Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Phát triển chính sách sản phẩm dịch vụ GTGT Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC Online _ công ty điện toán và truyền số liệu VDC trên thị trường miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.79 KB, 45 trang )

Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
CHƯƠNG I: : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “ PHÁT TRIỂN CHÍNH
SÁCH SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
VDC ONLINE – CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC
1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài“ Phát triển chính sách sản phẩm dịch vụ
GTGT Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC Online _ công ty điện toán và truyền
số liệu VDC trên thị trường miền Bắc”
Internet ra đời trong những năm của thập niên 80, trải qua hơn 20 năm trưởng
thành và phát triển, Internet đã và đang từng giờ từng phút tác động làm thay đổi mọi mặt
của đời sống xã hội, mang lại rất nhiều lợi ích cho con người ở nhiều lĩnh vực, trong đó
mạnh mẽ và rõ ràng nhất phải kể đến lĩnh vực kinh doanh.
Một khía cạnh khác, kinh tế thị trường phát triển thì cạnh tranh trên thị trường
càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Cạnh tranh vừa là công cụ để lựa chọn và là công cụ để
dào thải các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường. Do vậy các dịch vụ
Internet và các sản phẩm dịch vụ GTGT giá trị gia tăng ra đời là một tất yếu, lợi ích mà
nó mang lại là tăng năng suất, giảm chi phí, khuyến khích sự tham gia nhiều hơn của
khách hàng và tạo điều kiện phục vụ khách hàng trên diện rộng. Ứng dụng sản phẩm dịch
vụ, các doanh nghiệp và cá nhân khách hàng không còn bị hạn chế về thời gian, không
gian, biên giới lãnh thổ quốc gia. Dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng phát triển ở tất cả các
nước trên thế giới trong đó có nước Việt Nam.
Các sản phẩm dịch vụ GTGT giá trị gia tăng là yếu tố cần thiết với doanh nghiệp
trong quá trình ứng dụng thương mại điện tử. Có ý ngĩa quan trọng đối với việc quảng bá
sản phẩm, cũng như hình ảnh của doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều doanh
nghiệp đã sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng như VNPT CA (Chứng thực sô) Web
hosting, thuê tên miền, thuê server làm máy chủ…. Theo kết quả điều tra Bộ Công
Thương cho thấy tỉ lệ các doanh nghiệp Việt Nam có website chiếm 85%, tăng 7% so với
năm 2001…
Vì vậy việc nghiên cứu đề tài phát triển chính sách sản phẩm dịch vụ GTGT là rất
cần thiết, giúp cho doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao hình
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại


ảnh của doanh nghiệp đối với khách hàng, từ đó doanh nghiệp ngày càng phát triển về
quy mô và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Xuất phát từ lý do trên kèm theo những vấn đề chủ quan cũng như các điều kiện
khách quan, thông qua việc nghiên cứu tham khảo các tài liệu liên quan và thu thập thực
tế từ quá trình thực tập tại Trung tâm điện toán và truyền số liệu VDC Online _ Công ty
điện toán và truyền số liệu VDC, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“ Phát triển chính sách sản phẩm dịch vụ củaTrung tâm dịch vụ giá trị gia
tăng VDC Online -Công ty điện toán và truyền số liệu VDC trên thị trường miền
Bắc”
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “ Phát triển chính sách sản phẩm dịch vụ của
Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC Online -Công ty điện toán và truyền số liệu VDC
trên thị trường miền Bắc” nhằm giúp trung tâm:
Nhằm nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sản phẩm dịch vụ của Trung tâm
Phân tích tình thế chính sách sản phẩm dịch vụ của Trung tâm,tìn hiểu khách hàng,
thị trường và các đối thủ cạnh tranh của Trung tâm để từ đó có những chính sách phù hợp
đối với các sản phẩm dịch vụ của trung tâm.
Chính sách phát triển sản phẩm nhằm thực hiện mục tiêu của Trung tâm như mục
tiêu về lợi nhuận, thị phần và an toàn trong kinh doanh
Nghiên cứu các nội dung chính sách sản phẩm dịch vụ của VDC Online trên thị
trường miền Bắc.
1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
1.3.1. Các luận văn khóa trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu của trường đại
học Thương Mại :
Trong nghiên quá trình nghiên cứu em đã tham khảo một số luận văn của sinh viên
trường Đại học thương mại như:
• Đề tài “ Phát triển chính sách sản phẩm của công ty TNHH tạo mẫu và in bao bì
miền Bắc của Sinh viên K43C Nguyễn Thị Thu Hương năm 2011”

• Đề tài “Phát triển chính sách sản phẩm dịch vụ GTGT phần mềm của công ty cổ
phần tin học Bạch Kim trên thị trường miền Bắc” của Lê Ngọc Xuân K42 năm
2010
• Đề tài “Phát triển chính sách sản phẩm của công ty cổ phần thanh toán điện tử
Việt” của Sinh viên K43C Đặng Đình Thuyên năm 2011
 Đề tài nêu ra cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm, từ đó khái quát thực trạng kinh doanh
của công ty. Từ những nghiên cứu về chính sách sản phẩm , đề tài đưa ra đề xuất nhằm
phát triển hơn nữa chính sách sản phẩm của công ty cùng một số đề xuất cho việc phát
triển chính sách sản phẩm của công ty như : đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, phát triển công tác nghiên cứu thị trường của công ty.
Ưu điểm của những công trình năm trước:
- Phần lý thuyết được trình bày rõ ràng các khái niệm và nội dung được nêu ra đều
bám sát vào nội dung nghiên cứu của từng đề tài
- Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thực tập được phân tích
cụ thể, chi tiết
- Các giải pháp đưa ra đều theo sát mục tiêu nghiên cứu và phù hợp với thực trạng
kinh doanh của các đơn vị thực tập.
Hạn chế của những công trình năm trước:
- Chưa nêu rõ được phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu chưa được đề cập
rõ ràng
- Chưa dự báo được cụ thể những thực tế có thể xảy ra khi đưa vấn đề nghiên cứu
vào thực tiễn của đơn vị thực tập
1.3.2 Các luận văn sinh viên đã từng nghiên cứu về công ty:
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
• “Phát triển dịch vụ hỗ trợ sau bán của Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC
online” của sinh viên Lê Thị Liên – K43I4
• “ Các giải pháp tạo động lực tại Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC online –
công ty điện toán và truyền số liệu VDC”
Đề tài “ Phát triển chính sách sản phẩm dịch vụ GTGT Trung tâm dịch vụ

giá trị gia tăng VDC Online _ công ty điện toán và truyền số liệu VDC trên thị
trường miền Bắc”mà em nghiên cứu không có sự trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu
tại Trung tâm.
1.4. Các mục tiêu nghiên cứu:
Tập hợp và hệ thống hóa các nội dung cơ sở lý luận của quá trình xây dựng, thực
hiện chính sách sản phẩm dịch của Trung tâm.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng quá trình xây dựng, thực hiện
chính sách sản phẩm dịch vụở trung tâm VDC Online kết hợp với các kiến thức đã học để
đưa ra những giải pháp nhằm phát triển chính sách sản phẩm của Trung tâm dịch vụ giá
trị gia tăng VDC Online trên thị trường miền Bắc.
Mục tiêu chung:
Nhằm đưa ra các chính sách phát triển sản phẩm của Trung tâm dịch vụ giá trị gia
tăng VDC Online – công ty điện toán và truyền số liệu VDC trên thị trường miền Bắc.
Mục tiêu riêng:
 Hệ thống lý luận về chính sách sản phẩm dịch vụ.
 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cho các sản phẩm dịch vụ của trung tâm
trên thị trường miền Bắc.
 Phân tích hoạt động kinh doanh của Trung tâm VDC Online, cùng với những dữ
liệu sơ cấp để rút ra ưu, nhược điểm của công ty, tìm ra những nguyên nhân của
những vấn đề còn yếu kém để có những chính sách phù hợp.
1.5. Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Trung tâm Dịch vụ Giá trị Gia tăng (VDC Online) - Công
ty Điện toán và Truyền số liệu VDC
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
 Về không gian: Đề tài đi nghiên cứu, làm rõ chính sách sản phẩm dịch vụ của
Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng VDC Online - Công ty Điện toán và Truyền số
liệu VDC trên thị trường miền Bắc.
 Về thời gian:sử dụng các dữ liệu tại Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng trong 3
năm (từ năm 2010 đến năm 2012) để nghiên cứu, so sánh, làm rõ hơn chính sách

sản phẩm tại Trung tâm
1.6. Phương pháp nghiên cứu:
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
có hai phương pháp là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu
thập dữ liệu thứ cấp.
 Phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu sơ cấp:
Mục đích:
Thu thập những thông tin mới, có tính khách quan và độ chính xác cao về thực
trạng hoạt động kinh doanh của Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC Online từ khách
hàng, nhà quản trị, công chúng nhằm bổ sung và hoàn thiện hệ thống thông tin cho đề tài
nghiên cứu. Đồng thời tìm kiếm vấn đề liên quan tới việc phát triển sản phẩm dịch vụ của
Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC Online -Công ty điện toán và truyền số liệu VDC
trên thị trường miền Bắc
Phương pháp tiến hành thu thập:
Dữ liệu sơ cấpthu thập từ hai nguồn chính là: phiếu điều tra khách hàng và phỏng
vấn các nhà quản trị
Mẫu nghiên cứu: Mẫu khách hàng điều tra được lấy theo phương pháp ngẫy nhiên
dựa trên danh sách khách hàng hiện có của công ty.
Phương pháp phân tích:
Các thông tin được lấy từ phiếu điều tra khách hàng được xử lý bằng phần mềm
EXCEL
 Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp:
Mục đích
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
Tìm kiếm các thông tin chi tiết, chính xác để đánh giá tổng quan về tình hình hoạt
động kinh doanh của đơn vị thực tập trong thời gian gần đây, đồng thời xác định được
các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ
của Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC Online -Công ty điện toán và truyền số liệu
VDC trên thị trường miền Bắc

Phương pháp thu thập thông tin
Nguồn thông tin bên trong: thu thập dữ liệu từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh
của Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC Online từ năm 2010 đến năm 2012. Các văn
bản, số liệu liên quan đến quá trình thành lập, phát triển của công ty, và những tài liệu
liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Nguồn thông tin bên ngoài: thu thập dữ liệu thống kê qua cổng thông tin của chính
phủ, bộ công thương được công bố. Thông tin lấy từ một số trang web uy tín và một số
báo chí.
Phương pháp thu thập: Các thông tin thứ cấp được thu thập chủ yếu dựa vào tính
tin cậy của nguồn tin. Các thông tin bên trong đều do chính doanh nghiệp cung cấp,
thông tin bên ngoài đều lấy từ nguồn tin đáng tin cậy của các cơ quan có thẩm quyền và
uy tín.
Phương pháp phân tích
Tập hợp theo bảng biểu, sơ đồ và so sánh giữa các năm
1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
Kết cấu khóa luận được chia làm 4 chương như sau:
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài“Phát triển chính sách sản phẩm
dịch vụ của Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC Online -Công ty điện
toán và truyền số liệu VDC trên thị trường miền Bắc”
 Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách phát triển
sản phẩm của công ty kinh doanh.
 Chương 3: Phân tích các kết quản nghiên cứu về thực trạng chính sách phát
triển sản phảm dịch vụ của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC Online -
công ty điện toán và truyền số liệu VDC treent hị trường miền Bắc.
 Chương 4: Các kết luận và đề xuất về giải pháp phát triển chính sách sản
phẩm của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC Online - công ty điện toán
và truyền số liệu VDC trên thị trường miền Bắc.
Chương 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH

SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA CÁC CÔNG TY KINH DOANH DỊCH VỤ.
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về sản phẩm dịch vụ:
2.1.1. Khái niệm sản phẩm, dịch vụ, phân loại sản phẩm và dịch vụ:
2.1.1.1. Khái niệm sản phẩm, dịch vụ:
a. Khái niệm sản phẩm :
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn
được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng
hay tiêu dùng.
Có ba cấp độ cấu thành sản phẩm:
Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm hình thành theo ý tưởng
Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực.
Cuối cùng là sản phẩm bổ xung.
b.Khái niệm dịch vụ :
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều những quan niệm về dịch vụ:
Theo Philip Kotler: “Dịch vụ là một hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện
hữu , giải quyết các mối quan hệ giữa hàng hóa và tài sản mà khách hàng sở hữu với
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Sản phẩm bổ xung
Lắpđặtt
Sản phẩm hiện
thực
Nhãn hiệu
tín dụnghành
Sản phẩm theo ý
tưởng
Bao gói
Chất
lượng

Dịch vụ
Những lợi
ích căn bản
Bảo hànhhành
Đặc tính
Bố cục
bên ngoài
Sửa chữa
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
người cung cấp mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Sản phẩm của các dịch vụ có
thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất”
Giáo trình Marketing thương mại của trường Đại Học Thương Mại đưa ra một
khái niệm: “Dịch vụ là sản phẩm của việc sản xuất và cung ứng những hiệu năng ích
dụng của một hoạt động lao động xác định có thể tồn tại độc lập hoặc gắn liền với việc
thương mại một sản phẩm vật chất nào đó để thỏa mãn nhu cầu của một tổ chức hoặc một
cá nhân xác định”.
 Khái niệm sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm dịch vụ là một tập hợp bao gồm các
giá trị làm thỏa mãn khách hàng. Mọi người mua những dịch vụ để giải quyết các vấn đề
của họ kèm theo các giá trị tương ứng với khả năng thực hiện có thể nhận được của dịch
vụ.
2.1.1.2. Phân loại sản phẩm, dịch vụ:
a. Phân loại sản phẩm:
Sản phẩm được phân loại thành 3 nhóm căn cứ theo độ bền hay tính hữu hạn của
chúng:
1. Hàng lâu bền: là những thứ hàng hữu hình thường được sử dụng nhiều lần
2. Hàng không lâu bền: là những hàng hóa hữu hình thường bị tiêu hao sau một lần
hay vài lần sử dụng;
3. Dịch vụ: là những hoạt động, lợi ích hay sự thỏa mãn được đưa ra để bán.
b. Phân loại dịch vụ:
có thể phân loại dịch vụ theo những đặc điểm khác nhau như sau”

 Phân loại theo nguồn gốc của dịch vụ: Dịch vụ có nguồn gôc là con người và dịch
vụ có nguồn gốc từ máy móc
 Khách hàng có nhất thiết phải có mặt khi cung ứng dịch vụ cho họ hay không?
 Động cơ mua dịch vụ của khách hàng là gì ? Dịch vụ có tác dụng thỏa mãn nhu
cầu cá nhân hay không, hay thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp? thông thường chi phí
cho dịch vụ tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng nghề nghiệp rất khác nhau.
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
 Các mục tiêu của người cung ứng dịch vụ ( hoạt động thương mại hay phi thương
mại) và hình thức cung ứng dịch vụ ( phục vụ từng người hay dịch vụ công cộng )
2.1.2. Khái niệm, đặc trưng và bản chất sản phẩm dịch vụ:
2.1.2.1. Khái niệm:
sản phẩm dịch vụ là một tập hợp bao gồm các giá trị làm thỏa mãn khách hàng.
Mọi người mua những dịch vụ để giải quyết các vấn đề của họ kèm theo các giá trị tương
ứng với khả năng thực hiện có thể nhận được của dịch vụ.
2.1.2.2. Đặc trưng của sản phẩm dịch vụ:
- Tính vô hình hay phi vật chất:
- Tính không tách rời:
- Tính không ổn định.
- Tính không lưu trữ được.
2.1.2.3. Bản chất sản phẩm dịch vụ:
Sản phẩm tiềm năng
Sản phẩm tăng lên
Sản phẩm cốt lõi
2.2 .Khái niệm, vai trò và tầm quan trọng của chính sách sản phẩm đối với công ty
kinh doanh sản phẩm dịch vụ:
2.2.1. Khái niệm chính sách sản phẩm:
Theo khái niệm của Philip Kotler - giáo trình quản trị Marketing: Chính sách sản
phẩm là một tính chất có tính định hướng nhằm phát triển sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công

Tổng thể
sản phẩm là
tổng hợp
của 4 mức
độ
Sản phẩm mong muốn
Lõi
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
sao cho tương thích với nhu cầu thị trường mục tiêu giúp công ty theo đuổi mục tiêu
trong điều kiện kinh doanh nhất định
Theo khái niệm của GS.TS Nguyễn Bách Khoa – giáo trình marketing thương mại :
Chính sách sản phẩm là tổng hợp các quyết định, hành động liên quan đến sản xuất và
kinh doanh sản phẩm, hướng tới những mục tiêu nhất dịnh để các năng lực và nguồn lực
của doanh nghiệp đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài. Để có thể tồn tại
và phát triển, điều kiện không thể thiếu đo chính là công ty phải có một chính sách sản
phẩm cụ thể rõ rang và hiệu quả. Chính sách đó phải phù hơp với khả năng và tiềm lực
của công ty thì chính sách sản phẩm đó mới phát huy tối đa hiệu quả.
Dựa theo hai khái niệm này em quyết định phân tích phát triển chính sách sản phẩm dịch
vụ của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng VDC Online theo khái niệm của Philip Kotler.
2.2.2. Vai trò của chính sách sản phẩm:
Một chính sách sản phẩm đúng đắn chắc chắn sẽ mang lại thành công cho công ty
và ngượi lại.
Chính sách sản phẩm là yếu tố cơ sở để triển khai các yếu tố của Marketing.
Chính sách sản phẩm là cơ sở xác lập nên giá bán sản phẩm.
Quan hệ giữa sản phẩm với phương pháp thực hiện ở chỗ: việc thiết lập kênh phân
phối phải căn cứ vào sản phẩm.
Với biến số xúc tiến thương mại thì chính sách sản phẩm là căn cứ để xác lập
chính sách chào hàng cho phù hợp.
Vai trò của chính sách sản phẩm còn thể hiện ở chỗ nó đảm bảo thực hiện các mục
tiêu của công ty.

2.2.3. Tầm quan trọng của chính sách sản phẩm:
Chính sách sản phẩm có một vị trí vô cùng quan trọng và là yếu tố quyết định đến
chiến lược kinh doanh của công ty, nó định hướng cho chiến lượng kinh doanh và là nền
tảng để thực hiện chiến lược kinh doanh
Trình độ sản xuất càng cao, cạnh tranh càng gay gắt thì tầm quan trọng của chính
sách sản phẩm càng trở nên quan trọng hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu
chính sách sản phẩm không tốt thì chiến lược kinh doanh của công ty sẽ không hiệu quả.
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu chính sách sản phẩm của công ty sản xuất sản
phẩm dịch vụ:
2.3.1. Mục tiêu của chính sách sản phẩm:
Bất kỳ một chính sách sản phẩm nào cũng đều được bắt đầu bằng mục tiêu và ứng
với mỗi mục tiêu thì có những chính sách phù hợp.
Để phát triển chính sách sản phẩm dịch vụ thì công việc đầu tiên của nhà quản trị
là phải xác định được mục tiêu của chính sách. Đây là bước quan trọng vì nó chính là cơ
sở, là phương hướng cho các bước tiếp theo, đồng thời nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình vận hành và hiệu quả của chính sách.
Các mục tiêu công ty cần xác định bao gồm:
- Mục tiêu lợi nhuận: Số lượng, chất lượng, cơ cấu sản phẩm, sự điều chỉnh mở
rộng hay thu hẹp chủng loại của nó cùng với chi phí và giá thành có mối quan hệ mật
thiết với mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.
- Mục tiêu thị phần: Thị phần của doanh nghiệp phản ánh sức cạnh tranh của
doanh nghiệp nhờ đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thị phần có liên quan đến
chính sách sản phẩm.
- Mục tiêu an toàn: Chính sách sản phẩm hợp lý, phù hợp với nhu cầu thị trường
thì sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có thể có được vị thế vững chắc trên thị trường. Phòng
ngừa và tránh được các rủi ro và tổn thất do môi trường đem lại.
- Nâng cao khả năng bán: khi chính sách sản phẩm tốt được áp dụng khi đó người
tiêu dùng sẽ có cảm nhận tốt về sản phẩm. Dẫn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm ngày

càng cao.
- Tạo lập được khả năng sinh lời: Khi doanh số bán ngày càng tăng thì doanh số
tăng, lợi nhuận công ty thu về được ngày càng cao
2.3.2. Chính sách chủng loại sản phẩm:
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau do
giống nhau về chức năng hay được bán cho cùng một nhóm khách hàng hoặc bán tại
cùng một thị trường và có cùng một hệ thống giá.
Chủng loại mặt hàng hay nói cách khác là phổ mặt hàng của công ty được mô tả
bằng chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và độ đặc của nó.
- Chiều rộng phổ mặt hàng: Biểu thị số lượng các nhóm mặt hàng khác nhau mà
công ty kinh doanh để thỏa mãn những loại nhu cầu khác nhau.
- Chiều dài phổ mặt hàng được xác định bằng tổng số các tên hàng trong tổng
danh mục mặt hàng kinh doanh của công ty.
- Chiều sâu phổ mặt hàng: Được phân định bằng tổng số các loại và các phương
án mặt hàng cùng thỏa mãn như nhau nhưng khác nhau về sự pha trộn phối thức sản
phẩm và mức giá.
- Độ đặc phổ mặt hàng: Nó biểu thị độ liên quan chặt chẽ và mức liên quan tỷ lệ
liên kết giữa các nhóm mặt hàng khác nhau hoặc trong sản xuất hoặc trong tiêu dùng.
 Các quyết định phát triển chủng loại sản phẩm:
Chủng loại sản phẩm sẽ được phát triển khi công ty vượt ra ngoài phạm vi sản xuất
hiện tại. Việc phát triển có thể theo hướng xuống dưới hay theo hướng lên trên hoặc theo
cả hai hướng.
- Phát triển theo hướng xuống dưới: Nhiều công ty lúc đầu chiến lĩnh phần phía
trên thị trường, sau đó dần dần mở rộng chủng loại của mình để chiếm lĩnh cả phần dưới.
Việc phát triển xuống phía dưới có thể nhằm mục đích kìm hãm các đối thủ cạnh tranh,
tiến công họ hay xâm nhập vào những phần thị trường đang phát triển nhanh nhất
- Phát triển theo hướng lên trên: Những công ty ở đầu dưới của thị trường có thể
suy tính đến việc xâm nhập đầu trên của thị trường. Họ có thể bị hấp dẫn bởi tỷ lệ tăng

trưởng cao hơn, tiền lãi cao hơn hay chỉ là cơ may để tự xác lập vị trí của mình như một
người sản xuất chủng loại đầy đủ. Quyết định phát triển theo hướng lên trên có thể chứa
đựng nhiều rủi ro. Những đối thủ cạnh tranh ở phía trên không những đã chiếm lĩnh vững
chắc vị trí của mình mà còn có thể phản công bằng cách xâm nhập thị trường phía dưới.
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
- Phát triển theo hai hướng: Một công ty đang hoạt động ở phần giữa của thị
trường có thể quyết định phát triển chủng loại hàng hóa của mình đồng thời hướng lên
trên hay hướng xuống dưới.
 Quyết định bổ xung chủng loại sản phẩm:
Một sản phẩm hiện tại cũng có thể kéo dài bằng cách bổ xung thêm những sản
phẩm mới trong phạm vi hiện tại của loại đó. Có một số nguyên nhân dẫn đến cần bổ
xung chủng loại hàng hóa:
 Mong muốn có thêm lợi nhuận.
 Muốn tận dụng năng lực sản xuất dư thừa.
 Mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loại sản phẩm đầy đủ.
 Muốn xóa bỏ những chỗ trống không có đối thủ cạnh tranh.
Việc bổ xung chủng loại sản phẩm quá mức sẽ dẫn đến làm giảm tổng lợi nhuận,
bởi vì các mặt hàng bắt đầu cản trở việc tiêu thụ của nhau, còn người tiêu dùng thì bị lúng
túng, khi sản xuất các sản phẩm mới công ty phải nắm chắc là sản phẩm mới sẽ khác hẳn
những sản phẩm đã sản xuất.
 Quyết định hạn chế chủng loại sản phẩm:
Những mặt hàng có thể bị loại bớt như:
Khi loại sản phẩm đó có mặt hàng đã chết, nghĩa là chúng không mang lại lợi
nhuận. Những sản phẩm yếu kém có thể xác định được thông qua việc phân tích doanh số
bán và chi phí.
Hạn chế chủng loại sản phẩm khi công ty thiếu năng lực sản xuất, công ty cần phải
tập trung và sản xuất sản phẩm có thể đem lại lợi nhuận cao.
2.3.3. Chính sách chất lượng sản phẩm dịch vụ:
Chất lượng chính là một thuật ngữ tóm lược cho tính bền, tính đáng tin cậy, dễ sử

dụng, dễ sửa chữa, tính chính xác và thuộc tính giá trị khác của một phối thức sản phẩm.
Trên quan điểm Marketing, chất lượng phải đo lường theo những cảm nhận của người
mua.
Các doanh nghiệp dịch vụ có thể chiến thắng bằng việc cung cấp các dịch vụ chất
lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh và đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng.Những
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
kỳ vọng này được rút ra từ quá khứ của họ, từ truyền miệng hoặc từ quảng cáo.Sau khi
nhận dịch vụ, khách hàng so sánh dịch vụ nhận được với dịch vụ kỳ vọng.Nếu dịch vụ
nhận được thấp hơn dịch vụ kỳ vọng khách hàng sẽ mất hứng thú với người cung cấp.
Nếu dịch vụ nhận được làm vừa lòng khách hàng hay vượt trội sự mong đợi, họ sẽ có xu
hướng sử dụng nhà cung cấp này.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp dịch vụ được quản lý
tốt thường chia sẻ theo một thực tiễn chung sau:
 Quan điểm quản trị chiến lược
 Lịch sử cam kết về nhà quản trị chiến lược
 Các tiêu chuẩn chất lượng cao
 Các hệ thống theo dõi thực hiện nhiệm vụ dịch vụ
 Những khiếu nại của khách hàng
 Làm hài lòng cả nhân viên cũng như khách hàng
 Các quyết định chất lượng sản phẩm:
Quyết định duy trì chất lượng sản phẩm: Khi chất lượng sản phẩm mà doanh
nghiệp đã đượ người tiêu dùng chấp nhận thì doanh nghiệp sẽ duy trì chất lượng sản
phẩm mà doanh nghiệp cung ứng trên thị trường.
Quyết định cải tiến chất lượng sản phẩm: Cạnh tranh trên thị trường là không thể
tránh khỏi, khi có càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc trước mắt là cần cải tiến chất
lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm có tốt thì mới có thể cạnh tranh được.
Quyết định giảm dần chất lượng sản phẩm: Khi thị trường bão hòa và sản phẩm
đang đến chu kỳ suy thoái thì doanh nghiệp có thể giảm dần chất lượng sản phẩm xuống.
2.3.4. Chính sách nhãn hiệu sản phẩm:

Nhãn hiệu là một tên gọi, một thuật ngữ, một biểu tượng, một dấu hiệu, một mẫu
vẽ hay tổng hợp của tất cả những thứ đó nhằm xác định hàng hóa hay dịch vụ của đối thủ
cạnh tranh.
Nhãn hiệu gồm hai bộ phận cấu thành là tên nhãn và dấu hiệu.
Ý nghĩa của nhãn hiệu: Nếu khi tham gia thị trường nhãn hiệu đó không nổi tiếng
thì không sao nhưng khi nó nổi tiếng thì nó là một giá trị vô hình rất lớn của công ty, cho
nên công ty phải bảo vệ nó.
Quyết định nhãn hiệu gồm hai quyết định:
 Quyết định người đứng tên nhãn hiệu:
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
 Do nhà sản xuất lập ra gọi là nhãn hiệu quốc gia.
 Do nhà thương mại lập ra gọi là nhãn hiệu riêng.
 Do nhà sản xuất lập ra một phần của nhãn hiệu, phần còn lại là do nhà thương mại
lập ra.
 Quyết định về chính sách nhãn hiệu:
 Chiến lược mở rộng chủng loại là người ta sử dụng tên nhãn hiệu nhưng mở rộng
nó theo nhiều kích cỡ, nhiều bao bì.
 Chiến lượng mở rộng nhãn hiệu là người ta sử dụng một tên nhãn hiệu như nhau
sử dụng cho nhiều mặt hàng khác nhau.
 Đa nhãn hiệu cùng một mặt hàng người ta sử dụng cho nhiều nhãn hiệu khác nhau.
 Chiến lược nhãn hiệu mới là dùng nhiều nhãn hiệu mới cho một mặt hàng mới.
2.3.5. Quyết định về bao gói sản phẩm:
Bao bì là một trong những công cụ đắc lực của Marketing, bao bì thiết kế tốt có
thể trở thành một tiện nghi thêm đối với người tiêu dùng, với người sản xuất đó là một
phương tiện để kích thích tiêu thụ hàng hóa thêm.
Bao bì là những phương án bao gói khác nhau gồm 3 lớp. Lớp trong là lớp trực
tiếp chứa đựng hàng hóa.Bao gói ngoài là vật liệu dùng để bảo vệ lớp bao bì trong và sẽ
bỏ đi khi chuẩn bị sử dụng hàng hóa. Và cuối cùng là một bộ phận không thể tách rời
được của bao bì là ghi nhãn hiệu cà thông tin mô tả hàng hóa ngay trên bao gói hay đặt

vào bên trong.
Có rất nhiều yếu tố góp phần mở rộng việc sử dụng bao bì làm công cụ Marketing:
 Tự phục vụ.
 Mức sung túc của người tiêu dùng.
 Hình ảnh của công ty và của nhãn hiệu.
 Cơ hội đổi mới.
Việc thiết kế bao bì có hiệu quả cho sản phẩm cần thông qua rất nhiều quyết định.
Trước hết cần phải xây dựng quan niệm về bao bì có nghĩa là bao bì phải tuân theo
nguyên tắc nào và đóng vai trò thế nào với sản phẩm cụ thể. Sau đó phải quyết định về
các kết cấu, thành phần bao bì: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình
bày và có gắn nhãn hiệu không. Sau khi thiết kế bao bì cần tiến hành một số các thử
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
nghiệm về các thông số kỹ thuật, thử bằng phương pháp trực quan và tham khảo ý kiến
của các đại lý và người tiêu dùng.
2.3.6. Chính sách phát triển sản phẩm mới:
Theo quan điểm Marketing: Sản phẩm mới có thể là những sản phẩm mới về
nguyên tắc, sản phẩm mới cải tiến từ những sản phẩm mới hiện có hoặc những nhãn hiệu
mới do kết quả nghiên cứu của công ty.
Tiến trình hoạch định và phát triển sản phẩm mới bao gồm các bước:
 Hình thành ý niệm và định hướng tìm tòi.
 Thu thập thông tin chào hàng sản phẩm mới.
 Phân tích thời cơ và hoạch định sản phẩm mới.
 Thử nghiệm và xúc tiến bán sản phẩm mới.
 Phân tích sự chấp nhận của khách hàng và thông tin ngược.
 Hoạch định Marketing mục tiêu và quyết định chọn sản phẩm mơi.
 Triển khai thương mại hóa sản phẩm mới.
 Quản trị Marketing chu kỳ sống của sản phẩm.
Những dấu hiệu quan trọng để đánh giá sản phẩm mới chính là sự thừa nhận của
khách hàng.

2.3.7. Chính sách về chu kỳ sống của sản phẩm:
Chu kỳ sống của sản phẩm là một thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu
thụ kể từ khi hàng hóa được tung ra thị trường cho đên skhi nó phải rút khỏi thị trường.
Chu kỳ sống của sản phẩm có thể xem cho từng mặt hàng cụ thể, từng nhóm chủng
loại.thậm chí từng nhãn hiệu sản phẩm.
Đối với từng sản phẩm, nhóm chủng loại hoặc nhãn hiệu sản phẩm có thể có số
lượng và độ dài từng giai đoạn khác nhau. Nhưng dạng khái quát về mặt lý thuyết thì chu
kỳ sống của sản phẩm có bốn giai đoạn.
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Giai đoạn suy
thoái
Giai đoạn chín
muồi
Giai đoạn phát
triển
Giai đoạn tung
sản phẩm vào
thị trường
Mức tiêu
thụ và lợi
nhuận
bằng tiền
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
 Giai đoạn tung sản phẩm vào thị trường:
Đây là giai đoạn mở đầu của việc đưa sản phẩm ra bán chính thức trên thị
trường.Bởi vậy nó đòi hỏi phải có thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng vể mọi mặt.Trong
giai đoạn này doanh nghiệp thường chịu lỗ hoặc lãi rất ít, mặc dù giá bán thường quy
định cao. Chính sách sản phẩm cho giai đoạn này: Tập trung nỗ lực bán vào nhóm khách
hàng có điều kiện sẵn sàng mua, động viên khuyến khích các trung gian Marketing, tăng
cường quảng cáo và xúc tiến bán.

 Giai đoạn phát triển:
Trong giai đoạn này mức tiêu thụ bắt đầu tăng mạnh, trên thị trường xuất hiện
nhiều đối thủ cạnh tranh mới, lợi nhuận trong giai đoạn này tăng. Để khai thác và kéo dài
tối đa cơ hội này, doanh nghiệp có thể thực hiện các chính sách.
 Thành lập và phát triển các kênh phân phối sản phẩm.
 Sử dụng kênh phân phối mới.
 Tiếp tục thông tin mạnh mẽ về dịch vụ cho công chúng.
 Nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo cho nó tính chất mới.
 Xâm nhập vào những thị trường mới.
 Giai đoạn chín muồi: (giai đoạn bão hòa)
Giai đoạn này thường dài hơn các giai đoạn trước và đặt ra những nhiệm vụ phức
tạp trong lĩnh vực quản trị Marketing. Để tiếp tục tồn tại trên thị trường các nhà quản trị
có thể có các phương án lựa chọn sau:
 Đưa ra các chính sách giá phù hợp
 Tiếp tục mở rộng thêm thị trường
 Cải biến dịch vụ, thay đổi một số yếu tố đặc tính của sản phẩm.
 Giai đoạn suy thoái:
Giai đoạn này xuất hiện khi mức tiêu thụ các loại sản phẩm hoặc nhãn hiệu sản
phẩm giảm sút. Khi mức tiêu thụ giảm sút dẫn đến lợi nhuận giảm sút, một số doanh
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Lợi nhuận
0
Thời gian
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
nghiệp có thể rút khỏi thị trường, số còn lại có thể thu hẹp chủng loại hàng hóa chào bán,
từ bỏ thị trường nhỏ… Vì vậy để hạn chế bớt ảnh hưởng xấu của hiện tượng này, doanh
nghiệp cần đưa ra các chính sách:
Luôn theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn sau.
Đối với từng sản phẩm phải nhanh chóng thông qua quyết định tiếp tục lưu giữ
hay thải loại chúng ra khỏi danh mục sản phẩm của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNH
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM DỊCH
VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VDC ONLINE – CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN
SỐ LIỆU VDC
3.1: Giới thiệu chung về Trung tâm:
3.1.1: Qúa trình hình thành và phát triển của Trung tâm:
Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng (VDC online) thuộc Công ty Điện toán và
truyền số liệu VDC. Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 543/QĐ-TCCB ngày
03/3/2009 của Công ty Điện Toán và Truyền Số Liệu.
• Trụ sở chính của Trung tâm: Tầng 1, toà nhà Internet, lô 2A, làng Quốc tế
Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
• Giám đốc: Đinh Đức Thụ
• Mã số thuế: 0101228917
• Điện thoại: (84-4) 37932132 - Fax: (84-4) 37932133
• Website: www.vdconline.vn
VDC Online ra đời và mang trong mình một sứ mệnh hết sức to lớn trở thành đơn
vị hàng đầu trong việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tặng tại Việt Nam. Trải qua 3 năm
hoạt động, Trung tâm VDC Online trực thuộc Công ty Điện toán và truyền số liệu
VDC,đã từng bước giành được sự lựa chọn và yêu mến của khách hàng với nhiều dịch
vụ như Dịch vụ thanh toán trực tuyến&TMĐT, dịch vụ IDC, dịch vụ hosting, các dịch vụ
trên di động và nhiều dịch vụ gia tăng khác trên nền băng rộng như: MegaShare,
MegaVstar, MegaSecurity, MegaWeb… Đặc biệt, dịch vụ hosting của VDC Online đang
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
được đánh giá là có những ưu thế vượt trội có chất lượng tương đương với những dịch vụ
internet và Hosting uy tín của của nhiều quốc gia lớn, mạnh về công nghệ thông tin, dịch
vụ Thanh toán Trực tuyến Icoin được bình chọn danh hiệu Sao Khuê năm 2011.
Năm 2012, với định hướng tiếp tục phát triển các dịch vụ được coi là thế mạnh của
VDC Online như: Hosting, dịch vụ Thanh toán trực tuyến; phát triển mới thêm các giải
pháp và sản phẩm dịch vụ mới như Thương mại điện tử, WebTV, dịch vụ quảng cáo tạo

thêm nhiều dịch vụ, sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho khách hàng dựa trên nền tảng công
nghệ thông tin hiện đại. VDC Online có một hệ thống hạ tầng mạng lớn nhất Việt Nam
với tổng dung lượng đi quốc tế năm 2010 đạt 70Gbps, hệ thống mạng lưới phủ khắp 63
tỉnh, thành và hợp tác với hơn 10 tập đoàn đa quốc gia để cung cấp cácdịch vụ Internet và
viễn thông.
3.1.2: Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty:
3.1.2.1: Tổ chức của Trung tâm:
1. Giám đốc Trung tâm lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về
các hoạt động của Trung tâm.
2. Các Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc cho Giám đốc Trung tâm, quản lý và
điều hành một số nội dung công việc được phân công.
3. Các phòng ban trung tâm chịu sự điều hành và quản lý của Giám đốc và Phó
giám đốc. Là đơn trực tiếp sản xuất sản phẩm dịch vụ cho trung tâm.
4. Các Đơn vị Kinh doanh là đơn vị bán hàng, trực tiếp cung cấp các dịch vụ
của trung tâm.
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức trung tâm
* Nhận xét: Bộ máy của Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng được tổ chức theo kiểu
kết hợp trực tuyến và chức năng. Một mặt giám đốc trực tiếp quản lý và điều hành thông
qua sự chỉ đạo và giám sát của hai phó giám đốc cùng các phòng chức năng có chức năng
tham mưu cho giám đốc để quản trị các lĩnh vực chuyên sâu trong Trung tâm.
+ Ưu điểm của mô hình:
• Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ
• Tổ chức gọn nhẹ, giải quyết các vấn đề nhanh
• Đơn giản, rõ ràng do thống nhất chỉ huy
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
• Có khả năng tách biệt rõ ràng trách nhiệm
• Có hiệu quả khi giải quyết mâu thuẫn

• Tạo ra sự phối hợp dễ dàng giữa các phòng ban tổ chức
+ Nhược điểm:
• Đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức về chuyên ngành và có sự hiểu biết
toàn diện để phối hợp với các phòng ban khác tạo ra sự thống nhất trong bộ
máy quản lý của Trung tâm.
• Có sự ngăn cách khác nhau giữa các bộ phận trong Trung tâm và thiếu sự
phối hợp giữa chúng.
• Khó khăn trong truyền thông.
3.1.2.2: Cơ cấu tổ chức Phòng Kinh doanh thị trường:
Tổng số người: 15
Trình độ : Đại học 15 người, nhân viên trong phòng kinh doanh thị trường đều tốt
nghiệp đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại các trường kinh tế như đại học
Thương Mại, Ngoại Thương, Kinh tế quốc dân, tất cả đều làm việc đúng với chuyên
ngành đã được đào tạo
3.1.2.3: Chức trách và nhiệm vụ của nhân viên phòng Kinh doanh thị trường
• Xây dựng chiến lược, kế hoạch SXKD của Trung tâm
• Quản lý công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ của Trung tâm
• Quản lý công tác kinh doanh bán hàng, phát triển kênh phân phối
3.1.3: Nghành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Trung tâm:
3.1.3.1: Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Trung tâm :
1. Xây dựng hệ thống mạng, Internet băng thông rộng
2. Xây dựng, phát triển và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet,
mạng điện thoại cố định, mạng điện thoại di động, mạng Wimax, truyền hình;
3. Cung cấp và khai thác các dịch vụ gia tăng giá trị, dịch vụ vui chơi giải trí trên mạng
viễn thông, internet, truyền hình.
4. Kinh doanh các dịch vụ phần mềm quản trị, bảo mật hệ thống;
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
5. Kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
6. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành tin học, các

chương trình tin học, các chương trình phần mềm tin học;
7. Mua bán thiết bị, máy móc phục vụ trong ngành truyền thông, viễn thông, công nghệ
thông tin.
3.1.3.2: Các Dịch vụ sản xuất kinh doanh chính tại Trung tâm:
Dịch vụ Internet trên băng rộng ()
Nhóm dịch vụ Hosting ()
Dịch vụ gia tăng trên nền di động ()
Nhóm dịch vụ Quản trị - Managed Services ()
3.1.4: Một số kết quả sản xuất Kinh doanh của trung tâm VDC Online:
Đơn vị: tr.đ
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2010 2011 2012
1 Tồng doanh thu Tr.đ 128.836 380.000 398.868
2 Tổng chi phí Tr.d 59.655 132.253 257.035
3 Lợi nhuận Tr.d 69.181 247.747 141.833
Doanh thu năm 2011 tăng 294% so với năm 2010, Doanh thu năm 2012 tăng
105% so với năm 2011.
Có thể nhận thấy năm 2012, doanh thu của Trung tâm có sự tăng trưởng vượt bậc so với
năm 2010. Đó là năm bùng nổ về Công nghệ thông tin, kéo theo đó là sự phát triển nhanh
chóng của các website và dịch vụ thương mại điện tử, các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền
băng rộng cũng được đà phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên bên cạnh đó, những khó khăn chung của nền kinh tế khiến các doanh
nghiệp thắt chặt chi tiêu, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Trung tâm. Cạnh tranh từ
các đối thủ cung cấp dịch vụ IDC, iCoin cũng diễn ra mạnh mẽ, chủ yếu là cạnh tranh về
giá. Mặt khác, sự thay đổi trong chính sách nội bộ của VDC cũng ảnh hưởng nhiều tới
hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
3.2. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến chính sách phát triển
sản phẩm dịch vụ của trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng trên địa bàn miền Bắc.
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Bảng 3.1: bảng kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm

( Nguồn: Theo BCXD KHKD
năm 2011 – VDC Online
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
3.2.1. Môi trường vĩ mô.
3.2.1.1. Môi trường kinh tế.
Năm 2011 và 2012 tình hình kinh tế Thế giới và Việt Nam có nhiều khó khăn và
diễn biến phức tạp. Nhưng số người sử dụng dịch vụ Internet băng rộng của Trung tâm
tăng lên, đây chính là cơ hội cho Trung tâm đẩy mạnh việc khai thác thị trường, tăng chất
lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh và tăng doanh thu. Ngoài ra còn một vài yếu
tố vĩ mô như:
- Lạm phát: Là vấn đề cố hữu của nền kinh tế thị trường, lạm phát đã và đang ảnh
hưởng rất lớn đến hành vi của người tham gia vào nền kinh tế
- Suy thoái Kinh tế: Xảy ra khi GNP giảm hoặc tăng rất chậm thể hiện ở sự giảm
sút của nền kinh tế
3.2.1.2. Môi trường công nghệ kỹ thuật:
Công nghệ kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển, Trung tâm lại là doanh
nghiệp kinh doanh các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật công nghệ hiện đại. Các nhà
cung cấp sản phẩm dịch vụ sẽ áp dụng các kỹ thuật khoa học công nghệ tiên tiến để
chiếm lĩnh được thị trường, do vậy việc cập nhật các công nghệ trên thế giới là rất quan
trọng đối với Trung tâm.
3.2.1.3. Môi trường chính trị pháp luật.
Nhằm quản lý Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ giá trị gia tăng
thời gian qua bộ TT&TT đã ban hành một loạt các hệ thống văn bản pháp quy của Nhà
nước liên quan đến lĩnh vực Internet cũng như viễn thông và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ mạng.Nhờ đó mà hoạt động phát triển chính sách sản phẩm
dịch vụ và hình ảnh của công ty được thuận lợi hơn, làm cho các đối thủ cạnh tranh
không được đi quá giới hạn của văn bản pháp quy.Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
giữa các doanh nghiệp.
3.2.1.4. Môi trường dân số:
Dân số chính là một yếu tốt rất cần quan tâm do dân số chính là yếu tố tạo nên thị

trường. Có những biến đổi môi trường dân số có tác động đặc biệt quan trọng tới doanh
GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công
Trường Đại học Thương mại Khoa: Marketing thương mại
nghiệp, do tác động đến lượng cầu cảu sản phẩm và làm thay đổi về đặc điểm gia đình,
những thay đổi trong phân bố dân cư địa lý, cơ cấu về trình độ học vấn của dân cư
3.2.2. Môi trường vi mô
3.2.2.1. Môi trường ngành
Thị trường dịch vụ GTGT – Internet băng thông rộng tại Việt Nam hiện có rất nhiều
Doanh nghiệp tham gia cung cấp. Để chiếm lĩnh thị trường các đối thủ cạnh tranh với
VDC online là Viettell, FPT hay các doanh nghiệp nước ngoài thì VDC Oline chủ yếu tập
trung vào đầu tư, nâng cấp mạng lưới, cải tiến quy trình cung cấp dịch vụ, mở rộng kênh
bán hàng, thực hiện nhiều chính sách giá cước… Nhìn chung VDC Oline đã có những
chính sách phát triển sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
3.2.2.2. Khách hàng:
Khách hàng của doanh nghiệp bao gồm hai đối tượng là khách hàng người tiêu
dùng và khách hàng tổ chức.
• Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng:
Thị trường của người tiêu dùng có thể là cá nhân, một hộ gia đình hay có thể là
một nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa dịch vụ cho mục đích thỏa mãn
nhu cầu cá nhân. Khách hàng của thị trường người tiêu dùng cuối cùng rất khác nhau về
tuổi tác, giới tính, thu nhập và trình độ văn hóa chính những đặc điểm khác nhau này
tạo nên sự phong phú và đa dạng về nhu cầu của họ trong việc mua và sử dụng các sản
phẩm dịch vụ.
• Khách hàng là tổ chức:
Người mua là khách hàng tổ chức thường được phân chia thành ba loại: doanh
nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp thương mại và các tổ chức phi lợi nhuận, điển hình là
các tổ chức nhà nước.
3.2.2.3. Môi trường bên trong doanh nghiệp
Nhân sự: Tổng số công nhân viên của Trung tâm là 250 người, đều tốt nghiệp tại
các trường đại học, trình độ kỹ thuật cao

GVHD: Th.S Bùi Lan Phương SV: Nguyễn Chiến Công

×