danh
kết hợp các yếu tố thuần Việt và Hán – Việt, địa danh thuộc các ngôn ngữ dân
tộc thiểu số.

Như vậy, việc phân loại địa danh cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau.
Khi phân loại, mỗi tác giả tùy theo mục đích, cách tiếp cận lại đặt ra những
tiêu chí khác nhau. Mặc dù có những điểm khác biệt nhưng vẫn có thể nhận ra
những đặc điểm chung trong các tiêu chí phân loại đó.
Trong luận văn của mình, dựa vào cách phân loại của các tác giả đi
trước và căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu, khi phân loại địa danh chúng tôi
chủ yếu tiến hành phân loại tư liệu theo tiêu chí dựa vào đối tượng và chủ yếu
chia thành hai nhóm địa danh như sau:

18


- Địa danh tự nhiên (gồm có sơn danh như núi Hương Sơn, động Giải Oan…;
thủy danh như khe Lãnh Thủy…)
- Địa danh phi tự nhiên (gồm có địa danh chỉ các đơn vị hành chính như xã
Tình Diễm, phủ Duy Tiên…; địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về
không gian hai chiều như chợ Thổ Sơn, chùa Huê Cầu…).
1.1.3. Các phương thức đặt địa danh
Địa danh chính là tên gọi của địa hình tự nhiên, các công trình xây
dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ… và theo tác giả Lê Trung
Hoa trong tác phẩm Địa danh Việt Nam, để có địa danh, nhân dân Việt Nam
từ xưa đến nay đã sử dụng hai phương thức sau đây:
- Phương thức tự tạo: Đây là phương thức cơ bản để tạo ra địa danh.
Phương thức này gồm 5 cách sau đây:
(1) Dựa vào các đặc điểm của chính bản thân đối tượng để đặt tên:
Cách này thường áp dụng cho hai loại địa danh chỉ địa hình từ nhiên và
các công trình xây dựng, ít áp dụng cho các loại địa danh hành chính và địa
danh vùng. Trong phương thức này được chia ra các địa danh: Gọi theo hình
dáng của đối tượng (cầu Mống, cầu Hang…); Gọi theo kích thước của đối
tượng (cầu Lớn, cầu Nhỏ…); Gọi theo tính chất của đối tượng (chợ Cũ, chợ

Mới…); Gọi theo màu sắc của đối tượng (cầu Đen, cầu Trắng…); Gọi theo
vật liệu xây dựng của đối tượng (cầu Sắt, cầu Dừa…); Gọi theo kiến trúc và
cấu trúc của đối tượng (cầu Đúc, cầu Xây…)
(2) Dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để gọi như
sau: gọi theo tên một đối tượng cùng loại, gần gũi về hình thức (sông Mương,
rạch Kinh…); theo vị trí của đối tượng so với đối tượng khác (ấp Đông, ấp
Thượng...); theo tên sản phẩm bán trên hoặc cạnh đối tượng (chợ Đêm, chợ
Vải…); theo tên người nổi tiếng trong vùng (ngã ba ông Tạ, cầu Ông Thìn…);

19


×