TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng và phát huy
tính độc lập trong học tập của sinh viên và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
dạy và hướng dẫn thực hành v. .v.......Giáo trình “Gia công chi tiết có sự hỗ trợ
của máy” được biên soạn với nội dung tuân theo chương trình khung của Bộ
LĐTB & XH đã ban hành kết hợp với điều kiện giảng dạy hiện có, đáp ứng
được nhu cầu học tập của sinh viên, mang được tính hiện đại, tính phong phú và
cơ bản nhất của ngành nguội lắp ráp cơ khí nói riêng và trong lĩnh vực sản xuất
cơ khí nói chung.
Bố cục của giáo trình được trình bày theo thứ tự các bài trong chương
trình khung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và tham khảo tài liệu của
sinh viên, bào gồm các bài:
Bài 1: Đặc tính kỹ thuật, công dụng và thao tác sử dụng các loại máy khoan
Bài 2: Dụng cụ khoan, khoét lỗ, doa và phương pháp gá lắp, mài sửa dụng cụ
Bài 3: Khoan lỗ trên máy
Bài 4: Khoét lỗ trên máy
Bài 5: Doa lỗ trên máy
Bài 6: Nắn chi tiết trên máy
Bài 7: Uốn chi tiết trên máy
Bài 8: Cắt phôi trên máy
Trong quá trình biên soạn tác giả đã cố gắng tham khảo các tài liệu hiện
có và tham khảo các nhà giáo giảng dạy ở các trường trung cấp, cao đẳng trên
địa bàn, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong quý thầy
cô có ý kiến đóng góp để việc biên soạn và bổ sung cho giáo trình được hoàn
thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Chủ biên
Trần Xuân Hùng
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
1
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1
MỤC LỤC ............................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................... 8
Bài 1: Đặc tính kỹ thuật, công dụng và thao tác sử dụng các loại máy khoan ... 11
1. Đặc tính kỹ thuật, công dụng và thao tác sử dụng máy khoan bàn ................. 11
1.1. Đặc tính kỹ thuật ...................................................................................... 11
1.2. Công dụng ................................................................................................ 12
Hình 1.1: Máy khoan bàn ............................................................................ 12
1.3. Thao tác sử dụng ...................................................................................... 13
2. Đặc tính kỹ thuật, công dụng và thao tác sử dụng máy khoan cần ngang ...... 14
2.1. Đặc tính kỹ thuật ...................................................................................... 14
2.2. Cấu tạo ..................................................................................................... 15
3. Đặc tính kỹ thuật, công dụng và thao tác sử dụng máy khoan đứng .............. 16
3.1. Đặc tính kỹ thuật ...................................................................................... 16
3.2. Cấu tạo ..................................................................................................... 16
Bài 2: Dụng cụ khoan, khoét lỗ, doa và phương pháp gá lắp, mài sửa dụng cụ 17
1. Dụng cụ khoan, khoét, doa lỗ .......................................................................... 17
1.1. Mũi khoan ................................................................................................. 17
1.1.1 Cấu tạo của mũi khoan....................................................................... 17
1.1.2. Phân loại và công dụng của mũi khoan ............................................ 18
1.1.3. Cách gá kẹp ....................................................................................... 19
1.1.4. Cách mài sửa mũi khoan ................................................................... 22
1.2. Mũi khoét .................................................................................................. 24
1.2.1. Cấu tạo mũi khoét.............................................................................. 24
1.2.2. Phân loại và công dụng của mũi khoét ............................................. 25
2
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
1.3. Dao doa .................................................................................................... 26
1.3.1. Cấu tạo .............................................................................................. 26
1.3.2. Phân loại và công dụng..................................................................... 26
Bài 3: Khoan lỗ trên máy .................................................................................... 29
1. Kỹ thuật khoan lỗ thông suốt .......................................................................... 29
1.1. Chuẩn bị ................................................................................................... 29
1.2. Gá, kẹp chặt phôi ..................................................................................... 29
1.3. Chọn chế độ cắt ........................................................................................ 32
1.4. Tiến hành khoan ....................................................................................... 32
2. Kỹ thuật khoan lỗ bậc...................................................................................... 33
2.1. Chuẩn bị ................................................................................................... 33
2.2. Gá, kẹp chặt phôi ..................................................................................... 34
2.3. Các yếu tố của chế độ cắt khi khoan........................................................ 34
2.4. Chọn chế độ cắt hợp lý khi khoan:........................................................... 35
2.5. Tiến hành khoan ....................................................................................... 37
3. Các vấn đề cần lưu ý khi khoan ...................................................................... 37
4. Phương pháp kiểm tra lỗ sau khi khoan .......................................................... 39
5. Các dạng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi khoan lỗ ................. 39
6. An toàn khi sử dụng máy khoan ..................................................................... 40
Bài 4: Khoét lỗ trên máy ..................................................................................... 43
1. Các phương pháp khoét................................................................................... 43
1.1. Khoét phẳng phía trong. .......................................................................... 43
1.2. Khoét định hình. ....................................................................................... 43
1.3. Khoét phẳng phía ngoài. .......................................................................... 43
2. Chế độ cắt và các yếu tố ảnh hưởng................................................................ 44
2.1. Chế độ cắt................................................................................................ 44
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng .............................................................................. 45
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
3
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
2.2.1. Lực và mômen xoắn khi khoét: .......................................................... 45
2.2.2. Tuổi bền và tốc độ cắt khi khoét........................................................ 46
3. Khi khoét lỗ cần chú ý những điểm sau .......................................................... 46
Bài 5: Doa lỗ trên máy ........................................................................................ 48
1. Các yếu tố của quá trình cắt: ........................................................................... 48
2. Xác định chế độ cắt khi khoét và doa: ............................................................ 49
3. Kỹ thuật doa .................................................................................................... 50
4. Các lưu ý khi doa............................................................................................. 52
4.1. Khi doa máy cần chú ý những điểm sau................................................... 52
4.2. Khi doa tay cần chú ý những điểm sau .................................................... 52
5. Các nguyên nhân khi doa lỗ thường xuất hiện ................................................ 53
Bài 6: Nắn chi tiết trên máy................................................................................. 55
I. Nắn kim loại bằng dụng cụ cầm tay................................................................. 55
1. Khái niệm cơ bản......................................................................................... 55
2. Các phương pháp nắn kim loại bằng tay ..................................................... 55
3. Dụng cụ và gá lắp sử dụng khi nắn thẳng ................................................... 56
3.1. Bàn nắn..................................................................................................... 56
3.2. Búa nắn đầu tròn:..................................................................................... 57
3.3. Bàn phẳng................................................................................................. 57
4. Kỹ thuật nắn thẳng .......................................................................................... 57
4.1.Nắn kim loại dạng tấm .............................................................................. 57
4.2. Các bước nắn kim loại tấm ...................................................................... 58
4.3.Nắn chi tiết sau khi tôi............................................................................... 59
4.4.Nắn chi tiết dày và chi tiết hình................................................................. 61
4.5. Nắn chi tiết bằng phương pháp gia nhiệt ................................................. 63
5. Những điều cần lưu ý khi nắn kim loại ........................................................... 63
II. Nắn kim loại bằng máy ................................................................................... 63
4
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
1. Máy nắn thép và máy là phẳng sản phẩm ....................................................... 64
1.1. Nắn thép tấm ............................................................................................ 64
1.2. Nắn thép tròn ............................................................................................ 67
1.2.1 Chuẩn bị: ............................................................................................ 67
1.2.2. Nắn thép: ........................................................................................... 67
Bài 7: Uốn chi tiết trên máy ................................................................................ 69
1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy và các loại đồ gá dùng khi uốn kim loại
............................................................................................................................. 69
1. 1. Cấu tạo .................................................................................................... 69
1.2. Thông số kỹ thuật ..................................................................................... 70
1.3. Nguyên lý làm việc, vận hành .................................................................. 71
1.4. An toàn khi vận hành máy uốn ................................................................. 73
2. Các phương pháp uốn...................................................................................... 74
3. Các đặc điểm về kết cấu của dụng cụ và gá lắp khi uốn ................................. 76
4. Uốn các chi tiết có hình dạng khác nhau ........................................................ 78
4.1. Uốn vật liệu tấm ....................................................................................... 79
4.2. Uốn vật liệu ống ....................................................................................... 80
4.3. Uốn thép hình theo các bán kính cong khác nhau trên máy uốn có 3 con
lăn .................................................................................................................... 81
Bài 8: Cắt phôi trên máy ..................................................................................... 83
1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cắt lưỡi đĩa ...................................... 83
1.1. Cấu tạo ..................................................................................................... 83
1.2. Nguyên lý làm việc ................................................................................... 84
1.3. Vận hành và sử dụng máy cắt lưỡi đĩa .................................................... 84
1.3.1. Đóng, mở máy .................................................................................. 84
1.3.2. Gá phôi .............................................................................................. 84
1.3.3. Tháo chi tiết cắt ................................................................................. 85
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
5
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
1.3.4. Tháo đá cắt ........................................................................................ 85
1.4. Khai triển, vạch dấu phôi ......................................................................... 86
1.5. Kỹ thuật cắt phôi bằng máy cắt lưỡi đĩa .................................................. 86
1.5.1. Bắt đầu cắt......................................................................................... 86
1.5.2. Kỹ thuật cắt ....................................................................................... 86
1.6. An toàn sử dụng máy cắt lưỡi đĩa ............................................................ 86
2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy cắt thép điều khiển bằng động cơ điện. ..... 87
2.1. Cấu tạo ..................................................................................................... 87
2.2. Nguyên lý làm việc ................................................................................... 87
2.3. Phạm vi sử dụng. ...................................................................................... 88
3.Thực hành cắt thép bằng máy........................................................................... 88
3.1. Chuẩn bị: .................................................................................................. 88
3.2. Tiến hành cắt thép: ................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 90
6
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Ký hiệu
Nội dung
Trang
Bảng 2.1
Một số lỗi khi mài mũi khoan xoắn
24
Bảng 3.1
Các nguyên nhân và cách khắc phục khi khoan
39
Bảng 5.1
Dung dịch làm nguội khi doa
51
Bảng 5.2
Dư lượng doa (mm)
52
Bảng 7.1
Khả năng uốn sắt tối đa và uốn đồng thời
71
Bảng 7.2
Chọn con lăn theo kích thước thanh cốt thép.
71
Bảng 7.3 Hệ số chuyển dịch vị trí lớp trung tính
80
Bảng 8.1
88
Bảng tính năng của máy cắt điều khiển bằng động cơ điện
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
7
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Nội dung
Ký hiệu
Trang
Hình 1.1
Máy khoan bàn
12
Hình 1.2
Phạm vi sử dụng của máy khoan
12
Hình 1.3
Cách điều chỉnh thay đổi tốc độ máy khoan
13
Hình 1.4
Gá kẹp mũi khoan
14
Hình 1.5
Máy khoan cần ngang K525
15
Hình 1.6
Máy khoan đứng
16
Hình 2.1
Cấu tạo mũi khoan ruột gà
18
Hình 2.2
Mũi khoan chuôi trụ
19
Hình 2.3
Bầu kẹp mũi khoan (a), Khóa vặn (b
19
Hình 2.4
Gá kẹp mũi khoan
20
Hình 2.5
Mũi khoan chuôi côn
20
Hình 2.6
Áo côn
20
Hình 2.7
Lắp nhiều áo côn
21
Hình 2.8
Lắp áo côn vào
21
Hình 2.9
Tháo áo côn ra khỏi lỗ côn trên trục máy khoan
22
Hình 2.10 Cách mài mũi khoan (a), các góc giữa 2 lưỡi cắt chính
23
Hình 2.11 Cấu tạo mũi khoét
25
Hình 2.12 Các loại mũi khoét
25
Hình 2.13 Cấu tạo dao doa
26
Hình 2.14 Dao doa điều chỉnh được đường kính
27
Hình 2.15 Dao doa lưỡi xoắn
27
Hình 2.16 Các loại dao doa răng nghiêng, răng xoắn
28
Hình 2.17 Các loại dao doa
28
Hình 3.1
Gá kẹp phôi trên ê tô
30
Hình 3.2
Gá kẹp phôi tròn, khoan có tấm dẫn hướng
30
Hình 3.3
Khoan nhiều lỗ trên chi tiết
30
Hình 3.4
Khoan lỗ một nữa bằng cách ghép hai chi tiết
31
8
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
Ký hiệu
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
Nội dung
Trang
Hình 3.5
Khoan lỗ trên mặt cong
31
Hình 3.6
Cách chỉnh tâm mũi khoan trùng điểm lấy dấu
32
Hình 3.7
Các loại lỗ bậc
33
Hình 3.8
Mũi khoan lỗ bậc (a,)mũi khoan lỗ thông suốt (b)
33
Hình 3.9
Các số yếu tố chế độ cắt
34
Hình 3.10 Trình tự các bước khi khoan
38
Hình 3.11 Mũi khoan dùng để khoan những chi tiết
39
Hình 3.12 Bản vẽ gia công các chi tiết lỗ
41
Hình 3.13 Bản vẽ gia công các chi tiết lỗ
42
Hình 4.1
Các phương pháp khoét
44
Hình 4.2
Khoét lỗ dùng bạc dẫn hướng
47
Hình 5.1
Trình tự gia công lỗ có đường kính 16mm
51
Hình 6.1
Nắn thẳng chi tiết trên bàn nắn
57
Hình 6.2
Các phương pháp nắn các dải, băng kim loại mỏng
58
Hình 6.3
Nắn tấm kim loại
59
Hình 6.4
Nắn tấm kim loại sau khi tôi
60
Hình 6.5
Sơ đồ nắn phẳng thép tấm
64
Hình 6.6
Máy nắn thẳng thép góc kiểu Côngxôn
66
Hình 6.7
Nắn thép bằng máy nắn thép đồng tâm
67
Hình 6.8
Một số máy nắn thép dùng con lăn
68
Hình 7.1
Máy uốn thép KMB-25
70
Hình 7.2
Cách điều chỉnh góc và bộ phận chặn thép
72
Hình 7.3
Vị trí đường trung hòa
74
Hình 7.4
Tiết diện của phôi tròn bị méo khi uốn với r<1.5d
75
Hình 7.5
Uốn mặt đầu vòng bản lề
75
Hình 7.6
Uốn gấp góc vuông kép trên ê tô
76
Hình 7.7
Thứ tự quá trình uốn gấp tạo thành góc 900
76
Hình 7.8
Uốn đơn giản
77
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
9
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
Ký hiệu
Hình 7.9
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
Nội dung
Uốn phúc tạp dùng con lăn
Trang
77
Hình 7.10 Kích thước kết cấu của khuôn uốn
78
Hình 7.11 Uốn thép hình
78
Hình 7.12 Vị trí uốn
79
Hình 7.13 Uốn vật liệu tấm
79
Hình 7.14 Chi tiết cần uốn
80
Hình 7.15 Uốn chi tiết trên máy ba trục uốn
82
Hình 7.16 Máy uốn 3 trục (a); các con lăn (b)
82
Hình 8.1
Máy cắt lưỡi dạng đĩa
83
Hình 8.2
Cấu tạo máy cắt lưỡi đĩa
84
Hình 8.3
Sơ đồ lắp vật cắt trước khi cắt
85
Hình 8.4
Sơ đồ kết cấu phần đầu cắt
85
Hình 8.5
Vị trí người thợ khi cắt
86
Hình 8.6
Sơ đồ nguyên lý và cấu tạo các bộ phận máy cắt chuyên dụng
87
10
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
Bài 1: Đặc tính kỹ thuật, công dụng
và thao tác sử dụng các loại máy khoan
Giới thiệu
Máy khoan là một thiết bị dùng rất phổ biến trong ngành chế tạo, khoan là
một trong những phương pháp thông thường nhất để tạo lỗ bằng cách cắt gọt.
Công cụ cắt gọt trên máy khoan là mũi khoan, có thể chế tạo lỗ trong vật liệu
đặc hoặc có thể làm tăng đường kính một lỗ đã có trước (Khoan khoét)
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy khoan khác nhau như: Máy
khoan bàn, máy khoan cần ngang, máy khoan đứng, máy khoan kết hợp phay.....
Khi khoan lỗ có thể áp dụng hai phương pháp: Phương pháp thứ nhất là
cho mũi khoan đồng thời vừa quay vừa chuyển động tịnh tiến vào phía vật gia
công. Phương pháp này được dùng rất rộng rãi, nhất là khi gia công lỗ trên các
chi tiết có khối lượng lớn, cồng kềnh. Phương pháp thứ hai là cho vật gia công
quay còn mũi khoan cho chuyển động tịnh tiến theo đường trục, phương pháp
này dùng khi khoan lỗ sâu hoặc khoan lỗ trên máy tiện.
Trong khuôn khổ giáo trình chỉ giới thiệu sơ bộ về 2 loại máy khoan
thông dụng hiện đang được trang bị trong các xưởng, nhà máy gia công cơ khí
Mục tiêu của bài:
Trình bày được đặc điểm, công dụng và kỹ thuật khoan lỗ trên chi tiết
bằng máy khoan và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cắt khi khoan
Nội dung
1. Đặc tính kỹ thuật, công dụng và thao tác sử dụng máy khoan bàn
1.1. Đặc tính kỹ thuật
Để khoan những vật nhỏ, gọn mà đường kính lỗ khoan lớn nhất không
quá 12mm người ta thường sử dụng máy khoan bàn. Đây là loại máy khoan nhỏ,
công suất động cơ từ 0,65 đến 1,5 kW. Máy có các bộ phận chính là đầu máy,
trụ đỡ, bàn máy, chân và mô tơ........
Trong thực tế máy khoan bàn chỉ được dùng ở những xưởng sản xuất nhỏ,
sản xuất đơn chiếc, tính năng sử dụng không cao. Hạn chế của máy khoan bàn là
gia công được những chi tiết nhỏ, phạm vi gia công hẹp, độ chính xác gia công
không cao.
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
11
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
1.2. Công dụng
Là loại máy khoan cỡ nhỏ, đặt trên bàn, dùng để gia công những chi tiết
nhỏ với những lỗ có đường kính không lớn hơn 12 mm. Chuyển động chính
dùng động cơ điện qua puli-đai truyền có nhiều bậc đến trục chính nên thường
có vận tốc cao.
6
7
1
2
8
9
3
4
10
5
11
12
1. Tấm bảo vệ
2. Mô tơ
3. Trụ đỡ
4. Tay quay nâng bàn máy
5. Tay quay khóa bàn máy
6. Vít hãm cố định động cơ
7. Tay quay điều chỉnh căng đai
8. Bầu kẹp mũi khoan
9. Tay quay tịnh tiến trục chính
10. Mâm đỡ
11. Tay khóa mâm đỡ
12. Đế
Hình 1.1: Máy khoan bàn
Máy khoan chủ yếu dùng để gia công lỗ (hình 1.2a), ngoài ra nó còn dùng
để khoét ( hình 1.2b), để doa (hình 1.2c), cắt ren bằng tarô (hình 1.2d), hoặc gia
công những bề mặt chi tiết nhỏ, thẳng góc hay cùng chiều trục với lỗ khoan
Chuyển động tạo hình của máy khoan gồm chuyển động chính (chuyển
động cắt) là chuyển động quay tròn và chuyển động chạy dao là chuyển động
tịnh tiến, cả hai chuyển động này đều do trục chính mang mũi khoan thực hiện.
a
b
c
d
Hình 1.2: Phạm vi sử dụng của máy khoan
12
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
1.3. Thao tác sử dụng
Máy khoan là một trong những thiết bị cơ khí có chuyển động quay tròn
của trục chính nên thao tác sử dụng đặc biệt lưu ý đến vấn đề an toàn. Một thao
tác sai sẽ dẫn đến mất an toàn đồng thời không đạt được các yêu cầu đề ra của
chi tiết cần gia công.
- Cần hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận, các chi tiết
trên máy khoan
- Khi muốn thay đổi tốc độ của trục chính cần thay đổi vị trí của dây đai
ở bánh đai chủ động số 1, bánh đai bị động số 5 và bánh đai trung gian số 3:
+ Khi muốn tăng tốc độ mũi khoan ta chỉ cần nới lỏng vít hãm số 6 (Hình
1.1) sau đó dịch chuyển dây đai số 2 xuống rãnh lớn hơn của bánh đai số 1 đồng
thời xuống rãnh nhỏ hơn của bánh đai trung gian số 3, đồng thời giữ nguyên vị
trí của dây đai số 4
+ Khi muốn giảm tốc độ thì chuyển dây đai thứ 4 xuống các rãnh khác
của bánh đai số 3 và đánh đai số 5 hoặc để nguyên vị trí các dây đai như hỉnh vẽ
5
4
3
2
1
Hình 1.3: Cách điều chỉnh thay đổi tốc độ máy khoan
- Cách gá kẹp mũi khoan
+ Vặn khóa theo ngược chiều kim đồng hồ (Có hướng từ dưới lên) cho
đến khi ba chấu kẹp của bầu khoan mở rộng hơn đường kính của mũi khoan cần
kẹp.
+ Lắp mũi khoan nằm ở giữa ba chấu kẹp của bầu khoan, xoay bầu khoan
để kẹp mũi khoan, sau đó dùng khóa vặn cùng chiều kim đồng hồ, khoảng ¼
vòng (Có hướng từ dưới lên) nhằm giảm khe hở giữa khóa và vòng răng trên
bầu khoan
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
13
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
Hình 1.4: Gá kẹp mũi khoan
2. Đặc tính kỹ thuật, công dụng và thao tác sử dụng máy khoan cần ngang
2.1. Đặc tính kỹ thuật
Máy khoan cần nang dùng để khoan lỗ, mở rộng lỗ, doa lỗ và ta rô ren lỗ
trên các vật lớn, nặng và gia công nhiều lỗ trong cùng một lần gá trong cùng một
mặt phẳng. Loại máy khoan này có một trụ đứng gắn trên bệ máy và một cần
ngang có thể xoay quanh trụ đứng. Trên cần ngang gắn bầu khoan có thể xê dịch
dọc cần ở những cự ly cần thiết trong giới hạn dịch chuyển cho phép.
Loại máy này có thể khoan lỗ có đường kính dưới 50mm vào các vật gia
công bằng thép cứng. Theo trục chính di động, có thể khoan được chiều sâu lớn
nhất là 350mm, nhưng trong trường hợp đặc biệt cỏ thể lợi sử dụng khoảng di
chuyển thẳng đứng của cần ngang trên trụ đỡ để tăng thêm chiều sâu lỗ khoan.
Kích thước gia công phải được hạn chế trong những điều kiện sau:
- Khoảng cách nhỏ nhất từ đường trục của trục chính đến trụ đỡ là
450mm, Khoảng cách lớn nhất là 1.500mm
- Khoảng cách nhỏ nhất từ đầu trục chính đến mặt bàn máy là 470mm,
khoảng cách lớn nhất là 1.500mm
14
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
2.2. Cấu tạo
11
10
9
8
7
6
5
12
4
13
14
3
15
2
1
Hình 1.5 : Máy khoan cần ngang K525
1. Đế
9. Công tác điều khiển
2.Đồ gá (Êtô)
10. Trụ đỡ
3. Bầu kẹp mũi khoan
11. Trục vít nâng cần ngang lên
xuống
4. Tay quay tịnh tiến trục chính lên
xuống
5. Tay quay tịnh tiến cụm chi tiết di
chuyển dọc trục ngang
12. Hộp số (Hộp tốc độ)
13. Động cơ điện
6. Cần ngang
14. Tay gạt điều chỉnh các vị trí tốc
độ khác nhau
7. Khóa hãm dịch chuyển dọc trục
ngang
15. Tay quay nâng hạ cần ngang
tịnh tiến lên xuống
8. Khóa hãm chống xoay lệch góc
của trục chính
Truyền động được truyền từ động cơ điện qua hộp tốc độ tới trục chính
máy khoan, phạm vi tốc độ quay của trục chính từ 175 đến 980 vòng/phút, trong
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
15
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
đó chia thành 4 cấp tốc độ, chuyển động tịnh tiến của trục gá mũi khoan được
hực hiện bằng tay
3. Đặc tính kỹ thuật, công dụng và thao tác sử dụng máy khoan đứng
3.1. Đặc tính kỹ thuật
Máy khoan đứng dùng để khoan các lỗ lớn. Chi tiết được gá đặt trên bàn
máy, kẹp bằng bulông qua rãnh chữ T trên bàn máy, lượng tiến dao có thể bằng
tay khi quay vô lăng hoặc tự động qua hộp tốc độ và hộp chạy dao. Bàn máy
có thể nâng, hạ nhờ tay quay 9 thông qua ăn khớp với một cặp bánh răng
côn.máy khoan đứng một trục chính bao gồm thân máy 7 nằm trên đế máy 10,
trên đó gá đặt động cơ điện, hộp tốc độ và hộp chạy dao. Máy có sáu tốc độ
quay từ 45 – 475 vòng/phút và mười lượng tiến dao từ 0,15 – 0,3 mm/vòng.
3.2. Cấu tạo
1. Bàn máy
2. Mũi khoan
3. Bẳng điều khiển
4. Trục chính
5. Hộp tốc độ
6. Động cơ điện
7. Thân máy
8. Vô lăng
9. Tay quay
10. Đế máy
Hình 1.6: Máy khoan đứng
16
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
Bài 2: Dụng cụ khoan, khoét lỗ, doa
và phương pháp gá lắp, mài sửa dụng cụ
Giới thiệu
Khi thực hiện phương pháp khoan lỗ, khoet, doa cần phải nghiên cứu bản
vẽ xem cần gia công lỗ bao nhiêu trên chi tiết để lựa chọn dụng cụ phù hợp. Một
nội dung quan trọng trong bài này là biết cách chọn mũi khoan, khoét và dao
doa phù hợp với yêu cầu. Mặt khác sau một thời gian gia công cắt gọt các dụng
cụ sẽ bị cùn, thậm chí là bị mẻ, gẫy. Vì vậy cần phải biết mài, sửa các dụng cụ
đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình gia công
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được cấu tạo, công dụng và phân loại các dụng cụ khoan, khoét,
doa lỗ.
- Mài sửa được mũi khoan, mũi khoét trên máy mài 2 đá đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật theo các chế độ khoan, khoét
- Gá lắp được dụng cụ cắt, chi tiết gia công vào máy và đồ gá theo chỉ dẫn của
phiếu công nghệ
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Nội dung bài:
1. Dụng cụ khoan, khoét, doa lỗ
1.1. Mũi khoan
Mũi khoan là một dụng cụ cắt gọt kim loại bằng lưỡi cắt ở đầu, có thể là
một hoặc nhiều lưỡi cắt, trên thân của mũi khoan có rãnh xoắn để dẫn phoi và
cho chất làm mát lưu thông. Mũi khoan là dụng cụ tạo lỗ trên chi tiết chuẩn nhất,
hữu hiệu nhất.
1.1.1 Cấu tạo của mũi khoan
Cấu tạo của mũi khoan gồm các phần sau:
- Hai lưỡi cắt chính (số 1)
- Phần làm việc (số 2): Đầu nhọn làm bộ phận cắt, bộ phận dẫn hướng cho mũi
khoan
- Phần chuôi (số 3): Dùng để lắp vào bầu khoan, đồng thời dùng truyền lực (lực
hướng trục và mô men xoắn)
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
17
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
- Phần cổ (số 5): Là rãnh lùi dao của đá mài khi chế tạo mũi khoan, phần vát (số
4), rãnh xoắn (số 6), lưỡi cắt ngang (số 7)
1
6
5
4
7
3
2
Hình 2.1: Cấu tạo mũi khoan ruột gà
Tùy thuộc vào từng loại máy, từng loại bầu kẹp mũi khoan mà phần số 6,
số 2, và số 3 có sự khác nhau. Phần số 3 là chủ yếu là hình trụ nếu mũi khoan có
đường kính từ 1mm đến 14mm
Hình dạng cơ bản của cạnh cắt mũi khoan là con nêm (lưỡi đục). Hai rãnh
xoắn thoát phoi đối xứng với nhau cấu thành lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ và
đường biên dẫn. Mũi khoan xoắn được làm non đi 0,02 mm đến 0,08 mm trên
100 mm chiều dài của rãnh xoắn thoát phoi đến chuôi nhằm làm giảm sự cọ sát
đường biên dẫn ở trong lỗ khoan
1.1.2. Phân loại và công dụng của mũi khoan
Căn cứ vào cấu tạo và công dụng, mũi khoan được chia ra thành các loại
sau:
- Mũi khoan bằng
- Mũi khoan rãnh thẳng
- Mũi khoan xoắn
- Mũi khoan lỗ sâu
- Mũi khoan tâm
- Mũi khoan tổ hợp
- Mũi khoan chuyên dùng (đặc biệt)
Trong tất cả các loại mũi khoan thì mũi khoan xoắn ốc là loại thông dụng
nhất, dùng để khoan lỗ suốt, khoan lỗ trước khi doa, khoan lỗ trước khi ta rô
ren..
Mũi khoan gắn mẫu hợp kim cứng dùng để khoan lỗ trên vật liệu cứng,
dòn như gang, thép tôi....với tốc độ cắt cao, bước tiến nhỏ
18
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
1.1.3. Cách gá kẹp
Trước khi gá kẹp mũi khoan cần phải tìm hiểu cấu tạo của mũi khoan cần
gá, đặc biệt là phần chuôi của mũi khoan là hình trụ hay hình côn để có biện
pháp gá kẹp phù hơp
* Gá kẹp mũi khoan chuôi trụ
Hình 2.2: Mũi khoan chuôi trụ
a
b
Hình 2.3: Bầu kẹp mũi khoan (a), Khóa vặn (b)
Trước khi kẹp mũi khoan, dùng khóa vặn bầu khoan để ba chấu di chuyển
lên sao cho độ hở của ba chấu lớn hơn đường kính mũi khoan cần gá kẹp.
Đặt mũi khoan vào giữa khoảng hở của ba chấu, dùng tay vặn bầu khoan
cho ba chấu tịnh tiến xuống sao cho ba chấu kẹp tiếp xúc đều với mũi khoan
đảm bảo mũi khoan được gá chắc chắn để truyền mô men xoắn từ trục chính đến
mũi khoa, đồng thời tránh trường hợp mũi khoan bị rơi xuống khi khoan. Đặc
biệt tránh tình trạng mũi khoan xoay trong ba vấu kẹp làm hỏng mấu và làm trầy
xước bề mặt chuôi mũi khoan
- Vặn khóa theo ngược chiều kim đồng hồ (Có hướng từ dưới lên) cho đến khi
ba chấu kẹp của bầu khoan mở rộng hơn đường kính của mũi khoan cần kẹp.
- Lắp mũi khoan nằm ở giữa ba chấu kẹp của bầu khoan, xoay bầu khoan để kẹp
mũi khoan, sau đó dùng khóa vặn cùng chiều kim đồng hồ, khoảng ¼ vòng (Có
hướng từ dưới lên) nhằm giảm khe hở giữa khóa và vòng răng trên bầu khoan
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
19
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
* Gá kẹp mũi khoan chuôi côn
Hình 2.4: Gá kẹp mũi khoan
Hình 2.5: Mũi khoan chuôi côn
Trường hợp mũi khoan có chuôi hình côn, trước khi lắp vào trục chính
máy khoan cần phải lắp thêm áo côn (hình 1.13) phù hợp với phần côn của mũi
khoan (côn trong của áo côn) và lỗ côn trên trục máy khoan (côn ngoài của áo
côn)
Hình 2.6: Áo côn
Có nhiều trường hợp cần phải dùng nhiều áo côn lắp vào với nhau để được lỗ
côn cuối cùng trùng với chuôi côn trên mũi khoan (hình 2.7)
20
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
Hình 2.7: Lắp nhiều áo côn
Lưu ý:
- Khi lắp mũi khoan vào áo côn và
lắp áo côn vào trục máy khoan, lắp đảm
bảo đúng yêu cầu, phần vát của chuôi mũi
khoan trùng với rãnh trên áo côn. Phần vát
ở cuối áo côn trùng với rãnh trên trục máy
khoan để đảm bảo áo côn tiếp xúc đều với
lỗ côn trên trục máy khoan, đồng thời mũi
khoan tiếp xúc đều với lỗ côn của áo côn
nhằm truyền mô men xoắn từ trục máy
khoan đến mũi khoan để gia công các chi
tiết. Đặc biệt lắp mũi khoan đúng tránh
tình trạng mũi khoan xoay tự do trong áo
côn và áo côn xoay tự do trong lỗ côn của
trục máy khoan. Có nhiều trường hợp khi
bị quá tải (động vẫn quay nhưng mũi
khoan không quay), lúc đó lếu lắp mũi
khoan không đúng sẽ dẫn tới đầu chuôi
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
Hình 2.8: Lắp áo côn vào trục
máy khoan
21
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
côn của mũi khoan sẽ kẹt cứng trong áo côn đồng thời áo côn cũng sẽ bị kẹt
trong lỗ côn trên máy khoan.
- Khi cần tháo áo côn ra khỏi trục của máy khoan và tháo mũi khoan
chuôi côn ra khỏi áo côn cần phải có dụng cụ tháo phù hợp, tránh làm hỏng rãnh
trên trục máy khoan và trên áo côn...
Trên hình 2.9 thể hiện cách tháo
như sau:
Chêm côn số 1: Hai bề mặt phải
đảm bảo yêu cầu, bề mặt sạch, bóng để
tránh làm trầy xước bề mặt rãnh trên
trục máy khoan. Cho bề mặt côn của
chêm tiếp xúc với đầu vát của áo côn
(mũi khoan), bề mặt phẳng của chêm
tiếp xúc với bề mặt rãnh của trục máy
khoan sau đó dùng búa đóng ở phía đầu
của chêm côn cho đến khi áo côn lỏng
và lấy ra khỏi trục máy khoan
1
2
3
4
Hình 2.9: Tháo áo côn ra khỏi lỗ côn
trên trục máy khoan
1. Chêm côn
3. Trục chính
2. Rãnh
4. Mũi khoan
1.1.4. Cách mài sửa mũi khoan
Sau một thời gian làm việc các lưỡi cắt của mũi khoan mất khả năng, cắt
gọt, lưỡi bị cùn rất khó cắt gọt, làm giảm năng suất gia công. Vì vậy phải tiến
hành mài sửa kịp thời
* Cách mài như sau:
Một tay cầm chắc thân mũi khoan, gần đầu mũi khoan, một tay cầm đuôi
(chuôi) mũi khoan. Đặt lưỡi cắt chính vào sóng đá mài, nghiêng sang trái đá một
góc 59o, hướng đầu mũi khoan lên trên. Dùng tay trái xoay mũi khoan ½ vòng
tròn, đồng thời đầy mũi khoan tiến lên để mài ra độ nghiêng chính xác ở mặt sau
và hình dạng cần thiết. Khi mài phải ấn nhẹ để mài đi một lớp kim loại mỏng mà
lưỡi cắt cũng được sắc.
Khi mài lưỡi cắt thứ hai cũng phải đặt mũi khoan theo một góc như khi
mài lưỡi cắt thứ nhất. Như vậy hai lưỡi cắt chính mới đều, cân đối, có chiều dài
bằng nhau. Dùng dưỡng để kiểm tra góc đầu mũi khoan
22
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
a
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
b
Hình 2.10: Cách mài mũi khoan (a), các góc giữa 2 lưỡi cắt chính
* Các bước mài mũi khoan
Bước 1: Áp dụng kính bảo hộ khi mài mũi khoan tránh tai nại trong khi
khoan.
Bước 2: Cần kiểm tra đá mài và chỉnh đá mài.
Bước 3: Điều chỉnh điểm tỳ dụng cụ ở máy mài để cho nó trong vòng 1,5
mm kể từ bề mặt đá mài.
Bước 4: Kiểm tra sự mài mòn ở đầu mũi khoan và các biên. Nếu thấy sự
mài mòn trên các biên, ta cần mài đầu mũi khoan lùi lại cho đến khí tất cả sự
mài mòn ở biên đã được loại bỏ, tạo sự cân đối chuẩn mũi khoan.
Bước 5: Tư thế khi mài mũi khoan: cầm mũi khoan ở gần đầu mũi bằng
một tay, tay kia cầm chuôi mũi khoan hơi thấp hơn đầu mũi khoan.
Bước 6: Di chuyển mũi khoan khoảng 60° so với mặt đá mài. Sau vài lần
mài chúng ta sẽ có tầm mắt ước lượng độ nghiêng hợp lý nhất.
Hoặc: Một đường thẳng được thiết kế trên điểm tựa dụng cụ theo 60° so với mặt
đá mài để giữ mũi khoan ở góc thích hợp.
Bước 7: Giữ cạnh cắt hoặc mép cắt mũi khoan song song với điểm tựa
dụng cụ trên máy mài.
Bước 8: Đưa mép cắt mũi khoan tựa vào đá mài và hạ thấp chuôi mũi
khoan xuống từ từ để đá mài bắt đầu mài từ lưỡi cắt chính xuống đến mặt sau
của mũi khoan. Không nên vặn mũi khoan.
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
23
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
Bước 9: Lấy mũi khoan ra khỏi đá mài không dịch chuyển vị trí của thân
hoặc tay, quay mũi khoan nữa vòng, và mài các mép khác.
Bước 10: Kiểm tra góc ở đầu mũi khoan với độ dài của các mép cắt bằng
đầu lấy phoi mũi khoan.
Bước 11: Lặp lại thao tác từ 6 đến 10 cho đến khi mép cắt được sắc cạnh
và các mặt xoắn không có dấu ngấn mài mòn là ta đã đưa được một chiếc mũi
khoan sắc ngọt để tái sử dụng tối ưu công năng
* Một số lỗi thường gặp khi mài mũi khoan xoắn
Bảng 2.1: Một số lỗi khi mài mũi khoan xoắn
Nội dung
Ảnh hưởng
Góc thoát quá nhỏ
Lực dẫn tiến quá lớn, dể làm mũi
khoan bị gẫy
Góc thoát quá lớn
Mũi khoan dễ bị vấp gây hiện
tượng gẫy mũi khoan, hai lưỡi cắt
chính dễ bị mẻ
Chiều dài lưỡi cắt không đều
Lỗ khoan bị lệch so với đường kính
Góc không đều
Chỉ cắt bằng một lưỡi, mũi khoan
mau bị cùn, lỗ gia công không đảm
bảo kích thước khi trên mũi khoan
1.2. Mũi khoét
1.2.1. Cấu tạo mũi khoét
- Khoét lỗ là phương pháp gia công mở rộng lỗ sau khi khoan hoặc lỗ có
sẵn để nâng cao độ chính xác và độ nhẵn bóng bề mặt lỗ.Ngoài ra khoét lỗ
còndùng để khoét lỗ bậc, lỗ côn, vát mép và thoả mặt đầu của lỗ.
24
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT YÊN THÀNH
TÁC GIẢ: TRẦN XUÂN HÙNG
- Dụng cụ khoét lỗ là dùng mũi khoét, dùng khoét lỗ bậc, vát mép và khỏa mặt
đầu
Cấu tạo mũi khoét gồm 4 phần chính:
- Chuôi: Giống như mũi
khoan có 2 loại chuôi trụ và
chuôi côn
Chuôi
- Cổ: Dạng trụ có ghi ký hiệu
đặc trưng cho một loại lưỡi
cắt
Lưỡi cắt
- Lưỡi cắt: Mang nhiều lưỡi
cắt có hình dạng khác nhau.
Thông thường là loại trụ và
loại côn, có hoặc không có
phần dẫn hướng, góc sau lưỡi
cắt nhỏ hơn lưỡi cắt của mũi
khoan
- Phần trụ dẫn hướng: Có tác
dụng để dẫn hướng mũi khoét
vào lỗ khoan, nhờ vậy đảm
bảo lỗ khoét đồng tâm
Phần dẫn
hướng
a
b
c
Hình 2.11: Cấu tạo mũi khoét
a. Mũi khoét côn có dẫn hướng
b. Mũi khoét trụ có dẫn hướng
c. Mũi khoét mặt đầu có dẫn hướng
1.2.2. Phân loại và công dụng của mũi khoét
a
a
b
Hình 2.12: Các loại mũi khoét
a. Mũi khoét lỗ côn
b. Mũi khoét lỗ trụ
- Căn cứ vào hình dạng bề mặt gia công, mũi khoét được chia làm 3 loại:
+ Mũi khoét trụ.
Giáo trình: Gia công chi tiết có sự hỗ trợ của máy
25