Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Khai thác nguồn vốn ODA trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 244 trang )

BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------NGUYỄN THỊ HUYỀN

KHAI THÁC NGUỒN VỐN ODA TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62 31 12 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. VŨ THỊ MINH HẰNG
2. TS. PHẠM ĐẮC DUYÊN

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và nội dung
trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
AFD
AusAID


BQLDA
Bộ KHĐT
Bộ GTVT
CIP
CNH, HĐH
DAC
DAD
DCAS
DFID
EVN
FTC
FER
HIFU
IFAD
IMF
IDA
ITC
JBIC
JICA
HTPT
KHPTKTXH
KFW
HCS
LMDG
MDGs
MDTF

NGOs
ODA
OOF

ODF
OECD
PBB

Ngân hàng Phát triển châu Á
Cơ quan Phát triển Pháp
Cơ quan Hợp tác Phát triển Australia
Ban quản lý dự án
Bộ Kế hoạch Đầu tư
Bộ Giao thông vận tải
Hỗ trợ dự án đầu tư
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ủy ban Hỗ trợ phát triển thuộc OECD
Cơ cở dữ liệu về Viện trợ phát triển
Hệ thống Phân tích Hợp tác Phát triển của UNDP
Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
Hỗ trợ kỹ thuật độc lập
Cứu trợ và viện trợ khẩn cấp
Quỹ đầu tư phát triển đô thò thành phố Hồ Chí Minh
Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp
Quỹ Tiền tệ quốc tế
Hiệp hội Phát triển quốc tế
Hỗ trợ kỹ thuật có liên quan đến đầu tư
Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật bản
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản
Hỗ trợ Phát triển
Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Đức
Tuyên bố cam kết Hà nội

Nhóm nhà tài trợ đồng chính kiến
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Quỹ Tín thác đa bên các nhà tài trợ
Nghò Đònh
Các tổ chức phi chính phủ
Hỗ trợ phát triển chính thức
Dòng tài chính chính thức khác
Tài chính phát triển chính thức
Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế
Hỗ trợ theo chương trình/ngân sách hoặc hỗ trợ cán cân thanh


PRSC
PRGF
SIDA
UN
UNDP
USD
VAMESP II
VDB
WB
WTO

toán
Chương trình hỗ trợ Tín dụng giảm nghèo
Quỹ Hỗ trợ tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Thụy Điển
Liên Hợp Quốc
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Đô la Mỹ

Dự án Tăng cường năng lực Theo dõi và Đánh giá Việt Nam –
Australia II
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Giải ngân ODA từ các nhà tài trợ từ 1990-2005 ……………………………………….11
Bảng 1.2: Giá trò hiện tại của nợ năm 2004 của một số quốc gia……………….………………………..26

Bảng 1.3: Đầu tư và tiết kiệm của Thái Lan…………………………………………………………….……..51
Bảng 1.4: Tiếp nhận OA ở nước có nền kinh tế chuyển đổi (1998-2004)……………56
Bảng 2.1: Chuyển dòch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1995-2005…………………………………..65
Bảng 2.2 : Cơ cấu sử dụng ODA theo lónh vực giai đoạn 1993-2007…………………….69
Bảng 2.3: Tỷ lệ giải ngân qua các giai đoạn 1996-2000 và 2001-2005……………….77
Bảng 2.4: Cam kết và giải ngân của 6 PRSC ở Việt Nam…………………………………………92
Bảng 2.5: Các văn bản pháp lý về quản lý dự án đầu tư trong nước có liên quan
đến quản lý dự án có sử dụng ODA………………………………………………….…………102
Bảng 3.1: Các ngưỡng an toàn nợ do WB và IMF xây dựng …………………………………127
Bảng 3.2: Các chỉ số nợ nước ngoài của Việt Nam từ 2000-2007……………………...128
Bảng 3.3:Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 (theo giá năm 2005)…………130
Bảng 3.4:Nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng đến năm 2020…………………………..132
Bảng 3.5 Danh mục dự án đầu tư từ các nguồn vốn giai đoạn 2006-2010…………141
Bảng 3.6: Những cam kết trung và dài hạn của những đối tác chiến lược……….151
Bảng 3.7: ODA góp phần hỗ trợ đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng…………………….156
Bảng 3.8: Khoản vay ODA trực tiếp vào các Quỹ Đầu tư Phát triển đòa phương….…160
Bảng 3.9 Xu hướng giải ngân ODA trong thời gian tới……………………………………………..163
Bảng 3.10: Hai loại cho vay của Ngân hàng thế giới dành cho các nước đang

phát triển ……………………………………………………………………………………………………………………………………167


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Các dòng vốn từ các nước thành viên DAC đến các nước đang phát triển…….10
Hình 1.2: Phân loại nguồn vốn nước ngoài……………………………………………………………………..16
Hình 1.3: Các bước cơ bản của quy trình vận động, đàm phán và ký kết ODA.30
Hình 1.4: Khả năng sản xuất của quốc gia X trước khi có viện trợ……………………….41
Hình 1.5: Khuynh hướng sản xuất của quốc gia X khi có viện trợ…………………………42
Hình 2.1: Các chỉ số phát triển kinh tế của Việt Nam 1993-2007…………………………64
Hình 2.2: ODA cam kết, ký kết và giải ngân qua các giai đoạn…………………………….68
Hình 2.3: Các loại hình ODA giải ngân ở Việt Nam giai đoạn 1993-2007………..71
Hình 2.4: Số giải ngân ODA không hoàn lại và vay ưu đãi từ 1993-2007………….73
Hình 2.5: Mười nhà tài trợ có số giải ngân lớn nhất giai đoạn 1993-2007………….75
Hình 2.6: ODA cam kết và tỷ lệ giải ngân ODA ở Việt Nam 1993-2007…………..76
Hình 2.7: Vốn đầu tư xã hội, mức cam kết và mức giải ngân ODA từ 1993-2007……79
Hình 2.8: Đầu tư cơ sở hạ tầng và đóng góp từ ODA 1993-2007……………………………81
Hình 2.9: Mức giải ngân ODA theo các lónh vực thuộc cơ sở hạ tầng chính………83
Hình 2.10: Cơ cấu nguồn đầu tư trong lónh vực giao thông do Bộ GTVT quản lý…..85
Hình 2.11: Tỷ lệ tiếp cận dòch vụ cơ sở hạ tầng 1996-2004…………………………………….88
Hình 2.12: ODA đổ vào nông nghiệp; phát triển nông thôn và xóa đói giảm
nghèo1993-2007…………………………………………………………………………………………………..89
Hình 2.13: Các công trình cơ sở hạ tầng và cơ cấu đầu tư tính đến năm 2005….90
Hình 2.14: Mức giải ngân ODA vào giáo dục và y tế từ 1993-2007…………………...97
Hình 2.15: Vốn ODA giải ngân giai đoạn 1993-2007………………………………………………108
Hình 2.16: Nguồn cho vay lại lũy kế qua các năm của Ngân hàng Phát triển…………118
Hình 3.1: Dòng chảy ODA và dự báo ODA đến năm 2010 được cung cấp từ OECD…122



1

LỜI MỞ ĐẦU
I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam luôn nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng
quốc tế cho mục tiêu phát triển thông qua nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA). Tuy là quốc gia không phụ thuộc về viện trợ nhưng cũng như các nước
đang phát triển khác, ODA là nguồn ngoại lực bổ sung đã đóng góp vào quá
trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam nói riêng. Thật vậy, hơn 60% khối lượng ODA được giải ngân
đã đổ vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng chính yếu, lónh vực được coi là cốt lõi để
giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng cao và giảm nghèo nhiều hơn. Cùng với
sự đóng góp cho đầu tư, ODA chảy vào Việt Nam với nhiều chương trình, dự án
liên quan đến cải cách thể chế và chính sách, tạo điều kiện cải cách bộ máy
hành chính, cải thiệân môi trường kinh doanh, cải thiện nền quản trò công vốn dó
còn nhiều yếu điểm trong một đất nước nghèo và đông dân. Không những thế,
các chương trình liên quan đến giáo dục, sức khỏe và bệnh tật, bình đẳng giới,
bảo vệ tài nguyên và môi trường… cũng là những nội dung mà ODA đóng góp
nhằm thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ tại Việt Nam, mục tiêu mà các nhà
tài trợ quan tâm.
Với gần 15 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA, Việt Nam tỏ ra là một quốc gia
nhận nhiều viện trợ và sử dụng viện trợ tương đối thành công. Tuy nhiên, xét về
thời gian và hiệu quả, việc khai thác ODA trong giai đoạn đầu của quá trình phát
triển còn chưa tương xứng với quy mô cam kết từ các nhà tài trợ, có nhiều trở ngại
trong giải ngân cũng như sự bò động của các cấp quản lý trong tiếp nhận, quản lý và
sử dụng nguồn vốn này. Và hơn lúc nào hết, Việt Nam đang ở trong giai đoạn tạo
đà cho phát triển nhanh, bền vững, sự kết hợp giữa ngoại lực và nội lực là cần thiết


2


và tất yếu cho đầu tư phát triển, củng cố thể chế, hoàn thiện môi trường và giảm
nghèo.
Chính vì thế tác giả chọn đề tài: “KHAI THÁC NGUỒN VỐN ODA
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT
NAM” làm luận án tiến só, nhằm góp phần nghiên cứu về mặt lý luận cũng như
thực tiễn thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA ở Việt Nam.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Bối cảnh quốc tế, nguồn vốn ODA trên thế giới tăng liên tục từ năm 2001
đến nay. Bối cảnh trong nước, Việt Nam đang nằm trong giai đoạn thích hợp
nhất để thu hút và vận động ODA phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Do vậy, luận
án nghiên cứu trên cơ sở những vấn đề lý luận và bài học kinh nghiệm gắn liền
với lòch sử ODA đối với các nước đang phát triển để xem xét phân tích vấn đề
khai thác ODA cho đầu tư phát triển ở Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, luận
án đề xuất những giải pháp liên quan đến quá trình vận động, phân bổ, sử dụng
và giải ngân nguồn vốn ODA trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam.
III. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là nguồn vốn ODA và vấn đề khai thác ODA ở Việt
Nam. Khai thác nguồn vốn ODA là nội dung bao hàm các mặt: huy động, vận
động tài trợ (gia tăng mức cam kết ODA), phân bổ và sử dụng, khả năng hấp thụ
(thể hiện tỷ lệ giải ngân) nguồn vốn ODA. Khai thác ODA phục vụ cho sự
nghiệp CNH, HĐH là lónh vực rộng và có liên quan đến nhiều lónh vực như vận
động và đám phán tài trợ, phân bổ và sử dụng, đầu tư hạ tầng kinh tế, hạ tầng
xã hội, quản lý nợ, CNH, HĐH…
Do giới hạn về thời gian, khuôn khổ luận án, chuyên ngành nghiên cứu
nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung sau:


3


- Nguồn ODA được khai thác như thế nào vào đầu tư cơ sở hạ tầng, cải
cách thể chế và xóa đói giảm nghèo.
- Vấn đề “khai thác nguồn vốn ODA” mà luận án đề cập không chỉ là
vận động tài trợ, tìm kiếm thêm nguồn vốn mà chính là quản lý và sử
dụng cho tốt vốn ODA đã được ký kết nhất là trong giai đoạn 2006-2010.
- Chính sách phân bổ, sử dụng và khả năng hấp thụ ODA ở Việt Nam từ
1993 đến nay
- Không đi sâu vào thủ tục và nghiệp vụ giải ngân ODA.
- Không đi sâu vào cơ sở lý luận và những kinh nghiệm của sự nghiệp
CNH, HĐH.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu thường sử dụng đối với lónh vực kinh
tế xã hội như phương pháp phân tích chuỗi thời gian, phương pháp nghiên
cứu đònh lượng trên cơ sở hồi quy, phương pháp so sánh (so sánh với một
quốc gia có điều kiện tương tự), phương pháp mô hình hóa… thì luận án lấy
phương pháp chuỗi thời gian làm chủ đạo vì những lý do sau:
ƒ Phương pháp nghiên cứu đònh lượng là phương pháp tốt nhưng luận án
không lựa chọn bởi lẽ:
-

Từ 1993-2004, Việt Nam chưa có một dữ liệu tổng hợp hoàn chỉnh về
ODA. Các số liệu về ODA được quản lý phân tán ở các cơ quan như
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng
Phát triển và không tổng hợp chính xác theo ngành hoặc lónh vực.

-

Việt Nam không phải là một nước phụ thuộc về viện trợ nên các kết
quả để đưa ra tương quan về tăng trưởng và viện trợ hoặc những tương



4

quan vó mô khác sẽ đưa đến kết quả đóng góp của viện trợ rất thấp.
Tuy nhiên, có sự tương quan chặt chẽ giữa viện trợ với việc gia tăng
năng lực trong từng lónh vực khá cao thông qua dữ liệu đầu vào và đầu
ra như cơ sở hạ tầng, cải cách thể chế, xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam gần 15 năm qua.
ƒ Phương pháp so sánh: việc thu thập dữ liệu hai nước có điều kiện tương tự
để so sánh gặp khó khăn do dữ liệu chi tiết về ODA của quốc gia khác để
so sánh với Việt Nam không dễ thực hiện.
ƒ Phương pháp mô hình hóa: là phương pháp nghiên cứu cao và đòi hỏi thời
gian khá dài.
Phương pháp phân tích chuỗi thời gian là phương pháp đo lường ảnh
hưởng nhân quả giữa các biến quan tâm theo thời gian. Qua biểu đồ biểu diễn
các biến số theo thời gian, khuynh hướng vận động giữa các biến số được xác
lập từ đó rút ra quan hệ nhân quả. Tuy nhiên, phương pháp cũng có những hạn
chế, có những biến số không lượng hóa được theo thời gian ví dụ như mức độ cải
thiện thể chế. Trong những trường hợp này, tác giả còn sử dụng các sự kiện để
minh chứng những nhận đònh từ nghiên cứu. Ngoài việc sử dụng phương pháp
chuỗi thời gian, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp cũng được sử dụng để
làm rõ những vấn đề nghiên cứu mà luận án đề cập.
2. Dữ liệu nghiên cứu:
-

Số liệu thứ cấp đáng tin cậy của các cơ quan chính phủ như Bộ Tài
chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Phát
triển thông qua các báo cáo hàng năm,



5

-

Dữ liệu chi tiết từ cơ sở dữ liệu dùng chung giữa cộng đồng các nhà
tài trợ và chính phủ được được công khai từ năm 2005 trên trang
web

-

Sử dụng những chỉ tiêu về kết quả nghiên cứu của các đối tác
chiến lược của Việt Nam như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát
triển châu Á, Nhật bản.

-

Các dữ liệu trên các tạp chí của DAC (OECD).

V. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án có những đóng góp mới như sau:
ƒ Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ODA trong điều
kiện tài liệu về lý luận ODA khá ít ỏi.
ƒ Nhận diện những trở ngại trong khả năng hấp thụ và sử dụng ODA ở Việt
Nam, dựa trên cơ sở lý luận về ODA kết hợp với bài học kinh nghiệm của
một số nước, luận án đưa ra đònh hướng trong phân bổ và quan điểm khai thác
ODA cũng như mục tiêu khai thác ODA trong từng giai đoạn.
ƒ Với việc đề xuất hai nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm khai thác
ODA và dự báo giải ngân ODA ở Việt Nam đến năm 2010, 2015 và 2020.
Luận án góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến đặc thù

nguồn vốn ODA ở Việt Nam.
ƒ Luận án là một tài liệu nghiên cứu giúp cho các cơ quan, cán bộ quản lý nhất
là ở cấp đòa phương trong bối cảnh phân cấp quản lý ODA hiểu rõ hơn về mục
tiêu sử dụng ODA của Việt Nam và những hình thức tài trợ, những lợi ích
cũng như những hạn chế khi sử dụng nguồn ODA để có những bước thu hút và
vận động ODA phù hợp với đòa phương và từng thời kỳ.


6

ƒ Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho công tác giảng dạy và học
của chuyên ngành tài chính công tại các trường đại học chuyên ngành kinh tế,
tài chính.


7

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN HỖ TR PHÁT TRIỂN

CHÍNH THỨC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA.
1.1 Tổng quan về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
1.1.1 Lòch sử hình thành và phát triển nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
trên thế giới
Năm 1944, Hội nghò tài chính và tiền tệ của Liên Hiệp Quốc ở Bretton
Woods, New Hampshire, ở Mỹ triệu tập 44 nước thành viên và thành lập Ngân
hàng quốc tế cho hoạt động tái thiết và phát triển và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Viện trợ nước ngoài khởi đầu bằng hoạt động tái thiết châu Âu sau thế

chiến thứ hai với kế hoạch Marshal của Mỹ và các khoản vay của Ngân hàng
Thế giới (WB) vào năm 1947. Kế hoạch Marshal kết nối các khoản viện trợ lớn
đến các quốc gia ở châu Âu với khuôn khổ của sự hợp tác, đồng thuận, và có
trách nhiệm về chiến lược của sự hòa giải và hoạt động tái thiết. Ngày
16/04/1948, các nước nhận viện trợ từ kế hoạch Marshal đã ký tại Hội nghò
thành lập Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu (Ogarnisation for European
Economic Cooperation - OEEC) và Mỹ, nhà tài trợ chính, đã thành lập Cục Hợp
tác Kinh tế (Economic Cooperation Agency - ECA) để quản lý Chương trình hồi
phục châu Âu (European Recovery Programme -ERP) từ năm 1948 đến năm
1951. Trong khoảng thời gian này, Mỹ đã cung cấp cho châu Âu khoản viện trợ
tương đương 2,5%GDP của quốc gia [15, tr.236]. Chương trình viện trợ phát huy
hiệu quả và châu Âu hồi phục nhanh chóng. Sự thành công của kế hoạch
Marshal đã tạo ra sự lạc quan tột bực về triển vọng giúp đỡ các nước nghèo hơn
trong một tình huống hoàn toàn khác thông qua hỗ trợ nước ngoài.


8

Năm 1958, Hiệp hội Tôn giáo thế giới gởi đến phái đoàn Liên Hiệp Quốc
thông điệp giới thiệu ý tưởng “mục tiêu 1%” có nghóa là khoản viện trợ không
hoàn lại và khoản vay ưu đãi đến các nước đang phát triển ít nhất đạt 1% GNP
của những nước giàu. Con số này trở thành mục tiêu của thập niên phát triển
đầu tiên của Liên Hiệp Quốc và được xác nhận lại trong phiên họp đầu tiên của
Hội nghò thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) được tổ chức
ở Geneva vào 1964. Trong phiên họp thứ hai của UNCTAD tổ chức ở New Delhi
vào 1968, Hội nghò đặt ra mục tiêu là ¾ của 1% GNP của các nước giàu dành
cho ODA.
Trong thời gian này, các đònh chế phát triển đa phương được thành lập.
Năm 1959, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (The Inter-American Development
Bank (IDB) được thành lập bởi 19 nước thuộâc châu Mỹ la tinh và Hoa Kỳ để cho

vay với điều kiện ưu đãi ở các nước đang phát triển thuộc khu vực. Năm 1960,
Ngân hàng Thế giới thành lập Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) với sự quyên
góp ban đầu hơn 900 triệu USD để cung cấp những khoản vay mềm cho các
nước nghèo và đang phát triển. Năm 1961, các nước tài trợ chính đã thành lập
Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance Committee – DAC) của
OECD như một diễn đàn nhằm điều phối việc trợ giúp và nhằm thảo luận các
vấn đề phát triển. Hai năm 1960-1961, Mỹ cung cấp hơn 40% tổng viện trợ
chính thức đến các nước đang phát triển và hơn 30% đến từ nước Pháp và nước
Anh. Ngân hàng Phát triển châu Phi được thành lập năm 1964 và Ngân hàng
Phát triển châu Á được thành lập vào năm 1966 với mục đích tương tự.
Năm 1961, Đại hội đồng Liên hiệp Quốc đã chỉ rõ thập niên 60 là thập
niên phát triển của Liên Hiệp Quốc và xây dựng hai mục tiêu chính: Thứ nhất,
đến năm 1970, tỷ lệ tăng trưởng của các nước đang phát triển là 5% năm; Thứ
hai, gia tăng dòng vốn hỗ trợ quốc tế đến các nước đang phát triển xấp xỉ 1%NI


9

(thu nhập quốc dân-national incomes) của các nước đã phát triển. Năm 1962, Ủy
ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) phát động thực hiện bản tin hằng năm về những nỗ
lực hỗ trợ phát triển và chính sách của mỗi nước thành viên gọi là “Aid
Reviews”. DAC cũng đưa ra chỉ thò về báo cáo viện trợ và các dòng vốn khác
đến các nước đang phát triển dựa trên nền tảng so sánh. Cải thiện và hài hòa
điều kiện tài chính của viện trợ là một trong những điều mà DAC quan tâm
thường xuyên.
Tuy nhiên trên thực tế dòng viện trợ này đến các nước đang phát triển
khá chậm và không chỉ không đạt đến mục tiêu 1% mà bắt đầu từ 1961 trở đi,
dòng vốn có xu hướng sút giảm liên tục. Những năm đầu của thập niên 60, tỷ lệ
của các nước phát triển dành cho viện trợ là 0,53% GNI giảm còn 0,39% trong
thời kỳ 1966-1969 và còn 0,32% trong thời kỳ 1970-1973. Năm 1969, báo cáo

của Chủ tòch Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển đã đưa ra mục tiêu huy động viện trợ hay
còn gọi là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là 0.7% GNI (gross national
income) và được các nước nhất trí thông qua. [42, tr. 21]
Thụy Điển là thành viên đầu tiên của DAC duy trì mức cung cấp ODA
chiếm 0,7% GNI vào năm 1974, tiếp theo là Hà Lan vào năm 1975, Na Uy vào
năm 1976 và Đan Mạch vào năm 1978. Nhật đã đề xướng kế hoạch “gấp đôi
viện trợ” và thực hiện giải ngân gia tăng từ 1,4 tỉ USD năm 1977 lên 2,8 tỷ USD
năm 1980. Không thể không kể đến nguồn viện trợ từ các nước OPEC, các nước
đang phát triển đã nhận được ODA song phương của OPEC với sự gia tăng rất
ngoạn mục: từ 450 triệu USD năm 1972 lên 4,2 tỷ USD năm 1974 và đạt đỉnh
cao vào năm 1980 với hơn 8,7 tỷ USD. [15, tr. 238 ].
Tuy vậy, nguồn ODA trong những năm đầu thập niên 80 vẫn tăng không
đáng kể (vào năm 1982-1983, ODA xấp xỉ 0,35% GNI). Đến đầu thập niên 90,
nguồn ODA huy động từ các nước phát triển khoảng 0,33% GNI và có sự sụt


10

giảm liên tục và mức thấp nhất chỉ còn 0,22% GNI vào năm 1997.(Xem hình
1.1)

Nguồn: Tạp chí Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) 2005 [44, tr.45]
Hình 1.1: Các dòng vốn từ các nước thành viên DAC đến các nước đang
phát triển.
Dòng viện trợ vào các nước đang phát triển tiếp tục giảm trong thập niên
90 là do chiến tranh lạnh kết thúc làm cho các nước viện trợ thay đổi quyết đònh
vì trước đây mục đích là hỗ trợ phe đồng minh để củng cố uy thế chính trò, áp lực
cân đối ngân sách của nước viện trợ cũng làm cho mức viện trợ giảm mặc dù
viện trợ chiếm tỷ lệ nhỏ trong ngân sách của họ, các nước viện trợ xem xét và
nghi ngờ về hiệu quả viện trợ, đồng thời dòng vốn tư nhân tăng mạnh (nhất là

FDI) làm giảm tầm quan trọng của viện trợ.
Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) đã xây dựng những mục tiêu Phát triển
quốc tế (tiền thân của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ) lần đầu tiên vào 1996.
Sau đó, Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) được 189 nguyên thủ quốc


11

gia thông qua tại Hội nghò Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc vào
tháng 09/2000. Đây là một chương trình nghò sự quốc tế cho thế kỷ 21 thể hiện
cam kết toàn cầu về mục tiêu phát triển. Toàn bộ MDGs bao gồm 8 mục tiêu
chung, 18 chỉ tiêu và 48 chỉ số. Trong đó, mục tiêu bao trùm là giảm một nửa tỷ
lệ nghèo (người có thu nhập dưới 1USD/ngày) vào năm 2015 (1,5 tỷ người
xuống còn 750 triệu người trong giai đoạn 1990- 2015) (xem phụ lục 2).
Trong giai đoạn 1993-2005, 95% tổng lượng ODA trên thế giới do các
nước là thành viên của Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) cung cấp.
Các nhà tài trợ cung cấp ODA không theo xu hướng tăng đều dẫn đến tỷ lệ
ODA/GNI giảm trong giai đoạn 1995-2000, ổn đònh ở giai đoạn 2000-2002 và
tăng liên tục từ 2002-2005(xem bảng 1.1).
Bảng 1.1: Giải ngân ODA từ các nhà tài trợ từ 1990-2005 (tỷ USD).
Nước tài trợ

1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Mỹ

11,4

7,4


10

11,4

13,3

16,3

19,7

27,5

Nhật

9,1

14,5

13,5

9,8

9,3

8,9

8,9

13,1


Anh

2,6

3,2

4,5

4,6

4,9

6,3

7,9

10,8

Pháp

7,2

8,4

4,1

4,2

5,5


7,3

8,5

10,1

Đức

6,3

7,5

5

5

5,3

6,8

7,5

9,9

Canada

2,5

2,1


1,7

1,5

2

2

2,6

3,7

Ý

3,4

1,6

1,4

1,6

2,3

2,4

2,5

5,1


Các nước G7

42,5

44,7

40,2

38,1

42,6

50,0

57,6

80,2

Các nước EU

28,3

31,2

25,3

26,4

30


37,1

42,9

55,7

Các nước OECD

54,3

58,8

53,7

52,4

58,3

69,1

79,6 106,5

ODA/GNI (%)

0,33

0,25

0,22


0,22

0,23

0,25

0,26

Nguồn: Tài chính Phát triển toàn cầu 2006 [47, tr.80].

0,33


12

Sau quá trình tăng mạnh khối lượng ODA, đến năm 2005, tỷ lệ ODA/GNI
là 0,33% ngang bằng với tỷ lệ ODA/GNI vào năm 1990. Điều này cho thấy các
nước phát triển vẫn chưa thực hiện được cam kết viện trợ của mình 0,7% GNI.
Diễn đàn cấp cao về “Hiệu quả viện trợ ” tổ chức ở Paris vào tháng
03/2005 đã đưa ra sự thay đổi về quản lý và phân phối các khoản viện trợ. Cam
kết Paris về hài hòa hóa thủ tục là bước tiến về tăng cường quản lý và nâng cao
hiệu quả ODA nhằm đem lại những thành quả trong thực hiện các MDGs.
1.1.2 Khái niệm về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Năm 1969, Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance Committee
– DAC) đã thông qua khái niệm về hỗ trợ phát triển chính thức (Official
Development Assistance - ODA) để phân biệt ODA với những dòng tài chính
chính thức khác (Other Official Flows - OOF). Hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) là những sự chuyển giao hỗ trợ chính thức mà mục tiêu chính là xúc tiến
sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển với điều kiện tài chính
ưu đãi. Thành tố hỗ trợ hay gọi là yếu tố không hoàn lại “grant element”đđược

đề cập để đo lường mức độ ưu đãi.
Năm 1972, DAC đã đưa ra một đònh nghóa đầy đủ hơn về ODA mà cho
đến nay vẫn còn được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp quy cũng như
trong hoạt động nghiên cứu. Theo đònh nghóa này, nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức là những dòng vốn từ bên ngoài dành cho các nước đang phát
triển,đđược các cơ quan chính thức của các Chính phủ trung ương và đòa phương
hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức đa phương, các tổ chức
phi chính phủ tài trợ. Mỗi sự chuyển giao nguồn vốn này phải thỏa mãn: i) Mục
đích chính của nguồn vốn này là hỗ trợ cho phát triển kinh tế và phúc lợi của các
nước đang phát triển; và ii) yếu tố không hoàn lại trong khoản cho vay ưu đãi


13

chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ (được tính toán với suất chiết khấu là
10%). [42, tr. 24].
Đầu thập niên 2000, DAC đưa ra đònh nghóa chi tiết hơn về hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) nhằm phân biệt với nguồn viện trợ chính thức (Official
aid – OA) như sau:
“ODA được đònh nghóa là những khoản viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước
ngoài đến những quốc gia và lãnh thổ đang phát triển được liệt kê trong phần I
của bản danh sách của DAC (xem phụ lục 1) vàø thỏa mãn các nội dung : i) được
thực hiện bởi khu vực chính thức; ii) mục đích chính là xúc tiến sự phát triển
kinh tế xã hội của nước đối tác; iii) điều kiện cho vay ưu đãi với yếu tố cho
không ít nhất là 25% (tính toán theo suất chiết khấu 10%). Thêm vào đó, ODA
bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật, xóa nợ, cứu trợ khẩn cấp và lương thực và những chi
phí liên kết với sự quản lý từ những chương trình hợp tác phát triển. Viện trợ
không hoàn lại, khoản cho vay và tín dụng vì mục đích quân sự sẽ bò loại trừ.”
[44, tr.41].
“Viện trợ chính thức (Official Aid – OA) được đònh nghóa là những dòng

viện trợ từ nước ngoài hội đủ các điều kiện như ODA nhưng những nước nhận
viện trợ là những nước có nền kinh tế đang chuyển đổi (transition countries)
được liệt kê trong phần II của bản danh sách của DAC (xem phụ lục 1)”. [44,
trang 41]. Những nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Nga, Balan, Hungary,
Isarel, Trung Quốc, Cộng Hòa Czech, Rumani ….
Theo đònh nghóa này, cả nguồn ODA và nguồn OA được mô tả như là
những dòng vốn từ ngân sách chính thức của các nước đã phát triển cũng như tổ
chức quốc tế hỗ trợ cho sự phát triển của các nước đang phát triển và các nước
có nền kinh tế đang chuyển đổi. Nguồn hỗ trợ này không chỉ là hỗ trợ cán cân
thanh toán mà còn là hợp tác kỹ thuật và giảm nợ.


14

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn và tránh nhầm lẫn trong sử dụng thuật ngữ chúng
ta cần đề cập đến một khái niệm về nguồn tài chính chính thức khác (Other
Official Flows - OOF) để phân biệt với ODA. Tài chính chính thức khác là tất cả
các nguồn tài chính mà chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương
dành cho các nước đang phát triển bao hàm cả khoản cho vay với yếu tố không
hoàn lại trong khoản vay ưu đãi ít hơn 25% và một số khoản cho vay có mức lãi
suất gần với lãi suất thương mại. Trong khi đó, ODA có yếu tố viện trợ không
hoàn lại cộng với khoản cho vay ưu đãi chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ.
Cả hai nguồn ODA và OOF đều được gọi là nguồn tài chính phát triển chính
thức (Official Development Finance - ODF).
Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ban hành kèm theo Nghò Đònh 87/CP ngày 05/08/1997 của Chính phủ Việt
Nam), Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được đònh nghóa là sự hợp
tác phát triển giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghóa Việt Nam với một hoặc
nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây: (i) hỗ
trợ cán cân thanh toán; (ii) hỗ trợ theo chương trình; (iii) hỗ trợ kỹ thuật; (iv) hỗ

trợ theo dự án. ODA có thể ở dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với
điều kiện ưu đãi (lãi suất thấp, thời hạn vay dài). ODA cho vay ưu đãi có yếu tố
không hoàn lại ít nhất đạt 25% giá trò khoản vay.
Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ban hành kèm theo Nghò Đònh 17/2001/NĐ-CP ban hành ngày 04/05/2001, Nghò
Đònh này thay thế cho Nghò Đònh 87/CP), hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là
ODA) được đònh nghóa là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghóa Việt Nam với Nhà tài trợ, bao gồm:
Chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia. Hình thức
cung cấp ODA bao gồm ODA không hoàn lại và ODA cho vay ưu đãi có yếu tố


15

không hoàn lại (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 25%. Phương thức cung
cấp ODA bao gồm hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ chương trình, hỗ trợ dự án.
Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
được ban hành theo Nghò Đònh số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Việt
Nam, đònh nghóa về ODA cũng tương tự như Nghò Đònh 17/2001/NĐ-CP nhưng
có sự thay đổi nhỏ về các hình thức cung cấp ODA bao gồm:
- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại cho
nhà tài trợ.
- ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các
điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm
“yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối
với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không
ràng buộc.
- ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản
vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại,
nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với

các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng
buộc.
Như vậy, theo các khái niệm và đònh nghóa nêu trên đều thống nhất
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức là nguồn vốn vay ưu đãi từ các cơ quan chính
thức bên ngoài hỗ trợ cho các nước đang phát triển hoặc cho các nước đang gặp
khó khăn về kinh tế tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát
triển kinh tế xã hội của các nước này. Mức độ ưu đãi của dòng vốn hỗ trợ phát
triển chính thức được đo lường từ chênh lệch hiện giá giữa khoản vay ưu đãi với
khoản vay thương mại và ít nhất là 25%. Nói cách khác, đứng trên góc độ tổng


16

thể, ODA là một bộ phận trong kết cấu các dòng vốn nước ngoài vào các nước
đang phát triển, được biểu hiện cụ thể qua sơ đồ sau (xem hình 1.2):
VỐN NƯỚC NGOÀI

Vốn phát triển chính
thức (ODF)

Vốn chính
thức khác

(OOF)

GE <
25%

Viện
trợ

không
hoàn
lại

Vốn tư nhân

Vốn hỗ trợ
phát triển

(ODA)

Viện trợ
có hoàn

Vốn
đầu tư
trực
tiếp

(FDI)

Vốn
đầu tư
chứng
khoán

lại

Vốn vay tư nhân


Tín
dụng
XNK

Vay
thương
mại

GE ≥
25%

Hình 1.2: Phân loại nguồn vốn nước ngoài.
Nguồn vốn nước ngoài vào các nước đang phát triển bao gồm nguồn tài
chính phát triển chính thức và nguồn vốn tư nhân trong đó: nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức và nguồn vốn chính thức khác hình thành nên nguồn tài
chính phát triển chính thức; nguồn vốn tư nhân bao gồm nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, nguồn vốn đầu tư chứng khoán (vốn đầu tư gián tiếp) và nguồn
vốn vay tư nhân như tín dụng xuất nhập khẩu và vay thương mại.
1.1.3 Phân loại nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.


17

1.1.3.1 Dựa vào nhà tài trợ, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được chia
làm hai loại
• ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước
khác thông qua hiệp đònh được ký kết giữa hai chính phủ. Hiện nay, viện
trợ song phương chiếm khoảng 70-80% trong tổng viện trợ.
• ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của các đònh chế tài
chính quốc tế và các quỹ như Ngân hàng thế giới(WB), Quỹ Tiền tệ quốc

tế(IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á(ADB), Quỹ Phát triển quốc tế của
các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID) … hay các tổ chức quốc tế và
liên chính phủ như Ủy ban châu Âu, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
(FAO), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD),Chương trình Phát
triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Quỹ Đầu tư Phát triển Liên Hợp Quốc
(UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Tổ chức Y tế thế giới
(WHO)...
Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) cũng cung cấp ODA cho
các nước nghèo và đang phát triển. Hoạt động của NGOs chủ yếu mang tính
nhân đạo và chủ yếu là viện trợ không hoàn lại.
1.1.3.2 Dựa vào tính chất khoản viện trợ, nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức được chia làm ba loại
• ODA không hoàn lại: là khoản chuyển giao bằng tiền hoặc hiện vật sao
cho bên nhận viện trợ sẽ không chòu khoản nợ pháp lý nào. Viện trợ có
thể bao gồm các khoản xóa nợ, hỗ trợ dưới hình thức các Quỹ tư vấn, hỗ
trợ kỹ thuật; hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ; và các chi phí trong quá
trình thực hiện chương trình.


18

• ODA vay ưu đãi: là khoản chuyển giao mà bên nhận viện trợ phải chòu
khoản nợ mang tính pháp lý với điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời hạn
vay. Các nhà tài trợ cung cấp ODA vay ưu đãi thông qua các khoản vay:
rút vốn nhanh bằng tiền, vay theo dự án, chương trình ngành.
• ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản chuyển giao bằng tiền hoặc hiện vật
kết hợp một phần ODA không hoàn lại và ODA vay ưu đãi theo các điều
kiện của nhà tài trợ.
1.1.3.3 Dựa vào loại hình hỗ trợ, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được
chia làm 5 loại

• Cứu trợ và viện trợ khẩn cấp: cung cấp nguồn lực cứu trợ khẩn cấp, giảm
nhẹ tác động và nâng cao mức sống cho người dân bò ảnh hưởng bởi thiên
tai hay thảm họa do con người gây ra. Hỗ trợ này chỉ tập trung vào viện
trợ nhân đạo, không tập trung vào hỗ trợ hợp tác phát triển.
• Hỗ trợ lương thực: cung cấp lương thực để tiêu dùng theo các Chương
trình Quốc gia và quốc tế với mục tiêu phát triển bao gồm viện trợ không
hoàn lại và viện trợ cho vay.
• Hỗ trợ hợp tác kỹ thuật độc lập: là hoạt động cung cấp nguồn lực với mục
tiêu chuyển giao công nghệ và năng lực quản lý, kỹ năng sản xuất và bí
quyết công nghệ theo các mục tiêu tăng cường năng lực tiến hành các
hoạt động phát triển, không liên quan đến việc thực hiện một dự án đầu
tư cụ thể nào. Hỗ trợ này bao gồm chi phí nhân sự, đào tạo và nghiên cứu,
cũng như chi phí hành chính và trang thiết bò.
• Hỗ trợ ngân sách/ chương trình hoặc hỗ trợ cán cân thanh toán: Hỗ trợ
trong trường hợp chương trình phát triển mở rộng và theo các mục tiêu
kinh tế vó mô, với mục đích cụ thể hỗ trợ cán cân thanh toán của nước tiếp


19

nhận và cung cấp dự trữ ngoại hối. Hỗ trợ này cũng bao gồm các khoản
hỗ trợ nhằm cắt giảm nợ chính phủ.
• Hỗ trợ dự án: là hỗ trợ tài chính bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho các dự
án đầu tư vốn cụ thể. Viện trợ này bao gồm những dự án tăng cường hoặc
nâng cao nguồn vốn vật chất của nước tiếp nhận; dự án cụ thể thông qua
hợp phần hợp tác kỹ thuật như dòch vụ tư vấn, bí quyết thực thi một dự án
đầu tư, đóng góp nhân sự trực tiếp thực hiện dự án.
Trong các hình thức hỗ trợ trên, hai hình thức được các nhà tài trợ cũng
như nước tiếp nhận chú ý và sử dụng nhiều nhất là hỗ trợ theo dự án và hỗ trợ
theo chương trình/ngân sách. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng

và phù hợp với những giai đoạn và lónh vực khác nhau.
Hình thức hỗ trợ theo dự án (còn được gọi là cơ chế tiếp cận theo dự án)
được sử dụng nhiều trong những năm đầu tiếp nhận ODA của các nước đang
phát triển vì nó phù hợp với những công trình, dự án có qui mô lớn như dự án cơ
sở hạ tầng (giao thông, cầu, cảng, điện, nước…) thuộc lónh vực đầu tư mà Chính
phủ tập trung ODA nhiều nhất. Cơ chế tiếp cận theo dự án còn gọi là cơ chế tiếp
cận truyền thống.
Hình thức hỗ trợ theo chương trình/ngân sách hoặc hỗ trợ cán cân thanh
toán(còn gọi là cơ chế tiếp cận theo chương trình/ngân sách) cũng xuất hiện
ngay từ đầu tiếp nhận viện trợ nhưng với tỷ lệ ODA thấp hơn do cần có một số
điều kiện ràng buộc như cải cách chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển
chương trình, ngành, cơ chế quản lý chi tiêu công minh bạch và hiệu quả,… Ví dụ
như: Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo, Chương trình giải quyết việc làm,
Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng khó khăn (Chương trình
135)…Hình thức này được áp dụng nhiều trong lónh vực giáo dục, y tế, xây dựng
và bảo trì giao thông nông thôn…


×