ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
NÔNG PHƢƠNG MAI
HIỆU QUẢ CAN THIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE
RĂNG MIỆNG CHO NGƢỜI CAO TUỔI DÂN TỘC SÁN DÌU
MẮC BỆNH QUANH RĂNG TẠI XÃ NAM HÒA
HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Thái Nguyên, năm 2019
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
NÔNG PHƢƠNG MAI
HIỆU QUẢ CAN THIỆP GIÁO DỤC SỨC KHỎE
RĂNG MIỆNG CHO NGƢỜI CAO TUỔI DÂN TỘC SÁN DÌU
MẮC BỆNH QUANH RĂNG TẠI XÃ NAM HÒA
HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế
Mã số: 62 72 01 64
Chuyên ngành chuyển đổi: Y tế công cộng
Mã số: 9.72.07.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Hoàng Khải Lập
2. TS. Hoàng Tiến Công
Thái Nguyên, năm 2019
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Nông Phƣơng Mai
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng và cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Phòng, Bộ
môn và các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái
Nguyên đã trang bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới GS.TS.Hoàng Khải Lập – Bộ môn Dịch tễ; TS. Hoàng Tiến Công – Trưởng
Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, là những
người Thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các cán bộ và nhân viên Khoa Điều
Dưỡng, Ban Giám hiệu Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo xã Nam Hòa, Lãnh đạo và tập thể
Trạm Y tế xã cùng đội ngũ Y tế thôn bản, hội Người cao tuổi xã Nam Hòa đã nhiệt
tình hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được sự động
viên, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp, những người
thân. Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019
Nông Phƣơng Mai
iv
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................................................................ 3
1.1. Khái niệm người cao tuổi và thực trạng người cao tuổi ................................................. 3
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi..................................................................................................................... 3
1.1.2. Tình hình người cao tuổi trên thế giới ................................................................................... 3
1.1.3. Tình hình người cao tuổi tại Việt Nam ................................................................................. 5
1.2. Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ bệnh quanh răng ở người cao tuổi ........ 6
1.2.1. Một số đặc điểm vùng quanh răng ở người cao tuổi .............................................. 6
1.2.2. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh quanh răng ở người cao tuổi ................... 8
1.3. Một số nghiên cứu về bệnh quanh răng ở người cao tuổi trên thế giới và
Việt Nam ........................................................................................................................................................................................ 9
1.3.1. Một số nghiên cứu về bệnh quanh răng ở người cao tuổi trên thế giới...........9
1.3.2. Một số nghiên cứu về bệnh quanh răng ở người cao tuổi tại Việt Nam . 13
1.4. Các nghiên cứu về giải pháp dự phòng bệnh quanh răng ......................................... 14
1.4.1. Dự phòng bệnh quanh răng cho người cao tuổi bằng phương pháp
giáo dục sức khoẻ răng miệng...................................................................................................................... 14
1.4.2. Một số nghiên cứu về giáo dục sức khoẻ răng miệng cho người cao tuổi..19
1.4.3. Tình hình nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc
sức khoẻ răng miệng ở người cao tuổi. .............................................................................................. 23
1.5. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu ....................................................................................... 30
1.5.1. Một số đặc điểm địa lý và xã hội của địa bàn nghiên cứu............................ 30
1.5.2. Một số đặc điểm về kinh tế, văn hóa và phong tục tập quán của người
dân tộc Sán Dìu ............................................................................................................................................................ 34
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................................................... 38
2.1.1. Đối tượng cho nghiên cứu mô tả.............................................................................................. 38
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ................................................................................................ 38
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu can thiệp ................................................................................................ 38
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................................................................................. 38
v
2.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................................................................... 39
2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................................................................ 39
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................................. 39
2.4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.................................................................................... 39
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .............................................................................................................. 39
2.5. Các biến số nghiên cứu................................................................................................................................... 42
2.5.1. Các biến số, chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1 ........................................................ 42
2.5.2. Các biến số, chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2 ........................................................ 42
2.6. Tiêu chuẩn và cách đánh giá..................................................................................................................... 44
2.6.1. Đánh giá tình trạng vùng quanh răng .................................................................................. 44
2.6.2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức - thái độ - thực hành chăm sóc sức
khỏe răng miệng của đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 49
2.6.3. Cách đánh giá chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp ........................................ 51
2.7. Nội dung và phương pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe răng
miệng và các bước tiến hành nghiên cứu................................................................................................ 52
2.7.1. Nội dung can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng .......... 52
2.7.2.Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe ............................................................ 53
2.7.3. Các bước tiến hành nghiên cứu ................................................................................................. 54
2.8. Công cụ thu thập số liệu ................................................................................................................................ 59
2.8.1. Phương tiện khám lâm sàng và can thiệp kỹ thuật ............................................... 59
2.8.2. Phương tiện khác....................................................................................................................................... 60
2.9. Sai số và biện pháp khống chế sai số .............................................................................................. 60
2.9.1. Sai số ...................................................................................................................................................................... 60
2.9.2. Biện pháp khắc phục ............................................................................................................................. 60
2.10. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................................................... 61
2.10.1. Số liệu định lượng ................................................................................................................................ 61
2.10.2. Số liệu định tính ...................................................................................................................................... 61
2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................................... 62
2.12. Hạn chế trong nghiên cứu ........................................................................................................................ 63
2.13. Sơ đồ tổng hợp quá trình nghiên cứu ........................................................................................... 64
vi
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 65
3.1.Thực trạng bệnh quanh răng và kiến thức - thái độ - thực hành về chăm sóc
sức khỏe răng miệng của người cao tuổi dân tộc Sán Dìu năm 2015 ............................... 65
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................................. 65
3.1.2. Thực trạng bệnh quanh răng của người cao tuổi dân tộc Sán Dìu tại
địa bàn nghiên cứu.................................................................................................................................................... 66
3.1.3. Thực trạng kiến thức - thái độ - thực hành về chăm sóc sức khỏe răng
miệng đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................................... 69
3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp giáo dục sức khoẻrăng miệng cho người cao
tuổi tại địa bàn nghiên cứu...................................................................................................................................... 79
3.2.1. Hiệu quả can thiệp đến kiến thức - thái độ - thực hành chăm sóc sức
khỏe răng miệng và bệnh quanh răng củađối tượng nghiên cứu ............................ 79
3.2.2. Hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe đến bệnh quanh răng cho
cho người cao tuổi dân tộc Sán Dìu tại địa bàn nghiên cứu ........................................ 89
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .......................................................................................................................................... 96
4.1. Thực trạng bệnh quanh răng và kiến thức - thái độ - thực hành về chăm
sóc sức khỏe răng miệng của người cao tuổi dân tộc Sán Dìu tại địa bàn
nghiên cứu năm 2015 ................................................................................................................................................... 96
4.1.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 96
4.1.2. Thực trạng bệnh quanh răng của người cao tuổi dân tộc Sán Dìu tại
địa bàn nghiên cứu.................................................................................................................................................... 97
4.1.3. Thực trạng kiến thức - thái độ - thực hành chăm sóc sức khỏe răng
miệng của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................ 101
4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp của truyền thông giáo dục sức khỏe răng
miệngcho người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 113
4.2.1. Hiệu quả can thiệp của truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng
về kiến thức - thái độ - thực hànhcủa người cao tuổi....................................................... 114
4.2.2. Hiệu quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng
đến bệnh quanh răng của đối tượng nghiên cứu .................................................................... 118
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................................ 123
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQR
Bệnh quanh răng
CS
Cộng sự
CSHQ
Chỉ số hiệu quả
CPI
Community Periodontal Index/Chỉ số quanh răng cộng đồng
CPITN
Community Periodontal Index of Treatment Needs
Chỉ số quanh răng cộng đồng về nhu cầu điều trị
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
GDSK
Giáo dục sức khỏe
GI
Gingival index/Chỉ số lợi
Gr
Gram
HQCT
Hiệu quả can thiệp
ISAA
Hiệp hội An sinh Xã hội Quốc tế
KT
Kiến thức
NCT
Người cao tuổi
OHI - S
Simplyfied oral Hygiene index/Chỉ số vệ sinh răng miệng
SD
Standard Deviation/Độ lệch chuẩn
SKRM
Sức khỏe răng miệng
TĐ
Thái độ
TH
Thực hành
TT
Truyền thông
VSRM
Vệ sinh răng miệng
WHO
World Health Organization/Tổ chức Y tế thế giới
X
Giá trị trung bình
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 và Dự báo Dânsố
đến năm 2049 .............................................................................................................................................. 5
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................................ 65
Bảng 3.2. Chỉ số lợi (GI) của các đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới .......66
Bảng 3.3. Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI - S) của các đối tượng
nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới .................................................................................. 66
Bảng 3.4. Chỉ số tình trạng quanh răng (CPI) của các đối tượng nghiên cứu
theo nhóm tuổi và giới ................................................................................................................... 67
Bảng 3.5. Số trung bình vùng lục phân theo CPI của đối tượng nghiên cứu
theo nhóm tuổi và giới ................................................................................................................... 68
Bảng 3.6. Thực trạng kiến thức chung về sức khỏe răng miệng của đối tượng
nghiên cứu .................................................................................................................................................. 69
Bảng 3.7. Thực trạng kiến thức về vệ sinh răng miệng của đối tượng
nghiên cứu ............................................................................................................................ 70
Bảng 3.8. Thực trạng kiến thức về mối liên quan giữa sức khỏe răng miệng
với sức khỏe toàn thân của đối tượng nghiên cứu ........................................... 70
Bảng 3.9. Mức độ kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng theo nhóm tuổi
và theo giới ................................................................................................................................................ 71
Bảng 3.10.Thực trạng thái độ về chăm sóc - vệ sinh răng miệng của đối tượng
nghiên cứu............................................................................................................................................... 71
Bảng 3.11. Thực trạng thái độ về xử lý các vần đề răng miệng của đối tượng
nghiên cứu............................................................................................................................................... 72
Bảng 3.12. Thực trạng thái độ về việc tiếp nhận kiến thức chăm sóc sức khỏe
răng miệng của đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 73
ix
Bảng 3.13. Mức độ thái độ của người cao tuổi về chăm sóc sức khỏe răng
miệng theo nhóm tuổi và theo giới .............................................................................. 74
Bảng 3.14. Thực trạng thực hành các nội dung chăm sóc sức khỏe răng miệng
của đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 75
Bảng 3.15. Mức độ thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng của người cao
tuổi theo nhóm tuổi và giới .................................................................................................. 77
Bảng 3.16. Thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu theo nhóm ............................. 79
Bảng 3.17. Tỉ lệ trả lời sai kiến thức chung về sức khỏe răng miệng của đối tượng
nghiên cứu theo nhóm trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe ..........80
Bảng 3.18.Giá trị trung bình về thái độ của nhóm nghiên cứu trước và sau can
thiệp giáo dục sức khỏe ............................................................................................................ 85
Bảng 3.19. Thực trạng thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng củađối tượng
nghiên cứu theo nhóm trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe...... 85
Bảng 3.20. Hiệu quả can thiệp đối với chỉ số lợi (GI) ở mức độ kém của
người cao tuổi trước và sau can thiệp của hai nhóm ................................. 89
Bảng 3.21. Hiệu quả can thiệp đối với chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI S) của người cao tuổi trước và sau can thiệp của hai nhóm....................... 90
Bảng 3.22. Hiệu quả can thiệp đối với chỉ số vệ sinh răng miệng (OHI - S) ở mức
độ kém của người cao tuổi trước và sau can thiệp của hai nhóm...............91
Bảng 3.23. Tỷ lệ tình trạng quanh răng (CPI) theo nhóm nghiên cứu trước và
sau can thiệp ......................................................................................................................................... 91
Bảng 3.24. Hiệu quả can thiệp đối với chỉ số CPI 3 (Túi lợi 4 – 5mm) của
người cao tuổi trước và sau can thiệp của hai nhóm ................................. 92
Bảng 3.25. Số trung bình vùng lục phân theo CPI theo nhóm nghiên cứu trước
và sau can thiệp ................................................................................................................................. 93
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng củađối
tượng nghiên cứu theo nhóm trước và sau can thiệp ........................... 83
Biểu đồ 3.2. Mức độ thái độ về chăm sóc sức khỏe răng miệng của đối tượng
nghiên cứu theo nhóm trước và sau can thiệp ............................................. 84
Biểu đồ 3.3. Mức độ thực hành về chăm sóc sức khỏe răng miệng củađối
tượng nghiên cứu theo nhóm trước và sau can thiệp ........................... 88
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Nam Hòa ........................................................................................... 33
Hình 2.2. Ghế và thiết bị nha khoa di động.......................................................................................... 59
Hình 2.3.Cây thăm dò quanh răng của WHO .................................................................................... 60
xii
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Kết quả thảo luận nhóm của người cao tuổi về việc tiếp nhậnkiến
thức chăm sóc sức khỏe răng miệng trước can thiệp ....................................... 74
Hộp 3.2. Kết quả thảo luận nhóm nhân viên y tế xã về thái độ tiếp nhận kiến thức
chăm sóc sức khỏe răng miệng của người cao tuổi trước can thiệp ................75
Hộp 3.3. Kết quả thảo luận nhóm của người cao tuổi về kiến thức, thực hành
chăm sóc sức khỏe răng miệng ................................................................................................ 78
Hộp 3.4. Kết quả thảo luận nhóm của người cao tuổi sau can thiệp về hiệu quả
truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng ............................................................. 94
Hộp 3.5. Kết quả thảo luận nhóm cán bộ y tế cơ sở sau can thiệp về hiệu quả
truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng ............................................................. 94
Hộp 3.6. Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo xã, trạm y tế sau can thiệp về hiệu
quả truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng .................................................. 95
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Già hóa dân số đang trở thành một vấn đề nổi bật của toàn thế giới
trong thế kỷ thứ 21. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 700 triệu người cao
tuổi và sẽ tăng lên 1 tỷ vào năm 2020. Dự báo đến năm 2050, người cao tuổi
sẽ chiếm hơn 20% dân số thế giới [114]. Ở Việt Nam theo kết quả điều tra của
Tổng cục thống kê, số người từ 60 tuổi trở lên là hơn 9 triệu người, chiếm tỷ
lệ 10,2%, dự báo tỷ lệ này sẽ tăng lên 20,7% vào năm 2040 và 24,8% vào
năm 2049 [4].
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tuổi
thọ của người cao tuổi, trong đó sức khỏe răng miệng có vai trò vô cùng quan
trọng. Tổ chức Y tế Thế giới đã đề ra chiến lược chăm sóc sức khỏe răng miệng
cho người cao tuổi giai đoạn hiện nay với mục tiêu là hạn chế số răng mất của
người cao tuổi. Để đạt được mục tiêu này thì việc kiểm soát các bệnh răng miệng,
đặc biệt là bệnh lý vùng quanh răng của người cao tuổi là đặc biệt quan trọng.
Bệnh quanh răng là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến một hoặc nhiều
thành phần của tổ chức quanh răng và là gánh nặng ngày càng tăng đối với con
người, hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội trên toàn thế giới [111]. Bệnh
quanh răng là quá trình viêm xảy ra ở các mô xung quanh răng khi có sự tích tụ
của vi khuẩn (hay gọi là mảng bám răng) gây viêm lợi kèm theo mất mô liên
kết và xương ổ răng [59]. Đây là nguyên nhân chính của mất răng và được coi
là một trong hai mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe răng miệng [47].
Người cao tuổi nếu được kiểm soát bệnh quanh răng định kỳ, được giáo
dục sức khỏe răng miệng thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nâng cao sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa những hậu quả không mong muốn,
giữ lại được số răng tự nhiên góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe toàn thân,
nâng cao chất lượng cuộc sống [116]. Ở Việt Nam thời gian gần đây đã có một
số tác giả nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng cũng như nhu cầu điều trị
2
bệnh răng miệng của người cao tuổi nhưng chủ yếu tập trung ở một số thành
phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ
lệ người cao tuổi mắc bệnh quanh răng ở các thành phố này rất cao chiếm
khoảng 95% [6], [18], [26].
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ với dân số ước tính
khoảng 1,16 triệu người trong đó có số lượng khoảng 126.244 người cao tuổi
bao gồmnhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông… [25].
Dân tộc sán Dìu là một trong các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung nhiều
nhất tại xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Người Sán Dìu với
nhận thức kém, kinh tế còn nhiều khó khăn và nhiều phong tục tập quán sinh
hoạt lạc hậu [1], [2]. Người cao tuổi dân tộc Sán Dìu có thực trạng bệnh
quanh răng ra sao, can thiệp bằng giáo dục sức khỏe răng miệng thường
xuyên sau điều trị bệnh quanh răng cho người cao tuổi sẽ góp phần cải thiện
tình trạng bệnh lý quanh răng ở người cao tuổi dân tộc Sán Dìu như thế nào
thì chưa có đề tài nào được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài trên với các mục tiêu:
* Mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh quanh răng và kiến thức - thái độ - thực hành
về chăm sóc răng miệng của người cao tuổi dân tộc Sán Dìu xã Nam Hòa
huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên năm 2015.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp giáo dục sức khỏe răng miệng cho người
cao tuổi dân tộc Sán Dìu mắc bệnh quanh răng tại xã Nam Hòa huyện Đồng
Hỷ - Thái Nguyên.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.
Khái niệm ngƣời cao tuổi và thực trạng ngƣời cao tuổi
1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Tổ chức Y tế Thế giới đã quy định người già là những người từ 60 tuổi
trở lên không phân biệt giới tính. Tại Việt Nam, theo Luật Người cao tuổi quy
định trong Luật số 39/2009/QH12 của Quốc hội, người cao tuổi là người đủ
trên 60 tuổi trở lên [16].
Dân số già hiện là một vấn đề toàn cầu. Những dự án của Liên Hiệp
Quốc đã chỉ ra rằng cả các nước phát triển và đang phát triển sẽ phải đối mặt
với sự tăng lên đáng kể của tỷ lệ những người cao tuổi (NCT) trong 45 năm
tới [114]. Do sự phát triển không ngừng của mọi mặt về kinh tế xã hội, đặc biệt
là khoa học y học, chất lượng cuộc sống của NCT cũng không ngừng được cải
thiện, điều này làm cho tỷ lệ NCT và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. Tuy
nhiên, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội và sự
phân bố dân cư ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Một trong những xu
hướng biến đổi dân số quan trọng của Việt Nam trong thời gian qua và sẽ diễn
ra mạnh mẽ trong thời gian tới chính là già hoá dân số. Đây là thành quả của
những chính sách kinh tế, xã hội và chăm sóc sức khoẻ nhân dân mà Việt
Nam đã và đang thực hiện và ngày càng được cải thiện.
1.1.2. Tình hình người cao tuổi trên thế giới
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo cho biết, trong giai
đoạn từ năm 2000 đến 2050 trên quy mô toàn cầu, số NCT sẽ nhiều hơn số trẻ
em dưới 14 tuổi. Già hoá dân số sẽ trở thành một vấn đề lớn ở các nước đang
phát triển, nơi mà dân số sẽ bị già hoá nhanh chóng trong nửa đầu của thế kỷ
XXI. Tỷ lệ NCT trên toàn thế giới có xu hướng tăng gấp gần 3 lần trong vòng
4
50 năm. Cụ thể, tỷ lệ NCT trên 60 tuổi năm 2000 là 9,9% dân số toàn thế giới,
nhưng đến năm 2015 con số này đã tăng lên 12,3%. Dự đoán tỷ lệ người cao
tuổi sẽ tăng lên 16,5% năm 2030 và lên tới 21,5% dân số thế giới vào năm
2050. Trong đó tỷ lệ NCT có độ tuổi từ 80 tuổi trở lên cũng tăng nhanh từ
1,7% năm 2015 lên 4,5% năm 2050 [84].
Năm 1950, toàn thế giới có 205 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Đến năm
2015, số NCT tăng lên đến gần 900 triệu người. Dự tính con số này sẽ đạt 1 tỷ
400 triệu người vào năm 2030 và đến năm 2050 sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ
người. Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ người cao tuổi giữa các vùng trên thế giới.
Ví dụ, năm 2015, Châu Phi có 5,4% dân số tuổi từ 60 trở lên, trong khi con số
này ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe là 11,2%, ở Châu Á là 11,6%,
Châu Đại dương là 16,5%, Bắc Mỹ là 20,8% và Châu Âu là 23,9%. Đến năm
2050, dự báo tỷ trọng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ở Châu Phi sẽ tăng lên
chiếm 8,9% tổng dân số, so với 24,6% ở Châu Á, 23,3% ở Châu Đại dương,
25% ở Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caribe, 28,3% ở Bắc Mỹ và 34,2% ở
Châu Âu [80].
Tuổi thọ trung bình của dân số thế giới cũng không ngừng được nâng
cao. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, độ tuổi trung bình của dân số
thế giới năm 2000 là 66,4 tuổi, nhưng đến năm 2015 độ tuổi trung bình của
con người đã tăng lên 71,4 tuổi. Trong đó, độ tuổi trung bình của từng vùng
cũng có sự khác biệt lớn. Cụ thể, năm 2000, độ tuổi trung bình ở Châu Phi là
50,6 tuổi; ở Châu Mỹ là 73,7 tuổi; ở Châu Âu là 72,3 tuổi; ở Đông Nam Á là
63,5 tuổi. Nhưng năm 2015, độ tuổi trung bình đã tăng lên là 60 tuổi ở Châu
Phi, 76,9 tuổi ở Châu Mỹ, 76,8 tuổi ở Châu Âu và 69 tuổi ở Đông Nam Á
[114]. Chúng ta thấy rằng, độ tuổi trung bình ở Châu Phi và Đông Nam Á, là
những nước đang phát triển, tuy thấp hơn độ tuổi trung bình của dân số thế
giới nhưng cũng tăng lên rất nhanh. Điều đó thể hiện sự già hóa của dân số
đang tăng lên nhanh chóng ở cả những nước phát triển và đang phát triển.
5
Trong một xã hội già hóa, tỷ lệ NCT tăng nhanh là một thách thức lớn
đối với hệ thống bảo trợ và an sinh xã hội. Quá trình già hóa dân số này sẽ
dẫn đến một số tác động như: Tiền trợ cấp hưu trí và thu nhập từ lương hưu sẽ
phải chi trả một khoảng thời gian dài của cuộc sống; Chi phíchăm sóc sức
khỏe sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, sự già hóa dân số cũng tạo ra những thách thức
to lớn cho hệ thống Y tế trên toàn thế giới trong việc chăm sóc sức khỏe cho
NCT, đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế và các chính sách y tế phù hợp.
1.1.3. Tình hình người cao tuổi tại Việt Nam
Trong thời gian qua, dân số Việt Nam đã có những biến động mạnh mẽ
về quy mô và cơ cấu tuổi. Tỷ lệ NCT ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong
thời gian này là do ba yếu tố quan trọng: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm
và tuổi thọ tăng lên. Ở Việt Nam năm 1979 tổng số người trên 60 tuổi là 3,7
triệu người chiếm 6,96% tổng dân số, năm 2009 số lượng NCT tăng lên 7,7
triệu người chiếm 8,69% tổng dân số. Dự đoán con số này tiếp tục tăng lên
16,66% tính đến năm 2029 và 26,1 % vào năm 2049. Trong đó sự gia tăng tỷ lệ
dân số ở các độ tuổi theo các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê (GSO) và
Dự báo dân số của GSO được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 và Dự báo Dân
số đến năm 2049
Nhóm
tuổi
60 - 64
1979
(%)
2,28
1989
(%)
2,40
1999
(%)
2,31
2009
(%)
2,26
2019
(%)
4,29
2029
(%)
5,28
2039
(%)
5,80
2049
(%)
7,04
65 - 69
1,90
1,90
2,20
1,81
2,78
4,56
5,21
6,14
70 - 74
1,34
1,40
1,58
1,65
1,67
3,36
4,30
4,89
75 - 79
0,90
0,80
1,09
1,40
1,16
1,91
3,28
3,87
80+
0,54
0,70
0,93
1,47
1,48
1,55
2,78
4,16
Tổng
6,96
7,20
8,11
8,69
11,78
16,66
21,37
26,10
(Nguồn: Tổng Điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 và Dự báo Dân
số của GSO (2011) [3])
6
Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình của dân số Việt Nam năm 2010 là 75,4
tuổi, dự đoán tăng lên 78 tuổi vào năm 2030 và 80,4 tuổi vào năm 2050 [17].
Đây là tuổi thọ tương đương hoặc cao hơn những nước trong khu vực Đông
Nam Á như Thái Lan, Malaysia và Inđônêxia [115].
Già hóa dân số là một thành tựu xã hội to lớn của loài người và của các
quốc gia trên toàn thế giới. Già hóa dân số không phải là một gánh nặng
nhưng nó sẽ làm cho gánh nặng kinh tế và xã hội trở nên nghiêm trọng hơn
nếu không có những bước chuẩn bị và thực hiện các chiến lược, chính sách
thích ứng. Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ cao và
thời gian chuẩn bị thích ứng không còn nhiều nên cần phải hoạch định những
chiến lược, chính sách thực tế, xác đáng để thích ứng với tình hình đó. Chính
sách, chiến lược cần phải dựa trên các bằng chứng về mối quan hệ qua lại
giữa ―dân số già‖ đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội [13].
1.2. Một số đặc điểm và yếu tố nguy cơ bệnh quanh răng ở ngƣời cao tuổi
1.2.1. Một số đặc điểm vùng quanh răng ở người cao tuổi
Vùng quanh răng lập thành một bộ phận hình thái và chức năng, cùng với
răng tạo nên một cơ quan chức năng trong cơ thể, bao gồm toàn bộ tổ chức bao
bọc quanh răng: Lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và xương ổ răng. Bên
cạnh đó, vai trò của hệ thống mạch máu nuôi dưỡng cho vùng quanh răng cũng
rất quan trọng góp phần tạo nên vùng quanh răng lành mạnh.
Vùng quanh răng ở NCT thường có những đặc điểm của quá trình thoái
hóa các tổ chức bao bọc quanh răng như Lợi, dây chằng quanh răng, xương
răng và xương ổ răng.
* Biến đổi ở lợi
Tác động lão hóa lên mô liên kết lợi được đặc trưng bởi những biến đổi
thoái triển ở mạch máu và thần kinh. Mạch máu ở lợi giảm về số lượng và khả
năng thẩm thấu cũng như lắng đọng Hyalin trong các tiểu động mạch. Lợi mất
dần tính đàn hồi, giai đoạn đầu có vẻ hơi phù nề và bóng láng, giai đoạn sau
7
lợi bị co và teo lại gây hở chân răng có khi tới 2/3 chiều dài của chân răng.
Hiện tượng này cần được đánh giá không phải chỉ do nhiều tuổi đơn thuần mà
còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: Vệ sinh răng miệng không tốt,
răng mọc lệch, lợi bị chấn thương kéo dài…
* Biến đổi dây chằng quanh răng
Những biến đổi thoái triển ở mạch máu và thần kinh ở dây chằng quanh
răng cũng có những thay đổi về mạch máu như ở lợi. Vì vậy vai trò làm đệm
của mô quanh răng giảm, mật độ tế bào (nguyên bào sợi, tạo cốt bào, hủy cốt
bào) và tăng sợi keo, những nguyên bào xơ, thành phần tế bào chính của mô
dây chằng quanh răng có xu hướng hoà vào nhau để sinh ra những tế bào đa
nhân. Tỉ lệ đổi mới của mô liên kết chậm lại dẫn tới khả năng liền sẹo kém.
Dây chằng có thể thoái triển coi như mất xơ, xương răng lan vào xương ổ
răng làm cho chân răng người già gần như dính vào xương.
* Biến đổi ở xương ổ răng
Xương ổ răng cũng như xương hàm có hiện tượng mạch máu ít đi,
chuyển hóa cơ bản thấp, gần như không có sự bồi đắp xương mới, tế bào
xương giảm về số lượng và hoạt động. Ở mặt ngoài răng cửa và răng hàm nhỏ
hàm dưới xương ở răng xốp hơn so với phần xương ổ răng ở mặt lưỡi, trong
khi đó ở răng hàm lớn thì ngược lại. Lớp xương ở chân răng khi bị hở nếu bị
mòn hoặc mất đi sẽ dẫn đến tình trạng tụt lợi. Hậu quả của tụt lợi là răng ê
buốt, giảm thẩm mỹ, giắt thức ăn ở kẽ răng, mòn chân răng.
Khi tổ chức quanh răng bị viêm (gọi là viêm lợi), bao gồm quá trình tổn
thương viêm và tổn thương thoái hóa. Viêm lợi tùy theo mức độ mà chia ra
thành viêm lợi và viêm quanh răng. Lợi viêm làm người bệnh khó chịu như:
Hôi miệng, chảy máu lợi khi đánh răng hoặc chảy máu lợi tự nhiên. Khi lợi
viêm ở giai đoạn nặng, tổ chức quanh răng bị phá hủy, sự liên kết chức năng
giữa răng và tổ chức quanh răng cũng bị phá hủy làm răng lung lay, ảnh
hưởng tới ăn nhai, cuối cùng là mất răng. Mất răng cũng ảnh hưởng đến phát
8
âm, thẩm mỹ, do đó nó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống
của người cao tuổi.
1.2.2. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh quanh răng ở người cao tuổi
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây BQR, những yếu tố nguy cơ này được chia
làm 2 nhóm: nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được và không thể thay đổi
được. Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được gây BQR bao gồm tuổi
và giới.
Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được của
BQR. Tuổi càng nhiều thì càng có nguy cơ mắc BQR với tỷ lệ cao và mức độ
BQR cũng nặng hơn. Một số nghiên cứu (NC) cho thấy tỷ lệ lưu hành và mức
độ nghiêm trọng của BQR theo tuổi [32], [71], [73]. NC của Papapanou và
cộng sự (CS) đã chứng minh rằng tỷ lệ tiêu xương trung bình hàng năm ở
những đối tượng 70 tuổi là 0,28 mm so với 0,07 ở những người 25 tuổi [90].
Mức độ nghiêm trọng gia tăng của BQR và tiêu xương theo tuổi có thể liên
quan đến thời gian, trong đó các mô quanh răng đã tiếp xúc với mảng bám
răng trong một khoảng thời gian dài [68]. Nhiều NC được thực hiện ở một số
nước phát triển cho thấy sự thay đổi mô hình tiến triển BQR. Những NC này
đã chỉ ra rằng sự phá hủy mô quanh răng và tiêu xương tiến triển hiếm khi
được thấy ở những người dưới 40 tuổi [38]. Nhiều NC đã cho thấy sự phá hủy
tổ chức quanh răng ở nam giới cao hơn so với nữ giới [79], [82]. Lý do dẫn
đến sự khác biệt của tình trạng BQR giữa hai giới là không rõ ràng, nhưng sự
khác nhau đó được cho là có liên quan đến sự hạn chế về kiến thức cũng thực
hành chăm sóc vệ sinh răng miệng ở nam giới [30]. Bên cạnh đó, hút thuốc lá
là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây BQR nhưng có thể thay đổi được.
Nhiều NC đã chứng minh rằng, những có thói quen hút thuốc lá càng lâu thì
mức độ BQR càng nặng [66], [109]. Hút thuốc lá gây phá hủy đáng kể các tổ
chức quanh răng và làm tăng tốc độ tiến triển của BQR [32],[120].
9
Hút thuốc lá còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể con người với vi
khuẩn ở mảng bám răng trong quá trình tiến triển BQR [90], [101]. Theo
thống kê, khoảng 50% các trường hợp mắc BQR ở Mỹ đang hút thuốc lá hoặc
đã hút thuốc lá. Theo nhiều NC trước đây cũng chỉ ra hút thuốc lá có mối liên
quan với mức độ mất bám dính và hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao gây
BQR [46], [31], [88].
Ngoài ra, tình trạng vệ sinh răng miệng là một yếu tố nguy cơ có thể thay
đổi được. Tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt sẽ dẫn đến tỷ lệ cao hơn
BQR [31], [56].
Bệnh toàn thân cũng là một yếu tố nguy cơ gây tình trạng mất bám dính.
Nhiều NC đã chứng minh mối quan hệ giữa đái tháo đường, bệnh tim mạch
với BQR [77], [63]. Nghiên cứu của tác giả Nazir (2017) đã cho thấy một số
các yếu tố nguy cơ như tuổi, hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém, đái tháo
đường, tim mạch, … có liên quan đến bệnh quanh răng. Nhiều nghiên cứu đã
cho thấy sự liên kết của bệnh quanh răng với các bệnh toàn thân như bệnh tim
mạch, đái tháo đường. Bệnh quanh răng có khả năng gây tăng 19% nguy cơ
mắc bệnh tim mạch, và sự gia tăng nguy cơ tương đối này lên tới 44% giữa
các cá nhân từ 65 tuổi trở lên. Người bệnh đái tháo đường type 2 với tình
trạng bệnh quanh răng nặng có nguy cơ tử vong cao gấp 3,2 lần so với cá
nhân khác không có hoặc chỉ mắc bệnh quanh răng nhẹ. Điều trị bệnh quanh
răng đã được chứng minh là giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo
đường type 2. Chiến lược phòng chống bệnh răng miệng nên được kết hợp
giữa phòng ngừa các bệnh toàn thân [85], [58].
1.3. Một số nghiên cứu về bệnh quanh răng ở ngƣời cao tuổi trên thế giới
và Việt Nam
1.3.1. Một số nghiên cứu về bệnh quanh răng ở người cao tuổi trên thế giới
Bệnh răng miệng là bệnh phổ biến và có tính toàn cầu. Bệnh răng miệng
nói chung và BQR nói riêng cho tới nay vẫn rất phổ biến, có xu hướng lan
10
rộng và tiến triển rất phức tạp. Bệnh liên quan đến tuổi, giới, điều kiện kinh tế
xã hội, vùng địa lý.
Những NC tổng quan trên thế giới đã tiến hành tổng hợp và phân tích
nhiều nghiên cứu tỷ lệ, sự phân bố của BQR, hầu hết sử dụng CPI làm bộ
công cụ. Trong các NC những năm 1980 đến những năm 1990, tỷ lệ những
người ở Châu Âu có điểm CPI ở mức độ 3 (Túi sâu 4 - 5 mm) từ khoảng 13 57%, trung bình khoảng 37% (trong đó Đông Âu khoảng 45% và Tây Âu
khoảng 36%). Trong khi đó, tỷ lệ những người có điểm CPI ở mức độ 4 (Túi
bệnh lý sâu ≥ 6 mm) ở Đông Âu là 23% trong khi tỷ lệ này ở Tây Âu chỉ có
9% (tổng thể ở Châu Âu có khoảng 14% có điểm CPI ở mức độ 4) [102]. Một
NC tổng quan khác thực hiện ở Châu Á và Châu Đại Dương cho thấy, tỷ lệ
người có điểm CPI ở mức độ 3 từ 8 - 57%, trong khi điểm CPI ở mức độ 4 là từ
5 - 28% (ở Arap Saudi, Hồng Kong, New Zealand, ...). Tương tự, theo kết quả
NC tổng quan ở Châu Phi, có khoảng 5 - 50% có điểm CPI ở mức độ 3 và >30%
ở mức độ 4 (ở Kenya, Maroc, Nam Phi...). Bên cạnh đó, một nghiên cứu ở Bắc
Mỹ, có đến 21% có điểm CPI ở mức độ 4 [39].
Theo những NC tổng quan gần đây của WHO cho thấy tỷ lệ những
người có điểm CPI mức độ 4 (Túi lợi bệnh lý sâu ≥ 6 mm) từ 5% (ở Hungary,
Trung Quốc, Anh quốc, Zimbabwe) đến 21% (ởĐức, Canada). Tỷ lệ những
người có điểm CPI ở mức độ 3 (Túi lợi sâu 4 - 5 mm) từ 12% (Ở Trung
Quốc) tới khoảng 55% (ở Đức, Anh, Canada) [46].
Năm 2001, Ajwani và CS sử dụng chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng
đồng nghiên cứu trên 175 NCT ở Phần Lan cho thấy 7% đối tượng có lợi lành
(CPI = 0), 6% tình trạng lợi chảy máu khi thăm khám nhẹ (CPI = 1), 41% có cao
răng trên và dưới lợi, 46% có túi lợi sâu, trong đó có 35% có túi lợi sâu 4 - 5mm
(CPI = 3) và 11% có túi lợi bệnh lý ≥ 6mm (CPI = 4) [28].
Theo báo cáo thống kê của National Health and Nutrition Examination
Survey (NHANES) và nghiên cứu BQR trong cộng đồng dân số trên 30 tuổi ở
11
Mỹ theo CDC cho thấy những người lớn tuổi, người có giáo dục ít hơn có
nhiều khả năng mắc BQR hơn và tỷ lệ bị BQR khác biệt bởi tuổi tác, chủng
tộc, giáo dục và thu nhập. Một điều tra quốc gia khác tại Mỹ đã sử dụng chỉ
số quanh răng về nhu cầu điều trị cộng đồng (Community Periodontal Index
of Treatment Needs: CPITN) và kết quả cho thấy 42% nhóm 34 - 40 tuổi và
có tới 70% nhóm 55 - 64 tuổi có mất bám dính ≥ 3,5mm [81].
Trong một NC cắt ngang tại Nhật Bản của tác giả Hirotomi và CS tiến
hành năm 2002 cho kết quả 97,1% đối tượng nghiên cứu có 1 vùng lục phân
cómất bám dính ≥ 4mm, 47,9% có mất bám dính ≥ 7mm. Kết quả này có thấy
BQR là bệnh phổ biến ở NCT. Tuy nhiên có 1 vài hoặc nhiều răng bị viêm
quanh răng nặng. Cũng trong NC này, NC chiều dọc về sự tiến triển của BQR
của nhóm những người lớn tuổi khỏe mạnh ở Nhật Bản đã được báo cáo bởi
Hirotomi và CS (2002) cho thấy sự tiến triển của BQR trong khoảng thời gian
2 năm. Có 599 người 70 tuổi và 162 đối tượng nghiên cứu 80 tuổi tham gia
NC lần thứ nhất. Nhìn chung, BQR trong nhóm 70 tuổi có 47,3% có ít nhất
một vùng lục phân mất bám dính ≥ 7 mm. Sự tiến triển của bệnh quanh răng
sau hai năm được xác định mất bám dính ≥ 3mm được thấy ở 75,1% những
người tham gia nghiên cứu lần hai [60]. Ngược lại, Ajwani và Ainamo (2001)
đã báo cáo về sự tiến triển của viêm quanh răng ở nhóm 57 NCT (81- 91) tuổi
trong thời gian 5 năm. Kết quả NC ghi nhận sau 5 năm có số răng trung bình
đã giảm từ 15,9 xuống 15,1. Nhìn chung, có sự thay đổi về tình trạng quanh
răng, với sự gia tăng CPI 2 (từ 43% lên 58%) và giảm CPI 3 (từ 38% xuống
25%). Tuy nhiên nhu cầu điều trị tổng thể vẫn không thay đổi. Có thể kết luận
rằng sức khoẻ răng miệng của NCT vẫn ổn định trong 5 năm và hầu như không
thấy có sự thay đổi nào trong nhu cầu điều trị BQR. Vì vậy, BQR ở NCT tương
đối ổn định không phải là do quá trình lão hóa [29].
Năm 2002, tác giả Ogawa và CS đã NC xác định các yếu tố nguy cơ cho
tiến triển BQR ở NCT. Chỉ số mất bám dính đã được sử dụng để đánh giá sự
12
tiến triển của BQR, nếu một hoặc nhiều vùng lục phân đã có mất bám dính
trong thời gian 2 năm từ 3mm trở lên. Trong tổng số 394 đối tượng (208 nam
và 186 nữ) được khảo sát. Khoảng 75% các đối tượng cho thấy độ mất bám
dính tăng lên trong khoảng thời gian 2 năm. Thói quen hút thuốc và mức độ
bám dính ≥ 6mm có thể được coi là các yếu tố nguy cơ cho việc mất bám dính
ở NCT [88].
Kết quả NC ở các nước phát triển khác cũng xác định được tỉ lệ BQR
cao ở NCT. NC về sức khoẻ ở Pomerania cho thấy tình trạng BQR ở Đức từ
60 tuổi trở lên. Tỷ lệ mắc BQR thể hiện dưới sự có mặt của ít nhất một túi lợi
từ 4mm trở lên, tỉ lệ này cao hơn ở nam giới và trong số những người trẻ tuổi
(nam 60 - 69 tuổi: 85% so với 71% 70 - 79 tuổi, phụ nữ 60 - 69 tuổi: 71% so
với 62% 70 - 79 tuổi) [73].
Một NC về các yếu tố nguy cơ của BQR người lớn có độ tuổi từ 50 đến
73 ở Thái Lan năm 2005, tất cả các đối tượng được phân loại là BQR nhẹ,
trung bình hoặc nặng dựa trên mức độ trung bình mất bám dính. Trong nhóm
nghiên cứu, tỷ lệ mắc BQR nặng (mất bám dính ≥ 4mm) có ý nghĩa liên quan
đến người từ 60 tuổi trở lên (OR = 1,6) [107].
Năm 2006, Holm - Pedersen và CS khám tình trạng quanh răng cho 159
NCT từ 80 trở lên ở Thụy Điển. Tuy nhiên có 30 (19%) bỏ không tham gia NC.
Còn lại 129 đối tượng nghiên cứu và có 121 đối tượng được khám vùng quanh
răng. Trung bình số răng là 16,3. Tiêu chuẩn đánh giá BQR nặng là có ít nhất 4
vùng lục phân với mất bám dính ≥ 5mm, với ít nhất 1 vùng lục phân có túi lợi
sâu ≥ 4mm. Kết quả cho thấy tỷ lệ NCT mắc BQR nặng là 50,5% [61].
Trong năm 2009 - 2012, 46% người trưởng thành Hoa Kỳ đại diện cho
64,7 triệu người mắc BQR, với 8,9% mắc BQR. Nhìn chung, 3,8% tất cả các
vùng lợi (10,6% của tất cả răng) có mảng bám răng > 4 mm và 19,3% vị trí
(37,4% răng) có cao răng ≥ 3 mm. Tỷ lệ mắc BQR là tích cực liên quan đến
tuổi già ngày càng tăng và trong nhóm nghiên cứu xã hội - nhân khẩu học,