Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

đề cương chuyên đề 5 cho hai lớp quản lý giáo dục và quản lý mầm non nhé lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.23 KB, 7 trang )

MODUL 5: KỸ NĂNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG 90 Phút
Câu 1: Anh chị hãy trình bày các chiến lược được sử dụng trong đàm phán và
những lưu ý khi vận dụng các chiến lược này để đàm phán hiệu quả?
Các loại chiến lược đàm phán
Không có chiến lược chung cho mọi cuộc đàm phán. Mỗi một cuộc đàm phán cụ thể cần phải
chọn một chiến lược cụ thể và phù hợp. Chính vì vậy chỉ có thể nói đến những chiến lược cơ
bản, hoặc những chiến lược nền tảng, gồm những nhân tố cho phép xây dựng các chiến lược cụ
thể trong những điều kiện khác nhau, các giai đoạn khác nhau, đáp ứng yêu cầu thực tế. Trong
thực tiễn quốc tế các nhà đàm phán có kinh nghiệm dễ dàng vận dụng cùng lúc nhiều chiến
lược khác nhau.3
1. Chiến lược hợp tác
- Sự tiếp cận của người đàm phán đối với xung đột là giải quyết nó nhưng vẫn giữ
được quan hệ cá nhân và đảm bảo cả 2 bên đều đạt được mục đích của mình.
- Quan điểm với xung đột là những hành động cá nhân không chỉ đại diện cho lợi ích
của bản thân mà còn đại diện cho lợi ích của bên đối kháng.
- Khi nhận thấy xung đột tồn tại, người đàm phán sử dụng phương pháp giải quyết
xung đột để chế ngự tình hình. Đây là cách giải quyết mang tính cộng tác mà nó đòi hỏi
cả 2 bên đều giữ quan điểm “thắng-thắng”, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi thời gian, nghị lực
và sáng tạo.
Những lưu ý khi vận dụng các chiến lược này để đàm phán hiệu quả
“Chiến lược hợp tác” sử dụng tốt nhất khi:
- Vấn đề rất quan trọng cần thỏa hiệp.
- Mục đích là để hợp nhất những quan điểm khác nhau.
- Cần sự cam kết để giải quyết công việc.
- Mong muốn xây dựng hoặc duy trì mối quan hệ.
2. Chiến lược thoả hiệp
- Khi nhận thấy một giải pháp để đạt được kết quả “thắng-thắng” là không thể, người
đàm phán hướng tới một kết quả bao gồm một phần nhỏ thắng lợi và một phần nhỏ thua
thiệt, cả 2 đều liên quan đến mục tiêu và quan hệ của các bên.



- Sự thuyết phục và lôi kéo có ảnh hưởng lớn đến kiểu này. Mục đích là tìm ra một số
cách có thể dùng được chấp nhận mà nó phần nào làm hài lòng cả 2 bên.Tình thế
thỏa hiệp có nghĩa là cả 2 bên chấp nhận và thực hiện một quan điểm “thắng ítthua ít”.
Những lưu ý khi vận dụng các chiến lược này để đàm phán hiệu quả
“Chiến lược thoả hiệp” tốt nhất khi:
- Vấn đề là quan trọng nhưng không thể giải quyết được.
- Mối quan hệ là quan trọng nhưng không thể hòa giải.
- Các bên có sức mạnh ngang nhau cùng muốn đạt được những mục đích duy nhất.
- Cần đạt được cách giải quyết tạm thời đối với những vấn đề phức tạp.
- Cần tìm ra một giải pháp thích hợp vì áp lực thời gian.
- Chỉ có một sự lựa chọn duy nhất chứ không có giải pháp nào khác.
3. Chiến lược hoà giải
- Cách tiếp cận của người đàm phán đối với xung đột là cần phải duy trì mối quan
hệ cá nhân bằng bất cứ giá nào, có liên quan rất ít hoặc không có liên quan gì đến
mục đích của các bên.
- Nhượng bộ, thỏa hiệp vô nguyên tắc và tránh xung đột được nhìn nhận như là
cách để bảo vệ quan hệ. Đây là sự chịu thua hoặc kết quả “thua- thắng”, mà quan
điểm của người đàm phán là chịu thua, cho phép bên kia thắng.
Những lưu ý khi vận dụng các chiến lược này để đàm phán hiệu quả
Chiến lược hoà giải sử dụng tốt nhất khi:
- Nhận thấy mình sai.
- Mong muốn được xem là người biết điều.
- Vấn đề quan trọng hơn đối với phía bên kia.
- Mong muốn tạo được tín nhiệm cho những vấn đề sau.
- Muốn giảm đến mức tối thiểu thiệt hại khi ở thế yếu.
- Sự hòa thuận và ổn định là quan trọng hơn.
4. Chiến lược kiểm soát
- Người đàm phán tiếp cận với xung đột là để nắm được những bước cần thiết và đảm
bảo thỏa mãn được mục đích cá nhân, cho dù tiêu phí mối quan hệ.
- Xung đột được xem như là một lời tuyên bố thắng, cần thắng lợi bằng bất cứ

cách nào.
- Đây là một cách giải quyết mà người đàm phán sử dụng bất cứ sức mạnh nào


xem như thích hợp để bảo vệ một quan điểm mà họ tin đúng hoặc cố gắng thắng.
Những lưu ý khi vận dụng các chiến lược này để đàm phán hiệu quả
Chiến lược kiểm soát sử dụng tốt nhất khi:
- Hành động nhanh chóng, dứt khoát là vấn đề sống còn ( như trường hợp khẩn cấp).
- Một vấn đề quan trọng đòi hỏi phải hành động bất thường.
- Biết mình đúng.
- Phía bên kia lợi dụng cơ hội của thái độ hợp tác.
5. Chiến lược tránh né
- Người đàm phán xem xét xung đột là những cái phải tránh xa bằng mọi giá.
- Chủ đề trung tâm của kiểu này là lảng tránh, nó tạo ra kết quả là làm thất vọng hoàn
toàn cho các bên liên quan.
o Mục đích của các bên không được đáp ứng
o Không duy trì được mối quan hệ
- Kiểu này có thể tạo hình thức ngoại giao để làm chênh lệch một vấn đề, hoãn lại một vấn
đề cho đến lúc thuận lợi hơn, hoặc đơn giản là rút lui khỏi một tình huống đang bị đe
dọa.
- Đây là quan điểm rút lui hoặc “thua-thắng”, mà trong đó quan điểm của người đàm phán là rút
lui, chấp nhận thua, cho phép bên kia thắng trong danh dự.
Những lưu ý khi vận dụng các chiến lược này để đàm phán hiệu quả
Chiến lược tránh né sử dụng tốt nhất khi:
- Những vấn đề không quan trọng.
- Có nhiều vấn đề cấp bách giải quyết khác.
- Không có cơ hội đạt được mục đích khác.
- Có khả năng làm xấu đi cuộc đàm phán hơn là đạt được những lợi ích.
- Cần bình tĩnh và lấy lại tiến độ.
- Phía bên kia có thể giải quyết xung đột có hiệu quả hơn.

- Cần thời gian để thu thập thông tin.


Câu 2: anh chị cho biết có bao nhiêu phong cách lãnh đạo được đề cập trong
cách phân loại theo mức độ tập trung quyền lực. Phân tích các phong cách lãnh
đạo đó và chỉ những ưu nhược điểm của mỗi loại phong cách lãnh đạo.

Phân loại theo mức độ tập trung quyền lực
Theo Kurt Lewin có 3 phong cách lãnh đạo chủ y ếu sau đây:
- Phong cách độc đoán. Là phong cách trong đó người lãnh đạo sẽ trực
tiếp ra các quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của người dưới quyền.
+ Đặc điểm: Cấp dưới chỉ được cấp trên cung cấp thông tin đ ể th ực hi ện
nhiệm vụ, các chỉ thị, mệnh lệnh được đề ra trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm của
người lãnh đạo, thông tin một chiều từ trên xuống là chủ yếu, rất ít ở dưới lên.
+ Ưu điểm: Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng kịp thời.
dướ
i

+ Nhược điểm: Chủ quan, không phát huy được sáng tạo, kinh nghiệm của cấp
- Phong cách dân chủ. Là phong cách trong đó người lãnh đạo ra các quy ết
định trên cơ sở bàn bạc trao đổi và tham khảo ý kiến của cấp dưới.
+ Đặc điểm: Thu hút người lao động tham gia vào công tác qu ản tr ị;
người lãnh đạo chỉ giải quyết các vấn đề quan trọng, còn l ại giao cho c ấp
dưới; thông tin 2 chiều:

từ trên xuống và từ dưới lên. Các thành viên có

quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Ưu điểm: Khai thác được những sáng kiến, kinh nghiệm của những
người dưới quyền, từ đó tạo ra thỏa mãn cho họ vì đ ược th ực hi ện công

việc do chính mình đề ra.
+ Nhược điểm: Tốn kém thời gian, tiền bạc.


- Phong cách tự do. Là phong cách trong đó người lãnh đạo cho phép
người dưới quyền ra các quyết định riêng của mình và họ ít tham gia vào việc ra
quyết định.
+ Đặc điểm: Người lãnh đạo rất ít tham gia vào hoạt đ ộng c ủa t ập thể,
thường chỉ nêu ý tưởng rồi giao hết quyền hạn và trách nhiệm cho cấp d ưới;
cấp dưới được tự do ra quyết định, được hành động theo cách mà h ọ cho là t ốt
nhất; thông tin theo chiều ngang là chủ yếu giữa các thành viên với nhau, từ
lãnh đạo xuống rất ít.
+ Ưu điểm: Phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người dưới quyền.
+ Nhược điểm: Dễ dẫn đến tình tr ạng hỗn loạn vô chính phủ trong tổ chức.

Câu 3: Thầy (cô) cho biết những kĩ năng nhà quản lí cần có trong công tác
quản lí nhà trường?
Các kỹ năn sau đây đều rất cần trong công tác quản lý nhà tr ường
-

Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng làm việc nhóm
Phong cách lãnh đạo
Kỹ năng đàm phám

Câu 4: Anh (chị) hãy: Trình bày các nguyên tắc làm việc nhóm ? Từ đó, liên hệ
việc vận dụng các nguyên tắc này trong công tác quản lý giáo dục.
Nguyên tắc hoạt động của nhóm
Một đất nước phải thiết lập thể chế, hiến pháp; một tổ chức phải xây dựng
những bản nội quy, quy định, quy tắc; và một nhóm cũng cần phải có những

chuẩn mực nhất định, ở đây chúng ta gọi là những nguyên tắc nhóm. Xét về khái


niệm, từ “nguyên tắc” phù hợp với quy mô và đặc trưng nhóm. Nguyên tắc là
những tiêu chí mang tính chuẩn mực về hành vi cá nhân và hành vi nhóm được
cả nhóm chấp nhận và tuân theo. Cụ thể hơn, nguyên tắc hoạt động của nhóm là
những chỉ dẫn cho các thành viên thấy cần phải làm việc và ứng xử với nhau như
thế nào, điều gì nên và điều gì không nên. Mỗi nhóm đều thiết lập một tập hợp
các tiêu chí chuẩn mực làm nên bản sắc riêng của nhóm. Chẳng hạn như việc
tuân thủ giờ giấc, sử dụng trang phục, quy trình công việc, bảo mật thông tin,
cam kết về lòng trung thành, thái độ biểu hiện,…
Những nguyên tắc thường được viết ra, lập thành văn bản, đóng khung, và
để ở nơi mà các thành viên nhìn thấy dễ dàng và thường xuyên nhất. Vì vậy nó
được viết một cách ngắn gon, súc tích, dễ hiểu. Đó là những nguyên tắc được
công bố rõ ràng, minh bạch đòi hỏi sự chấp hành nghiêm ngặt của mọi thành
viên. Ngoài ra, có những nguyên tắc không bao giờ được truyền đạt công khai
hay được thông báo chính thức mà thông thường nó được “lưu hành” dưới hình
thức truyền miệng hoặc mọi người tự quan sát, phát hiện rồi tiếp nhận và thực
hiện theo. Người ta gọi đó là những nguyên tắc “ngầm”. Ví dụ một nhóm chơi
thể thao bao giờ cũng vào quán nhậu sau mỗi trận đấu, một nhóm bạn không bao
giờ bỏ quên ngày sinh nhật của các thành viên nhóm, một nhóm làm việc có tính
kỷ luật thấp không bao giờ đến đúng giờ quy định, nhóm các bạn cùng phòng trọ
không bao giờ đi ngủ trước 12h đêm,…
Thông thường, một nhóm hiệu quả sẽ dành thời gian trong buổi họp đầu
tiên để xây dựng các nguyên tắc. Tốt nhất là lấy ý kiến chung của mọi người về
các vấn đề liên quan đến công việc và lối sống của các thành viên nhóm. Dù
nguyên tắc thuộc phạm trù nào thì cũng nên trả lời cho câu hỏi: “Như thế nào thì
sẽ tốt cho công việc?”. Ví dụ, sau khi nhóm bàn bạc và thống nhất được một số
nguyên tắc sau:
Tất cả các cuộc họp đều có sự tham gia đầy đủ của các thành viên nhóm

Cuộc họp sẽ bắt đầu và kết thúc đúng giờ. Mọi thành viên đều có
trách nhiệm nhắc nhở những thành viên khác không được đến muộn.
Tắt điện thoại di động trong giờ họp


Những ý kiến đóng góp phải mang tính xây dựng
Những ý kiến trái chiều sẽ được xem xét và bàn bạc cẩn thận
Mọi người đều có nhiệm vụ của mình và phải thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ
đó. Khuyến khích thái độ vui vẻ, hòa đồng, thiện chí.
Có những nguyên tắc bất thành văn được lan truyền ngầm giữa các thành viên
trong nhóm, những nguyên tắc này có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ:

Nguyên tắc ngầm tích cực
Các thành viên nhóm luôn cố gắng đạt
mục

Nguyên tắc ngầm tiêu cực
Nhóm không bao giờ họp đúng
giờ

Tất cả mọi thành viên đều sẵn sàng

Có thể vắng mặt trong các cuộc

tương

họp

Trách nhiệm và quyền lợi đều rất


Cần phải biếu quà cho “sếp”

công
Các nguyên tắc một khi đã được các thành viên biết đến hoặc phát hiện ra
được thì rất dễ tác động vào thái độ và hành vi của họ. Vì vậy nhóm cần phải
xem xét một cách thận trọng để phát triển nhưng quy tắc tích cực, nếu không sẽ
hình thành các quy tắc “bất thành văn” tiêu cực gây tác động xấu đến quá trình
làm việc nhóm.
Những nguyên tắc có tác dụng nhắc nhở nhóm cần phải lập lại trật tự mỗi
khi các thành viên đi chệch hướng hoặc có những hành vi không phù hợp.
Chúng cũng có tác động lớn đến những hành vi của thành viên trong nhóm.
Chẳng hạn, anh A vốn rất nhút nhát và ngại phát biểu, không muốn thể hiện
mình nhưng khi gia nhập vào một nhóm có đề ra nguyên tắc: “tất cả mọi thành
viên bắt buộc phải tham gia đóng góp ý kiến và công sức, thể hiện bản thân
trong các hoạt động chung của nhóm” khiến anh A buộc phải chuẩn bị ý kiến để
phát biểu, phải tham gia các hoạt động văn-thể-mỹ ngoài công việc, lâu dần anh
A trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn và xóa bỏ ngăn cách với những người xung
quanh. Chính vì thế, nguyên tắc nhóm là một nhân tố tác động đến quá trình làm
việc của cá nhân cũng như thành
công chung của nhóm.



×