Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn huyện văn chấn, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG QUANG HƯNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG QUANG HƯNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Văn Sơn

THÁI NGUYÊN - 2019



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi
trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước hội đồng chấm luận văn, trước Nhà trường và
phòng Đào tạo về các thông tin, số liệu trong đề tài luận văn này.
Tác giả luận văn
Dương Quang Hưng


ii
LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, tôi
đã hoàn thành xong đề tài luận văn cao học của mình. Để có được kết quả này, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà
trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo cùng
toàn thể các Thầy, Cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như
thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Dương Văn Sơn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện thiết kế nghiên cứu, phân tích số liệu và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn;
Phòng Dân tộc huyện Văn Chấn; Ban quản lý đầu tư Xây dựng huyện Văn Chấn;
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn; Phòng Lao động
Thương binh và Xã hội huyện Văn Chấn; các xã nghiên cứu, … đã tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành đề tài luận văn này.

Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản luận văn của tôi không thể trách
khỏi những sai sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp tham gia ý kiến của
thầy cô để bản đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2019
Học viên
Dương Quang Hưng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................. ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH............................................................................. vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.......................................................5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài........................................................................................5
1.1.2. Chương trình 135...............................................................................................6
1.1.3. Chương trình 135 và xóa đói giảm nghèo........................................................ 11
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................... 12
1.2.1. Kinh nghiệm thực hiện chương trình 135 ở một số địa phương.......................12
1.2.2. Một số nghiên cứu có liên quan....................................................................... 20
1.2.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện chương trình 135 huyện Văn Chấn.................23

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........26
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 26
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội................................................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 29
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 29
2.3.2. Phương pháp xử lý phân tích số liệu................................................................ 32
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 32


iv
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 34
3.1. Tổ chức thực hiện chương trình 135 huyện Văn Chấn........................................ 34
3.1.1. Quyết định thành lập và hoạt động của bộ máy chỉ đạo, điều hành.................34
3.1.2. Công tác tuyên truyền và kiểm tra giám sát chương trình 135.........................41
3.2. Kết quả thực hiện chương trình 135 huyện Văn Chấn........................................42
3.2.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất................................................................................. 42
3.2.2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.............................................................................. 46
3.3. Một số đánh giá chương trình 135 huyện Văn Chấn........................................... 49
3.3.1. Đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện chương trình 135 huyện Văn Chấn........49
3.3.2. Đánh giá của cán bộ huyện, xã và hộ dân hưởng lợi về chương trình 135.......54
3.3.3. Thu nhập của hộ gia đình hưởng lợi từ chương trình 135................................65
3.4. Hạn chế, khó khăn và yếu tố ảnh hưởng đến chương trình 135 huyện
Văn Chấn........................................................................................................ 68
3.4.1. Hạn chế trong quản lý và thực hiện chương trình 135 huyện Văn Chấn..........68
3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý và thực hiện chương trình
135 huyện Văn Chấn................................................................................................. 73
3.4.3. Khó khăn và yếu tố ảnh hưởng đến chương trình 135 huyện Văn Chấn..........78
3.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình 135, góp phần giảm nghèo

và phát triển kinh tế xã hội đối với địa bàn huyện miền núi Văn Chấn...........80
3.5.1. Nhóm giải pháp đối với từng nhiệm vụ cụ thể của chương trình 135 đến
năm 2020 và các năm tiếp theo....................................................................... 80
3.5.2. Giải pháp đối với đối tượng thụ hưởng chương trình 135................................90
3.5.3. Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện
chương trình 135 tại huyện Văn Chấn............................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................... 97
1. Kết luận................................................................................................................. 97
2. Khuyến nghị.......................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................100
PHỤ LỤC .......................................................................................................................


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐ-BDT

: Ban chỉ đạo - Ban Dân tộc

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

CT135

: Chương trình 135

ĐBKK


: Đặc biệt khó khăn

GNBV

: Giảm nghèo bền vững

KT-KT

: Kinh tế kỹ thuật

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

NĐ-CP

: Nghị định Chính phủ

Nxb

: Nhà xuất bản

QĐ-TTg

: Quyết định Thủ tướng

TTLT-KH&ĐT

: Thông tư liên tịch Bộ Kế hoạch Đầu tư


UBDT

: Ủy ban Dân tộc

UBDT-VP135

: Ủy ban Dân tộc - Văn phòng 135

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBTƯMTTQVN-BTC : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài chính

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng
Bảng 2.1.

Cán bộ huyện, xã được điều tra phân theo trình độ.............................. 30

Bảng 2.2.

Hộ hưởng lợi được điều tra phân theo đơn vị hành chính....................31


Bảng 3.1.

Hỗ trợ sản xuất chương trình 135 huyện Văn Chấn.............................43

Bảng 3.2.

Xây dựng cơ sở hạ tầng chương trình 135 huyện Văn Chấn................47

Bảng 3.3.

Nguồn lực hỗ trợ Chương trình 135 huyện Văn Chấn.........................48

Bảng 3.4.a

Chỉ tiêu chung kết quả thực hiện CT 135 huyện Văn Chấn.................50

Bảng 3.4.b. Chỉ tiêu kết quả các thôn thực hiện CT 135 huyện Văn Chấn..............51
Bảng 3.4.c. Chỉ tiêu kết quả các xã thực hiện CT 135 huyện Văn Chấn.................52
Bảng 3.5.

Hiểu biết của cán bộ huyện, xã về các dự án thuộc Chương trình 135. 55

Bảng 3.6.

Đánh giá của cán bộ huyện, xã về hiệu quả CT135 và các dự án
thuộc chương trình 135

56

Bảng 3.7.


Sự hiểu biết của người dân về dự án đầu tư thuộc CT135....................57

Bảng 3.8.

Người dân đánh giá về hiệu quả chương trình 135 và các dự án
thuộc Chương trình 135 huyện Văn Chấn (1)

Bảng 3.9.

Người dân đánh giá hiệu quả dự án và hiệu quả các công trình đầu
tư của dự án CSHT thuộc chương trình 135 huyện Văn Chấn (2)

Bảng 3.10.

58
59

Người dân đánh giá hiệu quả các công trình đầu tư của dự án cơ
sở hạ tầng thuộc chương trình 135 huyện Văn Chấn (3) 60

Bảng 3.11.

Người dân đánh giá hiệu quả các công trình đầu tư dự án cơ sở hạ
tầng thuộc chương trình 135 huyện Văn Chấn (4)

Bảng 3.12.

Người dân đánh giá khả năng phục vụ của các công trình đầu tư
dự án cơ sở hạ tầng thuộc chương trình 135 huyện Văn Chấn (5)


Bảng 3.13.

61
62

Người dân đánh giá khả năng phục vụ của công trình đầu tư dự án
CSHT và hiệu quả hỗ trợ dự án PTSX thuộc CT135 huyện Văn
Chấn (6)

Bảng 3.14.

63

Người dân đánh giá hiệu quả hỗ trợ dự án PTSX thuộc chương
trình 135 huyện Văn Chấn (7)

64


vii
Bảng 3.15.

Người dân đánh giá hiệu quả hỗ trợ dự án PTSX thuộc chương
trình 135 huyện Văn Chấn (8)............................................................. 65

Bảng 3.16.

Thu nhập hộ gia đình hưởng lợi năm 2012-2017.................................66


Bảng 3.17.

Thu nhập năm 2017............................................................................. 67

Bảng 3.18.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chương trình
135 huyện Văn Chấn........................................................................... 79

Hình
Hình 3.1.

Thu nhập (triệu đồng/năm) bình quân hộ qua các năm........................67

Hình 3.2.

Thu nhập (triệu đồng) bình quân người/tháng.....................................68


viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Cập nhật và hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chương trình 135 và
tác động của Chương trình này trong giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn nghiên cứu huyện Văn Chấn.
- Đánh giá những kết quả đã đạt được của chương trình 135 trên địa bàn
huyện Văn Chấn giai đoạn 2013-2017.
- Đánh giá khó khăn, hạn chế và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện
chương trình 135 huyện Văn Chấn.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình 135, góp phần giảm nghèo

và phát triển kinh tế xã hội đối với địa bàn huyện miền núi Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a) Phỏng vấn bán cấu trúc
b) Điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Hạn chế trong quản lý và thực hiện chương trình 135 huyện Văn Chấn
3.1.1. Về mặt chế độ chính sách
a) Về phân bổ tài chính
b) Về nội dung chương trình 135
c) Về chính sách chỉ đạo thực hiện
3.1.2. Về công tác tổ chức thực hiện
3.1.3. Về đối tượng thụ hưởng của chương trình
3.2. Khó khăn và yếu tố ảnh hưởng đến chương trình 135 huyện Văn Chấn
- Nhiều công trình đòi hỏi nguồn vốn lớn do địa điểm đầu tư xa, chủ yếu vận
chuyển bộ, mặc dù đã huy động vốn từ 2 - 3 năm để tiếp chi nhưng vẫn còn thiếu.


ix
- Chủ đầu tư còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận động người dân hiến đất
xây dựng công trình; việc phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn
nhiều khó khăn.
- Một số văn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan có thẩm quyền cấp trên
còn chậm, dẫn đến tiến độ triển khai chậm.
- Vai trò tham gia giám sát của cộng đồng còn hạn chế, chỉ mang tính thủ tục.
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình 135, góp phần giảm nghèo
và phát triển kinh tế xã hội đối với địa bàn huyện miền núi Văn Chấn
3.3.1. Nhóm giải pháp đối với từng nhiệm vụ cụ thể của chương trình 135 đến

năm 2020 và các năm tiếp theo
3.3.1.1. Giải pháp đối với thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sản xuất
a) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và cơ cấu kinh tế hộ
gia đình
b) Khôi phục và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn
c) Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đến thôn, bản và đến hộ gia đình
d) Mở rộng việc đầu tư xây dựng mô hình sản xuất
e) Hướng dẫn, giúp đỡ các tổ, nhóm hợp tác phát triển
3.3.1.2. Giải pháp đối với nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn
bản đặc biệt khó khăn
3.3.1.3. Giải pháp đối với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao năng
lực cộng đồng
3.3.2. Giải pháp đối với đối tượng thụ hưởng chương trình 135
3.3.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực khả năng của người nghèo
3.3.2.2. Giải pháp nhằm tạo cơ hội cho người nghèo
3.3.2.3. Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ công
3.3.2.4. Giải pháp nhằm tạo sự an toàn cho người nghèo
3.3.3. Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện
chương trình 135 tại huyện Văn Chấn
3.3.3.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn
3.3.3.2. Huy động nguồn lực trong cộng đồng thực hiện chương trình


x
3.3.3.3. Phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng dân tộc và miền núi phải gắn
với bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hoá
3.3.3.4. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường và phát triển
bền vững nhằm xây dựng phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường
3.3.3.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát và thực hiện chế độ báo cáo
4. Kết luận

Văn Chấn là huyện vùng cao có 17 xã đặc biệt khó khăn và 40 thôn bản đặc
biệt khó khăn của 10 xã khu vực II (toàn huyện có 31 xã, thị trấn) địa hình đồi núi độ
dốc cao, cuộc sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đói
nghèo cao, hạ tầng cơ sở, kinh tế - xã hội kém phát triển.
Chương trình 135 đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông
nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; hệ thống các công trình bảo
đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng
đồng ở xã, thôn, bản; công trình để bảo đảm chuẩn hóa trạm y tế xã; công trình để
bảo đảm chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn xã; Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên
địa bàn xã, thôn, bản; Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở,... Nhiều ý kiến
cho rằng cải thiện cơ sở hạ tầng xã có tác động đến cải thiện mức sống của đồng bào.
Cùng với đó, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp cho một số hộ đồng bào dân
tộc biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn công nghiệp; đưa giống cây trồng, vật nuôi mới, năng
suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất thay cho giống địa phương, tăng thêm thu nhập
cho hộ gia đình, tạo động lực để vươn lên thoát nghèo. Chính sách hỗ trợ giống cây
trồng, vật nuôi, các mô hình sản xuất, chăn nuôi đã giúp người nghèo có những kiến
thức ban đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi tạo thêm
thu nhập cho gia đình, tạo động lực để vươn lên thoát nghèo.
Khó khăn, thách thức trong thực hiện của chương trình 135 được xác định là:
(1) Sản xuất yếu kém, thiếu tính tự chủ, (2) Hạn chế về nguồn lực, (3) Hỗ trợ đầu tư
còn mang tính cào bằng, chia đều, thiếu công bằng, (4) Nhận thức còn hạn chế nên
chưa phát huy được nội lực, (5) Phân bổ và giao vốn chưa kịp thời, (6) Văn bản
hướng dẫn chậm ban hành, và chưa sát thực tế, (7) Thiếu vốn để có thể hoàn thành


xi
công trình, (8) Năng lực cán bộ xã, thôn còn hạn chế, và (9) Việc phân cấp chưa cụ
thể nên còn dẫn đến chồng chéo, thực hiện còn gặp khó khăn.
Cùng với các khó khăn, thách thức, cũng có đến 10 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu

quả chương trình 135 được đánh giá là: (1) Năng lực cán bộ xã, thôn hạn chế, (2)
Nhiều đầu mối quản lý, việc phân cấp chưa cụ thể nên thực hiện còn gặp khó khăn,
(3) Đời sống khó khăn, hạn chế huy động nguồn lực, (4) Hỗ trợ cào bằng, chia đều,
thiếu công bằng, (5) Nhận thức còn hạn chế nên chưa phát huy nội lực, (6) Tâm lý
trông chờ ỷ lại không muốn thoát nghèo, (7) Văn bản hướng dẫn chậm ban hành,
chưa sát thực tế, (8) Địa bàn rộng, địa hình chia cắt phức tạp, đi lại khó khăn, (9)
Kinh phí còn hạn hẹp, chưa đủ để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, và (10) Phân bổ
và giao vốn chưa kịp thời.
Để nâng cao hiệu quả chương trình 135 trong giai đoạn tiếp theo cần thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp cũng như biện pháp khắc phục các khó khăn, thách thức.
Cần phải có các giải pháp hữu hiệu để kiểm soát ít nhất 10 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả chương trình 135, nâng cao điều kiện sống của các hộ đồng bào.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ đã được xác định trong nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác xoá đói giảm nghèo thực hiện
còn nhiều hạn chế, nguồn vốn xoá đói giảm nghèo còn hạn hẹp, các xã đặc biệt khó
khăn vẫn còn khá nhiều, địa hình khá phức tạp, dân cư thưa thớt, nhiều tập tục lạc
hậu trong sản xuất và đời sống đã làm hạn chế khả năng phát triển kinh tế của các
vùng này. Mặt khác, tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn do không được đầu tư một cách đồng bộ nên cuộc sống của những người dân
nơi đây gặp rất nhiều khó khăn: Do cơ sở hạ tầng kém phát triển nên việc giao lưu
buôn bán bị đình trệ, kinh tế kém phát triển; thiếu trường học và giáo viên nên rất
nhiều trẻ em trong độ tuổi học sinh không được đến trường; thiếu trạm xá, cơ sở y tế
và đội ngũ y bác sỹ nên việc chăm lo sức khỏe cho người dân cũng không được đảm
bảo; Hệ thống thủy lợi hoạt động không tốt nên dẫn tới việc sản xuất nông - lâm
nghiệp không đạt hiệu quả cao.

Đứng trước thực trạng đó, để đảm bảo sự ổn định kinh tế, nâng cao ý thức
chính trị, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo,
trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành
thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư,… Đặc biệt là tăng
cường lòng tin của nhân dân các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa vào đường lối
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định sự quan tâm của
Đảng và chính phủ Việt Nam tới đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân
nơi đây, các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo ra đời. Và chương trình
xóa đói giảm nghèo có phạm vi rộng, nguồn vốn đầu tư lớn nhất phải kể đến
Chương trình 135 của chính phủ.
Sau Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) cho các xã
đặc biệt khó khăn (ĐBKK) miền núi, vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là chương trình 135


2
- CT135) đến nay chương trình 135 đã trải qua 3 giai đoạn. Trong những năm gần
đây, đặc biệt nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn hỗ trợ đầu tư phát triển
KT-XH vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng ĐBKK, biên giới. Các chương trình
mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ ưu tiên,... đã góp phần nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã ĐBKK; phát
triển sản xuất (PTSX); đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) tạo điều kiện cơ bản phát triển
KT-XH, ổn định an ninh quốc phòng, trật tự chính trị xã hội tại các vùng miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Với những thành tựu được ghi nhận trong phát triển kinh tế xã hội cho vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi rất đáng kể: Chương trình 135 đã làm thay
đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng dân tộc, miền núi đặc biệt khó khăn, vùng sâu
vùng xa, đời sống đồng bào dân tộc có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng
hóa, tỷ lệ thôn bản có điện, đường, lớp học, nhà văn hóa, công trình thủy lợi tăng

lên, đội ngũ cán bộ cơ sở được bồi dưỡng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững.
Chương trình cũng được đánh giá cao của các tổ chức Quốc tế và trong nước,
đặc biệt là kết quả giám sát của Hội đồng dân tộc Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội về những kết quả đã đạt được. Bên cạnh những thành tựu trên, việc phát
triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều việc phải làm để
tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại khu vực này.
Chương trình 135 đã trải qua ba giai đoạn với gần 20 năm triển khai thực
hiện nên việc đánh giá hiệu quả của chương trình đối với xã hội là điều cần thiết. Để
từ đó phân tích chương trình đã làm được những gì và những vấn đề còn tồn đọng.
Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa của chương
trình trong giai đoạn 2016 - 2020 là vô cùng cần thiết.
Vậy, trên địa bàn huyện Văn Chấn, chương trình 135 giai đoạn vừa qua đã
được triển khai như thế nào? Kết quả thực hiện ra sao? Tác động như thế nào đến
đời sống kinh tế hộ? Cần làm gì và làm như thế nào để tiếp tục thực hiện chương
trình đó trên địa bàn huyện Văn Chấn cũng như các nơi khác trong toàn tỉnh Yên
Bái? Xuất phát từ lý do trên, cùng với sự khuyến khích của tập thể Lãnh đạo Ban


3
Dân tộc tỉnh và định hướng của giảng viên hướng dẫn tôi quyết định nghiên cứu đề
tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái” để nghiên cứu là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, lại có
ý nghĩa thực tiễn lớn phục vụ thực tiễn chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 của
địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Cập nhật và hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chương trình 135 và tác
động của Chương trình này trong giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội trên địa

bàn nghiên cứu huyện Văn Chấn.

- Đánh giá những kết quả đã đạt được của chương trình 135 trên địa bàn
huyện Văn Chấn giai đoạn 2013-2017.
- Đánh giá khó khăn, hạn chế và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện
chương trình 135 huyện Văn Chấn.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình 135, góp phần giảm
nghèo và phát triển kinh tế xã hội đối với địa bàn huyện miền núi Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ðề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tổ chức thực hiện, kết quả thực
hiện, hiệu quả, tác động của chương trình 135 trên địa bàn huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái. Đối tượng điều tra khảo sát là cán bộ huyện, cán bộ xã và hộ gia đình
hưởng lợi từ chương trình 135.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Chương trình 135 bao gồm: Hỗ trợ phát triển sản
xuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng
đồng và hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư. Trong đó, đề tài luận
văn tập trung nghiên cứu về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng và nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở. Đánh giá chương trình 135
được dựa trên việc thực hiện đánh giá nội bộ, hay còn gọi đánh giá trong dựa trên
các ý kiến đánh giá của cán bộ huyện, cán bộ xã và người dân hưởng lợi từ chương


4
trình 135. Chương trình 135 đặc biệt chú trọng đến đồng bào dân tộc thiểu số, nên
các phân tích được tập trung theo nhóm cộng đồng dân tộc.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu sơ cấp điều tra năm 2018. Số liệu thứ cấp điều
tra trong các năm 2013-2017. Luận văn phân tích thực trạng, giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện chương trình 135 tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái từ 20132017 và giải pháp đề xuất đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
- Phạm vi về không gian: Tại huyện Văn Chấn với 17 xã và 51 thôn bản đặc

biệt khó khăn (ĐBKK) được hưởng các chính sách hỗ trợ từ chương trình 135. Số
liệu thứ cấp thực hiện trên phạm vi toàn huyện Văn Chấn. Số liệu sơ cấp điều tra tại
23 xã có thôn bản đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần nhất định trong việc hoàn
thiện cơ sở lý luận về nội dung nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện chương 135 ở
Việt Nam hiện nay.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu, là căn cứ khoa học đối với các nhà lãnh
đạo, quản lý chương trình, lãnh đạo các ban ngành địa phương nghiên cứu, sử dụng
nhằm tổ chức thực hiện chương trình 135 hiệu quả hơn, góp phần giảm nghèo và
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tác giả hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ được chính quyền
địa phương huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và các địa phương có đặc điểm tương đồng
với huyện Văn Chấn có thể tham khảo, vận dụng vào tổ chức thực hiện chương trình
135 trong giai đoạn tới có hiệu quả hơn, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Các giải pháp và kiến nghị của đề tài luận văn trực tiếp góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung và
huyện Văn Chấn nói riêng.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn cũng có ý nghĩa tham
khảo đối với nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện chương trình 135 đối với các tỉnh,
thành phố khác trong cả nước.


5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1.1. Hiệu quả
Hiệu quả là khái niệm vừa rộng, lại vừa sâu, được sử dụng nhiều trong
thực tiễn đời sống xã hội, trong kinh tế và quản trị kinh doanh.
Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao
động, vốn, máy móc,…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu
quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế,
kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa
các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào (inputs) đã
được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Sự hiệu quả được định nghĩa
là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và
nguồn lực nhất.
Trong đời sống xã hội, theo quan niệm thật đơn giản thìhiệu quả được
hiểu là kết quả thực mà việc làm mang lại. Do đó trong phạm vi luận văn này,
hiệu quả của chương trình 135 được hiểu là những kết quả thực mà chương
trình 135 đã mang lại từ những đầu tư (vốn, vật chất, kỹ thuật,…). Những kết
quả này có thể bao gồm cả những tác động, hiệu quả của chương trình 135 đã
đem lại từ những đầu tư của chương trình này.
1.1.1.2. Hiệu quả của chương trình 135
Chương trình 135 đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu
quan trọng, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội nông thôn vùng dân tộc, góp
phần tích cực trong công tác phát triển văn hoá, giáo dục và y tế, giao lưu trao
đổi hàng hoá giữa các xã trong vùng, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội
trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; Các tuyến đường giao thông liên xã,
liên bản được mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân,
thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội; hệ thống thuỷ lợi được xây dựng đã
nâng cao năng lực tưới, mở rộng diện tích đất sản xuất giúp các xã đặc biệt
khó khăn ổn định lương thực; tăng số người được sử dụng điện; số trường, lớp

học được xây dựng kiên cố với quy mô nhà cấp III, cấp IV và trang thiết


6

bị phục vụ cho giáo viên và học sinh được đầu tư tương đối đầy đủ, nhanh
chóng khắc phục được tình trạng thiếu lớp học, góp phần tích cực tăng tỷ lệ
các em trong độ tuổi đến trường đi học; Việc thực hiện chương trình 135 kết
hợp với việc lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn đã góp phần
xoá đói, giảm nghèo, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp cho
một số hộ đồng bào dân tộc có tập quán sản xuất nương rẫy, phụ thuộc nhiều
vào tự nhiên, canh tác một vụ nay biết làm ruộng nước, thâm canh tăng vụ,
biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn công nghiệp; đưa giống cây trồng, vật nuôi
mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất thay cho giống địa phương,
tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình, tạo động lực để vươn lên thoát nghèo.
1.1.2. Chương trình 135
Chương trình 135 là một trong những chương trình đã thu hút sự quan tâm của
cả cộng đồng và toàn xã hội. Với nguồn ngân sách mà Trung ương cũng như ngân sách
của từng địa phương dành cho chương trình, tổng kinh phí giai đoạn I (1998-2005) đã
chi khoảng 10.000 tỷ đồng, và giai đoạn II (2006-2010) trên 14.000 tỷ đồng đã làm
thay đổi đáng kể bộ mặt của các thôn, xã được thụ hưởng chương trình với 1.946 xã và
3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45
tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của Chương trình 135; giai đoạn (2011-2015) chương
trình 135 đầu tư cho 2.331 xã và 3.509 thôn, bản đặc biệt khó khăn với tổng số vốn từ
ngân sách nhà nước là trên 15.000 tỷ đồng. Đời sống người dân dần dần được cải thiện
với thu nhập bình quân đầu người ở các xã trong Chương trình đạt 4,2 triệu
đồng/người/năm(so với mục tiêu của CT đến hết năm 2010 đạt trên 70% số hộ có thu
nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/ người/ năm).


Chương trình 135 là một trong những chương trình đã thu hút sự quan tâm
của cả cộng đồng và toàn xã hội. Với nguồn ngân sách mà Trung ương dành cho
Chương trình trong giai đoạn 2011 - 2015 huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được đầu
tư hỗ trợ với tổng kinh phí là: 132.970 triệu đồng đầu tư cho hỗ trợ phát triển sản
xuất; đào tạo cán bộ xã, thôn bản; duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư và chủ


7
yếu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học,... cho các
xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, trong đó:
+ Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu 104.519 triệu đồng (Trong đó
XDCSHT xã 71.719 triệu; CSHT thôn bản 32.800 triệu đồng).
+ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất 19.550 triệu đồng.
+ Dự án đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xã thôn bản và cộng đồng 1.266
triệu đồng.
+ Hỗ trợ duy tu bảo dưỡng CT sau đầu tư 5.135 triệu đồng
+ Hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho chương trình 135 (Chính phủ Ai len)
2.500 triệu đồng
Đã thực hiện đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng tổng số 166 công trình
trên địa bàn các xã, thôn bản Đặc biệt khó khăn. Trong đó 40 công trình tại các xã
ĐBKK; 102 hạng mục công trình nhỏ thuộc các xã có thôn, bản ĐBKK và duy tu
bảo dưỡng, sửa chữa được 14 công trình.
Những kết quả đạt được đã cho thấy những hiệu quả mà Chương trình đã
mang lại đối với đời sống đối với các hộ nghèo ở những vùng khó khăn.
- Giới thiệu về chương trình 135 giai đoạn 2016-2020:
Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã ra Nghị quyết số
100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia
giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, từ 16 chương trình, thì giai đoạn 2016 - 2020,
Chương trình mục tiêu quốc gia rút lại còn 2 chương trình (gồm Chương trình xây
dựng Nông thôn mới và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững),

trong đó CT135 là một chương trình nằm trong Chương trình giảm nghèo bền vững.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách 2.275 xã đặc biệt
khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
vào diện đầu tư của chương trình 135 năm giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu cụ thể
của Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 là góp phần tăng thu nhập bình quân đầu
người của các hộ nghèo trên địa bàn tới năm 2020 gấp 3,5 lần so với năm 2011,
tương đương với 26 triệu đồng/người/năm; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo 4%/năm ở


8
các xã, thôn. Đến năm 2020, cơ bản các xã, thôn, bản có đường giao thông đi lại
thuận lợi quanh năm; 100% trung tâm xã, hộ gia đình có điện lưới quốc gia đáp ứng
70% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm; phấn đấu có 30% số xã
thuộc chương trình 135 hoàn thành các mục tiêu Chương trình.
Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư 2.240 xã của 44 tỉnh; ngân
sách địa phương đầu tư 35 xã của 4 tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hà Nội, Khánh
Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các tỉnh có nhiều xã khó khăn được đưa vào diện đầu tư
của Chương trình 135 là Cao Bằng 148 xã, Hà Giang 141 xã; Lào Cai 113 xã;
Thanh Hóa 115 xã; Lạng Sơn 111; Sơn La 102 xã; Điện Biên 98 xã,... Tổng vốn đầu
tư 21.000 tỷ đồng. Nguồn vốn Chương trình sẽ hỗ trợ người dân về giống cây con
phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và người dân về quản lý
thực hiện Chương trình và các chính sách dân tộc, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Mục tiêu nhằm tăng thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đến năm 2020 gấp
3 đến 5 lần so với năm 2011, tương đương 26 triệu đồng/người/ năm, góp phần
giảm tỷ lệ hộ nghèo 4% mỗi năm, phấn đấu tất cả hộ gia đình có điện lưới quốc gia,
đáp ứng 70% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm.
Trong giai đoạn 2011-2015 việc phân bổ vốn của chương trình 135 từ ngân
sách Trung ương cho các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới các thôn
bản đặc biệt khó khăn mang tính cào bằng dẫn đến sự không công bằng giữa các
vùng miền có điều kiện, kinh tế xã hội khác nhau. Nguồn vốn từ Trung ương chưa

thực sự tập trung đầu tư vào nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất. Vì vậy,
rất cần thiết xây dựng các tiêu chí phân bổ vốn để khắc phục những hạn chế đó.
Theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ,
giai đoạn 2016 - 2020 sẽ có 4 tiêu chí để xác định việc phân bổ vốn, gồm: (1) Tiêu
chí dân số và dân tộc thiểu số; (2) Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo và quy mô hộ nghèo;
(3) Tiêu chí diện tích đất tự nhiên; (4) Tiêu chí về đơn vị hành chính và các huyện
có xã biên giới
Đối với hợp phần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đa số ý kiến của các đại
biểu đề nghị nên đầu tư nguồn lực cho các công trình bức thiết, đặc biệt là giao
thông nông thôn, thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình nước sạch, dẫn nước từ giếng,
từ bể nước về tới nhà dân; tăng cường sự giám sát của cộng đồng, nhất là đội


9
ngũ người có uy tín đối với các công trình xây dựng; giao cho xã làm chủ đầu tư
nhằm nâng cao trách nhiệm của địa phương trong xây dựng, quản lý, sử dụng và
duy tu bảo dưỡng công trình. Về hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, các đại biểu
kiến nghị cần tăng cho vay, giảm cho không, như vậy sẽ giúp người dân nâng cao ý
thức, trách nhiệm với nguồn vốn và tự ý thức vươn lên; chuyển giao khoa học kỹ
thuật cho người dân; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp như ứng
dụng công nghệ sinh học, tiếp cận các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao và
nhân rộng trên địa phương, đưa giống tốt, năng suất cao vào sản xuất.
Cũng theo thông tin chương trình 135 và các chương trình, dự án giảm nghèo
cho biết: Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã ban hành văn bản
hướng dẫn cụ thể việc lồng ghép để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương triển
khai thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao; cần ban hành văn bản hướng dẫn kịp
thời để địa phương thuận lợi trong triển khai chương trình 135 giai đoạn tới; nên
đầu tư có trọng điểm để giải quyết triệt để từng vấn đề cấp thiết. UBDT sẽ phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể để tạo thuận lợi
cho các địa phương khi triển khai thực hiện; có cơ chế khuyến khích để hướng đầu

tư, lồng ghép chương trình 135 với các chương trình khác ở địa phương được nhiều
hơn; đào tạo nâng cao năng lực sao cho phù hợp với đối tượng để góp phần giúp
đồng bào thoát nghèo nhanh và bền vững; việc phân cấp sẽ có cơ chế mở tuỳ thuộc
vào thực tế địa phương để lựa chọn cơ quan thường trực và trong giai đoạn 20162020 sẽ phân cấp mạnh xuống cấp xã; khuyến khích với các địa phương có thể cân
đối được nguồn lực và giao cho tỉnh làm chủ đầu tư để có mức đầu tư cao hơn cho
địa bàn thuộc chương trình 135.
Theo thông tin chương trình 135 và các chương trình, dự án giảm nghèo:
Quá trình thực hiện chương trình 135 các giai đoạn trước đã đạt được những kết quả
quan trọng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Về nguồn vốn, dù đã có chủ trương
phân bổ dựa trên mức độ khó khăn và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của địa
phương, nhưng thực tế chưa thực hiện được. Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn giữa
các hợp phần/tiểu dự án cũng chưa được linh hoạt. Có tình trạng các địa phương cân
đối nguồn lực theo cách nếu địa bàn đó đã thụ hưởng chương trình 135 thì sẽ hạn
chế các nguồn lực khác.


10
Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, kiểu “cấp phát” ở một số dự án
đã góp phần dẫn đến tâm lý ỷ lại, hạn chế sự chủ động của đối tượng hưởng lợi
trong phát huy kiến thức bản địa để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập
Với mục tiêu thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững tại các xã ĐBKK, xã
biên giới, an toàn khu và thôn bản ĐBKK, chương trình 135 sẽ gồm 3 tiểu dự án:
Tiểu dự án 1 là xây dựng cơ sở hạ tầng cấp xã, thôn bản phục vụ sản xuất và nâng
cao đời sống của người hưởng lợi theo phương châm xã/thôn bản có công trình, dân
có việc làm và thu nhập, do cộng đồng thực hiện. Chỉ với các công trình có giá trị
cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp mới lựa chọn nhà thầu, còn với các công trình giao
cho cộng đồng tự triển khai thì sẽ đơn giản hoá thủ tục đầu tư, thanh quyết toán;
Tiểu dự án 2 là hỗ trợ phát triển sản xuất tăng thu nhập, khuyến khích hỗ trợ theo tổ
nhóm sinh kế cả trong nông nghiệp và phi nông nghiệp. Mục tiêu là xoá bỏ cơ chế
cho không, tăng cường đóng góp của người hưởng lợi trong các hoạt động; Tiểu dự

án 3 là nâng cao năng lực cho cán bộ xã và cộng đồng để đáp ứng yêu cầu làm chủ
đầu tư, tham gia vào lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động.
Từ năm 2016, về mặt tổ chức chỉ còn một ban chỉ đạo chung cho 2 chương
trình mục tiêu quốc gia, với sự tham gia của các bộ, ngành và ở phía địa phương
cũng chỉ có một ban chỉ đạo, giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư cơ chế đặc thù rút gọn.
Điểm mới nữa là phân cấp rất mạnh cho các địa phương, trên cơ sở lồng
ghép các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách, các
nguồn lực đóng góp của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng.
Với thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế nhanh trong gần hai thập kỷ qua,
Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Tình trạng nghèo đói đã
giảm đáng kể cả về quy mô cũng như mức độ nghiêm trọng. Giữa thập niên 90,
khoảng một nửa dân số sống dưới mức nghèo khổ. Năm 2008, tỷ lệ đói nghèo chỉ
còn khoảng 14%. Mặc dù đạt được những thành tựu ấn tượng về tăng trưởng kinh tế
và xóa đói giảm nghèo nhưng không phải nhóm dân tộc nào cũng được hưởng lợi
như nhau từ thành quả này. Tỷ lệ đói nghèo vẫn còn cao ở các vùng sâu vùng xa
(thường là miền núi), nơi tập trung phần đông đồng bào các dân tộc thiểu số. Các
dân tộc thiểu số mặc dù chỉ chiếm khoảng 14% tổng dân số Việt Nam, nhưng có


11
khoảng 50% hộ nghèo. Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo thực sự vẫn
chưa thành công đối với nhóm dân tộc thiểu số. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nghèo
kinh niên vẫn là vấn đề gắn với đồng bào các dân tộc thiểu số.
1.1.3. Chương trình 135 và xóa đói giảm nghèo
Tỷ lệ đói nghèo đã giảm qua các năm, bình quân mỗi năm giảm từ 2,3 đến
2,5% . Để giảm tỷ lệ đói nghèo, tháng 7/1998, Chính phủ chính thức phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo (Chương trình 135) cho giai
đoạn 1998-2000, phê duyệt chương trình 135 hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho các
xã nghèo đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Năm 2011 ban hành
Nghị Quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011

đến năm 2020. Đây là những chương trình lớn tác động mạnh mẽ tới công cuộc xoá
đói giảm nghèo. Kết quả thực hiện, chương trình 135 và chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo bền vững đã tạo ra những kết quả tích cực. Cả nước đã thực hiện
định canh định cư, khai hoang mở rộng diện tích trồng lúa nước, trồng rừng mới,
cây công nghiệp và ăn quả. Về tín dụng, đã có hàng chục ngàn lượt hộ được vay vốn
để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng nông thôn
đặc biệt ở các xã vùng sâu vùng xa phục vụ sản xuất và đời sống được xây dựng,
nhiều chương trình khuyến nông - lâm - ngư, giúp đỡ người nghèo biết cách làm ăn
kinh tế được thực hiện.
Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo của khu vực nông thôn Việt Nam, đặc biệt là ở
miền núi vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn khá cao. Đời sống đại bộ phận cư dân
nông nghiệp và nông thôn còn thấp. Sự phân hoá giàu nghèo đang có xu hướng diễn
ra nhanh chóng. Cơ chế thị trường có những tác động không nhỏ tới sự công bằng
và bình đẳng trong xã hội. Đời sống nhân dân miền núi, đặc biệt là miền núi vùng
cao đang còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn chiếm tỷ lệ rất cao. Cả
nước đến tháng 3 năm 2018 có 85 huyện nghèo, 2.333 xã và 3.506 thôn, bản đặc
biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo chiếm từ 45% trở lên. Riêng đối với huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái có tới 17 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III và 40 thôn, bản
đặc biệt khó khăn của 10 xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi. Tỷ lệ hộ nghèo,
hộ cận nghèo của huyện chiếm trên 40%. Ở các vùng đặc biệt khó khăn này cơ sở


12
vật chất và điều kiện phát triển đều thiếu thốn, người dân chưa được tiếp cận nhiều
với sự đổi mới của đất nước, cơ chế chính sách áp dụng và tạo điều kiện để xoá đói
giảm nghèo ở đây còn hạn chế
- Kết quả của chương trình 135
Chương trình 135 đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu quan
trọng, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội nông thôn vùng dân tộc, góp phần tích
cực trong công tác phát triển văn hoá, giáo dục và y tế, giao lưu trao đổi hàng hoá

giữa các xã trong vùng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã
đặc biệt khó khăn; Các tuyến đường giao thông liên xã, liên bản được mở rộng đã
tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn
hoá, xã hội; hệ thống thuỷ lợi được xây dựng đã nâng cao năng lực tưới, mở rộng
diện tích đất sản xuất giúp các xã đặc biệt khó khăn ổn định lương thực; tăng số
người được sử dụng điện; số trường, lớp học được xây dựng kiên cố với quy mô nhà
cấp III, cấp IV và trang thiết bị phục vụ cho giáo viên và học sinh được đầu tư
tương đối đầy đủ, nhanh chóng khắc phục được tình trạng thiếu lớp học, góp phần
tích cực tăng tỷ lệ các em trong độ tuổi đến trường đi học; Việc thực hiện Chương
trình 135 kết hợp với việc lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn đã
góp phần xoá đói, giảm nghèo, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp
cho một số hộ đồng bào dân tộc có tập quán canh tác một vụ nay biết làm ruộng
nước, thâm canh tăng vụ, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác,
sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn công nghiệp; đưa giống cây trồng,
vật nuôi mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất thay cho giống địa phương,
tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình, tạo động lực để vươn lên thoát nghèo.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm thực hiện chương trình 135 ở một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý và thực hiện chương trình 135 tỉnh Sơn La
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Sơn La Chương trình 135 năm 2011, 2012
toàn tỉnh có 90 xã và 204 bản ĐBKK, năm 2013 có 91 xã và 204 bản ĐBKK thuộc xã
khu vực II thuộc diện đầu tư chương trình 135; Năm 2014 và 2015 có 102 xã và 281
bản ĐBKK khu vực I, khu vực II thuộc diện đầu tư chương trình 135, tuy nhiên về


×