Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CHUYÊN đe REN KI NANG LAMF DE NGHI LUAN VAN HOC THEO HUONG MOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.22 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG………………….……………
1. Một số vấn đề cơ bản về văn nghị luận.................................................
1.1 Khái niệm văn nghị luận......................................................................
1.2 Các yếu tố cơ bản của một bài văn nghị luận......................................
2. Một số vấn đề cơ bản về tạo lập văn bản nghị luận ở trường THPT.....
2.1 Các bước làm một bài văn nghị luận văn học......................................
2.2 Các dạng đề nghị luận văn học............................................................
2.3 Vị trí và vai trò của bài nghị luận văn học ở trường THPT.................
3. Thực trạng dạy và học nghị luận văn học ở trường THPT hiện nay.....
3.1 Thực trạng dạy làm bài nghị luận văn học..........................................
3.2 Thực trạng học làm bài nghị luận văn học..........................................
3.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá làm văn nghị luận văn học...................
CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI NLVH THEO
HƯỚNG MỚI 2019...............................................................................
1. Hướng dẫn Học sinh kĩ năng phân tích đề.............................................
2. Hướng dẫn Học sinh cách lập dàn ý......................................................
2.1 Dàn ý kiểu bài nghị luận về một đoạn văn bản và nêu nhận xét.........
2.2 Dàn ý kiểu bài cảm nhận hai chi tiết nghệ thuật trong một tác phẩm và
nêu nhận xét...............................................................................................
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM.......................................................................


KẾT LUẬN….………………………………………………………………….

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Văn chương là “một thứ vũ khí vô song” có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn
và hoàn thiện nhân cách con người, M.Gorxki đã từng nói “Văn học là nhân
học” nên chúng ta phần nào thấy được vai trò quan trọng của bộ môn nghệ thuật
được sáng tạo bằng ngôn từ này. Trong nhà trường trung học phổ thông bộ môn
Ngữ văn là một trong những môn học chủ đạo. Theo GS. Trần Thanh Đạm trong
cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể” NXBGD: “Mục đích,
ý nghĩa của môn giảng văn trong nhà trường là giúp học sinh cảm thụ đầy đủ
nhất, lĩnh hội được sâu sắc nhất mọi giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong hình
tượng văn học của tác phẩm. Từ đó mà giáo dục cho các em nhận thức, tư
tưởng, tình cảm đạo đức và cả tư duy ngôn ngữ nữa. Hiện nay quá trình đổi mới
PPDH môn Văn trong trường THPT đang diễn ra hết sức sôi động và đạt nhiều
thành quả.Tuy nhiên trên thực tế, kết quả dạy và học môn Văn vẫn chưa đáp ứng
được như mong đợi, trong đó dễ nhân thấy nhất là sự hạn chế về năng lực cảm
thụ văn học, năng lực sáng tạo, sự yếu kém về kỹ năng làm bài nghị luận văn học
- một dạng đề đóng vai trò chủ đạo trong tất cả các kì thi quan trọng của Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo.
Thực trạng trên đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh
làm bài nghị luận văn học theo hướng mới 2019. Đề tài góp phần vào việc
nâng cao chất lượng, hiệu quả của dạy và học Văn ở trường THPT đáp ứng yêu
cầu đổi mới hình thức thi của Bộ.


2. Mục đích nghiên cứu
- Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm bài nghị luận văn học theo hướng mới
2019.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Văn theo đúng hướng phát huy
vai trò chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh, đồng thời đáp ứng yêu cầu dạy
học Văn theo chương trình sách giáo khoa mới.
3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp khảo sát, tìm hiểu, phân loại.
- Phương pháp so sánh hệ thống.
- Phương pháp thực nghiệm.

Dàn ý
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
II. Thân bài:
1. Tóm tắt nhân vật trước hai lần miêu tả.
2. Phân tích nhân vật trong hai lần miêu tả .
a. Lần 1:
- Hoàn cảnh xuất hiện:
- Thái độ, hành động của nhân vật…
- Tình cảm của nhà văn.
b. Lần 2:
- Hoàn cảnh xuất hiện:
- Thái độ, hành động của nhân vật…


- Tình cảm của nhà văn.
3. Nhận xét sự thay đổi của nhân vật.
- Làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật qua 2 lần miêu tả.
- Thái độ, tư tưởng của nhà văn.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật .
II. Kết bài:
- Khái quát chung về nhân vật qua 2 lần miêu tả.
- Đánh giá và tấm lòng và tài năng của nhà văn.
Đề 1. Trong tác phẩm“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, sau khi bố Mị chết “Mị
cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ

Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con
ngựa...”. Nhưng trong đêm tình mùa xuân, Mị lại nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón
trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại ,
nước mắt chỉ ứa ra.”
Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên. Từ đó, anh/ chị hãy làm nổi bật
sự thay đổi của nhân vật.
Dàn ý
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
II. Thân bài:
* Tóm tắt nhân vật Mị trước hai lần miêu tả.
* Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả .
1. Lần 1: Sau khi bố Mị chết “Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá
ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình
cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa...”.
- Hoàn cảnh xuất hiện: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết nhưng
Mị không nghĩ đến việc ăn lá ngón để tự tử nữa.
- Thái độ của nhân vật:


+ Mị tê liệt về ý thức “Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử
nữa." Không nghĩ đến cái chết, không muốn thoát khỏi kiếp sống nô lệ trong nhà
thống lí Pá tra.
+ Cả thể xác và tâm hồn của Mị đều trở nên chai sạn và cam chịu “Ở lâu trong
cái khổ Mị quen khổ rồi”. Mị buông xuôi số phận, chấp nhận cuộc sống khổ cực
vì sức sống trong tâm hồn Mị đang tàn héo, ngủ quên.
+Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lí Pá tra đã biến Mị thành cái xác vô cảm,
biến Mị thành cái máy không hồn khiến Mị “tưởng mình cũng là con trâu, mình
cũng là con ngựa...”chỉ biết đến những công việc nối tiếp nhau hết ngày này qua
tháng khác.

-> Cuộc sống của Mị khổ cực, bị áp bức; thể xác và tâm hồn bị hủy hoại, tàn
phá. Mị không còn là cô gái xinh đẹp, yêu đời và khao khát tự do như xưa.
- Tình cảm của nhà văn: Đồng cảm, xót thương với cảnh ngộ khổ đau của nhân
vật; lên án tội ác của cha con thống lí Pá tra.
2. Lần 2: Trong đêm tình mùa xuân, Mị lại nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong tay
lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, nước mắt
chỉ ứa ra.”
- Hoàn cảnh xuất hiện: Trong đêm tình mùa xuân, âm thanh của tiếng sáo và men
rượu đã giúp tâm hồn Mị hồi sinh. Khi sức sống trỗi dậy, Mị lại muốn ăn lá ngón
để giải thoát cuộc đời mình .
- Suy nghĩ, thái độ của nhân vật:
+Khi tâm hồn và ý thức của Mị hồi sinh trở lại, Mị nhận ra hiện thực cuộc sống
khổ đau, bất hạnh của mình không được đi chơi ngày tết, phải sống với người mà
mình không yêu.
+ Mị lại nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay,
chứ không buồn nhớ lại nữa”. Mị muốn tự tử để giải thoát cuộc đời mình khỏi
kiếp sống nô lệ trong hiện tại, giải thoát tâm hồn mình khỏi những kí ức ngọt
ngào, tươi đẹp trong quá khứ đang hồi sinh.


+ Mị tìm đến lá ngón là tìm đến cái chết như một sự tự cứu mình và đấu tranh
với số phận hẩm hiu. Đánh dấu sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức tỉnh
của một tâm hồn tưởng chừng như đã “chết đi trong cõi sống”.
+Trong lòng Mị ý đinh muốn chết và nỗi nhớ cứ đan xen lẫn nhau “ Nhớ lại,
nước mắt chỉ ứa ra”. Nỗi nhớ về quá khứ tươi đẹp đã hòa quyên trong những
giọt nước mắt đắng cay khiến trái tim Mị đau nhói.
-> Như vây, ở lần miêu tả thứ 2 nhân vật Mị hiện lên với sức sống tiềm tàng, ý
thức sống và sự hồi sinh của tâm hồn mạnh mẽ.
- Tình cảm của nhà văn: trân trọng, ngợi ca sức sống tiềm tàng mãnh liệt của
nhân vật từ đó ông đặt niềm tin vào con người, vào sức vươn dậy của nhân vật.

3. Nhận xét sự thay đổi của nhân vật.
- Qua hai lần miêu tả, Tô Hoài đã làm nổi bật sự thay đổi tâm lí của Mị. Từ vô
cảm đến hồi sinh sức sống tâm hồn ; từ cam chịu, nhẫn nhục trong kiếp nô lệ đến
phản kháng để tự cứu cuộc đời mình. Những thay đổi tâm lí của Mị thể hiện khát
vọng tự do , sức sống trỗi dậy trong tâm hồn nhân vật.
- Miêu tả sự thay đổi của nhân vật , Tô Hoài đã đồng cảm nỗi khổ của nhân vật;
lên án tội ác của cha con thống lí Pá tra; trân trọng, ngợi ca sức sống tâm hồn;
luôn có cái nhìn tích cực, tin tưởng vào sức vươn dậy của Mị.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mị: Tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật sắc sảo; nghệ thuật trần thuật hấp dẫn; ngôn ngữ mộc mạc,
giản dị …
II. Kết bài:
- Khái quát chung về nhân vật Mị qua 2 lần miêu tả.
- Đánh giá và tấm lòng và tài năng của nhà văn.
Đề 2. Trong tác phẩm“Vợ chồng A Phủ” , Tô Hoài miêu tả : “…Mị lé mắt trông
sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống
hai hõm má đã xám đen lại.”. Sau đó, khi A Phủ được Mị cứu “A Phủ bỗng
khuỵu xuống , không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ
lại quật sức vùng lên, chạy.”


Phân tích nhân vật A Phủ qua hai lần miêu tả trên. Từ đó, anh/ chị hãy làm nổi
bật sự thay đổi của nhân vật.
Dàn ý
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
II. Thân bài:
* Tóm tắt nhân vật A Phủ trước hai lần miêu tả.
* Phân tích nhân vật A Phủ trong hai lần miêu tả .
1. Lần 1: “…Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng

nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại.”
- Hoàn cảnh xuất hiện: Những đêm mùa đông trên núi cao dài, buồn và rét, A
Phủ bị trói đứng vào cột suốt mấy ngày đêm. Khi đã khuya, Mị thức dậy sưởi
lửa, hơ tay, Mị lé mắt nhìn sang thấy dòng nước mắt của A Phủ.
- Thái độ của nhân vật:
+ Hình ảnh giọt nước mắt là biểu hiện chân thực và sâu sắc nhất tâm trạng của
con người. Giọt nước mắt của A Phủ được miêu tả chi tiết, tir mỉ cho thấy tâm
trạng đau đớn, tuyệt vọng của nhân vật khi bị trói đứng vào cột suốt mấy ngày
đêm mà không có ai đồng cảm, cứu giúp.
+ Thể hiện thái độ cam chịu, chấp nhận cảnh bị trói đứng mà không cầu mong
Mị cứu mình.
+Cuộc sống nô lệ, bị áp bức, trà đạp của nhân vật trong gia đình thống lí Pá tra.
-> Lần miêu tả thứ nhất cho thấy: tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng và số phận đau
thương, bị áp bức của nhân vật.
- Tình cảm của nhà văn: Đồng cảm, xót thương với cảnh ngộ khổ đau của nhân
vật; lên án tội ác của cha con thống lí Pá tra.
2. Lần 2: Sau đó, khi A Phủ được Mị cứu “A Phủ bỗng khuỵu xuống, không
bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên,
chạy.”


- Hoàn cảnh xuất hiện: Khi được Mị cắt dây cởi trói và giục A Phủ chạy trốn,
trong ranh giới giữa sự sống và cái chết A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
- Hành động của nhân vật:
+“A Phủ bỗng khuỵu xuống” cho thấy nhân vật vô cùng kiệt quệ, sức lực rất yếu
đuối sau nhiều ngày bị trói đứng đến nỗi không thể bước nổi.Tô Hoài miêu tả
hành động của nhân vật bằng cá động từ mạnh.
+ Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, “A Phủ lại quật sức vùng lên,
chạy.” thể hiện sự mạnh mẽ, quyết liệt vùng lên phản kháng, đấu tranh với cái
chết để dành lại sự sống cho chính mình. Sau đó, A Phủ chạy khỏi nhà thống lí

Pá tra giải phóng mình khỏi kiếp sống nô lê, tìm đến chân trời tự do.
-> Như vây, ở lần miêu tả thứ 2 nhân vật A Phủ hiện lên với những hành động
mạnh mẽ thể hiện vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng, tinh thần vùng lên giải phóng
mình khỏi kiếp sống nô lê, lầm than.
- Tình cảm của nhà văn: trân trọng, ngợi ca sức sống tiềm tàng mãnh liệt của
nhân vật từ đó ông đặt niềm tin vào con người, vào sức vươn dậy của nhân vật.
3. Nhận xét sự thay đổi của nhân vật.
- Qua hai lần miêu tả, Tô Hoài đã làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật A Phủ: từ
đau khổ, tuyệt vọng đến hồi sinh sức sống tâm hồn ; từ cam chịu, nhẫn nhục
trong kiếp nô lệ đến phản kháng để tự cứu cuộc đời mình. Những thay đổi tâm lí
của A Phủ thể hiện khát vọng tự do, sức sống tiềm tàng trỗi dậy trong tâm hồn
nhân vật.
- Miêu tả sự thay đổi của nhân vật , Tô Hoài đã đồng cảm nỗi khổ của nhân vật;
lên án tội ác của cha con thống lí Pá tra; trân trọng, ngợi ca sức sống tâm hồn;
luôn có cái nhìn tích cực, tin tưởng vào sức vươn dậy của A Phủ.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật sắc sảo; nghệ thuật trần thuật hấp dẫn; ngôn ngữ giản dị, giàu
cảm xúc …
II. Kết bài:
- Khái quát chung về nhân vật A Phủ qua 2 lần miêu tả.
- Đánh giá và tấm lòng và tài năng của nhà văn.


Đề 2. Trong tác phẩm“Vợ nhặt ”, sau khi đãi thị bốn bát bánh đúc, Tràng nói:
“…Này nói đùa chứ có về với tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về. Nói thế
Tràng cứ tưởng nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới dầu Tràng cũng chợn, nghĩ: thóc
gạo này đến cái thân mình không biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau
không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái: Chậc, kệ! ”.
Vào buổi sáng hôm sau, Tràng thấy “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột
tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắm mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn

phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng
muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”
(Kim Lân - Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015.)
Phân tích nhân vật Tràng qua hai lần miêu tả trên. Từ đó, anh/ chị hãy làm nổi
bật sự thay đổi của nhân vật.
Dàn ý
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
II. Thân bài:
* Tóm tắt nhân vật Tràng trước hai lần miêu tả.
* Phân tích nhân vật Tràng trong hai lần miêu tả .
1. Lần 1: Sau khi đãi thị bốn bát bánh đúc, Tràng nói: “…Này nói đùa chứ có về
với tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về. Nói thế Tràng cứ tưởng nói đùa, ai ngờ
thị về thật. Mới dầu Tràng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình
không biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn
tặc lưỡi một cái: Chậc, kệ! ”.
- Hoàn cảnh xuất hiện: Sau khi đãi thị bốn bát bánh đúc, thị và Tràng nói chuyện,
Tràng nói đùa với thị…
- Lời nói, tâm trạng của nhân vật:


+ “Này nói đùa chứ có về với tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về”: câu nói nửa
đùa nửa thật của Tràng cho thây Tràng là cong người vui tính và giàu lòng
thương người.
+Khi thị đồng ý theo Tràng về thật, Tràng cũng chợn, nghĩ: “ thóc gạo này đến
cái thân mình không biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng” thể hiện tâm trạn
lo lắng, sợ hãi vì hoàn cảnh của Tràng đói khổ mà còn cưu mang them thị thì
không biết cuộc sống sẽ ra sao trong cảnh đói thê thảm này.
+ Hành động “tặc lưỡi một cái: Chậc, kệ! ” cho thấy tràng đồng ý đưa thị về
nhà. Đó là quyết định thật liều lĩnh nhưng chứa đựng niềm khát khao hạnh phúc

cháy bỏng của nhân vật.
-> Lần miêu tả thứ nhất cho thấy: nhân vật Tràng dù nghèo khổ nhưng tâm hồn
giàu tình yêu thương và khát khao hạnh phúc.
- Tình cảm của nhà văn: Đồng cảm, xót thương với cảnh ngộ đói khổ của nhân
vật; lên án tội ác của bọn phát xít Nhật và thực dân Pháp; trân trọng vẻ đẹp tâm
hồn của nhân vật Tràng.
2. Lần 2: Vào buổi sáng hôm sau, Tràng thấy “Một nguồn vui sướng, phấn chấn
đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắm mới thấy hắn nên người, hắn thấy
hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa
sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”
- Hoàn cảnh xuất hiện: Vào buổi sáng hôm sau, Tràng thức dậy trông thấy cảnh
mẹ và vợ dọn dẹp nhà cửa, sân vườn sạch sẽ để đón cuộc sống mới.
- Tâm trạng, hành động của nhân vật:
+ “Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng” : cảm xúc
vui sướng, hạnh phúc ngập tràn khi Tràng thấy mẹ và vợ đang dọn dẹp, cuộc
sống hạnh phúc đang đến với gia đình anh.
+ “Bây giờ hắm mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng
cho vợ con sau này”: Tràng nhận ra sự trưởng thành của bản thân và ý thức trách
nhiệm của mình với gia đình, vợ con sau này.


+Hành động: “ xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự
phần tu sửa lại căn nhà” thể hiện sự chủ động, mạnh mẽ của nhân vật muốn làm
một việc gì đó để sửa sang căn nhà, để vun vén cho mái ấm gia đình.
-> Như vây, ở lần miêu tả thứ 2 nhân vật Tràng hiện lên là con người trưởng
thành có trách nhiệm, yêu thương gia đình và luôn tin tưởng vào tương lai.
- Tình cảm của nhà văn: trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật, từ đó ông đặt
niềm tin vào con người, vào sự thay đổi của nhân vật.
3. Nhận xét sự thay đổi của nhân vật.
- Qua hai lần miêu tả, Kim Lân đã làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Tràng: từ

lo lắng đến vui vẻ, hạnh phúc; từ liều lĩnh đến trưởng thành, có trách nhiệm; từ
khao khát hạnh phúc đến xây dựng và tin tưởng vào hạnh phúc và tương lai.
Những thay đổi tâm lí của Tràng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của
nhân vật.
- Miêu tả sự thay đổi củaTràng, Kim Lân đã đồng cảm nỗi khổ của nhân vật; lên
lên án tội ác của bọn phát xít Nhật và thực dân Pháp; trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp
tâm hồn; luôn có cái nhìn tích cực, tin tưởng vàosự thay đổi của Tràng.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật miêu tả
tâm lí nhân vật sắc sảo; nghệ thuật trần thuật hấp dẫn; ngôn ngữ giản dị, giàu
cảm xúc …
II. Kết bài:
- Khái quát chung về nhân vật Tràng qua 2 lần miêu tả.
- Đánh giá và tấm lòng và tài năng của nhà văn.



×