BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO & DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
----------
ĐẶNG MINH THẮNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH THỂ
DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO NAM SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO & DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
----------
ĐẶNG MINH THẮNG
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH THỂ
DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO NAM SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN II
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học
1. PGS.TS Đặng Hà Việt
2. PGS. TS Vũ Đức Khiển
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Đặng Minh Thắng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................6
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục thể chất và hoạt động thể
dục thể thao ngoại khóa trong trường học.........................................................6
1.2. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu...................................9
1.3. Đặc điểm tâm lý, sinh lý và tố chất thể lực sinh viên lứa tuổi 19-22.......13
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của sinh viên....................................................13
1.3.2.Đặc điểm sinh lý của sinh viên....................................................16
1.3.3. Đặc điểm các tố chất thể lực của sinh viên.................................17
1.4. Thể dục thể thao ngoại khoá trong nhà trường.........................................19
1.4.1. Vai trò và nguyên tắc tổ chức thể dục thể thao ngoại khoá........21
1.4.2. Mục đích của tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá....22
1.4.3. Đặc điểm hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá........................25
1.4.4. Các điều kiện đảm bảo cho công tác tổ chức thể dục thể thao
ngoại khoá............................................................................................26
1.4.5. Nội dung tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá
trong trường đại học............................................................................27
1.4.6. Hình thức tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá
trong nhà trường..................................................................................29
1.4.7. Phân loại hình thức thể dục thể thao ngoại khóa................29
1.5. Đặc điểm về thể chất của nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân
dân II................................................................................................................33
1.6. Tình hình thực tế về hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong Trường
Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II hiện nay.........................................................34
17. Các công trình nghiên cứu có liên quan....................................................35
1.7.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thể thao ngoại khóa
trong trường học trên thế giới...............................................................35
1.7.2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến thể thao ngoại khóa
trong trường học trong nước.................................................................37
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU................................................................................................................45
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................45
2.1.1. Chủ thể nghiên cứu.....................................................................45
2.1.2. Khách thể nghiên cứu..................................................................45
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................46
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu................................46
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn..............................................................46
2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:..................................................48
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm............................................50
2.2.5. Phương pháp toán học thống kê:.................................................51
2.3. Tổ chức nghiên cứu..................................................................................54
2.3.1. Kế hoạch nghiên cứu...................................................................54
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu...................................................................54
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............................55
3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của nam sinh viên
trong Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.................................................55
3.1.1. Xác định các tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại
khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.........55
3.1.2. Phân tích thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của nam sinh
viên trong Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II...............................60
3.1.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TDTT ngoại khóa
của sinh viên..........................................................................................87
3.2. Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình thể dục thể thao ngoại khoá
cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II............................95
3.2.1. Các nguyên tắc xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại
khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.........95
3.2.2. Các căn cứ xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại khóa
cho sinh viên nam Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II..................98
3.2.3. Xác định nội dung giảng dạy các môn TDTT ngoại khóa cho
sinh viên nam Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.........................99
3.2.4. Phân phối thời lượng cho từng nội dung chương trình TDTT
ngoại khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
.............................................................................................................109
3.2.5. Xây dựng tiến trình giảng dạy chương trình TDTT ngoại khóa
cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II................116
3.3. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm nội dung chương trình TDTT ngoại khoá
cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II..........................117
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm.................................................................117
3.3.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm chương trình TDTT ngoại
khóa.....................................................................................................118
3.3.3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm chương trình TDTT ngoại
khóa.....................................................................................................121
3.3.4. Đánh giá sự phù hợp của nội dung chương trình TDTT ngoại
khóa sau thời gian thực nghiệm..........................................................141
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................147
Kết luận:..............................................................................................147
Kiến nghị:............................................................................................150
DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1. Các chữ viết tắt
BGH
Ban Giám hiệu
BXTC
Bật xa tại chỗ
BGDĐT
Bộ giáo dục đào tạo
CT
Chỉ thị
CP
Chính phủ
CĐ
Cao đẳng
CLB
Câu lạc bộ
CNH
Công nghiệp hóa
CTĐT
Chương trình đào tạo
CSND
Cảnh sát nhân dân
ĐT
Đào tạo
ĐH
Đại học
ĐC
Đối chứng
GD
Giáo dục
GV
Giảng viên
GS.TS
Giáo sư, tiến sĩ
GDTC
Giáo dục thể chất
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GDQP-AN
Giáo dục quốc phòng an ninh
HĐH
Hiện đại hóa
HSSV
Học sinh, sinh viên
LVĐ
Lượng vận động
NK
Ngoại khóa
NĐ
Nghị định
NQ
Nghị quyết
NXB
Nhà xuất bản
PGS.TS
Phó giáo sư, tiến sĩ
QĐ
Quyết định
SV
Sinh viên
SL
Số lượng
TB
Trung bình
TC
Tín chỉ
TN
Thực nghiệm
TS
Tiến sĩ
TT
Thông tư
TW
Trung ương
ThS
Thạc sỹ
TTg
Thủ tướng
T.TN
Trước thực nghiệm
S.TN
Sau thực nghiệm
TCTL
Tố chất thể lực
TDTT
Thể dục thể thao
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
UBND
Ủy ban nhân nhân dân
XPC
Xuất phát cao
XHCN
Xã hội chủ nghĩa.
T.TN
Nhóm thực nghiệm
N.ĐC
Nhóm đối chứng
TTNK
Thể thao ngoại khóa
2. Đơn vị đo lường
cm
Centimét
g
Gam
kg
Kilôgam
m
Mét
s
Giây
p
Phút.
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
NỘI DUNG
Tiêu chuẩn rèn luyện thể lực Bộ Công An đối với
Nam
Các tiêu chí đánh giá đánh giá hoạt động TDTT
ngoại khóa theo đề xuất của chuyên gia
Kết quả mô tả thống kê về các tiêu chí được phỏng
vấn
Hệ số tin cậy tổng thể của các tiêu chí
Mối tương quan đa bội giữa các tiêu chí đánh giá
hoạt động TDTT ngoại khóa
TRANG
50
56
57
57
58
Error:
Bảng 3.5
Mối tương quan với biến tổng và hệ số tin cậy của
Reference
từng tiêu chí
source not
found
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo liên quan đến
công tác GDTC của nhà trường hiện nay
Số lượng và trình độ giảng viên Giáo dục thể chất
tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
Chuyên môn đào tạo giảng viên Giáo dục thể chất
tại Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
Mức độ quan tâm giảng viên đối với hoạt động
TDTT ngoại khóa
Cơ sở vật chất phục vụ công tác Giáo dục thể chất
Bảng 3.10 và hoạt động TDTT ngoại khóa tại Trường Cao
Bảng 3.11
Bảng 3.12
đẳng Cảnh sát nhân dân II
Kinh phí đành cho hoạt động TDTT ngoại khóa
cho sinh viên
Sự đáp ứng của nội dung TDTT ngoại khóa đối với
yêu cầu của Nhà trường
Bảng 3.13 Sự đảm bảo và phù hợp của nội dung TDTT ngoại
60
62
63
64
65
67
69
70
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
khóa đối với sự phát triển lực của nam sinh viên
Tầm quan trọng của việc phát triển thể lực cho sinh
viên thông qua nội dung TDTT ngoại khóa
Môn TDTT ngoại khóa nào phù hợp với điều kiện
của nhà trường
Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động TDTT
ngoại khóa
Đánh giá tính chuyên cần trong lựa chọn các hình
thức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên
Công tác hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT
ngoại khóa của giảng viên GDTC
Thực trạng về tình hình tập luyện TDTT ngoại
khóa của sinh viên
Bảng 3.19 Nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên
Sự hứng thú tập luyện chương trình TDTT ngoại
Bảng 3.20
khóa
Thực trạng thể lực của nam sinh viên Trường Cao
Bảng 3.21
đẳng Cảnh sát nhân dân II
Thực trạng phân loại thể lực ở nam sinh viên
Bảng 3.22
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II (n = 480)
Mức độ hài lòng của sinh viên về chương trình
Bảng 3.23
TDTT ngoại khóa
Phân loại kết quả học tập môn GDTC của sinh viên
Bảng 3.24
nam Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
Nhận thức của sinh viên về tập luyện TDTT ngoại
Bảng 3.25
khóa
Đánh giá về nhận thức của sinh viên đối với hoạt
Bảng 3.26
động TDTT ngoại khóa (n = 480)
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TDTT ngoại
Bảng 3.27
khóa
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tập luyện TDTT
Bảng 3.28
ngoại khóa của Sinh viên
71
72
74
75
75
77
79
81
83
83
85
86
87
89
90
91
Bảng 3.29
Bảng 3.30
Bảng 3.31
Bảng 3.32
Bảng 3.33
Bảng 3.34
Bảng 3.35
Bảng 3.36
Bảng 3.37
Bảng 3.38
Đánh giá điều kiện giảng dạy TDTT của Giảng
viên
Kết quả phỏng vấn nội dung môn Bóng đá ngoại
khóa
Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung
chương trình môn học Bóng chuyền ngoại khóa
Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung
chương trình môn học Bơi lội ngoại khóa
Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung
chương trình môn học Cầu lông ngoại khóa
Phân phối thời lượng cho từng nội dung giảng dạy
môn Bóng đá ngoại khóa
Phân phối thời lượng cho từng nội dung giảng dạy
môn Bóng chuyền ngoại khóa
Phân phối thời lượng cho từng nội dung giảng dạy
môn Bơi lội ngoại khóa
Bảng phân phối thời lượng cho từng nội dung
giảng dạy môn Cuầ lông ngoại khóa
Kết quả kiểm tra thể lực các nhóm trước thực
nghiệm chương trình TDTT ngoại khóa
Bảng 3.39 Các hệ số Phân tích phương sai ANOVA
Kết quả so sánh thể lực của các nhóm trước thực
Bảng 3.40
nghiệm
Kết quả kiểm tra thể lực các nhóm sau thực nghiệm
Bảng 3.41
chương trình TDTT ngoại khóa
Kết quả phân tích ANOVA sau thực nghiệm
Bảng 3.42
chương trình TDTT ngoại khóa
Kết quả so sánh các chỉ tiêu thể lực của các nhóm
Bảng 3.43
sau thực nghiệm
Thống kê mô tả so sánh thể lực trước và sau thực
Bảng 3.44
nghiệm của các nhóm
Bảng 3.45 Hệ số tương quan của các chỉ tiêu thể lực trước và
91
Sau 100
102
106
Sau 107
109
111
113
Sau 114
Sau 118
120
Sau 120
121
124
Sau 124
Sau 126
131
Bảng 3.46
Bảng 3.47
Bảng 3.48
Bảng 3.50
Bảng 3.51
Bảng 3.52
sau thực nghiệm ở các nhóm
Kiểm nghiệm sự khác biệt của các nhóm trước và
sau thực nghiệm
Sự hứng thú tập luyện chương trình TDTT ngoại
khóa
Sự hứng thú tập luyện chương trình TDTT ngoại
khóa
Sự hứng thú tập luyện chương trình TDTT ngoại
khóa giữa các nhóm
Số sinh viên hài lòng với chương trình TDTT
ngoại khóa
Thông kê mô tả trị trung bình về Sự hài lòng với
chương trình TDTT ngoại khóa
Bảng 3.53 Kiểm nghiệm Chi-Square Tests giữa các nhóm
Sự hài lòng về chương trình TDTT ngoại khóa
Bảng 3.54
giữa các nhóm
Sự đáp ứng yêu cầu của nội dung chương trình
Bảng 3.55 TDTT ngoại khóa theo đánh giá của giảng viên và
132
133
133
136
137
138
140
140
141
CBQL
Sự đảm bảo của nội dung chương trình TDTT
Bảng 3.56 ngoại khóa đối với sự phát triển lực của nam sinh
142
viên
Mức độ phù hợp của chương trình TDTT ngoại
Bảng 3.57 khóa đối với điều kiện hiện tại của Nhà trường
143
theo đánh giá của giảng viên và CBQL
Mức độ phù hợp của chương trình thể thao ngoại
Bảng 3.58 khóa với điều kiện của Nhà Trường theo đánh giá
của các nhóm sinh viên
Bảng 3.59 Kết quả kiểm nghiệm Chi-Square Tests
Sau 143
144
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4
Biểu đồ 3.5
Biểu đồ 3.6
Biểu đồ 3.7
Biểu đồ 3.8
Biểu đồ 3.9
Biểu đồ 3.10
Biểu đồ 3.11
Biểu đồ 3.12
Biểu đồ 3.13
Biểu đồ 3.14
Biểu đồ 3.15
Biểu đồ 3.16
Biểu đồ 3.17
Biểu đồ 3.18
Biểu đồ 3.19
Biểu đồ 3.20
Biểu đồ 3.21
NỘI DUNG
TRANG
Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà trường
60
Thâm niên công tác cán bộ giảng viên GDTC
62
Độ tuổi cán bộ giảng viên GDTC
63
Chuyên môn đào tạo giảng viên Giáo dục thể chất
64
Mức độ quan tâm của giảng viên đối với hoạt động
65
TDTT ngoại khóa
Kinh phí dành cho hoạt động TDTT ngoại khóa
68
Sự đáp ứng yêu cầu của nội dung TDTT ngoại khóa
69
Sự đảm bảo và phù hợp của nội dung TDTT ngoại
71
khóa
Tầm quan trọng của việc phát triển thể lực cho sinh
72
viên thông qua nội dung TDTT ngoại khóa
Môn TDTT ngoại khóa nào phù hợp với điều kiện
73
của nhà trường
Hướng dẫn sinh viên tập luyện TDTT ngoại khóa của
76
giảng viên GDTC
Nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên
80
Tỷ lệ % sinh viên hứng thú tập luyện TDTT ngoại
82
khóa
Thực trạng thể lực chung ở nam sinh viên Trường
84
Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
Mức độ hài lòng của sinh viên về chương trình
85
TDTT ngoại khóa
Tỷ lệ % phân loại kết quả học tập GDTC của nam
86
sinh viên
Nhận thức của sinh viên về tập luyện TDTT ngoại
88
khóa
Các yếu tố ảnh hưởng đến tập luyện TDTT ngoại
90
khóa
Đánh giá điều kiện giảng dạy TDTT của Giảng viên
92
Thể lực của sinh viên các nhóm trước thực nghiệm
Sau 118
Thể lực của sinh viên các nhóm sau thực nghiệm
Sau 122
Biểu đồ 3.22
Biểu đồ 3.23
Biểu đồ 3.24
Kết quả kiểm tra thể lực trước và sau thực nghiệm
của các nhóm
Nhịp tăng trưởng W% của các nhóm sau thực
nghiệm
Tần số trả lời về Sự hứng thú tập luyện TDTT ngoại
129
130
134
khóa ở các nhóm
Biểu đồ 3.25 Sự hứng thú tập luyện TDTT ngoại khóa ở các nhóm
135
Tần số sinh viên các nhóm hài lòng về chương trình
Biểu đồ 3.26
139
TDTT ngoại khóa
Giá trị trung bình chung về sư hài lòng của sinh viên
Biểu đồ 3.27
139
đối với chương trình TDTT ngoại khóa
Sự đáp ứng yêu cầu, sự đảm bảo và sự phù hợp của
Biểu đồ 3.28
142
chượng trình TDTT ngoại khóa
Kết quả đánh giá của sinh viên về mức độ phù hợp
Biểu đồ 3.29
Sau 143
tổng thể của môn thể thao ngoại khóa
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, lực lượng Cảnh sát Nhân
dân được Đảng, nhà nước và nhân dân giao nhiệm vụ phòng chống các thế
lực thù địch và các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội. Chính vì vậy điều tất yếu cần phải xây dựng lực lượng Cảnh sát Nhân
dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, có kỷ luật nghiêm
minh, bản lĩnh vững vàng, có sức mạnh và năng lực chiến đấu cao. Đây là
yếu tố quan trọng giúp cho mỗi người cán bộ chiến sĩ Cảnh sát Nhân dân
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đường hội nhập quốc
tế một cách đa phương và toàn diện, lực lượng Cảnh sát Nhân dân không chỉ
được trang bị bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức pháp luật, giỏi về
năng lực chuyên môn nghiệp vụ, mà phải thường xuyên được tham gia tập
luyện nhằm hoàn thiện kỹ năng quân sự, nâng cao trình độ võ thuật và tăng
cường phát triển thể chất, đủ năng lực, thích nghi với mọi điều kiện công tác
chiến đấu.
Vì vậy, công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát Nhân dân trong giai
đoạn mới. Được Bộ Công an chú trọng nhiều mặt, trong đó đặt biệt quan tâm
đến việc chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về huấn luyện quân sự, luyện
tập võ thuật và công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao, nội
khoá và ngoại khoá của học sinh, sinh viên. Giáo dục thể chất trong trường
học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khoẻ, phát triển thể
chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục
toàn diện cho người học. Điều 4 và Điều 20 (Luật Thể dục thể thao) ghi rõ.
Chính sách nhà nước về giáo dục thể chất và thể dục thể thao trong nhà
trường. Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục
nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học. Thông
2
qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện. Hoạt động thể dục thể thao, ngoại khoá giúp cho sinh viên tăng
cường sức khoẻ để học tập và công tác sau này. Thực hiện mục tiêu đào tạo,
giáo dục bồi dưỡng toàn diện đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát Nhân dân nói
chung và nam sinh viên các Trường Cảnh sát nói riêng là một nội dung cơ
bản để xây dựng lực lượng Cảnh sát chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Trên cơ
sở mục tiêu đào tạo chung, công tác giáo dục thể chất trong trường Cao đẳng
Cảnh sát phải hoàn thành được các mục tiêu cụ thể, rèn luyện nâng cao sức
khoẻ và phát triển thể chất cho sinh viên, phục vụ cho học tập các học phần,
môn học khác, đáp ứng sân chơi, nhu cầu giải trí cho sinh viên.
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II là cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ
Công an, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục đào tạo và
Bộ Công an. Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II là trường đào tạo ra
những sĩ quan cảnh sát tương lai. Có chức năng, nhiệm vụ đào tạo trình độ
trung cấp, cao đẳng. Hiện nay, Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II đang
tổ chức đào tạo sĩ quan cảnh sát giao thông, cảnh sát điều tra tội phạm hình
sự, cảnh sát kinh tế, cảnh sát điều tra về ma tuý, cảnh sát điều tra về tội phạm
môi trường, cảnh sát về quản lý hành chánh và trật tự xã hội. Với số lượng
600 sinh viên cho mỗi khoá, chủ yếu là nam sinh viên. Trường có bộ môn
Quân sự võ thuật-thể dục thể thao trực thuộc Ban giám hiệu. Về công tác
giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao thao còn nhiều hạn chế.
Chương trình đào tạo theo hình thức niên chế. Chương trình giảng dạy giáo
dục thể chất, nội dung còn tương đối nghèo nàn, thời gian học tập quá ngắn,
chương trình môn GDTC dành cho sinh viên học tập là 75 tiết, như vậy chưa
đủ thời gian để sinh viên tập luyện hình thành kỹ xảo vận động, mà có chăng
chỉ dừng lại ở mức độ hình thành kỹ năng vận động. Về nội dung, bao gồm
kỹ thuật chạy cự ly ngắn 100m, kỹ thuật chạy cự ly trung bình 1500m, kỹ
3
thuật nhảy xa kiêu ngồi, kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng, kỹ thuật bơi ếch, kỹ
thuật co tay xà đơn. Vì vậy, sinh viên dễ nhàm chán, chưa tạo sự hứng thú
trong học tập. Trong khi đó, nhà trường lại không có môn học tự chọn cho
sinh viên.
Về hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá của sinh viên chỉ mang tính
tự phát, các sinh viên thường tự tìm nhóm với nhau để tập luyện và vui chơi
các môn mình ưa thích, hàng năm nhà trường chỉ tổ chức thi đấu một số môn
thể thao một lần trong năm, sự quan tâm của nhà trường về phong trào thể
dục thể thao trong sinh viên chưa thực sự cao. Hiện nay chưa có đề tài nào
nghiên cứu xây dựng nội dung, chương trình hoạt động thể dục thể thao
ngoại khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Sảnh sát Nhân dân II.
Quá trình đào tạo đòi hỏi mỗi sinh viên khi ra trường phải có sức khoẻ tốt,
đặc biệt là sự phát triển về thể lực mới đáp ứng được nhiệm vụ công tác chiến
đấu của lực lượng Cảnh sát Nhân dân.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế nêu trên, nghiên cứu sinh mạnh dạn
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại
khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II”.
Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại khoá cho nam sinh viên
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích tập
luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên. Từ đó, góp phần làm phong phú
chương trình các môn TDTT ngoại khóa hiện nay của Trường, đồng thời
nâng cao chất lượng học tập GDTC và rèn luyện thân thể thường xuyên của
sinh viên ngành Công an càng ngày tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của nam sinh
viên trong Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
4
- Xác định các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TDTT ngoại khóa của nam
sinh viên trong Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Phân tích thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của nam sinh viên
trong Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khóa TDTT của
sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
2. Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại khoá
cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Nguyên tắc xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại khoá cho
nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Các căn cứ xây dựng nội dung chương trình TDTT ngoại khoá cho
nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Xác định nội dung của chương trình TDTT ngoại khoá cho nam sinh
viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Phân phối thời lượng cho từng nội dung chương trình TDTT ngoại
khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Xây dựng tiến trình giảng dạy chương trình TDTT ngoại khóa cho
nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
3. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm nội dung chương trình TDTT
ngoại khoá cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Tổ chức thực nghiệm nội dung chương trình TDTT ngoại khóa cho
nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm nội dung chương trình TDTT
ngoại khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
- Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm nội dung chương trình TDTT ngoại
khóa cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II.
5
- Đánh giá sự phù hợp của nội dung chương trình TDTT ngoại khóa
cho nam sinh viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II sau thời gian thực
nghiệm.
Giả thuyết nghiên cứu:
Xây dựng nội dung chương trình TDTT NK cho sinh viên Trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân II đưa vào tập luyện phù hợp với nhu cầu điều kiện
thực tế hiện nay sẽ là nhân tố thu hút đông đảo sinh viên tham gia tập luyện,
nhằm phát triển thể lực, từ đó đáp ứng với tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của
ngành công an.
6
Chương 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục thể chất và hoạt động
thể dục thể thao ngoại khóa trong trường học
Bộ Giáo dục và đào tạo và Tổng cục Thể dục Thể thao đã ra Thông tư
Liên bộ số 04/04/GDĐT – TDTT về việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất trong sinh viên, học sinh và đưa hoạt động ngoại khoá thể dục
thể thao vào trường học để phát động phong trào luyện tập rộng khắp trong
nhà trường các cấp với mục tiêu mỗi sinh viên, học sinh biết chơi một môn
thể thao[18]. Chỉ thị 36/CT – TW ra ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư Trung
Ương Đảng [3] nhấn mạnh “ phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan
trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước nhằm
bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp
phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực giáo dục nhân cách, đạo đức lối
sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân,
nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang,
phát triển rộng rãi phong trào thể dục thể thao quần chúng với khẩu hiệu:
“khoẻ để xây dựng bảo vệ tổ quốc”. Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
tăng cường bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020. Ngày
01/12/2011 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng đã ra Nghị quyết số 08 – NQ/
TW [4]. Trong Nghị quyết đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc nâng cao chất
lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học.
Thể dục thể thao trường học là một bộ phận quan trọng của phong trào thể
dục, thể thao, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên,
cần được quan tâm đầu tư đúng mức, xây dựng và thực hiện: “ Đề án tổng
thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học”. Thực hiện tốt giáo
dục thể chất theo chương trình nội khoá, phát triển mạnh các hoạt động thể
7
thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và
kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp phần đào tạo năng
khiếu và tài năng thể thao. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và hoạt động
thể dục thể thao trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển toàn diện góp phần
nâng cao thể trạng, tầm vóc người Việt Nam, làm nền tảng cho phát triển thể
thao thành tích cao, xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh thiếu
niên. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể dục
thể thao trường học, đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể
chất phù hợp với thể chất học sinh, sinh viên Việt Nam và tăng cường tổ
chức hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt.
Trong luật Thể dục thể thao, năm 2006 được Quốc hội thông qua và
ban hành theo quyết định số 77/2006/ QH 11. Điều 20 có nêu hoạt động thể
dục thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học, được tổ
chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và
sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí,
phát triển năng khiếu thể thao. Điều 22, về trách nhiệm của nhà trường. Tổ
chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất theo quy định của Bộ
Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, tổ
chức cho người học tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa. Điều
23, đối với giảng viên thể dục thể thao có quyền và nghĩa vụ, giảng dạy môn
học giáo dục thể chất theo đúng chương trình, tổ chức hoạt động thể dục thể
thao ngoại khóa phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao. Điều 24, quyền
và nghĩa vụ của sinh viên, thực hiện nhiệm vụ môn học giáo dục thể chất,
được tham gia hoạt động thể dục thể thao theo sở thích, được sử dụng cơ sở
vật chất, trang thiết bị, phương tiện giáo dục thể chất và thể dục thể thao
trong nhà trường.
8
Đối với lực lượng công an nhân dân nói chung và lực lượng cảnh sát
nhân dân nói riêng là một trong những lực lượng vũ trang trọng yếu của nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đóng vai trò nòng cốt trong việc bảo
vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và chế độ xã hội và chăm lo cuộc sống bình yên
của nhân dân. Điều 47, Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992 ghi rõ: “ Nhà nước xây dựng Công an nhân dân Cách mạng,
chính quy, từng bước hiện đại dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong
trào nhân dân” Và Điều 9, Luật Công an Nhân dân năm 2005, đã xác định: “
Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ
Công an Nhân dân, xây dựng Công an Nhân dân Cách mạng chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại.” Trong các Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, IX, X và XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đều xác định mục tiêu:
“ xây dựng Công an nhân dân Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại...” Quyết định số 53/2008, Ngày 18/9/2008 Bộ trưởng bộ GDĐT ký
ban hành quyết định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh
viên.trong đó nêu rõ đánh giá kết quả rèn luyện thể lực toàn diện của người
học trong nhà trường,điều chỉnh nội dung, phương pháp GDTC phù hợp với
các trường ở các cấp học và trình độ đào tạo, đẩy mạnh thường xuyên rèn
luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.Việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh sinh viên phải phù hợp lứa tuổi
gới tính của học sinh, sinh viên trong nhà trường ở các cấp và trình độ đào
tạo. [9]
Thông tư số 24/2013/TT-BCA, Ngày 24/3/2013, Bộ trưởng bộ Công
an ký ban hành Thông tư qui định tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực
lượng Công an nhân dân.[8]
9
Để tăng cường thể lực cho cán bộ, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong lực lượng Công
an nhân dân.
Nội dung kiểm tra: chạy cự ly ngắn 100m, chạy cự ly trung bình
1500m, tại chỗ bật xa, nằm sấp chống đẩy hoặc co tay xà đơn (áp dụng cho
nam); đối với nữ, chạy 100m, chạy 800m, tại chỗ bật xa.
Thông tư nêu rõ rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn là quyền và trách
nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ công an. Bộ yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ tích
cực, tự giác, tự mình luyện tập thể dục thể thao, mỗi ngày dành ra ít nhất 30
phút để tập luyện và biết chơi một môn thể thao. Các học viên trường Công
an kết hợp đưa nội dung rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn vào chương trình
giảng dạy môn học thể dục thể thao cho học sinh, sinh viên.
Kiểm tra rèn luyện thể lực theo tiêu chuẩn được tổ chức định kỳ mỗi
năm một lần, có thể chia làm nhiều đợt để tất cả cán bộ, chiến sĩ được tham
gia kiểm tra. Đánh giá về tiêu chuẩn thể lực học sinh sinh viên, Ngày
19/08/2008, Bộ trưởng bộ GD&ĐT ký ban hành quyết định về việc đánh giá,
xếp loại tể lực học sinh sinh viên. Mục đích đánh giá kết quả rèn luyện thể
lực toàn diện của người học trong nhà trường, điều chỉnh nội dung, phương
pháp GDTC phù hợp với các trường ở các cấp học và trình độ đào tạo,đẩy
mạnh thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ để học tập xây
dựng và bảo vệ tổ quố, trong quá trình hội nhâp quốc tế.Việc đánh giá xếp
loại thể lực phải phù hợp lứa tuổi giới tính của học sinh sinh viên trong nhà
trường ở các cấp và trinh độ đào tạo.
1.2. Các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Thể dục thể thao: là một một bộ phận của nền văn hóa – xã hội, TDTT
là sự tổng hợp của những thành tựu của xã hội trong sự nghiệp sang tạo nên
và sử dụng hợp lý những phương tiện, phương pháp vá các biện pháp chuyên
10
môn để nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng thể lực, trí lực của nhân dân góp phần
giáo dục và phát triển con người toàn diện TDTT là một loại hình hoạt động
mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực.[41]
Thể chất là chất lượng cơ thể con người, đó là những đặc trưng tương
đối ổn định về hình thái, chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển
do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống bao gồm cả giáo dục và rèn luyện.
[41]
Thể lực là một loại năng lực hoạt động vận động của thân thể người
(đây là nội hàm cơ bản). Chỉ năng lực sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh
hoạt, mềm dẻo và năng lực khác của con người biểu hiện trong vận động, lao
động và đời sống. Thể lực chung gọi tắt của tố chất thân thể hay tố chất thể
lực chung, đáp ứng cho các hoạt động chung trong vận động, lao động và đời
sống; thể lực chuyên môn gọi tắt của tố chất thân thể hay tố chất thể lực
chuyên môn phù hợp cho một môn thể thao nhất định. Thể lực trong một số
trường hợp có thể hiểu theo nghĩa rộng, ngoài năng lực hoạt động, vận động
của thân thể người còn bao hàm kết cấu hình thái bên ngoài của con người
(quy cách cơ thể như Chiều cao hoặc tầm vóc, thể trọng, chu vi, kích thước,
mỡ dưới da...) [40]
Theo Nguyễn Quang Quyền, “Phát triển thể chất là một quá trình diễn
ra liên tục trong suốt cuộc đời của cá thể. Những biến đổi hình thái, chức
năng sinh lý và tố chất vận động là những yếu tố cơ bản để đánh giá sự phát
triển thể chất. Phát triển thể chất là một quá trình chịu sự tác động tổng hợp
của các yếu tố tự nhiên- xã hội. Trong đó, các yếu tố xã hội đóng vai trò ảnh
hưởng trực tiếp và quyết định sự phát triển thể chất của cơ thể con người”
[53].
Theo A.M. Macximenko, “Phát triển thể chất là quá trình và kết quả
của sự biến đổi về hình thái và khả năng chức phận của cơ thể con nguời,
11
đạt được dưới ảnh hưởng của di truyền, môi trường sống và mức độ tích cực
vận động của cá nhân”. [1]
Đánh giá sự phát triển thể chất, dùng các chỉ số nhân trắc như cân nặng,
chiều cao, vòng đầu, vòng cánh tay, chỉ số khối cơ thể (BMI), dung tích
sống…
Giáo dục thể chất là quá trình sư phạm nhằm giáo dục đào tạo thế hệ
trẻ, hoàn thiện thể chất và nhân cách nâng cao khả năng làm việc và kéo dài
tuổi thọ, trong quá trình giáo dục thể chất, hình thái và chức năng các cơ quan
trong cơ thể được từng bước hoàn thiện, hình thành và phát triển các tố chất
thể lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động và hệ thống chi thức chuyên môn. Giáo
dục thể chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện năng lực vận
động của con người, giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục, mà nội dung
chuyên biệt là dạy học vận động và phát triển có chủ định các tố chất vận
động của con người.[41]
Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục, nên nó là một quá trình
giáo dục có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo, … từ thế hệ này cho thế thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là,
giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm
với đầy đủ đặc điểm của nó (vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt
động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh, sinh viên, với nguyên tắc sư
phạm, …).[53]
Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục, nhằm trang bị kỹ năng, kỹ
xảo vận động và những tri thức chuyên môn (giáo dưỡng), phát triển tố chất
thể lực, tăng cường sức khoẻ.
Như vậy, Giáo dục thể chất có thể chia thành hai mặt tương đối độc
lập: dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục các tố chất thể lực.
Dạy học động tác là nội dung cơ bản của giáo dưỡng thể chất. Đó là quá trình