Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NAM KA – HUYỆN LAK – TỈNH ĐAK LAK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI

ĐOÀN NGỌC ẤN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NAM KA – HUYỆN LAK – TỈNH ĐAK LAK

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Lâm Sinh
Lớp: K60- Lâm Sinh
Khoa: Lâm Học
Khóa học: 2015 - 2019

Đồng Nai – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI

ĐOÀN NGỌC ẤN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NAM KA – HUYỆN LAK – TỈNH ĐAK LAK


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Lâm Sinh
Lớp: K60 – Lâm Sinh

Khoa: Lâm Học

Khóa học: 2015 - 2019
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Tuấn

Đồng Nai – Năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại Trường Đại Học Lâm Nghiệp – Phân Hiệu Đồng
Nai, tôi đã được các thầy cô giáo giảng dạy tận tình, truyền đạt cho tôi những kiến
thức rất bổ ích để cho tôi có được những vốn kiến thức rất quan trọng cho chuyên
ngành của tôi sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường cùng quý thầy cô và đặc
biệt là thầy TS. Nguyễn Thanh Tuấn đã tận tâm giảng dạy cho tôi để giúp tôi hoàn
thành tốt đề tài này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì tôi nghĩ
sẽ rất khó mà hoàn thiện được. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy. Đề tài
được thực hiện trong khoảng thời gian gần 1 tháng. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu
về vị trí địa lý, cuộc sống cũng như sinh hoạt của người dân bản địa và công tác bảo
vệ rừng tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Nam Ka – Huyện Lak – Tỉnh Đak Lak. Do
kiến thức của tôi còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu
sót là điều chắc chắn, tôi rất mong được nhận những ý kiến đóng góp quý báu của quý
thầy cô để kiến thức của tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Trong khoảng thời gian thực tập tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Nam Ka – Huyện
Lak – Tỉnh Đak Lak, tôi đã có cơ hội tìm hiểu thêm những gì đã học. Bên cạnh đó, sự
giúp đỡ của các anh chị cô chú trong cơ quan đã giúp tôi học hỏi được nhiều bài học

kinh nghiệm quý báu cho bản thân để tôi tự tin bước vào đời. Tôi xin gửi lời cảm ơn
đến các anh chị cô chú trong cơ quan đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài báo cáo thực
tập này để hoàn thành tốt khóa học.
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để thực
hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau đồng thời
cũng gửi đến anh chị cô chú trong đơn vị cơ quan Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Nam Ka
lời chúc sức khỏe và thành công. Tôi xin trân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ hoàn chỉnh

1

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

2

BVR

Bảo vệ rừng


3

CA

Công an

4

DT

Diện tích

5

ĐDSH

Đa dạng sinh học

6

ĐV

Động vật

7

KBT

Khu bảo tồn


8

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

9

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

10

NXB

Nhà xuất bản

11

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

12

QLTNR

Quản lý tài nguyên rừng


13

Sở NN và PTNT

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

14

TNR

Tài nguyên rừng

15

Trường ĐHTN

Trường Đại Học Tây Nguyên

16

TV

Thực vật

17

TVR

Thực vật rừng


18

UBND

Ủy ban nhân dân

19

VQG

Vườn quốc gia

ii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1: Cơ cấu diện tích trong khu BTTN Nam Ka

11

2


Bảng 2.2: Cơ cấu diện tích vùng đệm

11

3

Bảng 2.3 : Dân số, dân tộc và lao độ

13

4

Bảng 3.1: Danh mục các loài cây quý hiếm của KBT

20

5

Bảng 3.2: Đánh giá tác động tại buôn Lách Ló

36

6

Bảng 3.2.1: Thông tin chi tiết về tác động con người trên tuyến điều tra

37

7


Bảng 3.3: Đánh giá tác động tại buôn Ja Tu

38

8

Bảng 3.3.1: Thông tin chi tiết về tác động con người trên tuyến điều tra

39

9

Bảng 3.4: Đánh giá tác động tại buôn Pai Bi

40

10

Bảng 3.4.1: Thông tin chi tiết về tác động con người trên tuyến điều tra

41

11

Bảng 3.5: Lát cắt của Buôn Lách Ló

44

12


Bảng 3.6 : Biểu thống kê các chương trình, dự án QLBVR

46

iii


DANH MỤC HÌNH
Tên hình

STT

Trang

1

Hình 2.1: Bản đồ hành chính KBTTN Nam Ka

10

2

Hình 2.2: Kiểu rừng kín, mưa ẩm nhiệt đới

69

3

Hình 2.3: Kiểu rừng kín, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (rừng


69

trên đỉnh Nam Ka)
4

Hình 2.4: Rừng kiểu lá rộng, hỗn giao tre lồ ô

69

5

Hình 2.5: Rừng tre, lồ ô thuần loại

69

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài............................................................................................ 4
1.2. Tổng quan tình hình trong nước và trên thế giới ............................................................. 5
1.2.1. Thế giới .............................................................................................................. 5
1.2.2. Trong nước ......................................................................................................... 7
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 10
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 10
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 10
2.1.2. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu........................................................................ 10
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 16
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung ........................................................................... 16
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................................... 16
Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 17
3.1. Hiện trạng tài nguyên thực vật tại khu BTTN Nam Ka .................................................. 17
3.1.1. Thảm thực vật rừng ............................................................................................ 17
3.1.2. Thành phần loài thực vật..................................................................................... 19
3.1.3. Biến động số lượng cá thể trong loài, đặc biệt là những loài quý hiếm ...................... 22
3.2. Thực trạng bảo tồn tài nguyên rừng tại khu BTTN Nam Ka........................................... 23
3.2.1. Các hoạt động quản lý của khu bảo tồn ................................................................. 23
3.2.2. Các hoạt động bảo tồn đối với vùng đệm .............................................................. 27
3.2.3. Đánh giá chung về công tác bảo tồn ..................................................................... 29
3.3. Các yếu tố tác động đến công tác bảo tồn tài nguyên thực vật tại KBT............................ 30
3.3.1. Các yếu tố tự nhiên ............................................................................................ 30

v


3.3.2. Các yếu tố xã hội ............................................................................................... 31
3.3.3. Các chương trình, dự án về bảo tồn tài nguyên thực vật rừng tại KBT ...................... 46

3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn tài nguyên thực vật rừng tại Khu BTTN Nam Ka .......... 47
3.4.1. Giải pháp cho KBT ............................................................................................ 47
3.4.2. Giải pháp cho cộng đồng vùng đệm ..................................................................... 49
3.4.3.Những giải pháp nhằm tăng cường sự phối hợp giữa người dân và KBT .................... 53
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 54
4.1. Kết luận .................................................................................................................. 54
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 56
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 57

vi


LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Thực vật nói chung và thực vật rừng nói riêng là loại sinh vật duy nhất trên
trái đất có khả năng quang hợp tạo nên sinh chất nuôi sống mình và nuôi sống các
sinh vật khác góp phần quan trọng vào chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng.
Thực vật rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo cung cấp cho loài
người từ lương thực, thực phẩm đến các nguyên liệu, nhiên liệu dùng trong công
nghiệp, các loại thuốc chữa bệnh và các vật liệu sử dụng hàng ngày. Quần thể thực
vật rừng tạo nên môi trường sinh thái thích hợp là nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật,
nó cũng góp phần cải tạo môi trường không khí, đất và nước làm tăng vẻ đẹp nơi sống
của con người.
Cuộc khủng hoảng về tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói
riêng đang diễn ra trên toàn cầu đặt con người trước một thực tế đáng báo động, đó
là sự suy thoái tài nguyên rừng, “sự mất rừng”. Điều này không những kéo theo những
giá trị nhiều mặt mà rừng mang lại cho con người bị hạn chế và tác động lại theo
chiều hướng tiêu cực mà nó còn huỷ hoại môi trường sống, làm cho nhiều loài thực

vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thực trạng này đòi hỏi phải có một chính sách
bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng phù hợp nhằm đảm bảo được nhu cầu của thế
hệ hiện tại và tương lai về tài nguyên rừng.
Ở nước ta, nạn du canh du cư cùng với việc chặt hạ thực vật rừng không theo
một kế hoạch trước đây đã làm cho rừng bị suy giảm cả diện tích, số lượng và chất
lượng. Trong những năm qua, mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phục hồi rừng và làm giàu rừng nhưng trên thực tế
hiệu quả mà nó mang lại đang còn nhiều bất cập. Rừng tự nhiên vẫn ngày càng nghèo
kiệt, hệ sinh thái rừng bị phá huỷ, nhiều loài thực vật quý bị đe doạ và đứng trước
nguy cơ bị tiêu diệt. Vì vậy, bảo tồn tài nguyên rừng là một việc làm cần thiết và
thường xuyên trong giai đoạn hiện nay.

1


Tây Nguyên được đánh giá là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao trong cả nước
và nó cũng được coi là “cái nôi” của các loài cây vừa có giá trị kinh tế vừa chứa đựng
các nguồn gen quý hiếm như Pơ mu, Giáng hương, Dó bầu, Căm xe, Bời lời, các loại
cây họ Dầu và các loài cây hạt trần khác.
Khu BTTN Nam Ka nằm trên địa bàn huyện Lăk - Tỉnh Đăk lăk cũng là nơi bảo
tồn nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm có giá trị cao. Tuy nhiên, huyện Lăk là
một trong những huyện khó khăn của tỉnh, đời sống người dân chủ yếu vẫn phụ thuộc
vào rừng. Điều này đã gây sức ép rất lớn đến việc quản lý tài nguyên rừng và cây
rừng. Vì vậy, câu hỏi lớn đang đặt ra cho các nhà lâm nghiệp là làm thế nào để vừa
quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn vừa phát triển kinh tế cho người dân ở vùng đệm?
Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với những kiến thức đã nắm bắt được
trong quá trình học tập, được sự đồng ý của Nhà trường, của Khoa Lâm Học và sự
hướng dẫn của thầy Nguyễn Thanh Tuấn, chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn cuối
khoá với đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý bảo vệ rừng tại khu Bảo tồn thiên
nhiên Nam Ka – Huyện Lak – Tỉnh Đăk Lăk”.

Do hạn chế về thời gian và kiến thức cũng như nguồn thông tin tiếp nhận được
nên đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong quý thầy cô
và các bạn đóng góp ý kiến bổ sung để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
o Mô tả được hiện trạng tài nguyên rừng tại khu BTTN Nam Kar.
o Phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt động bảo tồn tài nguyên rừng tại
địa điểm nghiên cứu.
o Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên
rừng tại nơi nghiên cứu.

2


2.2. Mục tiêu cụ thể
Tiến hành đánh giá tình hình bảo tồn các loài thực vật bậc cao, trong đó chú
trọng đến các loài quý hiếm, đã và đang bị tác động mạnh và có nguy cơ tuyệt chủng
tại khu BTTN Nam Kar, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk và các nhân tố tác động đến hoạt
động bảo tồn ở một số xã vùng đệm.

3


Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Thực vật rừng hay cây rừng gồm tất
cả các loài cây, loài dây leo, loài cỏ thuộc thực vật bậc cao có mạch phân bố trong
rừng. Chúng là thành phần chính của hệ sinh thái rừng và là nguồn tài nguyên quan
trọng mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Ở từng nơi, từng lúc thành phần thực vật rừng có thể thay đổi; đó là kết quả sinh

trưởng phát triển của từng loài và sự thích ứng của chúng với những biến động của
nhân tố ngoại cảnh. Vì vậy, thực vật rừng ở mỗi địa phương trong thời điểm nhất định
không chỉ phản ánh hiện trạng tài nguyên, tính đa dạng sinh học mà còn phản ánh
tình trạng môi trường rừng. Nơi lập địa khắc nghiệt thành phần thực vật thường đơn
giản, chất lượng thấp; nơi lập địa tốt, ít bị tác động không những chất lượng rừng cao
mà thành phần thực vật rừng cũng phong phú đa dạng.
Theo định nghĩa trong chiến lược bảo tồn thế giới của IUCN, UNEP,
WWF(1980) bảo tồn (conservation) là quản lý sử dụng tài nguyên sinh học sao cho
chúng có thể tạo ra lợi ích lâu bền lớn nhất cho các thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy
trì tiềm năng đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai.
Theo Keiding và Graudal (1989) thì bảo tồn một tài nguyên là các hoạt động và
chính sách nhằm bảo đảm sự sẵn có và liên tục của nguồn tài nguyên đó.
Bảo tồn đa dạng sinh học (Conservation of biodiversity) là việc quản lý mối tác
động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại
lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại mà vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng
nhu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai (Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển
bền vững, 2001).
Bảo tồn tài nguyên thực vật rừng nằm trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh
học. Bảo tồn tập trung chủ yếu vào bảo vệ nguồn gen, loài và hệ sinh thái.
Những nổ lực của bảo tồn thường hướng đến việc bảo vệ các loài đang bị suy
giảm về số lượng và đang có nguy cơ bị tuyệt diệt. Nhưng để có thể bảo tồn thành

4


công loài trong những điều kiện khắc nghiệt do con người tạo nên, các nhà sinh học
và các nhà bảo tồn cần phải xác định được tính ổn định của quần thể dưới những điều
kiện nhất định.
Nhiều khu bảo vệ đã được hình thành nhằm bảo vệ một số loài quý hiếm; biểu
tượng cho vùng, cho quốc gia hoặc có giá trị đặc biệt khác. Tuy nhiên, việc chỉ khoanh

nuôi các quần xã có các loài nêu trên sinh sống thành các khu bảo tồn chưa hẳn đã có
thể ngăn chặn được sự suy giảm và tuyệt diệt, kể cả khi chúng được pháp luật bảo vệ.
Nhìn chung các khu bảo tồn chỉ được thành lập khi con người nhận thấy được sự suy
giảm của hầu hết các quần thể của loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt trong hoang dã.
Trong những điều kiện như vậy thì hiện trạng của loài thay đổi theo xu thế suy giảm
nhanh chóng về số lượng và tiến tới tuyệt diệt. Cùng lúc đó các cá thể nằm ngoài ranh
giới khu bảo tồn vẫn tiếp tục bị đe doạ do không được bảo vệ.
Theo nguyên tắc chung, một kế hoạch bảo tồn thích hợp cho một loài đòi hỏi
càng nhiều cá thể được bảo tồn càng tốt trong một diện tích lớn nhất có thể được của
nơi sinh sống đang được bảo vệ.
Bảo tồn tài nguyên thực vật vừa có mục tiêu bảo vệ, vừa có mục tiêu lâu dài là
đánh giá, khai thác và sử dụng lâu bền các nguồn gen có giá trị phục vụ con người.
Bảo tồn tài nguyên thực vật rừng nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói
chung, hiện nay có 2 phương thức chủ yếu, đó là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo tồn
chuyển chỗ (Ex-situ).
1.2. Tổng quan tình hình trong nước và trên thế giới
1.2.1. Thế giới
Sự suy giảm ĐDSH nói chung và nguồn gen thực vật nói riêng cũng như hoạt
động bảo tồn chúng đã được nhiều nhà khoa học và nhiều nước trên thế giới đề cập.
Các loài thực vật đã được phân loại và mang lại ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
Theo một số nhà nghiên cứu như Van Steenis (1971), Yap(1994) cho rằng Đông
Nam Á nằm trong vùng rừng nhiệt đới ẩm có mức độ đa dạng sinh học rất cao, có tới

5


25000 loài thực vật có hoa bằng 10% tổng số loài thực vật có hoa của thế giới và có
40% là loài đặc hữu.
Các loài thực vật trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Ngày
8/4/1998, IUCN đã lên tiếng cảnh báo rằng có ít nhất 1/8 loài thực vật trên trái đất có

nguy cơ tuyệt chủng. Sau 20 năm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra danh
sách gồm 40000 loài thực vật, chiếm 12,5 % của tổng số 270000 loài được biết đến
trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng.
Thời gian gần đây, mạng lưới bảo tồn và sử dụng tài nguyên di truyền ở châu
Âu và Viện nghiên cứu thực vật, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã hỗ trợ quản
lý hợp nhất quỹ gen; các hoạt động quản lý và bảo tồn các loại cây trồng.
Trong Chuyên đề về Quyền sở hữu trí tuệ (bài 7) của Đại sứ quán Hoa Kỳ thì
nỗ lực gần đây nhất của người Mỹ trong việc bảo tồn nguồn gen thực vật và duy trì
văn hoá theo các hướng tiếp cận: Nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân
gian.
Năm 1994 IUCN đưa ra thang bậc phân loại mức đe doạ dùng cho cả động vật
và thực vật làm cơ sở cho việc xác định các đối tượng bảo tồn như sau:
❖ Được đánh giá


Đủ dữ liệu

-

Bị tuyệt chủng

-

Tuyệt chủng trong hoang dã

-

Bị đe doạ: Gồm nguy cấp cao, nguy cấp, sắp nguy cấp

-


Đe dạo thấp:Gồm ba cấp phụ thuộc bảo tồn, Gần bị đe doạ, Hầu như không

bị đe doạ


Thiếu dữ liệu

❖ Chưa được đánh giá
Các phương thức chính được thế giới sử dụng để bảo tồn tài nguyên động thực
vật và đa dạng sinh học:
❖ Bảo tồn tại chỗ (In – Situ conservation)
IUCN (1994) đã đưa ra 6 loại hình khu bảo vệ như sau:

6




Khu bảo vệ nghiêm ngặt

-

Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt

-

Vùng hoang dã




Vườn quốc gia hay khu bảo tồn hệ sinh thái và giải trí



Thắng cảnh thiên nhiên



Khu dự trữ thiên nhiên có quản lý khu bảo tồn loài và sinh cảnh



Khu bảo tồn cảnh quan đất liền, cảnh quan biển



Sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên hay khu quản lý tài nguyên

❖ Bảo tồn chuyển vị (Ex – Situ conservation)
Một số hình thức bảo tồn chuyển vị thông dụng


Vườn động vật hay vườn thú



Bể nuôi




Vườn thực vật và vườn cây gỗ



Ngân hàng hạt giống

Tính đến năm 1993 toàn thế giới đã có tất cả 8.619 khu bảo tồn chiếm diện tích
rộng 7.922.660 km2 .
1.2.2. Trong nước
Việt Nam có khoảng19 triệu ha rừng và đất có thể sử dụng vào mục đích trồng
rừng, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, trong đó còn hơn 8,6 triệu ha rừng tự nhiên. Hệ
sinh thái rừng Việt Nam đa dạng về các loài sinh vật: hơn 12.000 loài cây, trong đó
có khoảng 7.000 loài thực vật có mạch, có hơn 1.000 loài cây đặc hữu của Việt Nam,
có hơn 300 loài cây có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm, trong đó có hàng chục
loài gỗ quý. Rừng Việt Nam có nhiều loài cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, làm
thực phẩm, sản xuất nhựa, sản xuất tinh dầu và dầu béo...
Công tác bảo tồn thực vật rừng đã được nhà nước quan tâm từ đầu những năm
60 với sự ra đời của VQG Cúc Phương- VQG đầu tiên của Việt Nam.
Năm 1972, Nhà nước công bố pháp lệnh bảo vệ rừng và xây dựng đội ngũ kiểm
lâm.

7


Năm 1986, Nhà nước ra quyết định194/CT công nhận 87 khu rừng cấm.
Năm 1987, khởi xướng chương trình bảo tồn nguồn gen quốc gia và triển khai
các đề tài nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen.
Việt Nam hiện đã thiết lập được hệ thống trên 1000 khu rừng đặc dụng đại diện
cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng bao gồm cả trên cạn, khu vực đất ngập nước

và biển. Hơn 2 triệu ha rừng tự nhiên, trong đó phần lớn là rừng nguyên sinh đã được
bảo vệ. Những động, thực vật có nguy cơ bị đe doạ có nơi cư trú an toàn hơn. Bên
cạnh những thông tin đáng mừng như vậy, một thực tế đáng lo ngại là ĐDSH của
Việt nam đã bị giảm sút nghiêm trọng trong thời gian qua. Theo đánh giá của các
chuyên gia soạn thảo Chiến lược quản lý hệ thống các KBTTN Việt Nam, sự suy
thoái ĐDSH ở Việt Nam thể hiện chủ yếu như: hệ sinh thái bị biển đổi dẫn đến mất
nơi ở của một số loài; mất loài; mất đa dạng di truyền; di nhập, xâm lấn và chiếm ưu
thế tại một số nơi của loài lạ.
Đối tượng của bảo tồn nguồn gen thực vật rừng chủ yếu là: Các loài cây có giá
trị kinh tế cao đang có nguy cơ bị tiêu diệt; Các loài cây có giá trị khoa học cao đang
có nguy cơ tuyệt chủng; Các loài cây bản địa phục phụ trồng rừng; Các loài cây nhập
nội phục vụ trồng rừng.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, bảo tồn in-situ (bảo tồn tại chỗ) là biện pháp
hữu hiệu nhất để bảo tồn nguồn gen cây rừng, đặc biệt là đối với các loài cây bản địa
có phân bố tập trung và có khả năng tái sinh tự nhiên.
Nhận xét chung: Từ tổng quan cho thấy trên thế giới và Việt Nam trong giai đoạn
vừa qua còn nhiều vấn đề cần đặt ra để nghiên cứu một cách đầy đủ hơn:
o Đánh giá được đầy đủ hiện trạng tài nguyên thực vật và thực trạng bảo tồn
chúng trong giai đoạn hiện nay.
o Nâng cao nhận thức cũng như chia sẽ trách nhiệm và lợi ích cho cộng đồng
sống gần rừng trong hoạt động bảo tồn.
o

Phát triển các giải pháp bảo tồn thích hợp thông qua hướng tiếp cận kỹ thuật
(điều tra sinh học, sinh thái học, đa dạng sinh hoc,...) và tiếp cận có sự tham
gia.

8



o Gắn kết giữa đối tượng bảo tồn với các nhân tố tố ảnh hưởng tổng hợp đến bảo
tồn ( Kinh tế, xã hội, văn hoá, tự nhiên, chính sách, thể chế,...)

9


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình bảo tồn tài nguyên rừng tại khu
BTTN Nam Kar, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk.
2.1.2. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới.
Khu BTTN Nam Ka có tổng diện tích tự nhiên là 20.678,2 ha thuộc phạm vi
hành chính của 02 huyện: Lăk và Krông Ana, cách TP Buôn Ma Thuột khoảng 80km
về hướng Đông Nam.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính KBTTN Nam Ka

10


-

Đông có ranh giới là suối Ea Poi.

-

Tây và Nam có sông Krông Nô bao bọc


-

Bắc giáp xã buôn Triết huyện Lăk

Tọa độ địa lý :
-

Từ 120 15’ đến 120 27’ vĩ độ Bắc.

-

Từ 1080 00’ đến 1080 08’ kinh độ Đông.

Toàn bộ KBT được chia thành 3 phân khu và vùng đệm với diện tích cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu diện tích trong khu BTTN Nam Ka
Phân khu chức năng

Diện tích (ha)

Bảo vệ nghiêm ngặt (Ia, Ib)

Chiếm tỷ lệ (%)

15.149,5

69,1

6.747,8


30,8

15,0

0,1

Phục hồi sinh thái (II)
Dịch vụ, hành chính, sản xuất (III)
Tổng

100
Bảng 2.2: Cơ cấu diện tích vùng đệm
Vùng đệm

Diện tích

Chiếm tỷ lệ

(ha)

(%)

Vùng đệm dân cư

1 100

13

Hành lang đệm Đông - Bắc


7 300

87

Tổng

8 400

100

2.1.2.1.2. Địa hình.
− Địa hình thuộc kiểu núi thấp khối tảng nền hoạt hoá thứ sinh
− Độ cao trung bình từ 100 – 1100m chạy theo hướng thấp dần từ Đông Bắc
xuống Tây Nam.
− Núi có sườn dốc hiểm trở. Điểm thấp nhất là hồ Ea Boune (418m), cao nhất là
đỉnh Nam Ka (1294m).
2.1.2.1.3. Đất đai.
Toàn bộ đất trong khu khoanh nuôi Nam Ka thuộc mấy loại đất chính sau đây:
11


− Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan, phân bố chủ yếu trên địa hình núi cao
nhất là núi Nam Ka.
− Đất feralit phát triển trên đá granit, phân bố trên địa hình đồi núi thấp.
− Đất feralit phát triển trên đá sa thạch, sa phiến thạch, phân bố trên địa hình đồi
núi thấp, chia cắt mạnh.
− Đất bồi tụ phân bố dọc theo sông Krông Knô, các thung lũng ven suối và xung
quanh các hồ.
Nhìn chung, càng lên cao quá trình feralit càng yếu thay thế vào đó là quá trình
tích luỹ mùn.

Độ dày tầng đất lớn hơn 80cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ trung bình, đá lộ đầu
không đáng kể rất thích hợp cho nhiều loài cây sinh trưởng và phát triển.
2.1.2.1.4. Khí hậu – Thủy văn.
a- Khí hậu:
Khu BTTN Nam Ka nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của
cao nguyên, mỗi năm chia làm hai mùa rõ rệt:
− Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.
− Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ bình quân trong năm là 250C
Lượng mưa bình quân trong năm từ 1800 đến 2200mm, mưa lớn thường tập trung
vào các tháng 7, 8, 9 trong năm.
Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 85%, thỉnh thoảng có sương mù vào buổi
sáng sớm nhưng không có sương muối.
Trong năm thường có hai hướng gió chính: Mùa mưa có gió Tây nam thổi từ biển
lên, mùa khô có gió Đông bắc.
b- Thuỷ văn
Khu BTTN Nam Ka có hệ thống sông suối dày đặc, phần lớn là có nước quanh
năm. Phía Bắc có sông Krông Ana, Krông Nô, suối Ea Lông Ding, Ea Vi, Ea Mok.
Phía Nam và Tây có sông Krông Nô, suối Ea Poi, Dăk Rơh,…Ngoài ra trong KBT
còn có các suối nhỏ như Ea Pregne, Ea Dao, Ea Mongue, Đăk Rohyô,…
12


Nguồn nước quan trọng khác là hệ thống 03 hồ phía Tây Bắc: Hồ Ea Boune
(60ha), hồ Ea Tyr (130ha) và hồ Ea R’Bin (200ha).
Tóm lại, chế độ khí hậu thuỷ văn ở khu BTTN Nam Ka rất phong phú và đa
dạng, thuận lợi cho sự quần cư của nhiều loài thực vật.
2.1.2.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế- xã hội
Khu BTTN Nam Ka nằm trên phạm vi hành chính của 06 xã: 05 xã là Buôn
Tría, Buôn Triết, Đăk Nuê, Nam Ka và Ea R’Bin thuộc huyện Lăk và 01 xã Bình Hoà

thuộc huyện Krông Ana. Đây là những xã đông dân, ngoài đồng bào dân tộc tại chỗ
sinh sống còn có một số đồng bào dân tộc phía Bắc vào định cư từ nhiều năm trước
đây.
a- Dân số, dân tộc và lao động
Dân cư vùng đệm khu BTTN Nam Ka phân bố khá tập trung, chỉ có số dân kinh
tế mới từ các tỉnh phía Bắc vào định cư ở thành từng cụm hoặc rãi rác trên diện tích
đất nương rẫy.
Bảng 2.3 : Dân số, dân tộc và lao độ
Đơn vị: Người

Huyện/Xã

Tổng

Tổng số

số hộ

khẩu

1 596

7746

1.552

Kinh

Dân tộc


Lao

Nam

Nữ

44

3.823

3.923

4.260

khác

động

I

Krông Ana

1

Bình Hoà

II

Lăk


1

Buôn Tría

749

3317

651

98

1.671

1.646

998

2

Buôn Triết

1 520

6888

1.345

275


3.416

3.472

2.516

3

Đăk Nuê

894

4295

320

574

2.043

2.252

2.034

4

Nam Ka

1 276


6624

168

1.108

3.215

3.409

2.863

5

Ea R’Bin

471

2184

19

452

1.203

981

767


2114

31054

4055

2551

15371 15683

Tổng

02 huyện,
06 xã

13438

Nguồn: Số liệu báo cáo từ các xã

13


Tổng số lao động 06 xã vùng đệm là 13.438 người, cho thấy tiềm năng lao động
tại chỗ rất lớn, tuy nhiên lực lượng lao động chủ yếu lao động nông nghiệp, trình độ
dân trí còn thấp.
Toàn vùng có 09 dân tộc thiểu số cùng sinh sống gồm: đồng bào dân tộc tại chỗ
như: M’Nông (chiếm đa số), Ê Đê, Xê Đăng và đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn
gốc từ phía Bắc di cư tự do vào sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, Thái, H’Mông,
Mường. Các dân tộc nói trên vẫn còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền
thống đặc trưng của Tây Nguyên và Tây Bắc. Tinh thần cộng đồng, lễ hội cồng chiêng

và chế độ mẫu hệ vẫn còn là nét đặc trưng cơ bản, ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh
thần cộng đồng trong vùng.
Ngoài các dân tộc nói trên, dân tộc Kinh vẫn là dân tộc chiếm đa số, thường
sống cách xa rừng, gaàn đường quốc lộ. Dân cư trong vùng bao gồm nhiều tỉnh, địa
phương trong cả nước đến định canh định cư và sống cùng cộng đồng các dân tộc
khác. Sự hiện diện của dân tộc Kinh trong khu vực góp phần thúc đẩy công tác định
canh định cư, mở mang đất sản xuất, sản xuất nông nghiệp trình độ cao, đặc biệt là
sản xuất cây lúa nước và các loại hoa màu khác, góp phần phát triển giao lưu hàng
hoá, mở rộng thành phần kinh tế dịch vụ, mua bán trao đổi trong toàn vùng.
b- Tình hình kinh tế
Nghề chính của người dân là trồng lúa nước và làm rẫy, ngoài ra còn chăn nuôi gia
súc (chủ yếu là trâu, bò), gia cầm.
Theo thống kê:
− Đất nông nghiệp: 1.518,6ha
− Đất lâm nghiệp: 27.386,7ha
− Đất chuyên dùng, đầm, hồ và đất khác: 674ha
Diện tích canh tác trong toàn khu vực là:
− Ruộng lúa nước:685,3ha
− Nương rẫy: 783,8ha
− Trồng cây công nghiệp: 49,2ha

14


Cây trồng chủ yếu trên nương rẫy là lúa cạn, ngô đậu các loại, ngoài ra còn có vài
nương rẫy trồng cà phê nhưng số lượng còn ít và chưa mang lại hiệu quả. Những năm
gần đây bà con còn phát triển kinh tế nhờ cây điều và bước đầu mang lại hiệu quả
cao. Ruộng lúa nước tập trung ở các cánh đồng trũng ven sông, suối và các đầm lầy
xưa kia này bị cạn. Các cánh đồng lúa khá bằng phẳng và phì nhiêu, đặc biệt là cánh
đồng buôn Triết, nhờ có hệ thống thuỷ lợi tốt nên người dân tăng vụ, tăng năng suất

ở vùng này, đảm bảo sự no ấm và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, nhiều nơi
mới chỉ canh tác được một vụ, năng suất bấp bênh vì nạn ngập lụt.
c- Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên
Do địa hình hiểm trở và giao thông đi lại khó khăn nên trước giải phóng chỉ
có đồng bào dân tộc địa phương tác động sản xuất làm nương rẫy và săn bắn trong
khu vực, sự tác động đó không ảnh hưởng nhiều đến cân bằng sinh thái, do đó rừng
hầu như vẫn giữ được trạng thái tự nhiên. Sau giải phóng, đặc biệt là những năm thập
niên 80, do sự tăng dân số và di dân tự do của các dân tộc phía Bắc vào đã gây sức
ép rất lớn đến tài nguyên rừng, các tác động như phát nương làm rẫy, khai thác lâm
sản như song mây và đặc biệt là dân đi lấy trầm và buôn gỗ quý đã tàn phá thảm thực
vật rừng.
Khu BTTN Nam Ka được thành lập năm 1991 đã từng bước chấm dứt nạn phá
rừng, xây dựng rừng và bảo tồn các hệ sinh thái phong phú của rừng, ổn định đời
sống kinh tế-xã hội cho nhân dân, đưa nhân dân tham gia công tác quản lý bảo vệ
rừng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:
− Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên TVR tại khu BTTN Nam Kar ở các cấp độ gen,
loài, hệ sinh thái.
− Đánh giá thực trạng bảo tồn tài nguyên TVR tại khu BTTN Nam Kar.
− Xác định các yếu tố tác động đến công tác bảo tồn tài nguyên TVR tại nơi nghiên
cứu.

15


o

Các yếu tố tự nhiên .


o Các yếu tố xã hội.
o Các chính sách, chương trình, dự án đã và đang triển khai có ảnh hưởng
đến công tác bảo tồn tài nguyên TVR tại khu BTTN Nam Kar.


Đề xuất một số giải pháp bảo tồn tài nguyên tại khu BTTN Nam Kar.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Tiến hành thu thập số liệu, thông tin thứ cấp, kế thừa các tài liệu nghiên cứu
trước, phỏng vấn cán bộ khu bảo tồn kết hợp với đánh giá hiện trạng và lựa chọn giải
pháp bảo tồn có sự tham gia (PRA).
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
− Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về tất cả các nội dung có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu tại Ban quản lý khu BTTN Nam Kar và các xã vùng đệm.
− Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về bảo tồn tài nguyên thực vật
rừng, số liệu về công tác quản lý bảo vệ rừng hàng năm của khu bảo tồn.
− Phỏng vấn cán bộ khu bảo tồn, cán bộ lâm nghiệp và cộng đồng dân cư các xã
vùng đệm với các công cụ PRA như:
+ Dùng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc theo các biểu câu hỏi lập
sẵn. Các mẫu phiếu điều tra được thiết lập riêng cho từng đối tượng
phỏng vấn và từng nhóm thông tin khác nhau.
+ Phân tích SWOT để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cản trở
của hoạt động bảo tồn.
+ Bình bầu đa phương để lựa chọn giải pháp quan trọng.
− Phương pháp điều tra trên thực địa: Khảo sát theo tuyến đi, quan sát các hình thức
tác động trên tuyến, dừng lại để phỏng vấn và thảo luận với nông dân.
− Tổng hợp, phân tích và thảo luận cho tất cả các nội dung đề đề xuất một số giải
pháp bảo tồn thích hợp.
16



Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng tài nguyên thực vật tại khu BTTN Nam Ka
3.1.1. Thảm thực vật rừng
Do các đặc trưng của chế độ nhiệt ẩm, thảm thực vật ở Nam Ka khá phong phú
đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất Cao nguyên. Tuy nhiên, do tác
động của con người, những cách rừng nguyên sinh ngày càng bị thu hẹp để thay vào
đó là những kiểu rừng thứ sinh nhân tác với thành phần loài đơn giản hơn. Sự thay
đổi địa hình kéo theo các dạng thảm thực vật cũng thay đổi mạnh, nhưng chủ yếu
thường gặp các dạng sau:
− Rừng nửa rụng lá ưu thế Bằng lăng ổi (Langerstroemia calyculata): thường
mọc thành dãy ở ven suối hay thành đám ở khe trũng giữa hai sườn núi, dưới
chân núi Nam Ka và rải rác ở vùng đồi gò thung lũng thấp dọc tỉnh lộ 21 giữa
buôn Phok và buôn Lách Ló. Rừng thường có 4 tầng, bằng lăng thường ở tầng
ưu thế sinh thái và tầng cây nhỡ xen kẻ rãi rác với một số loài như: Dầu rái
(Dipterocarpus indicus), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Giáng hương
(Pterocarpus pedatus)...Tầng cây bụi và tầng cỏ thưa thớt chủ yếu là le, lồ ô,
dây leo nhiều và to, bì sinh tương đối phong phú, đặc biệt có nhiều loài lan
quý. Diện tích loại rừng này chiếm 1500-2000ha.
− Rừng kín hỗn loài thường xanh nhiều thành phần: đây là loại hình nhiệt đới
mưa mùa điển hình ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung. Kiểu rừng
này phổ biến nhất trong vùng với tỉ trọng thành phần các loài tăng hơn so với
rừng bằng lăng nhưng còn đơn giản hơn rừng thường xanh. Các loài ưu thế
thường gặp là họ Sồi giẻ (Fagaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dầu
(Dipterocarpaceae), họ Cà phê (Rubiaceae),...Loại rừng này chiếm phần lớn
vùng núi cao của các dãy Chư Y-Yang, Chư Liên Hoâ ở phía Bắc, Chư Pardla,
Chư Bole và Chư Nam Ka ở phía Nam. Tổng diện tích chiếm khoảng 1500016000ha, là loại thảm quan trọng nhất khu bảo tồn.

17



×