Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiết 110 liên kết câu..... Văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.02 KB, 3 trang )

Tiết 110
LUYỆN TẬP
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A- Mục tiêu cần
đạt
- Kiến thức Giúp học sinh hiểu biết và luyện tập kỹ năng sử dụng
các phép liên kết đã học. Nhận biết liên kết nội dung
và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét cách liên kết nội
dung và hình thức.
- Thái độ : Làm bài tập, thực hành, củng cố lý thuyết liên kết
câu, liên kết đoạn văn.
B- Chuẩn bị :
- Một số bài tập, kỹ năng nâng cao.
- Làm bài tập SGK.
C- Lên lớp :
1- Kiểm tra :
Nêu rõ cách liên kết câu và liên kết đoạn văn ?
2- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
* HOẠT ĐỘNG 1 :
-Hãy chỉ ra các phép liên kết câu, liên kết đoạn được sử
dụng ở các trường hợp sau ?
+ Câu 1 liên kết câu 2 – “trường học”
+ Câu 3 liên kết câu 2 – “như thế”
+ Câu 3 và câu 2 liên kết hai đoạn văn
+ Văn nghệ – văn nghệ
+ Sự sống – sự sống ; văn nghệ – văn nghệ
+ Thời gian – thời gian
+ Con người – con người
+ đó (thế) ; bởi vì (nối)


+ Hiền >< ác ; yếu >< mạnh
* HOẠT ĐỘNG 2 :
- Tìm các cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời
gian vật lý với đặc điểm của thời gian tâm lý ?
I- Bài tập 1 (49)
a)
- Phép lặp
- Phép thế
- Liên kết đoạn văn
* b)
- Phép lặp – câu
- Phép lặp – liên kết đoạn
* c)
- Phép lặp
- Phép thế, phép nối.
* d)
- Phép trái nghĩa.
Bài 2 (50)
- Hữu hình >< vô hình
- Giá lạnh >< nóng bỏng
- Thẳng tắp >< hình tròn
* HOẠT ĐỘNG 3 :
- Chỉ ra những lỗi liên kết nội dung trong những đoạn trích
sau và nêu cách sửa ?
+ Các câu không phục vụ chủ đề chung
+ Cách chữa : lấy một câu làm chủ đề
(Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 của anh ở
phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa
lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ
mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.)

+ Sự việc câu cuối nằm không đúng vị trí. Trật tự các sự
việc trong câu không hợp lý.
+ Chữa : thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu (2) để làm
rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện (Suốt hai năm
anh ốm nặng, chị làm quần quật ...).
* HOẠT ĐỘNG 4 :
- Chỉ và nêu cách sửa lỗi liên kết hình thức trong những
đoạn trích ?
+ “Với bộ răng khỏe .... giầy da. Tuy vậy nọc độc của nó
rất quý. Hiện nay, người ta ... bị nó cắn. Nhưng mọi .... mặt
đất”.
+ Tại văn phòng ... ý kiến. Trong lúc đó mỗi lúc bà con ...
một đông”.
- Đều đặn >< lúc nhanh
lúc chậm.
3- Bài 3 (51)
a) Lỗi liên kết nội dung
“Cắm đi một mình trong
đêm”.
b) Lỗi liên kết về nội dung
4- Bài 4 (51)
a) Chưa có từ nối các câu
để tạo sự mạch lạc.
b) Chưa có từ dùng thay
thế để tạo mạch cho đoạn.
3- Củng cố :
Một số điểm dùng để phân biệt về hình thức của các biện pháp liên kết :
- Phép thế :
+ Đại từ thay thế : đây, đó, ấy, kia, thế, vậy ..., nó, hắn, họ ...
+ Tổ hợp từ (danh từ+ chỉ từ) : cái này, việc ấy, điều đó ...

- Các yếu tố được thay thế có thể là :
+ Danh từ, động từ hoặc tính từ, câu (hoặc cụm chủ vị).
- Phép nối : sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
- Các từ ngữ dùng trong phép nối thường đứng trước CN và gồm có :
+ Quan hệ từ : và, rồi, những, mà, còn (cho) nên, vì nếu, thế, tuy, để ...
+ Tổ hợp quan hệ từ + đại từ : vì vậy, nếu thế, tuy thế, ... thế thì, vậy nên ...
+ Những tổ hợp kiểu quán ngữ : nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, vả lại, trái
lại ...
+ Các kiểu quan hệ thuộc phép nối thường gặp là : bổ sung, nguyên nhân (và hệ quả),
điều kiện, nghịch đối (và nhượng bộ), mục đích, thời gian.
4- Dặn dò :
Soạn : Con cò
Tìm hiểu về nhà thơ Chế Lan Viên (đọc SGK lớp 9 cũ có bài Người đi tìm hình của
nước)

×