Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Thu hút và sử dụng ODA tại tỉnh hòa bình giai đoạn 2008 2015 (luận văn ths kinh tế học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THỊ PHƢƠNG ANH

THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TẠI TỈNH HÒA BÌNH
GIAI ĐOẠN 2008 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ THỊ PHƢƠNG ANH

THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TẠI TỈNH HÒA BÌNH
GIAI ĐOẠN 2008 - 2015
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM CHI
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

PGS. TS Nguyễn Thị Kim Chi

PGS. TS Hà Văn Hội

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn không sao chép nguyên văn của bất kỳ tài liệu nào.
Các số liệu và trích dẫn nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm về nội dung của bài viết này.
Hà nội, ngày

tháng 11 năm 2018
Tác giả

Vũ Thị Phƣơng Anh


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS TS. Nguyễn
Thị Kim Chi, ngƣời Thầy đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình hình
thành và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Đại học Kinh tế, Quý thầy cô

khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức
quý báu cho em trong suốt hai năm học tập, rèn luyện tại trƣờng. Em xin chân
thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các anh chị trong Sở Kế hoạch và đầu tƣ Tỉnh
Hoà Bình đã cung cấp cho em những thông tin, số liệu về hạng mục vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) của tỉnh nhà.
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em cũng nhận đƣợc ủng
hộ, giúp đỡ từ gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ
đầy quý báu đó.
Hòa Bình, ngày tháng 11 năm 2018
Học viên

Vũ Thị Phƣơng Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..........................................................................................viii
1.1. LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ ODA ..................................................................................................... 5
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 5

1.2.

Cơ sở lý luận về ODA ............................................................................ 13

1.2.1. Khái niệm về ODA ................................................................................... 13

1.2.2. Đặc điểm, vai trò và phân loại ODA ....................................................... 15
1.3.

Cơ sở thực tiễn về ODA......................................................................... 25

1.3.1. Chính sách thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam ............................... 25
1.3.2. Hoạt động thu hút và sử dụng ODA của một số tỉnh miền núi phía Bắc
và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình. ......................................................... 29
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 36
2.1.

Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 36

2.2.

Phƣơng pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp ................................. 37

2.3.

Phƣơng pháp xử lý, phân tích thông tin số liệu ................................... 37

2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 37
2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh ................................................................ 37
2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả ................................................................... 37
2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT ................................................................ 37
2.4.

Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................... 38

2.5.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 38

2.5.1. Tính phối hợp .......................................................................................... 38
2.5.2. Tính hiệu suất kinh tế .............................................................................. 38
2.5.3. Tính hiệu quả (kinh tế - xã hội) ............................................................... 39


2.5.4. Tính tác động........................................................................................... 39
2.5.5. Tính bền vững .......................................................................................... 39
2.5.6. Tốc độ giải ngân các dự án ODA ............................................................ 40
2.5.7. Các công trình dự án được thực hiện phát huy sau đầu tư ..................... 41
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI
TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2008-2015 ....................................................... 42
3.1.

Tình hình thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam............................... 42

3.1.1. Khái quát chung về tình hình thu hút vốn ODA tại Việt Nam. ................ 42
3.1.2. Cơ cấu ODA phân theo ngành, lĩnh vực..................................................44
3.1.3. Các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam. ........................................................ 45
3.2.

Sự cần thiết phải thu hút ODA vào tỉnh Hòa Bình............................. 46

3.2.1. Giới thiệu về tỉnh Hòa Bình..................................................................... 46
3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2015 .............. 49
3.2.3. Vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình. ............................................................................................... 55
3.3. Thực trạng thu hút, sử dụng và kết quả thực hiện một số dự án

ODA tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2015. .................................................. 60
3.3.1. Tình hình thu hút ODA vào tỉnh Hòa Bình .............................................. 60
3.3.2. Tình hình sử dụng ODA tại tỉnh Hòa Bình .............................................. 65
3.3.3. Kết quả thực hiện một số dự án ODA tiêu biểu tại tỉnh Hòa Bình ........... 73
3.4.

Đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 2008-2015. . 80

3.4.1. Thành tựu đạt được ................................................................................... 80
3.4.2. Hạn chế và tồn tại ..................................................................................... 87
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại ............................................................. 88
3.4.4. Những bài học chủ yếu.............................................................................. 92
CHƢƠNG 4: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT,
SỬ DỤNG ODA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ...................................... 94
4.1. Cơ hội, thách thức và triển vọng tăng cƣờng thu hút, sử dụng
ODA trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. ...................................................... 94


4.1.1. Cơ hội - thách thức................................................................................... 94
4.1.2. Định hướng thu hút ODA trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới....... 95
4.1.3. Triển vọng thu hút ODA trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới . 97
4.2.

Giải pháp tăng cƣờng thu hút và sử dụng ODA tại tỉnh Hòa Bình. . 98

4.2.1. Nhóm giải pháp chung ............................................................................ 98
4.2.2. Nhóm giải pháp riêng ............................................................................ 101
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 112
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 115



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

2

FDI

Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

3

NGOs

Viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài

4

OECD


Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

5

WB

Ngân hàng thế giới

6

UN

Liên hợp quốc

7

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

8

ADB

Ngân hàng phát triển Á Châu

9

CHXNCN


Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

10

BQLDA

Ban quản lý dự án

11

CN

Công nghiệp

12

GTTT

Giá trị tăng trƣởng

13

GTGT

Giá trị gia tăng

14

GTSX


Giá trị sản xuất

15

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

16

KCN

Khu công nghiệp

17

NMTĐ

Nhà máy thủy điện

18

KCHT

Kết cấu hạ tầng

19

CSHT


Cơ sở hạ tầng

20

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

21

KCB

Khám chữa bệnh

22

KH

Kế hoạch

23

KHKT

Khoa học kỹ thuật

24

NSNN


Ngân sách nhà nƣớc

25

CNH- HĐH

Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

26

GTVT

Giao thông vận tải

iv


27

MBLHH

Mức bán lẻ hàng hóa

28

KHĐT

Kế hoạch đầu tƣ


29

THCS

Trung học cơ sở

30

THPT

Trung học phổ thông

31

TĐTTBQ

Tốc độ tăng trƣởng bình quân

32

CĐNS

Cân đối ngân sách

33

ĐTPT

Đầu tƣ phát triển


34

CTMTQG

Chƣơng trình môi trƣờng quốc gia

35

NV

Nhiệm vụ

36

ĐTNN

Đầu tƣ nƣớc ngoài

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

1

Bảng 3.1


2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9


Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

11

Bảng 3.11

12

Bảng 3.12

13

Bảng 3.13

14

Bảng 3.14

15

Bảng 3.15

16

Bảng 3.16


17

Bảng 3.17

18

Bảng 3.18

19

Bảng 3.19

Nội dung
Trang
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế theo ngành kinh tế
50
của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2015
Cơ cấu GDP của tỉnh Hòa Bình theo ngành kinh
51
tế giai đoạn 2008-2015
Số trƣờng và tỷ lệ trƣờng đạt chuẩn quốc gia
52
Năng lực phục vụ khám chữa bệnh của ngành y
53
tế qua các năm
Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của tỉnh Hòa Bình
56
so với cả nƣớc giai đoạn 2008-2015
Thu ngân sách tỉnh Hòa Bình giai đoạn 200857
2015

Chi ngân sách tỉnh Hòa Bình giai đoạn 200858
2015
Tổng nguồn vốn ODA của tỉnh Hòa Bình giai
62
đoạn 2008-2015
Các dự án đầu tƣ của tỉnh Hòa Bình giai đoạn
63
2008-2015
Các nhà tài trợ chính cho các dự án ODA
64
Tỷ lệ giải ngân vốn ODA của tỉnh Hòa Bình giai
65
đoạn 2008-2015
Tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án,
68
giai đoạn 2008-2015
Cơ cấu sử dụng ODA tại tỉnh Hòa Bình theo
68
ngành, lĩnh vực giai đoạn 2008-2015
Cơ cấu vốn ODA giải ngân theo tính chất tài trợ
71
tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2015
Bảng phân bố vốn ODA của WB cho từng địa
73
phƣơng
Nguồn vốn đầu tƣ dự án giảm nghèo giai đoạn II
74
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Khối lƣợng công việc đã hoàn thành của dự án
76

giảm nghèo giai đoạn II
Tỷ trọng đóng góp của vốn ODA vào tăng
trƣởng kinh tế tỉnh Hòa Bình giai đoạn 200880
2015
Tăng trƣởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp
81
của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2015

vi


20

Bảng 3.20

21

Bảng 3.21

Vốn đầu tƣ xã hội tỉnh Hòa Bình giai đoạn
2008-2015
Hệ thống đƣờng CT29

82
83

vii


DANH MỤC HÌNH


STT

Hình, Sơ đồ

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 2.1

36

2

Hình 3.1

3

Hình 3.2

4

Hình 3.3

5

Hình 3.4


6

Hình 3.5

7

Hình 3.6

Quy trình nghiên cứu
Tổng vốn cam kết, ký kết giải ngân vốn
ODA của Việt Nam giai đoạn 2008-2015
Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ký
kết của Việt Nam giai đoạn 2008-2015
Vốn ODA phân theo ngành, lĩnh vực cảu
Việt Nam giai đoạn 2008-2015
Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực
giai đoạn 2008-2015
Vốn ODA và tỷ lệ giải ngân theo từng năm
của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2015
Tiến độ giải ngân vốn WB giai đoạn 20112014

8

Sơ đồ 4.1

Phòng QLDA ODA

109


42
43
44
45
66
77

viii


1.1.

LỜI MỞ ĐẦU

1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoà Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ Tây - Bắc Việt Nam. Hoà Bình là
thủ phủ của ngƣời Mƣờng, là nôi văn hoá của nền văn hoá Hoà Bình. Tháng
10 năm 2006, Hoà Bình đƣợc công nhận là Thành phố trực thuộc tỉnh.
Tỉnh Hòa Bình có trình độ phát triển chung còn thấp so với cả nƣớc:
trình độ dân trí thấp và không đồng đều; chất lƣợng lao động,tỷ lệ lao động đã
qua đào tạo, mức độ đa dạng về ngành nghề thấp; tỷ lệ hộ nghèo cao (tính đến
năm 2015 là 11,65%). Điều này làm hạn chế khả năng tiếp thu khoa học kỹ
thuật và chuyển giao công nghệ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu trong thời kỳ hội
nhập, dẫn tới khó khăn về vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc của tỉnh và khả
năng huy động vốn từ nhân dân. Để tỉnh thoát khỏi nghèo đói, tăng trƣởng và
phát triển kinh tế thì nhu cầu vốn là hết sức cần thiết. Chính vì vậy trong thời
gian vừa qua Ban lãnh đạo tỉnh đã và đang tích cực thu hút nguồn vốn đầu tƣ
vào tỉnh và Hòa Bình đã trở thành một trong những tỉnh đƣợc nhận tƣơng đối
nguồn vốn ODA của thế giới. Sau 20 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA (từ năm
1993 đến nay) tỉnh Hòa Bình đã có những thay đổi đáng kể nhƣ tỷ lệ hộ

nghèo năm 2008 là 36% đến năm 2015 là 11,65%; GDP bình quân đầu ngƣời
năm 2008 là 7,556 triệu đồng/ngƣời, đến năm 2015 GDP bình quân đầu ngƣời
là 21,6 triệu đồng/ngƣời. Trong giai đoạn 2008-2015, tăng trƣởng kinh tế
(tính theo GDP, không tính thủy điện Hòa Bình) của tỉnh đạt mức khá cao,
bình quân 8 năm là 9,9%/năm, cao hơn nhiều so với thực hiện giai đoạn 20012006 là 8%/năm và đạt mục tiêu đề ra trong quy hoạch (phê duyệt năm 2001)
là 9%/năm. Tốc độ tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc, các ngành kinh tế
đều tăng trƣởng khá và ổn định. Trong các năm 2010-2015 tốc độ tăng trƣởng
kinh tế bình quân đạt 11%/năm, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có
mức tăng trƣởng cao hơn hẳn so với giai đoạn trƣớc.

1


Để đạt đƣợc những kết quả trên tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực huy động các
nguồn vốn bên trong cùng nhƣ các nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là nguồn
vốn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
để là nguồn vốn ODA. Ngoài vai trò là phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo,
trong thời gian qua nguồn vốn ODA còn có những vai trò sau:
Việc thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua góp phần quan trọng
trong việc thực hiện thành công chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá,
đa phƣơng hoá của tỉnh, cùng với các địa phƣơng khác giữ vững độc lập, tự
chủ và chủ quyền quốc gia. Giai đoạn 2008 - 2015 nguồn vốn ODA đã bổ
sung khoảng 16% cho tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội và trung bình khoảng 29%
tổng đầu tƣ từ ngân sách; đến năm 2015 tổng vốn đầu tƣ vào tỉnh đã đạt đƣợc
5.168 tỷ. Nguồn ODA góp phần phát triển cơ sở hạ tầng quy mô vừa và nhỏ
(điện, đƣờng, trƣờng, trạm, nƣớc sạch, bệnh viện...), nhờ vậy đã tăng cƣờng
khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện cơ sở vật
chất trƣờng học, y tế và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, đặc biệt
ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Xuất phát từ lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Thu hút và sử dụng ODA

tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008-2015”.
1.1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đi sâu nghiên cứu hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại
tỉnh Hòa Bình, luận văn sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Sự cần thiết phải thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh Hòa Bình trong
giai đoạn 2008 - 2015?
- Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại tỉnh Hòa Bình
trong giai đoạn 2008 - 2015 diễn ra nhƣ thế nào? Kết quả thực hiện một số dự
án ODA tiêu biểu trong giai đoạn này?
- Những vấn đề còn tồn tại trong công tác thu hút và sử dụng nguồn

2


vốn ODA tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 - 2015? Nguyên nhân của tồn tại?
- Hòa Bình đã có những giải pháp nào để tăng cƣờng thu hút và sử
dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới?
1.1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu của đề tài là đi sâu nghiên cứu hoạt động thu
hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại tỉnh Hòa Bình, chỉ ra những vấn đề còn
tồn tại và nguyên nhân phát sinh vấn đề, từ đó đề xuất giải pháp tăng cƣờng
thu hút và sử dụng ODA tại tỉnh. Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề
tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu nội dung cơ bản của thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Hòa Bình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Hòa
Bình trong thời gian qua.
- Đƣa ra định hƣớng và giải pháp để thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh các
năm tới.
1.1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a.


Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA của tại tỉnh Hòa Bình.

b.

Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về vốn ODA, vốn ODA tại Việt Nam,

thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA của tại tỉnh Hòa Bình và những giải
pháp nhằm tăng cƣờng thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh Hòa Bình.
- Về thời gian: Do tỉnh Hòa Bình bắt đầu thu hút nguồn vốn ODA từ
năm 2001 nhƣng không đáng kể, do chƣa thực sự lôi kéo đƣợc các nhà đầu tƣ.
Đến năm 2008 nguồn vốn ODA vào tỉnh tăng vọt, chính vì vậy đề tài tập
trung nghiên cứu các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh
Hòa Bình trong giai đoạn 2008-2015.
1.1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3


a.

Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp, thứ cấp từ thƣ viện, Cổng thông tin

điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Tổng cục Thống
kê, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hòa Bình,
website của Vụ Kinh tế đối ngoại Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, phiếu khảo sát…
sau đó tổng hợp nhằm đánh giá tổng quan về vốn hỗ trợ phát triển chính thức,

vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam và vốn hỗ trợ phát triển chính
thức tại tỉnh Hòa Bình.
b.

Phương pháp phân tích thông tin dữ liệu
Thông tin dữ liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập sau khi đã thu thập đƣợc

phân tích SWOT, đối chiếu, so sánh, kết hợp với bảng, biểu minh họa nhằm
làm rõ thực trạng thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh
Hòa Bình.
c.

Phương pháp chuyên gia
Thông tin trong đề tài đƣợc thu thập, tổng hợp từ ý kiến các chuyên gia

am hiểu về vốn hỗ trợ phát triển chính thức, từ chuyên viên trực tiếp quản lý
Nhà nƣớc về hỗ trợ phát triển chính thức tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hòa
Bình. Ý kiến của các chuyên gia, chuyên viên đƣợc tác giả tiếp thu khi đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
tại tỉnh Hòa Bình.
1.2.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,

luận văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ODA
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh Hòa Bình
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị


4


CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ ODA
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam xuất phát điểm là một đất nƣớc nông nghiệp lạc

hậu, bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Đảng và Nhà nƣớc đang tiếp tục đổi
mới và huy động tất cả nguồn lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiên đại hóa
đất nƣớc để đạt mục tiêu sau 2010 nƣớc ta sẽ trở thành nƣớc có mức thu nhập
trung bình và tiến tới năm 2020 cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp hiện
đại. Trong hoàn cảnh, nguồn vốn cho đầu tƣ ở trong nƣớc còn hạn hẹp, tốc độ
tích lũy chƣa cao nên để đáp ứng lƣợng vốn rất lớn cho nhu cầu tái thiết xây
dựng nền kinh tế thì nguồn vốn từ bên ngoài có ý nghĩa rất to lớn đối với
nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Trong đó, nguồn vốn vay có tính ƣu đãi
nhất là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chính từ tính phù hợp
của vốn ODA, Nhà nƣớc ta đã quan tâm sâu sắc trong việc vận động thu hút
nguồn vốn này cho phát triển nền kinh tế.
Năm 1992, nhóm DAC đƣa ra nguyên tắc về các biện pháp mới đối với
cấp viện trợ ràng buộc, cho phép các nƣớc đang phát triển nhận viện trợ nhiều
hơn, đƣợc hƣởng ƣu đãi hơn nhƣng cũng bị ràng buộc hơn nhằm kiểm soát
viện trợ có hiệu quả. Cụ thể là không dành viện trợ ràng buộc cho các nƣớc có
thu nhập bình quân đầu ngƣời không đủ tiêu chuẩn hƣởng khoản vay dài hạn
17-20 năm của WB, hạn chế áp dụng viện trợ ràng buộc cho các dự án giá trị
lớn hơn 2 triệu SDR (quyền rút vốn đặc biệt) hoặc không bảo đảo mức ƣu đãi
tối thiểu là 80%. Vì vậy, điều kiện để đƣợc nhận ODA là các nƣớc đang phát

triển, chậm phát triển và các nƣớc nghèo có thu nhập bình quân đầu ngƣời
dƣới 100 USD/năm. Nhìn nhận về mức thu nhập này có thay đổi tùy theo
từng nƣớc, từng khu vực, từng tổ chức đa phƣơng. Chẳng hạn ADB dành tín
dụng từ Quỹ phát triển Châu Á (ADF) cho các nƣớc có thu nhập bình quân

5


đầu ngƣời dƣới 650 USD/năm với thời hạn 10 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất
0,75%/năm.
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và sử dụng ODA của một số nƣớc, tác
giả nhận thấy một số vấn đề nổi cộm nhƣ sau:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thùy với đề tài “Kinh nghiệm
thu hút ODA của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam”, 2013, Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội: Ở Châu Mỹ La tinh, điển
hình là Braxin, bằng vốn vay nƣớc ngoài, nƣớc này đồng thời tiến hành một
chƣơng trình xây dựng kinh tế cực kỳ to lớn bao gồm một loạt dự án: Xây
dựng tuyến đƣờng sắt Miras Gnerais tới Sao Paolo kéo dài hơn 3 năm; xây
dựng nhiều nhà máy thủy điện mà chỉ riêng một nhà máy đã ngốn số vốn gấp
10 lần số vốn đầu tƣ vào chƣơng trình thủy điện ở toàn vùng Đông Bắc; xây
dựng 9 nhà máy điện hạt nhân; xây dựng tổ hợp nông - công nghiệp gang thép
vùng Đông Bắc với số vốn khổng lồ là 620 triệu USD. Kết quả là Braxin đã
trở thành con nợ lớn nhất thế giới với số nợ lên tới 108 tỷ USD vào năm 1986
và là một trong hai nƣớc đầu tiên tuyên bố vỡ nợ vào tháng 8/1992. Hay nhƣ
Châu Phi, nguồn viện trợ đã tập trung quá lớn vào xây dựng nhiều công
xƣởng, biệt thự lớn, đầu tƣ chủ yếu vào phát triển đô thị, không quan tâm đến
phát triển nông nghiệp, đầu tƣ không cân đối, chú trọng nhiều đến khu vực
làm ăn thu lỗ, cần sự bao cấp của nhà nƣớc, dẫn đến sử dụng vốn kém hiệu
quả, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế quốc dân. Kết quả là mặc dù nguồn vốn
ODA đổ vào những nƣớc Châu Phi năm 80 lên tới 35-40% tổng ODA thế giới

với mức ƣu đãi cao, tỷ lệ cho không 60-80% nhƣng tốc độ tăng trƣởng kinh tế
trong những năm này liên tục giảm. Khác với Châu Phi, Đài Loan xác định
nông nghiệp là lĩnh vực ƣu tiên hàng đầu, nên thời kỳ 1951-1953, trong tổng
số vốn 267 triệu USD viện trợ nƣớc này đã chi hơn 50% cho lĩnh vực phát
triển nông nghiệp, tiếp theo là các lĩnh vực khác nhƣ kỹ thuật, công nghiệp hạ

6


tầng thủy lợi, giao thông…Chính phủ Đài Loan đã vạch ra chiến lƣợc sử dụng
ODA vừa phù hợp với tôn chỉ mục tiêu của nƣớc cấp viện trợ, vừa phù hợp
với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát huy đƣợc thế mạnh, tiềm năng
vốn có của đất nƣớc ở tùng giai đoạn phát triển. Năm 2010, Đài Loan đƣợc
mệnh danh là “con rồng Châu Á” với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất
khu vực Châu Á. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2010 là 14.000
USD/năm, đứng thứ 25 trên thế giới.
Bên cạnh việc xác định rõ chiến lƣợc sử dụng ODA thì việc quy định
mức vay và trả nợ hàng năm cũng không kém phần quan trọng. Một trong
những biện pháp giúp Thái Lan không bị sa lầy vào vòng nợ nần là xác định
“trần vay”, trả hàng năm. Một khoản vay không đƣợc tính là nguồn thu ngân
sách nhƣng các khoản trả nợ đƣợc nhà nƣớc cân đối trong ngân sách quốc gia
hàng năm. Chính phủ Thái Lan quy định mức vay nợ không đƣợc vƣợt quá
10% kế hoạch thu ngân sách, mức trả nợ bằng 9% kim ngạch xuất khẩu hoặc
20% chi ngân sách hàng năm. Sự khống chế này nhằm cân đối khả năng vay,
trả nợ, mức xuất khẩu của đất nƣớc, tránh vay mƣợn tràn lan. Nhiều dự án
phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nƣớc, có nguồn vay nhƣng vƣợt quá
giới hạn cho phép đều không đƣợc xét duyệt. Là một nƣớc có mức vay nợ
nƣớc ngoài cao, trong giai đoạn 1980-1986 mức vay nợ mỗi năm bình quân
khoảng 1,75 tỷ USD nhƣng Thái Lan luôn trả nợ đúng hạn, trung bình mỗi
năm trên 1 tỷ USD.

Những vấn đề nêu trên chỉ là một số ví dụ điển hình từ một vài khía
cạnh chƣa đầy đủ, là sự tổng hợp giản đơn từ những kinh nghiệm thực tế của
các nƣớc đã và đang sử dụng ODA. Việc xem xét, học hỏi kinh nghiệm nƣớc
ngoài không phải là sao chép y nguyên những cũng cần đƣợc coi là một vấn
đề mang tính cấp bách đối với Việt Nam khi mà Việt Nam đang trong quá

7


trình chuyển đổi nên việc sử dụng vốn nƣớc ngoài có hiệu quả trong một nền
kinh tế thị trƣờng là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ.
Từ năm 1950, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với các nƣớc
XHCN và nhận đƣợc nhiều khoản viện trợ ODA. Trong những năm chiến
tranh, chúng ta đã vƣợt qua những khó khăn, thiếu thốn, có đủ sức mạnh để
chiến thắng và giành độc lập một phần cũng nhờ vào những khoản viện trợ
vay này. Giai đoạn sau 1975 đến trƣớc năm 1993, các nƣớc trong hệ thống
XHCN lâm vào giai đoạn khủng hoảng về chính trị, trong khi đó chính sách
thù địch của Mỹ, cấm vận đối với Việt Nam của Mỹ và hàng loạt các sự kiện
chính trị trong khu vực xảy ra nhƣ cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và
biên giới phía Bắc, nguồn tài trợ ODA cho nền kinh tế Việt Nam tạm thời bị
gián đoạn. Từ năm 1993, sau khi Việt Nam rút quân đội khỏi Campuchia, các
tổ chức Tài chính quốc tế và những nhà tài trợ song phƣơng nối lại quan hệ,
tài trợ cho Việt Nam nhiều hơn do chúng ta đã có những chính sách cải cách
kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển chung của thế giới, điều này đƣợc
khẳng định qua các hội nghị thƣờng niên của nhóm VCG.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thanh Nghĩa với đề tài “Các nhà tài trợ
ODA cho Việt Nam”, 2012, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội: Trong giai
đoạn 1993-2004, nguồn vốn ODA đã đem lại những thanh tựu bƣớc đầu quan
trọng. Hàng trăm dự án ODA đã đƣợc đƣa vào thực hiện với tổng số vốn đƣợc
ký kết với các nhà tài trợ lên đến 21,53 tỷ USD, đạt khoảng 72% tổng vốn

ODA đã cam kết. Tổng số vốn giải ngân qua các năm trong giai đoạn 19932004 đạt khoảng 14,83 tỷ USD. Đồng thời tình hình thực hiện các chƣơng
trình, dự án ODA cũng đƣợc nhận định là đã có tiến triển, năm sau cao hơn
năm trƣớc và tiến độ giải ngân hàng năm tăng dần đều. Cũng trong giai đoạn
này, viện trợ không hoàn lại của Việt Nam đạt từ 14-18% trong tổng số ODA.
Qua đó cho thấy, tỷ lệ viện trợ không hoàn lại trên tổng vốn ODA cam kết mà

8


Việt Nam nhận đƣợc tƣơng đối thấp (mức bình quân thế giới là 25%, trƣờng
hợp đặc biệt nhƣ Malaysia tỷ lệ này đạt 30%). Các nhà tài trợ ODA cho Việt
Nam bao gồm: 29 nhà tài trợ song phƣơng, 19 đối tác đa phƣơng và 350 tổ
chức Phi chính phủ nƣớc ngoài. Nhiều dự án ODA đã hoàn thành và đƣa vào
sử dụng, góp phần tăng trƣởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ tích cực
cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam (Lê Thanh Nghĩa, 2009).
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các nhà tài trợ quốc tế đã
cam kết hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam lên tới hơn 70 tỷ USD
trong giai đoạn 2008-2015. Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ƣớc quốc tế
cụ thể từ năm 2008 đến năm 2015 đạt trên 43,4 tỷ USD, chiếm khoảng 61,8%
tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay ƣu đãi đạt 35,1 tỷ USD và chiếm
khoảng 83,57%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,9 tỷ USD và chiếm khoảng
16,43%. Tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 30,9 tỷ USD, chiếm trên 44,02%
tổng vốn ODA ký kết.
Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đã vạch ra chiến lƣợc sử dụng
ODA, đó là ƣu tiên phát triển ngành giao thông vận tải và bƣu chính viễn
thông. Hai ngành này tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA lớn nhất trong 7
lĩnh vực, khoảng 12,3 tỷ USD, trong đó có 10,2 tỷ USD là vốn vay. Riêng
ngành giao thông vận tải đã hoàn thành và đang thực hiện 95 dự án, trong đó
đã hoàn thành 71 dự án với vốn ODA đạt 5,3 tỷ USD và đang thực hiện 13 dự
án với số vốn ODA khoảng 7 tỷ USD. Nhật Bản và WB là hai nhà tài trợ song

phƣơng và đa phƣơng lớn nhất cho Việt Nam với vốn đầu tƣ lần lƣợt là 18,38
tỷ và 23,1 tỷ USD.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Bộ, cửa ngõ Tây Bắc
hƣớng vào Thủ đô. Trong những năm qua và hiện nay, Hòa Bình đang phát
triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội. Để có đƣợc sự phát triển mạnh mẽ đó, phải
kể đến sự đóng góp không nhỏ của vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ các nhà

9


tài trợ. Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2008-2014 (chƣa tính GTSX của
NMTĐ) của tỉnh là: Nông nghiệp: 31,5%, Công nghiệp-Xây dựng 35%, Dịch
vụ: 33,5%. Cơ cấu này tƣơng đƣơng với trình độ phát triển chung của khu vực
Tây Bắc (mặc dù công nghiệp của Hòa Bình phát triển hơn một chút so với
khu vực nhƣng dịch vụ lại phát triển kém hơn), nhƣng thấp hơn so với vùng
miền núi và trung du Bắc Bộ và đặc biệt thấp hơn nhiều so với mức chung
của cả nƣớc (trạng thái cơ cấu ngành hiện tại của Hòa Bình tƣơng đƣơng với
cơ cấu kinh tế của cả nƣớc trong giai đoạn 1995 - 2000). Bên cạnh sự phát
triển chậm của khu vực công nghiệp, khu vực dịch vụ với tỷ trọng thấp trong
GDP (so với vùng Tây Bắc, vùng núi phía Bắc và cả nƣớc) cũng cho thấy sự
phát triển chƣa xứng với tiềm năng của tỉnh. Trình độ phát triển ở mức thấp
hơn nhiều so với cả nƣớc còn thể hiện ở GPD bình quân đầu ngƣời. GPD bình
quân đầu ngƣời của Hòa Bình trong giai đoạn này (chƣa tính GTSX của
NMTĐ) đạt khoảng 13,8 triệu đồng, cao hơn mức chung vùng Tây Bắc (11,24
triệu/ngƣời) và vùng núi phía Bắc (11,87 triệu đồng/ngƣời), nhƣng thấp hơn
so với mức bình quân của cả nƣớc (chỉ bằng 64% GPD trung bình của cả
nƣớc), tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khả năng phát huy nội lực trong phát triển
KTXH của tỉnh còn nhiều hạn chế.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Dƣơng Thị Yến với đề tài “Tăng cường thu
hút và sử dụng nguồn vốn ODA của WB tại tỉnh Hòa Bình”, 2012, Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội: Từ năm 1993 đến hết năm 2005 trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình có tổng số 35 dự án ODA và 02 dự án đang trong quá trình đàm
phán ký kết của 11 nhà tài trợ: Nhật Bản, Thụy Sỹ, Đức, Tây Ban Nha, Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), UNFPA, Pháp,
Hàn Quốc và Quỹ UNICEF. Tổng giá trị vốn ODA đƣợc ký kết cho các
chƣơng trình, dự án là 80,186 triệu USD. Trong đó ODA vốn vay là 63,415
triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại là 16,771 triệu USD. Tổng số vốn

10


ODA giải ngân tính đến hết năm 2005 đạt 56,1302 triệu USD, bằng 70% tổng
vốn ODA đã ký kết. Có thể nhận thấy, tổng nguồn vốn ODA đầu tƣ vào tỉnh
Hòa Bình còn thấp do trong giai đoạn này các nƣớc gặp khó khăn về kinh tế
trong nƣớc nên phải tập trung nguồn lực khắc phục cho các khó khăn này, bên
cạnh đó cũng có lý do xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bắt
đầu xảy ra từ năm 1997. Tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh
nhìn chung còn chậm và chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao, tỷ lệ giải ngân của các
dự án còn chƣa cao, bình quân cả giai đoạn là 70% (Dƣơng Thị Yến, 2012).
Giai đoạn 2008-2014 trên địa bàn tỉnh có tổng số 53 chƣơng trình dự án
ODA đang triển khai hoạt động, bao gồm: 48 chƣơng trình, dự án là hình thức
tài trợ cho vay ƣu đãi; 5 chƣơng trình, dự án là viện trợ không hoàn lại. Trong
đó có 32 chƣơng trình, dự án do UBND tỉnh làm cơ quan chủ quản; 12
chƣơng trình, dự án còn lại do các cơ quan trung ƣơng làm chủ quản và 1 dự
án đang trong quá trình đàm phán kí kết. Tổng giá trị vốn ODA đƣợc kí kết
cho các chƣơng trình, dự án là 8.972 tỷ đồng (448,6 triệu USD), giá trị giải
ngân đến hết năm 2014 khoảng 6.774 tỷ đồng (311,3 triệu USD). Năm 2014,
ODA của tỉnh tăng vọt, từ 1.650 tỷ đồng vào năm 2013, lên tới 4.168 tỷ đồng
là nhờ 2 dự án nổi bật: Dự án giảm nghèo giai đoạn II do WB tài trợ với tổng
mức đầu tƣ là 3.145.657 triệu đồng và Chƣơng trình đô thị miền núi phía Bắctiểu dự án thành phố Hòa Bình, cũng do WB tài trợ với số vốn cam kết là

928.569 triệu đồng.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Hạnh với đề tài “Giải pháp tăng
cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của WB tại tỉnh Hòa Bình”, 2013,
Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội: Qua 14 năm (2001-2014) tổng giải
ngân ODA của WB ở Hòa Bình chiếm tới 77,16% và viện trợ không hoàn lại
chỉ chiếm 34,23%. Xu hƣớng vốn vay ngày càng tăng và cao nhất là năm
2014, chiếm 86,4%. Trong khi đã viện trợ không hoàn lại đƣợc giải ngân lại

11


có xu hƣớng giảm, tỷ lệ viện trợ không hoàn lại so với tổng giải ngân cao nhất
là năm 2005 chiếm 37,8%, sang 2014 lại giảm xuống còn 13,6%.
Bên cạnh hai nhà đầu tƣ đa phƣơng lớn nhất là Ngân hàng Thế giới
(WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Nhật Bản là nhà đầu tƣ vốn
ODA song phƣơng lớn nhất của tỉnh Hòa Bình với tổng số vốn ƣu đãi cho 28
dự án lên đến gần 9 tỷ Yên từ năm 1995 đến nay. Trong những năm gần đây,
việc sử dụng vốn ODA đã đƣợc tỉnh Hòa Bình phân bổ đều ở các lĩnh vực
nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc tính tập trung có trọng điểm, có chiều sâu. Vốn
ODA chủ yếu đƣợc đầu tƣ vào nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng
lƣợng và xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Giai đoạn 2007-2015 vốn ODA
của JICA đầu tƣ cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm
30,08%, năng lƣợng và công nghiệp chiếm 19,65%, phát triển cơ sở hạ tầng
chiếm 28,43% và giáo dục, y tế, môi trƣờng chiếm 18,6%. Việc phân bổ và sử
dụng vốn ODA nhƣ vậy là khá hợp lý, giúp tỉnh nâng cao chất lƣợng trong
các lĩnh vực một cách đồng bộ mang lại hiệu quả sử dụng dự án cao nhất cho
ngƣời dân.
Xu hƣớng ODA không hoàn lại nói chung sẽ giảm trong những năm
tới, sẽ giảm tính ƣu đãi từ chỗ chủ yếu hỗ trợ không hoàn lại sang có hoàn
lại. Đây cũng là xu hƣớng chung của ODA trên thế giới. Riêng đối với

Việt Nam đến năm 2010 đã bƣớc qua ngƣỡng nƣớc có thu nhập thấp, thì
ODA vào Việt Nam nói chung và Hòa Bình nói riêng những năm sau đã
có xu hƣớng giảm đi. Và tất nhiên các khoản viện trợ không hoàn lại còn
sẽ giảm đáng kể trong tình hình nhƣ vậy. Điều này đòi hỏi các ban quản lí
và các đối tƣợng thụ hƣởng phải có quan điểm nhìn nhận đúng bản chất
vốn ODA để làm cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, tránh

12


tình trạng một số cơ quan thụ hƣởng ODA ở địa phƣơng vẫn còn quan
niệm tiền từ nguồn vốn ODA là "tiền chùa", cho không cần trả lại.
Nhận thấy tỉnh Hòa Bình thu hút đƣợc khá nhiều nhà đầu tƣ. Trong giai
đoạn 2008-2014, có 4 nhà đầu tƣ lớn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình: WB, KFW,
EDFC và JICA. WB và JICA là 2 nhà đầu tƣ lớn nhất với 34 dự án trên tổng
số 53 dự án, tổng số vốn đầu tƣ là 5.132.501 triệu VNĐ (100% là vốn vay).
Hầu hết đều là hình thức tài trợ cho vay ƣu đãi, riêng chính phủ Nhật Bản và
chính phủ Thụy Sĩ là 02 nhà tài trợ viện trợ không hoàn lại, với 05 dự án
nhƣng tổng số vốn đầu tƣ khá lớn là 1.032.917 triệu VNĐ.
Nên tác giả đã mở rộng phạm vi nghiên cứu, thực trạng thu hút và sử
dụng ODA của các nhà đầu tƣ trên toàn tỉnh, không chỉ riêng WB và Nhật
Bản. Bài viết cũng tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng nguồn
vốn ODA qua các tiêu chí: tính hiệu quả kinh tế- xã hội, tính bền vững và tính
phối hợp. Từ đó dự đoán xu hƣớng, kiến nghị một số giải pháp góp phần tăng
cƣờng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới, đồng thời phát
triển nội lực của tỉnh để trở thành đối tác đáng tin cậy trong mắt các nhà đầu tƣ.
1.2.

Cơ sở lý luận về ODA


1.2.1. Khái niệm về ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance), viết tắt
là ODA còn đƣợc gọi là Viện trợ phát triển và theo Ngân hàng Thế giới (WB)
thì ODA là “Khoản tài trợ hoặc giải ngân vốn vay ƣu đãi (sau khi đã trừ phần
trả nợ) đƣợc cung cấp bởi các cơ quan chính thức của các nƣớc thuộc Tổ chức
Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), một số quốc gia và tổ chức đa phƣơng
khác nhƣ Ngân hàng Thế giới vì mục đích phát triển. Viện trợ quân sự không
đƣợc tính vào khái niệm này.”
Nhƣ vậy, ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, vốn vay ƣu
đãi đã giải ngân trừ đi khoản nợ đã thanh toán (còn gọi là vốn ODA thuần) do

13


×