Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Áp dụng cách tiếp cận kiến trúc tổng thể trong quy hoạch đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 84 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN NGỌC TUẤN

ÁP DỤNG CÁCH TIẾP CẬN KIẾN TRÚC TỔNG THỂ
TRONG QUY HOẠCH
ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội – 2015
1


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN NGỌC TUẤN

ÁP DỤNG CÁCH TIẾP CẬN KIẾN TRÚC TỔNG THỂ
TRONG QUY HOẠCH
ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm


LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ái Việt

Hà Nội – 2015

2


3

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất đến thầy giáo, Viện trưởng Viện CNTT- Đại học
Quốc Gia Hà Nội, TS. Nguyễn Ái Việt, người đã khơi nguồn, định
hướng chuyên môn, cũng như trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận
văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Viện
CNTT – ĐH Quốc Gia Hà Nội đã góp ý kiến, nhận xét và quan
tâm chỉ bảo, giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi thực hiện đề
tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Lê Quang Minh,
thạc sỹ Đoàn Hữu Hậu đã luôn sát cánh bên tôi, nhiệt tình quan
tâm, động viên và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc
đến gia đình đã tạo động lực và mọi điều kiện tốt nhất để tôi có
thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận
văn.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn

không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô và bạn bè để tiếp tục hoàn thiện thêm
nghiên cứu về EA trong môi trường Việt Nam của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Tuấn

3


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có
sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các
nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Ngọc Tuấn

4


5

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là tìm hiểu một số
phương pháp luận xây dựng Kiến trúc Tổng Thể trên thế giới và
môi trường ứng dụng CNTT tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề
xuất phương pháp luận xây dựng Kiến trúc Tổng thể trong môi
trường Việt Nam, áp dụng cụ thể trong bài toán: “Áp dụng cách
tiếp cận kiến trúc tổng thể trong Quy hoạch Đài truyền hình kỹ
thuật số VTC”.
Chương đầu của luận văn trình bày các khái niệm cơ bản về
Kiến trúc Tổng thể và Khung Kiến trúc từ đó làm nổi bật sự cần
thiết của việc xây dựng quy hoạch tổng thể để phát triển của
bất kỳ cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp nào.
Chương 2 trình bày về Tổng quan các phương pháp luận xây
dựng Kiến trúc Tổng thể
Chương 3 trình bày về bối cảnh Đài truyền hình kỹ thuật số VTC
sau khi chuyển đổi đơn vị chủ quản.
Chương cuối cùng đưa ra đề xuất Quy hoạch Đài truyền hình kỹ
thuật số VTC trong bối cảnh mới.

5


6

Mục lục

6


7


DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
Architecture
CNTT
CNTT&TT

Kiến trúc
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin và
truyền thông
Enterprise
Xí nghiệp, Doanh nghiệp, Tổ
chức, Cơ quan
EA – Enterprise Architecture
Kiến trúc tổng thể
AF – Architecture Framework
Khung Kiến trúc
IT – Information Technology
Công nghệ thông tin
IRM – Information Resource Quản lý tài nguyên thông
Management
tin
Đài VTC
Đài truyền hình kỹ thuật số
VTC
Bộ TTTT
Bộ Thông tin và truyền
thông
VOV
Đài Tiếng nói Việt Nam
TT

Trung tâm
SXCT
Sản xuất chương trình
Rating
Chỉ số đơn đo lường người
xem truyền hình

7


8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG BIỂU

8


9

1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài (tính cấp thiết,
thời sự, khoa học, thực tiễn của đề tài)
Trong những năm gần đây, khái niệm quy hoạch doanh
nghiệp và tổ chức (cả nhà nước và tư nhân) diễn ra rất mạnh
mẽ. Có thể nói, sau 30 năm đổi mới và hội nhập, nền kinh tế
Việt nam đã có những bước chuyển rất lớn. Từ những doanh
nghiệp, tổ chức làm ăn manh mún, có quy mô nhỏ, tầm hoạt

động địa phương thì hiện nay đã xuất hiện những tập đoàn lớn
với quy mô hàng vạn lao động và doanh thu hàng tỷ đô la.
Các đô thị lớn ở Việt nam hiện nay đang gặp phải nhiều
vấn đề lớn, nan giải: ùn tắc giao thông, ngập lụt, ô nhiễm nặng
nề, phải áp dụng các giải pháp đối phó, chắp vá như đường trên
cao, cầu vượt, v.v… và muốn giải quyết hoặc xây dựng một cái
mới thì tiền đền bù, phá cái cũ gấp nhiều lần tiền thực sự dành
cho xây mới, tạo ra “những con đường đắt nhất hành tinh”.
Nguyên nhân chủ yếu là do trước đây không có quy hoạch
kiến trúc tổng thể, mạnh ai nấy làm, cần gì làm nấy, không có
một kỷ cương chung.
Cách đây khoảng gần 30 năm, hệ thống thông tin của các
tổ chức cũng gặp phải vấn đề tương tự. Sau một thời gian phát
triển liên tục, người ta nhận ra rằng [16]:
Hệ thống thông tin càng ngày càng phức tạp, tốn kém, khó
điều hành. Chi phí và mức độ phức tạp của hệ thống tăng theo
cấp lũy thừa, trong khi đó mức độ hệ thống thông tin đáp ứng
nhu cầu của tổ chức càng ngày càng kém đi. Mỗi khi có nhu cầu
mới hoặc thay đổi, rất khó điều chỉnh một hệ thống thông tin
cồng kềnh, đắt tiền đáp ứng được các nhu cầu mới đó.
Các vấn đề nói trên không chỉ riêng của xây dựng thành
phố hay hệ thống thông tin. Bất kỳ một tổ chức, hệ thống nào
khi phát triển tự phát đến một quy mô nhất định cũng gặp tình
trạng cồng kềnh, phức tạp, tốn kém, khó thay đổi và hiệu năng
bị giảm.
9


10


Để khắc phục tình trạng đó, năm 1987 một lĩnh vực mới ra
đời: Kiến trúc hệ thống.(Enterprise Architecture).
Hệ thống ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là mọi tổ chức
(cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, đoàn thể,..), tập hợp
các tổ chức (tập đoàn, hiệp hội) có cùng các mục tiêu, hoặc một
ngành dọc trong một tổ chức, ví dụ: hệ thống tài chính – kế toán
của một tập đoàn. Trong thuật ngữ tiếng Anh Enterprise
Architecture, từ enterprise được hiểu theo nghĩa rộng này mà
doanh nghiệp chỉ là một trường hợp riêng. Vì vậy dưới đây
thống nhất gọi chung là Kiến trúc hệ thống. Trong từng lĩnh vực
cụ thể, từ enterprise có nghĩa khác nhau. Ví dụ: kiến trúc chính
phủ điện tử, kiến trúc doanh nghiệp, kiến trúc hành chính, kiến
trúc hệ thống thông tin, v.v….
Tại Việt Nam, kiến trúc hệ thống mới được biết đến không
lâu nhưng nhanh chóng được đánh giá cao, đặc biệt là trong giai
đoạn tái cơ cấu doanh nghiệp hiện nay. Tại Diễn đàn Thương
mại điện tử Việt Nam 2011 (EcomBiz 2011) thứ trưởng bộ Công
thương Trần Tuấn Anh đã nhấn mạnh [5]: “Tái cơ cấu theo hướng
xây dựng kiến trúc DN là một bức tranh kiến trúc đa chiều thể
hiện các bộ phận cấu thành nên một DN và mối quan hệ giữa
các bộ phận. … diễn đàn cần tập trung thảo luận sâu về vai trò
của kiến trúc DN trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh
giai đoan 2011- 2015, đáp ứng yêu cầu về tái cơ cấu nền kinh
tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nêu tại Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11. Các
tập đoàn, công ty, hệ thống ngân hàng thương mại và DN là
những đối tượng cần đi đầu trong công tác đổi mới và xây dựng
kiến trúc DN phù hợp với tầm nhìn kinh doanh trong 5 năm tới.”
Lĩnh vực quản lý nhà nước là nơi có nhận thức sớm, đã và
đang triển khai mạnh mẽ các đề tài nghiên cứu, các công trình

xây dựng và áp dụng kiến trúc hệ thống. Đề án 112 bắt đầu
triển khai năm 2001, được đánh giá là đã định hướng được kiến
trúc hệ thống thông tin của Chính phủ. Nghị định số
64/2007/NĐ-CP “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nước”, điều 15 giao nhiệm vụ “Bộ Bưu chính,
10


11

Viễn thông chủ trì xây dựng kiến trúc chuẩn hệ thống thông tin
quốc gia”.
Một số bộ ngành, tỉnh, thành phố cũng đã triển khai công tác
theo hướng này:
Bộ Tài nguyên và Môi trường “trên cơ sở kiến trúc hệ thống
thông tin quốc gia, cần xây dựng và ban hành kiến trúc hệ
thống thông tin ngành TN&MT”[10].
Bộ Ngoại giao “thiết kế, xây dựng khung kiến trúc chuẩn
CNTT và một lộ trình phát triển ứng dụng CNTT cho giai đoạn từ
nay đến 2015.”[11]
Bộ Thông tin Truyền thông: Đề tài khoa học cấp Nhà nước
“Nghiên cứu xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin và truyền
thông và các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc triển khai
Chính phủ điện tử ở Việt Nam”, mã số KC.01.18 thuộc Chương
trình nghiên cứu khoa học trọng điểm về Công nghệ thông tin
và truyền thông KC.01, giai đoạn 2006 – 2010 .
“Dự án Tư vấn khung và các tiêu chuẩn ứng dụng CNTT
Chính phủ điện tử (dự án MIC 1.4) do Bộ TT&TT là chủ đầu tư,
nằm trong khuôn khổ dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam do
Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, đã được chính thức khởi động

chiều ngày 9/3/2012.” [12].
Năm 2008, Hà nội triển khai đề tài CNTT/01-2008-2
“Nghiên cứu đề xuất chuẩn và kiến trúc cho các ứng dụng chính
phủ điện tử trong hệ thống thông tin của Hà nội ”

1.2 Vấn đề đối với Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.
Một trong những đặc điểm của ngành truyền hình hiện nay
là: Cung về dịch vụ nội dung truyền hình luôn lớn hơn nhu cầu
của người xem ( hơn 200 kênh truyền hình trên cả nước) dẫn
đến cạnh tranh khốc liệt ở quy mô quốc gia [1].
Các chương trình truyền hình có độ phân giải cao (HDTV)
và siêu cao (Super HDTV), truyền hình nổi (3DTV); âm thanh đa
kênh (5.1, 7.1) dần thay thế các chương trình có độ phân giải
thấp trước đây .
11


12

Cung cấp nội dung truyền hình không còn bó hẹp trên màn
hình TV mà đã phát triển trên nhiều thiết bị khác nhau (TV, màn
hình máy tính, điện thoại di động). Thực hiện truyền hình trên
cả 3 màn hình nhằm đảm bảo cho người xem có thể “tiêu thụ”
nội dung bằng bất cứ thiết bị nào, ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời
điểm nào (anydevice, anwhere, anytime).
Công nghệ tương tác làm sinh động nội dung hấp dẫn khán
giả.
Các công nghệ này chỉ có thể trở thành hiện thực khi
truyền hình dựa trên các thành tựu của khoa học công nghệ
hiện đại, đó là công nghệ số, công nghệ mạng, công nghệ viễn

thông, công nghệ quản lý khoa học … cả bằng phần cứng và
phần mềm, cũng như tuân thủ tốt các nguyên tắc quy định
chung của pháp luật.
Sau hơn 10 năm phát triển, Đài truyền hình kỹ thuật số
VTC đang bị chậm lại trong cuộc cạnh tranh cùng các Đài truyền
hình khác cả về mặt nội dung, kỹ thuật và kinh doanh.
Hiện nay (10/2015), Đài VTC cùng với Đài truyền hình Việt
Nam (VTV) là hai đơn vị sở hữu nhiều giấy phép truyền hình
nhất (15 kênh SD và 6 kênh HD). Tuy vậy mức độ phổ biến, tiếp
cận người xem và doanh thu quảng cáo của Đài VTC vẫn ở mức
thấp ( Ngoài top 10 – theo số liệu từ Công ty Kantarmedia Việt
Nam)

Hình 1-1: Rating và thị phần 20 kênh tốt nhất 9 tháng 2015

Báo cáo nội bộ lấy từ nguồn của Công ty Kantarmedia Việt Nam

Hình 1-2: Doanh thu top 23 kênh có ghi nhận doanh thu

Báo cáo nội bộ lấy từ nguồn Kantarmedia Việt Nam
Nhìn vào bảng 1-1 và 1-2 chúng ta thấy được, cho dù
trong top 10 kênh có thị phần khán giả tốt nhất thì có đến 2
kênh của VTC là VTC7 – TodayTV ( vị trí số 4) và VTC9 – Lets Viet
12


13

(Vị trí số 6). Rất đáng tiếc đây lại là 2 kênh truyền hình xã hội
hóa. Kênh truyền hình chủ lực của VTC là kênh VTC1- thời sự

chính trị tổng hợp lại chỉ nằm ở vị trí số 14.
Về thị phần doanh thu Quảng cáo thì 2 kênh chủ lực của
Đài VTC lại nằm ở 2 vị trí cuối cùng của 23 kênh truyền hình có
ghi nhận dữ liệu.
Với mức độ cạnh tranh như vậy, công nghệ thông tin là
một trong những công cụ cơ bản và chủ yếu đảm bảo năng lực
cạnh tranh. VTC cần phải nhanh chóng thay đổi theo hướng:
Đẩy mạnh cung cấp nội dung truyền hình trên mọi hạ tầng, đẩy
mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin, công nghệ truyền hình
trong sản xuất nội dung chương trình, tin học hóa toàn bộ quy
trình nghiệp vụ . Đặc biệt là môi trường online ( Mạng xã hội,
Internet, IPTV, OTT)
Tất cả những yếu tố đó dẫn đến cần thiết phải có
một cuộc cách mạng thay đổi Đài Truyền hình kỹ thuật số
VTC nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Để đạt được
mục tiêu đó, cần tái cơ cấu theo phương thức cải tổ toàn
diện.
Nhưng xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức, quản lý,
nghiệp vụ, hệ thống công nghệ thông tin như thế nào để có thể
tối ưu hóa được nguồn lực của Đài, mang lại những giá trị to lớn
là vấn đề mà đề tài này mong muốn đóng góp một phần nhỏ
bé.

1.3 Kết luận
Ngành truyền hình tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn
cạnh tranh cực kỳ khốc liệt cả về công nghệ lẫn nội dung. Trong
bối cảnh đó, các Đài truyền hình cần thay đổi mạnh mẽ để có
thể thích nghi, cạnh tranh và phát triển.
Đài truyền hình kỹ thuật số VTC hiện đang trong quá trình
tái cơ cấu toàn diện và triệt để. Mô hình tổ chức, kiến trúc

nghiệp vụ, hệ thống thông tin trong Đài trước đây không còn
phù hợp. Cơ cấu tổ chức, môi trường tác nghiệp cũng bộc lộ rất
nhiều bất cập trong quản lý, vận hành.
13


14

Đó là các điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng khung kiến
trúc hệ thống thông tin toàn Đài, đặt một cơ sở khoa học cho
quá trình phát triển hệ thống thông tin hiện tại.
Bên cạnh đó, như đã phân tích Kiến trúc Tổng thể có một vai
trò, tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển, sự vững mạnh
của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Nhận thức được vấn đề
đó, người viết thực hiện đề tài này nhằm: nghiên cứu về Kiến
trúc Tổng thể và các phương pháp xây dựng Kiến trúc Tổng thể,
nghiên cứu về bối cảnh Việt Nam để đề xuất lựa chọn phương
pháp xây dựng Kiến trúc Tổng thể phù hợp, trên cơ sở đó áp
dụng vào đề tài quy hoạch Đài truyền hình kỹ thuật số VTC.

14


15

2 CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY
DỰNG KIẾN TRÚC DOANH NGHIỆP ( EA).
2.1 Tổng quan Kiến trúc doanh nghiệp
Xây dựng một kiến trúc doanh nghiệp từ đầu là một nhiệm
vụ khó khăn, do đó các khung kiến trúc doanh nghiệp đã được

đưa ra để đơn giản hóa quá trình xây dựng và hướng dẫn các
kiến trúc sư thông thạo tất cả các quá trình để phát triển kiến
trúc. Một khung kiến trúc doanh nghiệp cung cấp một tập hợp
các mẫu thực hành tốt nhất, tiêu chuẩn, các công cụ, quy trình
và các mẫu để hỗ trợ các kiến trúc sư trong việc tạo ra kiến trúc
doanh nghiệp và các kiến trúc khác.
2.1.1
Định nghĩa Kiến trúc doanh nghiệp.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiến trúc doanh nghiệp.
Dưới đây đưa ra một định nghĩa theo ISO/IEC 42010:2007
[17:2.2], kiến trúc là:
“Tổ chức cơ bản của một hệ thống doanh nghiệp bao gồm:
các bộ phận cấu thành nên hệ thống đó, quan hệ giữa các bộ
phận với nhau và với môi trường ngoài và các nguyên tắc chỉ
đạo việc thiết kế và phát triển các bộ phận đó”
Hiểu một cách tổng quát nhất, kiến trúc của một tổ chức,
hệ thống là bản thiết kế, quy hoạch tổng thể thống nhất từ đầu
cho toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển tổ chức, hệ thống đó
sau này, khắc phục được các vấn đề nan giải nói trên.
Để các tổ chức, hệ thống hoạt động tốt, thông tin phải
thông suốt và do đó công nghệ thông tin (tin học) với tư cách
như một mạng thần kinh trung ương là không thể thiếu. Vì vậy,
các thành phần chủ yếu của kiến trúc hệ thống hiện đại như sau
[17:2.3]:
Kiến trúc nghiệp vụ (Business Process Architecture): bao
gồm chiến lược phát triển, hệ thống quản lý, cơ cấu tổ chức và
các quy trình nghiệp vụ chủ yếu của một hệ thống.

15



16

Kiến trúc dữ liệu (Data Architecture): cấu trúc các tài sản
dữ liệu vật lý (văn bản, sách,…) và logic (dữ liệu số hóa) của hệ
thống và các công cụ để quản lý các tài sản dữ liệu đó.
Kiến trúc ứng dụng (Application Architecture): bản thiết
kế tổng thể các phần mềm ứng dụng phải được sử dụng, tương
tác giữa chúng với nhau và quan hệ của chúng với các quy trình
nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống.
Kiến trúc công nghệ (Technology Architecture): mô tả các
hạ tầng phần cứng và phần mềm cần thiết để có thể khai triển
ba lớp kiến trúc nói trên. Kiến trúc công nghệ gồm: hạ tầng
công nghệ thông tin, các phần mềm lớp giữa (midleware),
mạng, truyền thông, các tiêu chuẩn, …
2.1.2
Tổng quan Khung kiến trúc doanh nghiệp
Có nhiều định nghĩa khung kiến trúc, dưới đây đưa ra một
định nghĩa theo ISO/IEC/IEEE 42010 [18]:
Khung kiến trúc xác lập các quy định chung để tạo lập, giải
thích, phân tích và sử dụng các kiến trúc trong một lĩnh vực
phần mềm riêng biệt hoặc trong cộng đồng những người có liên
quan.
Hiểu nôm na, nó tương tự như tài liệu hướng dẫn lập các
dự án đầu tư, quy định các nội dung phải làm, các bước phải
thực hiện, các văn bản pháp lý phải theo thậm chí cách trình
bày, tính toán để đảm bảo tính đầy đủ, tính thống nhất chung
và mọi người có liên quan (stakeholders) đều hiểu và sử dụng
được.
Các nguyên tắc khi xây dựng Khung Kiến trúc doanh

nghiệp:
Khung kiến trúc, kiến trúc cần có tính trung lập đối với nhà
cung cấp các sản phẩm, công nghệ thông tin. Nó không thiên vị
cũng không hạn chế bất kỳ một công nghệ, sản phẩm nào.
Khung kiến trúc, kiến trúc phải đảm bảo tính tương hợp
(interoperability) giữa các bộ phận của hệ thống, giữa các hệ
thống con với nhau, nghĩa là các bộ phận, hệ thống con đó phải
16


17

trao đổi thông suốt được dữ liệu với nhau và sử dụng được dữ
liệu đó.
Khung kiến trúc, kiến trúc phải đưa ra được một bộ tiêu
chuẩn kỹ thuật chung cho toàn hệ thống.
Kiến trúc doanh nghiệp hay kiến trúc hệ thống thông tin?
Tùy theo điều kiện cụ thể, có hai cách xây dựng một kiến trúc
hệ thống:
Khi kiến trúc nghiệp vụ đã có, việc xây dựng kiến trúc hệ
thống chỉ mô tả, hệ thống hóa lại kiến trúc nghiệp vụ làm cơ sở
cho các thành phần kiến trúc tiếp theo. Nội dung xây dựng chủ
yếu là ở ba thành phần kiến trúc tiếp theo, tức là kiến trúc hệ
thống thông tin của một tổ chức. Sau quá trình đó, sẽ có những
đề xuất, kiến nghị điều chỉnh kiến trúc nghiệp vụ để sử dụng,
lưu chuyển thông tin hiệu quả hơn.
Khi kiến trúc nghiệp vụ chưa có (một tổ chức mới thành
lập) hoặc đã có nhưng còn nhiều bất cập. Việc xây dựng kiến
trúc hệ thống sẽ bao gồm cả xây dựng kiến trúc nghiệp vụ
(trọng tâm) và kiến trúc hệ thống thông tin phục vụ cho nó.

Trong trường hợp này có thể gọi là xây dựng kiến trúc tổ chức.

2.2 Khung kiến trúc Zachman
Khung kiến trúc Zachman là một bảng hai chiều cho phép
chúng ta mô tả kiến trúc doanh nghiệp. Nó cho phép chúng ta
mô tả những thiết kế hình dáng của đối tượng vật lý như Máy
bay, các toà nhà,… bằng các mô tả và các tài liệu hướng dẫn kĩ
thuật của sản phẩm.

17


18

Hình 2-3: Khung kiến trúc doanh nghiệp Zachman

2.2.1
Mô tả khung kiến trúc Zachman
a. Các quan điểm của khung kiến trúc
Các đối tượng khác nhau sẽ được sử dụng để đại diện cho các
quy trình kĩ thuật và sản xuất phức tạp. Các thiết kế không chỉ
mô tả các thông tin kĩ thuật cần thiết mà còn mô tả rõ các đối
tượng mà chúng ta định sẽ tạo ra.
Các quan điểm thiết kế chính của khung kiến trúc Zachman bao
gồm:
• Quan điểm chủ sở hữu của sản phẩm
• Quan điểm nhà thiết kế sản phẩm
• Quan điểm nhà sản xuất
b. Các vấn đề trừu tượng của khung kiến trúc
Các vấn đề trừu tượng, chiều dọc của hệ thống phân loại, miêu tả các biến độc

lập để tạo nên một mô tả toàn diện của một đối tượng. Các vấn đề trừu tượng
bao gồm:
• What: Được làm bằng gì
18


19







How : hoạt động thế nào.
Where : các thành phần tương đối được đặt ở đâu.
Who : ai làm việc.
When : khi nào những việc xảy ra liên quan đến nhau
Why :tại sao một sự việc sảy ra

Hình 2-4: Những cách khác nhau để mô tả cùng một đối tượng

Từ sáu quan điểm và sau vấn đề trừu tượng chúng ta có thể có 36 tế bào được
mô tả của một đối tượng.
2.2.2
Các luật của khung kiến trúc Zachman
Để xây dựng kiến trúc tổng thể dựa trên khung kiến trúc Zachman chúng ta
cần phải tuân thủ các luật sau:






Không thêm hàng hoặc cột vào khung kiến trúc
Mỗi một cột là một loại mô hình đơn giản
Mỗi mô hình tế bào đặc biệt là một loại mô hình cột
Không có một khái niệm về khái niệm nào được phân tách thành hơn một
tế bào
• Không tạo các mối quan hệ tréo gữa các tế bào
• Không thay đổi tên của các dòng hoặc cột
• Logic là một loại và đệ quy
2.2.3
Ưu điểm và nhược điểm của khung kiến trúc
Zachman
Khung kiến trúc Zachman có một số ưu điểm và cũng tồn tại
một số nhược điểm sau:
a. Ưu điểm
- Cải thiện các giao tiếp trong cộng đồng hệ thống thông tin
- Đưa ra các lý do và rủi ro của việc không xây dựng một
kiến trúc
- Đưa ra các quan hệ giữa các công cụ và các phương thức

19


20

- Phát triển các phương pháp cải tiến để đưa ra từng giải
trình kiến trúc, bản chất của quá trình phát triển ứng dụng
cổ điển.

- Cung cấp một mô hình về mô hình hiệu quả khi tạo ra các
kiến trúc có quy mô lớn trong việc xây dựng và phát triển
hệ thống thông tin.
- Phù hợp với kiến trúc phổ biến của các doanh nghiệp
phương tây
- Là tiêu chuẩn để phân loại các thành phần của kiến trúc
doanh nghiệp
- Hỗ trợ việc phân tích và trình bày các sản phẩm từ quan
điểm của người quản lý
- Mô tả song song việc xây dựng mô hình và mặt kĩ thuật
một cách dễ hiểu
- Là một công cụ để kiểm tra tính đầy đủ và mức độ trưởng
thành của một kiến trúc.
b. Nhược điểm
- Có thể khiến cho việc tiếp cận với tài liệu trở nên khổng lồ
- Có thể dẫn tới một quá trình khó phát triển
- Chưa được chấp nhận trong cộng đồng các nhà phát triển
- Thiên về các kĩ thuật tập trung dữ liệu truyền thống
- Không phù hợp để xây dựng một hệ thống thông tin đầy
đủ
- Không có quy trình cho giai đoạn thực hiện
- Gây ra nhiều khó khăn cho việc thực hiện tổng thể
- Không có các ví dụ hoặc danh sách các kiểm tra
- Việc mở rộng độ bao phủ của các tế bào là không rõ ràng
Qua quá trình phân tích, đánh giá cho thấy khung Zachman
cho phép tiếp cận một tổ chức một cách hệ thống. Tuy nhiên,
việc quá chú trọng vào sự đầy đủ của thông tin mô tả khiến cho
nó trở nên quá phức tạp, khó áp dụng vào trong thực tế. Bên
cạnh đó, Khung Zachman cũng không cung cấp phương pháp
luận để xây dựng Kiến trúc, không có quy trình để tiến hành mô

tả khung.
Tóm lại, khung Zachman không phù hợp để áp dụng
xây dựng Kiến trúc Tổng thể trong môi trường Việt Nam
hiện nay..

20


21

2.3 Khung kiến trúc TOGAF
TOGAF (The Open Group Architecture Framework) là một
Khung Kiến trúc do tổ chức Open Group xây dựng. Open Group
là một tập đoàn độc lập với công nghệ và là nhà cung cấp có
mục tiêu hỗ trợ truy cập thông tin tích hợp bên trong mỗi tổ
chức và giữa các tổ chức dựa trên các chuẩn mở và tính tương
tác toàn cầu. Bởi vậy, điểm mạnh của TOGAF chính là việc
không độc quyền và có thể sử dụng miễn phí (đối với các cá
nhân tự phát triển).
2.3.1
Mô tả khung kiến trúc TOGAF
Mặc dù theo tên gọi tự miêu tả thì TOGAF là một khung
Kiến trúc, tuy nhiên theo nhiều phân tích, đánh giá, ta thấy
TOGAF giống như một mô tả tiến trình xây dựng Kiến trúc hơn là
một Khung kiến trúc. Nó bao gồm 3 phần chính:
Phương pháp phát triển kiến trúc (Architecture Development
Method)
Tập hợp tài liệu Kiến trúc (Architecture Continuum)
Tập hợp tài nguyên cơ sở (Resource Base)


Hình 2-5: Các thành phần chính của TOGAF

21


22
2.3.1.1

Phương pháp phát triển kiến trúc ADM

ADM là cách xây dựng Kiến trúc Tổng thể sao cho phù hợp với
các yêu cầu nghiệp vụ của mỗi tổ chức, bao gồm 1 pha chuẩn bị
và 8 pha chính.

Hình 2-6: ADM của TOGAF

Trong đó, ngoài pha khởi động, 8 pha còn lại hình thành một chu
trình khép kín, được thực hiện tuần tự nhau. Pha sau phát triển
dựa trên cơ sở của các pha trước và Yêu cầu nghiệp vụ của tổ
chức.
Yêu cầu nghiệp vụ của tổ chức được thể hiện qua Tập Kịch bản
nghiệp vụ (Bussiness Scenarios). Mỗi Kịch bản nghiệp vụ bao
gồm 4 thành phần:
Một quy trình nghiệp vụ, ứng dụng hoặc tập hợp ứng dụng được
Kiến trúc cho phép.
Môi trường nghiệp vụ và công nghệ.
Con người và các thành phần tính toán (gọi chung là tác nhân)
thực thi kịch bản.
Các kết quả nhận được nếu thực hiện đúng.
22



23

Kịch bản nghiệp vụ được xây dựng qua 3 pha:

Hình 2-7: Các pha xây dựng Kịch bản nghiệp vụ ( TOGAF)

Pha thu thập (Gather)
Pha phân tích (Analyze)
Pha rà soát (Review)
Mỗi pha được thực hiện qua 7 bước:
Xác định vấn đề
Xác định môi trường công nghệ và môi trường nghiệp vụ
Xác định mục tiêu
Xác định các tác nhân con người
Xác định các tác nhân máy tính
Xác định trách nhiệm, và chỉ tiêu đối với mỗi tác nhân
Kiểm tra tính phù hợp và chỉnh sửa

23


24

Hình 2-8: Các bước xây dựng kịch bản nghiệp vụ

Các thành phần kiến trúc thành phần được xây dựng bao gồm:

Hình 2-9: Các thành phần kiến trúc tổng thể TOGAF


Kiến trúc Nghiệp vụ (Business Architecture): Mô tả các quy trình
nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức, cách thức thực hiện các chức năng
nhiệm vụ đó.
Kiến trúc Hệ thống thông tin (Information System Architecture):
Gồm Kiến trúc ứng dụng (Application Architecture) và Kiến trúc
dữ liệu (Data Architecture)
24


25

Kiến trúc ứng dụng (Application Architecture): Mô tả các ứng
dụng được triển khai nhằm phục vụ các quy trình nghiệp vụ và
quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các ứng dụng với nhau.
Kiến trúc Dữ liệu (Data Architecture): Mô tả cấu trúc về mặt
logic và vật lý của dữ liệu, mô tả cách thức lưu trữ dữ liệu trong
hệ thống.
Kiến trúc Công nghệ (Technology/Technical Architecture): Mô tả
công nghệ và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc triển khai các ứng
dụng CNTT.
2.3.1.2

Tập hợp tài liệu kiến trúc (Architecture Continuum)

Quan điểm của TOGAF xem xét Kiến trúc tổng thể như tập hợp
tài liệu các kiến trúc. Phương pháp phát triển Kiến trúc ADM của
TOGAF cung cấp một tiến trình để xây dựng từ các Kiến trúc
chung nhất tới các Kiến trúc đặc trưng nhất qua 4 mức:


Hình 2-10: Tập hợp các tài liệu kiến trúc

Mức chung nhất là Kiến trúc nền tảng (Foundation Architecture):
đây là những nguyên tắc kiến trúc chung nhất có thể áp dụng
cho mọi tổ chức CNTT
Mức tiếp theo là Kiến trúc các hệ thống chung: là những nguyên
tắc mà nhiều loại hình tổ chức có thể áp dụng
25


×