Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Nghiên cứu đặc điểm khí hậu tương quan tới sốt xuất huyết dengue tại 7 tỉnh ven biển nam bộ và hiệu quả diệt bọ gậy muỗi aedes của ABATE 1SG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 149 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, có nhiều tranh cãi về nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
(BĐKH) trên toàn cầu nhưng các quan điểm đều cho rằng BĐKH rõ ràng vẫn
đang diễn ra (nhiệt độ không khí tăng từ 1,4 đến 5,8oC trong thế kỷ 21) [1].
Những biểu hiện của BĐKH như thay đổi về lượng mưa, gia tăng mực nước
biển, gia tăng hoạt động của bão và lũ lụt đe dọa một tỷ lệ dân số thế giới đáng
kể. Tác động của BĐKH đến sức khỏe con người diễn ra rất phức tạp. Nó thể
hiện tác động tổng hợp, đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau. BĐKH làm tăng
khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết (SXH) Dengue,
làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi sinh vật và côn trùng, vật
chủ mang bệnh, làm tăng số người bị nhiễm những bệnh dễ lây lan…[2]. Mối
liên quan giữa dịch bệnh và BĐKH đã được nghiên cứu trong suốt một thời
gian dài. Một số nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện thuận lợi nhất định,
nhiệt độ cao hơn sẽ làm tăng tỷ lệ phát triển của côn trùng, véc tơ và tần suất
đốt của chúng. Sự ấm lên có khả năng tăng cường độ truyền tải cũng như gia
tăng các khu vực lây nhiễm.
Việt Nam là một trong những quốc gia được cảnh báo sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng. BĐKH ảnh hưởng đến hệ sinh
thái, hậu quả gây ra một loạt yếu tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe môi
trường, không chỉ làm bùng phát các dịch bệnh truyền thống mà còn xuất hiện
các dịch bệnh mới. Tại Việt Nam, khí hậu nóng lên là nguyên nhân phát sinh
9 bệnh truyền nhiễm gồm: bệnh cúm A(H1N1), bệnh cúm A(H5N1), bệnh
SXH Dengue, sốt rét, bệnh tả, thương hàn, tiêu chảy, viêm não do vi rút, và
bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARS) [2]. Trong đó, SXH Dengue
là bệnh truyền nhiễm chịu sự tác động trực tiếp đến từ các xu thế thay đổi khí
hậu.


2



Trong các khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH, các tỉnh ven biển
Nam Bộ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề. Diễn biến dịch bệnh SXH
Dengue tại khu vực này có nhiều biến động bất thường. Quy luật dịch bệnh
trong những năm qua thay đổi nhiều gây khó khăn cho công tác phòng chống
dịch bệnh tại các tỉnh ven biển Nam Bộ. Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm
khí hậu khu vực này và mối tương quan tới dịch bệnh SXH Dengue là rất cần
thiết. Kết quả nghiên cứu giúp phân tích quy luật của dịch bệnh SXH Dengue
từ đó xây dựng các giải pháp kiểm soát và dự phòng bệnh tốt hơn cho các tỉnh
khu vực Nam Bộ. Xuất phát từ những vấn đề trên, nghiên cứu được triển khai
nhằm mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm khí hậu và phân tích mối tương quan với bệnh SXH
Dengue tại 7 tỉnh ven biển Nam Bộ giai đoạn 2003 - 2013.

2.

Đánh giá hiệu quả diệt bọ gậy muỗi Aedes của ABATE 1SG trong
phòng chống bệnh SXH Dengue tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường
là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự

nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Biến đổi khí hậu đề cập đến sự thay đổi về khí hậu do của con người một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp, làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, góp
phần làm biến động khí hậu tự nhiên được quan sát, ghi nhận trong một
khoảng thời gian có thể so sánh được.
Đối với một số hiện tượng khí hậu cực đoan: Lượng mưa ngày cực đại
và số ngày mưa lớn, hạn hán cũng có xu thế tăng lên nhưng biến động mạnh
theo không gian và có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng khí hậu. Tần suất
bão hoạt động có xu hướng tăng lên ở các vĩ độ phía nam [2].
Biến đổi khí hậu tác động đến con người bằng nhiều cách khác, từ trực
tiếp như nắng nóng, giá rét, lũ lụt và bão đến gián tiếp như thay đổi chất
lượng không khí, chất lượng nước, mất cân bằng hệ sinh thái và phá vỡ hệ
thống kinh tế xã hội. Sóng nhiệt và đêm đen nhiệt đới cũng là nguyên nhân
gây ra nhiều loại bệnh cho con người, nhất là các bệnh truyền nhiễm [3].
1.1.1. Xu thế biến đổi của mưa lớn
Xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn giảm trên các vùng khí hậu phía
Bắc, tăng nhẹ ở vùng Tây Nam Bộ và tăng mạnh ở Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên. Sự tăng lên của số ngày mưa lớn trên các vùng là một điều đáng lo


4

ngại, vì nó liên quan đến những hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất,…
và ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp điển hình là nghề cá. Nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Thanh và cộng sự cho thấy nếu lượng mưa trung bình hàng
năm khu vực ven biển tăng lên 100 mm (0,1m) thì sản lượng khai thác thủy
sản sẽ giảm khoảng 2,2% [4].
Theo kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp (RCP4.5) của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, vào đầu thế kỷ 21, lượng mưa/năm có xu thế tăng

ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5-10%. Vào giữa thế kỷ 21, mức tăng phổ biến
từ 5-15%. Một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung
Trung Bộ có thể tăng trên 20%. Đến cuối thế kỷ 21, mức biến đổi lượng
mưa/năm có phân bố tương tự như giữa thế kỷ 21, tuy nhiên vùng có mức
tăng trên 20% mở rộng hơn. Còn theo kịch bản nồng độ khí nhà kính cao
(RCP8.5), vào đầu thế kỷ 21, lượng mưa/năm có xu thế tăng ở hầu hết các
khu vực trên cả nước, phổ biến từ 3-10%. Vào giữa thế kỷ 21, xu thế tăng
tương tự như kịch bản RCP4.5. Đáng chú ý là vào cuối thế kỷ 21, mức tăng
nhiều nhất có thể trên 20% ở hầu hết diện tích khu vực Bắc Bộ, Trung Trung
Bộ, một phần diện tích Tây Nam Bộ và Tây Nguyên [5]. Lượng mưa/năm
giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính
trung bình trong cả nước, lượng mưa/năm trong 50 năm qua (1958-2007)
giảm xuống khoảng 2% [6].
1.1.2. Hiện tượng nắng nóng ở Việt Nam
Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất và
nhiệt độ ngày thấp nhất có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất lên tới
10C/10 năm. Số ngày nóng (số ngày có nhiệt độ cao nhất ≥ 35 0C) có xu thế
tăng ở hầu hết các khu vực của cả nước, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc,
đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên với mức tăng phổ biến 2-3 ngày/10 năm,


5

nhưng giảm ở một số nơi thuộc khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực
phía Nam. Các kỷ lục về nhiệt độ trung bình cũng như nhiệt độ cao nhất liên
tục được ghi nhận từ năm này qua năm khác [5].

Hình 1.1. Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (0C) thời kỳ 1958-2014
* Nguồn: theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) [5]



6

Biến trình năm của số ngày nắng nóng trung bình tháng cho thấy nắng
nóng thường xuất hiện vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 ở các vùng khí
hậu từ vùng núi phía Bắc cho tới vùng Nam Trung Bộ, nhiều nhất là từ tháng
6 đến tháng 8. Ở vùng khí hậu vùng Tây Nguyên và vùng Đồng bằng Nam
Bộ, nắng nóng thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 6; nhiều nhất từ tháng 3
đến tháng 5, mùa khô và là thời gian mặt trời đi qua thiên đỉnh lần thứ nhất
trong năm.
Trong thế kỷ 20, nhiệt độ bề mặt trung bình của thế giới tăng khoảng
0,6°C. Dĩ nhiên, có những ảnh hưởng tự nhiên đến khí hậu toàn cầu trong thời
gian này. Chúng bao gồm sự gia tăng hoạt động núi lửa từ năm 1960 đến năm
1991 (khi núi Pinatubo phun trào) tạo ra bức xạ tự nhiên kết hợp với sự bất ổn
từ các hoạt động của mặt trời đã đẩy nhanh nhiệt độ trên bề mặt trái đất [7].
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng hầu hết sự nóng lên toàn cầu
từ năm 1950 là kết quả của hoạt động của con người. Lượng phát thải khí cácbô-níc toàn cầu hàng năm đã tăng lên một cách đáng kể từ năm 2000 trở lại
đây. Nếu không có hành động quốc tế nào để nhanh chóng giảm phát thải,
nhiệt độ toàn cầu trung bình (so với năm 2000) có khả năng tăng từ 1 đến 2°C
vào năm 2050 và từ 3 đến 4°C vào năm 2100, bao gồm tăng lên đến 6 đến
7°C ở vĩ độ cao phía Bắc [8].
Theo Báo cáo về Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, diễn biến
nhiệt độ trung bình từ 1961 đến 2005 tại Việt Nam có những đặc điểm sau
đây:
- Nhiệt độ mùa đông, cũng như mùa hè và nhiệt độ năm từ 1990 đến
2005 cao hơn khoảng thời gian từ 1960 đến 1989.
- Cũng như nhiệt độ trung bình hàng năm, nhiệt độ trung bình trong
mùa đông cũng biến đổi nhiều hơn trong mùa hè.



7

- Nửa thập kỷ 1996 – 2000 được coi là có nhiệt độ cao nhất, trên các
vùng khí hậu phía Bắc và các vùng khí hậu phía Nam [9].
Ở Việt Nam, kết quả thống kê và phân tích nhiều năm qua cho thấy,
BĐKH và nước biển dâng có những điểm đáng chú ý. Trong 50 năm (từ năm
1958 đến năm 2007) nhiệt độ trung bình/năm ở Việt Nam tăng lên khoảng
0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt
độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn nhiệt độ ở các vùng khí hậu
phía Nam. Nhiệt độ trung bình/năm của 4 thập niên gần đây (từ năm 1961 đến
năm 2000) cao hơn nhiệt độ trung bình/năm của 3 thập niên trước đó (từ năm
1931 đến năm 1960) [3]. Có sự sụt giảm đáng kể trên toàn quốc về số ngày và
đêm lạnh trong giai đoạn từ 1961 đến 2010, đặc biệt là ở miền Bắc và Tây
Nguyên. Dữ liệu giai đoạn 1981-2009 cho thấy hiện tượng sương muối xảy ra
muộn hơn; thời gian kéo dài ngắn hơn và số ngày có sương muối đã giảm
nhanh chóng trong thập kỷ qua. Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm, đặc
biệt là trong hai thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, số lượng các đợt rét đậm, rét hại
lại có sự biến đổi khá phức tạp và biến động mạnh từ năm này qua năm khác
[10].
Bên cạnh đó, tại cùng khu vực Đông Nam Á, theo Nakhapakorn K. và
cộng sự, số liệu về lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm tương đối hàng tháng được
thu thập từ Cục Khí tượng học, Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Thái Lan. Ở Thái Lan, mưa xuất hiện chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 và phần
còn lại của năm vẫn khô hạn. Ngoài lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm cũng ảnh
hưởng đến sự lan truyền bệnh SXH Dengue. Do độ ẩm cao trong mùa mưa,
muỗi có điều kiện thuận lợi để tồn tại và sinh trưởng. Nhiệt độ trung bình ở
tỉnh Sukhothai dao động từ 22°C đến 33°C trong 5 năm (1997-2001). Nhiệt
độ cao hơn 20°C là nhiệt độ thuận lợi cho muỗi Aedes aegypti sinh sản và
phát triển. Độ ẩm tương đối trung bình trong 5 năm (1997-2001) là 95,6%.



8

Lượng mưa trung bình trong 30 năm (1969-2000) hàng tháng là 1.226,5 mm
ở các vùng phía Bắc của Thái Lan [11].
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 7 TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ
1.2.1. Đặc điểm địa lý
Bảy tỉnh ven biển Nam Bộ trong nghiên cứu bao gồm Kiên Giang, Cà
Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang. Đây là các tỉnh
ven biển thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ. Khu vực Tây Nam Bộ, còn gọi là
vùng Đồng bằng Nam Bộ hay là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm
13 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và là một bộ phận của Châu thổ
sông Mê Kông có diện tích 40.818,3 km 2. Theo kết quả điều tra của Tổng cục
Thống kê năm 2017, dân số vùng Tây Nam Bộ là 17,7 triệu người và mật độ
dân số khoảng 435 người/km2 [12]. Vùng Tây Nam Bộ có vị trí nằm liền kề
với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh
Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng Tây Nam Bộ được hình thành
từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực
nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc
theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành
những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số
giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng
Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán
đảo Cà Mau.
Vùng Tây Nam Bộ có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội,
có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương
thực, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, phát triển vườn cây ăn trái đem lại giá trị
xuất khẩu lớn cho cả nước và mở rộng giao lưu với khu vực và thế giới.



9

1.2.2. Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới vùng Tây Nam Bộ
BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong
thế kỷ 21. Các diễn biến thời tiết bất thường, thiên tai, bão, lũ và khô hạn…
gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục
tăng nhanh và làm gia tăng tốc độ tan băng ở các đầu cực trái đất làm mực
nước biển dâng cao. Vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt các tỉnh ven biển khu vực
này là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự BĐKH và có rất nhiều nghiên cứu
chỉ ra điều này. Theo tài liệu báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, vùng
Tây Nam Bộ là khu vực có nguy cơ ngập rất cao. Nếu mực nước biển dâng
100 cm, sẽ có khoảng 38,9% diện tích có nguy cơ bị ngập. Trong đó, các tỉnh
có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,86%) và
Cà Mau (57,69%) [5].
Cùng với nguy cơ ngập úng và mực nước biển dâng cao, vùng Tây
Nam Bộ cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tới từ sự ảnh hưởng của
BĐKH. Vùng Tây Nam Bộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng khu vực phía Nam
bởi sự thay đổi nhiệt độ trung bình/năm. Theo tài liệu báo cáo của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, theo kịch bản RCP4.5, mức tăng nhiệt độ trung
bình/năm là 1,3-1,40C; và theo kịch bản RPC8.5, mức tăng nhiệt độ trung
bình/năm là 1,8-1,90C. Bên cạnh đó, theo kịch bản RCP8.5, khu vực Nam Bộ
sẽ có xu thế tăng lượng mưa trung bình/năm với mức tăng vào mùa đông từ
50-80% và mùa thu từ 10-30% [5]. Tất cả những điều trên đều ảnh hưởng tới
sự phát triển của loài muỗi Aedes aegypti, véc tơ truyền bệnh chính của bệnh
SXH Dengue.


10

1.3. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
1.3.1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bệnh SXH Dengue là căn bệnh nhiệt đới do muỗi truyền. Đây là căn
bệnh nguy hiểm do vi rút Dengue truyền qua muỗi vằn đốt người vào ban
ngày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự gia tăng số ngày mưa và sự giảm độ ẩm
tương đối có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh SXH Dengue [13].
Ước tính gần đây cho thấy khoảng 3,5 tỷ người, khoảng 55% dân số thế
giới, sống ở các quốc gia có nguy cơ mắc bệnh SXH Dengue. SXH Dengue là
một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở nhiều quốc gia thuộc
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sự lây truyền vi rút Dengue chủ yếu xảy ra
thông qua các vết đốt của muỗi, Aedes aegypti, loài muỗi hút máu người và
thường được tìm thấy trong và xung quanh nhà ở của người dân [14]. SXH
Dengue trở thành vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ cộng đồng và là nguyên
nhân chủ yếu của các trường hợp nhập viện và tử vong ở trẻ em ở nhiều nước
châu Á, với hơn 100.000 trường hợp tử vong ước tính đã được ghi nhận vào
năm 1995 [15]. Sự đô thị hóa và phát triển nhanh chóng của các thành phố ở
châu Á có ảnh hưởng lớn đến việc lây truyền bệnh SXH Dengue. Hiện nay,
hàng triệu người sống tập trung ở các thành phố ở châu Á, cùng với việc thiếu
cơ sở hạ tầng nước thải, nhà ở không đầy đủ, và các điều kiện xã hội không
đảm bảo vệ sinh đã thúc đẩy sự lan truyền bệnh SXH Dengue. Những yếu tố
này góp phần quan trọng làm gia tăng tỷ lệ mắc SXH Dengue ở khu vực châu
Á [16].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm thập kỷ
(1960 - 2010), tỷ lệ mắc mới bệnh SXH Dengue tăng 30 lần. Hàng năm, ước
tính khoảng 50-100 triệu ca mắc SXH Dengue được ghi nhận tại hơn 100


11

quốc gia lưu hành. Bệnh cũng được ghi nhận đã lan truyền tới một số vùng

chưa bị ảnh hưởng bao giờ. Mỗi năm, trên thế giới tăng thêm hàng trăm nghìn
ca mắc nặng, bao gồm khoảng 20.000 ca tử vong; 264 người bị khuyết
tật/1.000.000 người dân, với chi phí ước tính cho các trường hợp ngoại trú và
nhập viện là từ 514 đến 1.394 Đô la Mỹ, thường ảnh hưởng đến cộng đồng
người dân nghèo. Con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều do việc báo cáo
thiếu cũng như phân loại sai các trường hợp ghi nhận SXH Dengue [17]. SXH
Dengue ở Việt Nam có khuynh hướng gia tăng những năm gần đây. Các số
liệu thống kê y tế quốc gia gần đây cho thấy, năm 2008 ghi nhận 96.451 ca
mắc SXH Dengue; năm 2009 tăng lên đến 105.370 ca; và năm 2010 số ca
mắc được ghi nhận trên cả nước là 128.831 ca. Do đó, SXH Dengue ở Việt
Nam được xếp trong nhóm 10 bệnh truyền nhiễm có nguy cơ tử vong cao
nhất [18].
Sự BĐKH toàn cầu có thể ảnh hưởng đến sự phân bố theo mùa và địa
lý của SXH Dengue ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bản chất phức tạp
của việc truyền bệnh SXH Dengue liên quan đến sinh thái học véc tơ, các yếu
tố vi rút, sự miễn dịch của cộng đồng và những thay đổi về nhân khẩu học xã
hội làm cho khó định lượng được mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến sự lây
truyền bệnh SXH Dengue. Tuy nhiên, tác động của những thay đổi về mặt
môi trường - xã hội đối với việc truyền bệnh SXH Dengue ít được nghiên cứu
kỹ [19]. Theo tổng hợp của nghiên cứu Phan Thùy Linh và cộng sự, SXH
Dengue làm ảnh hưởng tới 50 - 100 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới, và
gây ra hàng chục nghìn ca tử vong ở trẻ em. Những đánh giá về thay đổi trong
giới hạn địa lý của lây truyền SXH Dengue tính đến yếu tố BĐKH và dân số
đã chỉ ra rằng ước tính 50 – 60% dân số toàn cầu bị ảnh hưởng bởi SXH
Dengue vào cuối thế kỷ 21 [20].


12

1.3.2. Đặc điểm sinh thái học của véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết

Dengue
1.3.2.1. Vài nét về sự phân bố của loài muỗi Aedes aegypti
Aedes aegypti phân bố trong vùng nhiệt đới và ôn đới của các châu lục
(giữa 450 vĩ tuyến Bắc và 350 vĩ tuyến Nam) giới hạn bằng đường đẳng nhiệt
100C. Về độ cao, chúng có mặt từ 0 đến 1.200 m, một ít quần thể có mặt đến
độ cao 1.800 m (ví dụ ở Ấn Độ). Tại Việt Nam, muỗi Aedes phân bố ở hầu hết
các tỉnh/thành phố, tuy nhiên mật độ cao và chiếm ưu thế hơn ở các tỉnh miền
Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Tại miền Bắc, Aedes aegypti chủ yếu tập
trung ở thành phố, rồi đến các đồng bằng ven biển và các làng mạc gần đường
giao thông. Đó là những nơi có dân cư đông đúc, có nhiều dụng cụ chứa nước
(DCCN) và các phương tiện giao thông thường xuyên qua lại. Hiện nay, kinh
tế phát triển (nhiều rác thải bia, đồ hộp,...) và việc đô thị hóa nhanh chóng
nhưng không đồng bộ (hệ thống cấp thoát nước chưa đầy đủ, vệ sinh môi
trường một số nơi còn kém) cùng với sự thờ ơ của một số người dân với giáo
dục sức khỏe cộng đồng làm cho vùng phân bố của Aedes aegypti ngày càng
mở rộng. Hiện nay, trên thế giới đã ghi nhận 2 loài muỗi có khả năng truyền
bệnh SXH Dengue. Đó là muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus. Tuy
nhiên, chúng lại có những đặc điểm tương đối khác nhau về hình thái học,
sinh thái học, sự phân bố và khả năng truyền các loại bệnh trên. Aedes aegypti
vẫn là loài muỗi chính truyền bệnh SXH Dengue [21].

1.3.2.2. Đặc điểm hình thái muỗi Aedes aegypti trưởng thành


13

Hình thái muỗi Aedes aegypti trưởng thành rất dễ nhận biết, với kích
thước nhỏ màu đen, chân, thân và bụng có các khoang đen trắng rõ rệt. Đặc
biệt, vùng ngực có các vẩy trắng xếp thành hàng. Thân có nhiều vẩy trắng bạc
tập trung thành từng cụm hay từng đường trên mình muỗi. Vòi không có băng

trắng, đỉnh pan trắng. Trên mặt lưng ngực có hai đường vẩy màu trắng bạc
phình ra, như hai nửa vòng cung ôm hai bên lưng nên gọi là hình đàn Lia.
Trên mặt lưng bụng ở gốc các đốt II đến VIII đều có những đường vẩy ngang
từng đốt, gốc các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân
thứ V trắng hoàn toàn, cho nên muỗi còn có tên gọi là muỗi vằn. Trứng muỗi
có hình bầu dục màu đen, rời từng chiếc. Bọ gậy của muỗi có ống thở to, trên
ống thở có vảy xếp theo hình răng cưa [21].
1.3.2.3. Đặc điểm sinh học Aedes aegypti
Vòng đời của Aedes aegypti có 4 giai đoạn: Trứng - Bọ gậy - Quăng Muỗi trưởng thành. Thời gian phát triển của các pha trước trưởng thành (từ
trứng đến quăng) trung bình 7 ngày. Bọ gậy và quăng sống trong môi trường
nước, thời gian từ quăng đến muỗi trưởng thành khoảng 2 đến 3 ngày. Muỗi
sống trên cạn, sau khi nở muỗi trú đậu trên thành vật chứa khoảng vài giờ, sau
đó muỗi bay phát tán cách xa khoảng 200 mét. Muỗi cái trưởng thành giao
phối và thực hiện đốt hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, thường
muỗi đốt hút máu ban ngày hoạt động mạnh nhất vào lúc sáng sớm và lúc
hoàng hôn, thời gian tiêu sinh của muỗi khoảng 5 ngày. Trường hợp đốt hút
máu người có chứa vi rút Dengue, thời gian ủ bệnh trong muỗi cái thường 8 10 ngày, lúc này trong tuyến nước bọt của muỗi có vi rút nhân lên và truyền
vi rút sang người khác khi chúng đốt, hút máu. Cũng giống như nhiều giống
và loài muỗi khác, muỗi Aedes aegypti có sự khác nhau giữa con đực và con
cái về đặc điểm dinh dưỡng. Để sống và phát triển, con cái phải hút máu (có
thể vài lần đốt hút máu trong một đợt phát triển trứng), còn con đực không hút


14

máu mà chỉ hút nước, nhựa cây hay dịch hoa quả để tồn tại và phát triển.
Chúng phát hiện vật chủ dựa vào các hợp chất hóa học: NH 3, CO2, axít lactic
và Octenol tiết ra từ vật chủ [21]. Bên cạnh đó, mỗi một muỗi cái trong cả quá
trình sống đẻ trung bình 285 trứng. Một muỗi cái trung bình đẻ 2,72 lần và số
trứng trung bình một lần đẻ của một cá thể muỗi là 105 trứng. Tuổi thọ dài

nhất của muỗi đực là 48 ngày; của muỗi cái là 65 ngày. Thời gian sống trung
bình của muỗi đực trung bình là 13,41 ngày; của muỗi cái trung bình 33,84
ngày khi nuôi bằng dung dịch glucose 10% và đốt máu chuột [22].
1.3.2.4. Nơi trú đậu và sinh sản của muỗi Aedes aegypti
Muỗi Aedes aegypti thích đậu cao, ở những nơi treo vắt quần áo, mùng
màn ở trong và ngoài nhà. Aedes aegypti sống trong nhà gần người, thường
trú đậu nơi có ánh sáng yếu và có độ cao từ 2 mét trở xuống như: Trên các vật
dụng vải: Quần áo, màn ngủ, ri-đô, túi xách,…; trên các vật dụng cứng: Gầm
bàn có người thường làm việc, ghế tiếp khách, giường, tủ để gần tường. Hoạt
động hút máu của muỗi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ dưới
230C muỗi hầu như không hút máu. Muỗi hút cả máu người và các động vật
khác như chim, bò, lợn, gà, thỏ, chuột,… Muỗi Aedes aegypti thường đẻ trứng
ở những nơi nước sạch chứa trong lu, vại, bể, lọ hoa, phuy nước, chậu cây
cảnh, chai lọ, vỏ dừa, lốp ô tô cũ, máng nước, đôi khi có ở hốc cây, kẽ lá (dừa,
chuối, bẹ khoai),… ở trong và quanh nhà những nơi râm mát. Bọ gậy ưa nước
có độ pH hơi axít, nhất là nước mưa [21].
1.3.2.5. Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của muỗi Aedes
aegypti
Vai trò này được thể hiện qua: (1) khả năng truyền vi rút Dengue của
muỗi Aedes aegypti qua gây nhiễm trong phòng thí nghiệm; (2) khả năng
truyền vi rút Dengue của muỗi Aedes aegypti tại các ổ dịch đang hoạt động;


15

(3) khả năng truyền vi rút Dengue qua trứng muỗi Aedes aegypti. Trong đó, cả
4 típ vi rút Dengue đều chiếm tỉ lệ nhất định trong quá trình truyền bệnh tại
các địa phương khác nhau.
Một nghiên cứu của Guerra-Gomes I.C. và cộng sự tại Brazil chỉ ra
rằng, vi rút Dengue típ 1 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Sau đó, vi rút Dengue típ

3 trở thành chiếm ưu thế từ năm 2003; và vi rút Dengue típ 2 chiếm ưu thế từ
năm 2007 [23]. Kết luận trên cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Đặng
Thị Thúy và cộng sự, vi rút Dengue típ 2 chiếm ưu thế (64,4%); tiếp theo là
típ 1 (25,4%), típ 3 và típ 4 (mỗi típ chiếm 3,4%). Đặc biệt có hai trường hợp
đồng nhiễm típ 1 và 2 cũng được xác định (chiếm 3,4%). Các kết quả nghiên
cứu trước đây tại Việt Nam trong các vụ dịch SXH Dengue đã cho thấy cả 4
típ Dengue đang lưu hành gây bệnh [24].
Trong nghiên cứu của Le V.T. và cộng sự tại đảo Cát Bà, trong số 192
trường hợp mắc bệnh SXH Dengue, 154 trường hợp (80%) được chẩn đoán
dựa trên triệu chứng lâm sàng, 32 ca (17%) dựa vào kỹ thuật IgM ELISA và 6
trường hợp (3%) được khẳng định nhiễm vi rút Dengue típ 3 bằng kỹ thuật
RT-PCR. Bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi, trung bình 37 tuổi và 47% là nam
giới. Các trường hợp SXH Dengue chủ yếu từ hai khu vực: 123 người (64%)
sống ở thị trấn Cát Bà và 69 người (36%) sống trong các nhà nổi trên biển,
gần thị trấn Cát Bà (trong vòng 1 km). Tính toán theo quy mô dân số của hai
địa điểm (thị trấn: 11.000, làng nổi: 1.400), tỷ lệ chênh lệch tỷ lệ nhiễm bệnh
SXH Dengue là 4,9 đối với những người sống trong nhà nổi [25].
1.3.3. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới bệnh sốt xuất huyết Dengue
Yếu tố nguy cơ là một chất, một vi sinh vật, một yếu tố,… có khả năng
gây ra tác động tiêu cực lên sức khỏe nếu có sự tiếp xúc. Ví dụ, vi rút Dengue


16

là một yếu tố nguy cơ vì chúng có thể gây bệnh SXH Dengue ở người; hay
phẩy khuẩn tả là một yếu tố nguy cơ vì có thể gây ra dịch tả ở người.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến muỗi ở từng giai đoạn trong vòng đời của
chúng. Nếu nhiệt độ của nước nơi muỗi đẻ trứng quá nóng hoặc lạnh, thì ít
trứng nở hơn. Sau giai đoạn trứng, muỗi phát triển thành bọ gậy và sau đó là
quăng. Nhiệt độ cũng đã được chứng minh là ảnh hưởng đến thời gian chuyển

tiếp giữa các giai đoạn này. Nhiệt độ nước tối ưu để tồn tại và sự chuyển tiếp
ngắn nhất giữa bọ gậy và quăng nằm trong khoảng từ 22°C đến 26°C. Sự ảnh
hưởng của khí hậu và môi trường đến các bệnh truyền nhiễm là một chủ đề
nghiên cứu trọng điểm trong nhiều thế kỷ. Nhiệt độ và độ ẩm có lợi cho việc
xuất hiện và lan truyền của các loại bệnh do muỗi truyền. Các giai đoạn khác
nhau trong chu kỳ sống của tác nhân gây bệnh trong quá trình truyền bệnh
phụ thuộc mật thiết các côn trùng truyền bệnh và vật chủ phù hợp có sẵn. Có
được ước tính chính xác về tổng số các đợt bệnh là một bước quan trọng trong
nghiên cứu bệnh và gánh nặng kinh tế của bệnh SXH Dengue.
Mặc dù Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới gió mùa, nó thể
hiện sự đa dạng đáng kể về khí hậu và địa hình từ Bắc chí Nam qua các vĩ độ
khác nhau. Điều này góp phần vào sự đa dạng trong mối liên hệ giữa các yếu
tố khí hậu và tỷ lệ mắc bệnh SXH Dengue ở các vùng, miền khác nhau trên cả
nước. Sự biến đổi thời tiết và khí hậu có thể gây ra sự khác biệt về tỷ lệ mắc
bệnh SXH Dengue thông qua sự tồn tại và sự phát triển của véc tơ hoặc vi rút
Dengue.
Sự mở rộng của các vùng có khí hậu nhiệt đới có thể dẫn tới sự di cư
của các loài côn trùng và gặm nhấm làm lây lan các bệnh ở vùng có khí hậu
nóng ấm tới các vùng cao nguyên, đồi núi. Những gì có lợi cho vi sinh vật có
hại thì hiếm khi có lợi cho con người. Nhiệt độ ấm lên trong một thời gian dài


17

do khí hậu thay đổi sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các loài muỗi và nhiều loài
véc tơ truyền bệnh khác sinh sôi nảy nở, làm lây lan các bệnh truyền nhiễm.
Khí hậu vùng nhiệt đới với nhiệt độ dao động từ 150C đến 400C và độ ẩm cao
kết hợp với môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho bệnh SXH Dengue phát triển. Thời gian của giai đoạn từ bọ gậy đến muỗi
trưởng thành là 7 đến 12 ngày và tuổi thọ của muỗi cái là khoảng 8 đến 15

ngày. Trong khi đó, vi rút Dengue phát triển trong muỗi trong khoảng thời
gian 8 đến 10 ngày. Vào thời điểm một người bị nhiễm vi rút Dengue xuất
hiện sốt là khoảng thời gian lây truyền mạnh mẽ cho nhiều người. Vi rút
Dengue được tìm thấy trong huyết thanh hoặc huyết tương, trong các tế bào
máu tuần hoàn và trong các mô được chọn, đặc biệt là các mô của hệ thống
miễn dịch trong khoảng 2 đến 7 ngày, tương ứng với thời kỳ sốt. Bệnh SXH
Dengue nói chung có hai thể: thể sốt Dengue và thể sốt xuất huyết Dengue.
Thể sốt Dengue có triệu chứng tương tự như cảm cúm, thường xảy ra ở trẻ
lớn, người lớn và ít khi gây tử vong. Trái lại, thể sốt xuất huyết Dengue là thể
thứ phát rất nguy hiểm, có xuất huyết và bệnh nhân có thể bị tử vong nếu
không được chẩn đoán và điều trị kịp thời [17]. Sự phát triển nền kinh tế và
hệ thống y tế của các quốc gia ảnh hưởng đến sự lưu hành dịch tễ bệnh SXH
Dengue với mức độ khác nhau. Các nguồn lực được huy động để phòng ngừa
và điều trị bệnh SXH Dengue không có sẵn do chúng cần phải huy động để
ứng phó với nhiều dịch bệnh khác. Các công nghệ chuyên môn y tế có sẵn có
thể được áp dụng để ngăn ngừa và điều trị bệnh SXH Dengue nhưng chúng
lại tạo ra nguồn nợ lãi suất cao vì gánh nặng phải phân bổ cho nhiều loại dịch
bệnh cũng như nhiều lĩnh vực khác nhau. Các cuộc điều tra phân tích kinh tế
y tế về hiệu quả phòng chống SXH Dengue ngày nay đã và đang được thực
hiện. Qua đó, vấn đề đánh giá về mặt kinh tế trong công tác phòng chống
bệnh SXH Dengue cần cũng được xem xét kỹ lưỡng [26].


18

SXH Dengue là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện
và tử vong ở các nước Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương và ước tính
khoảng 30 đến 60 triệu ca nhập viện hàng năm trên thế giới [27]. Việt Nam
nằm trong vùng lưu hành của bệnh SXH Dengue. Dịch bệnh này được ghi
nhận là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong và bệnh tật ở Việt Nam và nằm

trong số 10 bệnh truyền nhiễm hàng đầu về gánh nặng sức khoẻ tổng thể.
Năm 1958, trường hợp SXH Dengue đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Vụ
dịch đầu tiên xảy ra ở miền Nam vào năm 1963, dẫn đến 116 trường hợp tử
vong. Tỷ lệ mắc và tử vong ước tính vào giữa năm 1979 tương ứng là 462 và
33/100.000 dân; và vào năm 2005 tương ứng là 2,7 và 0/100.000 dân. Mặc dù
sự lan truyền SXH Dengue xảy ra ở cả nông thôn và thành thị Việt Nam
nhưng với khoảng 73% dân số sống ở nông thôn, do đó phần lớn các ca mắc
và tử vong do SXH Dengue là từ các khu vực này [28]. Bên cạnh đó, theo
nghiên cứu của Rabaa M.A. và cộng sự, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long và khu vực Đông Nam Bộ, nơi có mật độ dân số cao, tiếp giáp với thành
phố Hồ Chí Minh và là nơi có số lượng các khu công nghiệp và các trung tâm
kinh tế khu vực mới nổi là nguồn bùng phát các điểm dịch SXH Dengue [29].
Theo nghiên cứu của Pham H.V. và cộng sự, trong giai đoạn 20042008, ở tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận được 3.502 trường hợp mắc SXH Dengue.
Tỉ lệ mắc SXH Dengue dao động mạnh theo từng năm, và giữa các tháng
trong năm. Một đợt dịch lớn đã xảy ra vào năm 2004; số ca mắc SXH Dengue
ghi nhận được trong năm chiếm 71,4% tổng số ca mắc trong 5 năm giám sát
(2004-2008). Sau năm 2004, tỷ lệ mắc đã giảm rõ rệt. Trong vòng một năm,
tỷ lệ mắc SXH Dengue đạt đỉnh điểm vào tháng 7 đến tháng 10, rơi vào mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Từ năm 2004 đến năm 2008, số ca mắc SXH
Dengue ghi nhận được từ tháng 7 đến tháng 10 trong năm chiếm 71,6% tổng
số ca mắc [30].


19

Theo nghiên cứu của Lê Thị Lựu và cộng sự đối với các trường hợp
nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 2009 2010, đặc điểm lâm sàng chủ yếu là SXH Dengue độ II (chiếm 85,8%); SXH
Dengue độ III có 9 ca, chiếm 8,5%. Sốt cao trên 39 oC chiếm 93,4%, thường
sốt từ 5- 6 ngày với tỉ lệ 71,7%. Xuất huyết gặp ở các hình thái: dưới da
(94,33%), niêm mạc (38,5%), nôi tạng (5,65%) với xuất huyết xảy ra ở ngày

thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh (83,85%). Các triệu chứng đau đầu, đau cơ
khớp, da và niêm mạc xung huyết ở bệnh nhân SXH Dengue chiếm tỉ lệ cao
từ 97,2 đến 100%; bên cạnh đó gan to chiếm tỉ lệ 36,8%; nôn gặp 39,6% [31].
Theo Hoang Q.C. và cộng sự, tuổi trung bình của các ca mắc SXH
Dengue được ghi nhận ở Hà Nội cao và 85% ở độ tuổi trên 15. Mặc dù tuổi
trung bình của các trường hợp lâm sàng ở Thái Lan đã tăng lên trong những
năm đầu của thế kỷ 21, các trường hợp lâm sàng mắc SXH Dengue ở nhiều
nước khu vực Đông Nam Á chủ yếu vẫn là trẻ em dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, ở
một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Sri Lanka và Singapore thì SXH
Dengue vẫn ảnh hưởng chủ yếu đến người trưởng thành. Ở nhiều nước châu
Mỹ, SXH Dengue hay gặp ở người lớn. Ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự
khác biệt về địa lý trong nhóm tuổi bị mắc chủ yếu có thể là mức độ lan
truyền bệnh SXH Dengue tại địa phương và thời gian kể từ khi SXH Dengue
xuất hiện tại cộng đồng. Tuổi trung bình của các trường hợp SXH Dengue
được ghi nhận tại Hà Nội cao có thể phản ánh mức độ nhiễm bệnh tương đối
thấp nhưng cũng có thể phản ánh việc bệnh SXH Dengue xuất hiện trong thời
gian trước đó ở cộng đồng người lớn chưa có miễn dịch đa típ [32]. Bên cạnh
đó, nhìn chung, mối tương quan giữa các đợt dịch SXH Dengue ở miền Nam
Việt Nam với thời gian cao hơn so với mối tương quan giữa tỷ lệ mắc với thời
gian. Điều này phù hợp với đặc điểm lan truyền theo mùa của vi rút Dengue
mặc dù có sự khác biệt về mức độ dịch. Sự liên kết về mức độ dịch bệnh SXH


20

Dengue hàng năm phụ thuộc vào không gian. Các huyện/thị cách nhau trong
vòng 100 km có nhiều khả năng có những năm cùng có tỷ lệ mắc cao và cùng
có tỷ lệ mắc bệnh thấp; mức độ tương quan cũng tăng lên khi khoảng cách các
huyện/thị gần nhau hơn. Sự phụ thuộc không gian này cũng được quan sát
thấy ở mức độ địa bàn cấp tỉnh phạm vi đến 122 km. Thời gian của các đợt

dịch SXH Dengue ít phụ thuộc về không gian. Các huyện lân cận xuất hiện
các đợt dịch đồng thời hơn, có ý nghĩa thống kê đến phạm vi 52 km. Tuy
nhiên, sự phụ thuộc không gian này không được quan sát thấy ở mức độ địa
bàn cấp tỉnh. Sự đồng thời phụ thuộc không gian cũng được quan sát thấy ở
phạm vi lên đến 101 km khi phân tích tương quan chuỗi thời gian thô theo
tháng, khi xem xét về thời gian và mức độ của dịch SXH Dengue. Nhìn
chung, nghiên cứu cho thấy sự phân bố không gian của dịch bệnh SXH
Dengue với phạm vi lên đến khoảng 50-100 km [33].
Ở Thái Lan, bệnh SXH Dengue thường được xem là bệnh ở trẻ em, gây
ra tỷ lệ mắc và tử vong đáng kể ở trẻ em dưới 15 tuổi. Gần đây, số ca mắc
SXH Dengue gia tăng được ghi nhận ở người lớn tuổi hơn. Ở một số nước
Đông Nam Á, sự phân bố tuổi của các trường hợp mắc SXH Dengue ghi nhận
được qua hệ thống giám sát thụ động đã dịch chuyển sang các nhóm tuổi lớn
hơn. Sự thay đổi này liên quan đến việc chẩn đoán và quản lý ca bệnh lâm
sàng; và qua đó, cũng đặt ra những thách thức mới đối với việc kiểm soát
bệnh SXH Dengue. Phân tích của tác giả Cummings D.A.T. và cộng sự cho
thấy rằng tỷ lệ sinh giảm cùng với sự dịch chuyển của cấu trúc dân số có thể
giải thích cho việc dịch chuyển sự phân bố tuổi của các ca mắc SXH Dengue
[34]. Trái ngược với mối tương quan mạnh tích cực giữa dịch SXH Dengue
với mô hình lượng mưa ở nhiều quốc gia nhiệt đới, tại một số vùng trên thế
giới, dịch SXH Dengue xảy ra trước mùa mưa hoặc ở những vùng tương đối
khô. Ngược lại, ngay cả ở những nơi có mùa mưa, như Singapore, không thể


21

tìm thấy mối tương quan tích cực giữa lượng mưa và mật độ quần thể véc tơ.
Ở một số khu vực vùng nhiệt đới, nơi có hai mùa mưa hàng năm, mối tương
quan tích cực cũng chỉ được quan sát thấy ở một mùa mưa. Ảnh hưởng của
lượng mưa đến mật độ muỗi trưởng thành không giống nhau đối với tất cả các

loài muỗi. Aedes aegypti thích môi trường sống trong nhà hơn, và do đó ít bị
ảnh hưởng bởi lượng mưa hơn so với Aedes albopictus và các loài muỗi khác
có môi trường sống của bọ gậy ở ngoài nhà [35]. Một nghiên cứu về mô hình
dự đoán nguy cơ lây nhiễm SXH Dengue trong tương lai đến năm 2100 tại
Dhaka, Bangladesh của tác giả McMichael C. cho thấy tỷ lệ SXH Dengue
hàng năm ở Dhaka được dự đoán sẽ tăng gấp 2 lần vào năm 2100 với nhiệt độ
tăng 10C; gấp 7 lần với nhiệt độ tăng 2°C; và khoảng 40 lần với nhiệt độ tăng
3,30C. Ví dụ này cho thấy, việc di dân liên quan khí hậu đến các khu vực
thành thị nghèo có thể làm phơi nhiễm những quần thể có nguy cơ mắc bệnh
truyền nhiễm. Những nguy cơ này có thể tăng lên do biến đổi khí hậu [36].
Ở Singapore, SXH Dengue xuất hiện vào những năm 1960 và nhanh
chóng trở thành nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Bệnh SXH Dengue
trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhiều bắt đầu vào năm
1966. Đến năm 1972, bệnh SXH Dengue trở thành bệnh phải khai báo theo hệ
thống báo cáo tại Singapore [37]. Và cũng tại đây, nhiều nhà nghiên cứu đã
chỉ ra được SXH Dengue có mối tương quan nhạy đối với khí hậu tại quốc gia
này. Nhiệt độ trung bình tăng có tương quan tới việc gia tăng tỷ lệ mắc SXH
Dengue cũng như sự bùng phát của dịch [38]. Trong khi đó, một nghiên cứu
mô hình thống kê khác tại Singapore cho thấy độ ẩm tuyệt đối là yếu tố dự
báo tốt nhất trong những yếu tố khí hậu nghiên cứu. Độ ẩm tuyệt đối cao liên
quan tới tỷ lệ mắc SXH Dengue cao. Điều này giúp cho việc dự báo và phòng
chống SXH Dengue chủ động thông qua chỉ số độ ẩm [39].


22

SXH Dengue ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, giới tính và chủng tộc.
Nghiên cứu hồi cứu trong một năm 2010 ở Negeri Sembilan, Malaysia cho
thấy trong số 1.466 trường hợp mắc SXH Dengue, trường hợp mắc trẻ nhất là
8 tháng tuổi và trường hợp mắc lớn tuổi nhất là 89 tuổi. Tuổi trung bình là

32,2 ± 15,8 tuổi. Về chủng tộc, đa số người bị ảnh hưởng là người Mã Lai,
tiếp theo là người Hoa và người Ấn (tỷ lệ tương ứng là 4,1; 1,5; và 1). Tỷ lệ
mắc ở nam nhiều hơn nữ (Tỷ lệ tương ứng là 1,4 và 1,0). Mô hình nam giới
chiếm ưu thế cũng được quan sát thấy trong một số năm liên tục qua sáu quốc
gia có nền văn hoá và kinh tế đa dạng ở Châu Á. Tại Malaysia, cũng như
Singapore, tỷ lệ mắc bệnh SXH Dengue ở trẻ em đã giảm, trong khi tỷ lệ mắc
ở người lớn thì tăng lên. Trong năm 2006, khoảng 80% các trường hợp mắc
bệnh SXH Dengue ở Malaysia trong nhóm trên 15 tuổi. SXH Dengue trở
thành một trong những nguyên nhân chính phải nhập viện của các bệnh nhân
ở người lớn [40].
Tại Brazil, trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 (2000-2010), đã ghi nhận
tổng số 8.440.253 ca mắc SXH Dengue. Đây là con số cao nhất trong lịch sử
ở khu vực này, với số ca nặng cao nhất là 221.043 (chiếm 2,6%) và tử vong
là 3.058 (chiếm 0,036% trong tổng số ca mắc ghi nhận được và tương đương
1,38% các trường hợp nặng). Riêng trong tuần 8 của năm 2011, 1.588 ca mắc
bệnh SXH Dengue độ nặng và 163 trường hợp tử vong đã được ghi nhận, lần
lượt chiếm 67% và 73% trong tổng số ca ghi nhận ở Châu Mỹ [41].
Một số báo cáo cho thấy có tranh cãi quyết liệt rằng động lực lây truyền
của vi rút Dengue là kết quả từ dịch tễ học và sinh thái bệnh rất phức tạp. Như
vậy, động lực lây truyền vi rút Dengue là quá trình tương tác giữa con người,
vi rút Dengue, véc tơ và hệ sinh thái môi trường, trong đó những yếu tố quyết
định sinh học và phi sinh học có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự lây
truyền bệnh SXH Dengue. Rõ ràng trong một số trường hợp, một nhóm các


23

yếu tố môi trường và xã hội học hữu ích, bao gồm các tầng lớp lứa tuổi, dân
số và mật độ dân cư đô thị, các tầng lớp kinh tế và nơi ở, là những đại lượng
chính trong phân tích các mối liên quan về thời gian và không gian đối với tỷ

lệ mắc SXH Dengue [42].
1.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE
1.4.1. Giám sát dịch tễ học
Giám sát dịch tễ học là việc thu thập, ghi chép, phân tích, phiên giải và
phổ biến dữ liệu phản ánh tình trạng sức khoẻ hiện tại của cộng đồng hoặc
dân cư qua đó có thể triển khai các hoạt động phòng ngừa hoặc kiểm soát
bệnh. Giám sát là một khâu quan trọng trong các chương trình phòng chống
bệnh SXH Dengue vì nó cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá nguy
cơ, đáp ứng chống dịch và đánh giá chương trình. Giám sát có thể sử dụng cả
quá trình thu thập dữ liệu thụ động và chủ động. Tùy theo tình huống điều tra,
giám sát có thể sử dụng nhiều nguồn dữ liệu để tăng cường và mở rộng bức
tranh dịch tễ học về nguy cơ lây truyền bệnh [43].
Giám sát dịch tễ học SXH Dengue bao gồm giám sát bệnh nhân, giám
sát huyết thanh và vi rút Dengue, giám sát muỗi truyền bệnh (véc tơ) và giám
sát tính nhạy cảm của véc tơ với hóa chất diệt côn trùng; theo dõi biến động
của thời tiết, khí hậu, môi trường và đánh giá kết quả biện pháp phòng chống
chủ động.
1.4.1.1. Giám sát bệnh nhân
a. Giám sát thụ động


24

Hệ thống giám sát thụ động là hệ thống giám sát dựa vào định nghĩa ca
bệnh chuẩn và các mẫu báo cáo bắt buộc. Hệ thống này không nhạy và ít đặc
hiệu do ca bệnh không được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm huyết thanh
học nhưng vẫn giúp ích cho việc theo dõi xu hướng SXH Dengue trong
khoảng thời gian dài. Các quốc gia có dịch SXH Dengue lưu hành địa phương
cần có hệ thống giám sát thụ động này.

b. Giám sát chủ động
Mục đích của hệ thống giám sát chủ động là giúp cán bộ y tế theo dõi
sự lây truyền Dengue ở cộng đồng, có thể chỉ ra vào bất kỳ thời điểm nào nơi
xảy ra dịch, típ vi rút đang lưu hành, bệnh cảnh lâm sàng. Để thực hiện được
điều đó cần phải có hệ thống giám sát chủ động và phối hợp tốt với chẩn đoán
trong phòng thí nghiệm. Nếu hoạt động hiệu quả, hệ thống giám sát chủ động
có thể phát hiện sớm khả năng lây lan của dịch và có thể ngăn chặn được dịch
xảy ra.
Hệ thống giám sát chủ động phải có ít nhất 3 thành phần, chú trọng vào
các giai đoạn trước và giữa các chu kỳ dịch bao gồm màng lưới cơ sở y tế,
phòng khám trọng điểm, hệ thống cảnh báo dịch. Cả 3 thành phần giám sát
đều cần có sự hỗ trợ chẩn đoán của phòng xét nghiệm chẳng hạn như kỹ thuật
xét nghiệm ELISA phát hiện kháng nguyên NS1 của vi rút Dengue được ứng
dụng trong chẩn đoán sớm SXH Dengue [44]. Cùng với đó, theo nghiên cứu
của Hoang L.P. và cộng sự, tại Bình Thuận cho thấy việc quản lý trường hợp
sốt không rõ nguyên nhân ở các cơ sở chăm sóc y tế ban đầu ở Việt Nam ít có
sự chậm trễ trong xử trí, tỷ lệ tự điều trị trước khi đưa đến cơ sở y tế cao, chẩn
đoán không đặc hiệu và tỷ lệ dùng thuốc kháng sinh kê đơn cao [45]. Bên
cạnh đó, hầu hết các bệnh nhân mắc SXH Dengue thể trung bình đều có các
dấu hiệu cảnh báo. Tỷ lệ phù nề và thoát huyết tương cao có thể được giải


25

thích một phần do sử dụng tự do các loại dịch truyền. Cần có các nghiên cứu
về việc chỉ định các loại dịch truyền đối với bệnh nhân SXH Dengue không
phải thể nặng sao cho hiệu quả, hợp lý [46].
1.4.1.2. Giám sát véc tơ
Các bệnh do véc tơ truyền chiếm khoảng 17% gánh nặng bệnh tật
truyền nhiễm trên toàn cầu. Mặc dù việc kiểm soát véc tơ được lập kế hoạch

tốt góp phần đáng kể cho việc giảm gánh nặng bệnh tật, tuy vậy khả năng
phòng ngừa véc tơ trong y tế công cộng chưa được triển khai hiệu quả [47].
a. Mục đích của việc giám sát véc tơ
- Giám sát véc tơ nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi
truyền bệnh, sự biến động của véc tơ, tính nhạy cảm của véc tơ với các hóa
chất diệt côn trùng và đánh giá hoạt động phòng chống véc tơ tại cộng đồng.
Điểm giám sát véc tơ được lựa chọn tại xã điểm và hai điểm không thuộc xã
điểm của tỉnh (để làm đối chứng) [48].
- Xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh ở trong và
xung quanh nhà để có thể làm giảm nguồn véc tơ bằng sự tham gia của cộng
đồng thông qua giáo dục sức khỏe.
- Xác định vùng có nguy cơ cao, sự phân bố của véc tơ và số bệnh nhân
SXH Dengue trên bản đồ, đặc biệt những vùng có mật độ véc tơ cao. Những
nơi này được xem như vùng ưu tiên để phòng chống trong điều kiện bình
thường, đặc biệt là trong các vụ dịch.
- Xác định sự biến động theo mùa để cảnh giác và chú trọng phòng
chống đặc biệt trong các thời kỳ véc tơ phát triển mạnh.


×