Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

PHÁT TRIỂN một số sản PHẨM DỊCH vụ DU LỊCH CHỦ lực tại TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.26 KB, 108 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THƯƠNG

PHÁT TRIỂN MỘT SỐ SẢN PHẨM
DỊCH VỤ DU LỊCH CHỦ LỰC TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội - 2019


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Bình nằm ở vùng Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh, phía
Nam giáp Quảng Trị, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh có
vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, nằm trên hành lang kinh
tế Đông Tây của Việt Nam.
Hệ thống giao thông của Quảng Bình tương đối thuận lợi với các tuyến
giao thông quan trọng của Quốc gia như Quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam,
đường Hồ Chí Minh chạy qua tỉnh. Đồng thời, Quảng Bình còn có sân bay
Đồng Hới, cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác thông sang
Lào và cảng biển Hòn La giúp Quảng Bình thuận lợi trong việc kết nối đến
các thị trường du lịch quan trọng của Việt Nam.
Quảng Bình rất có tiềm năng về du lịch. Phong phú và đa dạng với các
loại hình du lịch, bởi Quảng Bình có rừng, có biển, với nhiều cảnh quan thiên
nhiên đẹp. Đặc biệt là Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng cùng với hệ thống


hang động đã được được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Với bề dày
lịch sử, Quảng Bình còn nổi tiếng với những tài nguyên du lịch nhân văn từ
các di chỉ văn hóa cổ thuộc nền văn hóa Hòa Bình và Đông Sơn, các di tích
lịch sử như Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, Rào Sen, hệ thống các di tích, địa
danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như
Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ
Chí Minh... cho đến các giá trị văn hóa truyền thống về ẩm thực, biểu diễn
nghệ thuật... Những người con của đất Quảng Bình đã trở thành những danh
nhân của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa –xã hội như Dương
Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ
Nguyên Giáp…
Trong những năm qua, du lịch Quảng Bình đã có tăng trưởng vượt bậc

2


lượng khách tăng trưởng với tốc độ cao, thu hút được nhiều du khách trong và
ngoài nước, tạo ra nguồn thu ngân sách cho địa phương, giải quyết công ăn
việc làm cho hàng ngàn lao động, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ngày càng
hoàn thiện… Xác định vị trí quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát
triển kinh tế- xã hội và để khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch phong phú,
Quảng Bình đã coi phát triển kinh tế du lịch là một trong những thế mạnh chủ
yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, nhanh chóng hòa nhập với sự
phát triển du lịch trong khu vực và trên thế giới.
Bạn thân tôi là người con của quê hương Quảng Bình, sự gần gủi, hiểu
biết nhất định về quê hương, đã chứng kiến những đổi thay nhanh về mọi mặt
sau những năm tháng chiến tranh ác liệt, trong đó có du lịch – được đánh giá
là một điểm đến hấp dẫn. Tuy nhiên việc phát triển nhanh, có phần hơi
“nóng”, dẫn đến sự bất cập đối với ngành du lịch của Quảng Bình. Điều này
đòi hỏi có những định hướng, giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch chủ

lực, đặc thù mang tính bền vững.
Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Phát triển một số sản phẩm dịch vụ du
lịch chủ lực tại Quảng Bình” để đưa ra nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của
Quảng Bình trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay ở Quảng Bình có một số nghiên cứu liên quan đến phát triển
du lịch nhưng việc nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch chủ lực còn hạn
chế , chưa giải quyết được những bất cập nhằm đưa ra các bước phát triển về
chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm du lịch, tăng cường năng lực cạnh tranh
cho du lịch Quảng Bình trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Góp phần tạo cơ sở khoa học để xây dựng định


hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình, nhằm phát triển một số sản phẩm
dịch vụ du lịch có tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập của du lịch với khu
vực và quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các sản phẩm dịch vụ
du lịch tại tỉnh Quảng Bình
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển một số sản phẩm dich vụ du
lịch của tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về phát triển các sản phẩm
du lịch chủ lực tại tỉnh Quảng Bình
Phạm vi nghiên cứu: Các dịnh vụ du lịch tại Quảng Bình và một số sản
phẩm dịch vụ du lịch chủ lực như: Du lịch tự nhiên, Du lịch biển, du lịch văn
hóa, du lịch sinh thái.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
- Làm rõ một số khái niệm, bản chất với các thuật ngữ liên quan đến du
lịch, sản phẩm du lịch chủ lực…
- Việc phân tích, diển giải, đối chiếu, cũng như tham khảo được dựa trên
cơ sở các tài liệu liên quan đến du lịch; các nghị định, quy chế cũng như các
định hướng đã có trước đó có liên quan, từ đó rút ra kết quả việc nghiên cứu,
để có những đề xuất, giải pháp phù hợp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đầu tiên luận văn nghiên cứu lý luận và thực tiễn,
khái niệm, lý thuyết về du lịch và sản phẩm du lịch. Từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho du lịch Quảng Bình.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng


các phương pháp như đối chiếu, thống kế, so sánh, phân tích hệ thống…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở xây dựng các luận cứ khoa học về phát triển du lịch trong bối
cảnh hội nhập quốc tế của ngành du lịch Quảng Bình và đi sâu vào đánh giá
thực trạng phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch, đề xuất giải pháp phát
triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của Quảng Bình giai đoạn tới.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và sản phẩm dịch vụ du


lịch
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển một số sản phẩm
dịch vụ du lịch tại Quảng Bình
Chương 3: Các giải pháp phát triển du lịch tại Quảng Bình.



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM
DỊCH VỤ DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch
1.1.1. Khái niệm về Du lịch
Du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử tồn tại và phát triển của loài
người, lúc đầu du lịch mới chỉ là những hiện tượng riêng lẻ và cá biệt của một
nhóm người nào đó, nhưng ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh
tế xã hội phổ biến ở các nước phát triển cũng như ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên cho đến nay khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau “ do
hoàn cảnh “(thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác
nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau (34,7)
Nếu tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người thì du lịch là
một hiện tượng xã hội, đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích
kiếm việc làm và trong thời gian đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được.
Nhưng nếu tiếp cận du lịch dưới gốc độ là một ngành kinh tế thì Du lịch
là một ngành tổng hợp của các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển và tất
cả các yếu tố cấu thành khác kể cả xúc tiến quảng bá nhằm “phục vụ cho việc
đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống, đón tiếp du khách đến nghiên cứu, tham quan”.
1.1.2.Phát triển du lịch
Trong quá trình hình thành và phát triển du lịch đều dựa trên hoạt động
kinh doanh du lịch từ việc khai thác tiềm năng về tài nguyên, văn hóa, lịch sử
sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ hợp
thành và mục đích cơ bản là thoả mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch
trong hoạt động du lịch.
Sản phẩm dịch vụ du lịch vô cùng phong phú và đa dạng liên quan tới



rất nhiều ngành, nghề các bộ phận hợp thành có thể chia ra làm 3 loại :
+ Sức thu hút khách du lịch- đó là tất cả các hiện tượng, sự vật, sự kiện
của tự nhiên và xã hội tạo thành sức thu hút đối với khách du lịch mà các nhà
kinh doanh du lịch giới thiệu cho khách nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và xã
hội. Đây chính là cơ sở để phát triển du lịch.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch. Trong cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch được chia làm 2 loại : Cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp
phục vụ khách du lịch gồm : các phương tiện vận chuyển, các cơ sở lưu trú,
các cơ sở phục vụ ăn, uống; các cơ sở phục vụ tham quan..v.v. Cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch tuy không chỉ trực tiếp phục vụ khách du lịch mà còn phục vụ
dân sinh như : đường xá, điện , nước , thông tin liên lạc..v.v.
+Hạt nhân của sản phẩm du lịch phần lớn là dịch vụ. Trong dịch vụ
cũng được chia thành 2 loại cơ bản : dịch vụ của các cơ sở kinh doanh trực
tiếp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch và dịch vụ gián tiếp(thường
gọi là dịch vụ công) như: về thị thực xuất nhập cảnh, kiểm tra hải quan.v.v.
Xét trên góc độ kinh tế, khi sản phẩm đưa ra thị trường để bán thì nó
trở thành hàng hoá và có thể nói đây là hàng hoá đặc biệt. Nó cũng có thuộc
tính chung của hàng hoá, nghĩa là có giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch là nó thoả mãn nhu cầu có tính
chất đa dạng của khách du lịch trong quá trình đi du lịch, trong đó có những
nhu cầu về sinh lý như: ăn, uống, ở, đi lại, có những nhu cầu về tinh thần :
tham quan, tìm hiểu, mở rộng nhận thức, tăng cường giao lưu, được tôn
trọng.v.v. Chính vì vậy , giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch có tính đa chức
năng. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật chất, sản phẩm
tinh thần và dịch vụ nên giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch cũng trìu
tượng,vô hình và chỉ có thể thông qua khách du lịch để đánh giá, đo lường giá
trị sử dụng của sản phẩm du lịch.


Về giá trị của sản phẩm du lịch- là sự kết tinh lao động phổ biến của

con người, là kết quả tiêu hao sức lực, trí tuệ của con người . Giá trị của sản
phẩm du lịch có thể chia ra làm 3 nội dung đó là giá trị của sản phẩm vật chất,
giá trị của dịch vụ và giá trị của sức thu hút khách. Giá trị của sản phẩm vật
chất có thể dùng thời gian lao động tất yếu của xã hội để đánh giá. Giá trị của
dịch vụ được quyết định bởi trang thiết bị, lực lượng lao động với tay nghề ,
kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tố chất văn hoá..v.v, những yếu
tố này rất khác nhau nên khó xác định giá trị của nó. Giá trị của sức thu hút
khách là một khái niệm trừu tượng, nhưng lại là một trong những nội dung
quan trọng của sản phẩm du lịch, vì thế nó cũng rất khó xác định.
Thông qua việc phân tích sản phẩm du lịch trên các mặt khác nhau có thể thấy
việc thống nhất nhận thức về sản phẩm du lịch là khó khăn, nhưng đối với
những người làm kinh doanh du lịch cần phải suy nghĩ để không ngừng hoàn
thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm cạnh tranh được khách
trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều rất cơ bản để đa dạng hoá và nâng
cao chất lượng sản phẩm du lịch cần phải đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân
lực du lịch một cách thường xuyên và liên tục.
1.1.2. Sản phẩm dịch vụ du lịch
Có thể thấy rằng sản phẩm dịch vụ du lịch là các sản phẩm dịch vụ
được bố trí, thiết kế, xây dựng nhằm mục đích phát triển du lịch, những giá trị
tinh thần dịch vụ phi vật chất hay là một cảm giác, một sự trải nghiệm về sự
hài lòng hay không hài lòng mà khách hàng đã đồng ý bỏ tiền ra để mua, có
thể kể đến các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch sau: Dịch vụ lưu trú, ăn
uống, vận chuyển,vui chơi, giải trí, mua sắm, dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ
sung.
Sản phẩm dịch vụ du lịch có các đặc tính như sau:
Dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng có những đặc tính khác
biệt so với sản phẩm là hàng hóa đó là:


Sản phẩm dịch vụ du lịch có tính vô hình. Dịch vụ là sự trợ giúp của

con người với con người, nên người tiêu dùng chỉ có thế đánh giá được chất
lượng của dịch vụ sau khi đã tiêu dùng. Nó không thể sờ mó được, không thể
nhìn thấy được mà chỉ có thể nghe nói về dịch vụ đó. Chính vì vậy, để bán
được dịch vụ trên thị trường, người ta phải sử dụng đến các loại phương
tiện tuyên truyền, quảng cáo. Mặt khác, do tính vô hình của dịch vụ mà
người tiêu dùng thường sử dụng dịch vụ của những người và những tổ chức
đã quen biết hoặc cơ thương hiệu. Vì thế đối với các doanh nghiệp và cá nhân
làm dịch vụ thì chữ tín và thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Ví dụ: khách
du lịch mua một chương trình du lịch, trước khi mua họ chỉ thấy hình ảnh và
nghe giới thiệu về các dịch vụ trong chương trình này, còn đánh giá cụ thể
chất lượng dịch vụ phải đợi đến khi họ đi du lịch về mới đánh giá được chất
lượng của các dịch vụ.
Thời gian “sản xuất” trùng với thời gian “tiêu thụ”. Khi khách du lịch
cần đến dịch vụ thì người hoặc tổ chức làm dịch vụ trợ giúp ngay. Người làm
dịch vụ hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ không thể “sản xuất” dịch vụ xong rồi
lưu kho được. Ví dụ: Một buồng trong khách sạn không cho thuê được trong
ngày hôm nay thì không thể để ngày mai bán gấp đôi giá được hoặc một ghế
trên chuyến máy bay, chuyến trên ô tô nếu không có khách thì không thể bán
gấp đôi giá cho các chuyến sau được. Điều này đòi hỏi người làm dịch vụ
hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ phải linh hoạt trong việc sử lý giá cả cũng như
tạo ra uy tín và thương hiệu để thu hút nhiều khách hàng.
Tính không thể thay thế được. Tính chất này của dịch vụ đòi hỏi người
làm dịch vụ hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ phải nghiêm túc, cẩn thận, giữ chữ
tín khi làm dịch vụ cho khách hàng. Nếu làm hỏng thì không thể đền hoặc thay
thế bằng dịch vụ khác được. Ví dụ: khi khách đã mua chương trình du lịch và
chuẩn bị ngày, giờ đi du lịch, nhưng doanh nghiệp du lịch lại tuyên bố hoãn
chương trình


du lịch, như vậy không thể đền cho khách được bằng chuyến đi du lịch khác.

Hoặc khi khách đã mua vé cho chuyến bay nhất định, đã ra sân bay, nhưng
chuyến bay hoãn thì hãng hàng không không chỉ phải phục vụ trong thời gian
khách chờ đợi mà còn bị mất uy tín dẫn đến việc mất khách hàng.
1.2. Cơ sở lý luận về Sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực
1.2.1. Khái niệm:
Sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực là khái niệm mới và đã xuất hiện
trong một số văn bản quản lý Nhà nước vào những năm đầu tiên thế kỷ 21.
Gần đây, khái niệm này được sử dụng phổ biến và đã trở thành thuật ngữ
quen thuộc không chỉ với các nhà quản lý mà còn với cả nhà nghiên cứu và
các doanh nghiệp. Tuy nhiên cách hiểu lại có những điểm khác nhau giữa các
nhà nghiên cứu, giữa các địa phương về sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực và
cách xác định chúng.
Qua nghiên cứu, tổng hợp các nguồn tài liệu, với nhận thức của tác giả
xin đưa ra khái niệm về sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực như sau: Sản phẩm
dịch vụ du lịch chủ lực là sản phẩm dịch vụ du lịch chủ yếu, có năng lực cạnh
tranh cao, có khả năng lan tỏa và lôi kéo các ngành nghề khác cùng phát triển;
đồng thời nó còn là sản phẩm du lịch dịch vụ thể hiện tính đặc thù riêng,
mang đặc điểm văn hóa của một quốc gia, địa phương hay vùng lãnh thổ.
1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực:
- Sản phẩm dịch vụ du lịch có năng lực cạnh tranh cao: sản phẩm dịch
vụ du lịch chủ lực phải là những sản phẩm đảm bảo yêu cầu về mặt chất
lượng, tính độc đáo,…đạt tiêu chuẩn theo quy định; có khả năng thu hút
lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước sử dụng dịch vụ, đồng thời
chiếm được ưu thế cạnh tranh so với những địa phương khác. Trong xu thế
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường cạnh tranh không còn đơn
giản với không gian nhỏ hẹp mà cạnh tranh hiện nay là cạnh tranh toàn cầu


với nhiều phương thức phức tạp. Do đó, một sản phẩm dịch vụ du lịch muốn
trở thành chủ lực của một địa phương nhất thiết phải có năng lực cạnh tranh

tốt không chỉ phạm vi lãnh thổ vùng mà còn trên phạm vi cả nước để có thể
tồn tại và phát triển một cách bền vững.
- Sản phẩm dịch vụ du lịch phải có sức lan tỏa: Có thể nói sản phẩm
dịch vụ du lịch chủ lực là những sản phẩm có sự liên kết mật thiết, ảnh hưởng
trực tiếp và lôi kéo những dịch vụ du lịch khác nói riêng cũng như các sản
phẩm và ngành hàng khác nói chung. Mặt khác, quá trình phát triển của sản
phẩm chủ lực cũng thường xuyên chịu tác động bởi các sản phẩm và ngành
hàng khác. Sự liên hệ này được thể hiện thông qua các mối liên hệ chuỗi giá
trị hoặc các mối liên hệ bổ trợ. Với tính chất lan tỏa như vậy, thực tế cho thấy
khi sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực phát triển sẽ tạo ra nhu cầu hỗ trợ, nhu
cầu liên kết,…từ đó kích thích, lôi kéo các sản phẩm dịch vụ, các ngành nghề
khác cùng phát triển.
- Sản phẩm dịch vụ du lịch mang tính đặc thù của địa phương: một sản
phẩm dịch vụ du lịch chủ lực còn là sản phẩm thể hiện lợi thế đặc trưng của
địa phương. Khách du lịch sử dụng những sản phẩm dịch vụ ấy bởi những giá
trị đặc trưng mà họ thấy được từ sản phẩm, đồng thời những sản phẩm dịch
vụ cạnh tranh khác khó có thể “sao chép” do thiếu những điều kiện mang tính
lợi thế cạnh tranh của địa phương (vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao
động,…). Ngoài ra, nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực còn là biểu tượng
văn hóa của địa phương, góp phần tạo nên hình ảnh, thương hiệu cho địa
phương trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
1.2.3. Ý nghĩa của việc xác định sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực:
Việc xác định đúng sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực của một địa
phương có ý nghĩa rất quan trọng:


- Xác định đúng sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực đồng nghĩa với việc
xác được năng lực cạnh tranh cốt lõi ngành du lịch của địa phương để từ đó
có chính sách đầu tư đúng hướng, tập trung và có chiều sâu. Xác định đúng
sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực là cơ sở để tập trung nguồn lực, ưu tiên hỗ

trợ đầu tư phát triển một cách có trọng tâm, trọng điểm và theo chiều sâu trên
cơ sở lợi thế so sánh, không dàn trải làm lãng phí vốn đầu tư. Qua đó tạo ra sự
chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh
cho từng loại sản phẩm dịch vụ du lịch, tạo môi trường thuận lợi đảm bảo
những sản phẩm được chọn có điều kiện phát triển bền vững, đóng góp tích
cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Xác định đúng sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực cũng có nghĩa xác
định đúng trung tâm lan tỏa, có tác động lôi kéo các loại hình dịch vụ bổ trợ,
các ngành nghề liên quan khác phát triển. Xác định đúng sản phẩm chủ lực
nghĩa là đã xem xét một cách đầy đủ các dịch vụ, ngành nghề liên quan trong
nền kinh tế. Điều này có nghĩa, khi tập trung đầu tư phát triển một sản phẩm
dịch vụ du lịch chủ lực nào đó sẽ đồng thời phải đầu tư cho các dịch vụ,
ngành nghề liên quan khác làm cho chúng có điều kiện phát triển theo.
- Xác định đúng sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực cũng có nghĩa là
xác định đúng đối tượng khách hàng và thị trường tiêu thụ để tăng cường áp
dụng các hệ thống quản lý và thực hành chất lượng phù hợp. Để đối mặt với
sự cạnh tranh mang tính quốc tế, địa phương phải tạo ra được những sản
phẩm dịch vụ du lịch đảm bảo chất lượng, đặc sắc, được khách du lịch ưa
chuộng. Muốn vậy, ngoài việc đầu tư về tất cả các mặt thì địa phương cũng
cần áp dụng các phương pháp quản lý một cách toàn diện, đáp ứng những đòi
hỏi ngày càng cao của khách du lịch.
Không như các ngành khác, ngành du lịch có số lượng sản phẩm
không nhiều, chỉ bao gồm 3 nhóm: (i) Nhóm các sản phẩm du lịch tự nhiên:


Du lịch sinh thái; du lịch bãi tắm và du lịch biển; du lịch núi; du lịch suối
nước nóng và hang động; (iii) Nhóm sản phẩm du lịch văn hoá: Du lịch văn
hoá vật thể; du lịch văn hoá phi vật thể; du lịch liện quan đến thủ công mỹ
nghệ và nghệ thuật hữu hình; du lịch bảo tàng; du lịch ẩm thực; (iii) Nhóm du
lịch đô thị: Du lịch đô thị cổ, du lịch đô thị hiện đại. Với số lượng sản phẩm

du lịch chỉ khoảng 10 sản phẩm như trên, câu hỏi lớn đặt ra là trong định
hướng phát triển đất nước, Việt Nam cần lựa chọn một số sản phẩm du lịch
chủ lực để tập trung ưu tiên như thế nào?
Hầu hết các quốc gia du lịch đều có tài nguyên du lịch phong phú, đa
dạng. Các quốc gia khác nhau có các quan điểm khai thác tài nguyên du lịch
của quốc gia mình khác nhau nhưng thường theo một trong 2 xu hướng sau:
(i) Thứ nhất, căn cứ vào tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng của mình
để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch (xu hướng này là phổ biến đối với
hầu hết các quốc gia du lịch trên thế giới, trong đó có Việt Nam); (ii) Thứ hai,
chỉ tập trung vào khai thác một hoặc hai tài nguyên du lịch nổi trội nhất để ưu
tiên cho phát triển 1 hoặc 2 sản phẩm du lịch chủ lực (xu hướng này ít phổ
biến hơn trên thế giới). Theo quan sát thì, các quốc gia theo xu hướng thứ 2
thường là các quốc gia thành công hơn về phát triển du lịch (Hungary xác
định 2 sản phẩm du lịch chủ lực là du lịch hồ Balaton và du lịch đô thị; Hy
Lạp là du lịch biển và du lịch tham quan di sản văn hoá thế giới; Indônêxia là
du lịch biển và du lịch văn hoá...); còn các quốc gia theo xu hướng thứ nhất là
các quốc gia kém thành công hơn trong phát triển du lịch.
Việt Nam có tài nguyên du lịch không thua kém bất cứ một quốc gia
nào trên thế giới và trong khu vực. Tính đa dạng của tài nguyên du lịch cho
phép chúng ta có thể phát triển các sản phẩm du lịch một cách đa dạng về
chủng loại và rộng khắp về không gian. Nhưng tài nguyên lớn nhất, quyết
định sự phát triển của du lịch Việt Nam là tài nguyên du lịch biển, tài nguyên
du lịch núi và tài nguyên du lịch của 7 di sản văn hóa thế giới. Do vậy, để


phát triển du lịch hiệu quả hơn, theo chúng tôi, Việt Nam nên phát triển du
lịch theo xu hướng thứ 2 với 3 sản phẩm du lịch chủ lực lựa chọn là: Du lịch
biển; du lịch núi; du lịch tham quan các di sản văn hoá thế giới.
Đối với Quảng Bình, sản phẩm du lịch chủ lực là du lịch hang động
tham quan Khu di sản thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng và du lịch biển.

1.2.4. Năng lực cạnh tranh du lịch
Có thể nói, năng lực cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong phát triển
các sản phẩm dịch vụ du lịch nói riêng và du lịch nói chung. Bên cạnh đó, nó
cũng đóng một vai trò to lớn trong thúc đẩy nhận thức và tầm quan trọng về
hình ảnh của một quốc gia, địa phương và khu vực.
Qua khái niệm NLCT du lịch của OECD, cho thấy NLCT du lịch là sức
hấp dẫn, lôi cuốn của điểm đến trong mối tương quan của nhiều yếu tố, dịch
vụ du lịch, dịch vụ và ngành hỗ trợ, chính sách và người dân địa phương, sự
phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, đây cũng là xu thế phát triển chung
của các nước.
1.3. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch của một số
nước và bài học kinh nghiệm cho Quảng Bình
Phát triển du lịch đang là lựa chọn phát triển kinh tế của nhiều quốc gia,
nhiều vùng lãnh thổ và nhiều địa phương khác nhau. Bài học kinh nghiệm của
một số nước trên thế giới để phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cho Quảng
Bình như sau :
1.3.1. Indonesia
Có thẻ nói, Indonesia là nước rất thuận lợi để phát triển du lịch. Quốc gia
này đã có những chú trọng trong việc nâng cao cơ sở hạ tầng. Coi trọng đén
các dịch vụ du lịch cao cấp, các khu nghỉ dưỡng theo hướng bền vững và hiện
đại. Hỗ trợ phát triển du lịch trên cơ sở coi trọng đến môi trường, hệ
thống gia


thông, các trung tâm hội nghị, họp báo, triển lãm…bên cạnh đó, đầu tư các hệ
thống xuwe lý về rắc thải, làm sạch môi trường; quan tâm đến các giá trị văn
hóa truyền thống, cũng như bảo tồn nó.
1.3.2. Trung Quốc
Có thể nói, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn về du lịch.
Bởi quốc gia này đã có những chiến lược về du lịch rất rõ ràng. Chú trọng về

giao thông, thụ tục hành chính rất gọn nhẹ, nâng cao dịch vụ theo tiêu chuẩn
quốc tế, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, rất quan tâm đến sự phát triển du lịch bền
vững cũng như thu hút các thành phần kinh tế tham gia.
Với chủ đề chính là du lịch xanh, Chính phủ Trung Quốc đã quan tâm
bảo vệ môi trường, sinh thái; không ngừng xây dựng chiến lược phát triển du
lịch theo hướng bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và
xanh, Đồng thời xây dựng cũng như cách thức quản lý hệ thống cây xanh.
Trung Quốc hướng du lịch trở thành một ngành không thể thiếu và có mối
quan hệ bền chặt với môi trường.
1.3.3. Nhật Bản
Có thể nói, Nhật Bản đã có nhiều chương trình và kế hoạch xúc tiến về
lịch, bên cạnh đó, thông qua thực hiện các giải pháp đồng bộ và toàn diện với
mục tiêu đưa quốc gia trở thành đất nước phát triển về du lịch.
Nhật Bản đã quan tâm đến nhiều giải pháp để không ngừng nâng cao sự
cảnh tranh cũng như phát triển về số lượng và chất lượng. Cụ thể như giải
pháp về tăng lượng khách quốc tế đến; về nâng cao mức độ hài lòng của
khách; giải pháp về khuyến khích người dân đi du lịch; giải pháp về kéo dài
thời gian lưu trú ….
1.3.4. Bài học kinh nghiệm
Một số nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch
Qua nghiên cứu thực tế cũng như các chiến lược phát triển du lịch của


một số nước trong khu vực, chúng ta thấy rằng, để phát triển các sản phẩm
du lịch cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Quảng
Bình, cần dựa trên một số nguyên tắc, cụ thể là:
Trước hết ta tìm hiểu xu hướng/sở thích của khách du lịch; tìm thị
trường nguồn khách từ đó xác định các giải pháp, hình thành các công việc
kinh doanh;
Nguyên tắc đặc thù, đặc trưng hay nói cách khác là thế mạnh của địa

phương. Như vậy, nét riêng và đặc sắc liên quan đến du lịch Quảng Bình đó
là, cảnh quan thiên nhiên cùng với hệ thống hang động, các bãi biển, các
di tch địa danh trong thời kỳ kháng chiến, các danh tướng để lại những dấu
ấn
lịch sự…
Nguyên tắc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cũng rất
quan trọng. Đây là những giá trị tinh thần tạo nên nét riêng của vùng miền,
để lại dấu ấn đối với du khách. Bên cạnh đó, nguyên tắc giữ gìn môi trường,
cảnh quan thiên nhiên nhằm đảm bảo tính bến vững cũng là yếu tố sống còn
trong việc khai thác, phát triển du lịch lâu dài.
Thông qua những kinh nghiệm nêu trên, chúng ta có thể rút ra cho một
số
bài học trong quá trình phát triển du lịch và sản phẩm du lịch tại Quảng
Bình.
Thứ nhất, đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở tầm
quốc gia cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung
hạn nhằm đảm bảo tính khả thi của các mục têu quy hoạch đặt ra.
Thứ hai, tổ chức không gian du lịch đã được xác định trong Chiến lược
phát triển Du lịch Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030, theo đó, cần


xác định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với chức năng du lịch
chính.
Thứ ba, quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm
đến
cần có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu, tôn trọng ý
kiến cộng đồng trong quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch
du lịch



nhằm bảo đảm các nội dung quy
hoạch.
Thứ tư, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng và đào tạo nguồn
nhân
lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tến, quảng bá du
lịch.
Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi về visa để tăng cường thu hút
khách
quốc tế đến Quảng Bình, đặc biệt là từ các thị trường du lịch tềm
năng.
Thứ sáu, xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử dụng
công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh phục vụ cho du
khách.
Thứ bảy, hình thành các khu du lịch có sức cạnh tranh mang tầm khu
vực và quốc tế; khai thác tốt tềm năng du lịch để xây dựng các sản phẩm du
lịch đặc sắc; bảo tồn, phát huy các nguồn tài nguyên về văn hóa, lịch sử, tự
nhiên, cảnh quan…
Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn việc
phát triển sản phẩm du lịch là yếu tố đặc biệt quan trọng để Du lịch Quảng
Bình khẳng định thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới. Để tạo nên những
sản phẩm du lịch chủ lực, Quảng Bình cần khai thác có hiệu quả các giá trị
tự nhiên, nhân văn, lịch sử, văn hóa… riêng có, từ đó hình thành những sản
phẩm du lịch chủ lực của từng địa phương, có khả năng cạnh tranh trên thị
trường khu vực và quốc tế.
1.4. Bối cảnh phát triển sản phẩm du lịch Quảng Bình ( chưa
xem)
Chịu sự ảnh hưởng liên tếp của những biến động toàn cầu và khu vực,
du lịch Quảng Bình vẫn có đà tăng trưởng quan trọng. Có thể khẳng định,
ngành Du lịch đã có những bước phát triển vượt bậc với sự mở rộng quy mô,



lớn mạnh tềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch; hệ thống hạ
tầng gắn với quy hoạch và đầu tư phát triển, hệ thống doanh nghiệp
thuộc các lĩnh vực lữ hành, lưu trú, vận chuyển, giải trí... với chuỗi các sản
phẩm du lịch đa dạng hướng tới nhiều thị trường mới, đồng thời với lực
lượng lao


động trực tếp và gián tếp được tăng cường cả về số lượng và trình
độ chuyên nghiệp... Những thành tựu đó đã đánh dấu mốc quan trọng trong
lịch sử phát triển ngành Du lịch trong thời kỳ hội nhập và phát triển mới
của đất
nước.
Trong những năm qua, khi bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong
quá trình khắc phục suy thoái, tái cấu trúc và từng bước tm kiếm động lực
tăng trưởng mới, du lịch vẫn duy trì tăng trưởng. Mặc dù phải vượt qua
nhiều khó khăn và thách thức, sự sụt giảm liên tục của dòng khách du
lịch quốc tế trong nhiều tháng liên tếp năm 2014 và những tháng đầu năm
2015 nhưng theo số liệu thống kê, đến hết năm 2015, Quảng Bình đã đón
1,4 triệu lượt khách, trong đó có 43,0 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng
trưởng giai đoạn
2011-2015 đạt 10,1.
Tuy nhiên, thực trạng tăng trưởng chủ yếu về lượng, chưa phát
huy
được tối đa tềm năng thế mạnh về văn hóa và sinh thái với những giá trị
độc đáo của đất nước, con người Việt Nam để định vị điểm đến bằng chất
lượng, hiệu quả, thương hiệu và sức cạnh tranh. Những xu hướng và yếu tố
tác động toàn cầu đặt du lịch Quảng Bình trước những cơ hội và thách thức
trong tến trình đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo
mục têu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm
2030 đề ra.
- Khủng hoảng kinh tế tại các nền kinh tế lớn trên thế giới như khủng
hoảng nợ công tại châu Âu kéo dài từ năm 2010 đến 2013, khủng hoảng tài
chính Nga năm 2014... kéo theo hàng loạt những hệ lụy trong đó ngành


du lịch toàn cầu chịu ảnh hưởng không nhỏ, Du lịch Quảng Bình cũng chịu
ảnh
hưởng do hai thị trường khách lớn là khách Châu Âu và khách Nga đã sụt
giảm đáng kể năm 2014-2015.
- Tình hình an ninh, chính trị, an toàn: Những biến cố xung đột chính


trị, khủng bố; quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa các quốc gia như Trung
Quốc -Hàn Quốc - Nhật Bản do xung đột trên biển Hoa Đông, tnh hình bất
ổn ở Trung Đông, dòng người nhập cư ồ ạt vào Châu Âu từ Syria... đã tạo ra
những quan ngại về sự an toàn cho các chuyến đi du lịch. Đồng thời, những
bất ổn này đã tạo ra xu hướng dòng khách chuyển dịch sang những điểm
đến thay thế an toàn hơn. Đây là cơ hội đối với Việt Nam nổi lên là điểm
đến mới, hấp dẫn, an toàn, thân thiện thay thế các điểm đến kém an toàn
hơn từ
đó đặt ra yêu cầu đối với du lịch Việt Nam cần nâng cao năng lực đón tếp
khách đáp ứng những phân khúc thị trường này cùng với việc phát triển hệ
thống sản phẩm du lịch hấp dẫn.
- Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, khách du lịch
Trung Quốc đang làm thay đổi bản đồ du lịch thế giới, trở thành thị trường
nguồn quan trọng của nhiều quốc gia. Trung Quốc là thị trường nguồn số 1
của Việt Nam. Bất kể một sự thay đổi nào của thị trường này sẽ ảnh
hưởng rất lớn đối với du lịch Việt Nam. Việc phát triển các sản phẩm du

lịch phục vụ khách du lịch Trung Quốc cũng có không ít thách thức về hiệu
quả kinh doanh và sự đảm bảo tính bền vững tương tác hài hòa với các
loại khách
khác.
- Sự phát triển của khoa học-công nghệ, công nghệ thông tin, mạng
Internet: Đây là một xu hướng phát triển có ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển của sản phẩm du lịch trên toàn thế giới và Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Khách du lịch đa phần đều tiếp cận
thông tn về


điểm đến, sản phẩm du lịch thông qua Internet, mạng xã hội
(facebook, twiter, instargram...) và có thể đặt mua dịch vụ online. Những xu
hướng này
đã làm thay đổi hình thức marketing du lịch hiện đại và phương pháp
tếp cận khách hàng của doanh nghiệp du lịch, điểm đến. Khoa học công
nghệ tên tến cũng góp phần thay đổi tính chất của sản phẩm du lịch như
tnh mùa


×