Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

đề cương ôn tập môn Hệ thống Giáo dục Quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.72 KB, 2 trang )

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ khung và nhận xét về cơ cấu khung của hệ thống GD
năm 1993. Nêu những ưu điểm nổi bật của hệ thống giáo dục này.

Hệ thống giáo dục quốc dân là một thể hoàn chỉnh, gồm một tập hợp các cơ
quan chuyên trách về giáo dục - đào tạo của một quốc gia (và những mối quan
hệ chức năng giữa chúng), trong đó, hệ thống các cơ sở giáo dục (nhà trường và
cơ sở giáo dục khác) và hệ thống văn bằng, chứng chỉ tương ứng tạo thành một
cơ cấu khung, đảm bảo thực thi có hiệu quả đường lối, chính sách phát triển giáo
dục trong một giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội nhất định, nhằm đạt đến một
mục đích giáo dục đã được xác định trước.
Hệ thống giáo dục quốc dân có kết cấu tổ chức từ trung ương đến địa phương vừa
theo quá trình - thời gian (còn gọi là cơ cấu ngành học) và vừa theo phạm vi không gian (còn gọi là cơ cấu lãnh thổ). Hệ thống giáo dục là một bộ phận, một
hệ thống con của hệ thống xã hội rộng lớn và hoàn chỉnh, trong mối quan hệ
tác động qua lại với các hệ con khác như chính trị, kinh tế, văn hóa... Do đó,
phương hướng, trình độ phát triển, các tính chất của một hệ thống giáo dục quốc
dân luôn chịu sự qui định và mang đậm dấu ấn sâu sắc của các điều kiện chính trị,
kinh tế, văn hoá... cũng như của các định hướng phát triển xã hội của một quốc gia.
Hệ thống giáo dục Việt nam hiện đại kế thừa, phát triển qua các thời kì lịch sử và
được điều chỉnh qua các cuộc cải cách giáo dục.
Nghị định số 90/CP (ngày 24 tháng 11 năm 1993) của Chính phủ quy định lại cơ
cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo
dục và đào tạo của nước ta. Trong cơ cấu này, giáo dục bổ túc và đào tạo tại chức
được tập hợp trong giáo dục thường xuyên. Đối với giáo dục chuyên nghiệp, bên
cạnh hai loại hình truyền thống là trung học chuyên nghiệp và dạy nghề còn có
thêm loại hình trung học nghề


* Ưu điểm nổi bật:
- Phục vụ phạm vi lứa tuổi rộng: Từ bậc học Nhà trẻ (3 tháng) đến đào tạo Tiến sĩ.
- Hoạt động giáo dục, đào tạo được thực hiện theo nhiều phương thức, sau bậc
Trung học cơ sở có sự phân luồng rõ ràng => nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của


người học: Tiếp tục phát triển kiến thức phổ thông, khả năng, kỹ năng ngôn ngữ và
tính toán để phục vụ cho giáo dục tiếp tục ở trình độ cao hơn hay học nghề để trang
bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cho 1 nghề nghiệp cụ thể.
- Giáo dục thường xuyên được thực hiện bằng nhiều hình thức (như không tập
trung, không chính qui, tại chức, bổ túc, tự học, từ xa...), tiến hành song song từ
bậc Tiểu học đến Đại học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi công dân ở mọi
trình độ có thể học tập thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời, phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể của từng người, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế và
xã hội, khoa học và công nghệ, văn học và nghệ thuật..



×